Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Cảm hứng tương liên bất tại đồng trong thơ chữ hán nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.75 KB, 46 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Lời cảm ơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn Trờng Đại học Vinh đã ân cần giảng dạy, đào tạo chúng em trong suốt thời
gian qua, khoá học (2002 - 2006).
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Thạch Kim
Hơng đã trực tiếp, tận tình giúp đỡ hớng dẫn em hoàn thành khoá luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này với sự cố gắng nổ lực của bản
thân, nhng do khả năng còn nhiều hạn chế nên khoá luận chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Kính mong đợc sự góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn bè gần xa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Vinh, 5/2006.
Phan Thị Vinh.

1


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Phần mở đầu
1. Mục đích yêu cầu:
1.1. Mục đích:
Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào dân tộc Việt Nam, là danh
nhân văn hóa thế giới. Nói đến Nguyễn Du ngời ta thờng nghĩ ngay đến


Truyện Kiều, bởi giá trị bao trùm đặc sắc nhất của tác phẩm là tấm lòng
nhân ái bao la của nhà văn. Truyện Kiều là một tác phẩm văn học đã đợc
dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đợc nhiều bạn đọc đón nhận và yêu
mến. Truyện Kiều đợc xem nh là một món ăn tinh thần trong lòng mỗi
độc giả Việt Nam.
Song, Nguyễn Du không chỉ có Truyện Kiều mà ông còn có 3 tập
thơ chữ Hán với 249 bài. Thơ chữ Hán Nguyễn Du mang dấu ấn rất riêng, rất
độc đáo về một thế giới nội tâm phong phú. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm,
một tâm sự đầy u uất ẩn chứa trong đó là một tấm lòng yêu thơng nhân ái
bao la.
Thế nhng, thế giới nội tâm phong phú ấy, vẫn còn nhiều bí ẩn đối với
sinh viên nh chúng tôi. Và đây là cơ hội, là thử thách để chúng tôi khám phá,
tìm hiểu, nghiên cứu về con ngời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
một tác giả văn học lớn đợc hàng triệu con tim yêu mến.
Khám phá thế giới bí ẩn trong văn học trung đại là một việc hết sức
khó khăn. Trong các công trình nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam hiện
nay đã có khá nhiều bài viết về cảm hứng nhân văn trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du, nhng cha có một công trình nào đợc nghiên cứu một cách cụ
thể, trực tiếp và toàn diện về cảm hứng tơng liên bất tại đồng. Với sinh
viên nh chúng tôi, thực hiện đề tài này là một bớc tập duyệt và cũng là một
cơ hội để chúng tôi đợc bộc lộ những suy nghĩ của mình, đợc đóng góp thêm
một phần nhỏ tiếng nói của mình trong hàng trăm tiếng nói lớn để hiểu thêm
về con ngời Nguyễn Du và đặc biệt là hiểu thêm về cảm hứng tơng liên bất
tại đồng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Là một giáo viên văn học tơng lai, việc đi sâu nghiên cứu tác phẩm
của Nguyễn Du sẽ giúp chúng tôi có thêm kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết
để sau này giảng dạy tốt hơn.
1.2. Yêu cầu:

2



Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Để đề tài phát huy đợc tác dụng và ý nghĩa thực tiễn, trong quá trình
làm luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày có hệ thống cảm hứng tơng
liên bất tại đồng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng là một đề tài văn học mới nên khi
tìm hiểu phải cắt nghĩa một cách rõ ràng, cặn kẻ để tránh trình trạng hiểu sai
khái niệm, tránh hiểu đồng nhất giữa cảm hứng tơng liên bất tại đồng với
cảm hứng nhân văn và cảm hứng nhân đạo.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Giới thiệu các công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn
Du.
Về thơ chữ Hán Nguyễn Du cho đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu nh sau:
- Hoài Thanh - Tâm tình Nguyễn Du, qua một số bài thơ chữ Hán
Tạp chí văn nghệ Tháng 3/1960.
- Trơng Chính Một vài ý kiến về tập thơ chữ Hán Nguyễn Du
Nghiên cứu về văn học số 8/1962.
- Nguyễn Huệ Chi - Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong
thơ chữ Hán Tạp chí văn học Tháng 11/1966.
- Xuân Diệu Con ngời Nguyễn Du trong thơ chữ Hán Trong
Thi hào dân tộc Nguyễn Du NXB văn học Hà Nội 1966.
- Đào Xuân Quý Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán Báo
văn nghệ tháng 11/1966.
- Mai Quốc Liên - Thơ chữ Hán Nguyễn Du trong Nguyễn Du toàn
tập (tập 1) NXB văn học Hà Nội -1996.

- Trơng Chính - Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán trong
Tuyển tập Trơng Chính NXB văn học Hà Nội 1997.
- Lê Đình Kỵ Nguyễn Du qua thơ chữ Hán trong phê bình
nghiên cứu văn học NXB Giáo dục Hà Nội 1999. Dới đây chúng
tôi xin điểm qua một số ý kiến:
Trong Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán
Giáo s Nguyễn Huệ Chi viết: Thơng nhau không cứ ở những chổ giống
nhau Câu thơ đó mới thực sự là cái tôi trữ tình của Nguyễn Du. Bản thân
ông là một vị quan, lại xuất thân trong gia đình một vị tể tớng, điều ấy đã là
khoảng cách rõ ràng riêng biệt với ngời khác. Song trong tiềm thức của
Nguyễn Du, dù không giống nhau nhng lại cứ thơng nhau. Rõ ràng đó

3


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

đã là phơng châm sống của Nguyễn Du, một nhận thức thẫm mỹ mà khi
chuyển thành sáng tác nghệ thuật, nó sẽ tạo nên phần chủ yếu của t tởng
nhân đạo cao quý của Nguyễn Du. (1)
Trong tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán Hoài Thanh viết:
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu
Chí hữu xấu tích vô sung phì
(Kìa hồn không thấy mấy trăm châu ở Hồ Nam
Toàn xơ xác gầy còm không một ngời nào béo tốt)
Chính do một tấm lòng yêu thơng vô hạn đối với con ngời mà Nguyễn
Du hết sức căm giận bọn bất nhân ngang nhiên chà đạp lên kiếp sống ngời
ta.(2)

(1) Nguyễn Huệ Chi Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán Tạp chí Văn học
11/1966
(2) Hoài Thanh Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán tạp chí văn nghệ tháng 3/1960

4


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Đồng thời cũng gắn liền với cái nhìn đau xót của Nguyễn Du trớc quần
chúng nhân dân lao khổ sống giữa bọn Nhai thịt ngời ngọt xớt nh đờng.
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói: với bài Thái Bình mại ca giả (Ngời
hát rong ở châu Thái Bình) và Sở kiến hành (Những điều trông thấy) thì
Nguyễn Du đã đặt ngón tay vào tận trong vết thơng lỡ loét của xã hội.
Bài Sở kiến hành là nổi lòng đau đớn của Nguyễn Du khi trong thấy
cảnh mẹ con ngời hành khất xin ăn dọc đờng, còn bọn quan lại thì rợu thịt
thừa mứa ngời thừa cứ đổ xuống sông, ngời chết đói mò ăn không đợc(1).
Không chỉ đau xót trớc những cảnh đời đói khổ nữa mà những ngời ấy,
những số phận ấy đã gắn bó với chính cuộc đời Nguyễn Du nh họ là một
phần trong ông vậy. Bởi vậy Xuân Diệu đã viết: Chính thơ chữ Hán chứa
đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân tâm tình, suy nghĩ của
Nguyễn Du(2).
Nhà thơ không chỉ hớng ngòi bút phanh phui hiện thực xã hội phong
kiến thối nát mà còn hớng đến những con ngời lao động khổ cực nh Nguyễn
Huệ Chi đã từng nói: trên con đờng gập ghềnh bụi bay mờ mịt của đời
ông, cõi lòng nhà thơ vẫn mở ra để đón lấy mọi niềm vui, nổi buồn của con
ngời và tạo vật quanh mình. Ông thơng cho cái kiếp một con ngựa già bị
ruồng bỏ, ông tiếc một bông hoa rụng, ông đau xót khôn nguôi trớc cái chết

của một ngời đào hát, ông thấu hiểu tâm trạng Vờn da quê nhà của ngời đi
lính, ông gắn bó với cả ngời phu xe bắt gặp một thoáng trên đờng đi sứ của
mình:

(1) Xuân Diệu con ngời Nguyễn Du trong thơ chữ Hán trong Thi hào Nguyễn Du NXBVH Hà Nội 1966
(2) Xuân Diệu các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 1) NXB Văn học Hà Nội 1981

5


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Hà xứ thôi xa hán?
Tơng khan lục lục đồng
(Anh đẩy xe kia ở đâu ta nhỉ?
Nhìn nhau thấy vất vả nh nhau)
(Hà Nam trung khốc thử) (1).
ở thi hào Nguyễn Du ta còn thấy một điều lớn hơn nữa ấy là những
suy nghĩ mong đợi của nhà thơ về con ngời, về xã hội là cái nhìn phanh phui
đến trắc ẩn về những biến động của cuộc đời diễn ra trớc mắt ông. Khác với
tác phẩm khác, thơ chữ Hán Nguyễn Du là một cách đặt vấn đề trực tiếp về
số phận của mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại mà
nhất là thời đại ông đang sống
Gắn bó với cuộc sống và nhìn sâu vào lịch sử, Nguyễn Du còn đặc
biệt xót thơng cho một loại ngời có tài có tình. ấy là những nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng trác tuyệt mà cuộc đời trãi muôn vàn bất hạnh, là những bậc anh
hùng hào kiệt thất thế, là những ngời phụ nữ có sắc đẹp nghiêng nớc,
nghiêng thành phải chịu số phận buồn thảm(2).

2.2. Nhận xét đánh giá:
Nhìn chung, những ý kiến trên đã phần nào nói đợc cảm hứng tơng liên
bất tại đồng thể hiện trong tập thơ chữ Hán Nguyễn Du, song các tác giả
cha đi vào nói rõ một cách cụ thể, có hệ thống. Nói nh vậy, không có nghĩa
là các nhà nghiên cứu không làm đợc điều đó. Vấn đề chúng tôi đặt ra đây là
họ không tự đặt ra cho mình nhiệm vụ nghiên cứu cảm hứng tơng liên bất
tại đồng nh một vấn đề chuyên biệt nhiệm vụ mà chúng tôi theo đuổi
trong tiểu luận này. Tuy nhiên, đây là những ý kiến quý bán tạo tiền đề
cho chúng tôi hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về cảm hứng tơng kiên bất tại
(1) Nguyễn Huệ Chi Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán tạp chí Văn học tháng
11/1966
(2) Nguyễn Huệ Chi Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán tạp chí văn học
tháng 11/1966

đồng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
2.3. Khẳng định lại ý nghĩa của đề tài:
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là
một cảm hứng chân thành, mãnh liệt, thể hiện rõ t tởng tình cảm của nhà thơ
với những kiếp ngời cùng khổ không cùng giai cấp, không cùng đẳng cấp.

6


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Đây là một đề tài hoàn toàn mới, nên việc đi sâu vào nghiên cứu là
một vấn đề hết sức khó khăn. Nhng đợc tìm hiểu, nghiên cứu về một tác gia
văn học lớn là một điều thú vị, có ý nghĩa lớn đối với những sinh viên khoa

văn nh chúng tôi.
Ngay trong thời đại ngày nay, khi đã đợc học, tìm hiểu và nghiên cứu
về Nguyễn Du, tâm hồn chúng tôi nh đợc tiếp thêm sức sống mãnh liệt. Khi
đi trên đờng gặp những ngời hành khất ăn xin chúng tôi không thể nào dững
dngVậy là, những vần thơ lấp lánh của Nguyễn Du đã đợc chúng ta luôn
ghi nhớ, nhắc đến và học tập
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tợng nghiên cứu:
ở đề tài này, chúng tôi lấy tập thơ Nguyễn Du toàn tập do Mai
Quốc Liên Nguyễn Quang Tuân Ngô Linh Ngọc Lê Thu Yến biên
soạn NXB Văn học Trung tâm nghiên cứu quốc học 1996 là đối tợng để nghiên cứu; trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu 3 tập tập thơ
chữ Hán của Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thơ chữ Hán Nguyễn Du đề cập đến nhiều vấn đề, nhng do yêu cầu
của đề tài, luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ
thể, xoay quanh cảm hứng tơng liên bật tại đồng trên cơ sở những biểu
hiện của nó trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng thể hiện tinh thần nhân văn, nhân
đạo cao cả của ngời nghệ sỹ khi sáng tạo nghệ thuật; Thông qua đó ta nhận
thấy đợc quan điểm nghệ thuật, thấy đợc t tởng tình cảm của nhà văn gữi
gắm. Do vậy, khi nghiên cứu, tìm hiểu về cảm hứng tơng liên bất tại đồng
trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng ta cần phải nhìn nhận trên nhiều
góc độ để phân tích khái niệm, phân tích thơ. Để thực hiện đề tài này chúng
tôi sử dụng các phơng pháp nh thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, đối
chiếu để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Đặc biệt, đây là một vấn đề văn học đã thuộc về quá khứ nên cần nhìn
nhận, nghiên cứu trên quan điểm lịch sử.

7



Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Phần Nội dung
Chơng 1: Cảm hứng nhân văn trong thơ sáng tác của Nguyễn Du
1.1. Giới thuyết khái niệm:
1.1.1. Cảm hứng:
Cảm hứng: trạng thái tình cảm mãnh liệt, đắm say gắn liền với một t tởng xác định, có tính chất sáng tạo, nảy sinh cao độ trong lòng các nhà văn,
nhà nghệ sỹ
Sách Từ điển Tiếng Việt NXB Khoa học Xã hội Hà Nội
1994 đa ra định nghĩa về cảm hứng với hai ý nghĩa:
. Cảm hứng: là xúc động trong lòng, sinh ra hứng thú.
. Cảm hứng: là luồng ý nghĩ t tởng, có tính chất sáng tạo, thờng đột
nhiên nảy sinh trong lòng nhà văn, nhà nghệ sỹ, trong trí tuệ ngời nghiên cứu
khoa học
Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên NXB Đà
Nẵng Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đã Nẵng 1995 cũng đa ra định
nghĩa về cảm hứng:
Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý đợc tập trung
cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tởng tợng, sáng tạo
hoạt động có hiệu quả. Nguồn cảm hứng của nghệ sỹ
Nh vậy, cảm hứng là trạng thái tâm lí, tình cảm mạnh liệt đợc thể hiện rõ
nhất, hiệu quả nhất ở những ngời nghệ sỹ trong sáng tạo nghệ thuật
1.1.2. Cảm hứng nhân đạo:
Cảm hứng nhân đạo thể hiện những cảm xúc, t tởng, tình cảm của ngời nghệ sỹ đối với con ngời và xã hội mỗi thời đại. Đó là tấm lòng yêu thơng
bao la của các nhà thơ, nhà văn đối với các tạo vật xung quanh mình. Cảm
hứng nhân đạo còn là tiếng nói tố cáo gay gắt xã hội bạo tàn đó

Thuật ngữ Cảm hứng nhân đạo rất quen dùng trong văn học. Theo
từ điển thuật ngữ văn học: thế giới đợc sáng tạo ra trong văn học nghệ
thuật là thế giới mà con ngời luôn luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực thù
địch để khẳng định mình, khẳng định quyền năng và sức mạnh của mình.
Đồng thời thể hiện khát vọng làm ngời mãnh liệt và cao đẹp của mình. Lòng
yêu thơng u ái đối với con ngời và thân phận của nó từ trớc đến nay vẫn là sự
quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sỹ trong cảm hứng sáng tạo
nghệ thuật.
1.1.3. Cảm hứng nhân văn:

8


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Trong cuốn chủ nghĩa nhân văn và nhân đạo Nhà xuất bản sự
thật 1996, Vônghin định nghĩa về chủ nghĩa nhân văn: chủ nghĩa nhân
văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức, chính trị bắt nguồn không phải từ
những cái gì siêu nhiên kỳ ảo, không phải từ những nguyên lý ngoài đời
sống của nhân loại; Mà đó là bắt nguồn từ con ngời tồn tại thực tế trên mặt
đất với những nhu cầu, những khát vọng, những khả năng trần thế và hiện
thực của nó. Và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải đợc phát
triển đầy đủ, đòi hỏi đợc thoả mãn.
Cảm hứng nhân văn trong tác phẩm của các nhà văn không chỉ là tấm
lòng yêu thơng con ngời, cảm thông, chia sẽ với những cuộc đời, số phận họ
tìm thấy sự đồng cảm. Mà còn thể hiện ở mức độ cao hơn, sâu hơn đó là sự
khám phá con ngời, đa những giá trị cao đẹp của con ngời đặt lên hàng đầu.
Cảm hứng nhân văn không chỉ thể hiện tình yêu thơng bênh vực con

ngời mà còn ca ngợi vẽ đẹp tài năng của những con ngời tài sắc trong xã hội.
Con ngời trong thời đại này họ đã ý thức đợc chính bản thân mình, đề cao
vấn đề cá nhân, cuộc sống trần tục và khát vọng tự do vợt ra ngoài khuôn
khổ lễ giáo phong kiến. Trong các tác phẩm thời kỳ này có các tác giả đã
giám đấu tranh chống lại thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, quyền
hạnh phúc của con ngời. Họ đứng trên lập trờng nhân sinh để lên án, tố cáo
những gì là phản nhân sinh.
Trong văn học trung đại, cảm hứng nhân văn không chỉ xuất hiện nh
một yếu tố, mà nó xuất hiện nh một trào lu. Hầu hết các tác phẩm văn học
chữ Nôm cũng nh chữ Hán ở giai đoạn này đều tập trung vào vấn đề con ngời, nhận thức con ngời và đấu tranh với mọi thế lực đen tối phản động của
chế độ phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con ngời.
1.1.4. Cảm hứng tơng liên bất tại đồng.
Tơng liên bất tại đồng tức là thơng nhau không phải ở chỗ giống
nhau. Con ngời không cùng giai cấp, địa vị, vị thế trong xã hội, nhng họ
vẫn yêu thơng nhau, gắn bó với nhau, cảm thông cho nhau, chia sẻ những
niềm vui nổi buồn cho nhau trong cuộc sống. Nhà thơ và đối tợng trữ tình
trong thơ ca là hai giai cấp, hai tầng lớp hoàn toàn khác nhau, nhng họ vẫn
thơng yêu, đồng cảm với nhau.
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng thể hiện tinh thần nhân văn cao cả
tồn tại trong lịch sử văn học Việt Nam ở mỗi thời kỳ, mỗi chặng đờng đều
khác nhau, cuộc sống của con ngời mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Nhng

9


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

nhìn chung thì ở bất cứ nơi đâu con ngời sống trong thời kỳ nào văn học

cũng phản ánh rõ cảm hứng này vì trong mỗi nhà văn đều có tấm lòng nhân
ái và tình yêu thơng sâu sắc bao la. Đồng thời thể hiện rõ thái độ phê phán,
tố cáo và niềm căm phẫn khôn nguôi của các nhà văn trớc thực trạng xã hội
phong kiến bạo tàn.
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng không đơn giản chỉ là khái niệm
đạo đức đơn thuần mà ở đó còn thể hiện đợc cái tâm của ngời nghệ sỹ thể
hiện cách nhìn nhận đánh giá về cuộc sống con ngời ở mỗi nhà văn.
1.2. Cảm hứng tơng liên bất tại đồng trong Truyện Kiều và
Văn chiêu hồn.
1.2.1. Truyện Kiều.
Trong Truyện Kiều ta thấy Nguyễn Du thơng xót nh thế nào đối với
những kiếp ngời bị đày đạo phủ phàng. Truyện Kiều là tác phẩm văn học u
tú nhất trong kho tàng văn hoá dân tộc. Tác phẩm không chỉ là kiệt tác của
một thiên tài văn học mà đó là một tập đại thành của văn học Việt Nam
trung đại.
Truyện Kiều đề cao số phận con ngời, đặc biệt là những con ngời
thuộc tầng lớp Trung Lu trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là Thuý Kiều.
Tác phẩm ngoài những giá trị về nghệ thuật - đó là sự kết hợp hài hoà tinh
hoa nghệ thuật văn học dân gian Việt Nam và văn chơng bác học phơng
Đông cổ điển tạo nên những vần thơ hài hoà mang đầy ý nghĩa sâu xa và
những giá trị nhân văn cao cả. Tác phẩm không chỉ ca ngợi vẽ đẹp của ngời
phụ nữ, tài năng của cá nhân con ngời trong xã hội cũ mà còn đề cao khát
vọng làm ngời, khát vọng đợc yêu thơng, đợc hởng hạnh phúc thông qua
nhân vật Thúy Kiều một ngời tài sắc vẹn toàn vậy mà cuộc đời cứ xô đẩy,
nhấn chìm nàng xuống đáy xã hội. Nguyễn Du đã đề cao giá trị của ngời phụ
nữ với quan điểm thẩm mĩ độc đáo về đạo đức. Ông đã đa ra mẫu ngời bị xã
hội dồn lên đầu tất cả những nhục nhã, ê chề mà ngời phụ nữ thời trớc phải
chịu đựng, nhng cũng chính ngời phụ nữ ấy trong cuộc đời cay đắng vẫn giữ
đợc đạo làm ngời, vẫn bảo vệ đợc nhân phẩm của mình. Nhà thơ đã rất thơng
yêu và rất cảm thông cho thân phận nàng Kiều. Bởi hơn ai hết là một ngời

nghệ sỹ lại đợc chứng kiến những bất công ngang trái ấy nên Nguyễn Du đã
thốt lên trong mở đầu tác phẩm là:
Trăm năm trong cõi ngời ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

10


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du đã rất xót xa cho cuộc đời bãi bể nơng dâu. Chính ông đã
chứng kiến cõi ngời ta ấy và đã trãi qua tất cả cho nên ông nh là một
chứng nhân lịch sử của thời đại bấy giờ. Vì thế, ông có một niềm cảm thông
mãnh liệt với những kiếp ngời, kiếp đời bất hạnh, khổ đau
Tác phẩm Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du, thể hiện rõ
lòng xót thơng chân thành, đằm thắm của nhà thơ với những kiếp ngời tài
hoa nhng bạc mệnh. Bên cạnh đó, cũng là tiếng nói đanh thép tố cáo xã hội
phong kiến tàn ác, chà đạp lên thân phận con ngời mà đặc biệt là ngời phụ
nữ trong xã hội bạo tàn, loạn ly
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh vẫn là lời chung
(Truyện Kiều)
1.2.2. Văn chiêu hồn:
Trong Văn chiêu hồn Nguyễn Du đã cho ta thấy những cảnh đời
nheo nhóc hiện ra nh thế nào dới ngòi bút tinh tế của nhà thơ. Ông đã đi sâu

vào trong đời sống cay cực của con nhà kẻ khó, đói khổ nhất trong xã hội để
ông thấu hiểu đợc nổi khổ đau tận cùng cuả họ và cảm thông, chia sẽ cùng
họ.
Nguyễn Du thuộc tầng lớp quý tộc mà trong thơ ca lại có mối đồng
cảm thắm thiết với những kiếp ngời vốn thuộc giai cấp khác. Điều này ta
thấy rõ trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du có nhịp gợi lên những hình ảnh
đau xót của thời đại ông. Có những ngời ở tầng lớp trên, nhng đa số là những
ngời là những ngời ở tầng lớp dới.
Trong tầng lớp trên thì lòng thơng của ông dành cho những ngời chân
yếu tay mềm, đang sống trong cảnh màn loan trớng huệ bổng chốc bơ vơ
nh chiếc lá giữa dòng. Nguyễn Du đặc biệt đi sâu vào tầng lớp dới để miêu tả
tỉ mĩ, chân thực nổi khổ của ngời dân. Trong tầng lớp dới thì có thể nói là đủ
mặt từ ngời học trò đau ốm dọc đờng không ai thuốc thang nuôi uống, đến
khi chết phải liệm sấp chôn nghiêng; những ngời buôn bán làm ăn đi mành
đi giã, hoặc nghèo khổ hơn; những ngời đi lính phải bỏ việc nhà mà đi gánh
việc quan sống cảnh nớc khe cơm vắt; những ngời giang hồ vì miếng ăn
mà phải lỡ làng một kiếp; những ngời ăn mày nằm cầu gối đất; những

11


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

ngời bị tù oan; những em tiểu nhi tấm bé vừa ra đời không đợc chăm sóc
nên phải chết yểu
Kìa những đứa tiểu nhi tấm be
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra

U ơ tiếng khóc thiết tha não lòng
(Văn chiêu hồn)
Cảnh ngộ của những em bé bất hạnh này đã trở thành một bi kịch lúc bấy
giờ. Trong văn chiêu hồn, một nữa nhà thơ tả cảnh lẻ loi, đói khổ của họ
trong cõi âm, nhng một nữa thì nhà thơ tả cảnh vất vả, lận đận của họ khi
còn trên dơng thế. Bài văn tế này đọc lên không biết cô hồn nghe có đợc an
ủi phần nào không, nhng chúng ta nghe thì càng thấy căm thù cái xã hội
phong kiến bạo tàn. Dù là hoàn cảnh nào, Nguyễn Du cũng xót thơng cho
những kiếp ngời cơ cực không nơi nơng tựa này. Tấm lòng nhân ái bao la
của thi hào Nguyễn Du nh là điểm tựa cho những con ngời ấy sống dựa vào
nhau:
Thơng thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê ngời
Nh vậy, tất cả những kiếp ngời đó, tuy mỗi ngời một nghiệp khác
nhau, nhng chết đi chỉ còn lại một lũ cô hồn thất thễu thở đau dới đất, ăn
năm trên sơngVà tấm lòng của Nguyễn Du càng nhói đau, khắc khoải:
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
Hoặc là nơng ngọn suối chân mây
Hoặc là điếm cỏ, bóng cây
Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ
Hoặc là nơng thần tu phật tử
Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không
Hoặc là gò đống, hoặc vùng lau tre

12


Luận văn tốt nghiệp


Phan Thị Vinh

Chơng 2: Cảm hứng tơng liên bất tại đồng trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du
2.1. Bất tại đồng:
Thơ chữ Hán là một bộ phận quan trọng trong sáng tác của Nguyễn
Du, đợc ông sáng tác liên tục bắt đầu từ những ngày chạy loạn Tây Sơn về
sống ở Thái Bình cho tận đến những ngày cuối cùng ông làm quan ở kinh
Thành Huế với nhà Nguyễn.
Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, ngời ta nhận thấy ở nhà thơ có một tấm
lòng nhân ái bao la đối với những kiếp ngời, kiếp đời đau khổ. Đó là tấm
lòng của một ngời nghệ sỹ đối với những tạo vật xung quanh mình, đối với
những con ngời và xã hội thời ông đang sống. Điều đáng quý nhất, đáng trân
trọng nhất ở Nguyễn Du trong thơ chữ Hán, đó là tấm lòng nhân ái của nhà
thơ luôn hớng về những ngời dân lao động nghèo khổ. Mặc dù giữa nhà thơ
và những ngời dân cùng khổ ấy có sự cách biệt sâu xa giữa hai giai cấp, hai
tầng lớp hoàn toàn trái ngợc nhau. Một bên là thuộc tầng lớp quý tộc giàu
sang, một bên là thuộc tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ, một bên là
quan quân của triều đình và một bên là những ngời dân vô tội. Sự khác biệt
này trớc hết ở hoàn cảnh xuất thân.
Nhà thơ xuất thân trong một gia đình quan lại quý tộc lâu đời và có
thế lực bậc nhất dới thời vua lê Chúa Trịnh. Sinh ra và lớn lên trong dinh thự
tráng lệ của gia đình, ở phờng Bích Câu, Thăng Long, Hà Nội. Nguyễn Du
đã đợc sống những năm tháng vàng son tơi đẹp nhất của thời niên thiếu. Cha
là Nguyễn Nghiễm làm quan Tể tớng dới triều Lê; mẹ là Trần Thị Tần, là vợ
thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình mà
cả cha và anh đều làm quan to trong triều đình, cuộc sống vật chất của ông
hẳn nhiên là sung túc, đầy đủ. Cái nguyên lý Một ngời làm quan cả họ đợc
nhờ trong xã hội phong kiến Việt Nam đã đợc phát huy tối đa qua hiện
trạng dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Nghiễm đã phấn đấu suốt cả cuộc

đời để đạt đến nấc thang danh vọng cao nhất và đem lại cho gia tộc một cuộc
sống giàu sang, vơng giả. Cuộc sống ấy đã đợc Nguyễn Hành cháu ruột
của Nguyễn Du nhớ lại trong Đồng xuân ngụ ký nh sau: Nhớ lại khi trớc,
nhà tôi một ông hai chú dự vào trong chính phủ ơn nớc dồi dào, các nơi
trong thành Bích Câu lâu đài san sát. Hàng ngày những ngời đi xe ngựa,
võng lọng đều chầu chực ở trớc cửa. Trong nhà, hạng nô bộc cũng đợc ăn

13


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

thịt, mặc áo gấm. Tôi là ngời sinh sau đẻ muộn cũng còn kịp trông thấy
những cảnh tợng ấy.
Gia đình Nguyễn Du vốn là gia đình khá điển hình của giới quý tộc
phong kiến ở Việt Nam vừa nổi tiếng về truyền thống khoa cử vừa nổi tiếng
về văn chơng. Dinh cơ bề thế, hoành tráng ở phờng Bích Câu là kết quả của
cả một đời phấn đấu làm quan của Nguyễn Nghiễm, ghi dấu tài năng và
công sức của ông đồng thời chứng tỏ danh thế của gia đình ông một gia
đình có vinh dự nhiều đời, nhiều ngời làm quan to, đợc thăng thởng liên tục.
Chuyện hai cha con Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản cùng làm to trong
triều đơng thời xa nay là hiếm có. Ngời địa phơng thờng đọc câu ca dao nói
về dòng họ này dòng họ Nguyễn Tiên Điền:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nớc, họ này hết quan
Khi con đờng hoạn lộ đã thành đạt, vinh hiển, mục tiêu giàu sang phú quý
không còn phấn đấu nữa thì cũng là lúc ngời đàn ông gia trởng có điều kiện
và có quyền tận hởng hạnh phúc. Với tám bà vợ và hai mốt ngời con, gia

đình Nguyễn Nghiễm là một điển hình của chế độ đa thê phong kiến. ấn tợng của Nguyễn Nghiễm đọng lại trong tâm trí Nguyễn Du đó là sự nghiệp
đồ sộ, lừng lẫy cùng với một phong cách mực thớc, chín chắn và kín đáo của
ông. Bên cạnh đó còn có hình ảnh ngời mẹ đã ân cần, dịu dàng dạy bảo
Nguyễn Du trong thời niên thiếu. Điều đó đã ảnh hởng rất sâu đậm trong
sáng tác của Nguyễn Du sau này.
Tơng lai của Nguyễn Du tởng nh đã trãi sẵn chiếu hoa để chờ ông bớc
lên, cuộc đời tởng nh một dòng suối êm đềm. Thế nhng con tạo trớ trêu đã
đoạ đày ngời phong vận. Mời tuổi mô côi cha và cha đầy ba năm sau
Nguyễn Du lại phải đội tang mẹ. Do anh em đồng mẫu cha có ai đến tuổi trởng thành để quán xuyến nên anh em Nguyễn Du phải chia nhau tới ở nhà
anh cùng cha khác mẹ, những ngời đã có sự nghiệp. Nguyễn Du đến ở với
gia đình Nguyễn Khản cho đến hết tuổi thiếu thời.
Nguyễn Khản là ngời nổi tiếng thông minh, học giỏi, thi đậu tiến sỹ
sớm và là ngời phong lu tài hoa rất mực. Ra làm quan cho nhà Nguyễn,
Nguyễn Khản đợc Trịnh Sâm giao tình thắm thiết. Lối sống quý tộc của ngời
anh cùng cha khác mẹ này đã có tác động rất lớn đến Nguyễn Du, dội mạnh
vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Trong Vũ Trung tuỳ bút của Phạm
Đình Hổ kể lại rằng: Nguyễn Khản là ngời ham thích hát xớng, gặp khi con

14


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

hát tang trở cũng cứ cho tiền bắt hát,không lúc nào bỏ tiếng tơ, tiếng trúc;
Khi có tang quan T đồ, ngày rỗi cũng cứ sai con hát đồ khúc ngâm thơ Nôm.
Bọn con em quý thích đều bắt chớc chơi bời, hầu nh thành thói quen.(1).
Hồi đó Nguyễn Du còn quá trẻ cha đủ khả năng đễ hiểu hết những cái sâu xa
từ những điều trông thấy. Sau này, khi bắt gặp những cảnh trớ trêu trên đờng

đời Nguyễn Du mới nhận ra.
Sự giàu sang, thịnh vợng của gia đình Nguyễn Du chứa đựng bên
trong nó những mâu thuẫn không thể điều hoà. Những mâu thuẫn đó diễn ra
âm thầm mà vô cùng mãnh liệt. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp có quan hệ
thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền, khi sợ mục cảnh sinh hoạt giàu sang của
gia đình Nguyễn Nghiễm đã cảnh báo mầm tai hoạ của gia đình này trong
một bài tán và một bài thơ. Khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ thì gia đình Nguyễn
Du càng sụp đổ theo nh là một lẻ tất yếu không thể tránh khỏi, kết thúc một
(1) Phạm Đình Hổ Vũ trung tùy bút NXB Văn hoá - Hà Nội - 1960

thời kỳ huy hoàng của gia đình Nguyễn Du. Từ đây trở đi, Nguyễn Du bị đẩy
ra giữa cuộc đời tủi nhục, đắng cay và ông không bao giờ còn đợc thấy lại
những năm tháng vàng son của gia đình nữa.
Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, phú quý, Nguyễn Du
hoàn toàn đối lập với những ngời dân cùng khổ những ngời sinh ra và lớn
lên trong những gia đình nông dân nghèo khổ, bần hàn, cơ cực nhất trong xã
hội phong kiến đơng thời. Cuộc sống của họ rất khó khăn, đói khổ, lúc nào
cũng thiếu thốn, không có đủ cái ăn, cái mặc, có lúc họ phải bỏ làng, bỏ quê
hơng đi tha phơng cầu thực để xin ăn nh mẹ con ngời hành khất trong Sở
kiến hành và ngời già mù loà phải đi xin ăn trong Thái Bình mại ca
giả. Tất cả họ đều là những nạn nhân của xã hội phong kiến bạo tàn, họ
luôn bị xã hội ruồng bỏ và đối xử rất thậm tệ, tàn nhẫn
ở Nguyễn Du và những ngời dân lao động cùng khổ còn có sự cách
biệt về địa vị xã hội. Không những sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu
sang mà bản thân Nguyễn Du còn là một vị quan lớn của triều đình. Ông làm
quan to, lên đến chức Chánh Sứ. Đây là sự khác biệt sâu xa giữa nhà thơ và
những ngời dân cùng khổ. Vậy mà ông luôn quan tâm và dành tình cảm u ái
cho họ. Khi bớc chân sang đất ngời - đất nớc Trung Hoa, một đất nớc mà lâu
nay Nguyễn Du cứ tởng là những ngời dân nơi đây luôn đợc ấm no, hạnh
phúc. Vậy mà trên đờng đi sứ ông lại bắt gặp những cảnh tợng đau đớn, xót


15


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

xa vô cùng. Nhà thơ không thể nào cầm lòng đợc trớc hình ảnh của những
ngời dân vô tội, đáng thơng. Đó là hình ảnh của một ông già mù dắt một em
bé đi hát rong và hình ảnh một ngời mẹ dắt ba đứa con đi ăn xin dọc đờng
phố Tất cả đều hiện ra trớc mắt Nguyễn Du, hoàn toàn đối lập với Nguyễn
Du, nhng đều đợc ông quan tâm, thơng xót. Với cơng vị là một ông quan
Chánh Sứ, trởng của đoàn thuyền sứ vậy mà tấm lòng Nguyễn Du luôn hớng
về những ngời dân vô tội để cảm thông, chia sẽ với những nổi đau khổ của
họ. Tấm lòng của nhà thơ dờng nh không phân biệt giàu sang, hèn nghèo mà
đó là một tình cảm xuất phát từ trái tim chân thành của một ngời nghệ sỹ với
một tâm hồn đa cảm. Nguyễn Huệ Chi đã từng nói: Bản thân ông là một vị
quan, lại xuất thân trong gia đình một vị Tể tớng, điều ấy đã là khoảng cách
rõ ràng riêng biệt với ngời khác. Song trong tiềm thức của Nguyễn Du dù
không giống nhau nhng lại cứ thơng nhau. Rõ ràng đó đã là ph ơng
châm sống của Nguyễn Du, một nhận thức thẩm mĩ mà khi chuyển thành
sáng tác nghệ thuật, nó sẽ tạo nên phần chủ yếu của t tởng nhân đạo cao
quý của Nguyễn Du. (1)
Nh vậy, một ngời thuộc tầng lớp quý tộc, giàu sang và làm quan lớn
trong triều đình mà tấm lòng nhà thơ luôn hớng về những ngời dân lao động
cùng khổ. Điều này rất hiếm thấy trong xã hội phong kiến đơng thời. Thế
nhng, đi sâu vào tìm hiểu con ngời Nguyễn Du ta thấy đợc tấm lòng nhân ái
bao la của nhà thơ luôn rộng mở, bao dung
2.2. Cảm hứng tơng liên.

2.1.1. Sự cảm thông sâu sắc và lòng xót thơng chân thành.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du đề cập về nhiều vấn đề, nhng nổi bật nhất
vẫn là tấm lòng thơng cảm của nhà thơ đối với những kiếp ngời, kiếp đời
cùng khổ. Tấm lòng nhân ái bao la ấy cho mãi đến ngày nay, làm ngời đọc
không thể nào dững dng đợc. Khi đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta lu
luyến nhất là những vần thơ thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Giáo s
Nguyễn Huệ Chi cũng có viết: Cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du sẽ chuyển sang một cấp độ mới khi nhà thơ hớng ngòi bút vào
một đối tợng miêu tả khác: những con ngời có số phận cơ cực, hẩm hiu nhất
trong xã hội. Về phơng diện này thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng thống nhất
với Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Thống nhất trớc hết ở cảm quan hiện
thực của nhà thơ. Hể cứ nói đến những kiếp ngời lầm than, lời thơ của
Nguyễn Du bao giờ cũng hàm chứa một nổi bức xúc làm ngời

16


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

(1) Nguyễn Huệ Chi Nguyễn Du và thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán- tạp chí văn học tháng
11/1966

đọc không thể dửng dng. Nguyễn Du không phải là ngời chỉ biết thu mình lại
trong những đau khổ cá nhân. Trên con đờng gập ghềnh bụi bay mịt mờ
của đời ông, cõi lòng nhà thơ vẫn mở ra để đón lấy mọi niềm vui nổi buồn
của con ngời và tạo vật xung quanh mình. (1)
Là nghệ sỹ, ai cũng có một tấm lòng, một tâm hồn nhng ở Nguyễn Du
nổi bật hơn ở chỗ là ngời thuộc tầng lớp, giai cấp hoàn toàn khác hẳn với

những ngời lao động cùng khổ, nhng nhà thơ vẫn có một tình cảm rất đặc
biệt với họ. Vì vậy, đọc thơ Nguyễn Du ta nghe chan chứa một tấm lòng
nhân ái bao la. Tấm lòng nhân ái ấy đã thôi thúc nhà thơ viết nên những
trang thơ hay nhất để sẻ chia, thông cảm với những nổi đau khổ của họ. Và
những trang thơ ấy không những nói lên tấm lòng yêu thơng nhân ái của nhà
thơ mà còn là một tiếng tố cáo đanh thép đối với thực trạng xã hội phong
kiến Việt Nam đơng thời.
Tấm lòng của Nguyễn Du luôn hớng về những ngời dân lao động
nghèo khổ, ông thấu hiểu nổi đau khổ của những ngời dân vô tội đã bị xã hội
ruồng bỏ và đối xử rất thậm tệ, bi đát. Tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du đã
phần nào soi sáng cho đờng đi đầy bóng tối, u ám của họ, đã tiếp thêm sức
mạnh cho họ có thể đứng vững giữa cuộc đời nhân thế.
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là
một cảm hứng chân thành, mãnh liệt thể hiện rõ t tởng, tình cảm của nhà thơ
với những kiếp ngời cùng khổ. Từ hình ảnh ông già mù đi hát rong sùi bọt
mép và lúc đã xuống thuyền còn quay đầu chúc tụng, đến hình ảnh của
ba mẹ con một ngời hành khấtNhà thơ quan tâm đến những con ngời xung
quanh không cùng giai cấp, không cùng đằng cấp. Điều đó thể hiện rõ lòng
nhân ái của nhà thơ, đây chính là nội dung cơ bản của tập thơ chữ Hán
Nguyễn Du. Lòng nhân ái yêu thơng con ngời là cảm hứng để Nguyễn Du

(1)NguyễnHuệ Chi sđd

17


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh


sáng tác thơ văn, âm hởng chung của tập thơ này thể hiện rõ tinh thần nhân
văn, yêu thơng nhau, cảm thông cho nhau,san sẽ với nhau niềm vui, nổi
buồn trong cuộc sống.
Cảm hứng tơng liên bất tại đồng là câu thơ trong bài Phợng hoàng
lộ thợng tảo hành ở tập thơ Nam trung tạp ngâm.
Trong một chuyến đi vào Nam nhậm chức,đợc ngủ chung với một bác
tiều phu trong một quán trọ dọc đờng, Nguyễn Du đã có những lời rất trìu
mến:
Dã túc phùng tiều giả
Tơng liên bất tại đồng
(Đêm trọ giữa đồng quê gặp bác tiều phu
Thơng nhau không cứ ở chổ giống nhau)
(Phợng hoàng lộ thợng tảo hành).
Câu thơ đã thể hiện rõ t tởng của tác giả. Cuộc sống cần có sự dung
hòa giữa kẻ sang ngời hèn, giàu có và khó khăn, không phân biệt giai cấp,
địa vị. Trong con ngời Nguyễn Du tình thơng yêu ấy là thứ tình cảm đã đi
vào ý thức, vợt lên trên những gắn bó tự phát,thờng tình. Thơng nhau dù
không giống nhau. Đây là một nhận thức tiến bộ, tích cực và rất mới mẽ
của Nguyễn Du cũng nh trong văn học Việt Nam trung đại lúc bấy giờ. Tình
thơng ấy xuất phát từ trái tim chân thành, mãnh liệt nh thấm sâu vào trong
máu thịt của ông và nó nh một dòng chảy chảy mãi trong tâm t của Nguyễn
Du.
Tấm lòng nhân ái bao la của Nguyễn Du đã đa nhà thơ gần gũi với
quần chúng, hoà mình vào cuộc sống của quần chúng. Nguyễn Du học đợc
những bài hát cùng tiếng nói của quần chúng và thông cảm, sẽ chia với
những nổi đau khổ của họ:
Thôn ca sơ học tang ma ngữ
Dã khốc thời vãn chiến phạt thanh
(Trong tiếng hát nơi thôn xóm, ta bắt đầu học đợc những câu chuyện
về trồng dâu, trồng gai

Trong tiếng khóc nơi đồng ruộng, ta nghe có tiếng dội của chiến
tranh)
Nhà thơ gắn bó với họ, yêu thơng họ, muốn đợc chia sẽ những niềm
vui, nổi buồn và những mệt nhọc cùng họ:
Hà xứ thôi xa hán

18


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Tơng khan lục lục đồng
(Anh đẩy xe kia ở đâu ta nhỉ?
Nhìn nhau thấy vất vả nh nhau)
(Hà Nam đạo trung khốc thử)
Đờng đờng là một vị quan của triều đình, nhng chỉ nhìn thấy ngời phu
xe mệt nhọc dới ánh nắng gay gắt của mặt trời, Nguyễn Du cũng thấy cảm
thơng nhìn nhau vất vả nh nhau. Cái nhìn nh muốn sẽ chia sự mệt nhọc
cùng ngời phu xe. Tấm lòng của nhà thơ nh muốn dõi theo những bớc đi của
ngời lao động.
Tất cả những vần thơ ấy đều chan chứa nổi lòng của Nguyễn Du. Nhà
thơ thờng hay than thở xót thơng cho những số kiếp nghèo khổ của con ngời.
Đặc biệt qua hai bài thơ Thái Bình mại ca giả và Sở kiến hành, Nguyễn
Du đã đi sâu vào tận cùng nổi khổ của ngời dân, đồng thời phản ánh sự tàn
bạo, xấu xa, lộng hành của bọn quan lại phong kiến. Nhà thơ luôn đặt hai
hình ảnh đối lập nhau giữa một bên là nổi khổ của ngời dân vô tội và một
bên là cuộc sống xa hoa, ăn chơi phè phởn của bọn quan lại phong kiến để
phản ánh sự bất công, ngang trái trong xã hội phong kiến bạo tàn lúc bấy giờ

và đặc biệt để thấy đợc tấm lòng nhân ái bao la của nhà thơ đối với những
kiếp ngời cùng khổ.
ở bài Thái Bình mại ca giả bằng sự quan sát cuộc sống tỉ mĩ và sắc
nét với một bút lực đầy tỉnh táo và nhạy bén, Nguyễn Du đã dựng lên một
bức tranh hiện thực đầy sinh động. Thơ nhng viết theo lối kể chuyện, rất hiện
thực phản ánh chi tiết, cụ thể:
ở phủ Thái Bình, có ngời mù, mặc áo vải thô
Có em bé dắt ra bến sông
Bảo rằng đó là ông già ăn xin ở ngoại thành
Hát rong xin tiền để kiếm cơm
(Thái Bình mại ca giả)
Cảnh tợng một ông già và một đứa trẻ dắt díu nhau đi xin từng miếng ăn. Xa
nay, cảnh tợng ấy không có gì là xa lạ. Nhng với Nguyễn Du bất cứ con ngời
đói khổ nào ông cũng nhìn nh nhau. Họ cần miếng cơm ăn cho đỡ đói, lòng
họ cần manh áo để tránh cái gió rét cứ lấn áp trên tấm thân còm cõi gầy gò.
Một ngời ăn xin cũng nh hàng vạn ngời ăn xin khác, Nguyễn Du đều có
chung một tấm lòng thơng cảm, xót xa. Bởi lẽ không chỉ có trong những áng
văn chơng mà ngay trong chính tâm hồn nhà thơ, tình thơng yêu đồng loại đã

19


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

ăn sâu vào trong máu ông, nó chảy mãi không ngừng. Nhà thơ Xuân Diệu
cũng đã nói: Nguyễn Du đã lấy một nét quá phổ biến, lảy ra, đa vào thơ,
làm cho nổi bật cái bi thảm, mà do đó cũng thấy đợc tấm lòng Nguyễn Du,
nhìn ngời ăn mày thứ một vạn cũng nh ngời ăn mày thứ nhất, không bao giờ

tê liệt lòng cảm thơng. (1)
ấy thế mà, trong cái xã hội mục rũa này, những ngời ăn mày đáng thơng nh thế mà những ngời thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang không thềm để ý
gì. Họ thật tàn nhẫn, bất nhân. Nguyễn Du đã rất tài tình khi vẽ ra
hai cảnh tợng đối lập nhau: một bên là cảnh tợng ông già đi hát rong kiếm
tiền và một bên là cảnh sống xa hoa, thừa mứa của đoàn thuyền sứ:

(1) Xuân Diệu - con ngời Nguyễn Du trong thơ chữ hán NXB Văn học Hà Nội - 1966

20


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Thử thời thuyền trung ám vô đăng
Khí phạm bát thuỷ thù lang tạ
Mô sách dẫn thân hớng toạ ngung
Tái tam cử thủ xng đa tạ
Thủ vãn thuyền sách khẩu tác thanh
Thả đàn thả ca vô tam đình
(Lúc này trong thuyền tối không có đèn
Cơm thừa, canh cặn đổ rất bừa bãi
Ông già sờ soạng đến ngồi vào một góc
Hai ba lần giơ tay lên thi lễ tạ ơn
Tay nắm dây đàn miệng cất tiếng hát
Vừa múa vừa hát không ngừng nghĩ )
(Thái Bình mạ ca giả)
Nguyễn Du muốn phản ánh rõ cái nghịch lý giữa ngời mù hát rong để kiếm
tiền với hình ảnh cơm thừa canh cặn đổ rất bừa bãi trong thuyền. Kẻ ăn

không hết ngời lần không ra. Ông già ca hát lẫn múa bằng sức lực và tấm
lòng của mình để mong ngời xem vừa ý, bố thí cho chút tiền để kiếm cơm
qua ngày tháng Bằng ngòi bút hiện thực chân thành, Nguyễn Du đã miêu
tả tỉ mĩ và chú ý đến từng cử chỉ, động tác đàn hát của ông già hát rong, hát
đến sùi bọt mép, chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ rộng lớn đến nhờng nào.
Cũng là một ông quan Chánh sứ cùng đi trên đoàn thuyền sứ nhng
Nguyễn Du không thể nào cầm lòng đợc trớc những cảnh tợng nh thế. Nhà
thơ rất xót xa, đau đớn. Cái tâm của nhà thơ lúc này luôn hớng về họ, không
phân biệt giàu sang, nghèo hèn mà luôn canh cánh trong lòng một nổi niềm
thơng cảm, mong làm sao cho họ đợc có cơm ăn. Nhng càng xót thơng cho
họ bao nhiêu thì Nguyễn Du lại càng căm giận bọn ăn chơi, xa hoa bấy
nhiêu. Mặc dù đó là những quan lại cùng giai cấp với mình, nhng nhà thơ
vẫn không ngần ngại trực tiếp tố cáo, phê phán sâu cay. Nhà thơ càng đau
xót hơn khi ông thấy ông già mù hát kiệt sức của mình mà chỉ đợc có mấy
đồng tiền mọn, không đủ mua cơn ăn:
Quan giả thập số tịch vô ngữ
Đãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh
Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc
Khớc toạ liễm huyền, cao chung khúc
Đàn tận tâm lực cơ nhất canh

21


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục
(Hơn chục ngời xem đều im lặng lắng nghe

Chỉ thấy gió trên sông vi vu và trăng trên sông vằng vặc
Miệng sùi bọt, tay rã rời
Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong
Dốc hết tâm lực gần một trống canh
Mà chỉ đợc năm sáu đồng tiền)
(Thái Bình mại ca giả)
Tiếng đàn ca hát của ông già mù cất lên nh một ngời nghệ sỹ tài ba,
làm cho mọi ngời đều im phăng phắc lắng nghe, chỉ thấy gió vi vu và
trăng vằng vặc. Ngời ăn mày đã dốc hết tâm lực của mình để cất lên lời ca
tiếng hát đến mức miệng sùi bọt, tay rã rời, thế mà ngời xem chỉ cho đợc
năm sáu đồng tiền bạc. Những con ngời ấy chỉ coi đó nh là một trò mua vui,
cơm canh ăn thì thừa mứa mà chỉ cho đợc mấy đồng bạc đối với ngời mù loà,
khốn khổ. Nguyễn Du nhìn thấy mà rất xót xa, đau đớn và ông căm giận cái xã
hội tàn nhẫn ấy:
Ngã sạ kiến chi, bi thả tân
Phàm nhân nguyên tử bất nguyện bần
(Ta chợt thấy vậy vừa buồn đau vừa chau xót
Phàm ngời ta thà muốn chết, không ai muốn nghèo).
(Thái Bình mại ca giả)
Trông thấy cảnh ấy thật buồn, thật đau đớn lòng. Và Nguyễn Du chạnh
nghĩ rằng ngời ta thà muốn chết, chứ không ai muốn nghèo. Nhà thơ đã
lấy cái chết đặt lên trên cái nghèo. Chứng tỏ tấm lòng của Nguyễn Du đã đạt
đến cao độ về sự xót thơng.
Nhà thơ vẫn thờng nghe ngời dân nơi đất Trung Nguyên này ai cũng
ấm no. Vậy mà cảnh trớc mắt lại khiến ông chạnh lòng:
Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bảo
Trung Hoa diệc hữu nh tha nhân!
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ
Nhất thuyền nhất thuyền danh nhục mễ
Hành nhân lão thực tiện khí d

Tàn hào lãnh phạm trầm giang để
(Cứ tởng đất Trung Nguyên mọi ngời đều no ấm

22


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Ngờ đâu Trung Nguyên cũng có ngời khổ thế này
Anh chẳng thấy lệ cung đốn mỗi ngày cho thuyền đi sứ
Thuyền này thuyền nọ đầy ắp gạo thịt
Ngời trong sứ ăn no còn thừa thì vứt
Cơm nguội thức ăn thừa đỗ xuống đáy sông)
(Thái Bình mại ca giả)
Vẫn là một cảnh tợng ông già mù loà hát rong để xin tiền và một bên
là cuộc sống xa hoa, phè phởn của bọn quan lại, quý tộc. Hiện thực này luôn
ám ảnh trong tâm trí Nguyễn Du. Ông già mù đàn hát rã rời chân tay, miệng
sùi bọt mà chỉ đợc có dăm đồng tiền, đến khi bớc ra khỏi thuyền còn lạy tạ
cảm ơn. Hình ảnh con ngời khốn khổ nghèo đói ấy hoàn toàn đối lập với
hình ảnh của những chiếc thuyền đầy ắp gạo thịt, ăn uống thừa thải.Hai hình
ảnh đi song song cạnh nhau cùng làm nổi bật sự ngang trái bất công của xã
hội phong kiến. Nguyễn Du đã phác hoạ những hình ảnh ấy rất chân thực,
tinh tế mà sâu sắc. Giáo s Nguyễn Huệ Chi cũng đã viết: ngòi bút chân tình
và nồng thắm của nhà thơ còn khơi sâu đợc vào các mặt mâu thuẫn trong
đời sống và biết làm cho những mâu thuẫn ấy hiện ra nhức nhối. Cái cảnh tợng ông già mù đàn hát Khi nhà thơ nhẹ nhàng đặt bên cạnh một cảnh
sống khác hẳn cảnh sống xa hoa thừa thãi của đoàn thuyền sứ Bấy
nhiêu chi tiết tơng phản đã chứa đựng một dấu hỏi đau đớn, thâm trầm, nói
lên rằng Nguyễn Du không những mô tả ngời nghệ sỹ hát rong mù với một

tình thơng nồng nàn mà còn với cả một dụng ý tố cáo tinh tế mà vô cùng sâu
sắc. (1)
Mỗi con ngời là một số phận, họ đều có chung cái đói khổ, nghèo khó.
Không chỉ là hình ảnh của ông già mù đi hát rong mà còn là hình ảnh đáng
thơng của ngời mẹ dắt đàn con nhỏ bỏ quê hơng đói khổ đi tha phơng cầu
thực trong bài Sở kiến hành:
Tiểu giả tại hoài trung
Đại giả trì trúc khuông
Khuông trung hà sở thịnh?
Lê hoắc tạp tỳ khang
Nhật án bất đắc thực
Y quân, hà khuông nhơng
(Đứa nhỏ thì ẳm trong lòng
Đứa lớn thì xách giỏ tre

23


Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Trong giỏ đựng những gì?
Rau cỏ lẫn với tấm cám
Tra rồi vẫn chả có gì ăn
áo quần thật lam lũ).
(Sở kiến hành)
(1) Nguyễn Huệ Chi Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán tạp chí văn học
tháng 11/1966


Một ngời mẹ dắt ba đứa con, áo quần lam lũ, ngồi xin ăn bên đờng từ
sáng sớm đến tra mà vẫn cha có gì ăn. Ngời mẹ nớc mắt đầm đìa không
giám nhìn vào ai tận mắt. Nhng đau xót hơn nữa là những đứa bé ấy còn thơ
dại quá, cha hiểu nổi cái khổ đau đang giày vò mấy mẹ con:
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trờng
Kỳ thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng
(Mẹ chết đã đành rồi
Trông con thêm đứt ruột
Trong lòng đau xót lạ lùng
Mặt trời cũng vì ngời mà vàng úa)
(Sở kiến hành)
Ngời mẹ đói khổ đã đành vậy mà trông thấy đàn con, thấy thơng xót
vô hạn. Đói rách mẹ còn chịu đựng đợc nhng còn đàn con. Chúng thì vẫn vô
t, cời đùa, bởi chúng còn bé quá cha hiểu hết đợc nổi cơ hàn của cuộc sống,
cha hiểu đợc nổi đau trong lòng mẹ đi làm thuê kiếm sống. Trớc cảnh tợng
thê thảm ấy, đến mặt trời cũng vàng úa đi. Một mình ngời mẹ làm cật lực mà
cũng không đủ nuôi bốn miệng ăn. Thời thế khó khăn quá, đi xin dọc đờng
phố chỉ thấy những cảnh chết đói khắp nơi thật là bi thảm. Nguyễn Du rất
xót xa cho những ngời dân vô tội đã bị đoạ đày giữa sự sống và cái chết vì
đói khổ:
Nhãn họ uỷ câu hác
Huyết nhục tự sài lang
(Đã trông thấy trớc mắt cảnh chết lăn rơi ngòi rãnh
Máu thịt nuôi béo bọn sói lang)
(Sở Kiến Hành)

24



Luận văn tốt nghiệp

Phan Thị Vinh

Đói khổ không chỉ dày vò mẹ con đi ăn xin mà còn là một mối đe doạ
cho cả xã hội này. Nguyễn Du trông thấy mà xót xa, ngậm ngùi. Tấm lòng
thơng cảm của nhà thơ là một sự rung cảm chân thành của một ông quan
Chánh Sứ với những ngời hành khất trên đờng. Nhng càng xót thơng cho họ
bao nhiêu thì Nguyễn Du càng xót xa, đau đớn cho sự bất công, ngang trái
trong xã hội. Trong cái xã hội phong kiến bạo tàn này những ngời khốn cùng
luôn đói khổ, không có đủ ăn còn những kẻ bề trên thì luôn sống xa xỉ đến
nổi quan lớn không chọc đũa; kẻ tuỳ tùng chỉ nếm qua, cho đến con chó
bên hàng xóm cũng chán thức ăn ngon:
Trởng quan bất hạ trợ
Tiểu môn chỉ lợc thờng
Bát khí vô cổ tích
Lân cẩu yểm cao lơng
(Quan lớn không chọc đũa
Kẻ dới chỉ nếm qua
Bỏ mứa không hề đoái tiếc
Chó hàng xóm cũng chán cao lơng)
(Sở kiến hành)
Cũng vẫn là hình ảnh đối lập rõ ràng giữa kẻ hành khất đói rách sắp
chết với những tiệc tùng linh đình, của ngon vật lạ bày la liệt, nào là gân hơu, vây cá, rợu thịt ê chềĐây là yến tiệc ở trạm Tây Hà mở cho những ngời
đi sứ nh Nguyễn Du đợc hởng theo lệ thờng. Đợc chứng kiến những điều
trông thấy, Nguyễn Du càng thấm thía nỗi đau, càng cảm thấy xót xa vô
cùng. Cảnh tợng ấy thật ảm đạm khiến ngời đi đờng cũng thấy chạnh lòng.
Vì vậy nên ở hai câu thơ cuối bài thơ, nhà thơ nh muốn thốt lên:
Thuỳ nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vơng
(Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ?)
Nguyễn Du muốn nhà Vua đợc thấy cảnh tợng ấy của xã hội phong
kiến, thấy đợc cái kết quả cụ thể của chính sách trị dân của mình. Nhà thơ
muốn nhà Vua nhìn thấy để mà thay đổi, cải tạo cái xã hội đảo ngợc ấy đi. Đó
cũng chính là nỗi lòng thống thiết của nhà thơ

25


×