Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

DỰ án KHAI THÁC mỏ cát SAN lấp tại BIỂN cần GIỜ THUỘC xã LONG hòa, HUYỆN cần GIỜ, TP hồ CHÍ MINH (CÔNG SUẤT 450 000 m3 vật LIỆU năm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.63 KB, 84 trang )

CÔNG TY TNHH SX – TM – DV - XD – XNK ĐỨC PHÚ THỊNH
…………

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ CÁT SAN LẤP TẠI BIỂN CẦN GIỜ
THUỘC XÃ LONG HÒA, HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH
(CÔNG SUẤT 450.000 M3 VẬT LIỆU /NĂM)
(BÁO CÁO ĐÃ CHỈNH SỬA THEO BIÊN BẢN GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010


CÔNG TY TNHH SX – TM – DV - XD – XNK ĐỨC PHÚ THỊNH
…………

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ CÁT SAN LẤP TẠI BIỂN CẦN GIỜ
THUỘC XÃ LONG HÒA, HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH
(CÔNG SUẤT 450.000 M3 VẬT LIỆU /NĂM)
(BÁO CÁO ĐÃ CHỈNH SỬA THEO BIÊN BẢN GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

CHỦ ĐẦU TƯ
CTY TNHH SX- TM- DV- XD- XNK
ĐỨC PHÚ THỊNH
GIÁM ĐỐC

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CÔNG TY TNHH NAM ĐẠI VIỆT
GIÁM ĐỐC

Phạm Văn Phú

Nguyễn Hải Hoàng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010


Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh xác nhận:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư khai thác mỏ
cát san lấp trên biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ,
thành phố Hồ Chí Minh” do Công ty TNHH SX-TM-DV- XD- XNK
Đức Phú Thịnh làm chủ đầu tư được phê duyệt tại Quyết định số
…………………….ngày …… tháng ….. năm 2010 của Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2010
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Phước


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1

MỞ ĐẦU


8

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 quy định quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
10
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

11

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ của Chủ đầu tư, Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền các cấp và nhân dân
thuộc khu vực dự án và lân cận trong quá trình thực hiện lập báo cáo.
13
CHƯƠNG 1

13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

13

1.3.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

13

CHƯƠNG 2

31


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG

31

VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

31

CHƯƠNG 3

51

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

51

3.2 PHÂN TÍCH NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

52

3.3 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG

57

3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

60

CHƯƠNG 4


64

BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,

64

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

64

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU

65

4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC
69
4.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO TIẾNG ỒN VÀ KHÍ THẢI
71
4.5 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC DỰ ÁN

72

4.6 VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU

72

4.7 PHÒNG NGỪA KHẢ NĂNG GÂY CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
73
4.8 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ


74


4.9 KHÔI PHỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CỦA
MỎ
75
CHƯƠNG 6

79

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

79

1. Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ LONG HÒA

79

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

80


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1

MỞ ĐẦU


8

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 quy định quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
10
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

11

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ của Chủ đầu tư, Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền các cấp và nhân dân
thuộc khu vực dự án và lân cận trong quá trình thực hiện lập báo cáo.
13
CHƯƠNG 1

13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

13

1.3.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

13

CHƯƠNG 2

31


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG

31

VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

31

CHƯƠNG 3

51

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

51

3.2 PHÂN TÍCH NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

52

3.3 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG

57

3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

60

CHƯƠNG 4


64

BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,

64

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

64

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU

65

4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC
69
4.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO TIẾNG ỒN VÀ KHÍ THẢI
71
4.5 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC DỰ ÁN

72

4.6 VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU

72

4.7 PHÒNG NGỪA KHẢ NĂNG GÂY CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
73
4.8 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ


74


4.9 KHÔI PHỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CỦA
MỎ
75
CHƯƠNG 6

79

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

79

1. Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ LONG HÒA

79

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

80


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường


BOD5

Nhu Cầu Oxy Sinh Hóa

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

COD

Nhu Cầu Oxy Hóa Học

DO

Hàm Lượng Oxy Hòa Tan

ĐTM

Đánh Giá Tác Động Môi Trường

LK

Lỗ Khoan

PCCP

Phòng Cháy Chữa Cháy

QCVN


Quy Chuẩn Việt Nam

QL

Quản Lý

SS

Hàm Lượng Chất Rắn Lơ Lửng

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TT

Thông Tư

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UBMTTQ

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc



MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Công ty TNHH Sản xuất –Thương mại – Dịch vụ - Xây dựng – Xuất nhập
khẩu Đức Phú Thịnh đã có công văn xin Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí
Minh cho phép thăm dò mỏ cát san lấp khu vực Long Hòa, huyện Cần Giờ,
thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 1km2. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh đã cấp giấy phép thăm dò số 906/GP-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2009.
Ngày 11 tháng 6 năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ
Chí Minh có quyết định số 361/QĐ – TNMT – QLTN về việc phê duyệt báo
cáo kết quả thăm dò mỏ cát san lấp khu vực Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở các tài liệu trên Công ty TNHH Sản xuất –Thương mại – Dịch
vụ - Xây dựng – Xuất nhập khẩu Đức Phú Thịnh đã tiến hành lập lập Dự án đầu
tư mỏ cát san lấp khu vực xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh. Báo cáo Dự án đầu tư khai thác đã được Công ty TNHH Sản xuất –
Thương mại – Dịch vụ - Xây dựng – Xuất nhập khẩu Đức Phú Thịnh thẩm định
và phê duyệt.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Khoáng sản và các văn bản
pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai
thác mỏ, Công ty TNHH Sản xuất –Thương mại – Dịch vụ - Xây dựng – Xuất
nhập khẩu Đức Phú Thịnh đã phối hợp với Công ty TNHH Nam Đại Việt lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “ Dự án đầu tư khai thác mỏ
cát san lấp khu vực xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”,
công suất khai thác 450.000 m3/năm nhằm các mục đích:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực dự
án.
- Phân tích trên cơ sở khoa học các nguồn tác động tích cực và tiêu cực
đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khi dự án triển khai và đi vào hoạt

động.
- Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và hạn chế các nguồn
tác động tiêu cực.
- Đề xuất các chương trình giám sát môi trường phù hợp nhằm đảm bảo
các thông số về môi trường chính yếu được theo dõi thường xuyên.
- Cung cấp căn cứ cơ sở khoa học cho cơ quan chức năng thuận lợi trong
việc quản lý, thẩm định, phê duyệt và giám sát về mặt môi trường.

8


2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐTM
- Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đo đạc các số liệu về hiện trạng môi trường của khu vực thực hiện dự
án.
Cơ sở pháp lý của việc thiết lập Báo cáo ĐTM chủ yếu dựa vào các văn
bản pháp luật và các nghị định của nhà nước đối với các dự án, Doanh nghiệp,
nhà máy,... về mặt môi trường:
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 23 tháng 3 năm 1996 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng
6 năm 2005.
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.
- Luật Đất đai đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Luật Lao động đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 23 tháng 6 năm 1994.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
Môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về việc Quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản.
- Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật
Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ
tuớng Chính phủ về ký quỹ khôi phục môi trường.
9


- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc "Công bố danh mục tiêu chuẩn
Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng".
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư 238/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2008 về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản.
- Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
- Nghị định 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông thủy nội địa;
- Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 05 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải về Quản lý đường thủy nội địa;
- Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 quy định về
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải
tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản.
- QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 10:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ.
- QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước thải sinh hoạt.
10


- TCVN 5949 – 1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép;
- QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06: 2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Các nguồn tài liệu và số liệu kỹ thuật khác:
+ Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát san lấp tại biển Cần Giờ thuộc xã Long
Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Dự án đầu tư khai thác cát san lấp tại biển Cần Giờ thuộc xã Long Hòa,
huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (công suất 450.000 m3/năm).
+ Thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác cát san lấp tại biển Cần Giờ thuộc
xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (công suất 450.000
m3/năm).
+ Các tài liệu thực tế về điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực dự án.
+ Các kết quả phân tích mẫu tại khu vực thực hiện dự án.
+ Thu thập ý kiến của chính quyền địa phương nơi dự án triển khai hoạt
động.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Các phương pháp sử dụng:
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu liên quan vào báo cáo ĐTM
khai thác cát san lấp trên biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Tp.
Hồ Chí Minh.
- Phương pháp khảo sát hiện trường:
+ Khảo sát vị trí địa lý dự án

+ Khảo sát hiện trạng – kinh tế xã hội trong phạm vi dự án và vùng xung
quanh.
+ Lấy mẫu và phân tích mẫu nước mặt, không khí của khu vực dự án.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số
liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 1993 áp dụng để tính tải lượng, nồng độ chất
ô nhiễm.

11


- Phương pháp phỏng đoán: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để phỏng
đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đánh giá tác động của dự án đến môi
trường trong khu vực.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các số liệu tính toán và phân tích,
so sánh với các tiêu chuẩn môi trường hiện hành để đánh giá tác động của dự án
đến môi trường.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: nhằm tham vấn ý kiến của Ủy ban
nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã khu vực mỏ có tán thành hay không
tán thành việc thực hiện dự án và nêu ý kiến đề xuất đối với dự án.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư tiến hành lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường của dự án. Báo cáo gồm các nội dung chính sau
đây:
- Mô tả các hoạt động của dựa án có thể tác động đến môi trường.
- Thu thập, đo đạc, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu
vực thực hiện dự án.
- Phân tích, dự báo, đánh giá tác động của dự án đến môi trường tự nhiên
và kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án.

- Đề xuất các phương án khả thi để hạn chế những tác động có hại đến
môi trường.
Báo cáo ĐTM “ Dự án khai thác mỏ cát san lấp tại biển Cần Giờ thuộc
khu vực xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh” do Công ty TNHH
Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Xây dựng – Xuất nhập khẩu Đức Phú Thịnh
chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Nam Đại Việt.
Thông tin cơ quan tư vấn:
Người đại diện: Ông Nguyễn Hải Hoàng, chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ: số 15D4, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng,
Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0618.820.589.
Fax: 0618.820.599
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo:
Thành viên

Chức vụ

Lê Đức Anh

Kỹ sư môi trường

Đặng Thị Thúy Linh

Cử nhân môi trường

Trần Thị Thanh

Kỹ sư môi trường

Võ Minh Việt


Cử nhân địa chất

Nguyễn Tuấn Khanh

Kỹ sư tuyển khoáng

Nguyễn Văn Báu

Kỹ sư môi trường
12


Thành viên
Phan Thị Ngọc Ánh

Chức vụ
Kỹ sư môi trường (chủ biên)

Dựa vào nội dung và phương pháp lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường nhóm nghiên cứu được thành lập và chia thành nhiều tổ thực hiện khảo
sát môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong và lân cận vùng dự án. Số liệu
khảo sát được thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá. Các phương pháp dự báo,
đánh giá đã được áp dụng để xác định rõ các tác động môi trường khi dự án đi
vào hoạt động.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ của Chủ đầu tư,
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền các cấp và
nhân dân thuộc khu vực dự án và lân cận trong quá trình thực hiện lập báo cáo.

13



CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư khai thác mỏ cát san lấp khu vực xã Long Hòa, huyện Cần
Giờ, thành phố Hồ Chí Minh với công suất 450.000 m3/năm.
Nội dung dự án: khai thác cát biển làm vật liệu san lấp với công suất
450.000 m3/năm.
Địa điểm thực hiện: tại biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa, huyện Cần
Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ - Xây
dựng – Xuất nhập khẩu Đức Phú Thịnh.
Giám đốc đại diện: ông Phạm Văn Phú
Địa chỉ liên hệ: 163, đường số 5, phường Bình Trị Đông B, quận Bình
Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.4070829

Fax: 08.7516863

1.3.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1 Vị trí khu mỏ
Khu vực mỏ cát san lấp trên biển Cần Giờ nằm ở khoảng giữa vịnh Đồng
Tranh và vịnh Gành Rái, ngoài khơi xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí
Minh, cách trung tâm huyện Cần Giờ khoảng 16km về phía Đông Nam.
Khu vực khai thác có diện tích 100 ha và được giới hạn bởi các điểm góc
có tọa độ VN2000 múi 6o như sau:
Bảng 1: Tọa độ các điểm góc khu vực khai thác
Tọa độ VN2000


Tọa độ UTM

Điểm
góc

X (m)

Y (m)

X (m)

Y (m)

A

1145677

705506

1145360

705927

B

1144959

706817


1144642

707238

C

1144380

706488

1144063

706909

D

1145144

705157

1144827

705578

Diện
tích (ha)

100

Theo kết quả báo cáo thăm dò: toàn bộ diện tích thăm dò đều bị ngập dưới

nước biển với độ sâu mực nước trung bình 1,5÷2m, thoải dần về phía Nam,
thuộc dạng địa hình bồi tụ cửa sông, ven biển.
13


Khu vực thăm dò là dải trầm tích nằm giữa mực thủy triều cao và triều
thấp. Bãi ngầm kéo dài từ đường bờ hiện tại đến đường đẳng sâu 20m với
chiều rộng 25km. Phần bãi trên là phần nổi lên khi triều rút, được khống chế
bởi đường đồng mức sâu 3m, phần này bằng phẳng, chịu tác động chủ yếu
của sóng, gió từ biển Đông; phần thân ngầm của bãi phân bố ở độ sâu từ 4m
đến 20m.
Biên độ dao động của thủy triều là 256cm. Chế độ dòng chảy gần như từ
Đông sang Tây với vận tốc dòng chảy từ 11÷24cm/s vào mùa mưa và
29÷33cm/s vào mùa khô.
Địa hình đáy biển và sự phân bố thân cát trong diện tích thăm dò khá ổn
định, thế nằm gần như nằm ngang. Kết quả thăm dò cho thấy chiều dày thân cát
tương đối ổn định. Tuy nhiên thành phần cát không ổn định, lượng bùn sét lẫn
mùn thực vât biến đổi nhiều.
Phần trên là lớp cát. Thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ đến mịn, lẫn bột
sét, vảy mica, màu xám đến xám nhạt. Chiều dày thay đổi từ 3,0-7,0m, trung
bình 4,6 m.
Phần dưới thân khoáng là lớp bùn sét, bùn xen cát và chuyển xuống dưới
là sét màu xám xanh.
1.3.2 Mối tương quan của vị trí dự án với các đối tượng tự nhiên,
kinh tế, xã hội
 Giao thông
- Đường thủy: trong khu vực dự án, hệ thống giao thông đường thủy khá
phát triển. Các sông Đồng Tranh, sông Chà Và, sông Dinh đều là những hệ
thống giao thông đường thủy quan trọng nối với các cảng nước sâu cũng như
cảng sông nội địa nằm dọc theo sông Thị Vải và các khu công nghiệp dọc sông

Sài Gòn, Nhà Bè. Vì vậy, việc vận chuyển vật liệu xây dựng cho khu dự án sau
này có thể sử dụng hệ thống giao thông đường thủy một cách thuận lợi.
- Đường bộ: hệ thống đường bộ chưa phát triển, chủ yếu có con đường
nhựa chính chạy từ phà Bình Khánh đến Cần Thạnh và Long Hoà, còn các
đường đi qua các trung tâm xã khác thường đổ rải đá và đất đỏ.
Nhìn chung, điều kiện giao thông khu vực thăm dò chỉ có giao thông
đường thủy là phát triển, giao thông đường bộ còn hạn chế.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh
nằm án ngữ vùng cửa biển phía Đông Nam của thành phố, cách trung tâm thành
phố khoảng 50km. Bán đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển
dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện
Cần Giờ là 71.361 ha (chiếm trên 30% diện tích của toàn thành phố), trong đó
trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33.129 ha) là đất rừng và
rừng. Vùng biển Cần Giờ có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm,
14


sò, hàu, cá… Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát
triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi
nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Rừng Cần Giờ có
chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, đồng thời mở
ra tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ
được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Huyện Cần Giờ có 7 xã, thị trấn; dân số khoảng 68.213 người, mật độ
trung bình 96 người/km2, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm (số liệu
thống kê năm 2009). Dân cư sống tập trung ở những vùng đất cao (các giồng
cát, dọc bờ sông…), các trục lộ giao thông – thủy bộ và trung tâm hành chính thị
trấn Cần Thạnh và xã Long Hoà.
Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của dân trong vùng chủ yếu chở từ

nơi khác đến vì nguồn nước ở đây bị nhiễm mặn, còn nước trong các giồng cát
rất hạn chế.
Cách khu vực mỏ khoảng 3-4km, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ đang
hình thành dự báo nhu cầu về cát san lấp khá lớn.
Nhìn chung, đây là vùng có điều kiện địa lý kinh tế, nhân văn khá thuận
lợi cho công tác khai thác mỏ.

15


16


1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Đặc điểm khoáng sản cát
Theo kết quả thăm dò và phân tích mẫu, thân khoáng gồm hai phần:
Phần trên là lớp cát. Thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ đến mịn, lẫn bột
sét, vảy mica, màu xám đến xám nhạt. Chiều dày thay đổi từ 3,0-7,0m, trung
bình 4,6 m.
Phần dưới thân khoáng là lớp bùn sét, bùn xen cát và chuyển xuống dưới
là sét màu xám xanh.
Đây là đối tượng thăm dò. Chúng là các bãi, doi cát, cồn cát bị ngập dưới
nước biển và nhiễm mặn. Các trầm tích này có thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ
đến mịn lẫn ít mảnh đá, sét, limonit và mảnh sò ốc. Trạng thái tự nhiên bở rời,
tơi xốp. Bề mặt các trầm tích này không ổn định, luôn biến đổi theo từng năm.
- Cát có thành phần khoáng vật chính là thạch anh trung bình 73,46%, sau
đó làmảnh đá + sét (trung bình 8,72%), lượng vỏ sò + thực vật thấp (trung bình
4,37%), trong đó lượng vỏ sò chiếm ưu thế, thực vật rất ít. Hàm lượng mica rất
ít, khoáng vật nặng và khoáng vật quặng không đáng kể.
- Cát có thành phần độ hạt chủ yếu là cát hạt nhỏ đến mịn. Hàm lượng cấp

hạt từ 0,05-0,1mm chiếm trung bình 53,6%; cấp hạt từ 0,1-0,25mm trung bình
46%; cấp hạt 0,25-0,5mm trung bình 0,4%. Các cấp hạt khác có hàm lượng
không đáng kể.
- Hàm lượng SiO2 82,1-87,8%, trung bình 85,15%.
- Hàm lượng chất có hại quy ra SO3 thấp, trung bình 0,29%.
- Hàm lượng các nguyên tố tạo quặng và các nguyên tố quý hiếm, phóng
xạ rất thấp dưới trị số Clak hoặc không phát hiện được.
- Cường độ phóng xạ rất thấp, từ 0,7 - 2,1 µR/h trung bình 1,5 µR/h, thấp
hơn 20 lần mức an toàn cho phép.
Đây là lớp cát rời, dễ biến động và là đối tượng khai thác của mỏ.
1.4.2. Biên giới khai trường
- Giới hạn độ sâu khai thác thay đổi từ 3 đến 7 m;
- Thuộc phạm vi trữ lượng khối 122;
- Diện tích xin khai thác: 100 ha
- Chiều dài trung bình: 1.500m
- Chiều rộng trung bình: 640m
- Góc nghiêng sườn tầng kết thúc khai thác: 280

17


1.4.3 Quy mô dự án và công suất xin khai thác
a. Quy mô dự án
Khu vực mỏ cát san lấp trên biển Cần Giờ nằm ở khoảng giữa vịnh Đồng
Tranh và vịnh Gành Rái, ngoài khơi xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí
Minh. Xung quanh gần khu vực dự án xin khai thác hiện chưa có cơ sở nào đang
khai thác.
Qui mô dự án thể hiện qua các thông số sau:
Bảng 2: Các thông số đặc trưng của khu mỏ
Thông số


Đơn vị

Số lượng

Trữ lượng khai thác

m3

4.278.000

Diện tích

ha

100

Chiều dài khai trường

m

1.500

Chiều rộng khai trường

m

640

Chiều sâu khai thác


m

Cote -15m

Bề dày thân cát trung bình

m

Khối trữ lượng 1-122
Khoảng cách bờ biển

m

4,6
2000

b.Hình thức đầu tư và công suất lựa chọn
- Hình thức đầu tư: đầu tư mới
- Công suất khai thác: theo thiết kế cơ sở, công suất khai thác lựa chọn là
450.000m3 vật liệu/năm
c. Trữ lượng khai thác
- Trữ lượng địa chất:
Trữ lượng thăm dò được phê duyệt theo quyết định số 361/QĐ-TNMTQLTN ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố
Hồ Chí Minh. Tổng trữ lượng cấp 122 là 4.278.000m3.
- Trữ lượng khai thác:
Trữ lượng khai thác có tính đến tổn thất trong quá trình khai thác thường
lấy mức độ tổn thất là 5%. Tuy nhiên trong quá trình khai thác có tính đến mức
độ bồi lắng của dòng chảy như vậy mức độ bồi lắng lấy tương đương với mức
độ tổn thất nên trữ lượng khai thác được lấy nguyên là Qkt = 4.278.000 m3.


18


Bảng 3: Trữ lượng mỏ cát san lấp khu vực xã Long Hòa

Cấp trữ lượng

Diện tích
(m2)

Chiều dày
trung
bình thân
cát (m)

Hệ số
tin cậy
K1

Trữ lượng
dự tính
(m3)

I-122

1.000.000

4,6


0,93

4.278.000

1.4.3 Tuổi thọ của dự án
Tuổi thọ của mỏ được xác định theo công thức:
T = T1 + T2 + T3
Trong đó:
T1 là thời gian khai thác thực tế.
T2 là thời gian chuẩn bị đầu tư máy móc thiết bị.
T3 là thời gian đóng cửa mỏ phục hồi môi trường.
T1 = Qkt / W
Trong đó:
Qkt: trữ lượng khai thác
W: sản lượng khai thác năm
T1 = 4.278.000 /450.000 = 9,56 năm
T2 : 0,3 năm
T3 : 0,2 năm
Vậy T = 9,56 + 0,3 +0,2 = 10,06 năm (làm tròn 10 năm)
1.4.4 Tiến độ thực hiện dự án
Hoạt động của mỏ được chia ra làm 3 giai đoạn sau:
a. Giai đoạn xây dựng cơ bản (4 tháng)
Công tác xây dựng cơ bản gồm các công việc sau:
- Mua sắm trang thiết bị: máy móc, dụng cụ bảo hộ lao động, GPS...
- Vận chuyển thiết bị, máy móc tới khai trường và lắp ráp thiết bị máy
móc;
- Mở vỉa
b. Giai đoạn khai thác (9,5 năm)
Giai đoạn khai thác được tiến hành theo trình tự sau:
Thả phao, neo đậu → khai thác → vận chuyển → bãi chứa.

c. Giai đoạn đóng cửa mỏ (4 tháng)
19


Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường khu vực dự án.
1.4.5.Các hạng mục công trình của dự án và bố trí tổng thể mặt bằng
1.4.5.1.Các hạng mục công trình
Cát sau khi khai thác được bán trực tiếp tại mỏ. Tuy nhiên để thuận lợi
cho việc giao dịch mua bán cát Công ty đã xây dựng công trình nhà xưởng với
tổng diện tích 200m2 (10m x 20m). Các công trình được bố trí như sau:
- Văn phòng làm việc

: 24 m2

- Nhà xưởng

: 30 m2

- Bếp ăn

: 20 m2

- Kho

: 30 m2

- Nhà vệ sinh

: 6 m2


Phần diện tích còn lại được sử dụng làm sân.
1.4.5.2.Thiết bị
Tính toán tổng dung tích gàu xúc (E) của xáng cạp cần thiết để xúc hết:
450.000 m3 cát 01 năm theo công thức sau:
E=

Q X × TC
,m
3600 × T × K X × K T × N × K NS

Trong đó:
Q: khối lượng cát phải xúc trong 1 năm: 450.000 m3
T: thời gian làm việc trong ngày (1ca): 8 giờ
Tc: thời gian 1 chu kỳ xúc, thực tế: 120 giây
Kx: hệ số xúc, tra bảng: 0,7
Kt: hệ số sử dụng thời gian: 0,75 ca/ngày
N: số ca làm việc 1 năm của thiết bị xúc (1ca/ngày): 280
KNS: hệ số giảm năng suất do sự phối hợp giữa các thiết bị làm việc chưa
tốt, lấy KNS = 0,8.
Thay các giá trị trên vào, tính được:
E = 15,9 m3 (lấy tròn)
Như vậy, cần số xáng cạp tổng dung tích gàu 15,9 m 3 là đáp ứng được yêu
cầu sản xuất.
Vậy số lượng thiết bị khai thác trên biển là 3 thiết bị xáng cạp loại xáng
60T, dung tích gầu 2,5m3.

20


Xáng cạp

+ Xà lan: để đồng bộ với thiết bị trên, chọn các các cẩu có sức nâng 60T,
vị thề chọn loại xà lan 200 tấn là phù hợp về năng suất và tải trọng.
+ Cần cẩu:
- Sức nâng: 60T
- Dung tích gàu: 2,5m3
- Công suất động cơ: 200 mã lực.
- Độ sâu khai thác: cách nền sét đáy biển tối thiểu 1m.
- Định mức tiêu thụ nhiên liệu: 0,15 lít/m3
Bảng 4: Bảng tổng hợp thiết bị
Thiết bị

Dung tích gàu

Sức nâng

Động cơ

Số lượng

Xáng gàu 60T

2,5 m3

60 tấn

200HP

03

1.4.5.3.Kỹ thuật và công nghệ khai thác

Mỏ cát san lấp trên biển Cần Giờ thuộc loại hình mỏ có điều kiện khai thác
và công nghệ khai thác đơn giản nhưng lại đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các
têu cầu về bảo đảm an toàn cho các phương tiện vận tải đường thủy cũng như
đảm bảo ổn định đường bờ.
Việc lực chọn thiết bị khai thác sẽ quyết định hệ thống khai thác phù hợp.
Đặc thù của công việc khai thác cát biển:
Mỏ cát dưới nước là loại mỏ lộ thiên nhưng có đặc thù riêng biệt:
- Khai thác trong điều kiện không quan sát được trực tiếp khu vực khai
thác.
- Trong khai trường có các phương tiện giao thông thủy hoạt động, khai
thác trong điều kiện thủy triều và các phương tiện giao thông thủy cùng hoạt
động trên cùng một khu vực.
- Khai thác cát ảnh hưởng đến động thái đường bờ.
Khối lượng mở vỉa
Công tác xây dựng cơ bản mỏ gần như không có. Cát khai thác nhằm
phục vụ cho nhu cầu san lấp trong khu vực và đã được đặt hàng trước. Hơn nữa,
sản lượng cát khai thác được vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu san lấp trong khu
vực nên không cần xây dựng bãi chứa. Cát sau khi khai thác sẽ được vận chuyển
trực tiếp đến nơi tiêu thụ. Công tác xây dựng cơ bản chỉ là đặt văn phòng mỏ và
tiến hành thả phao tiêu trong ranh giới khu vực khai thác. Văn phòng mỏ được
đặt trên một sà lan neo đậu ở gần vị trí công tác của thiết bị khai thác để thuận
tiện cho việc điều hành khai thác và giao dịch mua bán, bố trí 02 ca nô để phục
vụ cho nhu cầu đi lại và xử lý sự cố.
21


a) Hệ thống khai thác:
Về nguyên tắc có thể dùng hai hệ thống khai thác:
- Khai thác dọc theo từng luồng (hệ thống khai thác dọc)
- Khai thác ngang theo từng luồng (hệ thống khai thác ngang)

Căn cứ vào địa hình thực tế, chọn hệ thống khai thác theo lớp bằng, khai
thác cuốn chiếu dọc theo bờ biển. Xáng cạp được định kỳ di chuyển trong khu
vực khai thác.
b) Quy trình khai thác:
Dự kiến đầu tư mới một số máy móc, thiết bị (xáng cạp, cẩu,…) để phục
vụ cho công tác khai thác cát ở đáy biển theo sơ đồ quy trình sau:
Thân cát

Gầu ngoạm cát
(xáng cạp)

Tăng độ đục, chất lơ lửng,
dầu….
Xói lở đường bờ.
Mất cân bằng tầm tích đáy biển.
Nơi cư trú của thuỷ sinh đáy
biển.
Tiếng ồn, khí thải, chất thải.

Khoang tàu tập Cửa xả Nước chảy
tràn trở lại
trung cát tận thu
biển

Xà lan, tàu kéo
vận chuyển

Tăng độ đục,
chất lơ lửng…


Tiếng ồn, khí thải, chất thải
rắn, nước thải...
Ảnh hưởng đến giao thông
đường thuỷ.

Tiêu thụ

- Chu kỳ xúc của xáng cạp: gầu xúc được thả xuống nước bằng hệ thống
dây cáp, dưới tác dụng trọng lực bản thân gầu xúc chìm xuống thân cát, “cạp”
cát vào gầu và được kéo lên qua hệ thống dây cáp rồi đổ tải vào phương tiện vận
tải xà lan.
22


- Phương pháp khai thác như sau:
+ Khai thác gần bờ trước.
+ Chia tuyến luồng khai thác với chiều rộng 38 – 40m. Khai thác từ giữa
thân cát trước sau đó tiến hành khai thác đi về phía hai bờ của thân cát (khai thác
từ giữa về hai phía bờ).
+ Trên mỗi dải, khai thác một lượt trước, sau đó khai thác dải khác. Không
được khai thác 2 lượt liên tục trên cùng một dải.
+ Chiều sâu khai thác đối với một lược không qua chiều dày lớp cát tối
thiểu là 0,5m, trên toàn khai trường sau đó sẽ quay lại khai thác lượt kế tiếp.
+ Cát sau khi khai thác được tàu, ghe, xà lan của khách hàng mua và vận
chuyển đến nơi sử dụng.
c) Loại công nghệ khai thác
Các phương pháp hiện tại được áp dụng khai thác cát bắt nguồn từ công
tác nạo vét sông, biển truyền thống được sử dụng từ trước đến nay, cụ thể:
- Tàu hút đặt trên sà lan tự hành.
- Xáng guồng.

- Xáng cạp (máy xúc gầu treo đặt trên sà lan).
a. Tàu hút
Tàu hút là phương tiện chuyên dùng trong công tác nạo vét lòng sông, cửa
biển với công suất lớn, hoạt động liên tục với hiệu suất cao.
Vốn mua sắm thiết bị lớn.
Nếu sử dụng tàu hút bơm chuyển cát vào bờ bằng hệ thống đường ống sẽ
chiếm dụng lòng sông, làm ảnh hưởng đến giao thông thủy trong quá trình vận
hành và đòi hỏi phải có các bãi chứa sản phẩm tương đối rộng và có độ thoát
nước nhanh trên bờ. Với công suất mỏ 100.000 m 3/năm, phương tiện tàu hút
chuyên dùng không thích hợp.
Trong điều kiện thực tế của mỏ, có thể sử dụng kiểu tàu hút cải tiến, kiểu
tự hành có lắp đặt bơm hút công suất lớn trên boong hút hỗn hợp nước + cát vào
khoang chứa cát. Khi chất đầy khoang thì ngừng khai thác và tự di chuyển đến
bãi tập kết trên bờ, dùng bơm lắp đặt trên tàu để bơm đẩy cát lên bờ.
Cơ chế hoạt động của tàu hút: Cát được đầu hút của tàu đánh tơi sau đó
được bơm hút qua hệ thống đường ống. Hỗn hợp nước - cát (thông thường tỷ lệ
là 7:1) được bơm trực tiếp lên sà lan của khách hàng. Cát nặng sẽ chìm xuống
đáy khoang chứa, còn nước thì tràn ra ngoài qua cửa thoát nước. Hoạt động diễn
ra liên tục và chỉ ngừng khi khoang chứa của sà lan đã đầy cát.
Ưu điểm của tàu hút là vốn đầu tư thấp. Thiết bị này có cấu tạo và phương
thức hoạt động tương đối đơn giản nên rất dễ dàng trong việc vận hành sản xuất
23


×