Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đề xuất phương án xây dựng website bán sản phẩm thủy sản cho công ty hải sản 404

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.11 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
--------------------

NGUYỄN VĂN ĐOAN

ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG WEBSITE
BÁN SẢN PHẨM THỦY SẢN
CHO CÔNG TY HẢI SẢN 404

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THANH TOÀN
TRẦN THANH ĐIỆN

2010


GV: Đặng Thị Phượng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
--------------------

NGUYỄN VĂN ĐOAN

ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG WEBSITE
BÁN SẢN PHẨM THỦY SẢN


CHO CÔNG TY HẢI SẢN 404

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 2


GV: Đặng Thị Phượng

LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thủy Sản. Đặc biệt tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Thanh Toàn, thầy Lê xuân Sinh đã
dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn tôi để hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Hải Sản 404, đặc biệt là các anh chị ở
phòng Tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập
trong thời gian qua.
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt!
Kính chúc Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị tại Công ty Hải Sản luôn
dồi dào sức khoẻ, công tác tốt. Chúc Khách Công ty Hải Sản 404 ngày càng phát
triển.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Văn Đoan

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 3


GV: Đặng Thị Phượng

TÓM TẮT
Là Công ty được thành lập lâu đời, Công ty Hải Sản 404 đã có những
hướng đi đúng về Thương mại điện tử, những chưa quan tâm đúng mức. Đề xuất
xây dựng website bán sản phẩm thủy sản cho công ty là một đề tài nhằm góp
phần tăng nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, và tạo điều kiện thuận lợi
cho công ty cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Công việc xây dựng website dựa
trên cơ sở là tình hình hoạt động của công ty. Từ đó phân tích các vấn đề như vấn
đề về sản phẩm, khách hàng, vận chuyển hàng hóa, thanh toán để xây dựng nên
hệ thống cho website. Xây dựng hoàn thành website sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hải Sản 404

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 4


GV: Đặng Thị Phượng

MỤC LỤC
TÓM TẮT......................................................................................................i
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................1

1.1 Giới thiệu ...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu...........................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................3
Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử ...........................3
Tình hình phát triển Thương mại điện tử trên thế giới.........................3
Tình hình phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam..........................4
Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
từ năm 2008 đến nay.........................................................................6
2.5 Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử của ngành thủy sản ................7
2.5.1 Khát quát tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin
của các cơ quan quản lý ngành thủy sản.............................................7
2.5.2 Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử
của các doanh nghiệp thủy sản............................................................ 8
2.6 Giới thiệu chung về Công ty Hải Sản 404 ............................................8
2.6.1 Lịch sử hình thành ....................................................................8
2.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.........................................9
2.6.3 Đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty ..................10
2.1
2.2
2.3
2.4

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14
3.1 Cơ sở lý luận...................................................................................... 14
3.1.1 Mạng thông tin toàn cầu.......................................................... 14
3.1.2 Thương mại điện tử ......................................................................14
3.1.3 Hệ quản lý nội dung................................................................ 17

3.1.4 Các định nghĩa cơ bản về lập trình web................................... 18
3.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 20
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................20
3.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN .......................................................22
Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 5


GV: Đặng Thị Phượng
4.1 Tình hình xuất khẩu và ứng dụng Thương mại điện tủ
vào hoạt động kinh doanh của Công ty trong 03 năm 2007-2009...... 22
4.1.1 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty ............................ 22
4.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty ................................. 23
4.1.3 Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử
của Công ty vào hoạt động kinh doanh ............................................. 24
4.1 Phân tích các vấn đề trong hệ thống cho một website bán sản phẩm
thủy sản........................................................................................... 25
4.2.1 Sản phẩm ................................................................................ 25
4.2.2 Khách hàng............................................................................. 29
4.2.3 Phương thức thanh toán, vận chuyển....................................... 32
4.3 Các giao diện chính của website .............................................................34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT ...................................................... 41
5.1 Kết luận .................................................................................................... 41
5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 43


Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 6


GV: Đặng Thị Phượng

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty từ 2007-2009 . 22
Bảng 4.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty từ 2007-2009................ 23

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 7


GV: Đặng Thị Phượng

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Tình hình xây dựng website của doanh nghiệp qua các giai đoạn.... 5
Bảng 2.1: Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website của doanh nghiệp
theo lĩnh vực .................................................................................. 6
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty.................................................... 11
Hình 3.1: Các hình thức kinh doanh Thương mại điện tử ............................. 16
Hình 4.1: Cá Tra cắt sợi ............................................................................... 25
Hình 4.2: Cá tra cắt miếng ........................................................................... 25
Hình 4.3: Cá Tra cắt khoanh ........................................................................ 26
Hình 4.4: Cá tra fillet ................................................................................... 26
Hình 4.5: Cá Tra nguyên con ....................................................................... 26
Hình 4.6: Tôm Sú nguyên con ..................................................................... 27

Hình 4.7: Tôm Sú bóc vỏ còn đuôi .............................................................. 27
Hình 4.8: Tôm sú còn vỏ bỏ đầu .................................................................. 27
Hình 4.9: Tôm sú luộc bỏ vỏ còn đuôi ......................................................... 28
Hình 4.10: Sơ đồ quản lý sản phẩm của website ........................................... 29
Hình 4.11: Sơ đồ đăng ký thành viên của website ........................................ 31
Hình 4.12: Sơ đồ thể hiện quy trình hợp đồng .............................................. 33
Hình 4.13: Sơ đồ quy trình thanh toán .......................................................... 34
Hình 4.14: Sơ đồ vận chuyển của Công ty.................................................... 34
Hình 4.15: Logo của website ........................................................................ 34
Hình 4.16: Trang chủ của website ............................................................... 35
Hình 4.17: Sản phẩm đăng trên trang chủ ..................................................... 36
Hình 4.18: Công cụ chuyển đổi tiền tệ của website....................................... 36
Hình 4.19: Trang Ẩm thực của website ........................................................ 37
Hình 4.20: Công cụ chuyển đổi ngôn ngữ của website.................................. 37
Hình 4.21: Trang đăng ký thành viên của website ........................................ 38
Hình 4.22a: Các bước thanh toán của website (bước 1) ................................ 39
Hình 4.22b: Các bước thanh toán của website (bước 2) ................................ 40
Hình 4.22c: Các bước thanh toán của website (bước 3) ................................ 40

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 8


GV: Đặng Thị Phượng

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
- B-to-B
- B-to-C
- CIF

- CNTT
- CMS
- C-to-C
- EU
- FOB
- HTML
- ICT
- Incotern
- L/C
- SGML
- TeLex
- TMĐT
- UNCTAD

- USD
- Web
- WTO
- XHTML

Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng
Giá thanh toán tại cảng nhập khẩu (Cost, Insurance
and Freight)
Công nghệ Thông tin
Hệ quản trị nội dung (Content Management System)
Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người
tiêu dùng
Liên minh Châu Âu (European Union)
Giá thanh toán tại cảng xuất khẩu (Free on Board)

Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản (HyperText
Markup Language)
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Information
and Communication Technologies)
Các điều khoản thương mại quốc tế (International
Commerce Terms)
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Ngôn ngữ Đánh dấu văn bản (Standard Generalized
Markup Language)
Điện báo
Thương mại điện tử
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại & Phát
triển (United Nation Conference on Trade and
Development)
Đồng đôla
World Wide Web
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization)
Ngôn ngữ Đánh dấu văn bản (EXtensible HyperText
Markup Language)

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 9


GV: Đặng Thị Phượng
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu

Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo
nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay
còn gọi là thương mại điện tử (TMĐT) ra đời và đang trở thành xu thế mới thay
thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn,
rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian (Semvietnam, 2009).
Trong phương hướng phát triển của kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT
giai đoạn 2006 - 2010 của Thủ tướng Chính Phủ, TMĐT góp phần thúc đẩy
thương mại và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Với mục tiêu đến 2010 có
khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và
tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc
doanh nghiệp với doanh nghiệp (Bộ Công Thương, 2005). Để hòa mình theo xu
hướng chung của đất nước. Việc ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp là hết
sức cần thiết. Ngành thủy sản với giá trị xuất khấu hằng năm luôn chiếm tỷ trọng
cao (năm 2008 là 4,5 tỷ USD, năm 2009 là 4,2 tỷ USD) trong nền kinh tế của đất
nước (Tổng cục Hải quan, 2009). Song song đó, các doanh nghiệp thủy sản đã
từng bước thâm nhập vào thị trường TMĐT với các cấp độ thăm dò khác nhau,
nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm chí phí, quảng bá thương hiệu
của mình. Bước đầu xuất hiện một số website bán hàng thủy sản thể hiện rỏ vai
trò của website trong TMĐT.
Chính vì điều này đề tài “Đề xuất phương án xây dựng website bán sản
phẩm thủy sản cho Công ty Hải sản 404” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất phương án xây dựng một website bán sản phẩm thủy sản cho
Công ty Hải sản 404 nhằm làm góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và quảng bá
thương hiệu.


Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 10


GV: Đặng Thị Phượng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh đặc biệt là tình hình xuất
khẩu của Công ty Hải sản 404 và tình hình ứng dụng TMĐT của Công ty này.
(2) Nhận biết được các yếu tố cơ bản cần có nhằm xây dựng hệ thống
website bán sản phẩm thủy sản.
(3) Xây dựng một website thí điểm cho việc bán sản phẩm thủy sản.
(4) Đề xuất một số định hướng cho website bán sản phẩm thủy sản.
1.3 Nội dung nghiên cứu
(1) Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh đặc biệt là tình hình xuất
khẩu của Công ty Hải sản 404 và tình hình ứng dụng TMĐT của Công ty này.
(2) Phân tích các yếu tố cần có để xây dựng hệ thống website bán sản
phẩm thủy sản.
(3) Tiến hành xây dựng một website thí điểm cho việc bán sản phẩm thủy
sản.
(4) Giải pháp về việc xây dựng website bán sản phẩm thủy sản.

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 11


GV: Đặng Thị Phượng
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử
Sự hình thành và phát triển của TMĐT gắn liền với sự ra đời và phát triển
của Internet. Tuy nhiên, vào những năm 60 của thế kỷ XX, việc trao đổi dữ liệu
điện tử đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ
của mình. Cũng trong khoảng thời gian này, việc tự động hoá trong ngành công
nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển, chẳng hạn như quá
trình xử lý séc ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, tiếp theo là quá trình xử
lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Tiếp đó là sự ra đời của các trạm giao dịch
tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới
các thông tin về tài khoản của mình. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ
thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị
giao dịch tự động (ATMs - Automatic Teller Machines) và các thiết bị bán hàng
tự động (Point-of-Sale machines). Khái niệm chuyển tiền số hoá hay chuyển tiền
điện tử giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính ra đời và phát triển cho đến
ngày nay.
Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân
được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều tổ chức tài
chính đã mở rộng các công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều
dịch vụ trên cơ sở sử dụng máy tính cá nhân cả ở công sở và ở gia đình. Để tăng
nguồn thu nhập, các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu và áp dụng nhiều phương
tiện giao dịch thuận lợi, đồng thời hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao
dịch của khách hàng. Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ TMĐT
và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt
động TMĐT ngày càng phát triển.
2.2 Tình hình phát triển Thương mại điện tử trên thế giới
Theo báo cáo TMĐT 2005 của Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương
mại và Phát triển (UNCTAD), tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng
Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người
sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam Á và Cộng

đồng các Quốc gia Độc lập (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước
phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập
được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ (Bộ Công Thương,
2005). Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ
cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng
dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể
thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể
truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải
thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho
vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và
tuy tỷ lệ này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên
70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như
Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 12


GV: Đặng Thị Phượng
Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả,
TMĐT tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm. (Bộ Công
Thương, 2005)
TMĐT không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các
lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an
toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi
ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví
dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, website đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết
sức to lớn của TMĐT nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này.
Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển
của TMĐT ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước,

giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai.
Khoảng cách ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển
vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT
toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.
Phương thức kinh doanh B-to-B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B-to-C
trong các giao dịch TMĐT toàn cầu. Trong phương thức B-to-C, loại hình bán lẻ
tổng hợp (siêu thị TMĐT) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán
lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B-to-C trên thị trường
ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống
hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
2.3 Tình hình phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam
Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng TMĐT của
doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một
tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển TMĐT, đặc biệt trong bối cảnh
doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành
TMĐT của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến
hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì
các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến
dịch vụ và tiến hành giao dịch TMĐT cả theo hình thức B-to-B lẫn B-to-C. Do
vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một
trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó.
Hàng năm, Vụ TMĐT – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều
tra, đánh giá hiện trạng hoạt động TMĐT ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng
dụng TMĐT ở của các doanh nghiệp. Theo Báo cáo TMĐT năm 2009, tỷ lệ
doanh nghiệp có website là 38%, giảm so với 45% của năm 2008 và tương
đương với năm 2007 (Bộ Công Thương, 2009). Báo cáo TMĐT các năm trước
đã nhận định yếu tố địa bàn hoạt động có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ doanh nghiệp
có website. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia khảo sát không tập trung vào
hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gây nên sự suy giảm này.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp có dự định xây dựng website trong
Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 13


GV: Đặng Thị Phượng
tương lai là 17%. Trong khi các năm trước đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự định xây
dựng website chỉ vào khoảng 5-10%. Điều này chứng tỏ nhu cầu có website riêng
của doanh nghiệp vẫn ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới.
72% các website được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2006 tới nay.
Điều này phản ánh thực tế phát triển và bùng nổ của Internet tại Việt Nam. Đặc
biệt, 23% doanh nghiệp thành lập website trong năm 2007, bằng tổng cả giai
đoạn 2001-2005. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp thành lập website mới có xu
hướng giảm dần qua các năm.
25%

23%

23%
20%

20%
15%

15%

15%

10%


5%

4%

0%
Trước 2000

2001-2005

2006

2007

2008

2009

Hình 2.1: Tình hình xây dựng website của doanh nghiệp qua các giai đoạn
(Nguồn: Bộ Công Thương, 2009 )
Quy mô doanh nghiệp vẫn ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ có website của
doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp lớn đã xây dựng website. Điều này là kết
quả tất yếu do các doanh nghiệp lớn mạnh hơn cả về tài chính lẫn nhân lực, đồng
thời có nhu cầu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và giao dịch với các đối tác cao
hơn.
Tỷ lệ có website tại các địa bàn khác nhau tương đối đồng đều. Ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ doanh nghiệp có website cùng là 39%. Tại các
địa phương khác tỷ lệ này là 36%. Tỷ lệ doanh nghiệp có dự định xây dựng
website tại thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 12%, trong khi đó tỷ lệ này tại Hà
Nội và các địa phương khác là 21%.

Giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, sự chênh lệch về tỷ lệ doanh
nghiệp có website là khá lớn. Các lĩnh vực tài chính, CNTT và chuyên môn có tỷ
lệ doanh nghiệp sở hữu website lớn nhất với các tỷ lệ tương ứng là 67%, 53% và
49%. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu website thấp nhất là xây dựng,
bán buôn bán lẻ và nghệ thuật. Lĩnh vực thương mại bán buôn bán lẻ vốn được
coi là một lĩnh vực ứng dụng TMĐT đầy tiềm năng. Tuy vậy, tỷ lệ sở hữu
website của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này thấp cho thấy các doanh nghiệp
vẫn tập trung vào kênh phân phối và bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, tỷ lệ

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 14


GV: Đặng Thị Phượng
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này dự định xây dựng website trong tương lai rất
cao, lên tới 22%. Điều này cho thấy trong thời gian tới việc ứng dụng TMĐT nói
chung và xây dựng website nói riêng sẽ còn nhiều chuyển biến.
Bảng 2.1: Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website của doanh nghiệp theo lĩnh
vực
Lĩnh vực
Tài chính
Công nghệ thông tin
Chuyên môn
Lưu trú
Nông lâm
Vận tải
Giáo dục
Khai khoáng
Nghệ thuật

Buôn bán lẻ
Xây dựng

Có website
67%
53%
49%
48%
44%
42%
39%
39%
38%
32%
28%

Sẽ xây dựng website
14%
14%
15%
19%
21%
18%
29%
19%
14%
22%
18%

(Nguồn: Bộ Công Thương, 2009 )

Mặc dù số lượng doanh nghiệp có website tăng nhiều, nhưng tính năng
TMĐT của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Phần lớn website vẫn chỉ
dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về Công ty và sản phẩm, dịch
vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Trong số
những website có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT này, 82% thuộc về các Công
ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo,
thương mại, v.v...
2.4 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2008 đến
nay
Năm 2008, Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1.236 nghìn tấn, trị giá
4,509 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm
trước. Nằm trong bối cảnh chung của thế giới, lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng
chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng
cao ngất ngưởng…Trong hoàn cảnh đó, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam
chuyển hướng thị trường từ các nước bị khủng hoảng trầm trọng như: EU, Nhật
Bản, Mỹ, Hàn Quốc… sang các thị trường mới như: Nga, Ucraina, Ai
Cập…cùng năm này, Việt Nam xuất thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại
sản phẩm khác nhau. Vượt qua khó khăn, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường
chính, và các mặt hàng chính (trừ hàng khô) đều tăng, riêng tháng 12, xuất khẩu
chững lại hoặc giảm mạnh…(Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại,
2008).
Năm 2009, Tỷ trọng trong xuất khẩu thủy sản: cá tra và cá basa chiếm
50,4% về lượng và 32,7% về giá trị; tôm chiếm 15,9% về khối lượng và 36,9%
về giá trị; cá ngừ chiếm 4,4% về lượng và 4,0% về giá trị; mực và bạch tuộc
Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 15


GV: Đặng Thị Phượng

chiếm 6,7% về lượng và 6,8% về giá trị, còn lại là các thủy sản khác. Xuất khẩu
đạt kim ngạch 4,2 tỷ USD. So với năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và
hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất
khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%.
EU là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam
(chiếm 41,4% thị phần) đã sụt giảm 14% về khối lượng) và 19% về giá trị.
(VnEconomy.vn, 2009)
Theo dự kiến thì giá trị xuất khẩu thuỷ sản sẽ tăng lên vào năm 2010.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng
đầu năm 2010 đạt gần 2 tỉ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó
tôm đông lạnh là mặt hàng tăng mạnh nhất (khoảng 30%). Phân tích xu hướng
biến động của chuỗi giá trị xuất khẩu thuỷ sản trong những năm qua, Trung tâm
Tin học và Thống kê đã áp dụng mô hình kinh tế lượng dự báo giá trị xuất khẩu
thuỷ sản của năm 2010 ước đạt gần 4,8 tỉ USD.
2.5 Tình hình ứng dụng thương mại điện tử của ngành thủy sản
2.5.1 Khát quát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan
quản lý ngành thủy sản
Bộ Thủy Sản đã và đang có nhiều kế hoạch việc ứng dụng CNTT vào
quản lý và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản và nông, ngư dân về thông tin
giá cả, thị trường, kỹ thuật… nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản
xa hơn trong thời kỳ hội nhập. Các website phong phú về nội dung, đa dạng về
tin tức lần lược được xây dựng đã góp phần thành công không nhỏ của các doanh
nghiệp và nông, ngư dân trong việc sản xuất kinh doanh, như: website của Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (www.vasep.com.vn), Tạp chí
Thủy Sản (thuysanvietnam.com.vn), trang Thông tin Công nghệ Tổng cục Thủy
sản (fistenet.gov.vn), các cổng thông tin điển tử của từng địa phương… Ngoài ra,
còn các website của các trường đại học cũng cung cấp kiến thức, thông tin thủy
sản tương đối phong phú.
Nhìn chung, mức độ thông tin hữu ích của các website này đủ để đáp ứng
nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp. Nhưng với tốc độ hiện phát triển hiện

nay của nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng, thì trong tương lai
cần có ứng dụng CNTT nhiều hơn, sâu hơn vào ngành thủy sản để phục vụ tốt
hơn cho việc hoạt động kinh doanh, giao lưu của các doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn.

2.5.2 Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử của các doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam
Doanh nghiệp có website là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ ứng dụng
TMĐT của doanh nghiệp đó. Hầu hết các Công ty, doanh nghiệp thuỷ sản (kể cả
các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, hóa chất, thức ăn…) điều có website cho
riêng mình nhưng sơ sài về hình thức lẫn nghèo nàn về nội dung. Chủ yếu là giới
Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 16


GV: Đặng Thị Phượng
thiệu Công ty và trưng bày sản phẩm, về phần chức năng tiện ích và liên kết đều
không có làm cho người xem nhàn chán và không hứng thú về sản phẩm. Đặc
biệt là chức năng giao dịch trực tuyến, chỉ một số ít website có chức năng này
nhưng cũng với mức độ đơn giản về kỹ thuật là đặc hàng trên website và thanh
toán tiền khi nhận hàng điển hình như website của Công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại và đầu tư phát triển thủy sản Miền Bắc (muabanthuysan.com). Một
hình thức chung khác của các website hiện nay của doanh nghiệp thủy sản là
đăng sản phẩm thủy sản lên các trang rao vặt có thương hiệu để quảng cáo sản
phẩm, hình thức này đơn giản và tiện lợi.
Nhìn chung, các doanh nghiệp thủy sản chỉ hưởng ứng xu hướng TMĐT
theo phong trào mà không quan tâm sâu sắc về chúng, chỉ xây dựng mà không
cập nhật và nâng cấp thường xuyên. Việc nhận thức về tầm quan trọng về ứng
dụng TMĐT là rất quan trọng trong việc phát triển sau này. Vì thế cần có sự quan

tâm thêm của các cơ quan quản lý nhà nước.
2.6 Giới thiệu chung về Công ty Hải Sản 404
2.6.1 Lịch sử hình thành
Công ty Hải sản 404 là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng Công
ty Miền Tây Quân Khu 9, được thành lập theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ
Quốc Phòng, Căn cứ theo quyết định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của HĐBT
đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ chế biến Hải sản
xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty có tên giao dịch là GIPIMEX
404 COMPANY đặt trụ sở chính ở 404, đường Lê Hồng Phong, phường Bình
Thủy, Tp. Cần Thơ, văn phòng đại diện đặt tại 557 đường Nguyễn Tri Phương,
Quận 10, TPHCM.
Công ty bắt đầu hoạt động vào tháng 12/1977, đầu tiên có tên là Đội Công
Nghiệp Nhẹ sau đổi thành xưởng chế biến 404, nhiệm vụ là sản xuất chế biến
thực phẩm phục vụ bộ đội quân khu 9, với các sản phẩm chính như: Lương khô,
lạp xưởng, thịt kho, nước mắn và thực hiện theo bao cấp hoàn toàn.
Đến năm 1982 đổi tên mới thành “Xí nghiệp chế biến 404” hoạt động theo
cơ chế “ Nữa kinh doanh nữa bao cấp” hạch toán nộp lãi về quân khu 9.
Đến 30/04/1998 được nâng cấp thành Công ty Hải sản 404 theo quyết
định số 076 của Bộ Quốc Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương
thức hạch toán độc lập, nộp ngân sách về quân khu 9 và Cục Tài Chính Bộ Quốc
Phòng.
Nhìn chung Công ty Hải sản 404 có một vị trí rất thuận lợi để kinh doanh
chế biến thủy sản. Mặt trước tiếp giáp với trục giao thông quan trọng của Đồng
bằng sông Cửu Long, mặt sau tiếp giáp với một nhánh sông Hậu có cầu cảng lớn

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 17



GV: Đặng Thị Phượng
thuận lợi cho việc chuyên chở đường sông và buôn bán hải sản. hơn thế nữa
Công ty là đơn vị duy nhất của quân khu 9 làm nhiệm vụ khai thác chế biến thủy
sản xuất khẩu và lại nằm trong vùng trọng điểm thủy sản của cả nước đối với
diện tích đất đaiu, mặt nước, khí hậu thời tiết, lao động thuận lợi cho việc phát
triển và khinh doanh thủy hải sản xuất khẩu. Từ ngày thành lập cho đến nay,
Công ty luôn hoàn thành trách nhiệm giao như: sản lượng, kim ngạch xuất khẩu,
tài sản của Công ty ngày càng được trang bị tốt hơn, đồng vốn được bảo tồn và
sử dụng hợp lý hơn.
Đến nay Công ty Hải sản 404 thực sự là một doanh nghiệp Nhà nước đã
được cũng cố và sắp xếp lại theo nghị định 388/HĐBT ngày 21/11/1991.
Từ lúc hình thành đến nay Công ty Hải sản 404 luôn hoàn thành nhiệm vụ
trên giao, với chức năng là khai thác đánh bắt, chế biến thủy hải sản xuất khẩu
thu ngoại tệ có hiệu quả, sản lượng ngày càng một tăng, đời sống cán bộ công
nhân viên được cải thiện, thực hiện đầy đủ các chế độ nộp ngân sách lên cấp trên
đều đặn, Công ty luôn bảo tồn và tăng trưởng được vốn.
2.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.6.2.1 Chức năng
- Thu nguyên liệu chế biến thành sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ gia công chế biến thủy hải sản xuất khẩu và nhận
ủy thác xuất khẩu.
- Nhập khẩu mặt hàng hóa chất, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ
cho sản xuất.
2.6.2.2 Nhiệm vụ
- Làm đầy đủ thủ tục: Đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của
Nhà nước và Bộ quốc phòng.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm bảo đảm đầu tư,
mở rộng sản xuất đổi mới trang thiết bị và tăng dần tích lũy.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và lao động, cải thiện mức
sống của toàn thể nhân viên Công ty.

- Làm tốt công tác an toàn lao động, trật tự xã hội an ninh quốc phòng,
môi trường và môi sinh.
- Luôn chú trọng công tác đào tạo nhân viên Công ty cho phù hợp với tình
hình thực tế.
2.6.3 Đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty
2.6.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 18


GV: Đặng Thị Phượng
Ngày nay do khoa học ngày càng phát triển nên nhu cầu của con người có
trình độ chuyên môn cũng như người có tay nghề càng tăng cao, các ngành công
nghệ sản xuất chuyên môn ra đời ngày càng nhiều nên vấn đề tổ chức quản lý đòi
hỏi được nâng cao để đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ. Để đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đạt được hiệu quả như mong muốn thì
cần có một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẻ, trình độ quản lý càng cao thì càng
tăng năng suất lao động, máy móc thiết bị, thời gian và nguyên vật liệu.
Quản lý công nghiệp là hệ thống tác động có mục đích của cơ chế quản lý
kinh tế đối với tập thể người lao động, những đơn vị sản xuất nhằm phấn đấu để
đạt được mục tiêu đã xác định trong thời gian Công ty cần thiết với hao phí xã
hội là thấp nhất.
Bộ máy quản lý doanh nghiệp là cơ quan, bộ máy có mối quan hệ mật
thiết với nhau để thực hiện chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Công tác tổ chức và quản lý của Công ty dựa trên nguyên tắc tuyển chọn,
bố trí lao động một cách hợp lý theo từng khâu, mỗi phòng ban làm việc theo
chức năng và nhiệm vụ của mình.

Do sự quan trọng của cơ cấu tổ chức, một phòng ban nói riêng cũng như
của toàn Công ty nói chung. Nên cần phải xây dựng một cơ cấu tổ chức hoàn
chỉnh và phù hợp với công việc của từng người để đạt được hiệu quả quản lý tốt
hơn.
2.4.3.2 Nhân sự, chức năng, nhiệm vụ của các phòng kinh doanh
a. Ban giám đốc
+ Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động và kết quả
kinh doanh sản xuất của Công ty với sự trợ giúp của phó Giám đốc.
+ Phó Giám đốc chính trị: Chịu trách nhiệm quản lý nội bộ công
tác Đảng, công tác chính trị.
+ Phó Giám đốc sản xuất: Phụ trách bộ phận sản xuất.
+ Phó Giám đốc kế hoạch: Phục trách kế hoạch kinh doanh
+ Kế toán trưởng: Quản lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác
các nhiệm vụ kinh tế phát sinh. Kế toán trưởng giúp giám đốc thực hiện pháp
lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Giám đốc

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33
P.Giám đốc
Chính trị

trang 19
P.Giám đốc
sản xuất

P.Giám đốc
kinh doanh



GV: Đặng Thị Phượng

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
(Nguồn: Phòng kinh doanh, công ty Hải sản 404, 2009 )
b. Các phòng chuyên môn nhiệp vụ
- Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý,
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham mưu và thực hiện công tác quy hoạch, bảo
hiểm xã hội, thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ công tác thanh tra
công nhân viên giúp Đảng ủy, Ban giám đốc làm công tác Đảng, công tác chính
trị, công tác tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán và xuất nhập khẩu: Tổ chức hoạt động kinh doanh trong
và ngoài nước. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 20


GV: Đặng Thị Phượng
phản ánh tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản và hiệu quả
kinh doanh đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý tài chính. Thực hiện đungá
pháp lệnh kế toán, thống kê điều lệ kế toán điều lệ tổ chức kế toán của Nhà
nước. Lập báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh để báo cáo lên cấp trên theo chế
độ hiện hành. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình
hình thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Cung cấp toàn bộ số liệu cho việc
điều hành sản xuất kinh doanh của giám đốc xây dựng kế hoạch cho việc xuất
nhập khẩu.
- Chịu trách nhiệm về tiêu thụ hàng hóa, giao dịch với khách hàng trong
và ngoài nước, nghiên cứu marketing, tìm hiểu phân phối thị trường tiêu thụ, chất
lượng Marketing trực tiếp công tác xuất khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng

hóa, vật tư.
- Hạch toán kết quả tài chính, hoạch định chi tiết các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong toàn Công ty. Hạch toán chi phí thu mua nguyên liệu, chi tiết giá
thành, lập báo cáo kế toán đúng kỳ.
- Phòng kế hoạch: Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, tham mưu cho
giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Lập kế hoạch luân
chuyển hàng hóa của Công ty, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.
+ Triển khai đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Công ty
báo cáo kết quả cho cấp trên.
+ Theo dõi quản lý tài sản vật tư trang thiết bị của Công ty.
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp
đồng.
+ Cùng với phòng tài chính và phòng xuất nhập khẩu theo dõi hoạt
động của Công ty.
Ở xí nghiệp chế biến có hai phó quản đốc có nhiệm vụ như nhau và đảm
trách các công việc như:
- Kho thành phẩm: Gồm tổ trưởng, tổ phó với nhiệm vụ thống kê, lên cơ
cấu hàng hóa, kiểm tra đủ và quản lý kho lạnh.
- KCS (1): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm.

1

Phòng kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 21


GV: Đặng Thị Phượng

- Phân xưởng nước đá: Có nhiệm vụ sản xuất nước đá phục vụ cho hoạt
động của Công ty và nhân dân trong vùng.

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 22


GV: Đặng Thị Phượng
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Mạng thông tin toàn cầu
Mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web hay Web) là một ứng dụng
trình duyệt thông tin phức tạp. Ngay sau khi ra đời, nó đã nhanh chóng được
công nhận là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Internet. Các trang tài
liệu siêu văn bản do một cá nhân hay tổ chức tạo ra và duy trì thường được gọi là
website, trong đó trang được mở ra đầu tiên khi bắt đầu truy nhập website được
gọi là trang chủ (home page). Để có thể kết nối với các website, lấy các thông tin
từ các máy chủ Web và hiển thị chúng trên màn hình, người sử dụng các dịch vụ
Web phải dùng một phần mềm được gọi là trình duyệt Web (Web browser).
Trong lĩnh vực TMĐT, World Wide Web là một ứng dụng quan trọng tạo ra
những cách thức mới giúp người mua dễ dàng tiếp cận với các thông tin liên
quan đến sản phẩm, giá cả từ những nhà cung cấp. Với sự hỗ trợ của các trình
duyệt, các công cụ tìm kiếm, khách hàng có cơ hội để duyệt qua các thị trường,
lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp, tiếp đó thực hiện các giao dịch mua bán vô
cùng nhanh chóng và thuận tiện. Những cơ hội và cách thức thương mại mới TMĐT trên Internet.
3.1.2 Thương mại điện tử
3.1.2.1 Định nghĩa
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình

mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính
sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ
trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua việc
truyền tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao
dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin
trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ.
3.1.2.2 Lợi ích ứng dụng Thương mại diện tử đối với các doanh nghiệp
Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại
truyền thống, các Công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung
cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới; Cải thiện hệ thống phân phối: giảm
lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng; Vượt giới hạn về thời
gian: việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động
kinh doanh được thực hiện 24/7/365; Sản xuất hàng theo yêu cầu: còn được biết
đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp
bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng; Tăng tốc độ tung sản phẩm
ra thị trường với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 23


GV: Đặng Thị Phượng
làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường; Giảm
chi phí sản xuất: giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản
truyền thống; Giảm chi phí giao dịch: nhờ có thương mại điện tử thời gian giao
dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua
Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua
bưu điện . Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thông qua
bưu điện. Chi phí thanh toán điện tử cũng giảm ngoài sức tưởng tượng; Củng cố

quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với
trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa
sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố
lòng trung thành;…
3.1.2.3 Hình thức giao dịch
Các hình thức hoạt động chủ yếu của giao dịch TMĐT là:
- Thư điện tử (email);
- Thanh toán điện tử (electronic payment);
- Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic date interchànge - EDI);
- Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content), tức việc mua
bán, trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (chính nội dung là hàng
hoá), mà không cần tới vật mang hàng hoá (như: phim ảnh, âm nhạc, các chương
trình truyền hình, phần mềm máy tính, v.v...);
- Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).
3.1.2.4 Cách giao tiếp
Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp:
- Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);
- Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);
- Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử);
- Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc,
thẻ thông minh, mã vạch).
3.1.2.5 Hình thức kinh doanh trong thương mại điện tử
Ba mô hình kinh doanh cơ bản nhất, được hầu hết các doanh nghiệp
TMĐT quan tâm: TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B-to-C), TMĐT
giữa các doanh nghiệp (B-to-B) và TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu
dùng (C-2- C).
CHÍNH PHỦ

DOANH
NGHIỆP


Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33
Chính phủ với

NGƯỜI
TIÊU DÙNG

trang 24
Chính phủ với

Chính phủ với


GV: Đặng Thị Phượng

Hình 3.1: Các hình thức kinh doanh Thương mại điện tử
(Trần Thanh Điện, 2009)
3.1.2.6 Các mô hình kinh doanh Thương mại điện tử
a) Mô hình cửa hiệu điện tử
Người mua và người bán tương tác trực tiếp:
- Người bán tổ chức các danh mục sản phẩm trực tuyến, cho phép đặt
hàng qua trang web, chấp nhận thanh toán trực tuyến, gửi hàng đến khách hàng
và quản lý dữ liệu khách hàng.
- Người dùng mua hàng thông qua giỏ hàng.
b) Mô hình đấu giá
Hoạt động như một diễn đàn, người dùng đóng vai là người bán hoặc
người đấu giá:
- Người bán: gởi món hàng muốn bán, giá tối thiểu để bán và hạn chót
đóng phiên đấu giá.
- Người đấu giá: tìm món hàng đang cần, xem giáhiện hành và đặt một giá

nào đó, thường được thiết kế tăng dần.
Mô hình đấu giá ngược: cho phép người mua thiết lập giá, người bán cạnh
tranh với nhau để phù hợp.
c) Mô hình cổng giao tiếp

Nhóm Kinh tế Thủy Sản K33

trang 25


×