Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỘC TỐ DO DƯ LƯỢNG CÁC THUỐC DÙNG TRONG TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.07 KB, 15 trang )

CHƯƠNG III. ĐỘC TỐ DO DƯ LƯỢNG CÁC THUỐC
DÙNG TRONG TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI
PHẦN I. DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT DÙNG TRONG TRỒNG TRỌT
Dư chất tồn tại trong trồng trọt gồm: Chất bảo vệ thực vật, phân hóa học, thuốc kích
thích tăng trưởng, kim loại nặng, các nitrat, nitrit.

I. Hóa chất bảo vệ thực vật
I.1. Khái niệm:
Chất BVTV bao gồm tất cả những hợp chất tự nhiên hoặc hợp chất tổng hợp được sử
dụng trong nông nghiệp nhằm kiểm soát các loại gây hại cho cây trồng khác nhau.
Chất BVTV cũng là một chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ
cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá
hủy nghiêm trọng những cơ quan chức năng của cơ thể sinh vật, khiến sinh vật bị ngộ
độc hoặc bị chết.
Dư lượng chất BVTV gồm mộ phần chất hoạt động và những chất chuyển hóa của
thuốc, một phần khác là dung môi,chất mang tải và các phụ gia khác.
I.2. Phân loại:
Trên thế giới, chất BVTV hiện nay có hàng nghìn chế phẩm, tùy thuộc vào số lượng
sâu bệnh, cấu trúc hóa học và hợp chất được sử dụng, hoặc mức độ và hình thức gây
hại cho sức khỏe con người…
1. Phân loại dựa vào bản chất của vật phá hoại:
-

Chất diệt côn trùng

+ Hợp chất hữu cơ tổng hợp: Hợp chất cơ phospho, cơ clo, carbamat
+ Hợp chất vô cơ: hợp chất arsenic, lưu huỳnh, flo, thủy ngân…
+ Chất từ dầu khoáng: Dầu antraxen, dầu hỏa, dầu vàng
+ Các chất diệt côn trùng khác: chất có nguồn gốc từ thực vật (nicotin, pyrethre,
rotenon…); pyrethoid tổng hợp, chất điều hòa sinh trưởng, chất triệt sản, chất diệt
trứng…


-

Chất trừ cỏ
1


+ Chất trừ cỏ vô cơ: các muối sunfat, nitrat, clorua…
+ Chất hữu cơ như: các hợp chất của phenol và các dẫn xuất của cresol, các hoóc môn
thực vật, carbamat…
+ Các chất trừ cỏ khác: diquat, paraquat…
-

Chất diệt nấm

+ Chất diệt nấm vô cơ: các muối của đồng, lưu huỳnh, arsen…
+ Chất diệt nấm cơ – kim: các dẫn xuất cơ – thủy ngân
+ Các chất diệt nấm hữu cơ và tổng hợp…
+ Các chất diệt nấm hữu cơ khác…
- Các chất khác gồm: chất diệt loài gặm nhấm, chất diệt tuyến trùng, chất diệt nhện…
2. Phân loại theo độc tính (theo LD50: liều lượng thấp nhất gây chết 50% động vật):
Chia làm 3 loại:
- Loại I: Cực độc:
VD: Fosfamidan ( CE 80%), Carbofenoton ( CE 80%), Schrodan ( CE 60%), Nicotin
(CE 90%)...
b) Loại II: Ðộc nhiều
VD: Aldrin (PDE 50%), Bensulfit (CE 40%), Sulfolot (CE 40%)...
c) Loại III: ít độc:
VD: Aldrin (bột 5%), Clordecan (BỘT 10%), DDT (PDE 40%), Malation (PDE
50%)...
Trong đó: C.E: nồng độ thể sữa. P.D.E: Bột huyền phù trong nước.

3. Phân loại theo cấu tạo hóa học.
Bao gồm: .
- Các thuốc hữu cơ tổng hợp: Là loại phổbiến nhất, bao gồm lân hữu cơ, Clo hữu cơ,
thủy ngân hữu cơ, các dẫn xuất nitro và clo của phenol..
- Các thuốc vô cơ: như Asenit natri, aseniat canxi, sulfat đồng (CuSO4)

2


I.3. Nguyên nhân dư chất dùng trong trồng trọt có mặt trong thực phẩm:
4 nguyên nhân chính:
- Sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép
- Sử dụng sai mục đích.
VD: dùng HCBVTV để bảo quản hoa quả sau khi thu hái
- Sử dụng không đúng liều lượng (quá liều)
- Không đảm bảo đủ thời gian phân hủy của thuốc trên sản phẩm thực phẩm

Ví dụ về thực phẩm nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)
Một kết quả điều tra có thấy 80% số người được hỏi khẳng định rằng sản phẩm
rau của họ được bán trên thị trường sau nhiều nhất 3 ngày phun thuốc không phân biệt
là loại thuốc gì. Nếu như sản lượng rau lớn và tiêu thụ chậm thì họ mới để thời gian
dài hơn, như vậy là chỉ một số ít, thậm chí rất ít các sản phẩm được lọt vào dạng sản
phẩm an toàn.
Một điều không đúng nếu chúng ta nghĩ rằng người nông dân không biết thuốc
BVTV độc hại đối với sức khỏe con người. Đa số nông dân đều cho biết gia đình họ
có ruộng trồng rau riêng cho gia đình họ để ăn, mà trong ruộng đó họ không xử lý
thuốc hoặc xử lý rất ít thuốc, còn các ruộng khác trồng để bán họ xử lý nhiều loại
thuốc tùy vào loại cây trồng. Lợi nhuận, sự hiểu biết và việc quản lý thiết chặt chẽ vô
tình đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.


Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa khiến HCBVTV có mặt trong thực phẩm là tác
động của HCBVTV đến môi trường và hệ sinh thái
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, riêng năm 1998, toàn thế giới đã sử
dụng tới 1,3 triệu tấn thuốc bảo vệ thực vât. Rõ ràng việc sử dụng dồi dào các chất bảo
vệ thực vật như thế đã có tác động đến con người và môi trường. Tác động của chất
bảo vệ thực vật đến môi trường có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:

3


Hành trình của chất bảo vệ thực vật trong môi trường.
Khi phun chất bảo vệ thực vật cho cây trồng thường có tới 50% lượng chất
phun rơi xuống đất chưa kể biện pháp bón trực tiếp. Người ta cũng ước tính có tới
90% chất sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây nhiễm độc cho đất, nước,
không khí và nông sản. Ở trong đất, chất bảo vệ thực vật được keo đất và các chất hữu
cơ giữ lại, sau đó sẽ phân tán và biến đổi theo con đường khác nhau thông qua các
hoạt động sinh học của đất và tác động của các yếu tố hóa lý. Chất bảo vệ thực vật bị
rửa trôi vào nước gây nhiễm độc cho nước bề mặt, nước ngầm, nước sông và biển.
Nhiều loại chất bảo vệ thực vậy có khả năng bay hơi vào không khí, nhất là trong điều
kiện khí hậu nóng và ẩm.
Khi phun chất bảo vệ thực vật lên cây, trước hết là động vật ăn cây cỏ bị nhiễm
độc, sau đó những động vật này lại là con mồi của động vật ăn thịt tiếp theo. Cứ thế
chất độc được truyền đi trong chuỗi thức ăn và qua một mắt xích của chuỗi thức ăn,
chất độc được tích lũy thêm một mức cao hơn.
Ví dụ trong một tài liệu phân tích, người ta nhận thấy nếu nồng độ DDT trong
nước hồ là 0,02ppm, thì trong các động vật thủy sinh ở hồ là 10ppm, trong các loài cá
ăn động vật thủy sinh này là 103ppm, còn trong các loài cá lớn ăn thịt và chim bói cá
đã lên tới 2000ppm là nồng độ có thể gây nguy hiểm đến chết.
Sự tồn dư của các chất bảo vệ thực vật trong các môi trường cũng khác nhau.
Người ta nhận thấy thời gian bán hủy trong nước của DDT là 10 năm, của dieldrin là

20 năm, trong đất thì thời gian bán hủy còn dài hơn, chẳng hạn với DDT là 40 năm.
4


Sự tích lũy các chất bảo vệ thực vật bởi các sinh vật cũng là điều đáng lưu ý.
Chẳng hạn, giun đất có thể tập trung được một nồng độ DDT gấp 14 lần nồng độ có
trong đất và còn hàu lại có thể tập trung được một lượng DDT nhiều gấp từ 10.000 đến
70.000 lần lượng DDT có trong nước biển.
Ở người, mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, tỷ lệ nhiễm DDT cũng là điều
đáng phải quan tâm. Người ta nhận thấy lướng DDT trong mỡ một người Châu Âu
trung bình có tới 2ppm, còn trong mỡ một người Mỹ trung bình lại bị nhiễm tới
13,5ppm.
Chất bảo vệ thực vật tác động đến sinh vật một cách không phân biệt, nghĩa là
chúng không chỉ tiêu diệt sâu bọ, côn trùng có hại mà đồng thời còn tiêu diệt nhiều
loại sinh vật có ích như ếch, nhái, rắn, tôm, cua, cá và các vi sinh vật. Những sinh vật
có ích này thường khống chế và ăn các sâu hại giữ cho hệ sinh thái đồng ruộng được
cân bằng.

I.4. Tính chất chung của các hóa chất bảo vệ thực vật:
- Thường ở dạng bột hoặc ở dạng lỏng dễ dàng bay hơi, khuếch tán trong không khí
- Một số chất hầu như không mùi, không vị như DDT, một số chất có mùi đặc trưng dễ
nhận biết.
- Các chất bảo vệ thực vật hầu như không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi
hữu cơ hoặc axit hoặc bazo. Vì thế rất khó rửa sạch khỏi rau quả.
VD: các hợp chất phosphor hữu cơ, carbamat, các hợp chất clo hữu cơ như DDT và
666 đều không tan trong nước
- Hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu lại trong môi trường, cần có thời gian nhất định để
phân hủy.
VD: các hợp chất clo hữu cơ tồn tại rất lâu trong môi trường, có thời gian bán hủy dài


I.5. Cơ chế tác động của chất BVTV đối với cơ thể sống
1. Cơ chế tác dụng của chất diệt côn trùng
a. Chất diệt côn trùng cơ-clo: là dẫn xuất clo của etan, cyclodien và hexacyclohexan
- Gây chứng gan to
- Là những chất cảm ứng của các enzyme ở vi thể
5


- Là chất độc đối với hệ thần kinh của côn trùng và loài có vú
VD:
+ DDT tác dụng đến dây thần kinh vận động và cảm giác, vỏ vận động dẫn đến làm
hỏng sự vận chuyển các ion Na và K, làm tan rã điện thế màng. DDT cũng làm mất sự
tạo thành ATP ở cơ.
+ Aldrin, dieldrin làm thay đổi tỉ lệ giữa các axit amin và tang tỉ lệ ammoniac trong
não
b. Chất diệt côn trùng cơ-phospho và carbamat
- Khái niệm:
+ Chất diệt côn trùng cơ-phospho: este của axit phosphoric hoặc axit thiophosphoric
+ Carbamat: este của axit N-metylcarbamic
- Cơ chế:
+ Gây kìm hãm enzyme acetyl-cholinesterase do đó làm tích tụ acetylcholine ở vùng
hoạt động của axon
+ Ngoài ra chất diệt côn trùng cơ-phospho có tính chất alkyl hóa các hợp chất sinh học
có chứa nhóm alcol, nhóm amin, nhóm thiol, mercaptiol, cacboxylat, các nhóm
phosphate và pyrophosphate. Do đó có khả năng phản ứng với các cao phân tử sinh
học như các protein và các axit nucleic làm phát sinh đột biến.
c. Chất diệt côn trùng nguồn gốc thực vật:
VD: nicotin, rotenone, pyrethrolon, axit crysantemic, pyrethrin I,…
Cơ chế: Là những chất độc thần kinh
- Nicotin kích thích các cơ quan thụ cảm của các hạch của hệ thần kinh trung ương và

tự trị và bản vận động
- Pyrethre và các pyrethrinoid ức chế sự dẫn truyền của ion Na và K trong các sợi thần
kinh
- Rotenoid kìm hãm sự oxy hóa của NAD+, do đó phong tỏa các quá trình oxy hóa phụ
thuộc NAD+

2. Cơ chế tác động của chất diệt cỏ:
- Tác động đến sự hô hấp tế bào
6


- Phong bế sự quang hợp
- Gây nhiễu sự tổng hợp protein và tổng hợp axit nucleic
- Làm thay đổi sự phân bào
- Phá hủy các chất hữu cơ và các cấu trúc chức năng
3. Cơ chế tác động của các chất trừ nấm:
Chất trừ nấm gồm có:
- Chất trừ nấm tiếp xúc: Tác động qua tiếp xúc: đồng, lưu huỳnh, các hợp chất hữu cơ
hòa tan trong chất béo
- Chất trừ nấm hệ thống: Vừa khó hòa tan trong nước vừa rất ưa béo nên có thể vượt
qua các rào cản thực vật
a) Cơ chế gây độc của chất trừ nấm tiếp xúc:
- Chất trừ nấm trên cơ sở kim loại: Phần hoạt động là ion kim loại có khả năng kết hợp
với nhóm –SH của các enzyme tham gia vào quá trình oxy hóa-khử cung cấp năng
lượng.
- Chất trừ nấm lưu huỳnh và trên cơ sở lưu huỳnh:
+ S có thể tạo ra cầu nối disulfua giữa và trong phân tử, phản ứng với các vùng
nucleophyl hoặc tạo ra các gốc tự do.
+ Các chất trừ nấm thio- và dithiocarbamat làm giải phóng ra isothiocyanat, thiram,
cacbon sulfua, hydro sulfua và etylen thioure, làm bao vây nhóm –SH của enzyme.

Trong một số trường hợp các ion kim loại can thiệp vào cơ chế tác dụng của enzyme.
+ Dicacboxymid: do chuỗi bên R-S-CCl3 làm ức chế sự oxy hóa glucose, ức chế sự
tổng hợp axit nucleic, ức chế sự phân giải các axit béo
b) Cơ chế gây độc của chất trừ nấm hệ thống
Các chất trừ nấm hệ thống đều là những chất trung gian của carbendazim và có cấu
trúc giống với bazo purin, do đó chúng sẽ thay thế bazo purin trong axit nucleic, gây ra
những dạng dị thường khi truyền thông tin di truyền, gây tác dụng chủ yếu đến pha
phân bào nguyên nhiễm, ngăn cản sự phân chia tế bào

I.6. Hậu quả của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật đối với con người:
Thuốc bảo vệ thực vật có độc lực rất khác nhau, gây ra những triệu chứng khác nhau
và có thể gây chết người nếu nhiễm độc quá nhiều.
7


Con đường nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật có thể là qua đường da, đường hô hấp hoặc
đường tiêu hóa do ăn thực phẩm chứa dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật gây ra ngộ
độc cấp hoặc á cấp, ngộ độc mãn tính và ngộ độc trường diễn.
1. Ngộ độc cấp tính hoặc á cấp
Loại HCBVTV

Triệu chứng ngộ độc cấp

Chất diệt côn trùng
cơ-clo

- Rối loạn về tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy

Chất diệt côn trùng
cơ-phospho


- Tác dụng phản cholinesterase làm tăng hoạt động của hệ thần
kinh trung ương

- Rối loạn thần kinh: nhức đầu, hôn mê, co giật

- Rối loạn tiêu hóa: tăng tiết nước bọt, buồn nôn, tiêu chảy
- Rối loạn hô hấp: tăng tiết phế quản, ho, nghẹt thở
- Rối loạn tim mạch: tim đập nhanh, tăng, giảm huyết áp
- Rối loạn thần kinh cơ: co cơ thường xuyên và nhanh, hay bị
chuột rút, cử động không tùy ý, hay bị tê liệt
Chất diệt côn trùng
khác

- Tăng sinh các tế bào nguyên bào sợi
- Tiêu chảy, vàng da, nghẹt thở
- Các rối loạn về thần kinh, phù phổi, co cứng cơ, các rối loạn
về thận và gan.

2. Ngộ độc mãn tính
- Các tổn thương ở đường tiêu hóa: ăn không ngon, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, các
hư hỏng về chức năng tiêu hóa.
- Các tổn thương tim mạch: loạn nhịp, tim đập nhanh, tăng rồi giảm huyết áp
- Các biểu hiện ở thần kinh ngoại vi: mệt mỏi cơ, mất nhạy cảm, các rối loạn hoạt
động, lo âu, mất ngủ, trầm uất và hay ảo giác.
- Rối loạn hệ thống tạo máu
- Gây các tổn thương ở thận
- Gây các nguy cơ về thai nhi
8



3. Ngộ độc trường diễn
- Sinh đột biến
- Sinh ung thư
- Sinh quái thai
I.7. Các biện pháp phòng ngừa:
1. Yêu cầu vệ sinh khâu bảo quản và vận chuyển thuốc trừ sâu.
-Kho chứa thuốc trừ sâu phải xa điểm dân cư, xa khu chăn nuôi và xa nguồn nước ít
nhất là 200 m.
-Kho chứa thuốc phải có khóa. Thuốc trừ sâu phải đựng trong các bao bì đặc biệt, có
dán nhãn. Phải xử lý bao bì cẩn thận để chúng trở thành vô hại
-Trong kho không được để thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
-Vận chuyển thuốc trừ sâu trên những xe riêng. Nghiêm cấm dùng xe chuyên chở
thuốc trừ sâu để chở người, súc vật, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... Sau khi chuyên
chở xong phải rửa xe bằng nước vôi, nước javel... rồi rửa sạch bằng nước.
2. Tăng cường công tác quản lý hóa chất bảo vệ thực vật. Chỉ nhập hoặc sản xuất các
loại hóa chất bảo vệ thực vật có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối
với người và động vật
3. Tăng cường giáo dục và huấn luyện người sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật về các
biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân và người tiêu dùng
4. Riêng đối với các loại rau quả tươi sử dụng ăn ngay cần phải thực hiện nghiêm túc
các biện pháp sau:
- Đảm bảo thời gian cách ly qui định cho từng loại hóa chất bảo vệ thực vật trên từng
loại rau quả.
- Với rau quả nghi là có khả năng đã bị phun thuốc hóa chất bảo vệthực vật cần rửa
sạch, ngâm nước nhiều lần.
- Với loại rau quả có vỏ, rửa sạch rồi mới bóc bỏ vỏ.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp với ngành y tế để kiểm tra việc phân
phối, sử dụng hóa chất bảo vệthực vật.
6. Tiến hành nghiên cứu lâu dài mức độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ra môi trường

xung quanh.
9


7. Nên chọn dùng những loại thuốc ít độc đối với người và gia súc, đồng thời có độ
bền vững kém, tích lũy ít trong cơ thểngười tiêu dùng và không có khả năng gây ung
thư, gây đột biến gen, gây độc đối với bào thai ...
VD: dùng Polmetox (DMDT) thay DDT, Sumition thay Wolfatox và Thiophot, độc
tính giảm 8-10 lần so với Wolfatox và giảm 40-50 lần so với Thiophot.
Tương lai trong kĩ thuật sinh học cần nghiên cứu sản xuất những loại thuốc chống sâu
bệnh từnhững nguyên liệu sinh học.

II. Phân bón hóa học
II.1. Khái niệm:
Phân hóa học là những hợp chất được sử dụng rộng rãi trong đất nhằm gia tăng năng
suất cây trồng. Trong đó các phân hóa học sử dụng nhiều nhất là phân đạm, phân lân
và phân kali. Trong một số đất phèn người ta còn bón vôi, thạch cao.
Phân bón trên không được tinh khiết. Do đó chúng chứa nhiều tạp chất kim loại và á
kim độc và ít di động trong đất. Chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của đất nơi có rễ
cây
II.2. Phân loại:
Gồm 3 nhóm chính:
- Phân đạm
- Phân lân
- Phân kali
II.3. Nguyên nhân phân bón hóa học gây độc cho thực phẩm:
- Phân bón không tinh khiết, chứa nhiều tạp chất như kim loại, á kim độc. Những chất
này tích tụ vào thực vật gây độc cho con người.
- Ngoài ra phân đạm chứa lượng lớn hợp chất nito lưu lại trong đất, chuyển hóa tạo
muối nitrat gây nhiễm độc môi trường, nhiễm độc nguồn nước, gián tiếp gây độc cho

con người.
- Bón phân đạm nhiều vào gần thời kỳ thu hái còn gây dư lượng NO3- lớn trong sản
phẩm rau quả.
10


II.4. Biện pháp phòng ngừa:
- Sử dụng phân vi sinh hữu cơ thay thế phân hóa học
- Sử dụng đúng mục đích, đúng kỹ thật trong canh tác
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức để người trồng trọt sử dụng đúng quy cách
- Luân canh xen vụ: Ví dụ trồng các loại rau với các loại cây trồng ngũ cốc, nhằm
khai thác tối đa dưỡng chất trong đất, giúp đất thu hồi chất đạm nhờ quá trình phân
hủy lá cây và các chất thải nông nghiệp.

III. Thuốc kích thích tăng trưởng dùng cho thực vật:
Là các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói chung và thuốc kích thích sinh trưởng
nói riêng được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành trồng trọt như là một phương tiện
hóa học quan trọng đối với sự sinh trưởng – phát triển của cây trồng nhằm thu được
năng suất cao. Ở nồng độ cao sẽ gây ức chế và nếu nồng độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng
phá hủy, có thể dẫn đến hủy diệt, gây ngộ độc cây trồng.
Chất điều hòa sinh trưởng cây trồng gồm:
-

Các chất có tác dụng kích thích sinh trưởng (Auxin, Gibberelin, Cytokinin…)

-

Các chất ức chế sinh trưởng (Paclobutatrazole…)

PHẦN II. DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT DÙNG TRONG CHĂN

NUÔI (THUỐC THÚ Y)
I. Khái niệm:
Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc động vật, thực vật, vi sinh vật,
khoáng chất, hóa chất được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để
phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm: dược
phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh
vật dùng trong thú y.

II. Phân loại:
II.1. Thuốc kháng sinh
Có nhiều cách phân loại khác nhau: Dựa trên sự tổng hợp có thể chia thuốc kháng
sinh thành các nhóm sau:
11


1. Nhóm β lactam gồm:
- Các penicilin tự nhiên như: benzyl pennicillin, phenoxypennicillin…
-Các pennicillin tổng hợp phổ rộng: Penicilin,Methicilin,Ampicilline, Amoxicilline,
Cloxacilline, Sultamicillin, Piperacilline, Imipenem
- Các cephalosporin gồm 3 thế hệ:
+ Thế hệ 1: Cefadroxil, Cephalexin, Cefalothin, Cephazolin
+ Thế hệ 2: Cefaclor
+ Thế hệ 3: Cefixime, Ceftriaxone, Cefuroxime, Cefixime, Ceftazidime,
Cefotaxime, Cefpodoxime
2. Nhóm tetracyclin: Tetracycline, Doxycyline, Clotetracyclin, Oxytetracyclin,
Minocyclin, hexacyclin
3. Nhóm aminosid : Amikacin, Tobramycin, Neomycin, Gentamycin, Kanamycin,
Streptomycin.
4. Nhóm macrolid: Azithromycin, Roxithromycin, Erythromycin, rovamycin,
Clarithromycin, Spiramycin,

5. Nhóm lincosamid: Lincomycin, Clindamycin
6. Nhóm quinolon…
II.2. Hoocmon kích thích tăng trưởng
Hoocmon tăng trưởng là các chất giúp tăng hiệu suất của thực phẩm, thúc đẩy sự
chuyển hóa thức ăn thành thịt một cách có hiệu quả hơn. Tiết kiệm thức ăn nhưng
vật nuôi lại mau tăng cân, nhanh lớn, cho thịt có phẩm chất tốt (mềm, ít mỡ), thịt
có màu đỏ rất hấp dẫn
* Phân loại chất kích thích tăng trưởng
1. Các hợp chất beta-agonist: là các dẫn xuất tổng hợp của catecholamine
(adrenaline). Khi dùng trên động vật sản xuất thịt sẽ dẫn tới sự chuyển hướng số
12


lượng lớn các chất dinh dưỡng từ mô mỡ về cơ, làm tăng sự tổng hợp protein thay
vì mỡ, do đó nó có tác dụng làm tăng lượng thịt nạc trong quày thịt và giảm lượng
mỡ của cơ thể.
2. Hormon sinh dục và những hợp chất có tác động giống với hormon sinh dục
- Những hormon có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa, tích lũy protein và chất béo là
các hormon sinh dục (testosterone tích lũy nhiều protein, oestrogene tích lũy nhiều
chất béo).
- Những loại hormon tự nhiên có cấu trúc khung vòng steran. Những hormon tổng
hợp có cấu trúc khác với hormon tự nhiên. Tất cả chúng đều kết nối với receptor.
3. Một nhóm chất khác có tác dụng sinh học giống như hormon của tuyến thượng
thận, đó là hợp chất Natrium-Salicilat cũng được các nhà khoa học Tiệp Khắc (cũ)
và Đức nghiên cứu ứng dụng vào thức ăn, tăng tái hấp thu nước làm lên cân nhanh.
4. Những Steroid đồng hóa như: Diethylstilbestrol, Desamethasol... làm tăng trọng
nhanh hơn từ 15 - 20%, hiệu quả lợi dụng thức ăn tốt hơn từ 10 - 15%.

III. Nguyên nhân các thuốc dùng trong chăn nuôi gây độc cho thực
phẩm:

- Do sử dụng các loại thuốc không nằm trong danh mục cho phép
- Sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép
- Sử dụng thuốc không đúng thời gian cho phép
- Sử dụng thuốc sai mục đích.

VD: Kháng sinh có thể tồn dư trong thực phẩm do nhiều nguyên nhân:
+ Do nhiễm lẫn vào thức ăn do tiếp xúc với môi trường có chứa kháng sinh.
+ Tồn dư do lỗi kỹ thuật sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm như:
- Kháng sinh cho vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc, gia cầm.
13


- Kháng sinh cho vào nước uống để phòng bệnh trong mùa dịch bệnh
- Kháng sinh cho thêm vào thức ăn cho gia súc, gia cầm để bảo quản súc sản lâu hỏng
- Kháng sinh tiêm vào súc vật hoặc cho súc vật uống trước khi giết thịt với mục đích
kéo dài thời gian, tránh hư hỏng thịt tươi.

IV. Hậu quả của dư lượng thuốc dùng trong chăn nuôi đối với con
người:
Các loại thuốc được sử dụng trong chăn nuôi có thể được tích tụ ở các bộ phận cơ thể
động vật, gây hậu quả cho người sử dụng động vật làm thực phẩm. Các hậu quả hầu
như không gây ảnh hưởng trực tiếp mà thường được thấy qua thời gian dài.
1. Tác hại của dư lượng kháng sinh:
- Một số loại kháng sinh khi sử dụng lâu dài như Chloramphenicol có thể gây quái
thai, suy tuỷ.
- Các phản ứng dị ứng: Đặc biệt đối với những cá thể mẫn cảm, sự có mặt các chất tồn
dư trong thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể gây ra phản ứng dị ứng trên người
mẫn cảm. Những người có sẵn cơ địa dị ứng với nhóm b -lactam, khi uống sữa bò hay
dùng các sản phẩm còn tồn lưu những thuốc kháng sinh thuộc nhóm này sẽ bị dị ứng

mổi mề đay hay tiêu chảy.
- Gây rối loạn khu hệ vi sinh vật đường ruột ,biến đổi thành phần hệ vi sinh vật, giết
chết vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển.
Đã có rất nhiều bằng chứng về vi khuẩn kháng thuốc có thể truyền từ động vật sang
người. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán, chọn thuốc điều trị số bệnh. Sự
truyền tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh ở động vật sang người có thể do tiếp
xúc trực tiếp hay qua đường tiêu hoá khi dùng thức ăn bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc
hay do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc tại các bệnh viện. Việc này lại do việc sử dụng
kháng sinh bừa bãi, tuỳ tiện trong cả nhân y và thú y, nhất là việc dùng kháng sinh với
mục đích kích thích tăng trọng.
- Chất tồn dư của các tác nhân kháng khuẩn trong thực phẩm (tồn dư thuốc hoá học trị
liệu trong đó có kháng sinh) có nồng độ cao hơn LMR -Limite Maximale Residuc sẽ
góp phần tạo vi khuẩn kháng thuốc trên người, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ
thể

14


2. Tác hại của chất kích thích sinh trưởng
- Tác động gây độc cấp tính của các beta-agoniste đã được đề cập đến rất nhiều vụ ngộ
độc trên người sau khi tiêu thụ gan, thịt có nhiễm chất clenbuterol - một dạng betaagoniste. Các triệu chứng ngộ độc như run cơ, tim nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích
thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày.
- Có khả năng gây ung thư trên người: gây ung thư tuyến vú, tuyến tiền liệt, buồng
trứng, tử cung… suy giảm hệt thống miễn dịch, phát dục sớm

V. Các biện pháp phòng tránh:
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng của các sản phẩm gia súc gia cầm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
và bảo vệ môi trường.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để điều chỉnh toàn diện,

đồng bộ và thống nhất các vấn đề quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực
- Hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước có liên quan.
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các trang trại chăn
nuôi với quy mô khác nhau và cho các cơ sở giết mổ tập trung để có căn cứ đánh giá
và xử lý các vi phạm.
- Kiểm soát việc sử dụng các chất cấm, thuốc tăng trọng từ Trung ương xuống các địa
phương, từ các trang trại chăn nuôi đến lò mổ mà cụ thể là Bộ nên giao cho cơ quan
thú y chủ trì thực hiện.
- Không sử dụng các loại thuốc sai mục đích
- Thay thế thuốc kháng sinh bằng các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học như: axit hữu
cơ, enzyme, probiotic, các chất giàu kháng thể tự nhiên, sử dụng kháng sinh thảo
dược.

15



×