Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chuyện Đánh giá xếp loại hiệu trưởng, hiệu phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.76 KB, 2 trang )

Chuyện Đánh giá xếp loại hiệu trưởng, hiệu phó.
. Theo chủ trương của bộ giáo dục đào tạo, sau mỗi năm học các trường phải tổ
chức họp toàn thể cán bộ giáo viên để góp ý, nhận xét, đánh giá toàn diện các
cán bộ quản lý theo 23 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm tối đa là 10, ( xếp loại xuất
sắc phải có tổng số điểm từ 207 không có tiêu chí nào dưới 7 điểm).
Việc làm này đã phát huy tính dân chủ trong nhà trường, giám hiệu biết được ưu
nhược điểm của mình để phát huy, điều chỉnh, hoàn thiện bản thân, các cấp quản
lý có thêm cơ sở để đánh giá năng lực, phẩm chất cán bộ. Nhưng nếu nơi nào
làm không tốt sẽ tạo ra nỗi lo sợ. Lãnh đạo sợ bị xếp điểm thấp, giáo viên sợ bị
định kiến, thù hằn nếu đánh giá không tốt cho lãnh đạo, thì việc đánh giá, xếp
loại giám hiệu sẽ trở thành trò hề.
Cuối năm học 2011, ở trường THPT Mù U, ( tên trường nghe dân dã quê mùa là một trường loại 1 nằm ở trung tâm huyện lị, trường có bề dày lịch sử gần 40
năm , hiện có 35 lớp, 76 cán bộ giáo viên) tiến hành cuộc họp toàn thể để tổ
chức đánh giá xếp loại quản lý. Cuộc họp do chủ tịch công đoàn chủ trì.
Cuộc họp diễn ra hoành tráng, chủ tịch quán triệt yêu cầu và các tiêu chí đánh
giá được thể hiện trên màn hình vi tính lớn. Ba vị giám hiệu lần lượt lên hát
những lời tâm huyết về tinh thần trách nhiệm, tình yêu nghề nghiệp, đức hy sinh,
tính công bằng, lòng chính trực và vân vân...
Tiếp đến chủ tịch công đoàn nhắc nhở, định hướng công đoàn viên cần nhất trí
cao với nhận xét của lãnh đạo (sự nịnh hót thái quá đôi khi có tác dụng ngược).
Sau đó mọi người cho điểm đánh giá giám hiệu ở phiếu, trong phiếu có câu : "có
thể không ghi tên..." chắc ý của bộ muốn đảm bảo an toàn cho người nhận xét
được phép giấu tên. Tên thì dấu được nhưng nét chữ ghi ở mục : Tên đơn vị.....,
Họ tên người được đánh giá ...thì "...thấy quen quá xếp ơi..."
Ghi phiếu nhận xét xong, thầy A bảo nhỏ với thầy B:
- Ông phó "thời khóa biểu" sẽ cao phiếu nhất.
- Vì sao , thầy B hỏi lại thầy A.
- Vì đối với thợ dạy, thì thời khóa biểu thuận lợi là quan trọng nhất.
Kết quả kiểm phiếu, cả 3 vị này đều đạt điểm loại xuất sắc . "Xuất sắc" là xứng
đáng quá đi rồi, khó như môn ngoại ngữ mà các thầy này còn đọc, và dịch vênh
vách ví dụ tiếng Nga : khơ ra sô là chào tạm biệt , hay nhet nhet trong tiếng


Anh là hẹn gặp lại ...
Nội lực cho sự phát triển của một nhà trường phụ thuộc vào 3 nhân tố chính là :
- Chất lượng đầu vào của học sinh,
- Đội ngũ giáo viên và
- Ban giám hiệu.
. Trường THPT MÙ U tuyển sinh có đầu vào lý tưởng ( chỉ đứng sau trường
chuyên), có ban giám hiệu toàn loại "xuất sắc" (được hội đồng giáo dục bầu
chọn) mà trường luôn ì ạch ở tốp sau thì chỉ tại... đội ngũ giáo viên quá yếu kém
mà thôi.
Yếu kém nên mới thế. Sợ hãi và thực dụng là 2 cái tật đặc hữu của thợ dạy cấp 3
mà.


Khi tính thực dụng(của giám hiệu) kết chặt với tính vụ lợi (của một bộ phận giáo
viên) sẽ tạo nên lực cản chính (có thể duy nhất) đối với sự phát triển của nhà
trường thì tương lai của trường THPT Mù U mãi là ...mù, u.
Chỉ thương cho cái xứ sở Mù U, đã bị mù rồi lại còn u nữa, đúng là:
" bằng quả trứng cu mà u hai tật".
Viết đến đây tôi chợt nhớ có lần anh em giáo viên trẻ ở trường rủ đi hát karaô
kê, tôi đi theo để ...uống và ..nghe. Khi đã phê phê các bạn đưa mic bảo thầy hát
đi thầy, hát đi thầy. Hơi men đã ngấm, dây thần kinh xấu hổ bị tê, tôi cầm míc
hét to theo dòng chữ trên mà hình : "...Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn,
anh bao chiều tàn thờ thửng qua sông,....ngọn gió reo buồn nhớ nhánh mù
u.......buồn đến nao lòng...." cứ thế làm một mạch hết bài, trên màn hình chấm
điểm hiện số 100.
Tôi nhận ra cứ hét to là cao điểm, máy chấm còn vậy huống chi là giáo viên
nhân dân chấm điểm ... lãnh đạo .
Gio Linh 26 - 5 - 2011




×