Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào chromolaena odorata l , họ cúc asteraceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

GÓP PHẦN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN
FLAVONOID TRONG CÂY CỎ LÀO
(CHROMOLAENA ODORATA L.)
HỌ CÚC (ASTERACEAE)
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: Sư Phạm Hóa Học

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Ngô Quốc Luân

Đặng Minh Khiêm
Lớp: Sư phạm Hóa Học K33
Mã số sinh viên: 2071987

Cần Thơ, 2011


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, khi chưa có các dược phẩm tổng hợp, con người đã biết sử dụng các
loại thảo mộc có nguồn gốc từ thiên nhiên để chữa các bệnh từ đơn giản đến những căn
bệnh nan y. Điều trị theo cách này tuy mang lại những hiệu quả nhưng cũng tồn tại
những mặt hạn chế.
Hầu hết mọi cây cỏ đều chứa từ hàng nghìn đến hàng vạn hợp chất khác nhau. Có


những hợp chất mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, cũng có những hợp chất không
có tác dụng gì và cả những chất là chất độc. Cây cỏ có nhiều loài nhìn rất giống nhau
nhưng thuộc những họ khác nhau. Nếu cùng họ thì tính chất mỗi cây lại khác. Có cây
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, nhưng cũng có cây chứa nhiều độc tính. Trong cùng
một loại cây, để chữa một loại bệnh có thể có sự tương tác giữa các chất với nhau. Điều
đó thúc đẩy các nhà khoa học phải tìm mọi cách để cô lập những hợp chất riêng biệt
trong cây.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của hóa học, đặc biệt là tổng hợp hữu cơ,
kéo theo sự phát triển của ngành dược. Các loại dược phẩm tổng hợp ngày càng đa dạng
và đã có những đóng góp hết sức to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên,
dược phẩm được tổng hợp bằng con đường hóa học thường rất đắt và thường bị hạn chế
về phương pháp tổng hợp chưa kể những tác dụng phụ không mong muốn.
Con người lại có xu hướng trở về với những dược phẩm có nguồn gốc từ thiên
nhiên. Do đó việc khảo sát thành phần hóa học của các cây cỏ thiên nhiên là việc làm hết
sức cần thiết. Một mặt, nó khác phục những nhược điểm mà phương pháp điều trị thời
xưa mắc phải, mặt khác, việc tìm ra những hợp chất thiên nhiên mới mang lại hy vọng to
lớn cho những căn bệnh nan y. Con người càng tin tưởng vào tương lai có thể chiến thắng
mọi bệnh tật.
Với tinh thần đó, đề tài “Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ
lào - Chromolaena odorata L., họ Cúc Asteraceae” mong muốn góp một phần nhỏ vào
việc nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên từ loài cây quen thuộc này.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-1-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.


I. TỔNG QUAN VỀ CÂY CỎ LÀO [1], [10], [12]
I.1 Hình thái
Cây cỏ lào còn có tên là yên bạch, cỏ hôi, cỏ Việt Minh, cây Cộng sản (herbe
communiste), cây lốp bốp, cây ba bớp, cây bù xích, cỏ tàu bay, cỏ làm, cỏ kali, cây phân
xanh, cây chùm hôi, cỏ nhật, nhã nhật (Tày), muồng mung phia (Dao), hay tên tiếng Anh
là fragrant thoroughwort, bitter bush, jack in the bush, siam weed, triffid weed... và tên
tiếng Pháp là langue de chat, eupatoire odorante… Tên khoa học: Chromolaena odorata
L. hay Eupatorium odoratum L. (King & Robinson), chi Eupatorium L., thuộc họ Cúc
(Compositae hay Asteraceae).
Thân cây nhỏ, cao 1-2 m, mọc thành bụi, phân nhiều cành ngang. Thân tròn, hình
trụ thẳng, màu nhạt có rãnh và lông nhỏ mịn.
Lá mọc đối, lúc non gần như hình tam giác, khi cây trưởng thành lá biến dạng
thành hình quả trám lệch. Dài 6-8 cm, rộng 2-4 cm, gốc thuôn vát, đầu nhọn, có ba đường
gân chính, mép có răng cưa to, hai mặt trên xanh đậm hơn hai mặt dưới. Lá non có màu
nâu tím, hai mặt lá đều có lông mịn nên chạm vào da có cảm giác ngứa, cuống lá dài 1-2
cm. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc.
Hoa mọc thành cụm ở đầu cành thành ngù kép, gồm nhiều hoa có mùi thơm, tụ
hợp thành hình đầu dài khoảng 1 cm. Hoa màu trắng khi còn non, có ánh tím nhạt khi đã
nở rộng. Mỗi cụm hoa có lá bắc xếp thành 3-4 hàng, có lông, mào lông có sợi đều. Tràng
hoa loe dần từ gốc, bao phấn không có tai. Mùa hoa từ tháng 11-12 dương lịch.
Quả bế, hình thoi, có năm cạnh và cũng có lông. Khi khô có thể bay xa theo gió,
nhờ vậy mà cỏ lào có khả năng phát triển lan rộng nhanh. Mùa hoa quả tùy vào khí hậu
từng vùng.
Rễ cọc dạng chùm không đều nhau, màu trắng ngà. Chung quanh gốc mọc nhiều
tua rễ, mỗi tua gồm một cọng chính, chung quanh cọng chính mọc nhiều rễ phụ phân
nhánh.
Cỏ lào khi còn là cây con nhìn rất giống cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.),
khi lớn thì phân biệt rõ ràng. Tuổi thọ của cây khoảng từ 1-2,5 năm.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-2-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

Hình 1: Cây cỏ lào

Hình 2: Lá cỏ lào

Hình 3: Hoa cỏ lào

Hình 4: Thân cỏ lào

Hình 5: Rễ cỏ lào

Hình 6: Quả cỏ lào khô

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-3-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.


I.2 Phân bố-sinh thái
Eupatorium L. là một chi lớn trong họ Asteraceae. Trên thế giới có khoảng 400
loài, đa số là cây bụi, cây bụi nhỏ hoặc cây thân thảo. Là loài cây ưa sáng, chịu được khí
hậu hanh khô. Phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi, châu Á. Vùng ôn
đới ấm ở châu Âu chỉ có một số ít loài.
Ở Việt Nam chi này có khoảng 10 loài. Trong đó, cỏ lào là loài cây bụi sống lưu
niên quen thuộc nhất, thích hợp với vùng khí hậu chí tuyến. Nằm trong diện quan trọng
của thảm thực vật. Cỏ lào có nguồn gốc từ đảo Antilles, sau đó phát tán sang nhiều nước
Nam Mỹ, Tây - Nam Phi, quanh vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là các nước vùng Đông
Nam Á.
Các nước trên thế giới có nhiều cỏ lào như: Brazil, Colombia, Australia, Congo,
Nigieria, Ivory Coast, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Ở Việt Nam, cỏ lào thường gặp ở nhiều nơi từ các tỉnh đồng bằng đến các tỉnh miền
trung du và đồi núi thấp. Cỏ lào là cây ưa sáng, chịu hạn và có thể sống được trên mọi
loại đất, mọc tương đối tập trung trên những diện tích lớn ở đồi, nhất là nương rẫy đã bỏ
hoang, thảo nguyên, bìa rừng. Do đó, có thể xem cỏ lào là loại cây tiên phong số một
trong quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau canh tác.
Cỏ lào ra hoa và kết quả nhiều hàng năm. Với số lượng hạt giống nhiều, lại phát
tán nhờ gió nên cỏ lào có khả năng chiếm lĩnh và mở rộng vùng phân bố cực nhanh. Cây
phát tán hoang dại, mọc rất khỏe, phát triển tốt vào mùa mưa.
Cây có thể sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất
chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh. Mãi đến năm
1935, các nhà thực vật học mới ghi nhận cây cỏ lào ở Việt Nam. Mặt khác, cỏ lào có
những vai trò rất quan trọng đối với phong trào cộng sản Việt Nam trong những năm
1935-1945. Cỏ lào tươi có thể dùng làm thực phẩm, cầm máu vết thương, ngụy trang cho
quân đội. Vì vậy, nó còn có tên là cỏ Nhật, cỏ Việt Minh, cây Cộng sản.
I.3 Tác dụng dƣợc lý
I.3.1 Trong dân gian
- Về công dụng trong y học, từ lâu dân gian đã biết dùng cỏ lào để cầm máu,
kháng viêm, chữa lành các vết thương phần mềm, vết bỏng và trị một số bệnh do nhiễm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-4-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

khuẩn về đường ruột như tiêu chảy, lỵ cấp tính, viêm đại tràng, ung nhọt, ghẻ lở, đau
nhức xương, cảm cúm, phòng và trị đỉa cắn...
- Ở Campuchia và Haiti, nước sắc lá cỏ lào uống chữa ho, cảm lạnh, cảm cúm.
Người Dominica dùng lá cỏ lào đắp chữa mụn nhọt và vết loét lâu liền.
- Ở Bờ Biển Ngà và Nepal, lá cỏ lào giã nát hoặc ép lấy dịch đắp trị vết đứt, vết
thương chảy máu và làm liền sẹo.
- Ở Nigieria, nước sắc cỏ lào chữa sốt, cúm và cảm lạnh. Cao lá cỏ lào được dùng
làm thuốc cầm máu vết thương. Dịch ép lá là một loại thuốc sát trùng tốt dùng băng bó
vết thương và trị nhiễm khuẩn. Cao toàn cây là thuốc chống loét.
Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ lào: Theo Đông y cỏ lào có vị đắng, ấm. Có
sách nói mùi thơm, có sách cho là hôi nên còn có nơi gọi cỏ hôi.
+ Chữa vết thương phần mềm: Do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và ngọn
cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt.
+ Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ,
hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với
500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80 oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước,
vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30 - 50g đường, đun
sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng
mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang 1 củ nhỏ) pha muối (tốt hơn
oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500-600ml nước cháo loãng.
+ Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có thể bị mù do

trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid): Ngọn cỏ
lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia
thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì
hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thủy 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc
ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguội, đắp gói thuốc
rồi băng lại, để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ
là khỏi.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-5-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

+ Tiêu chảy - kiết lỵ: Quả na điếc 20 g đốt tồn tính, cỏ lào ngọn non 50g, gạo tẻ
(rang thật vàng) 30g. Tất cả sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2-3 lần trong
ngày.
+ Chữa sai khớp và bong gân: Cây cỏ lào dùng lá non và cành rửa sạch, sao nóng
đắp vào vết thương rồi băng chặt.
+ Phòng đỉa cắn: Giã lá cỏ lào xoa khắp chân đùi trước khi lội xuống nước.
+ Chữa đỉa cắn, chảy máu không ngừng: Vò lá cỏ lào xát vào chỗ đỉa cắn, máu sẽ
cầm ngay.
I.3.2 Trong hóa y - dược học [10]
Cao chiết với cồn của cả cây cỏ lào (trừ phần rễ) có tác dụng chống co thắt cơ trơn
gây bởi histamine và acetylcholine trên hồi tràng cô lập chuột lang. Đã có nghiên cứu xác
minh tác dụng cầm máu và làm mau liền sẹo của cỏ lào.
Đã có nghiên cứu sử dụng cao lá cỏ lào để điều trị tại chỗ vết thương phần mềm

nhiễm khuẩn và sẹo phần mềm lâu liền, với nồng độ thuốc 3,3:1 trên 86 bệnh nhân (trong
đó có 82 bệnh nhân đã phẫu thuật: mở rộng cắt tổ chức dập nát và hoại tử, loại bỏ dị vật,
cắt cụt chi cấp cứu, để hở hoàn toàn vết thương), và đã chứng minh cỏ lào có những tác
dụng sau:
- Làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi, hoại tử nhanh hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên
khi điều trị vết thương tại chỗ trong 3-5 phút đầu, thuốc gây cảm giác đau xót tại vết
thương ở mức độ chịu đựng được.
- Làm rút ngắn thời gian điều trị vết thương và thúc đẩy nhanh quá trình loại bỏ
hoại tử, tân tạo mô liên kết và làm liền sẹo. Sẹo hình thành mềm, mịn, không có sẹo co
kéo, sẹo lồi. Màu sắc sẹo hồng hoặc nâu nhạt, không thấy sẹo bạc màu.
- Ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo đối với các chủng vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn vết thương và tụ cầu khuẩn vàng, Escherichia coli, Proteus, trực khuẩn mủ xanh.
Những chủng này được phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng đều phản tác dụng đối với
các loại kháng sinh thông thường.
- Những nghiên cứu về nồng độ hydroxyprolin và các hình ảnh siêu cấu trúc cho
thấy tại các vết thương điều trị bằng cỏ lào, quá trình tổng hợp collagen phát triển tốt, tốc
độ tổng hợp collagen tăng nhanh, đặc biệt tăng cao nhất trong 7 ngày đầu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-6-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

Ngày 28/06/2006, Viện Bỏng Lê Hữu Trác (Viện Bỏng Quốc gia - Hà Nội) đã
công bố kết quả nghiên cứu và quy trình sản xuất thuốc mỡ Eupolin dùng để điều trị
bỏng. Nguyên liệu sản xuất thuốc này có nguồn gốc từ cây cỏ lào, loại thảo dược mọc
nhiều ở miền đồi núi, trung du Việt Nam. Tuy giá thành thấp nhưng thuốc này có chất

lượng vượt trội. Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, thuốc mỡ Eupolin sản xuất từ
cây cỏ lào có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, kích thích biểu mô phát triển, làm nhanh
liền vết thương và giảm sưng viêm.
Th.S Mai Mạnh Tuấn, Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm bệnh, Viện Y học
Cổ truyền Trung ương cho biết: Dịch chiết từ lá cây cỏ lào, ở những nồng độ nhất định có
tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào gốc dây cuống rốn. Đây sẽ là cơ sở để tiến
hành nghiên cứu các chế phẩm điều trị bệnh nan y. Ngoài ra còn có tác dụng chữa vết
thương ở mắt do xước hoặc loét giác mạc.
I.3.3 Các công dụng khác
- Cỏ lào chứa nhiều đạm (N: 2,65% trọng lượng khô), lân (P2O5: 0,03% trọng
lượng khô), và kali (K2O: 1,9% trọng lượng khô) nên được dùng làm phân xanh rất tốt.
- Ngâm nát cỏ lào trong nước ruộng, ao 1-2 ngày có tác dụng diệt một số loại ấu
trùng có thể phát triển thành sâu bọ hay động vật có hại cho nông nghiệp.
- Làm thuốc trừ hay xua đuổi sâu mọt.
- Bón trực tiếp cỏ lào tươi trong đất có thể làm giảm tuyến trùng có hại cho cây
trồng.

II. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CỎ LÀO [4]
II.1 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
- Năm 1989, công trình nghiên cứu cho luận án phó tiến sỹ khoa học y dược của
Trương Minh Kháng (Học Viện Quân Y Hà Nội), đã nghiên cứu tách chiết cao toàn phần
của cỏ lào và các dạng bào chế của nó như cao lỏng, cao đặc, thuốc mỡ (SH-91) để điều
trị vết thương, vết bỏng.
- Phát triển từ công trình này, Viện Bỏng Quốc Gia đã trực tiếp nghiên cứu và
hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc mỡ Eupolin có nguồn gốc nguyên liệu từ cây cỏ lào
để điều trị bỏng. Kết quả này được công bố từ ngày 28/06/2006.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-7-


ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

- Năm 1993, Nguyễn Thị Diễm Trang, Lê Viết Ngọc Phương (Đại học Quốc gia
Hà Nội) và Nguyễn Xuân Dũng (Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký Việt Nam) có
công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của cỏ lào. Kết quả cô lập và xác định được
cấu trúc của hai hợp chất thuộc nhóm chalcone là odoratin và 4,2’-dihydroxy-4’,5’,6’trimethoxychalcone.
- Năm 2000, Nguyễn Thị Ngọc Tú và Lê Thị Hải Yến (Viện Hóa Học, Trung tâm
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia), đã có công trình nghiên cứu hoạt tính kháng
khuẩn của một số thành phần trong cao cỏ lào. Theo kết quả nghiên cứu này thì có hai
tinh chất có hoạt tính kháng tốt đối với một số vi sinh vật kiểm định là vi khuẩn gram âm,
vi khuẩn gram dương, nấm mốc và nấm men. Tuy nhiên, các tác giả chưa công bố cấu
trúc hóa học của các chất có hoạt tính sinh học nói trên.
- Năm 2001, Nguyễn Kim Phi Phụng và Nguyễn Ngọc Sương (Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) có công trình nghiên cứu về tách chiết và cô lập các hợp chất
hữu cơ có hoạt tính sinh học từ cây cỏ lào. Kết quả cho thấy đã cô lập và xác định được
cấu trúc của 6 chất gồm: ceryl alcohol, β-amyrine, β-sitosterol, odoratin, 2’-hydroxy3,4,4’,5’,6’-pentamethoxychalcone và 4,2’-dihydroxy-4’,5’,6’-trimethoxychalcone.
- Năm 2004, Lê Văn Hạc, Nguyễn Thị Thanh Hoài (Đại học Vinh) và Nguyễn
Xuân Dũng (Đại học Quốc gia Hà Nội) có công trình nghiên cứu về thành phần hóa học
của tinh dầu cây cỏ lào ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy trong thành phần hóa
học của tinh dầu cỏ lào có trên 60 chất, trong đó có khoảng 37 chất đã được nhận danh
với thành phần chính gồm: geijerene (20,7%; 15,5%), gecmacren-D (20,5%; 16,8%), αpinene (11%; 11,1%) và β-caryophyllene (9,1%; 7,3%).
- 2005, Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Minh Chính (Học viện Quân y) đã thực hiện
đề tài: Bước đầu đánh giá độ ổn định và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc mỡ Eupolin từ
cao lá cỏ lào. Kết quả đã điều chế thuốc mỡ Eupolin với độ ổn định khá cao (khoảng 25
tháng), đáp ứng yêu cầu sản xuất đại trà.
- 2006, Ngô Quốc Luân (Trường Đại học Cần Thơ), Nguyễn Ngọc Hạnh (Viện

Công nghệ Hóa học) đã ly trích tinh dầu và khảo sát thành phần hóa học cây cỏ lào. Kết
quả đã thu được tinh dầu cỏ lào và các flavonoid như: odoratin, ombuin, 5,7-dihydroxy4-methoxyflavanone, 3,5,7-trihydroxy-4-methoxyflavone, 4,2’-dihydroxy-4’,5’,6’-

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-8-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

trimethoxychalcone. Tinh dầu và các flavonoid này đều được thử nghiệm hoạt tính sinh
học, kháng oxi hóa, kết quả có khả năng kháng một số loại vi khuẩn gram âm, gram
dương, nấm men, nấm mốc.
- 2010, Đào Thị Vân Trang, Đào Hùng Cường (Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Đà Nẵng) đã khảo sát quá trình chiết flavonoid từ lá cây cỏ lào. Kết quả đã xác định được
điều kiện chiết thích hợp: tỉ lệ H2O:EtOH = 1:1, tỉ lệ nguyên liệu rắn:dung môi = 1:25,
nhiệt độ: 85oC, thời gian là 3 giờ.
II.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
- 1967-1969, Ahmad M., Nabi MN. đã khảo sát thành phần hóa học của lá cỏ lào.
Kết quả thu được một số alcol béo sterol và flavonoid từ cao EtOH và PE.
- 1974, Talapatra S.K. và các cộng sự đã có công trình nghiên cứu về thành phần
hóa học của cỏ lào. Kết quả thu được một số flavonoid và tritecpen từ cao PE.
- 1978, Baruah RN. và cộng sự đã công bố công trình nghiên cứu thành phần hóa
học và đi sâu về hợp chất flavonoid trong cây cỏ lào mọc ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy đã
xác định được cấu trúc của bảy hợp chất thuộc ba nhóm: flavone, flavonone, chalcone.
- 1993, Dieneba Bamba và các cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu thành phần
hóa học và thử hoạt tính sinh học của tinh dầu cỏ lào ở Bờ Biển Ngà. Kết quả cho thấy
thành phần tinh dầu cỏ lào có khoảng 38 hợp chất, trong đó có 26 hợp chất đã được xác

định. Tinh dầu cỏ lào ở đây có có tác dụng kháng tốt các chủng vi khuẩn gram âm.
- 1997, Irobi O.N. (Đại học Waterloo, Nigieria) công bố kết quả nghiên cứu hoạt
tính kháng sinh của cao cỏ lào chiết với EtOH bằng phương pháp đục lổ trên đĩa thạch
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy loại cao này có tác dụng kháng khá
nhiều chủng vi khuẩn như: B. Thuringiensis, S. Aureus, E. Coli, Pseudomonas sp.,
Streptococcus faecalis và Klebsiella sp.
- 1998-2000, Phan Toàn Thắng (Đại học Quốc gia Singapore) và các cộng sự đã
công bố nhiều kết quả xung quanh việc nghiên cứu điều chế thuốc mỡ Eupolin từ cao
chiết nước lá cỏ lào và ứng dụng vào việc điều trị vết thương, vết bỏng.
- 2000, Taiwo Oludare B. (Đại học Ibadan, Nigieria) và các cộng sự công bố kết
quả thử tính kháng viêm, hạ sốt và chống co thắt cơ trơn của cao chiết MeOH lá cỏ lào
trên loài chuột. Kết quả cho thấy ở liều lượng từ 50-200 mg/kg thì có tác dụng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

-9-

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

- 2001, Bouda H. (Đại học Dschang, Cameroun) và các cộng sự đã công bố công
trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tinh dầu từ lá cỏ cứt lợn, cây trâm ổi, cỏ lào trên tỷ lệ
chết của mọt thóc. Theo báo cáo thì LD50 của tinh dầu lá cỏ lào đối với mọt thóc là
6,78%.
- 2002, Zhang Maoxin (Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc) có công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính kháng nấm và côn trùng của tinh dầu cỏ lào.
Kết quả cho thấy tinh dầu có ảnh hưởng đến các chủng nấm như: Pyricularia grisea
(61,4%), Phytophthora nicotianae (29,27%), Fusarium axysporum (14,44%). Thành
phần chính của tinh dầu cỏ lào: trans-caryophyllene (16,2%), δ-cadinen (15,5%), αcopaene (11,3%), caryophyllene oxyde (9,4%), germacrene (4,9%) và α-humulene

(4,2%).
- 2004, Apichart Suksamrarn (Đại học Ramkhamhaeng, Thái Lan) và cộng sự đã
công bố công trình nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh lao phổi (mycobacterium)
và độc tính tế bào của các hợp chất flavonoid từ hoa cỏ lào. Kết quả cho thấy đã cô lập và
nhận danh được 8 hợp chất thuộc 3 phân nhóm: flavanone, chalcone và flavone.
- 2005, Nisit Pisutthanan (Đại học Chiang Mai, Đại học Naresuan, Thái Lan) đã
công bố công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cỏ lào
mọc ở Thái Lan. Kết quả cho thấy cao chiết DMC/H2O phần trên mặt đất của cỏ lào có
hoạt tính kháng một số chủng vi khuẩn gây bệnh cho người và kháng viêm khá tốt. Đã cô
lập và xác định được 15 hợp chất flavonoid trong đó có một hợp chất hoàn toàn mới,
trong số 14 flavonoid còn lại có 6 hợp chất lần đầu tiên được cô lập từ loại cây này.
- 2005, Owoyele VB, Adediji JO và Soladoye AO (Đại học Ilorin, Nigieria) đã có
công trình khảo sát hoạt tính kháng viêm của cao chiết nước lá cỏ lào trên chuột. Kết quả
cho thấy với liều lượng 200mg/kg thì có hiệu quả đến 80,5%.
- 2006, A. Ngono Ngane (Đại học Douala, Cameroun) đã công bố kết quả nghiên
cứu hoạt tính kháng viêm của cao chiết nước và EtOH của lá cỏ lào. Theo báo cáo thì cao
này có thể kháng được các loại nấm như: Cryptococcus neoformans, Microsporum
gypseum, Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum với nồng độ thấp.
- 2006, Nisit Pisutthanan (Đại học Chiang Mai, Đại học Naresuan, Thái Lan) tiếp
tục công bố kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu các bộ phận trên mặt đất
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 10 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

của cỏ lào mọc tại Thái Lan. Thành phần chính tinh dầu cỏ lào gồm: pregeijerence

(17,6%), germacrene-D (11,1%), α-pinene (8,4%), β-caryophyllene (7,3%), vestitenone
(6,5%), β- pinene (5,6%), δ-cadinene (4,9%), geijerene (3,1%), bulnesol (2,9%) và transocimene (92,2%).

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 11 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

I. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT
I.1 Dụng cụ
Bảng 1: Các dụng cụ cần thiết
1

Becher các loại

10

Phễu thủy tinh

19

Cột sắc ký (d = 5cm)

2

Erlen các loại


11

Pipette Pasteur

20

Cân kỹ thuật

3

Ống đong các loại 12

Pipette nhựa

21

Cân phân tích

4

Lọ thủy tinh 50ml 13

Giá ống nghiệm

22

Tủ sấy

5


Đũa thủy tinh

14

Giấy lọc

23

Máy cô quay chân không

6

Phễu chiết

15

Nồi đun cách thủy

24

Máy sấy

7

Vi quản

16

Bếp điện


25

Túi vải

8

Ống nghiệm

17

Lưới amiang

26

Tủ hút

9

Bình sắc ký

18

Muỗng nhựa, inox

27

Bản mỏng sắc ký

I.2 Hóa chất

Bảng 2: Hóa chất
1

PE

4

EtOAc

7

H2 O

2

EtOH

5

Na2SO4 khan

8

Các thuốc thử định tính

3

MeOH

6


H2SO4đđ

II. NGUYÊN LIỆU
II.1 Thu hái nguyên liệu
Nguyên liệu là lá cây cỏ lào, được thu hái tại Khu II – Trường Đại học Cần Thơ.
Cỏ lào được thu hái vào 08/2010, thời điểm này đang vào mùa mưa nên cây trong
giai đoạn phát triển xanh tốt, chưa có hoa.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 12 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

II.2 Xử lý nguyên liệu
Cỏ lào tươi chứa hàm lượng nước khá cao, lá cỏ lào nhẹ hơn nhiều so với các bộ
phận khác, chẳng hạn như thân (nhiều xenlulose) nên cùng lượng cân thì hàm lượng các
chất tập trung nhiều ở lá. Vì vậy, lá là nguyên liệu được dùng chủ yếu.
Lá sau khi thu hái đem về loại bỏ những lá sâu, úa, rửa sạch, để khô tự nhiên ở
nhiệt độ phòng. Sau đó đem sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 50-60oC đến khối lượng
không đổi, vò nát thành bột.

Hình 7: Nguyên liệu tươi

Hình 9: Ngâm dầm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 8: Nguyên liệu khô

Hình 10: Máy cô quay chân không

- 13 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

III. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU
Cân 100g lá cỏ lào tươi, làm khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 100-105oC đến khối
lượng không đổi. Cân lại và tính hàm lượng nước theo công thức sau:

A(%) 
Trong đó:

mt  mk
.100
mt

A là độ ẩm (%)
mt là lượng cân mẫu tươi (g)
mk là lượng cân mẫu khô (g).

Kết quả tính độ ẩm là cơ sở lựa chọn phương pháp ly trích, chiết tách, lập và tính
hiệu suất các quá trình.

Sau 3 lần thực hiện, kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3: Độ ẩm lá cỏ lào

Khối lượng mẫu (g)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

23,35

24,39

22,67

Trung bình (g)

23,47

Độ ẩm A (%)

76,53

Vậy độ ẩm lá cỏ lào nguyên liệu là 76,53%.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 14 -


ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

IV. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
Mẫu tƣơi
Khảo sát định
tính sơ bộ thành
phần hóa học.

Sấy ở 50-60oC, vò nát.
Bột mẫu khô
- Ngâm dầm với EtOH (3 lần).
- Cô đặc dưới áp suất kém.
Dịch chiết sệt
- Phân tán trong nước nóng.
- Lắc chiết với EtOAc.
- Cô đặc dưới áp suất kém.
Cao EtOAc
- Sắc ký cột.
- Sắc ký bản mỏng.
- Kết tinh lại trong EtOAc.
- Rửa kết tủa.
Sản phẩm

Xác định cấu trúc hóa học, nhận danh.
Sơ đồ 1: Quy trình thực nghiệm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 15 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

V. ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY CỎ LÀO [4], [6], [7], [11]
V.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất steroid
* Cân 1g bột khô, cho vào 20ml CHCl3 và ngâm trong 2 giờ. Sau đó lọc lấy dịch
trong là mẫu thử.
* Thuốc thử:
- Salkowsky: H2SO4đđ (1ml).
- Libermann-Burchard: (CH3CO)2O (20ml), H2SO4đđ (1ml).
* Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch mẫu, nghiêng ống và nhỏ từ từ từng
giọt đến hết 1ml các thuốc thử theo thành ống nghiệm. Để yên quan sát.
- Thuốc thử Salkowsky: Nếu dung dịch có màu đỏ đến nâu đỏ là dương tính.
- Thuốc thử Libermann-Burchard: Nếu thấy xuất hiện một vòng ngăn cách giữa hai lớp
chất lỏng có màu từ hồng đến xanh lá là dương tính.
V.2 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid
* Đun hoàn lưu 5g bột mẫu trong 50ml EtOH 95% trong 30 phút. Lọc lấy dịch
trong làm mẫu thử.
* Thuốc thử: HClđđ + Mgbột + alcol isoamylic, dung dịch (CH3COO)2Pb bão hòa,
dung dịch FeCl3 1%.
* Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch mẫu, thêm vài giọt HClđđ, sau đó cho
một ít bột Mg vào và lắc. Thêm từ từ từng giọt alcol isoamylic, để yên quan sát nếu thấy
xuất hiện vòng màu hồng hay dung dịch có màu tím thì có flavonoid trong mẫu.
Dung dịch mẫu tạo kết tủa màu xanh lục đen với dung dịch FeCl3 1%, kết tủa

trắng với dung dịch (CH3COO)2Pb bão hòa.
V.3 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alcaloid
* Cân 5g bột lá khô ngâm với 80ml HCl 1% trong 4-6 giờ. Lọc lấy dịch trong làm
mẫu thử.
* Thuốc thử:
- Wasicky: p-dimethyl amino benzaldehyde (20g), H2SO4đđ (60g), H2O (10ml).
- Bouchardat: I2 (2,5g), KI (5g), H2O (10ml).

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 16 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

* Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch mẫu, nghiêng ống và nhỏ từ từ từng
giọt đến hết 1ml các thuốc thử theo thành ống nghiệm, lắc đều, để yên, quan sát.
- Thuốc thử Wasicky: Có kết tủa hình bông sao là dương tính.
- Thuốc thử Bouchardat: Cho kết tủa màu nâu hoặc vàng đậm là dương tính.
V.4 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin
V.4.1 Dựa vào chỉ số tạo bọt để xác định sự hiện diện của saponin
* Cơ sở của phương pháp: Dược điển của Pháp định nghĩa chỉ số tạo bọt của
saponin là độ loãng của nguyên liệu bằng nước để có chiều cao bọt 1cm sau khi lắc trong
ống nghiệm có kích thước xác định, tiến hành trong điều kiện quy định.
* Cách tiến hành: Cân 1g bột dược liệu cho vào erlen 500ml chứa sẵn 100ml nước
sôi. Tiếp tục cho nước trong erlen sôi trong 30 phút nữa. Lọc, để nguội, thêm nước cất
cho đến 100ml. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16cm, đường kính 16mm. Cho vào các
ống nghiệm lần lượt 1, 2, 3, 4, 5,…, 10ml dịch lọc. Thêm nước cất vào mỗi ống cho đủ

10ml. Bịt miệng ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc của ống trong 15 giây. Mỗi giây lắc 2
lần. Để yên trong 15 phút. Sau đó đo chiều cao các cột bọt.
* Chỉ số bọt được tính theo công thức:
CSB  100.

Trong đó:

10
i

CSB: Chỉ số tạo bọt.
i: ống nghiệm thứ i có cột bọt cao 1cm.

* Nếu cột bọt trong các ống nghiệm thấp dưới 1cm (tức chỉ số tạo bọt dưới 100)
thì coi thư không có saponin.
V.4.2 Dựa vào các phản ứng đặc trưng
* Cân 5g bột khô, thêm vào 50ml EtOH 70o và đun cách thủy sôi trong 5 phút rồi
lọc. Cô cạn dưới áp suất kém đến cặn khô. Cặn khô này dùng làm mẫu thử.
* Thuốc thử: Liebermann-Burchard: (CH3CO)2O, H2SO4đđ.
* Tiến hành: Hòa mẫu bằng 1ml (CH3CO)2O, thêm từ từ 0,3-0,5ml H2SO4đđ. Nếu
xuất hiện vòng ngăn cách:
- Có màu hồng đến đỏ tím thì sơ bộ nhận định có saponin triterpenoid.
- Có màu xanh lá cây thì sơ bộ nhận định có saponin steroid.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 17 -

ĐẶNG MINH KHIÊM



Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

V.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất tanin
* Cân 5g bột khô, thêm vào 100ml nước cất, đun sôi trong 10 phút. Lọc lấy dịch
trong làm mẫu thử.
* Thuốc thử:
- Dung dịch (CH3COO)2Pb: Pha đến bão hòa trong nước.
- Dung dịch FeCl3: Pha nồng độ 1% trong nước.
* Tiến hành: Lấy 2ml dung dịch lọc, thêm 2-4 giọt dung dịch thuốc thử.
- Dung dịch (CH3COO)2Pb: Nếu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt là dấu hiệu dương
tính.
- Dung dịch FeCl3: Nếu dung dịch chuyển thành màu xanh đen hoặc lục đen (do tạo
phức) là dấu hiệu dương tính.
V.6 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất glycosyde
* Lấy 10g bột khô loại các chất không phân cực bằng PE. Tiếp theo chiết với
EtOH 50%. Dịch lọc được loại tạp chất bằng (CH3COO)2Pb cho đến khi không còn trầm
hiện. Sau đó loại (CH3COO)2Pb dư bằng Na2SO4 bão hòa. Cô cạn dịch lọc được cao
glycosyde thô. Hòa tan cao này bằng EtOH 95% và lấy dung dịch này làm mẫu thử.
* Thuốc thử:
- Tollens: dung dịch AgNO3 10% (1ml) + dung dịch NaOH 10% (1ml) + dung dịch
NH4OH 25% từ từng giọt.
- Fehling:
+ Dung dịch A: CuSO4.5H2O (40g) + H2O, định mức vừa đủ 1lít.
+ Dung dịch B: KNaC4H4O6.4H2O (200g) + NaOH (150g) + H2O, định mức vừa
đủ 1lít.
Khi sử dụng thì trộn hai dung dịch lại với nhau.
* Tiến hành: Lấy 1ml mẫu thử, cho vào từng giọt cho đến hết 1ml các thuốc thử.
- Thuốc thử Tollens: Nếu thấy xuất hiện kết tủa Ag màu đen là dấu hiệu dương tính.
- Thuốc thử Fehling: Đun sôi ống nghiệm trên đèn cồn trong 1 phút. Nếu thấy xuất hiện
kết tủa màu đỏ là dương tính.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 18 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

V.7 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất coumarine
* Đun hoàn lưu 5g bột mẫu trong 50ml EtOH 95% trong 30 phút. Lọc lấy dịch
trong làm mẫu thử.
* Thuốc thử: dung dịch NaOH 10% (0,5ml), HClđđ (vài giọt), H2O (12ml), dung
dịch Na2CO3 10% (2ml).
* Tiến hành:
- Phản ứng mở vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2ml dịch thử, thêm vào 1
trong 2 ống 0,5ml dung dịch NaOH 10%. Đun cả hai ống trên bếp cách thủy đến sôi, lấy
ra để nguội, thêm vào mỗi ống 4ml H2O. Nếu chất lỏng trong ống có kiềm trong hơn ống
không kiềm có thể xem là dương tính. Tiếp tục đem acid hóa ống có kiềm với vài giọt
HClđđ, nếu dung dịch đang trong suốt lại xuất hiện vẩn đục hoặc kết tủa thì đó là dấu hiệu
dương tính.
- Phản ứng diazo hóa: Lấy 2ml mẫu vào ống nghiệm, thêm vào 2ml dung dịch Na 2CO3
10% và 4ml H2O. Nếu dung dịch trong ống chuyển sang màu đỏ thẫm là dương tính.
V.8 Kết quả
Kết quả tổng hợp định tính các nhóm hợp chất có trong cỏ lào được trình bày
trong bảng 4.
Bảng 4: Kết quả định tính các nhóm hợp chất trong cây cỏ lào
STT


HỢP CHẤT

1

STEROID

2
3

4
5

THUỐC THỬ

LUẬN

Dung dịch màu đỏ

++

Libermann-Burchard

Vòng màu lục

++

Dung dịch màu đỏ

+++


Wasicky

Kết tủa hình sao

++

Bouchardat

Kết tủa vàng nâu

+++

Tạo bọt

CSB > 100

+

Libermann-Burchard

Vòng màu đỏ tím

+

(CH3COO)2Pb

Kết tủa vàng nhạt

+++


ALCALOID

SAPONIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KẾT

Salkowsky

FLAVONOID HClđđ/Mg/alcol isoamylic

TANIN

HIỆN TƢỢNG

- 19 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

6

FeCl3

Dung dịch màu đen

++


Tollens

Kết tủa đen

+++

Fehling

Kết tủa đỏ

+++

GLYCOSYDE

Phản ứng mở vòng lacton
7

COUMARINE
Phản ứng diazo hóa

Ống có kiềm trong, acid
hóa thì đục
Dung dịch màu đỏ thẫm

+
+

Chú thích:
+


Dương tính

++ Dương tính rõ
+++ Dương tính rất rõ
Qua khảo sát sơ bộ thành phần hóa học hữu cơ, trong cây cỏ lào có sự hiện diện
của các hợp chất như: steroid, flavonoid, alcaloid, saponin, tanin, glycosyde và
coumarine.
Các thành phần khác như: acid hữu cơ, carotenoid… vẫn chưa được khảo sát.
Phần hình ảnh định tính được trình bày ở phụ lục 12 (trang PL12, PL13).

VI. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ FLAVONOID[6], [7]
VI.1 Điều chế cao EtOAc
Lá cỏ lào tươi 5kg sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi ở 50-60oC được vò
nát thành bột, thu được 1,2kg bột khô. Cân khoảng 1kg bột khô cho vào túi vải sạch, đem
ngâm dầm với 4 lít EtOH 95% trong 3 ngày thu được 4 lít dịch chiết. Thực hiện trong 3
lần để chiết kiệt các chất có trong cỏ lào. Sau đó đem cô đặc bằng máy cô quay chân
không thu được 96g cao thô EtOH. Phân tán cao này trong nước nóng thành dịch, sau đó
lắc chiết với 1 lít EtOAc thu được 1 lít dịch chiết EtOAc. Cô đặc bằng máy cô quay chân
không thu được 32,3g cao EtOAc.
VI.2 Cô lập và tinh chế hợp chất từ cao EtOAc
Sắc ký bản mỏng là công cụ đắc lực để kiểm tra sơ bộ các chất có trong cao
EtOAc, dò tìm hệ dung môi thích hợp cho sắc ký cột, gom các lọ giống nhau, cũng như
dự đoán độ tinh sạch của chất.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 20 -

ĐẶNG MINH KHIÊM



Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

Bản mỏng được dùng là bản nhôm silicagel 60F254 tráng sẵn, kích thước 20x20
cm, độ dày lớp hấp phụ 2,2mm của hãng Merck, Germany. Khi dùng cắt thành những
bản nhỏ có độ cao 5cm, chiều rộng tùy theo số vết cần chấm.
Silicagel sắc ký cột có kích thước 230-400 mesh, dùng cho sắc ký cột cổ điển của
hãng Himedia, India.
Cột sắc ký nhanh bằng thủy tinh cao 80cm, đường kính 6cm, sản xuất tại Việt
Nam. Các loại dung môi có xuất xứ từ Trung Quốc (PE, EtOAc) và Việt Nam (MeOH,
EtOH).
Khối lượng silicagel nhồi cột là 250g. Khối lượng cao EtOAc là 30g được trộn với
30g silicagel, sau đó xay nhuyễn thành bột đồng nhất, sấy khô. Đổ 500ml PE vào cột
(khoảng 1/4 cột). Sau đó hòa 250g silicagel vào PE tạo thành hỗn hợp sệt rồi đưa lên cột,
xả cột liên tục. Sau khi nhồi cột xong, để qua một đêm cho cột cân bằng. Đưa cao EtOAc
lên cột, rót PE lên đầu cột, bắt đầu sắc ký. PE là dung môi khởi đầu. Hệ dung môi giải ly
là PE:EtOAc có độ phân cực tăng dần. Dung môi giải ly TLC cũng là PE:EtOAc với tỷ lệ
được giữ cố định là 1:1. Thuốc hiện màu là H2SO4 20% trong EtOH.

Hình 11: Sắc ký bản mỏng LA8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 12: Cột sắc ký
flash
- 21 -

Hình 13: Tinh thể chất LA8


ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

Kết quả thu được 18 phân đoạn: LA1, LA2,LA3,…, LA18 theo bảng 5.
Bảng 5: Kết quả quá trình sắc ký cột cổ điển cao EtOAc
Phân
đoạn

Số lọ

Hệ dung môi

Thể tích

TLC

Trọng

(ml)

(PE:EtOAc = 1:1)

lượng (g)

LA1

1 - 30


PE = 100%

1500

Không thấy vết

<0,01

LA2

31 - 39

PE:EtOAc = 9:1

400

Vệt kéo dài

2,48

LA3

40 - 49

PE:EtOAc = 9:1

450

Nhiều vết


0,90

LA4

50 - 58

PE:EtOAc = 9:1

400

Vệt mờ

0,30

LA5

59 - 71

PE:EtOAc = 8:2

600

Nhiều vết

1,66

LA6

72 - 80


PE:EtOAc = 8:2

400

Vệt kéo dài

0,85

LA7

81 - 86

PE:EtOAc = 8:2

250

Vệt mờ

1,32

LA8

87 - 95

PE:EtOAc = 7:3

400

Vết đậm kéo dài


0,10

LA9

96 - 107

PE:EtOAc = 7:3

450

Nhiều vết

1,94

LA10

108 - 116

PE:EtOAc = 7:3

400

Nhiều vết

2,55

LA11

117 - 123


PE:EtOAc = 7:3

300

Vệt kéo dài

1,79

LA12

124 - 131

PE:EtOAc = 6:4

350

Nhiều vết

1,33

LA13

132 - 139

PE:EtOAc = 6:4

350

Nhiều vết


1,50

LA14

140 - 155

PE:EtOAc = 6:4

750

Vệt kéo dài

2,37

LA15

156 - 167

PE:EtOAc = 5:5

650

Vệt mờ

0,67

LA16

168 - 177


PE:EtOAc = 5:5

450

Nhiều vết

2,20

LA17

178 - 190

PE:EtOAc = 5:5

600

Nhiều vết

1,72

LA18

190 - 211

EtOAc = 100%

1050

Không thấy vết


2,69

Tổng cộng

26,37

Ghi chú:
PE: Petroleum ether

EtOAc: Ethyl acetate.

Hiệu suất thu hồi cột sắc ký: H 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

26,37
.100  87,9% .
30

- 22 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

Tại phân đoạn LA8 (PE:EtOAc = 7:3) thu được kết tủa màu vàng. Có R f = 0,37
(PE:EtOAc = 1:1). Tinh chế bằng cách rửa kết tủa với PE, kết hợp kết tinh lại nhiều lần
trong EtOAc thu được tinh thể dạng tấm màu vàng, ký hiệu là LA8 (27mg).


VII. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ NHẬN DANH [2], [3], [4], [5], [9]
LA8 là chất rắn, kết tinh trong EtOAc cho tinh thể dạng tấm, màu vàng, tan tốt
trong MeOH, EtOH, DMSO, mp = 220-222oC (EtOAc).
Rf = 0,37 (PE:EtOAc = 1:1).
* Phổ 1H-NMR (DMSO, δ ppm) cho mười mũi tín hiệu proton:
 2 mũi đơn trong khoảng 3,84-3,85: 6 proton của hai nhóm -OCH3 gắn vào vòng thơm.
 5 mũi trong khoảng 6,33-7,72 là tín hiệu của các proton loại C-H kề nối đôi, trong đó:
. 1 mũi đôi đôi (dd): 1 proton (7,68).
. 4 mũi đôi (dd): 4 proton (6,33; 6,68; 7,08; 7,72).
 3 mũi đơn ở 9,29; 9,52 và 12,43: 3 proton của 3 nhóm -OH.
Vậy LA8 có tất cả 14 proton.
* Các phổ

13

C-NMR (CDCl3, δ ppm), kết hợp với DEPT90, DEPT135 cho thấy chất

LA8 có 17 mũi tín hiệu carbon:
 Phổ DEPT90 cho 5 mũi dương trong khoảng 91,9-119,8 gồm các carbon loại C-H kề
nối đôi.
 Phổ DEPT135 cho 7 mũi dương nằm trong khoảng 55,6-119,8, ngoài 5 mũi dương đã
xuất hiện trong phổ DEPT90 còn xuất hiện thêm 2 mũi dương nằm trong khoảng 55,6-56:
2 carbon của hai nhóm -OCH3 gắn vào vòng thơm (55,6; 56). Không xuất hiện mũi âm
chứng tỏ LA8 không có carbon loại -CH2-.
 10 mũi còn lại không xuất hiện trên phổ DEPT nên có thể kết luận chúng là những
carbon bậc 4 (không gắn trực tiếp với proton):
. 9 mũi trong khoảng 104-164,9: 9 carbon bậc bốn (104; 123,5; 136,5; 146,4; 147;
149,6; 156,2; 160,5 và 165,1)
. 1 mũi ở 176: carbon của nhóm C=O đặc trưng của hợp chất flavone.
Vậy LA8 có tất cả 17 nguyên tử carbon.

So sánh các dữ liệu các phổ NMR của LA8 với LA5-14 trong Luận văn Cao học
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 23 -

ĐẶNG MINH KHIÊM


Góp phần khảo sát thành phần flavonoid trong cây cỏ lào - Chromolaena odorata L.

“Nghiên cứu thành phần tinh dầu và flavonoid trong cây cỏ lào” của tác giả Ngô Quốc
Luân, Nguyễn Ngọc Hạnh, thấy có sự tương đồng.
Bảng 6: So sánh dữ liệu phổ NMR của LA8 với LA5-14
1

Vị trí C/H

H-NMR (DMSO, δ ppm)
LA8

C-NMR (CDCl3, δ ppm)

LA8

LA5-14

2

146,7


146,7

3

136,4

136,4

4

176,0

176,0

5

160,4

160,3

97,4

97,4

164,9

164,9

91,9


91,9

9

156,1

156,1

10

104,0

104,0

1’

123,3

123,3

114,8

114,7

3’

146,2

146,2


4’

149,4

149,4

6

6,33

LA5-14

13

6,35

7
8

2’

6,68

7,72

6,71

7,73

5’


7,08

7,09

111,7

111,7

6’

7,68

7,69

119,8

119,8

4’-OCH3

3,85

3,87

56,0

56,0

7-OCH3


3,84

3,86

55,6

55,6

3’-OH

9,29

9,30

3-OH

9,52

9,53

5-OH

12,43

12,44

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- 24 -


ĐẶNG MINH KHIÊM


×