Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giá trị văn học của nam ông mộng lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.66 KB, 56 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
---------------

Giá trị văn học của
Nam ông mộng lục

Chuyên ngành: Văn học trung đại

Giảng viên hớng dẫn:

TS.

Sinh viên thực hiện:

Phạm Tuấn Vũ
Nguyễn Thị Hoàng

Thu
46E Ngữ Văn

Lớp:

Vinh - 2010

M U
I. Lý do chn ti
1. Nam ễng mng lc (Gic mng ca Nam ễng) l tỏc phm ca H
Nguyờn Trng (1374 1446). Nh vn vit tỏc phm khi sng lu vong
Trung Quc, lm quan di triu Minh. Do c im lch s ca nc ta l
luụn chng gic ngoi xõm, nờn nhng tỏc gi cú hon cnh xut x, nhng tỏc


phm cú hon cnh ra i nh vy thng khụng nhn c thin cm t cỏc
nh nghiờn cu v c gi. Vỡ th trong mt thi gian di tỏc gi v tỏc phm
1


đã phải chịu sự đánh giá khắt khe (Trần Nghĩa đã đánh một “dấu hỏi to tướng”
đầy nghi hoặc trong bài viết của mình: Hồ Nguyên Trừng mà cũng quyến luyến
quê hương không quên tổ quốc ư?, đăng trên Tạp chí Văn học số 4/ 1974. Ông
cho rằng Hồ Nguyên Trừng chỉ là một đứa con hư của dân tộc, và về mặt văn
học thì Hồ Nguyên Trừng không có giá trị gì cả. Khen hẳn là một sự lầm lạc).
Đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc đánh
giá đúng giá trị của tác phẩm, và đóng góp của tác giả cho văn học dân tộc.
2. Nam Ông mộng lục là một tác phẩm hoàn chỉnh, quy mô và được sáng
tác trong hoàn cảnh đặc biệt. Nghiên cứu giá trị văn học của Nam Ông mộng
lục, góp phần nhận thức đặc điểm của thể ký ở Việt Nam thời trung đại.
3. Năm 1438 Hồ Nguyên Trừng viết xong Nam Ông mộng lục, là tác
phẩm văn xuôi nghệ thuật ra đời sớm trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại.
Và có thể xem đó là tác phẩm văn xuôi tự sự “hải ngoại” đầu tiên của Việt
Nam. Bởi vậy nghiên cứu tác phẩm này còn góp phần nhận thức lịch sử văn
xuôi nghệ thuật Việt Nam trong những thế kỷ đầu.
II. Lịch sử vấn đề
Có rất ít công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về tác phẩm Nam
Ông mộng lục. Có chăng các tư liệu tìm thấy, liên quan đến đề tài là các bài
nghiên cứu và giới thiệu các tác phẩm văn học trung đại của các nhà nghiên
cứu Việt Nam, đây đó trong các chuyên luận, các bài báo, tạp chí, giáo trình đại
học và trên mạng Internet.
Do những điều kiện hạn chế nhất định, 31 thiên truyện chưa được các nhà
nghiên cứu trước đây sưu tầm đủ, nên các bài nghiên cứu, soạn, dịch, chú giải
của các tác giả trước đây vẫn còn những hạn chế, thiếu khuyết về phương diện
tác giả, văn bản, bản dịch, các tài liệu đang còn nhỏ lẻ, tản mạn. Tư liệu chưa

đầy đủ về tác giả tác phẩm là nguyên nhân làm cho người ta có cái nhìn chưa
đầy đủ về tác giả Hồ Nguyên Trừng và tác phẩm Nam Ông mộng lục.
Tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng lần đầu tiên được
giới thiệu một cách cặn kẽ nhất ở Việt Nam là vào năm 1962 trên mục ‘‘Nam
Ông mộng lục, tác giả Lê Trừng” Trong sách Lược truyện các tác giả Việt Nam
2


do Trần Văn Giáp chủ biên (1962),Nxb KHXH, Hà Nội). Đó là tiền đề cho các
nhà nghiên cứu tìm đến văn bản. Tài liệu nghiên cứu sát nhất, tập trung nhất,
toàn vẹn nhất về tác giả Hồ Nguyên Trừng và tác phẩm Nam Ông mộng lục là
của nhà nghiên cứu Trần Nghĩa, dịch, chú thích và giới thiệu, Nhà xuất bản
Văn học,(2008). Tài liệu của nhà nghiên cứu này đã khắc phục được những vấn
đề đã nói trên và có giá trị rất lớn đối với bạn đọc. Đóng góp của ông trên
phương diện sưu tầm, dịch thuật, biên soạn, chú giải... giúp người đọc tìm hiểu,
nghiên cứu tác giả, tác phẩm Nam Ông mộng lục một cách chính xác, hoàn
thiện, khoa học hơn. Và những bài tựa, bạt, thuyết minh, phê bình về tác giả và
tác phẩm Nam Ông mộng lục trong phần phụ lục của tài liệu, có giá trị rất hữu
ích, thiết thực đối với người đọc, là nguồn tham khảo rất bổ ích cho những ai
quan tâm đến tác giả, tác phẩm Nam Ông mộng lục.
Nam Ông mộng lục được đề cập nhiều trên mạng Internet. Các nhà nghiên
cứu khẳng định đó là tập hồi ký bằng chữ Hán đầu tiên của Việt Nam, là tập ký
ghi chép về các sử thoại và chuyện về các nhân vật nổi tiếng nước Nam thời
Lý- Trần. Họ khẳng định và ngợi ca Hồ Nguyên Trừng – Một nhà quân sự tài
ba, một tài năng văn chương đặc sắc của nhà Hồ. Đó là nguồn tư liệu cần thiết
giúp chúng ta có được những nhận định đúng về tác giả, tác phẩm.
Đã có hai ý kiến trái ngược khi bàn về tư tưởng tác phẩm Nam Ông mộng
lục. Trần Nghĩa luận tội Hồ Nguyên Trừng- người đã đem tài năng trí tuệ phục
vụ quân Minh, lũ xâm lược dã man đã “ăn gan uống máu” nhân dân ta. Ông
cho rằng: Hồ Nguyên Trừng chỉ là một đứa con hư của dân tộc. Đời còn nhắc

đến Hồ Nguyên Trừng dứt khoát không phải do Trừng là một người con tốt.
Mà chẳng qua vì còn đấy một tập Nam Ông mộng lục, có chút tài liệu sử họa ít
nhiều có thể bổ khuyết cho Việt sử. Nguyễn Đức Vân – Tuấn Nghi cũng có ý
kiến không mấy ưu ái, thiện cảm như Trần Nghĩa. Còn Trần Văn Giáp, Đinh
Gia Khánh, Nguyễn Huệ Chi... thì không đồng tình với kết luận đó.
Dù sao đi nữa, để hiểu một cách đầy đủ hơn, đúng hơn về tác giả Hồ
Nguyên Trừng và tác phẩm Nam Ông mộng lục, thiết nghĩ chúng ta phải có cái
nhìn toàn diện, sâu sắc và khách quan. Riêng về phần chúng tôi, sau khi được
3


tiếp xúc với văn bản và các tài liệu nghiên cứu về Nam Ông mộng lục, chúng
tôi thấy rằng đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt văn học. Vì thế chúng tôi xin
được mạnh dạn đi vào trình bày về sự đa dạng thể loại của Nam Ông mộng lục,
nghệ thuật thể hiện nhân vật và nghệ thuật tổ chức tác phẩm của Nam Ông
mộng lục nhằm góp một phần nhỏ giúp bạn đọc thấy được giá trị văn học to lớn
của Nam Ông mộng lục. Chúng tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của
mình trong chặng đường trường kỳ khám phá những giá trị của Nam Ông mộng
lục qua những kết luận được trình bày trong khóa luận.
III. Mục đích nghiên cứu
1. Nghiên cứu giá trị của Nam Ông mộng lục ở phương diện thể loại nhằm
giúp chúng ta hình dung được một phần nào về sự phát triển của thể ký trong
văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nắm bắt được những đặc điểm của thể
ký và thấy được tầm quan trọng của thể loại ký trong văn xuôi Việt Nam trung
đại.
2. Nghiên cứu giá trị của Nam Ông mộng lục ở phương diện xây dựng nhân
vật giúp chúng ta thấy được sự đa dạng, độc đáo, đặc sắc trong sáng tạo nghệ
thuật của các tác giả trung đại.
3. Nghiên cứu giá trị văn học của Nam Ông mộng lục góp phần giúp chúng
ta thấy được sự vận động, phát triển của lịch sử văn xuôi nghệ thuật Việt Nam

trong những thế kỷ đầu.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi xin nghiên cứu Nam Ông mộng lục trong tập sách in 3 tác phẩm:
Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên); Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên
Trừng); Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ). Nhà xuất bản Văn học, 2008. Phần
Nam Ông mộng lục từ trang 57 đến trang 110.
V. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến như
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh... Trong đó chúng tôi đặc biệt chú trọng
phương pháp lịch sử cụ thể, nghiên cứu tác phẩm trong điều kiện tác giả viết
khi lưu vong ở nước ngoài.
4


VI. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của khóa luận có ba
chương:
- Chương 1: Sự đa dạng thể loại của Nam Ông mộng lục
- Chương 2: Nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nam Ông mộng lục
- Chương 3: Nghệ thuật tổ chức tác phẩm của Nam Ông mộng lục
Cuối khóa luận có mục Tài liệu tham khảo

5


CHƯƠNG 1
SỰ ĐA DẠNG THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG LỤC
I. Tính chất ký của Nam Ông mộng lục
1. Đặc điểm của thể ký thời trung đại
Văn học trung đại Việt Nam kéo dài gần 10 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ X

đến thế kỷ XIX. Quá trình của văn học trung đại thực chất là quá trình hình
thành, phát triển các thể loại cũng như các thể tài văn học. Ký là một bộ phận
văn học cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự
sự trung đại. Cũng như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, ký chủ yếu được
viết bằng chữ Hán dưới hình thức các văn thể Trung Hoa. Đặc điểm và bước đi
của ký sẽ giúp chúng ta hình dung phần nào sự trưởng thành của văn xuôi tự sự
nói riêng và nền văn học trung đại Việt Nam nói chung.
Thế kỷ X đến thế kỷ XIV là thời kỳ vừa đặt nền móng cho loại hình
truyện ngắn, vừa đặt nền móng cho dòng tự sự viết dưới dạng ký. Nhìn chung
kinh nghiệm viết ký ở giai đoạn này còn có phần khiêm nhường. Cuộc sống xã
hội không đặt ra nhu cầu về ký, hơn nữa phương tiện in khắc bấy giờ khó khăn
nên các loại ký viết thành tập, thành quyển hay viết tự do chưa có điều kiện ra
đời. Đề tài của ký hạn chế trong khuôn khổ viết về những điều mắt thấy tai
nghe, viết về hiện tại. Ký không được viết về quá khứ, nếu có chẳng qua chỉ là
quá khứ gần xoay quanh nhân vật hiện tại. Hơn nữa thời trung đại ký không
được dùng các thủ pháp nghệ thuật của thần thoại, truyền kỳ, sử thi, không
được hư cấu. Về cơ bản ký giai đoạn thế kỷ X – XIV vẫn thuộc văn học chức
năng, nằm trong khuôn khổ văn học chức năng gồm hai loại chính là văn khắc
và tự bạt. Văn khắc là chỉ các tác phẩm ký được viết bằng dao hay đục trên chất
liệu rắn như kim loại hoặc đá. Chúng gồm văn bia và văn chuông khánh. Văn
bia là loại hình văn học khắc trên đá (vách đá, cột đá, trụ đá). Ngày xưa bia vốn
là trụ đá, cột đá đặt trước nhà tông miếu để xem thời gian qua bóng mặt trời đổ
xuống. Sau đó người ta khắc chữ, ghi việc và lâu dần thành văn bia – bi văn.
Văn bia gồm hai phần: Phần thứ nhất viết bằng văn xuôi trình bày lý do dựng
bia, kể lể công việc, con người, sự tích... gọi là phần kể; Phần thứ hai viết bằng
6


văn vần, tóm lược lại nội dung ở trên để người đọc người nghe ghi nhớ, vì thế
phần này gọi là ghi nhớ. Văn chuông khánh ở thế kỷ này không nhiều, có nội

dung cũng không phong phú như văn bia nhưng văn phong của văn khắc và văn
chuông khánh lại khá đa dạng. Bên cạnh văn khắc, thế kỷ X – XIV còn có tư
(Tựa); bạt. Tự thì đặt ở đầu tác phẩm còn bạt thì đặt ở cuối tác phẩm. Tự và bạt
viết ra nhằm bình thuật, giới thiệu các trước tác của tác giả hay của người khác
để bày tỏ quan điểm của mình với văn chương nghệ thuật.
Sang thế kỷ XV – XVII ký có sự đột phá mạnh mẽ. Và điểm nổi bật của
văn xuôi tự sự giai đoạn này là ký chưa thành một thể riêng, nó là một thành
phần nhỏ trong tác phẩm tự sự nhiều thiên. Ký nghệ thuật bắt đầu nảy mầm và
có mặt nhỏ lẻ trong một số tập truyện ngắn và chưa có một quyển sách nào
đứng riêng lẻ với tư cách là một tập ký. Ranh giới giữa truyện và ký rất mờ
mỏng, khó mà phân biệt giữa truyện, ký và lục. Đặc điểm này đeo đẳng lịch
trình văn xuôi tự sự Việt Nam suốt thời trung đại. Việc tách truyện ra khỏi văn
học chức năng ở giai đoạn thế kỷ X- XIV khó như thế nào thì tách ký ra khỏi
truyện ở thế kỷ XV – XVII khó đến như vậy. Tính chất ký trong văn xuôi tự sự
thế kỷ này rất yếu và chúng ta có thể phân biệt ký với truyện qua chức năng và
kết cấu bản chất tác phẩm (chính là thái độ người cầm bút). Nếu người cầm bút
tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài
cuộc thì đấy là truyện, còn các tác giả hòa mình vào các sự kiện, vào nhân vật
với tư cách là người trong cuộc thì đấy là ký. Và người mở đầu cho lối viết tự
sự nhiều thiên thế kỷ XV – XVII là Hồ Nguyên Trừng tác giả Nam Ông mộng
lục với nhiều thiên trong 31 thiên của tác phẩm đậm tính chất ký. Song thế kỷ
này cái tôi cá nhân chưa được lột vỏ giữa cái ta cộng đồng. Bởi thế có thể nói
ký chưa thực sự ra đời. Và ký chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện
trình bày đối tượng mình đang phản ánh bằng cảm quan của chính mình.
Chỉ có đến thế kỷ XVIII – XIX mới có đủ điều kiện và độ chín muồi cho
phép ký nở rộ và đạt đến độ viên mãn. Mở đầu cho thể ký giai đoạn này là
Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề. Tác phẩm có quy mô lớn tới 43 thiên được
tác giả hoàn thành vào năm 1755. Giá trị nổi bật của Công dư tiệp ký là mở ra
7



lối viết ký nhiều thiên. Tác phẩm còn nặng về tính truyện nhiều hơn ký, song
ông xứng đáng là người có công lớn trong việc dấy lên trào lưu viết ký. Theo
bước ông là hàng loạt tác phẩm ký sự, tùng ký, ngẫu lục, tùy bút... nối tiếp nhau
xuất hiện. Trần Tiến với hai tác phẩm ký: Tiên tướng công niên phả lục và
Trần Khiêm Đường niên phả lục thì ông đã đưa thể ký phát triển thêm một
bước mới. Tác giả đã bám sát hiện thực, phản ánh trực tiếp những sự kiện, con
người quanh ông hay của chính bản thân. Song hạn chế lớn nhất của Trần Tiến
là chưa cắt đứt được mối dây ràng buộc của văn học chức năng. Hạn chế đó
được Lê Hữu Trác khắc phục trong Thượng kinh ký sự. Thượng kinh ký sự
(1783) là tác phẩm ký nghệ thuật đích thực đầu tiên của Việt Nam. Nó là đỉnh
cao là sự hoàn thiện của ký Việt Nam thời trung đại và là mẫu mực cho lối viết
ký sau này. Đến Lê Hữu Trác, thể ký văn học đích thực đã thực sự ra đời, làm
đòn bẩy cho hàng loạt tác phẩm ký khác như Bắc hành tùng ký, Vũ trung tùy
bút... viết Bắc hành tùng ký, Lê Quýnh một mặt đã tiếp nối thành tựu của các
tác giả đi trước, một mặt làm tăng thêm dung lượng cho dòng văn học hải ngoại
mà Hồ Nguyên Trừng đã đặt nền móng. Nếu như Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Lê
Quýnh... mở ra lối viết ký dài hơi, toàn tác phẩm là một thiên thì Phạm Đình
Hổ mở ra lối ký đa dạng về bút pháp. Phạm Đình Hổ viết ít nhất ba tác phẩm
liên quan đến ký với ba thể tài khác nhau: (Ngũ lục, tùy bút, tạp thảo) Tang
thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút, Châu phong tạp thảo. Tác phẩm của ông là
sự minh chứng cho tính phong phú đa dạng của ký. Đến đây ký đã đạt tới độ
viên mãn. Nhưng một biến cố lịch sử đã đẩy ký đi theo một hướng mới đó là
viết bằng chữ quốc ngữ hiện đại. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ký có bước
chuyển mới về nội dung.
Nửa cuối thế kỷ XIX là điểm dừng chân cuối cùng của thể loại ký Việt
Nam trung đại trong cuộc hành trình dài gần 10 thế kỷ của mình. Cũng như thể
truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, ký sau khi đạt tới đỉnh cao thì đều rơi
vào bế tắc. Nếu không có biến cố lịch sử - xâm lăng cướp nước của thực dân
Pháp thì văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại hẳn sẽ tìm được cho mình con

đường sáng, thoát khỏi bế tắc để chuyển sang một giai đoạn mới: Cận – hiện
8


đại. Ở giai đoạn này các tác phẩm của Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch là những cố gắng cuối cùng của tác giả ký thế kỷ XIX song
vẫn không thể cứu vãn được sự bế tắc của ký trung đại. Như truyện ngắn và
tiểu thuyết, đến đây ký kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Văn xuôi tự sự Việt
Nam trung đại nhường chỗ cho văn xuôi tự sự hiện đại Việt Nam.
Suốt 10 thế kỷ trung đại, ký luôn bám sát hiện thực cuộc sống, phản ánh
những vấn đề thẩm mỹ do thời đại đạt ra. Trong suốt quá trình phát triển, ký đã
từng bước hoàn thiện và khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mình
trong văn xuôi Việt Nam trung đại.
2. Tính chất ký trong Nam Ông mộng lục
Nam Ông mộng lục là tác phẩm văn xuôi tự sự “hải ngoại” đầu tiên của
Việt Nam, giữ vị trí quan trọng trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung Đại.
Tác giả là Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), tự Mạnh Nguyên, là con cả của Hồ
Quý Ly bị giặc Minh bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam đầu thế kỷ XV, phải sống lưu vong ở nước ngoài. Nam Ông mộng lục
gồm 31 thiên. Trong những nét đặc sắc của tác phẩm là tính chất thể loại của
nó. Có thể xem Nam Ông mộng lục là một tập thiên văn xuôi đa thể loại. Người
đọc có thể bắt gặp một thiên văn xuôi theo kết cấu của truyện ký, hay bắt gặp
các thiên tự sự như truyện truyền kỳ, quái dị và cả những thi thoại văn học rất
đặc sắc... Nguyễn Đăng Na đã đánh giá về tính chất thể loại của tác phẩm này:
Nam Ông mộng lục mang ý nghĩa như một tác phẩm bản lề, với cánh bên này
khép lại văn xuôi tự sự thế kỷ X – XIV và cánh bên kia mở ra phương thức sáng
tác mới cho văn xuôi tự sự thế kỷ XV – XIX [9; 164].
Hồ Nguyên Trừng là người đặt nền móng cho thể ký Việt Nam thời trung
đại, vừa là đại diện cho những tác giả ký thế kỷ XV – XVII. Với phương pháp
“ghép” những đoạn suy tư và bình giá đối tượng mình đang phản ánh vào cuối

mỗi thiên tự sự, Hồ Nguyên Trừng đã thực sự bước chân vào lãnh địa thể ký.
Ông là người mở đầu cho lối viết tự sự nhiều thiên thế kỷ XV –XVII. Tính chất
ký thể hiện khá rõ qua một số thiên trong Nam Ông mộng lục. “Trong lời nói
việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn
9


binh lửa, sách vở bị cháy sạch thành ra những điều đó đều bị mất mát cả,
không còn ai được nghe, há chẳng đáng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điều này, tôi
thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong năm phần chỉ
còn được một hai; bèn góp lại thành một tập sách, đặt tên là Nam Ông mộng
lục, phòng khi có người đọc tới; một là để biểu dương các mẫu việc thiện của
người xưa, hai là để cung cấp điều mới lạ cho người quân tử”...[6; 61-62]. Và
người đọc dễ dàng nhận ra một đặc điểm nổi bật của Nam Ông mộng lục là tác
giả hầu hết viết về những chuyện xưa, chuyện của người khác. Những câu
chuyện đó có thật, sự việc có thật ông nhớ được và ghi chép lại. Tác phẩm
được viết, in và lưu hành ở Trung Quốc. Song qua 31 thiên truyện chúng ta
không hề thấy một dụng ý đen tối nào như chứng minh nước Nam là quận
huyện của phương Bắc hay biểu dương công ơn “khai hóa” của “thiên triều”
đối với người Nam. Trái lại, tác phẩm là bức tranh toàn cảnh về nước Nam, với
những con người tốt đẹp, tiêu biểu cho đạo đức, phầm chất và tài năng, có thể
đem ra làm gương cho độc giả phương Bắc cùng soi. Đó là những người thuộc
tầng lớp khác nhau dưới triều đại nhà Lý, nhà Trần, và nhà Hồ, từ vua Trần
Nghệ Tông hiếu thảo, cần kiệm hay Trần Minh Tông không tham tước vị, đến
những nhà Nho cương trực như Chu Văn An, những thầy thuốc coi lương tâm
hơn tính mạng như Phạm Công, cho đến những nhân vật tôn giáo đầy uy tín và
tài năng như pháp sư Không Lộ hay đôi bạn cả sư lẫn đạo Giác Hải và Thông
Huyền...
Nam Ông mộng lục ca ngợi những ông vua hiền đức đời Trần như vua
Trần Nhân Tông (làm vua những năm 1279 - 1293); Trần Minh Tông (làm vua

những năm 1314 -1329); Trần Nghệ Tông (làm vua những năm 1370 – 1372)...
Truyện Nghệ Vương kể về vua Nghệ Vương hiệu là Cung Định, tính tình thuần
hậu, hiếu thảo, cung kính, cần kiệm, sáng suốt, học rộng kinh sử, không thích
xa hoa ...“Cung Định Vương là người trung hậu, thành thực, thờ vua thờ cha
chu đáo, từng chân tơ sợi tóc không ai chê trách điều gì. Giao thiệp với người
thì không thân lắm, cũng không sơ lắm; Trước việc chính sự thì không có điều
gì quá chê, cũng không quá khen. Hồi Minh vương qua đời, Cung Định Vương
10


để tang ba năm, mắt không lúc nào rơi lệ. Đoạn tang, quần áo không sắm các
thứ tơ lụa màu mè; ăn không cần ngon; ; quả muỗn, cá hồng là những thức ăn
quý ở phương Nam từ đấy tuyệt nhiên không tới miệng. Thờ Dụ vương hơn 10
năm”...[6; 64 - 65]; ...“Sau khi lên ngôi, Nghệ Vương đã nhặt hết những đứa
trẻ côi cút trong đám con cháu của anh chị em mình đưa vào cung nuôi nấng,
coi hệt như con cái mình đẻ ra. Người trong dòng họ xa gần đều được yêu
thương đùm bọc. Sau cơn loạn lạc, người nào nghèo khổ không thể cưới xin
được thì lấy vợ gả chồng cho họ; người nào chưa được chôn cất thì chôn cất
cho họ; đến cả những điều vặt vãnh chi tiết, không có cái gì là không thu nhặt
chép sao. Xóm giềng hòa hợp, đầm ấm như tiết mùa xuân. Người trong nhà
được cảm hóa, phong tục dần dần trở nên thuần hậu. Vua ở đất này cũng có
người tốt đến thế ư” [6; 70 – 71]. Nếu như trước đây người đọc tiếp nhận vẻ
đẹp của các triều vua nhà Trần trên phương diện lịch sử với các chiến công lẫy
lừng chống giặc ngoại xâm, những trận đánh làm nên hào khí Đông A, và qua
các tác phẩm văn học bằng những lời nhận xét chung về tài, đức, tư tưởng tiến
bộ của các ông vua hiền, thì đến Nam Ông mộng lục, người đọc mới thực sự
chiêm ngưỡng, khám phá, phát hiện thêm những vẻ đẹp về chân dung của một
con người như vua Trần Nghệ Tông. Con người ấy, vị vua ấy luôn lấy đức làm
trọng, thay trời hành đạo, ban phát phúc đức cho muôn dân. Ông còn là người
có tài trên lĩnh vực chính trị, tài văn chương, giỏi ngoại giao. Câu chuyện đã

đem đến cho người đọc những nhận thức thật bổ ích đầy giá trị.
Phụ đức minh trinh [6; 76], Văn tang khí tuyệt [6; 77], Phu thê tử tiết [6;
83], là những câu chuyện kể về những bà phi, những công chúa thật đẹp,sáng
đức sáng tâm,họ hội tụ ở chử hiếu,chữ tình,chữ hạnh,chữ đức cao cả của con
ngươi. Phụ đức minh trinh kể về Chính phi họ Lê của vua Trần Duệ Vương,mẹ
của Linh Đức.Bà đã gọt tóc đi tu khi Duệ Vương tử trận trong một lần đem
quân đi đánh Chiêm Thành năm 1377.Khi Nghệ Vương đem Linh Đức lên
ngôi,bà đã từ chối thay cho con nhưng không được,bà than rằng: “Con ta phúc
mỏng, khó đương nổi ngôi to, chỉ có mắc vạ thôi. Cố Chúa lìa đời,kẻ chưa mất
này chỉ muốn chết cho chóng,không muốn thấy việc đời,huống chi là nhìn con
11


ta sắp nguy khốn ư ?Bà đã dốc chí tu hành,ngày ngày tụng niệm để báo đền ơn
chúa.Người đời ai cũng phục phi là người sáng suốt...đến thế” [6;77]. Văn
tang khí tuyệt lại kể về nàng công chúa Thiều Dương,con gái thứ của vua Trần
Thái Tông. Khi nàng ở cữ thì Thái Vương ốm nặng, nhưng hầu cận đã dấu
nàng rằng nhà vua đã bình phục và khỏe mạnh. Ngày Thái Vương mất, nàng
không được báo tin nhưng nghe tiếng chuông đánh liên hồi thì nàng biết có
chuyện chẳng lành đến với cha.Thương cha, nàng đã khóc lóc, kêu gào cho đến
khi tắt thở.Phu thê tử tiết thì kể về Nguyễn Thị,một người phụ nữ coi trọng
điều nghĩa, xem nhẹ cái sống, nhìn cái chết như sự trở về.Nàng là vợ Ngô
Miễn, làm quan dưới triều Hồ. Khi chồng nhảy xuống nước tự tử vì Chúa, vì
điều nghĩa thì nàng đã thỏa nguyện trong lòng bởi nàng cho đó là cái chết đáng
chỗ, không phải oán hận gì. Chồng chết vì đạo vua tôi và nàng cũng đã chết vì
nghĩa vợ chồng. “Trong số đàn bà ngu dại trên đời, những kẻ vì bực tức mà
nhảy xuống nước chết nhiều lần.Đến như vì nghĩa bỏ mình, thì rất không dễ
được!Hạnh như Nguyễn Thị thật đáng ca ngợi thay”. [6; 83 - 84].
Đọc Nam Ông mộng lục ta còn bắt gặp tài đức của những con người lừng
danh một thời, để lại tiếng thơm muôn thuở. Với thiên thứ bảy Văn trinh ngạnh

trực [6;78] chúng ta được chiêm ngưỡng sự thanh cao của một thầy giáo, một
con người liêm khiết, cương trực, điềm đạm, ít ham muốn, ham sách vở, học
vấn tinh thông. Chu Văn An thanh cao, nghiêm chính, nổi tiếng trong nghề dạy
học, học trò theo học rất đông và ông đã đào tạo nên những người tài giỏi, đỗ
đạt làm quan to. Nghệ Vương ban cho ông hiệu “Văn Trinh tiên sinh”.Thiên
thứ tám Y thiện dụng tâm [6;79] cho chúng ta biết thêm một thông tin nữa về
Hồ Nguyên Trừng.Tổ tiên của Hồ Nguyên Trừng vốn dòng dõi làm thuốc chữa
bệnh. Nổi tiếng là Phạm Công, được vua cho giử chức thái y. Ông thường vét
tiền của để tích trữ thuốc tốt và lúa gạo để giúp dân.Với những người côi cút thì
cung cấp cơm gạo,với những người khổ sở bệnh tật thì chăm sóc chữa trị chu
đáo. Những năm đói khát dịch bệnh lan tràn, ông đã dựng nhà cho kẻ nghèo
khổ ở bởi thế mà hơn một nghìn người đói khát bệnh tật được cứu sống. Phạm
Công vừa tài giỏi lại có lòng nhân đức cao cả vô bờ, đúng như danh hiệu mà
12


người đời đã ban tặng cho ông: “lương y như từ mẫu”. Bên cạnh nhân cách
sống cao đẹp như Chu Văn An, Phạm Công thì còn có Lê Phụng Hiếu.Con
người luôn vì nước vì dân mà đem sức mạnh thần kỳ của mình để trừ tàn bạo,
giết giặc ngoại xâm đem yên bình hạnh phúc cho dân. Một con người chính
trực, không màng chức tước, danh lợi, chỉ thích làm một thảo dân sống ở chốn
thôn dã. Nam Ông mông lục còn ghi chép kể lại những con người thật đẹp như
hai anh em họ Chúc có công lớn trong việc chỉnh đốn lại triều cương. Ngợi ca
tài thơ của Trần Nguyên Đán. Ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã làm bài thơ trung
để can gián nhà vua. Ngợi ca Mạc Ký, một thi sĩ tài hoa quý khách.Rồi Hồ
Tông Thốc người Diễn Châu, trẻ tuổi đã đỗ đạt cao, nổi tiếng là người có tài.
Trong một đêm ông làm được một trăm bài thơ, uống trăm chén rượu, không ai
địch nổi, tên ông chấn động khắp cả đô thành.
Có người hỏi Hồ Nguyên Trừng rằng: “Những người ông ghi chép đều là
người thiện, vậy thì trong các chuyện bình sinh ông nghe thấy lại chẳng có

chuyện nào bất thiện ư?. Ông trả lời họ rằng: Chuyện thiện tôi rất mê nghe,
nên có thể nhớ được; còn chuyện bất thiện thì không phải không có, chẳng qua
tôi không nhớ đấy thô. Họ lại hỏi: Sách lấy tên là“mộng” ý nghĩa ở chỗ nào?
Ông trả lời :Nhân vật trong sách, xưa kia rất phong phú, chỉ vì đời thay việc
đổi, dấu tích hầu như không để lại, thành ra còn mỗi một mình tôi biết chuyện
và kể lại mà thôi, thế không phải“mộng” là gì? Các bậc đạt nhân quân tử có
thấu cho chăng? Còn“Nam Ông” là tiếng Trừng tôi gọi mình vậy!”[6;62].
Nội dung trong tác phẩm Nam Ông mộng lục thật phong phú. Tác giả kể
về đạo quân thần để làm sáng tỏ cái đức đẹp của luân thường đạo lý, ghi lại lẽ
hưng phế của quốc gia, dòng họ để ngợi ca tiết nghĩa tu dưỡng tâm tính, hun
đúc phúc lành, khơi nguồn phong tục, những câu chuyện ấy đã đi vào lòng
người đọc bao thế hệ như những bài học đạo đức quý báu và người đời soi vào
để tự hoàn thiện mình hơn.Hồ Nguyên Trừng viết Nam Ông mộng lục nhằm
một mục đích duy nhất là “ khuyến thiện”.Bởi thế con người Việt Nam trong
Nam Ông mộng lục ngời lên phẩm chất cao đẹp mà thời gian hay bất cứ thứ gì
cũng không thể làm vẩn đục hay bào mòn đi.
13


II.Tính chất truyện của Nam Ông mộng lục
1. Đặc điểm của truyện thời trung đại
Văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX với hàng ngàn tác giả và tác phẩm. Văn học trung đại gồm hai bộ phận:
văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Giai đoạn đầu văn học chức năng
chiếm ưu thế, giữ vị trí trung tâm. Nhưng sau đó văn học nghệ thuật đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ vượt lên văn học chức năng để dành vị trí trung tâm.
Dựa vào cấu trúc hình thức câu văn và cấu trúc giữa các câu văn với nhau thì
văn học trung đại được chia thành hai loại lớn là văn xuôi và văn vần. Hai loại
này tương ứng với hai phương thức phản ánh cuộc sống mà Arixtôle đã chỉ ra:
tự sự và trữ tình. Và trong văn học Việt Nam thời trung đại thì có hai loại hình

tự sự, đó là tự sự và bằng thơ và tự sự bằng văn xuôi.
Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại là một bộ phận cấu thành văn học
dân tộc, phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật của người Việt Nam thời trung
đại. Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam hầu hết được viết bằng chữ Hán nhưng
chúng phản ánh khá chân thật, sinh động đời sống và những ước mơ, nguyện
vọng, tâm tư tình cảm của người Việt. Có những trang thấm đẫm nước mắt với
nững số phận bi thương, có những trang lại hoành tráng với khí thế vũ bão đánh
tan mọi thế lực bạo tàn, xâm lược. Cùng với ký và tiểu thuyết chương hồi,
truyện ngắn cũng nằm trong sự phát triển chung của văn xuôi tự sự Việt Nam
thời trung đại nhưng mang những đặc thù riêng. Và riêng phần này chúng tôi
trình bày phần khảo sát về đặc điểm của truyện ngắn trung đại qua bốn giai
đoạn phát triển.
Thế kỷ X- XIV là giai đoạn truyện ngắn lấy văn học dân gian và văn học
chức năng làm cơ sở. Đặc điểm của giai đoạn này là truyện ngắn chưa tách
khỏi văn học dân gian và văn học chức năng. Tác phẩm giai đoạn này gồm hai
loại chính: loại thứ nhất là truyện dân gian (ghi chép, sưu tầm...truyện dân gian)
và truyện lịch sử dân tộc, truyện lịch sử tôn giáo (gồm các phong tục tập quán,
lễ nghi, tín ngưỡng...)

14


Tác phẩm tiêu biểu: Ngoại sử ký của Đỗ Thiên Thiện, Đại Việt sử ký của
Lê Văn Hưu; truyện lịch sử tôn giáo (ghi chép truyện dân gian), gồm Báo cực
truyện (khuyết danh), Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên)... Trên thực tế hai loại
này có sự đan xen vào nhau, khó tách bạch rạch ròi, vì thế sự phân loại đó
mang tính tương đối. Về nội dung nổi bật, truyện ngắn thế kỉ X- XIV chủ yếu
tập trung vào việc khẳng định nước Việt là một quốc gia độc lập, có lịch sử lâu
đời, có lãnh thổ và có tương lai trường tồn. Về nghệ thuật thì truyện ngắn giai
đoạn này thường sử dụng các mô-típ dân gian như “thụ thai thần kỳ” ( có thai

do ướm vết chân trong truyện Đổng Thiên Vương hay do mặt trời rọi vào bụng,
hay hoa sen mọc từ bụng...); “chết kỳ lạ” (chết rồi hóa đá, hóa cây hay ngồi
thành thần hoặc ngồi kiết già như trong truyện Tân lang, Man nương...); “lên
trời” (Đổng Thiên Vương)... Mô-típ nghệ thuật đó là cơ sở cho sự ra đời loại
hình truyện ngắn ở giai đoạn tiếp theo, nhất là loại truyện ngắn truyền kỳ. Thế
kỉ X- XIV còn mở đầu cho hai dòng tự sự viết về nhân vật lịch sử và viết về
chuyện “quái”, “dị”, “u linh”... Hai dòng tự sự đó đã xuyên suốt hành trình văn
xuôi Việt Nam. Mặc dù chưa bứt ra khỏi văn học dân gian và văn học chức
năng nhưng truyện ngắn thế kỉ X- XIV lại giữ vị trí rất quan trọng trong việc
đặt nền móng về nội dung và phương thức tư duy nghệ thuật cho văn xuôi tự sự
Việt Nam trung đại nói riêng và cho truyện văn xuôi cận- hiện đại nói chung.
Bước sang giai đoạn thứ hai, thế kỉ XV- XVII, truyện ngắn có những
bước đột khởi mới mẻ. Đặc điểm của giai đoạn này là văn xuôi tự sự đã thoát li
mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra loại
hình truyện ngắn văn học. Loại truyện ngắn đó vừa mang sắc thái của dân tộc,
vừa phản ánh rất sinh động cuộc sống đời thường. Tiêu biểu cho thành tựu
truyện ngắn giai đoạn này là Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ngoài hai tác phẩm kể trên, trong loại hình truyện
ngắn giai đoạn này còn có Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hãng,
Nam Xửng tử quái truyện (Khuyết danh), Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên
Trừng... Có thể nói thế kỉ XV- XVII là thế kỉ của truyện ngắn truyền kỳ. Với
Thánh Tông di thảo, đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục thì văn xuôi tự sự đã thực sự
15


đi vào quỹ đạo nghệ thuật- văn học lấy con người làm đối tượng trung tâm
phản ánh. Khi lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh của nghệ thuật.
Lê Thánh Tông cũng như Nguyễn Dữ đã phát hiện ra sức mạnh của con người.
Và không chỉ phát hiện ra con người có sức mạnh vô biên mà Lê Thánh Tông
và Nguyễn Dữ còn dành nhiều tâm huyết viết về những kiếp lầm than, đặc biệt

là những người phụ nữ sống trong xã hội bây giờ. Truyện ngắn thế kỉ XVXVII là bức tranh muôn màu của cuộc sống, có khi là một màu bi thương, có
khi là một gam màu huyền diệu của tình yêu với đủ mùi hương vị, ngọt ngào,
dắng cay, nồng nàn... Và sẽ là thiếu khuyết nếu bỏ qua một đặc điểm nổi bật
của truyện ngắn ở giai đoạn này, đó là sự đan xen giữa văn xuôi và thơ... Hầu
như truyện nào của Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ cũng đều có một vài bài thơ,
từ, ca, hành... Đó là hình thức dung hòa giữa phương thức tự sự và trữ tình.
Và đến giai đoạn thứ ba, từ thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX là giai đoạn mà
truyện ngắn có nhiều cách tân. Giai đoạn này không chỉ truyện ngắn mà ký và
tiểu thuyết chương hồi đều được hoàn thiện. Thế kỉ XVIII- giữa XIX là giai
đoạn lịch sử đầy biến cố và bão táp. Cùng với văn học trung đại, văn xuôi tự sự
có những biến đổi lớn để thục hiện sứ mệnh của mình là đáp ứng nhu cầu của
thời đại, phục vụ thời đại. Văn xuôi tự sự giai đoạn này có bước chuyển mới,
nó như ống kính vạn năng phản chiếu tất cả những điều xảy ra trong cuộc sống,
phản ánh tức thời, trực tiếp, chân thực những gì chụp được. Quan điểm “văn dĩ
tải đạo” hay “thi ngôn chí” bị đẩy lùi để nhường chỗ cho quan điểm viết về
những “sở văn”, “sở kiến”. Đó là lí do vì sao các tác giả như Đoàn Thị Điểm,
Phạm Quý Thích... muốn “cách tân” loại truyện ngắn truyền kỳ. Sự “cách tân”
truyện ngắn truyền kỳ của các tác gia thế kỉ XVIII- giữa XIX là một tiến bộ
song đối với nghệ thuật truyện kí lại là một “thảm họa”. Bởi đặc trưng của
truyện kí là đưa người đọc bay vào thế giới huyền ảo trong khi đó sự “cách tân”
lại đòi hỏi sự trung thành với người thực, việc thực, đời thực. Vì thế mà Vũ
Trinh không gọi tác phẩm của mình bằng cái tên “truyền kỳ” nữa mà ông gọi
thẳng là “kiến văn”: Lan Trì kiến văn lục (Truyện về những điều mắt thấy tai
nghe của Lan Trì). Như vậy truyện truyền kỳ có nguy cơ rơi vào bế tắc, khủng
16


hoảng và để khắc phục tình trạng đó, các tác giả Vũ Trinh, Phạm Quý Thích,
Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn... đã chuyển sang sáng tác các
truyện “người thật việc thật” hay truyện “truyền kỳ về người thật việc thật” và

truyện ngụ ngôn để thay thế truyện ngắn truyền kỳ. Truyện ngắn thế kỉ XVIIIgiữa XIX vừa được các tác giả kéo ra khỏi ngõ cụt thì lịch sử dân tộc lại vấp
phải một biến cố mới. Văn xuôi tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng vì thế
cũng bị cuốn theo hướng khác.
Nửa cuối thế kỉ XIX là giai đoạn chuyển giao giữa truyện ngắn trung đại
với truyện ngắn cận- hiện đại. Thực dân Pháp đổ bộ vào xâm lược nước ta.
Trong bối cảnh lịch sử đó thì chữ Nôm và chữ Hán không còn đáp ứng kịp thời
cho sáng tác văn học mới. Trong khi đó văn học viết chữ Quốc ngữ xuất hiện
trên văn đàn.
Bốn chặng đường với 10 thế kỉ, truyện ngắn Việt Nam thời trung đại đã
tiến gần đến chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi tự sự cũng như truyện ngắn nói
riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung đến đây kết thúc vai trò lịch sử
của mình.
2. Tính chất truyện trong Nam Ông mộng lục
Nam Ông mộng lục gồm 31 thiên. Đó là tác phẩm có nhiều đoản thiên, có
thiên có tính chất truyền kỳ, chí dị, chí quái, giai thoại; có thiên lại là những thi
thoại. Đặc biệt có thiên mang dáng dấp của những truyện ngắn.
Viết truyện ngắn đã là một thử thách lớn đối với các tác giả. Thực sự nó
không dễ dàng gì, bởi truyện ngắn không cho phép có một hệ thống nhân vật
đồ sộ, một không gian rộng lớn, thời gian dài như trong truyện vừa và tiểu
thuyết. Vì vậy, viết truyện thật ngắn lại càng khó hơn. Cái khó của loại hình
này không phải chỉ ở chỗ người viết phải biết “gò nén” ngôn từ, “ép chặt” sự
kiện, “sàng lọc” hiện thực mà ở chỗ người cầm bút phải biết chọn khoảnh khắc
đời người nhân vật sao cho vào thời điểm ấy, tính cách của họ hiện lên sinh
động, rõ ràng và mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, nhưng đặc biệt người đọc
không cảm thấy có một sự dàn dựng chủ ý nào của tác giả. Đúng như Bùi Hiển
đã nói: Truyện ngắn có khi lấy một khoảnh khắc trong đời một con người mà
17


dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn, suy nghĩ, lựa

chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống, làm việc bình thường trong đó
nhân vật biểu lộ ý chí tình cảm của mình. Có khi có những hành động mãnh
liệt, những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý
tình chớm nở. [9; 292]. Và cái đặc tài của những cây bút truyện ngắn, đặc biệt
là truyện rất ngắn là họ luôn chớp lấy được những khoảnh khắc ấy- những giây
phút điển hình nhất, những giây phút nhân vật thể hiện đầy đủ nhất tư tưởng,
tính cách của mình. Song chỉ riêng chừng ấy thôi thì chưa đủ để làm nên giá trị
trường tồn cho một tác phẩm. Một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm mà
trong lòng nó luôn đặt ra những vấn đề triết ký nhân sinh về cuộc sống con
người. Hồ Nguyên Trừng đã làm được điều đó. Ông đã thành công khi thổi hồn
vào tác phẩm của mình để tạo nên một giá trị bất hủ. Đó là lí do vì sao mà tác
phẩm Nam Ông mộng lục- một tác phẩm ra đời cách chúng ta gần sáu thế kỉ
(571 năm) trở về trước đến giờ vẫn được độc giả dành cho sự ưu ái đặc biệt.
Tính chất truyện của Nam Ông mộng lục là viết về nhân vật có thật. Một
trong những thiên tiêu biểu cho tính chất đó là: Văn tang khí tuyệt (Nghe tang
tắt thở): Con gái Trần Thái Vương hiệu Thiều Dương. Khi bà đang ở cữ, Thái
Vương không được khỏe đã một tháng. Nhiều lần bà sai người đến thăm hỏi
nhưng những người hầu cận nói dối rằng:
- Vua đã bình phục rồi, không việc gì nữa.
Đến ngày Thái Vương lìa đời, bà bỗng nghe tiếng chuông đánh liên hối, bèn
hỏi:
- Có phải là việc chẳng lành chăng?
Những người hầu cận lại nói dối nhưng bà không nghe, cứ khóc lóc kêu gào
cho đến khi tắt thở, nhắm mắt mà mất.[ 6; 77]. Truyện có nội dung giản dị, tình
tiết không phức tạp nhưng chân dung công chúa Thiều Dương (con thứ Trần
Thái Tông) hiện ra rất rõ nét: một người con có hiếu, yêu thương cha hết lòng.
Nàng là một điển hình mẫu mực cho tình yêu thương và lòng hiếu thảo. Tác giả
chỉ chọn một khoảnh khắc cuộc đời nhân vật: cha ốm trong lúc con đang ở cữ.
Lo lắng cho cha, nhiều lần con sai người đến hỏi thăm sức khỏe của cha nhưng
18



họ đều nói dối rằng cha đã khỏe. Nghe tiếng chuông biết tin cha mất, con khóc
gào đến tắt thở. Như vậy sự kiện chỉ là cái cớ để nhân vật tự bộc lộ lời nói, cử
chỉ, hành động. Đó chính là mục đích, là ý nghĩa nhân sinh trong truyện Văn
tang khí tuyệt của Hồ Nguyên Trừng. Tuy nhiên so với truyện ngắn “mi-ni”
ngày nay thì truyện của Hồ Nguyên Trừng có khác biệt. Truyện ngắn ngày nay
viết theo phương thức hiện đại, còn truyện của Hồ Nguyên Trừng nằm trong
phạm trù tư duy trung đại. Tác giả cũng đã ghi chép những sự việc có thật của
những con người con người có thật trong lịch sử và những chân dung ấy lại
được kí họa trong nhiều hình thức một truyện ngắn, rất ngắn. Những truyện
ngắn ấy có khi lại được biểu hiện như là những giai thoại xoay quanh những
nhân vật nổi tiếng như giai thoại thầy thuốc với nhân vật Phạm Công trong Y
thiện dụng tâm ( thầy thuốc có lòng nhân từ); giai thoại về nhà giáo với nhân
vật Chu Văn An trong Văn trinh ngạnh trực (Văn trinh cứng cỏi và ngay
thẳng); giai thoại nhà sư với nhân vật Giác Hải, Thông Huyền trong Tăng đạo
thần thông ( Phếp thần thông của tăng đạo), hay giai thoại văn học... Rõ ràng,
ranh giới giữa ký và truyện trong sáng tác của Hồ Nguyên Trừng chưa rạch ròi.
Biên giới mờ mỏng ấy không phải là một hiện tượng cá biệt trong sáng tác của
Hồ Nguyên Trừng mà chính là sự hỗn dung phổ biến trong tất cả các tác phẩm
văn học trung đại giai đoạn này. Đó cũng chính là điểm khác biệt của truyện
ngắn Hồ Nguyên Trừng với truyện ngắn “mi-ni” hiện đại ngày nay. Nhưng dù
khác nhau như vậy nhưng Hồ Nguyên Trừng vẫn là người mở đầu cho lối viết
truyện rất ngắn ở Việt Nam.
III. Tính chất thi thoại của Nam Ông mộng lục
1. Khái niệm thi thoại
Thể loại thi thoại xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Người ta bắt đầu biết đến
thể loại này khi Lục Nhất thi thoại của Âu Dương Tu (1007- 1072) ra đời. Thể
loại đó phát triển cho đến thời cận đại Trung Quốc, với Ẩm Băng Thất thi thoại
của Lương Khải Siêu (1873- 1929). Thể loại thi thoại đã thực sự nở rộ ở đất

nước này, tạo thành một truyền thống thẩm bình thi ca hùng hậu. Chỉ riêng ở
đời Tống thôi mà đã có trên 142 tập thi thoại khác nhau. Điều đó cho thấy
19


Trung Quốc là một đất nước có bề dày lịch sử về văn hóa văn học, thể loại văn
học đa dạng phong phú. Ở Việt Nam cũng có một số người viết theo thể loại
này, song nhìn chung không nhiều, chỉ là con số khiêm tốn. Chúng ta có thể bắt
gặp thể loại này ở Thương Sơn thi thoại của Tùng Thiện Vương, Chương Dân
thi thoại của Phan Khôi, Úc Viên thi thoại của Đông Hồ, Trường Xuyên thi
thoại của Quách Tấn hay Chuyện thơ của Hoài Thanh... Mục Sổ tay người yêu
thơ trên báo thực chất cũng là một thứ thi thoại. Nói đến thể loại này thì không
thể không nhắc đến Hồ Nguyên Trừng, một nhà quân sự tài ba, một tài năng
văn chương đặc sắc của nhà Hồ, tác giả của Nam Ông mộng lục . Có thể nói,
người đầu tiên viết thi thoại ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Và cũng có thể
thấy rằng thể loại thi thoại của nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống
thi thoại Trung Hoa.
Thi thoại là thể loại phê bình thơ mang tính chất tùy bút, “nhàn đàm”
về thơ. Chu Ngạn thi thoại (Nam Tống) viết: “ Thi thoại là thể loại chuyên
phân định cách viết câu thơ, tập hợp tài liệu cổ kim, ghi nhận đức độ, chép
lại chuyện lạ, đính chính những chỗ sai lầm”. Thể loại này cho phép nhà
bình thơ có thể bình luận tự do, không gò bó vào một khuôn khổ nào, từ
thẩm bình một câu, một chữ, đến bàn luận một vấn đề hệ trọng của văn học,
dài ngắn tùy ý.
2. Những thi thoại trong Nam Ông mộng lục
Trong Nam Ông mộng lục, người đọc không chỉ bắt gặp những thiên văn
xuôi theo kết cấu của truyện kí, những thiên tự sự như là những truyện truyền
kỳ, quái, dị, những giai thoại về cuộc sống, về nhà vua, nhà sư, thầy thuốc, đạo
sĩ... mà chúng ta còn bắt gặp những thiên mang tính chất như là những thi thoại
văn học. Thể loại thi thoại trước Hồ Nguyên Trừng chưa hề xuất hiện và sau

ông cũng không có nhiều người quan tâm. Có thể nói người mở đầu cho thể tài
thi thoại Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Trong Nam Ông mộng lục, ông đã
dành cho thể này 13/31 thiên, chiếm tỉ lệ gần 42%, một con số không nhỏ chút
nào. Nhân vật của các thi thoại của Hồ Nguyên Trừng đủ mọi tầng lớp, có
người làm vua (như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông), có người làm quan
20


(như Trần Nguyên Đán), có người thuần túy là Nho sĩ (như Ái Sơn, Sầm Lâu).
Và đặc biệt trong số đó có người xuất thân trong quân ngũ (như Phạm Ngũ
Lão, Mạc Kí). Có thể nói hơn 10 thiên ở cuối tác phẩm có tính chất là những thi
thoại, những đoạn bình luận thơ ca là nội dung thứ hai bên cạnh nội dung viết
về người thật việc thật của Nam Ông mộng lục. Những thi thoại của Nam Ông
mộng lục ít nhiều có phong vị đặc sắc và những lời bình luận thi ca của ông tuy
ít ỏi nhưng cũng không kém phần đặc sắc.
Trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng có những thi thoại ghi
chép, kể về sự ra đời của một bài thơ, những câu thơ hay, những tài hoa của thi
nhân thời Lý- Trần. Bài thơ của Trần Thánh Tông trong thiên 18 Thơ Điệp tự:
Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Một chục tiên châu, đây một châu
Trăm bộ sênh ca, chim trăm giọng,
Nghìn hàng tôi tớ, quất nghìn cây
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước đượm thu lồng trời đượm thu.
Bốn biển đã trong, bụi đã sạch
Cuộc đi chơi năm nay hơn cuộc đi chơi năm xưa.[6, 95].
được tác giả sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường. Còn bài thơ
trong Thơ xứng chức Tể tướng được Trần Nghệ Tông sáng tác khi ông mới
nhận chức Tể tướng:
Lão Tể tướng nước An Nam không thạo làm thơ,

Ngồi suông trước chén vàng tiễn khách ra về.
Núi Tản Viên cao, dòng Lô Thủy biếc,
Vời trông theo cò sứ bay vào năm thức mây.[6; 107]
Thiên 19 Ý thơ tươi mới là câu chuyện về bài thơ vịnh mai của Trần Nhân
Tông. Còn bài thơ của Giới Hiên (trong thiên 22 Thơ dùng câu hay của người
xưa) thì lại ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Trong tông thất nhà Trần có người
hiệu Sầm Lâu, 17 tuổi đã nổi tiếng là người làm thơ hay, nhưng không may mất
sớm khi tuổi tròn 27. Ông để lại cho đời tác phẩm Sầm Lâu tập. Giới Hiên cũng
21


là người có tiếng về thơ, rất ái mộ Sầm Lâu, và khi đi qua mộ Sầm Lâu bên bờ
sông Ô Diên, ông đã làm thơ truy điếu Sầm Lâu:
Bình sinh ân hận không được biết Sầm Lâu
Nay mỗi lần đọc thơ còn lưu lại là một lần gật đầu thán phục
Tơi nón Ngũ Hồ vinh hơn mang ấn tín,
Dâu gai mấy mẫu thắng cả được phong hầu
Lời ấy thế gian ai nói nổi,
Văn này muôn thuở qua rồi thôi
Muốn rót chén rượu tế hồn thơ, nhưng biết là đâu tá?
Khói sóng muôn khoảnh làm cho người nhớ sầu [6, 103]
Những câu thơ đẹp của những người nổi tiếng như Ái Sơn, Giới Hiên
cũng được Hồ Nguyên Trừng lưu giữ và trải ra trên trang sách. Những thi thoại
trong Nam Ông mộng lục đều mang tính chất tùy bút, nhàn đàm về thơ để ghi
nhận đức độ của người làm thơ, tập hợp tài liệu kim cổ, thẩm bình câu chữ…
Những lời thẩm bình của Hồ Nguyên Trừng trong Nam Ông mộng lục khá đặc
sắc, tự do, không bị gò bó bởi một khuôn khổ nào. Hồ Nguyên Trừng rất tâm
đắc với cách sử dụng từ ngữ tinh tế, cách sắp xếp câu tứ bài thơ chặt chẽ của
Trần Thánh Tông. Và không quên ghi nhận đức độ thanh cao của Thánh Tông.
Với những bài thơ của Trần Nhân Tông thì Hồ Nguyên Trừng lại đưa vào lời

bình của mình một loạt tính từ tao nhã: “Cái tươi mới, chắc khỏe ở đây vượt xa
khuôn khổ người thường. Vì quốc quân nghìn xe mà hứng cảm như vậy, ai bảo
người ta khi cùng khổ thì thơ mới hay?...Ở đây có cái trong trẻo tuyệt vời, một
màu bát ngát, tình thơ thanh thoát, ý thú siêu thuần”.[6; 96 - 97]. Những bài
thơ của các vua quan thời nhà Trần được Hồ Nguyên Trừng ghi chép lại theo
trí nhớ quả là những áng thơ hay, đặc sắc, giàu giá trị. Những thi thoại trong
Nam Ông mộng lục không đơn thuần chỉ là sự bảo lưu hay kể vè những câu
thơ, bài thơ tuyệt tác, nêu lên những quan niệm chính kiến về chân, thiện, mĩ
mà còn bộc lộ được cảm quan nghệ thuật một cách khái quát và chân thực của
Hồ Nguyên Trừng, cho thấy các vị vua và quan đại thần của nhà Trần vừa kinh
bang tế thế vừa là những thi bút điểm tô cho làng văn đất Việt.
22


Nam Ông mộng lục đã lưu giữ cho chúng ta ít nhất 20 bài thơ, trong đó có
19 bài thơ thuộc về thời nhà Trần, 1 bào thơ thuộc về thời nhà Lý và hai tập thơ
(tập thứ nhất Đại hương hải ấn của Trần Nhân Tông và Sầm Lâu tập của Sầm
Lâu) thuộc thời nhà Trần. Trong số 20 bài thì có 8 bài thơ là sáng tác của
những vị vua: Vua Trần Thánh Tông 1 bài, Trần Minh Tông 1 bài , Lý Thái
Tông 1 bài, Trần Nghệ Tông 2 bài, Trần Nhân Tông 3 bài. Còn lại 12 bài thơ
thì đều là sáng tác của các quan và Nho sĩ đời Trần: Trần Nguyên Đán 2 bài,
Nguyễn Trung Ngạn 2 bài, Ái Sơn 2 bài, còn lại mỗi người một bài là Phạm
Mại, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công, Hồ Tông Thốc, Mạc Ký, Lê Quát. Thơ ca
đời Trần còn lại tới ngày nay không nhiều, bởi thế 20 bài thơ trong Nam Ông
mộng lục mà Hồ Nguyên Trừng thu thập, lưu giữ, ghi chép kể lại là một tài sản
vô cùng quý giá. 20 bài thơ được viết với nhiều thể thơ như tứ ngôn (1 bài),
ngũ ngôn (3 bài), lục ngôn (1 bài), thất ngôn (15 bài). Trong đó thể thơ lục
ngôn là thể thơ rất hiếm ở Việt Nam. Chúng ta ít gặp bài thơ nào như bài thơ
của Mạc Ký, một bài thơ viết theo lối thơ lục ngôn, loại tứ tuyệt:
Ven sông hoa mai nở trắng,

..Đầu thuyền mưa bụi lây rây.
Cuối đông khách về phương Bắc,
Một chèo ngài trở lại Nam. [6; 110]. Đúng là một sáng tác độc đáo đầy
giá trị.
Những câu chuyện thi thoại là một mảng hiện thực rất đẹp của cuộc sống.
Nó có giá trị góp nhặt cho rừng hoa văn học dân tộc thêm nhiều màu sắc. Về
phương diện này đã giúp cho người đọc nhận diện trong thể ký có sử dụng các
hình thức như ký cự, ký người và ký thơ, góp phần làm rõ hình thức nghệ thuật
của Nam Ông mộng lục.

23


CHƯƠNG 2

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT CỦA
NAM ÔNG MỘNG LỤC
I. Kiểu nhân vật sử truyện
1 . Khái niệm sử truyện, nhân vật sử truyện
Ngày xưa khái niệm văn học còn rộng nên đã có tình trạng văn sử “bất
phân”. Các tác giả viết sử ít nhiều đều chú ý tới nghệ thuật viết văn và vì vậy
văn chép sử vẫn đậm màu sắc văn học,có giá trị văn học rất cao.Dùng văn chép
sử là hiện tượng phổ biến trong thời trung đại. Các tác giả đã sử dụng nhiều thể
loại khác nhau để viết sử, chép sử, ghi sử nếu như Đại Nam quốc sử diễn ca
viết bằng thể thơ lục bát.Cả lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc được gói gọn
trong hơn hai nghìn câu thơ, thì Nam triều công nghiệp diễn chí được Nguyễn
Khoa Chiêm viết bằng thể tiểu thuyết chương hồi. Đó là cuốn tiểu thuyết
chương hồi đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm phản ánh quá trình hình thành
Nam Triều gắn với công lao sự nghiệp của các chúa Nguyễn từ Nguyễn Hoàng
đến Nguyễn Phúc Tần.Còn Thượng kinh kí sự , Nam Ông mộng lục lại là chép

sử dưới hình thức truyện .
Thông thường thì có 2 cách chép sử .Nếu như biên niên là cách chép
sử theo trình tự thời gian các sự kiện , nhân vật ... thì sử truyện lại viết về từng
nhân vật không theo trình tự thời gian. Chép sử dưới hình thức truyện nên càng
đậm tính văn học. Vẻ đẹp quá khứ, hình ảnh của mỗi dân tộc đều được chạm
khắc trong những trang sử.Và chúng ta có quyền tự hào về dân tộc mình với
lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, với những chiến công oanh liệt
chống giặc ngoại xâm, những vị vua sáng tôi hiền, những con người đẹp đức tài
giỏi , những truyền thống và phong tục đẹp ... Lịch sử luôn để lại dấu ấn trong
lòng thời gian và trong tâm thức con người Việt Nam.Phải chăng có được điều
đó là nhờ một phần nào vào sự góp phần của các nhà chép sử qua những “sản
phẩm ” của họ. Ghi chép lịch sử là những ghi chép những sự kiện, nhân vật có
thật đã diễn ra ở quá khứ. Có thể ghi chép theo trình tự thời gian như cách chép
24


sử biên niên hay không theo trình tự thời gian như sử truyện. Bộ chính sử lớn
của nước Đại Việt thời cổ, do Ngô Sỹ Liên nhà sử học thế kỷ XV biên soạn là
bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Đây là một bộ sử biên niên, soạn sử nước nhà theo
quan điểm chính thống, đánh giá người và việc theo tiêu chuẩn đạo đức. Nho
gia nhằm mục đích giáo huấn.Tinh thần dân tộc thể hiện ở ý thức cao về quyền
quốc gia độc lập, về chủ quyền, lãnh thổ, cương vực thống nhất, toàn vẹn, ở
quan niệm rạch ròi về nòi giống, niềm tự hào về quá khứ mạnh mẽ của dân
tộc... Còn một số tác phẩm khác như Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút,
Nam Ông mộng lục thì các tác giả đều sử dụng phương pháp sử truyện.Với
những gì đã chứng kiến và nhớ được, các tác giả đã ghi chép lại. Những sự
kiện, nhân vật được đề cập đến đều được ghi lại một cách ngẫu nhiên không
theo trình tự thời gian.Tang thương ngẫu lục gồm 90 mẫu chuyện nhỏ, hầu hết
là những chuyện xảy ra dưới đời Lê Mạt. Một số lớn truyện ghi chép những
giai thoại về các nhân vật lịch sử, sĩ phu (Nguyễn Đăng Cảo, Nguyến Công

Hãng ...); danh nhân văn hóa (Đặng Trần Côn, Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều ).
Ngoài ra một số truyện miêu tả cảnh sinh hoạt trong phủ Chúa. Qua đó thực
trạng xã hội Việt Nam dưới thời Lê Mạt được lộ rõ, sự bạc nhược sa sút của
một tập đoàn phong kiến được phơi bày. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ
gồm 80 mẩu chuyện nhỏ ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời
Tây Sơn. Một mảng trong Vũ trung tùy bút viết về phong tục và sự biến thiên
của nó qua thời đại. Qua việc ghi chép các đồi phong bại tục của xã hội Việt
Nam thời Lê Mạt, và cảnh xa hoa của phủ Chúa, tác phẩm đã nói lên được thực
trạng xã hội đương thời. Như vậy dấu ấn lịch sử xã hội các triều đại in đậm rất
rõ trong các tác phẩm văn học trung đại. Nó được phản ánh rất rõ qua những
ghi chép cụ thể sát thực của các tác giả. Nhân vật sử truyện là những con người
đã được ghi tạc vào lịch sử. Nhân vật sử truyện khá phong phú, thuộc nhiều
tầng lớp khác nhau.
Khi viết truyện về lịch sử thì hẳn các tác giả đã luôn mang trong mình
nỗi ưu tư về chút ít dấu vết cũ không còn, họ tự thấy rằng mình phải có trách
nhiệm viết ra và kể lại những gì chứng kiến được, những gì biết được. Các tác
25


×