Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu khả năng sử dụng vi sinh vật làm tác nhân sinh học xử lý nước thải tinh bột sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.82 KB, 49 trang )

VIỆN ðẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
=====o0o=====

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ðề tài: Nghiên cứu khả năng sử dụng vi sinh vật làm tác
nhân sinh học xử lý nước thải tinh bột sắn

Giáo viên hướng dẫn : ThS.Lương Hữu Thành
Sinh viên

: Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp

: 0605

Hà Nội – 2010


Lời cảm ơn
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lương Hữu
Thành, phó trưởng phòng bộ môn Sinh học môi trường - Viện Môi
trường Nông nghiệp ñã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện ñề tài và hoàn
thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. ðào Thị Hồng Vân, giảng viên bộ
môn Môi trường – Viện ðại học Mở Hà Nội; các thầy cô giáo trong khoa
Công nghệ sinh học - Viện ðại học Mở Hà Nội, các cán bộ công nhân
viên trong bộ môn Sinh học môi trường – Viện Môi trường Nông nghiệp
ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp ñỡ, dạy bảo em trong


suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia ñình và cảm ơn bạn bè ñã ñộng viên,
khuyến khích, giúp ñỡ em trong thời gian thực hiện ñề tài.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang


Danh mục các từ viết tắt
Chữ viết tắt
BOD
CBTBS
COD

Tên tiếng Anh
Biochemical Oxygen Demand

SS

Nhu cầu oxy sinh hoá

Chế biến tinh bột sắn

Chế biến tinh bột sắn

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hoá hoá
học

ðối chứng

Food Argricultural Organization

Tổ chức lương thực thế
giới
Chất rắn lơ lửng

ðC
FAO

Tên tiếng Việt

Suspended Solids

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS
VSV

Total Solids

Chất rắn tổng số
Vi sinh vật



Mục lục
MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1.Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và tại Việt Nam ................ 3
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................. 3
1.1.2.Tại Việt Nam ................................................................................. 4
1.2. Hiện trạng môi trường của quá trình sản xuất tinh bột sắn ................... 8
1.2.1. Khí thải ......................................................................................... 8
1.2.2. Nước thải ...................................................................................... 8
1.2.3. Chất thải rắn ................................................................................ 10
1.2.4. Ảnh hưởng của quá trình CBTBS ñến con người và môi trường .. 11
1.3.Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải sau CBTBS .............................. 12
1.4. Các phương pháp xử lý ..................................................................... 13
1.4.1. Xử lý cơ học ............................................................................... 13
1.4.2. Xử lý hoá lý ................................................................................ 14
1.4.3. Xử lý sinh học ............................................................................. 14
1.5. Ứng dụng của VSV trong xử lý nước thải ......................................... 16
1.6. Vai trò của VSV trong xử lý nước thải tinh bột sắn……………….....18
1.6.1. VSV chuyển hoá hợp chất hydrat cacbon..................................... 18
1.6.2. VSV chuyển hoá các hợp chất chứa Nitơ liên kết ........................ 20
1.6.3. VSV chuyển hoá Protein.............................................................. 20
1.6.4. VSV chuyển hoá lipid.................................................................. 20
1.6.5. VSV gián tiếp làm giảm hàm lượng axit cyanic (HCN) .............. 21
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 23



2.3.1.Thiết bị, hoá chất và dụng cụ thí nghiêm....................................... 23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ....................................... 24
2.3.3. Phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu và xử lý số liệu.................. 24
2.4. Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích ................................ 24
2.4.1. Kiểm tra mật ñộ vi sinh vật tổng số ............................................ 24
2.4.2. ðo pH .......................................................................................... 25
2.4.3. Chỉ tiêu BOD ............................................................................... 25
2.4.4. Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng SS ......................................................... 26
2.5. Mật ñộ tế bào vi sinh vật .................................................................... 26
2.6. Phương pháp xác ñịnh hoạt tính sinh học ........................................... 26
2.6.1. Xác ñịnh hoạt tính phân giải xenluloza ....................................... 26
2.6.2. Xác ñịnh hoạt tính phân giải tinh bột .......................................... 27
2.7. Phương pháp cấy vạch

........................................................ 27

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28
3.1. Một số ñặc ñiểm về hình thái, sinh lý của các chủng vi sinh vật ñược
tuyển chọn ................................................................................................ 28
3.1.1. ðặc ñiểm về hình thái .................................................................. 28
3.2.ðặc ñiểm sinh học của các chủng vi sinh vật....................................... 31
3.2.1.Khả năng phân giải hợp chất hữu cơ của các chủng vi sinh vật..... 31
3.2.2.Mối quan hệ của các chủng vi sinh vật.......................................... 34
3.3. Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp vi sinh vật trong xử lý nước thải tinh bột
sắn. .......................................................................................................... 35
3.3.1. Hiện trạng môi trường tại nhà máy CBTBS Elmaco Ninh Bình ... 35
3.3.2. ðánh giá hiệu quả xử lý của các công thức sau 3 ngày thí nghiệm37
3.3.3. ðánh giá hiệu quả xử lý của các công thức sau 5 ngày thí nghiệm38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 42



Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

MỞ ðẦU
Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, sắn là cây lương thực quan
trọng, thích hợp với vùng ñất cằn cỗi và là loại cây trồng dễ chăm sóc,
năng suất ổn ñịnh, ít bị sâu bệnh. Sắn thường ñược trồng ở những vùng
ñất bạc màu, những nơi ñất trống ñồi trọc mà ở ñó những cây lương thực
khác không phát triển ñược.
Sản phẩm của cây sắn ñược sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và
ñời sống. Sắn là nguồn lương thực trực tiếp cho con người, là thức ăn cho
gia súc, ngoài ra còn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: sản
xuất cồn, hạt nêm, mỳ chính ….
ðối với công nghiệp chế biến sắn, bên cạnh những giá trị to lớn do
cây sắn mang lại thì vấn ñề môi trường cũng rất cần ñược quan tâm.
Trong quá trình sản xuất tinh bột thải ra một số lượng lớn nước thải và bã
thải ñáng kể ra môi trường mà hầu hết chưa ñược xử lý hoặc xử lý chưa
triệt ñể. Quá trình chuyển hoá tự nhiên của các chất thải của nhà máy chế
biến tinh bột sắn gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn không khí, ñất và nước
ngầm ảnh hưởng to lớn ñến sức khoẻ cộng ñồng.
Ở nước ta ñang nghiên cứu nhiều hướng ñi ñể giải quyết vấn ñề cấp
thiết này. Nhưng một vấn ñề ñược ñặt ra là ñể xử lý nước thải trong quá
trình sản xuất, các nước phát triển ñã ñưa ra ñược công nghệ thiết bị tiên
tiến ñể hướng tới một nền sản xuất sạch, còn ở nước ta ñể mua trang thiết
bị của nước ngoài thì sẽ phải tốn một khoản ngoại tệ rất lớn. Tuy nhiên
nhiều cơ sở sản xuất của chúng ta không có khả năng thể hiện, do ñó ñã
ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái. Từ những ñiều kiện ñó,

nước ta ñã nghiên cứu xử lý nước thải theo một hướng ñi mới mang tính
kinh tế cao, hiệu quả xử lý lớn, an toàn với môi trường và sức khoẻ con
người ñó là xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. Nguyên tắc của

Nguyễn Thị Thu Trang

1

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

phương pháp này là dựa vào hoạt ñộng sống của VSV có khả năng phân
giải các chất hữu cơ hoặc vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon
ñể thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng.
ðối với nước thải ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và nước
thải ngành sản xuất tinh bột sắn nói riêng trong thành phần có chứa nhiều
các hợp chất hữu cơ và nguyên tố vi lượng, là nguồn dinh dưỡng thích
hợp cho VSV sống và phát triển ñồng thời có ít các nhân tố ñộc. Do ñó
ñây chính là cơ sở cho việc xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn bằng
biện pháp sinh học.
Nhằm góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm do sản
xuất tinh bột sắn, ñề tài tiến hành :
“ Nghiên cứu khả năng sử dụng vi sinh vật làm tác nhân sinh
học xử lý nước thải sau chế biến tinh bột sắn ”
Với nội dung nghiên cứu:
- Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng chuyển hoá các

hợp chất hữu cơ giàu cacbon.
- ðánh giá khả năng sử dụng tổ hợp vi sinh vật làm tác nhân sinh
học ñể xử lý nước thải tinh bột sắn.

Nguyễn Thị Thu Trang

2

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1.Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Sắn là cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay
toàn thế giới có trên 100 nước trồng sắn (FAO 2008) với tổng diện tích là
21,94 triệu ha, năng suất ñạt 12,87 tấn/ha, sản lượng ñạt 238,45 triệu tấn. Sắn
ñược trồng nhiều nhất tại Châu phi 11,98 triệu ha (64% diện tích trồng sắn
toàn cầu), kế ñến là Châu Á 3,96 triệu ha(21%) và châu Mỹ la tinh 2,72 triệu
ha(15%). Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (45,72 triệu
tấn), kế ñến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Việt
Nam ñúng thứ 10 trên thế giới (9,38 triệu tấn) với diện tích thu hoạch năm
2008 là 557,40 nghìn ha, năng xuất bình quân 16,85 tấn /ha. Việt Nam là ñiển
hình của châu Á và thế giới về tốc ñộ phát triển sắn, so với năm 2000 năng
xuất sắn là 8,66 tấn/ ha và sản lượng 2,03 triệu tấn thì năm 2008 năng xuất
sắn ñã tăng gấp 2 lần và sản lượng sắn tăng 4,72 lần .[18]

Bảng1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ
năm 2000 - 2008. [15]
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Diện tích
( triệu ha )
16.86
17.17
17.31
17.59
18.51
18.69
20.50
18.39
21.94

Sản lượng
( triệu tấn )
177.89
184.36
183.82

189.99
202.64
203.34
224.00
223.75
238.45

Năng suất
( tấn/ha )
10.70
10.73
10.61
10.79
10.94
10.87
10.90
12.61
12.87

Tinh bột sắn có rất nhiều giá trị, ngoài việc làm thực phẩm, thức ăn
chăn nuôi còn là nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp

Nguyễn Thị Thu Trang

3

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp


Viện ðại học Mở Hà Nội

lớn như ñể làm hồ, in, ñịnh hình trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lớp
phủ bề mặt cho công nghiệp giấy, tinh bột sắn còn là nguyên liệu chính dùng
trong sản xuất cồn, bột nêm, mì chính...[5]
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị và hiệu quả về kinh tế, hiện nay các
quốc gia có công nghiệp chế biến tinh bột sắn ñang phải ñối mặt với sự ô
nhiễm môi trường do phế thải từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn thải ra
trong quá trình sản xuất và chế biến tinh bột sắn.[2]
1.1.2. Tại Việt Nam
Cây sắn (Cây khoai mỳ) là một trong những cây trồng lương thực
chủ yếu, lâu ñời của nước ta sau cây lúa, cây ngô. Mục ñích dùng làm thức
ăn gia súc và lương thực, ñặc biệt ñối với người dân vùng trung du, miền
núi xa xôi hẻo lánh, ñồng bào dân tộc cây sắn ñược coi là cây lương thực
quan trọng. Trong những năm gần ñây do yêu cầu phát triển của một số
ngành công nghiệp, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cây sắn ñang
chuyển dần thành cây có sản phẩm làm nguyên liệu không thể thiếu cho
các nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Ở nước ta, sắn ñược trồng ở hầu hết các tỉnh song tập trung nhiều nhất
ở các vùng núi và trung du phía bắc, các tỉnh ven biển miền Trung, Tây
Nguyên và miền ðông Nam Bộ. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại hình
chế biến sắn, tuỳ thuộc vào quy mô công nghệ, vốn, lao ñộng… nhưng về cơ
bản có thể chia thành 3 loại hình chế biến sắn như sau :
- Doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ (Quy mô hộ gia ñình nông dân):
Loại hình này chủ yếu phát triển mạnh ở một số vùng ñồng bằng và trung du
như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây cũ … sản phẩm chủ yếu là tinh
bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn như bún khô, bánh ña …về thiết bị và
công nghệ chế biến ở ñây có mức ñộ cơ giơí hoá thấp, chủ yếu lao ñộng thủ
công trong những làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn, một vấn ñề

chung ñối với doanh nghiệp loại này là nguồn ô nhiễm phân tán.

Nguyễn Thị Thu Trang

4

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

- Doanh nghiệp tư nhân qui mô vừa: Mô hình “Hợp tác xã”. Hiện nay có
rất ít doanh nghiệp qui mô vừa, ở mỗi tỉnh sản xuất nhiều sắn thường có khoảng
4-6 doanh nghiệp loại này. Các doanh nghiệp này sản xuất chủ yếu 2 loại sản
phẩm: Tinh bột ướt và tinh bột khô. Mức ñộ cơ giới hoá ở các công ñoạn: bóc
vỏ, nạo sắn, thái, lọc và sấy khô. Do ñó quá trình chế biến ñòi hỏi nhiều vốn, ít
công lao ñộng và sử dụng nhiều nước hơn. Các doanh nghiệp này không sử
dụng SO2 ñể tẩy trắng tinh bột như trong các nhà máy lớn.
- Nhà máy qui mô lớn: ðể ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành
công nghiệp như giấy, dệt, bột ngọt … trong những năm qua ñã có nhiều nhà máy
chế biến tinh bột sắn qui mô lớn ñược xây dựng. Hiện nay cả nước có 52 nhà máy
chế biến tinh bột sắn với công suất từ 50-200 tấn tinh bột/ngày/nhà máy, tổng công
suất chế biến sắn của cả nước khoảng 3.500 tấn/ngày. Trong ñó, riêng ñịa bàn các
tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ñã chiếm hơn 50% số lượng. [2,5]
Tuy nhiên, do chỉ tập trung ñầu tư ñể nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, vấn ñề quản lý và kiểm soát lượng phế thải thải ra trong quá trình sản xuất
chưa ñồng bộ. Kết quả kiểm tra và ñánh giá cho mức ñộ ô nhiễm môi trường do
ảnh hưởng của hoạt ñộng sản xuất chế biến tinh bột sắn tại một số nhà máy nằm

trên ñịa bàn các tỉnh ðăk Nông, ðăk Lăk, Ninh Bình, Nghệ An ... ñều cho thấy
quá trình sản xuất ñã thải ra khói bụi không ñược xử lý, phế thải rắn gây mùi hôi
thối, hệ thống xử lý nước thải, phế thải rắn không ñồng bộ hoặc không ñủ công
suất. Các chỉ tiêu lý hoá sinh học ñều vượt ngưỡng cho phép rất nhiều, gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái xung quanh. Các vấn ñề về ô nhiễm
môi trường xung quanh khu vực nhà máy chế biến tinh bột sắn ñã và ñang xuất
hiện ngày càng tăng về qui mô và mức ñộ nghiêm trọng, ñặc biệt là mối quan hệ
giữa các doanh nghiệp và cộng ñồng dân cư xung quanh ñang dần xấu ñi do hoạt
ñộng sản xuất ñang gây ảnh hưởng xấu
ñến môi trường ñất, nước, không khí ảnh hưởng ñến sức khoẻ cộng ñồng và môi
trường sinh thái. [2]

Nguyễn Thị Thu Trang

5

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

SƠ ðỒ SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN
* SƠ ðỒ SẢN XUẤT THỦ CÔNG

Sắn củ tươi 1 tấn

3-5m3 nước


Gọt vỏ,rửa

Vỏ 20-50kg

Mài xát

Rây,lọc

12-20m3 nước

Lắng

Bã thải
500kg

Tiêu thụ tươi
400kg
bột ướt

Phơi, sấy khô
tinh bột khô
180-200kg

Nước thải
15-20m3

Nguyễn Thị Thu Trang

6


Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

* SƠ ðỒ SẢN XUẤT TỰ ðỘNG HOÁ VỚI HỆ THỐNG THIẾT BỊ
HIỆN ðẠI
Sắn củ tươi

Tách tạp chất

Xóc bỏ vỏ

Rửa sạch

Băm nhỏ

Nước thải

Nghiền, mài
nhỏ
SO2

Trích ly, chiết xuất

Bã sắn

Ép

nén

Xử lý


Tinh lọc

Ly tâm tách nước

Xử lý nước
thải

Sấy khô

ðóng gói sản phẩm

Nguyễn Thị Thu Trang

7

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

Trong sản xuất và chế biến tinh bột sắn phải sử dụng một lượng nước
rất lớn từ khâu rửa nguyên liệu ñến quá trình kết lắng và làm sạch tinh bột. ðể
sản xuất ra 1 tấn tinh bột cần phải sử dụng 15-20m³ nước, lượng nước phục

vụ cho sản xuất chủ yếu ñược khai thác từ nguồn nước ngầm, do vậy lượng
nước thải thải ra trong quá trình sản xuất là rất lớn. Theo các báo cáo quan
trắc môi trường, hầu hết hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến
tinh bột sắn ñều không ñáp ứng ñược trong việc xử lý nước thải, ngay cả
trong thời gian sản xuất không chính vụ.[2]
1.2. Hiện trạng môi trường của quá trình sản xuất tinh bột sắn
1.2.1. Khí thải
Khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất tinh bột sắn không lớn.
Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, có thể kể ñến
các loại khí sau ñây:
- Khí phát sinh do quá trình ñốt dầu, thành phần chính của các loại
khí này là: CO2, NOX, SOX, CXHY, muội, bụi…
- ðể tẩy trắng bột ở quy mô sản xuất lớn có thể lò ñốt lưu huỳnh tạo ra
sunfua dioxit, quá trình này làm phát sinh SO2.
- Trong sản xuất tinh bột sắn hợp chất cyanogenic glucozit thủy phân
giải phóng HCN. ðây là axit dễ bay hơi, chúng phát tán vào không khí gây
ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và gia súc.[3]
1.2.2. Nước thải
Qúa trình sản xuất tinh bột từ sắn tươi và chế biến các sản phẩm từ tinh
bột là một quá trình công nghệ có nhu cầu sử dụng nước khá lớn, ñịnh mức
khoảng 5 - 6 m3\ tấn củ tươi, tương ñương với 15 - 20m3\tấn sản phẩm tuỳ
thuộc vào các công nghệ khác nhau. Lượng nước thải từ quá trình này ra môi
trường thường chiếm 80- 90% tổng lượng nước sử dụng. Nước thải sinh ra từ
dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số ñặc trưng như: pH thấp, hàm
lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng

Nguyễn Thị Thu Trang

8


Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

(SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, K, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh hoá
học (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), ñộ mầu ... với nồng ñộ rất cao, vượt
nhiều lần so với tiêu chuẩn môi trường. Nguồn phát sinh nước thải :
+ Nước thải nguyên liệu
+ Nước tách từ các máng lắng tinh bột
+ Nước từ các quá trình lọc tinh, lọc thô
+ Nước rửa máy móc thiết bị
+ Nước vệ sinh nhà xưởng
Nước thải từ các thiết bị rửa và làm tróc vỏ có chứa chủ yếu là các chất rắn lơ
lửng (ñất, cát, vỏ …) và xianua. Nước thải từ hệ thống bể lắng trích ly tinh bột
chứa tinh bột, xenlulo, các chất hữu cơ khác như protein thực vật, lignin…
Xianua sinh ra do quá trình lên men xyanolaza. Như vậy nước thải từ công
ñoạn này có BOD, COD, SS rất cao, pH thấp, ñộ ñục cao.
Với ñặc trưng của nước thải tinh bột sắn như vậy cho thấy nếu nước
thải không ñược xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và tác ñộng xấu tới sức khoẻ cộng ñồng. Cụ thể :
* Nước thải chế biến tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ cao làm
giảm oxy hoà tan trong nước, thúc ñẩy quá trình phân huỷ yếm khí các VSV
trong nước phát sinh mùi xú uế ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi
trường và gây mất mỹ quan.
* Bên cạnh ñó, quá trình chuyển hoá tinh bột thành axit hữu cơ làm
cho pH trong nước thải giảm, pH thấp trong nước thải có tác ñộng xấu tới các
ñộng vật thuỷ sinh, ñặc biệt các loài vốn ưa môi trường kiềm, làm chết tảo,

cá di chuyển nơi sống, làm chua ñất …
* Hàm lượng TS, SS trong nước thải cao là nguyên nhân gây lắng
ñọng và thu hẹp diện tích các mương dẫn, các dòng tiếp nhận nước thải. [2,5]
Nước thải từ công ñoạn rửa củ và trích ly chiết suất là 2 nguồn gây ô
nhiễm chính trong công nghệ chế biến tinh bột sắn.

Nguyễn Thị Thu Trang

9

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

Bảng 2: ðặc trưng của nước thải sản xuất tinh bột sắn[6]
Chỉ tiêu

ðơn vị

Kết quả

TCVN
B-5945\2005

pH

4,2 – 5,1


5,5 - 9

BOD5

mg/l

2120 - 14750

50

COD

mg/l

2500 - 17000

80

SS

mg/l

120 - 3000

100

Xianua (CN-)

mg/l


2 - 75

0,1

Tổng nitơ

mg/l

250 - 450

30

Tổng phôtpho

mg/l

4 - 70

6

Nước thải của các nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô lớn có BOD
khoảng 2120-14750 mg/l và khối lượng nước thải khá lớn 1.500m3/ngày ñêm.
Nếu nước thải không ñược xử lý triệt ñể, không ñạt tiêu chuẩn môi trường, sẽ
gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, ñất và không khí.[2,6]
1.2.3. Chất thải rắn
Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn từ củ tươi, chất thải rắn chủ yếu
phát sinh từ các công ñoạn rửa củ, bóc vỏ, công ñoạn lọc. Chất thải rắn từ
khâu rửa củ bao gồm ñất, cát, lớp vỏ lụa và một phần thịt củ bị vỡ do va chạm
mạnh hoặc do sắn nguyên liệu bị dập, thối. Lượng chất thải này chiếm khoảng

5% sắn nguyên liệu. Trong công ñoạn lọc tách bã, phần bã còn lại là nguồn
phát sinh chất thải rắn vô cùng lớn, chiếm khoảng 40% sắn nguyên liệu. Chất
thải rắn từ quá trình sản xuất tinh bột sắn gồm các loại sau:
+ Vỏ củ và tạp chất ở công ñoạn rửa củ và bóc vỏ.
+ Bã sắn từ công ñoạn trích ly, chiết suất.
+ Bùn từ công ñoạn xử lý nước thải.

Nguyễn Thị Thu Trang

10

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

Lượng bã thải thải ra môi trường rất lớn, nếu không ñược xử lý kịp
thời các chất hữu cơ trong bã thải sẽ bị phân hủy gây mùi khó chịu, làm ô
nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.[5]
1.2.4. Ảnh hưởng của quá trình CBTBS ñến con người và môi trường
Theo một số thông tin cho biết, các khu vực dân cư sống quanh nhà
máy chế biến tinh bột sắn bị ảnh hưởng rất nặng nề về nguồn nước, ñất,
không khí và ñiều kiện sinh hoạt của người dân. Họ phải ngửi mùi hôi
thối suốt ngày, ñêm không thể ngủ ñược, trẻ em còi cọc, thường xuyên
viêm ñường hô hấp… do hít thở mùi hôi thối và dùng nguồn nước không
ñảm bảo vệ sinh.[14]
Không những ảnh hưởng về sức khỏe mà còn ảnh hưởng về kinh tế rất
nghiêm trọng. Khi lượng bã thải theo dòng nước chảy ra kênh mương, ao hồ

ngăn cản dòng chảy, làm ô nhiễm các ao, hồ, sông, suối gây tác hại trực tiếp
ñến hệ thủy sinh vật, ảnh hưởng ñáng kể ñến hoạt ñộng nuôi trồng thủy sản,
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường ñất, tác ñộng xấu ñến
năng suất cây trồng, gây chết thủy sản, lúa và hoa màu của người dân...[16]
Vấn ñề ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất tinh bột sắn ñang là
một vấn ñề bức xúc cho ngành môi trường và xã hội. ðã rất nhiều các nhà
máy sản xuất tinh bột sắn như: ðak Lak, Nghệ An, Hà Tĩnh … ñã bị ñóng cửa
vì thải ra ngoài môi trường một lượng phế thải và nước thải quá lớn gây ô
nhiễm trầm trọng. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp xử lý là một ñiều cấp thiết ñể
giải quyết tình trạng ô nhiễm này và bảo vệ cuộc sống cho nhân dân.

Nguyễn Thị Thu Trang

11

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

Cá bị chết do ô nhiễm nước.
1.3.Tình hình nghiên cứu xử lý nước thải sau CBTBS
Hiện tại, tại phần lớn các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên thế giới và
tại Việt Nam, nước thải ñược xử lý theo phương pháp sử dụng hệ thống bể
lắng và hồ sinh học. Phương pháp này ñòi hỏi phải có diện tích mặt bằng lớn,
khi nhà máy tinh bột tinh sắn sản xuất tập trung thì công suất xử lý của hệ
thống này không ñáp ứng ñược lượng nước thải tại các nhà máy, do vậy gây
mùi hôi thối ñặc trưng gây ô nhiễm môi trường ñất, nước và không khí.

Công nghệ xử lý nước thải ñang ñược áp dụng chủ yếu là công nghệ
ngoại nhập cùng với hệ thống thiết bị chế biến tinh bột sắn, về cơ bản là
không ñáp ứng ñủ cho nhu cầu xử lý nước thải. Ở nước ta ñã có một số công
nghệ xử lý nước thải từ quá trình chế biến tinh bột sắn theo phương pháp sinh
học kỵ khí UASB, keo tụ kết hợp bùn hoạt tính hoặc xử lý bằng hệ thống các
hồ sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí.
Tuy nhiên cho ñến nay vẫn chưa có công trình nào thành công, nguyên
nhân chính có thể là do chưa quan tâm ñến việc khử CN-. Ngoài ra công nghệ
xử lý còn yêu cầu chi phí ñầu tư và vận hành thấp nhất do ñó hiệu quả kinh tế
của công nghệ này không cao. [2,6]
Nhiều công trình khoa học nghiên cứu xử dụng VSV làm tác nhân sinh
học trong xử lý nước thải giầu chất hữu cơ. Trong khuôn khổ Dự án sản xuất
Nguyễn Thị Thu Trang

12

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

thử nghiệm cấp Nhà nước mã số KC.05.11 “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ
chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột sắn ñạt yêu cầu xuất khẩu, công
suất 50 tấn/ngày” do viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp chủ
trì, dự án ñã bước ñầu tiến hành nội dung nghiên cứu khả năng sử dụng vi
sinh vật trong xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn. Tuy nhiên, ñến
hiện nay vẫn chưa có giải pháp hiệu quả trong việc chế tạo chế phẩm vi sinh
vật cho xử lý nước thải sau chế biến tinh bột sắn hoặc sử dụng kết hợp chế

phẩm vi sinh vật với các giải pháp khác ñể nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.
Do vậy chất lượng nước thải khi thải ra môi trường chưa ñảm bảo tiêu chuẩn
B theo TCVN 5945- 2005.[2]
1.4. Các phương pháp xử lý
Với những ñặc trưng chủ yếu của nước thải chế biến tinh bột sắn là:
Hàm lượng chất hữu cơ cao và cặn lơ lửng lớn, pH thấp, nước thải sản xuất
tinh bột còn chứa các chất khó hoặc chậm chuyển hoá như dịch bào, xơ sắn,
peptin … vì vậy công nghệ xử lý nước thải tương ñối phức tạp. Phương pháp
khả thi và hiệu quả ñể xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn là xử lý bằng
phuơng pháp sinh học. Tuy nhiên ñể nâng cao hiệu quả xử lý người ta thường
kết hợp với các phương pháp cơ học và hoá lý.
1.4.1. Xử lý cơ học
Bao gồm các quá trình xử lý sơ bộ, lắng và lọc. Phương pháp này
thường ñược sử dụng trong giai ñoạn tiền xử lý nhằm tách các vật rắn nổi có
kích thước lớn, tách các tạp chất có thể lắng (lọc) ra khỏi nước thải ñể giảm
tải lượng chất ô nhiễm cho hệ thống xử lý tiếp theo.
Có thể áp dụng phương pháp lắng lọc cơ học ñể xử lý nước thải của
quá trình chuẩn bị nguyên liệu. Quá trình bóc vỏ, rửa sạch cuốn theo một
lượng lớn ñất, cát, sạn, vỏ gỗ … Những tạp chất này có kích thước tương ñối
lớn, dễ dàng tách loại bằng lắng trọng lực. Phần cặn lơ lửng có kích thước
nhỏ hơn ñược tách nhờ lọc và phương pháp lọc ñơn giản là lọc cát.

Nguyễn Thị Thu Trang

13

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp


Viện ðại học Mở Hà Nội

Ngoài ra ñối với nước thải quá trình trích ly, chiết xuất (lọc thô) có
hàm lượng tinh bột và xenluloza lớn cũng cần lắng ñể tách cặn thô trước
khi xử lý sơ cấp. Nước sau lắng có hàm lượng SS, TS giảm, tạo thuận lợi
cho quá trình xử lý tiếp theo.
1.4.2. Xử lý hoá lý
Phương pháp hoá lý bao gồm: Keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao ñổi
ion..các phương pháp hoá lý thường ñược ứng dụng ñể tách các chất ô nhiễm
ở dạng keo, hoà tan, chất hoạt ñộng bề mặt hay kim loại nặng trong nước
thải. Trong ñó keo tụ là phương pháp ñơn giản, xử lý hiệu quả nước thải có
hàm lượng cặn lơ lửng lớn nên có thể chọn ñể xử lý nước thải công ñoạn
trích ly, chiết xuất.[5,6]
1.4.3. Xử lý sinh học
Là phương pháp ñặc biệt hiệu quả ñể xử lý nước thải của ngành chế
biến thực phẩm nói riêng và các loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu
cơ cao nói chung.
Cơ sở của phương pháp là dựa vào hoạt ñộng sống của các VSV ñể
oxy hoá các chất bẩn, hữu cơ ở dạng keo và hoà tan có trong nước thải.
Cơ chế của quá trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học là quá trình
gồm ba giai ñoạn:
- Giai ñoạn 1: Giai ñoạn khuyếch tán di chuyển chất hữu cơ từ nước
thải tới bề mặt các tế bào VSV.
- Giai ñoạn 2: Chuyển các chất hữu cơ ñó qua màng bán thấm bằng
khuyếch tán do sự chênh lệch nồng ñộ bên trong và bên ngoài tế bào.
- Giai ñoạn 3: Quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào VSV tạo ra
năng lượng và tổng hợp tế bào mới. ðây là giai ñoạn có vai trò quan trọng
ñể phân huỷ các chất hữu cơ nhờ hệ enzyme thuỷ phân tiết ra môi trường
theo nguyên tắc cảm ứng với từng cơ chất tương ứng. Các VSV này sử dụng


Nguyễn Thị Thu Trang

14

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

các sản phẩm của phản ứng thuỷ phân ñể xây dựng tế bào mới cho quá trình
sinh trưởng và phát triển.
Quá trình xử lý sinh học thường ñược thực hiện nhờ phức hợp các quần
thể sinh học tương tác với nhau. Khi sử dụng phương pháp này cần quan tâm
ñến cả một hệ sinh thái VSV có trong nước thải. Các VSV trong nước thải gồm:
Nấm men, nấm mốc, vi khuẩn, các thể ký sinh, cộng sinh…trong ñó vi khuẩn
chiếm phần lớn, về số lượng cũng như về chủng loại.
Dựa vào phương thức dinh dưỡng người ta chia ra làm hai nhóm VSV :
- Nhóm VSV tự dưỡng: Khả năng xử lý nước thải của nhóm này không nhiều.
- Nhóm VSVdị dưỡng: Có thể chia các VSV này thành ba nhóm dựa
vào hoạt ñộng sống của nó với oxy.
+ VSV hiếu khí: Cần có oxy ñể sống và phân huỷ các chất hữu cơ.
+ VSV thiếu khí: có thể sinh trưởng và phát triển trong ñiều kiện có
hoặc không có oxy
+ VSV kỵ khí: Có khả năng sống không cần oxy và sử dụng oxy ñể
phân huỷ các chất hữu cơ.
VSV dị dưỡng là thành phần VSV chủ yếu của nước thải. Chúng có
khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ làm nguồn năng lượng, nguồn C, N

… ðể thực hiện quá trình sinh tổng hợp, phát triển sinh khối vì vậy xử lí
nước thải bằng biện pháp sinh học chủ yếu dựa vào hoạt ñộng sống của VSV
dị dưỡng. Từ ñó người ta ñã ñưa ra 3 phương pháp cơ bản ñể xử lý nước thải.
- Phương pháp hiếu khí (aerobic)
- Phương pháp thiếu khí (anoxic)
- Phương pháp kị khí (anaerobic)
Phương pháp sinh học có nhiều ưu ñiểm:
- Là phương pháp xử lí nước thải có tính triệt ñể nhất (hiệu suất ñạt 90
-95 % theo BOD)
- Là phương pháp có tính kinh tế cao.

Nguyễn Thị Thu Trang

15

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

- Hiệu quả chuyển hóa BOD cao.
- Không gây ô nhiễm thứ cấp.
- Thiết kế và trang thiết bị ñơn giản.
- Không ñộc ñối với người và không gây hại với môi trường.[3,6,7]
1.5. Ứng dụng của VSV trong xử lý nước thải
VSV là những sinh vật ñơn bào có kích thước rất nhỏ bé mà mắt thường
không quan sát ñược phải sử dụng kính hiển vi. VSV bao gồm virut, vi khuẩn,
vi nấm, vi tảo, ñộng vật nguyên sinh … Có thể nói, phần lớn VSV ñóng vai trò

rất quan trọng trong các quá trình chuyển hoá sinh hóa, chúng có tác dụng làm
giảm lượng chất hữu cơ trong nước thải, ñồng thời giúp ổn ñịnh nồng ñộ chất
hữu cơ trong các dòng chảy. VSV có các ñặc ñiểm chung sau ñây:
* Kích thước nhỏ bé
VSV thường ñược ño kích thước bằng ñơn vị micromet. Virut ñược ño
kích thước ñơn vị bằng nanomet (1 nm = 1/106 mm). Kích thước càng bé thì
diện tích bề mặt của vi sinh vật trong một ñơn vị thể tích càng lớn.
VD: ñường kính của một cầu khuẩn (coccus) chỉ có 1 mm, nhưng nếu
xếp ñầy chúng thành một khối lập phương có thể tích là 1 cm3 thì chúng có
diện tích bề mặt rộng tới 6m2 .
* Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh
Tuy VSV có kích thước rất nhỏ bé nhưng chúng lại có năng lực hấp
thụ và chuyển hoá vượt xa các sinh vật khác.
VD: vi khuẩn lactic (lactobacillus) trong 1h có thể phân giải ñược 1
lượng ñường lactose lớn hơn 100 - 10000 lần so với khối lượng của chúng.
Tốc ñộ tổng hợp protein của nấm men cao gấp 1000 lần so với ñậu tương và
gấp 100000 lần so với trâu bò.
* Sinh trưởng nhanh phát triển mạnh
So với các sinh vật khác thì VSV có tốc ñộ sinh trưởng cực lớn.

Nguyễn Thị Thu Trang

16

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội


VD: 1 trực khuẩn ñại tràng (Escherichia coli) trong các ñiều kiện
thích hợp chỉ sau 12 - 20 phút lại phân cắt 1 lần. Nếu lấy thời gian thế hệ
là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần, sau 24 giờ phân cắt 72 lần tạo ra
4.722.366 x 1018 tế bào.
* Có năng lực thích ứng mạnh mẽ và dễ dàng phát sinh biến dị
Trong quá trình tiến hoá lâu dài VSV ñã tạo cho mình những cơ chế
ñiều hoà trao ñổi chất ñể thích ứng ñược với những ñiều kiện sống rất khác
nhau, kể cả những ñiều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác không thể
tồn tại ñược.
VSV ña số là ñơn bào, ñơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp
xúc trực tiếp với môi trường sống … Do ñó dễ dàng phát sinh biến dị. Tần số
biến dị thường ở mức 10-5- 10-10. Chỉ sau một thời gian ngắn ñã có thể tạo ra
một số lượng rất lớn các cá thể biến dị ở các thế hệ sau. Những biến dị có ích
sẽ ñưa lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất.
* Phân bố rộng, chủng loại phong phú
- VSV có mặt ở khắp mọi nơi trên trái ñất, trong không khí, trên núi cao,
dưới biển sâu, trên cơ thể người, ñộng vật, thực vật …
- VSV tham gia tích cực vào việc thực hiện các vòng tuần hoàn sinh -ñịahoá học như vòng tuần hoàn C, vòng tuần hoàn N, vòng tuần hoàn P …
- Trong nước, VSV có nhiều ở vùng duyên hải, vùng nước nông, ngay cả
ở vùng nước sâu, vùng ñáy ao hồ .
- Trong không khí, càng lên cao số lượng VSV càng ít. Số lượng VSV
trong không khí ở các khu dân cư ñông ñúc cao hơn rất nhiều so với không khí
trên mặt biển và nhất là trong không khí ở nam cực và bắc cực …
- Hầu như không có hợp chất C nào (trừ kim cương, ñá graphit …)
mà không là thức ăn của nhóm VSV nào ñó (kể cả dầu mỏ, khí thiên
nhiên, foocmol…). VSV rất phong phú ở các kiểu dinh dưỡng khác nhau:
quang tự dưõng, quang dị dưỡng, tự dưõng chất sinh trưởng, dị dưỡng
chất sinh trưởng ... [3,6]
Nguyễn Thị Thu Trang


17

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

1.6. Vai trò của VSV trong xử lý nước thải tinh bột sắn [9]
Nước thải sau quá trình chế biến tinh bột sắn có chứa hàm lượng các
chất hữu cơ, hợp chất chứa lưu huỳnh cao và một lượng ñộc tố xianua. Các
hợp chất hữu cơ chủ yếu là các hợp chất cacbon cao phân tử như: Xenluloza,
pectin, tinh bột … Trong môi trường tự nhiên các hợp chất này tiếp tục bị
phân giải bởi hệ enzym của VSV trong môi trường nước, không khí xung
quanh ñể tạo thành các chất vô cơ, hữu cơ ñơn giản hơn.
VSV không trực tiếp phân huỷ các hợp chất hữu cơ mà chúng chỉ tham gia
chuyển hoá thành những chất ñơn giản như ñường, aminoacid … nhờ các enzim
ngoại bào. Quá trình phân giải có thể ñược thông qua 3 con ñường sau:
- Hợp chất cacbon tự nhiên thành ñường ñơn thông qua phân huỷ hoàn toàn.
- Mỡ thành ñường ñơn và acid béo
- Protein thành amon hoặc nitrat
1.6.1. VSV chuyển hoá hợp chất hydrat cacbon
Chu trình chuyển hoá hydrat cacbon ñược chuyển hoá thông qua hàng
loạt các phản ứng hoá học. Xúc tác cho mỗi phản ứng hoá học là một loại
enzym có tính ñặc hiệu. Hydrat cacbon tồn tại chủ yếu ở thực vật, chiếm 8090% ở hai dạng tinh bột và xenluloza .
* VSV chuyển hoá xenluloza
VSV có khả năng phân giải xenluloza là những VSV có khả năng tổng
hợp ñựơc hệ enzym xenlulaza. Hệ enzim xenlulaza gồm 4 enzim khác nhau:

Xellobiohydrolaza: Có tác dụng cắt ñứt liên kết hydro làm biến dạng
xelluloza tự nhiên, phân giải vùng kết tinh tạo dạng cấu trúc vô ñịnh hình .
Endoglucanaza: có khả năng cắt ñứt các liên kết β1-4 glucozit bên trong
phân tử tạo thành những chuỗi dài .
Exo – gluconnaza: Tiến hành phân giải các chuỗi dài trên thành các
disacarit gọi là xellobioza .
β – Gluconaza: Tiến hành thuỷ phân xellobioza thành glucoza .

Nguyễn Thị Thu Trang

18

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

Trong tự nhiên có rất nhiều nhóm VSV có khả năng phân huỷ
xenluloza nhờ hệ enzym xenlulaza ngoại bào.
Vi khuẩn : Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza
tuy nhiên cường ñộ không mạnh bằng vi nấm. Nguyên nhân do lượng enzym
tiết ra môi trường ít hơn, thành phần lại không ñầy ñủ. Ở trong ñất có rất ít
loài vi khuẩn có khả năng tiết ra ñủ bốn loại enzyme trong hệ enzyme
xenlulaza mà thường thì nhóm này tiết ra một loại còn nhóm kia tiết ra một
loại khác, chúng phối hợp với nhau ñể phân giải cơ chất trong mối quan hệ
tương hỗ: Pseudemonas, Xellulomonas, Achromonobacter, Clostridium,
Ruminococus
Xạ khuẩn: Góp phần tích cực trong chuyển hoá xenluloza. Các chủng

xạ khuẩn ñược ứng dụng phổ biến hiên nay thuộc chi Streptomyxin. Các
chủng xạ khuẩn này thuộc nhóm ưa nóng, sinh trưỏng và phát triển tốt ở
nhiệt ñộ 45 – 500C, rất thích hợp cho các quá trình phân huỷ các hợp chất
hữu cơ.
Nấm men: Có khả năng sinh enzyme phân huỷ xelluloza: Candida,
Saccharomyces….
* VSV chuyển hoá tinh bột
Tinh bột là polysacarit bao gồm hai cấu tử là amiloza và amilopectin.
Amiloza là những chuỗi không phân nhánh bao gồm các ñơn phân glucoza
liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 glucozit. Amilopectin là chuỗi phân nhánh
các ñơn phân gắn với nhau không chỉ nhờ liên kết 1,4 - glucozit mà còn nhờ
liên kết 1,6 - glucozit.
VSV phân giải tinh bột phải có khả năng tiết ra môi trường hệ enzym
amylaza gồm 4 enzym: α – amilaza, β – amilaza, phosphorilaza,
amiloglucodaza (glucoamilaza).

Nguyễn Thị Thu Trang

19

Lớp : 06 - 05


Khoá luận tốt nghiệp

Viện ðại học Mở Hà Nội

Một số loài VSV có khả năng sinh enzyme phân giải tinh bột như:
Candida,


Saccharomyces,

Endomycopsis,

Bac.sucbtilis,

Clostridium,

Pseudomonas …[19]
1.6.2. VSV chuyển hoá các hợp chất chứa Nitơ liên kết
Trong tự nhiên tồn tại nhiều dạng hợp chất Nitơ hữu cơ như protein,
axit amin, axit nucleic, ure …. Các hợp chất này ñi vào ñất từ nguồn xác
ñộng, thực vật …Thực vật không thể ñồng hoá ñược dạng Nitơ phức tạp mà
chỉ có thể sử dụng ñược sau quá trình phân giải Nitơ hữu cơ bởi hệ enzyme
của hệ VSV - quá trình amon hoá .
Trong tự nhiên có rất nhiều loại VSV có khả năng amon hóa protein:
Vi

khuẩn



Bacillus,

Preudomonas,

Clostridium…Xạ

khuẩn




Streptomyces rimosus, Streptomyces griseus…Vi nấm có Aspergillus oryzae,
A.niger …[7]
1.6.3. VSV chuyển hoá Protein
Protein có cấu trúc rất phức tạp, ñơn vị cơ bản tham gia vào cấu tạo
protein là các acid amin, chúng liên kết với nhau nhờ liên kết peptit (-CONH-). Nhóm VSV phân huỷ protein có khả năng sinh tổng hợp các enzyme
protease, peptidase ñể phân giải protein thành chuỗi polipeptid và
oligopeptid, sau ñó tạo thành cac acid amin. Một phần của acid amin ñược
VSV hấp thụ, một phần còn lại thông qua quá trình khử amin tạo thành
NH3.[18,19]
VSV có khả năng sinh enzyme phân huỷ protein như:
Các chủng vi khuẩn: Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Pseudomonas
fluorences, Achromobacter, Clostridium sporogenes…
Xạ khuẩn: Streptomyces rimosus, Strep.Griseus…
Nấm sợi: Aspergilus. oryza, Asp. Niger,…

Nguyễn Thị Thu Trang

20

Lớp : 06 - 05


×