Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sang kien kinh nghiem hoa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.88 KB, 9 trang )

UBND HUYỆN CHIÊM HOÁ
TRƯỜNG THCS BÌNH NHÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
“Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học có hiệu quả môn Hoá học cho học sinh lớp 9
trường trung học cơ sở ”
Họ và tên: Lục Thị Diện
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Nhân
Nhiệm vụ được giao: + Tổng phụ trách đội
+ Dạy môn Hoá học lớp 9AB
+ Tự chọn hoá 9AB
A- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I Lí do chọn đề tài:
Trong thực tế hiện nay dạy học không chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức
cho người học. Mà dạy học phải thông qua nguyên tắc “Học đi đôi với hành” Có nghĩa
là thông qua đồ dùng dạy học, học sinh thực hành, quan sát để tìm tòi, phát hiện kiến
thức từ đó vận dụng giải thích vào bài học và thực tiễn đời sống hàng ngày.
Qua thực tế trước đây ta thấy: Giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học
đàm thoại, thuyết trình, giảng giải là chủ yếu. Thầy đọc trò ghi chép, ít quan tâm đến rèn
kĩ năng tự học, thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học. Không phát huy được
tính tich cực và khả năng tư duy lô gíc của người học sinh. Thực tế đó là do tính chủ
quan của người dạy, ngại mang đố dùng dạy học lên lớp vì cồng kềnh, thực hành mất
nhiều thời gian, học sinh sử dụng hoá chất không cẩn thận, lo học sinh không làm được,
cháy giáo án…. Chính vì vậy đã tạo nên một trở ngại rất lớn trong việc đổi mới phương
pháp dạy học. Bên cạnh đó chất lượng của học sinh lại không đồng đều, học sinh lại e
dè, ý thức học tập chưa cao.
Giải quyết và thoát ra khỏi tình trạng này riêng tôi là một giáo viên giảng dạy
môn hoá học nói riêng và giáo viên dạy bộ môn khoa học khác nói chung cần phải


nhanh chóng đưa ra phương pháp “Rèn kĩ năng sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng
dạy học ở cả giáo viên và học sinh” đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp
với sự phát triển của xã hội.
II. Nhiệm vụ chọn đề tài:
Với thời gian vận dụng đề tài có hạn tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
gồm những vấn đề sau:
1. Giúp học sinh đổi mới phương pháp học tập ở bộ môn hoá học.
2. Rèn kĩ năng thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị học tập của bộ môn
hoá học.
3. Nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn góp phần vào việc giúp học sinh tiếp
1


thu kiến thức, kinh nghiệm thực tế cuộc sống.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn kĩ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học có hiệu quả môn Hoá học cho học
sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Bình Nhân.
IV. Thời gian thực hiện:
1. Giai đoạn 1: Từ 15/9/2009 đến 15/1/2010
1.1 Khảo sát chất lượng đầu năm.
1.2 Rèn kĩ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị học tập cho học sinh.
2. Giai đoạn 2: Từ ngày 18/1/2010 đến 20/4/2010
Rèn kĩ năng, phương pháp khai thác thiết bị đồ dùng học tập
3. Giai đoạn 3: Từ ngày 22/4/2010 đến ngày 10/5/2010.
Hoàn thành chuyên đề, viết báo cáo và bài học kinh nghiệm.
B- NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học của đề tài:
Đặc trưng của phương pháp dạy học là hướng tới dạy các em kĩ năng biết cách
làm việc độc lập, vận dụng kiến thức đã học để áp dụng giải thích thực tiễn cuộc sống
những hiện tượng hoá học mà các em gặp phải. Làm được điều đó mỗi giáo viên phải

hiểu rằng nguyên tắc học tập là “ Học đi đôi với hành” học ở mọi nơi, mọi chỗ có thể tạo
được cho học sinh sự hứng thú trong học tập thông qua bài giảng sinh động. “ Học mà
chơi, chơi mà học” giúp học sinh dần làm quen với kiến thức trong đời sống hàng ngày,
chính vì thế việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học là cơ sở giúp học sinh nắm bắt
kiến thức tốt hơn. Đặc biệt nếu bản thân học sinh trực tiếp tiến hành thí nghiệm, nhìn
thấy, tự thao tác thực hành. Nhưng để thực hiện được điều đó cần sự nỗ lực rất lớn của
thầy và trò.
II. Quá trình thực hiện:
Để đánh giá đúng thực tế chất lượng trước hết phải tiến hành khảo sát chất lượng
và năng lực học tập của học sinh từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện.
Kết quả khảo sát lần 1:
Thời gian Lớp Tổng số
Kết quả
khảo sát
học
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
kém
bình
15/9/2009 9AB
48
0 = 0% 8 = 16,7% 17=35,3% 15=31,3% 8=16,7%
Đối chiếu với kết quả thì ta có thể thấy tỉ lệ số học sinh từ trung bình trở lên
chiếm 83,3%. Trong đó số học sinh giỏi không có. Học sinh khá chiếm có 8 em chưa đạt
so với chỉ tiêu đã đề ra. Qua đây ta có thể nhận thấy rất rõ tỉ lệ số học sinhcó kĩ năng học
tập yếu,kém chiếm khá cao. Tại sao lại có chất lượng thấp như vậy xin đưa ra môt số
điểm hạn chế cơ bản như sau:
1. Nguyên nhân:

1.1 Đối với giáo viên:
Chưa có ý thức cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng của trường
2


và đặc trưng bộ môn.
Công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa chu đáo, chưa phù hợp và đảm bảo tính
khoa học và tính lôgic cao.
Chưa có thói quen rèn cho học sinh kĩ năng thao tác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy
học. Cụ thể như cách vận hành đồ dùng dạy học cách làm thí nghiệm các thao tác thực
hành, cách trình bày thí nghiệm, cách học bài làm bài.
Một số giáo viên kĩ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn chế, sử dụng
chưa đúng lúc, khai thác chưa hiệu quả còn nặng về thuyết trình và sử dụng đồ dùng mới
từ một phía ở giáo viên.
Một số giáo viên còn lúng túng trong khi hướng dẫn cho học sinh thao tác thí
nghiệm và lo mất thời gian lên lớp, lo học sinh làm hỏng vỡ thiết bị.
Kết hợp các phương pháp dạy học chưa linh hoạt chưa phù hợp với đối tượng học
sinh dẫn đến không khí lớp học còn trầm, không sôi nổi. Mặt khác một số giáo viên chưa
có kinh nghiệm dạy học tạo tình huống có vấn đề, liên hệ thực tế, chưa quan tâm được
nhiều đối tượng học sinh.
1.2 Đối với học sinh:
Chưa có ý thức tự giác trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo
cách học thuộc lòng, kiến thức cơ bản ở lớp dưới thì bị rỗng. Năng lực tư duy, tổng hợp
vận dụng còn yếu.
Đa số học sinh là dân tộc thiểu số ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế, chưa hiểu được
hầu hết các thuật ngữ khoa học của bộ môn.nên học sinh còn yếu về kĩ năng trình bày,
diễn đạt.
Nhiều học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạn chưa sôi nổi trong các hoạt động học
tập.
Hạn chế về kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học và lúng túng trong khi thực hành. Do

đó khả năng vận dụng kiến thức vào thức vào thực nghiệm, thí nghiệm làm bài còn yếu.
Chưa có kĩ năng viết công thức cấu tạo và viết phương trình hoá học, ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động học tập, đây cũng là lí do tại sao lớp học chưa sôi nổi chưa có chất
lượng.
Để giải quyết những thực trạng trên xin được nêu lên một số biện pháp thưc hiện
như sau:
2. Giải pháp thực hiện:
Trước hết giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp soạn đến phương pháp
dạy, sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Thông qua thí nghiệm thực hành,
đồ dùng, tranh ảnh, mẫu vật thật để xây dựng phương pháp dạy học tạo tình huống có
vấn đề ở từng đơn vị kiến thức, từng bài rồi tổng hợp kiến thức ở từng chương.
Trong các giờ dạy chú ý quan tâm tới nhiều đối tượng học sinh đặc biệt cần mở rộng
kiến thức cho những đối tượng học sinh khá, giỏi.
Tổ chức giờ dạy gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu powpoint để tổ
chức chơi trò chơi, tiến hành làm thí nghiệm vui.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu, kém ngoài giờ, chú trọng
việc rèn kĩ năng viết công thức hoá học và phương trình hoá học cho học sinh.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc học sinh học ở lớp cũng như ở gia đình, hướng dẫn
3


cách ghi bài, học bài của từng đối tượng học sinh trong các giờ học.
Tham gia dạy các giờ dạy thao giảng, thể nghiệm, các cuộc thi sử dụng thiết bị đồ
dùng dạy học để học hỏi, trau dồi, rút kinh nghiệm để có phương pháp khai thác sử dụng
đồ dùng có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó học sinh cần phải tích cực chủ động sôi nổi trong các hoạt động học tập.
Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng
cao kiến thức bộ môn.
Luôn có ý thức tự giác rèn luyện các bộ môn về cách trình bày, cách sử dụng khai
thác đồ dùng, cách trình bày bảng phụ. Ngoài ra phải tham gia tích cực các hoạt động học

tập như hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, các cuộc thi ...
Trên thực tế vận dụng đề tài đã thấy có những hiệu quả nhất định, dần được nâng cao
chất lượng dạy và học xin được nêu ra một ví dụ minh hoạ.
Bài 45: AXIT AXETIC
Muốn học sinh nắm được axit axetic có đầy đủ tính chất của 1axit trước hết học
sinh phải hiểu được axit axetic mang đầy đủ tính chất hoá học của một axit, là axit hữu
cơ yếu thông qua các thí nghiệm học sinh tự thực hiện và quan sát dưới sự chỉ đạo của
giáo viên.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- Yêu cầu học sinh láp mô hình phân tử
- Lắp mô hình phân tử theo nhóm bàn
axit axetic theo nhóm bàn.
- Yêu cầu chỉ định các nhóm nhận xét giữa - Nhận xét chéo nêu được điểm khác biệt
nhóm lắp đúng và nhóm lắp chưa đúng
so với nhóm chức của rượu
- Nêu bật nhóm COOH -> Tính axit
=> Vậy nó có tính chất của axit Không?
- Chia lớp làm 4 nhóm yêu cầu các nhóm
- Các nhóm nhận dụng cụ phân nhóm
tư phân công nhóm trưởng,thư kí
trưởng, thư kí
- Phát dụng cụ hoá chất cho các nhóm;
Trình chiếu những dụng cụ hoá chất cần
thiết cho thí nghiệm, quy định thời gian thí
nghiệm.
- Nghe hướng dẫn của giáo viên ,nhóm
Hướng dẫn các thí nghiệm:
trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành
- Lần lượt nhỏ dd axit axetic vào các ống

viên trong nhóm
nghiếm sau,quan sát hiện tượng ,viết
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi lại
phương trình phản ứng sảy ra nếu có.
hiện tượng quan sát được,và viết các
+ Ống nghiệm 1: đựng mẩu giấy quỳ tím
phương trình phản ứng sảy ra.
+ Ống nghiệm 2: đựng dd NaOH có
fenoltalein
+ Ống nghiệm 3: đựng CuO
+ Ống nghiệm 4: đựng Na
+ Ống nghiệm 5: đựng dd Na2CO
- Các nhóm nhận xét chéo.
- GV: yêu cầu các nhóm gắn bảng phụ lên
bảng ,gọi các đại diện cácnhóm nhận xét
4


chéo.
- GV: nhận xét cách tiến hành thí nghiệm
các nhóm cho điểm các nhóm sắp 1bảng
nhóm làm tốt và một bảng nhóm chưa tốt
trên bảng.

- HS: 2 đội cử 2bạn tham gia chơi và 2bạn
làm trọng tài.

- GV: Tổ chức chơi trò chơi:Yêu cầu 2 học - Học sinh tham gia chơi nhanh chóng
sinh đại diện cho hai đội chơi tham gia hoàn thành đúng các phương trình hoá học
chơi,2 học sinh làm trọng tài.

như sau:
Nội dung trò chơi hoàn thành phương trình Phương trình 1: axit axetic tác dụng với
bazơ:
hoá học.
CH3COOH + NaOH  CH3COONa +
- Thời gian chơi 60 giây
chuẩn bị mỗi học sinh cầm 8 thẻ bìa có các H2O
nội dung sau:
Phương trình 2: axit axetic tác dụng với
+ HS1
oxit bazơ:
CH3COOH + NaOH 
2CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu +
2CH3COOH + CuO 
H2O
2CH3COOH +2Na 
Phương trình 3: axit axetic tác dụng với
2CH3COOH + Na2CO3 
kim loại:
+ HS:2
2CH3COOH +2Na 2CH3COONa
CH3COONa + H2O
+ H2
(CH3COO)2Cu + H2O
Phương trình 4: axit axetic tác dụng với
2CH3COONa + H2
muối:
2CH3COONa + CO2 + H2O
2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa
- Khi giáo viên hô trò chơi bắt đầu thì 2

+ CO2 + H2O
học sinh chạy lên bảng hoàn thành 4
Phương trình phản ứng thể hiện 4 tính chất - Học sinh làm trọng tài nhận xét về cách
hoá học của axit axetic .Nếu trong 60 giây chơi của 2đội và tuyên bố đôị thắng.
học sinh nào gắn đúng sẽ thắng
- GV nhận xét cách chơi của 2 đội chơi và
cho điểm 2 đội chơi
- GV: Tổng kết và nêu bật 5 tính chất hoá
học của axit axetic.
Qua một thời gian vận dụng đề tài “ Sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học
ở môn hoá học” bằng cách thông qua thiết bị đồ dùng dạy học sẵn có và đồ dùng tự làm
từ thực hành thực tế kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề liên hệ với thực tế
cuộc sống đã đạt được những kết quả khá tốt.
Kết quả khảo sát lần2
Thời gian
khảo sát

Lớp

15/1/2010

9AB

Tổng
số học

Giỏi

48


02=4,1%

Khá

Kết quả
Trung bình

Yếu

kém

15=31,3%

23=47,9%

8=16,7%

0=0%

5


So sánh kết quả khảo sát lần 1 với lần 2 nhận thấy rằng số học sinh khá giỏi tăng
tới 10 em chiếm tới 20,8%. Bên cạnh đó đã giảm được số học sinh yếu kém xuống 15
em. Ngoài ra trong quá trình thực hiện chuyên đề đã hạn chế được rất nhiều những sai
sót mắc phải cụ thể:
* Đối với giáo viên:
- Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp chu đáo hơn.
- Tích cực trong việc cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, mạnh dạn
áp dụng nhiều phương pháp sáng tạo.

- Thường xuyên quan tâm tới mọi đối tượng học sinh và rèn cho các em kĩ năng sử
dụng và khai thác đồ dùng day học, kĩ năng trình bày diễn đạt, cách học.....Thường
xuyên nâng cao và mở rộng kiến thức cho những học sinh khá giỏi.
- Trong các giờ dạy chú ý rèn luyện cho học sinh cách viết phương trình hoá học và
công thức hoá học được thường xuyên hơn.
- Việc kết hợp các phương pháp dạy học phần nào chủ động và linh hoạt hơn, có
liên hệ thực tế, cởi mở và sôi nổi hơn nhất là dạy học gắn với ứng dụng công nghệ thông
tin như trình chiếu powerpoint giúp học sinh hứng thú và hiểu bài tốt hơn.
* Đối với học sinh:
- Đã làm thay đổi hẳn nhận thức của học sinh trong học tập. Các em có ý thức tự
giác hơn trong việc xây dựng bài, có tính say mê nghiên cứu tự giác làm thí nghiệm thực
hành nhất là những giờ thực hành ở phòng học bộ môn.
- Thao tác sử dụng đồ dùng thành thạo hơn, chính xác hơn các em đã biết khai
thác,lĩnh hội kiến thức qua chính đồ dùng dạy học, quan sát thực tế các hiện tượng thí
nghiệm đã được tự làm thí nghiệm thực hành.
- Bên cạnh đó về kĩ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của các em được nâng cao
và chủ động hơn, lưu loát hơn, ngôn ngữ khoa học đảm bảo chính xác rõ ràng.
Bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt là
số học sinh trung bình,yếu chiếm rất cao, chiếm tới 30em 62,5%. Để tiếp tục khắc phục
những hạn chế đó tôi tiếp tục vận dụng thường xuyên đề tài vào giảng dạy và đè ra
những giải pháp tiếp theo như sau:
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém của bộ môn.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy
học nêu vấn đề, liên hệ thực tế.
- Tăng cường dạy học gắn với ứng dụng công nghệ thông tin để tạo những giờ học
sôi nổi hơn.
- Thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với các đối tượng
học sinh và đặc trưng bộ môn. Quan tâm rèn cho học sinh các kĩ năng cách trình bày,
diễn đạt, cách sử dụng thiết bị và hoá chất khi thực hành thí nghiệm.
- Hàng tuần, hành tháng kiểm tra, đánh giá về mặt thành công và hạn chế khi thực

hiện, sớm có biện pháp khắc phục đảm bảo cho sự thành công của chuyên đề.
- Học sinh phải có ý thức tự giác học bài,làm bài tập nghiên cứu bài trước khi đến
lớp. Trong lớp nhiệt tình, sôi nổi chủ động trong học tập luôn có ý thức tự rèn luyện
mình về cách trình bày, diễn đạt cách làm thí nghiệm thao tác thực hành để có hiệu quả.
Với những giải pháp đã và đang thực hiện tôi tiếp tục thu được những kết quả như
6


sau:
Thời gian
khảo sát

Lớp

6/3/2010

9AB

Kết quả khảo sát lần 3 và 4.
Tổng
số học
Giỏi
Khá
48

4=8,3%

18=37,6%

Kết quả

Trung bình

Yếu

Kém

22=45,8%

4=8,3%

0

20/4/201
9AB
48
5=10,4
21=43,8
22=45,8%
0=0%
0
0
So sánh kết quả khảo sát lần 4 với các lần trước cho thấy tỉ lệ học sinh có kĩ năng
sử dụng đồ dùng thành thạo là 26 em = 54,2 % còn những học sinh yếu về kĩ năng giảm
hẳn không có em nào. Như vậy ta có thể nhận định rằng kết quả đã phản ánh rõ tính hiệu
quả của đề tài, và đây cũng là một phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học và giúp
cho học tập bộ môn hoá học ở trường trung học cơ sở có hiệu quả.
III. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
Qua gần một năm vận dụng đề tài “Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học có hiệu quả
môn Hoá học cho học sinh lớp 9 tại nhà trường” tôi đã đúc rút được những ý nghĩa và
bài học kinh nghiệm như sau:

Trước hết giáo viên phải có lòng yêu nghề, có thức học hỏi, nghiên cứu tìm tòi, có
trí sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
Bản thân mỗi học sinh phải có ý thức tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học
tập.
Thường xuyên tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu kiến thức để
rèn kĩ năng diễn đạt kĩ năng trình bày và nâng cao hiểu biết.
Luôn có ý thức cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Chú
ý tới phương pháp dạy học nêu vấn đề, liên hệ thực tế, nâng cao và mở rộng kiến thức
cho học sinh khá giỏi.
Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.
Tích cực dạy học gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Sử dụng đồ dùng dạy học
thường xuyên có hiệu quả. Đồ dùng dạy học phải được sử dụng từ hai phía. Đồng thời
tăng cường làm mới một số đồ dùng để phục vụ cho bài giảng. Đồ dùng phải phát huy
được tính tích cực cho học sinh.
Quá trình vận dụng đề tài phải thường xuyên áp dụng cụ thể ở từng đơn vị kiến
thức,từng bài,mới tạo thói quen cho học sinh dần hình thành các kĩ năng.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá, phân loại học sinh tìm ra nguyên nhân và sớm có
hướng khắc phục những nguyên nhân đó.
Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng “Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy
học có hiệu quả môn Hoá học cho học sinh lớp 9 tại nhà trường”. Một trong những
phương pháp giúp học tập có hiệu quả bộ môn hoá học ở trường trung học cơ sở. Bản
thân tôi đã áp dụng vào thực tế ở Trường trung học cơ sở Bình Nhân. Xin được phổ biến
để có thể vận dụng trong quá trình dạy học đối với môn hoá học nói riêng cũng như các
môn khoa học khác nói chung.
Lời Kết
7


Với thời gian có hạn trong quá trình thực hiện và viết đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Kính mong quý lãnh đạo,các đồng chí xét duyệt góp ý kiến giúp

đỡ để những vấn đề nêu trên có tính thực tế, được áp dụng vào giảng dạy có hiệu
quả hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Bình nhân, ngày 10 tháng 6 năm 2010
Người thực hiện

Xác nhận của nhà trường

Lục Thị Diện

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

8



9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×