Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Hiện trạng sử dụng chế phẩm sinh học và hóa chất trong nuôi tôm sú (penaeus monodon) thâm canh ở vĩnh châu, sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.46 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒ NGỌC THẢO

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ HÓA
CHẤT TRONG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH
Ở VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. PHẠM THANH LIÊM

2011


LỜI CẢM TẠ

Đề tài được hoàn thành là nhờ sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô, cùng sự
giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Cần Thơ, các thầy các cô trong khoa
Thủy Sản đã hết lòng chỉ bảo em trong suốt thời gian học và thực tập.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Thanh Liêm đã hết lòng giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng lớp bệnh học thủy sản khóa 33 trường
Đại Học Cần Thơ đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Chi Cục Thủy Sản Tỉnh Sóc Trăng và Phòng Khuyến


Ngư Huyện Vĩnh Châu đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.

i


TÓM TẮT
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn năm 2010 là 27.643 ha. Trong đó
diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh 18.350 ha/13.869 hộ, đạt 109,2% kế
hoạch (KH), so với cùng kỳ tăng 3.600 ha. Năng suất bình quân đạt 1,65
tấn/ha, so cùng kỳ cao hơn 0,19 tấn/ha. Diện tích thiệt hại từ đầu năm đến nay
là 6.573 ha/6.182hộ. Chiếm tỷ lệ 26%.
Thời gian nuôi trung bình là 4- 5 tháng/vụ. Diện tích nuôi trung bình là 2,05±
1,5 ha. Mật độ trung bình 19,52± 9,57 con/m2. Bệnh xuất hiện quanh năm
nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, đỉnh điểm vào tháng
5. Bệnh thường xuất hiện gồm có: Đốm trắng chiếm 16%, đóng rong chiếm
20%, gan to chiếm 24%, các bệnh khác chiếm 40%. Thiệt hại của từng loại
bệnh là khác nhau, bệnh gây thiệt hại lớn là đốm trắng cho tỷ lệ chết trên 40%,
có thể chết hết nếu không điều trị kịp thời.
Thuốc, hoá chất được sử dụng trong suốt quá trình nuôi. Trong đó có 7 loại
hóa chất được dùng để cải tạo ao và diệt tạp, 7 loại hóa chất dùng để diệt
khuẩn và sát trùng nguồn nước, 5 loại chế phẩm sinh học (CPSH) xử lý nước,
10 loại CPSH phòng và trị bệnh, 6 loại CPSH chuyên xử lý đáy. Trong đó các
loại thuốc, hóa chất, CPSH được sử dụng phần lớn là: Dolomite, Chlorine,
BKC, Iodine, Vitamin C, Final, Saponin, Ta- gold,...Việc sử dụng thuốc, hóa
chất, CPSH được hiệu quả nếu có sự kết hợp của các ngành chức năng để
hướng dẫn hộ nuôi sử dụng.

ii



MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU .....................................................................................1
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................3
2.1.Sơ lược về chế phẩm sinh học ....................................................................3
2.2.Cơ sở của việc sử dụng chế phẩm sinh học .................................................3
2.3.Vai trò của probiotic ...................................................................................4
2.3.1.Tác động kháng khuẩn của probiotic........................................................4
2.3.2.Tác động của probiotic đến đường ruột....................................................4
2.3.3.Tác động miễn dịch của probiotic ............................................................5
2.3.4.Tác động của probiotic đến mùn bã hữu cơ..............................................5
2.3.5.Chế phẩm sinh học ..................................................................................6
2.4.Khái niệm hóa chất chuyên dùng trong NTTS ............................................6
2.5.Thuốc và hóa chất thường được dùng trong NTTS .....................................7
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................8
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................8
3.2.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................8
3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................8
3.2.2.Phương pháp chọn địa điểm thu mẫu .......................................................9
3.3.Phương pháp sử lý số liệu...........................................................................9
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................10
4.1.Thông tin chung về hộ nuôi tôm công nghiệp Huyện Vĩnh Châu- Sóc
Trăng..............................................................................................................10
4.1.1.Tổng diện tích nuôi tôm.........................................................................10
4.1.2.Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ....................................................10
4.1.3.Quản lý ao nuôi .....................................................................................11
4.1.4.Mật độ thả giống....................................................................................11
4.1.5.Thời điểm thả giống...............................................................................12
4.1.6.Diện tích ao lắng....................................................................................12
4.1.7.Tình hình dịch bệnh trên tôm sú ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng .....................13


iii


4.1.8.Hướng giải quyết của hộ nuôi ................................................................14
4.2.Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thâm canh ...........14
4.2.1.Nhóm thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.......................15
4.2.2.Thuốc và hóa chất dùng để cải tạo ao trước khi thả giống ......................17
4.2.3.Thuốc, hóa chất phòng và trị bệnh .........................................................18
4.2.4.Nhóm thuốc, hóa chất diệt tạp ...............................................................18
4.2.5.Nhóm hóa chất gây màu nước................................................................19
4.2.6.Các loại chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn .......................................19
4.3.Probiotic...................................................................................................19
4.3.1.Xu hướng và hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm ..............20
4.3.2.Hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm ..................................21
4.3.3.Đề xuất giải pháp quản lý ao nuôi..........................................................21
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................22
5.1.Kết luận....................................................................................................22
5.2.Đề xuất.....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................23
PHỤ LỤC ......................................................................................................24

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tác dụng của một số loại vi sinh vật bổ sung vào thức ăn (Bùi
Quang Tề, 2003)...............................................................................................5
Bảng 2.2: Tác dụng một số loài vi sinh vật để phân hủy bùn bã hữu cơ (Bùi
Quang Tề, 2003)...............................................................................................5
Bảng 4.1: Các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm vi sinh được hộ nông dân sử

dụng trong quá trình nuôi tôm ........................................................................15

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Diện tích mặt nước trong nuôi tôm (ha) ..........................................10
Hình 4.2: Kinh nghiệm nuôi tôm sú thâm canh...............................................11
Hình 4.3: Mật độ thả giống.............................................................................12
Hình 4.4: Một số bệnh xuất hiện trên tôm sú ..................................................13
Hình 4.5: Nhu cầu sử dụng các loại chế phẩm vi sinh .....................................21

vi


PHẦN I
GIỚI THIỆU
Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng chính được nuôi hiện
nay ở các vùng ven biển của cả nước (Bộ thủy sản, 2000). Sản lượng tôm nuôi
tăng nhanh từ những năm 2000 và nó đã trở thành hàng hóa và đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và phát triển kinh tế nông thôn. Từ
sản lượng xuất khẩu là 940 triệu USD năm 2002 lên 1,27 tỷ USD năm 2004 (Trần
Văn Nhường và Bùi Thị Thu Hà, 2005). Trong đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) đóng góp trên 85% của cả nước (Bộ Thủy sản, 2004). Theo Bộ Thủy
sản (2006) thì diện tích nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL năm 2005 là 535.145 ha
chiếm 88,5% tổng diện tích nuôi tôm cả nước.
Bênh cạnh việc mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh với mật độ nuôi cao, thì
việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm là cần thiết để kiểm soát dịch bệnh,
nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro, tuy nhiên việc sử dụng thuốc, hóa chất còn tỳ
tiện và không hiệu quả như mong muốn (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004). Việc

sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học không hợp lý không những gây tốn
kém mà còn gây ra sự ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó người nuôi tôm chưa
được các nhà quản lý hướng dẫn hoặc chưa hiểu cách sử dụng nhằm đảm bảo an
toàn chất lượng sản phẩm, phòng tránh dịch bệnh và an toàn môi trường.
Sử dụng hoá chất và chế phẩm vi sinh trong quản lý ao nuôi tôm thâm canh có
nhiều mặc tích cực nhưng nếu sử dụng không hợp lý cũng không có hiệu quả và
gây tổn thất về kinh tế đồng thời cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ vật
nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề tài “Điều tra hiện trạng sử dụng chế phẩm
sinh học và hóa chất trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Vĩnh
Châu- Sóc Trăng “ đã được tiến hành.
Mục tiêu
Nhằm xác định hiện trạng sử dụng chế phẩm vi sinh và hóa chất trong nuôi tôm
và đề xuất giải pháp quản lý môi trường ao nuôi hợp lý.
Nội dung
1. Điều tra hiện trạng sử dụng chế phẩm vi sinh và hóa chất trong nuôi tôm sú
thâm canh ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng.

1


2. Đánh giá phương pháp và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học và hóa
chất

2


PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.Khái niệm về chế phẩm sinh học
Theo giáo trình thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), 2008

Chế Phẩm sinh học là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật: các thực
liệu lấy từ nấm, vi trùng, virut và các nguyên sinh: độc tố, nọc độc từ nguồn động
vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh
cho thủy sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản.
Theo (Ewing và Haresign, 1989). Từ probiotic theo nghĩa đen là những chế phẩm
(pro) có lợi cho sự sống (bio), ngược lại với các thuốc kháng sinh. Vì vậy, thuật
ngữ probiotic có thể được áp dụng cho bất kỳ chế phẩm nào mà có ích cho cơ thể
vật chủ bằng cách kích thích hoạt động của các vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, theo
tài liệu gần đây của các tác giả (Irianto và Austin, 2002). Thuật ngữ probiotic chỉ
nên được sử dụng cho các vi sinh vật hoặc các thành phần của chúng mà có ích
cho sức khỏe của cơ thể vật chủ.
2.2.Cơ sở của việc sử dụng chế phẩm sinh học
Theo (Griffith, 1995). Thông báo nhờ việc đưa probiotic vào nuôi tôm giống ở
Ecuador trong năm 1992, mà các trại nuôi tôm giống giảm thời gian nghỉ để làm
vệ sinh ở các bể nuôi từ 7 ngày trong một tháng đến 21 ngày trong một năm, sản
lượng tôm giống tăng 35%, và giảm sử dụng các chất diệt khuẩn đến 94%.
Theo (Browdy và Bratwold, 1997), việc quản lý quần xã vi khuẩn trong ao mà
hiện tại đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và sử dụng trong trại nuôi,
bao gồm việc đưa vào các chất dinh dưỡng có chọn lọc, mở rộng môi trường
sống và nghề nuôi. Sự bổ sung các chất dinh dưỡng bị hạn chế có thể chứng minh
khả năng sản xuất tự nhiên, và sự phong phú của chuổi thức ăn mùn bả hữu cơ lơ
lững cùng với sự kích thích phát triển của các sinh vật sản xuất sơ cấp được chọn
lọc có thể đem lại năng xuất tốt hơn và làm giảm như cầu protein trong thức ăn,
cải thiện hệ số thức ăn ().
Theo (Garriques và Arevalo, 1995), việc sử dụng Vibrio alginolyticus, đã làm
tăng tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của hậu ấu trùng tôm P.vannamei trong trại
giống (Moriaty, 1996), đã dùng các dòng Bacillus đã làm giảm đáng kể lượng lớn
số lượng Vibrio gây bệnh phát sáng, đặc biệt là Vibrio harveyi thấp hơn trong trại
nuôi đối chứng ở Indonesia. Theo (Rengpipat và ctv, 1998), sử dụng vi khuẩn
3



Bacillus S11, được phân lập từ môi trường sống của tôm sú được đưa vào trong
thức ăn, đã làm tôm có tỷ lệ sống 100% cao hơn so với đối chứng 26%.
Nghiên cứu về việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong trại nuôi đang tiến hành ở
nhiều nước, việc cải tạo sinh học và tăng cường sinh học, nhiều hứa hẹn để nâng
cao hiệu quả của hệ thống nuôi thủy sản và đặc biệt đối với nghề nuôi tôm để trở
thành một nền công nghiệp bền vững. Probiotic như là chất kích thích tăng trưởng
theo (Fuller, 1989). Sự tác động của Probiotic lên vật chủ thì theo cả hai hướng có
lợi và có hại.
(1) Ngăn chặn vi khuẩn có hại do tạo ra các chất kháng khuẩn, cạnh tranh thức ăn
và không gian với các vi khuẩn có hại.
(2) Tương tác với quá trình trao đổi chất của vật chủ hay hệ sinh vật trong cơ thể
vật chủ bởi quá trình tạo ra enzym hỗ trợ cho tiêu hóa và cải thiện chức năng của
thành ruột.
(3) Cải tiến phản ứng miễn dịch của vật chủ do nồng độ kháng thể gia tăng số
lượng tế bào thực bào.
Ngoài những ảnh hưởng có lợi, những tác động có hại ít nhiều không tránh khỏi
do Probiotic cạnh tranh các chất dinh dưởng (glucose và các acid amin) với vật
chủ ().
2.3.Vai trò của probiotic
2.3.1.Tác động kháng khuẩn của probiotic
Tính kháng khuẩn của probiotic được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ thực
phẩm cũng như trong dược phẩm. Sở dĩ các vi khuẩn này có khả năng kháng
khuẩn tốt là do trong quá trình trao đổi chất đã tạo ra các sản phẩm có tính kháng
khuẩn như axit hữu cơ (axit lactic và axit acetic), hydroperoxide, ethanol,
diacetyl, acetaldehyde, acetoine, CO2, reuterin, reutericyclin và bacteriocin... Các
sản phẩm trao đổi chất này chính là vũ khí kháng khuẩn của probiotic
().
2.3.2.Tác động của probiotic đến đường ruột

Probiotic điều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột. Sự sống sót của
probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác
nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm
thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau
khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều
4


lượng của giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi
khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số
lượng vi sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại
probiotic. Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường
ruột. Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ
gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzym của sinh vật đường ruột (
).
Bảng 2.1: Tác dụng của một số loại vi sinh vật bổ sung vào thức ăn (Bùi
Quang Tề, 2003)
Stt

Các loài vi khuẩn

1

Bacillus criculans

2

Bacillus Sacharomyces

3


Bacillus lacterosporus

4
5
6

Bacillus megaterium
Bacillus mesentericus
Bacillus Streptobacillus

Công dụng
Vi khuẩn cạnh tranh sinh học, cân bằng vi sinh
vật đường ruột.
Tạo ra enzime amilaz, proteaze,
renin hổ trợ tiêu hóa tinh bột, protein
Làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
như Vibrio, Aeromonas.

2.3.3.Tác động miễn dịch của probiotic
Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy. Giảm việc kích thích bài
tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn. Đẩy mạnh sự liên
kết chặt giữa những tế bào biểu mô. Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm
giảm đáp ứng viêm. Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng thành phần màng
tế bào của các vi khuẩn trong chế phẩm sinh học kích thích hệ miễn dịch bẩm
sinh của tôm. Các enzym và các thành phần kháng khuẩn tạo ra từ chế phẩm sinh
học sẽ triệt hại các vi khuẩn truyền bệnh ().
2.3.4.Tác động của probiotic đến mùn bã hữu cơ
Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có một vai trò cực kỳ quan trọng để phân
hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao. Kết

quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số
lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng tăng sản lượng nuôi.
Bảng 2.2: Tác dụng một số loài vi sinh vật để phân hủy bùn bã hữu cơ (Bùi
Quang Tề, 2003)

5


Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Các loài vi khuẩn

Công dụng
Vi khuẩn tự dưỡng, chuyển hóa amoniac thành
Nitrosomonas spp
nitrite
Vi khuẩn tự dưỡng, chuyển hóa nitrite thành
Nitrobacteria spp
nitrate
Vi khuẩn kị khí, tiết enzym phân hủy chất hữu
Lactobacillus lacts


Lactobacillus helvetius
Khống chế thực vật phù du phát triển
Saccharomyces crevisiae Ổn định pH
Enterobacter
Cải thiện chất lượng môi trường nước
Sporosarcina
Trichoderma
Phân hủy chất hữu cơ

Qua việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, amino acids và glucose được giải
phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích. Thành phần vô cơ
của nitrogen như ammonia, nitrite và nitrate sẽ giảm thiểu. Khi chất lượng nước
và hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của tôm sẽ
tăng lên về tổng thể ().
2.3.5.Chế phẩm sinh học
Theo giáo trình thuốc và hóa chất trong NTTS, 2008
1. Bio- remediaction là chế phẩm có tác dụng phân hủy các vật chất hữu cơ, chất
thải của quá trình nuôi, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi.
2. Biocontrol là một biện pháp khống chế sinh học, bằng cách dùng các sinh vật
này để khống chế sự phát triển của các sinh vật.
3. Probiotic là sản phẩm chứa các nhóm vi sinh sống có lợi, chúng được đưa vào
cơ thể qua đường thức ăn, hoặc qua môi trường nước nhằm cải thiện sức khỏe của
vật nuôi.
2.4.Khái niệm hóa chất chuyên dùng trong NTTS
Theo giáo trình thuốc và hóa chất trong NTTS, 2008
Hóa chất là sản phẩm hóa học được dùng để xử lý, cải tạo môi trường, phòng và
trị bệnh cho thủy sản nuôi trồng.
Nhóm hóa chất xử lý đáy ao: vôi, zeolite, dây thuốc cá, bánh hạt trà,…
Nhóm hóa chất để diệt ký sinh trùng: đồng Sulfat, thuốc tím, peroxide, muối ăn,
formaline, xanh Methylen,…


6


Nhóm hóa chất xử lý môi trường nước: Chlorine, BKC, Chloramin T, Iodine,
EDTA, Thiosulphate natri,…

2.5.Thuốc và hóa chất thường được dùng trong NTTS
Theo giáo trình thuốc và hóa chất trong NTTS, 2008
Vôi: có nhiều dạng vôi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như vôi nông
nghiệp (hay bột đá vôi CaCO3), vôi sống (CaO), vôi dolomite (MgCa(CO3)2). Vôi
có chức năng chủ yếu là tiệt trùng khi cải tạo ao, làm tăng và ổn định pH.
Chlorine: là hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất trong các hóa chất sát trùng
dùng trong nghề nuôi trồng thủy sản. Chlorine có tính khử trùng mạnh nhờ quá
trình phân ly trong nước thành HOCl. Chlorine được sử dụng để tẩy trùng, tiêu
diệt các loại vi sinh vật cũng như bất cứ sinh vật nào trong môi trường (virut, vi
khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, tảo, tôm cá…). Chlorine cũng có hiệu quả đối
với chất thải hữu cơ, có tác dụng giảm lượng hữu cơ và độ đục hữu cơ trong nước
Zeolite: hiện được sử dụng là một loại khoáng tự nhiên Aluminosillicate, là một
dạng khoáng của silicate có chứa nhôm. Cấu trúc này của Zeolite làm cho chất
này có khả năng gắn kết với các ion dương, thường là ion natri. Đây là chất có
khả năng trao đổi ion, có thể hấp thu ammonia và chất hữu cơ khacstrong nước,
do đó có tác dụng cải thiện môi trường nước ao nuôi.
Chloramin T: được sử dụng trị các tác nhân gây bệnh bên ngoài như
Mycobacteria, khẩu tơ trùng, trùng mặt trời, trùng quả dưa và sán lá đơn chủ.
Iodine: là chất diệt khuẩn rất hiệu quả, kể cả các bào tử vi khuẩn. Ngoài ra nó
còn có tác dụng diệt nấm và một vài loài virut. Do đó, hóa chất này có hiệu quả
trong việc sát trùng nước ao.
Methylen blue: đã được sử dụng từ rất lâu trong nuôi trồng thủy sản để trị bệnh
ký sinh trùng. Ngoài ra chất này còn được sử dụng để hồi phục haemoglobine từ

methaemoglobine trong trường hợp cá bị ngộ độc do sự hiện diện của quá nhiều
nitrite trong ao với liều lượng sử dụng 1 ppm.
Bánh hạt trà hay thuốc cá bột (Saponin): thường chứa khoảng 7% hoạt chất
Saponin có tác dụng diệt cá tương tự như Rotenon, liều dùng 20- 30 mg/lít.
Saponin có độ độc khá cao đối với tôm sú giống (nhỏ hơn 2g) nên phải được xử
lý ít nhất 3 ngày mới được thả tôm. Ở độ mặn và nhiệt độ càng cao thì tác dụng
của Saponin càng hiệu quả.

7


PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
± Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011
± Địa điểm nghiên cứu: Huyện Vĩnh Châu Tỉnh Sóc Trăng

Hình 3.1: Địa điểm thu mẫu điều tra (điểm tròn đỏ trên bản đồ Đồng Bằng Sông
Cửu Long là các xã chọn điều tra)
3.2.Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin
² Thông tin thứ cấp
các thông tin sơ cấp được thu thập từ các báo cáo, định kỳ hàng năm của Sở, Chi
Cục Thủy Sản trên địa bàn nghiên cứu.
² Thông tin sơ cấp
Thông tin thu thập theo biểu mẫu điều tra (phụ lục 2)
Chủ đại lý: phỏng vấn khoảng 5- 10 đại lý theo mẫu điều tra

8



² Các thông số điều tra
Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học
Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học
Tình hình kinh doanh chế phẩm sinh học ở các đại lý
3.2.2.Phương pháp chọn địa điểm thu mẫu
• Chọn vùng trọng điểm là vùng mà ở đó có nhiều hộ nuôi tôm, chủ yếu nuôi tôm
thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học
• Thông tin về nông hộ, trang trại nuôi tôm công nghiệp được chọn ngẫu nhiên
• Các đại lý kinh doanh thuốc thủy sản ở Huyện Vĩnh Châu.
3.3.Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu được thu thập được xử lý bằng phầm mềm Microsoft Excel và các đồ thị
hình và bảng, để thể hiện rõ tình hình sử dụng chế phẩm sinh học ở Vĩnh Châu.

9


PHẦN IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1.Thông tin chung về hộ nuôi tôm công nghiệp huyện vĩnh Châu- Sóc
Trăng
4.1.1.Tổng diện tích nuôi tôm
Qua điều tra cho thấy diện tích nuôi tôm sú trung bình của các hộ dân là 2,05± 1,5
ha, diện tích nuôi lớn nhất là 6,3 ha/hộ, diện tích nuôi nhỏ nhất 0,3 ha/hộ. Những
hộ nuôi có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1 ha chiếm 28%, từ 1- 2 ha chiếm 32%, 2
– 4 ha chiếm 32% còn lại là diện tích lớn hơn 5 ha chiếm 8% (Hình 4.1).

8%
28%
32%


<=1ha
từ 1-2 ha
từ 2-4 ha

32%

> 5 ha

Hình 4.1: Diện tích mặt nước trong nuôi tôm (ha)
Qua đây cho thấy do giá tôm thương phẩm ngày càng tăng nên diện tích nuôi tôm
của các nông hộ ngày càng được mở rộng để mang lại được năng suất cao.
4.1.2.Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
Theo kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ nuôi tôm sú nơi đây đều có tham
gia các lớp tập huấn hay các chương trình đào tạo trình độ chuyên môn về thủy
sản do phòng khuyến ngư và khuyến nông tập huấn, một số ít tự học hỏi kinh
nghiệm.
Số năm nuôi tôm thâm canh tại địa bàn nghiên cứu trung bình là 9,76± 1,6 năm
và dao động từ 5- 12 năm. Qua (hình 4.2) cho thấy nhóm người có số năm kinh
nghiệm từ 5– 9 năm chiếm 16% số người có kinh nghiệm từ 10 năm chiếm 64%.
Con lại nhóm người có kinh nghiệm nuôi trên 10 năm chiếm 20%.

10


70%
60%
50%
40%
30%

20%
10%
0%

̀ 5- 9 năm

10 năm

> 10 năm

Hình 4.2: Kinh nghiệm nuôi tôm sú thâm canh
Qua kết quả điều tra cho thấy những người có số năm kinh nghiệm từ 10 năm trở
lên có khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới tốt hơn.
4.1.3.Quản lý ao nuôi
Chọn giống phải đều cỡ, đạt chiều dài từ 1,2- 1,5 cm. đầy đủ phụ bộ như râu,
chân bò, chân bơi, chũy, đuôi. Than hình cân đối, hoạt động nhanh nhạy, màu sắc
tươi sáng …dùng 2- 3 cc Fromaline cho vào 10 lít nước, cho 100 tôm post vào,
sau 2 giờ tỉ lệ chết không quá 5%, đánh giá tôm tốt. Ngoài ra khi thả giống cần
phải lưu ý nếu thả post 15 thả mật độ 30 con/m2.
Thức ăn chọn cho tôm phải chú ý, những ngày đầu bổ sung thêm cá biển hấp
chín, sữa bột giàu canxi, lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cứ 100 post, mỗi ngày bổ
xung 300- 500g cá biển hấp, 200- 300g sữa, 5- 10 lòng đỏ trứng.
Không thay nước, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu. Từ tháng nuôi thứ 2 chỉ châm
thêm khi nước trong ao nuôi bị thất thoát do bốc hơi. Nguồn nước thay lấy từ ao
lắng qua, và được xử lí kỹ trước khi dùng.
4.1.4.Mật độ thả giống
Mật độ thả giống có tác động rất lớn tới khả năng tăng trưởng của tôm, mật độ thả
giống trung bình của các hộ nuôi được phỏng vấn là 19,52± 9,57 con/m2. Qua
khảo sát thì thấy người dân thả giống với nhiều mật độ khác nhau.


11


16%


̀ 10-15 con

̀ 15- 25 con
52%
32%

cao hơn 25 con

Hình 4.3: Mật độ thả giống
Từ (hình 4.3) cho thấy các hộ nuôi tôm ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng thả tôm giống ở
mật độ từ 10– 15 con/m2 là cao nhất chiếm 52%. Do nuôi ở mật độ này cho tỷ lệ
sống trung bình tương đối cao khoảng 70% đồng thời năng suất cũng cao khoảng
3,15 tấn/ha, còn 2 nhóm mật độ còn lại ít được người nuôi lựa chọn do cho tỷ lệ
sống thấp hoặc năng suất không cao.
Theo nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) mật độ tôm sú được thả nuôi trung bình
17 con/m2. So với kết quả điều tra cho thấy mật độ tôm sú được thả ngày càng
tăng (28 con/m2) do giá thành của tôm thương phẩm ngày càng tăng mạnh từ đó
người nuôi tôm đã tăng nhanh mật độ nhằm mang lại năng suất cao.
4.1.5.Thời điểm thả giống
Theo kết quả khảo sát cho thấy mùa vụ thả nuôi của mô hình nuôi tôm sú thâm
canh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.
Theo khuyến cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì tất cả số hộ
nuôi tôm sú chỉ thả nuôi 1 vụ/năm và thả giống vào mùa khô từ tháng 2– 4, vụ
còn lại (từ tháng 6– 8) nuôi cá hay loài khác để cải tạo môi trường và hạn chế rủi

ro, vì vào vụ 2 thời tiết thường không thuận lợi , mưa nhiều dẫn đến sự biến động
về môi trường.
Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết tất cả các hộ điều thả giống vào tháng 3 âm
lịch vì thời tiết lúc này rất thuận lợi cho tôm phát triển tốt.
4.1.6.Diện tích ao lắng

12


Ao lắng là điều kiện bắt buộc trong hầu hết hệ thống nuôi tôm thâm canh hiện
nay. Nó góp phần làm tăng khả năng thành công cho vụ nuôi. Ao lắng có vai trò
quan trọng trong việc giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi và ngăn ngừa lây lan
dịch bệnh, giữ nước chủ động cấp cho ao nuôi. Ao lắng là nơi xử lý nước thông
qua lắng tụ phù sa, lắng lọc sinh học, xử lý hóa chất loại bỏ mầm bệnh trước khi
đưa vào ao nuôi.
Qua điều tra, diện tích ao lắng trung bình là 0,5 ha/hộ, chiếm 20% so với diện
tích nuôi. Diện tích ao lắng càng lớn thì tính chủ động về nguồn nước cấp cho ao
nuôi càng cao, tỷ lệ các hộ nuôi tôm có ao lắng chiếm 72% tổng số hộ thả nuôi,
tập trung những hộ có diện tích nuôi lớn hơn hoặc bằng 1 ha.
Theo kết quả điều tra của Võ Văn Bé (2007) thì số hộ nuôi tôm không có sử dụng
ao lắng là 7,5%. Đến năm 2010, số hộ không có ao lắng lại tăng lên và chiếm
17%, phần lớn những hộ này có diện tích nuôi nhỏ (0,2- 0,3 ha/hộ) diện tích sản
xuất hạn chế. Mặt khác, do giá tôm thương phẩm hiện nay tăng cao nên người
dân tận dụng hết diện tích kể cả diện tích của ao lắng để mở rộng diện tích canh
tác, nhằm nâng cao sản lượng.
4.1.7.Tình hình dịch bệnh trên tôm sú ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng
Theo kết quả khảo sát cho thấy, bệnh đốm trắng chiếm 16%, tiếp theo là bệnh
đóng rong chiếm 20%, bệnh gan to chiếm 24%, còn lại bệnh mới xuất hiện chiếm
40%. (Hình 4.4). Trong các loại bệnh thì bệnh đốm trắng và bệnh đỏ thân làm cho
tỷ lệ sống thấp (khoảng 60%), kích cỡ tôm nhỏ (76,7 con/kg) do phải thu hoạch

sớm từ 60 – 90 ngày và đạt năng suất thấp hơn (khoảng 2,4 tấn/ha). Ngoài ra có
một bệnh mới xuất hiện trên tôm hiện nay chưa rõ nguyên nhân làm tôm chết với
tỷ lệ cao.

đốm trắng
16%

đống rong
20%

đốm trắng
bệnh mới
gan to
gan to
24%

đống rong
bệnh mới
40%

Hình 4.4: Một số bệnh xuất hiện trên tôm sú
13


Phần lớn các chủ hộ cho biết nguyên nhân làm tôm bị bệnh là do môi trường ao
nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi và do con giống không đảm bảo chất lượng,
một trong những loại bệnh trên là nguyên nhân dẫn đến hộ nuôi bị lỗ, ảnh hưởng
đến lợi nhuận thu được từ nuôi trồng thủy sản.
4.1.8.Hướng giải quyết của hộ nuôi
Qua kết quả khảo sát, phần lớn chủ hộ nuôi tôm cho rằng nguyên nhân gây bệnh

đóng rong, đen mang có liên quan đến dinh dưỡng và môi trường như: thiếu
Vitamin, ao nhiễm phèn, đáy ao dơ bẩn,…các chủ hộ đã sử dụng những loại
thuốc và hóa chất có tính diệt khuẩn như: BKC, Iodine…bón xuống ao để môi
trường ao nuôi sạch hơn mặt khác có bổ sung một số vitamin, khoáng…để tôm
tăng cường đề kháng, trị khỏi bệnh cho tôm và giúp tôm phát triển tốt hơn.
Bệnh đốm trắng hiện nay không có loại thuốc nào để điều trị . Khi tôm mắc bệnh
thì tỷ lệ chết cao và diễn ra nhanh. Người nuôi cho biết, khi ao nuôi tôm xuất hiện
bệnh đốm trắng thì tiến hành thu hoạch toàn bộ và sau đó sử dụng một số loại
thuốc, hóa chất như: Chlorine, BKC, Iodine, vôi…để diệt khuẩn môi trường nước
và môi trường xung quanh ao nuôi.
Nhìn chung, tình hình bệnh tôm hiện nay rất đa dạng và có nhiều loại bệnh phổ
biến thường xuyên xảy ra như: đóng rong, đen mang…nhưng ít gây thiệt hại cho
người nuôi và dễ trị khỏi. Qua khảo sát cho thấy, không có chủ hộ nào sử dụng
kháng sinh để trị bệnh cho tôm, mà chỉ sử dụng những loại thuốc, hóa chất làm
sạch môi trường, một số loại CPSH có tác dụng phân hủy hợp chất hữu cơ và một
số loại thuốc khác được bổ sung vào thức ăn để tăng khả năng đề kháng giúp tôm
vượt qua mầm bệnh.
4.2.Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thâm canh
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý mô hình nuôi tôm công nghiệp, phù
hợp với điều kiện sinh thái và mức độ thâm canh hóa của từng vùng là tiêu chí
hàng đầu trong định hướng phát triển của ngành. Không chỉ hoàn thiện các bước
cần làm trong quy trình nuôi để đạt sản lượng như mong muốn, mà đòi hỏi người
cán bộ kỹ thuật phải có cách nhìn tổng thể hài hòa giữa các mối quan hệ về; kỹ
thuật, kinh tế xã hội; và môi trường trong điều kiện cụ thể. Trong bối cảnh hiện
nay ngành nuôi tròng thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, việc thâm canh hóa ngày càng phát triển với mức độ đầu tư cao
và kỹ thuật canh tác cũng khác nhau.

14



Việc sử dụng các loại thuốc - hóa chất là yếu tố không thể thiếu trong nuôi tôm sú
thâm canh, nhóm thuốc - hóa chất chính là: các chất sát khuẩn dùng vệ sinh ao,
phòng và trị bệnh như: Chlorine, BKC,…và nhóm cung cấp vitamin, khoáng,
men tiêu hóa. Mức độ sử dụng thuốc và hoá chất của từng hộ dân khác nhau tuỳ
thuộc vào điều kiện sản xuất của mỗi hộ và tình hình bệnh xảy ra trong quá trình
nuôi.
4.2.1.Nhóm thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh ngày càng được sử dụng nhiều trong quá trình
nuôi tôm đặc biệt là mô hình nuôi tôm thâm canh, từ khâu cải tạo ao cho đến việc
quản lý chất lượng nước và phòng trị bệnh cho tôm nuôi. Qua khảo sát các hộ
nuôi tôm ở địa bàn nghiên cứu có sử dụng một số loại thuốc, hóa chất cũng như
chế phẩm vi sinh trong quá trình nuôi tôm (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm vi sinh được hộ nông dân sử
dụng trong quá trình nuôi tôm
Tên hóa chất

Hoạt chất chính

Nhóm hóa chất diệt giáp xác
1
AK47
2
Ts- Raxa

Cyapermethrin
Cypermethrin

3


Saponin

Saponin

4

Visher (25ND)

Cypermethrin

5

Ta- Abolish

Cypermethrin

6

Daimitin

SiO2, Al2O3

7

BKC

Benzalkonium chloride

Tổng số lượng
Lượng/ha/vụ

26.4 lít
1456 Kg

3664 Kg
35.2 lít

Nhóm diệt khuẩn sát trùng nguồn nước
1
2

Iodine
Chlorine

3
4

One odine
TCCA 90

Povidone iodine
Calcium hypochoirte
Ca(Ocl2)
Iodine
Tricholoroisocyanuric acid

5
6
7

Finish nano

Viro- Stop
Dolomite

ChloraminT
Calcium
CaMg(CO3)290%

15

1075 lít
2350 Kg
62 lít
40 lít
60 Kg


Nhóm chế phẩm sinh học chuyên xử lý nước
1

BZT- Yucca C

Yucca microganism

2

Ta- Gold

3

X8


4

TA- khoáng tạt

5

Super BZS

Bacillus mensentrericus,
Bacillus subtillis,
Lactobacillus aciophilus,
Nitrosomonas sp,
Nitrobacter sp, Aspengilus
oryzae, Sacchararomyces
Cerevisiae.
Bacillus azotoformans,
Bacillus criculans, Bacillus
Licheniformis, Bacillus
aminovorans
Magresium Sulfate,
Calcium magresium
Carbonate
Bacillus Subtilis, Bacillus
Licheniformis, Bacillus
megaterium, Amylase,
Lipase, Protease.

71.68 Kg


259.2 Kg

63 Kg
44.4 Kg

Nhóm chế phẩm sinh học dùng phòng và trị bệnh cho tôm
1

Final

2

Supper- E+

3

SOS- USA

4
5

Vitamin –C
ECO- Biotic 900

Vitamin B1, C, Calcium
Chloride, Magnesium
Sulfate, Sodium
bicarbonate.
Vitamin, A, D3, E, B1,
Lysine, Iron Sulphate,

Manganese sulphate,
Copper sulphate, Carrier
alpha.
Bacillus pumilus,
Lactobacillus plantarium,
Pseudomonas, …
Vitamin- C
Sacharomyces, Bacillus
subtillus, Vitamin E, D3,
B1

16

930 Kg

2880 Kg

26520 Kg


6

Ta- Forever

Protein

163 Kg

7


Oxygen

Hydrogenperioxide

8

T- Food

Lactobacillus acidophilus,
Bacillus cerevisiae

9

Ta.beta- glucan

P1,3- p1,6- D- Glucan

10

TA- vitamin C C100

vitaminC

20012 Kg
163 Kg

Nhóm hóa chất và chế phẩm sinh học xử lý đáy
1

EMC


Bacillus subtilis,
Lactobacillus acidophillus,
Saccharomyces cerevisae,
Streptomyces sp, Amylaza,
Xellulaza, Proteaza

72 Lít

2

Zolite

Saccharomyces,
Lactobacillus, Aspergillus,
Bacillus subtilis, Protease,
Amylase, Cellulase,
Pectinase, Lipase

53.7 Kg

3

MenBac

Bacillus, Lactobacillus,
enzym alkyl

165 Kg


4

Navet- Ioenzin

Bacillus, Nitrobacter

5

Ta- Pondpro

6

Bio- Cl

Yucca, Lactobacillus
plantarium, Bacillus
subtilis, Saccharomyces
cerevisiae.
Bacillus thuringiensis,
Bacillus mesentercus,
Bacillus pumilus, Bacillus
Coagulans

25 Kg

90 Kg

4.2.2.Thuốc và hóa chất dùng để cải tạo ao trước khi thả giống
Xét nhu cầu sử dụng từng loại thuốc, hóa chất trong hộ nuôi bằng cách xác định tỷ
lệ số hộ có chọn lựa sản phẩm tương ứng với tổng số hộ khảo sát. Qua điều tra cho

thấy có nhiều loại thuốc và hóa chất được sử dụng để cải tạo ao trước khi thả
giống.
Qua điều tra cho thấy, vôi được tất cả hộ nuôi sử dụng và chiếm tỷ lệ 100%, vôi
được người nuôi sử dụng nhiều nhất vì có tính diệt khuẩn cao và giá thành rẻ, dễ
mua, có hiệu quả sử dụng rất tốt (85– 99%) được dùng trong cải tạo ao và phòng
17


trị bệnh. Ngoài ra, Chlorine (52%) còn được nông dân sử dụng để diệt khuẩn
trong quá trình cải tạo ao trước khi nuôi. Bởi họ cho rằng Chlorine phân hủy
nhanh trong môi trường nước tốt hơn. Số hộ sử dụng BKC là 20%, sử dụng Iodine
chiếm 52% và cuối cùng số hộ sử dụng BKC có tỷ lệ nhỏ nhất chiếm 20%.
4.2.3.Thuốc, hóa chất phòng và trị bệnh
Trong quá trình nuôi, đặc biệt là nghề nuôi tôm thâm canh thì cần phải sử dụng
thuốc – hóa chất để phòng bệnh cho tôm. Qua khảo sát 25 hộ nuôi tôm thâm canh
tại Vĩnh Châu- Sóc Trăng thì 12 loại thuốc, hóa chất được người nuôi sử dụng để
phòng và trị bệnh
Kết quả cho thấy hộ nuôi thường sử dụng (5 loại). Trong đó hóa chất được sử
dụng phổ biến là vôi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 100%, Iodine chiếm tỷ lệ cao 52%,
BKC chiếm tỷ lệ cũng khá cao 20% số hộ sử dụng, Yucca- C chiếm 16% số hộ,
TCCA chiếm 4%. Do các hóa chất này rẻ tiền và rất thông dụng trong việc sát
khuẩn với nồng độ cao, diệt trừ mầm bệnh và ổn định môi trường nước ao nuôi.
Ngoài ra, còn có một số nhóm thuốc và hóa chất khác như: nhóm giúp tôm lột xác
có 1 sản phẩm, thành phần là Vitamin B1, C, Calcium Chloride, Magnesium
Sulfate, Sodium bicarbonate chiếm 40%, nhóm thuốc chuyên xử lý nước có
nguồn gốc từ vi sinh như: Ta- Gold, X8, Super BZS, còn lại là thuốc, hóa chất có
thành phần là Benzalkonium Chlorin 52% cuối cùng là nhóm cung cấp oxy có
sản phẩm thành phần là Hydrogenperioxide chiếm 4%.
4.2.4.Nhóm thuốc, hóa chất diệt tạp
Lấy nước vào là khâu tiếp theo của quá trình cải tạo ao, sau khi lấy nước thì bắt

buộc cần phải diệt các đối tượng không mong muốn như: cá tạp, cá dữ, giáp xác,
ốc là những đối tượng trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi. Theo kết quả
khảo sát, thuốc và hóa chất được sử dụng nhiều ở các hộ nuôi là: vôi đá,
Saponine, AK47 , dây thuốc cá.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, có 40% số hộ sử dụng saponin để diệt tạp, 16%
dùng Ts- Raxa, 20% sử dụng AK 47…những loại thuốc, hóa chất này phần lớn
không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường ao nuôi và có khả năng diệt tạp tốt.
Theo điều tra thì không thấy có hộ nuôi tôm sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp,
người nuôi nhận biết được sự có hại của thuốc, khi sử dụng có khả năng còn tồn
lưu lại trong đất, làm môi trường ao nuôi dễ bị suy thoái, ảnh hưởng đến con
người và vật nuôi.

18


×