Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tìm hiểu một số tập tục trong ngày tết cổ truyền của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ
b•a

TÌM HIỂU MỘT SỐ TẬP TỤC
TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CỦA NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành Sư Phạm Lịch Sử

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện :

GVC: NGUYỄN THỊ HIỀN

ĐÀO THỊ THU CÚC
MSSV: 6013005
Lớp: SP Lịch Sử 01 K27
MS Lớp: SD0118A1
CẦN THƠ,2005


Đề tài được trình bày trên 37 trang giấy A4 và được chia làm ba phần: mở đầu,
nội dung và kết luận.

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Mỗi năm, khi xuân về, mang theo cái hơi lạnh của tiết trời cuối Đông cũng là


lúc chúng ta bước vào những ngày sinh hoạt chuẩn bị đón mừng một năm mới tràn
đầy niềm vui và hy vọng. Tục lệ đón mừng năm mới là ngày lễ quan trọng nhất của
dân tộc, để chờ đợi một năm hưng thịnh, may mắn và tốt đẹp.
Tết đến, những tập tục cổ truyền hàng năm lại trở về với dân tộc, từ việc trang
hoàng nhà cửa, sửa soạn bàn thờ cho đến việc cúng kiếng, thăm viếng họ hàng,…Hẳn,
hình thức của những tập tục này có thay đổi theo thời gian nhưng bản chất vốn có của
nó vẫn được giữ nguyên tới nay. Vì muốn tìm hiểu nhân dân ta ăn Tết với những tập
tục nào và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của mỗi người nên tôi đã quyết định chọn
đề tài “TÌM HIỂU MỘT SỐ TẬP TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA
NGƯỜI VIỆT” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó, giúp tôi tìm hiểu về cội
nguồn, bản sắc của dân tộc, đồng thời, bổ sung cho mình nhưng kiến thức về nền văn
hóa của đất nước.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trung Đối
tâmtượng
Họcnghiên
liệu ĐH
họctrưng
tậpcủa
và nền
nghiên
cứu
cứu Cần
của đềThơ
tài là@
tìmTài
hiểuliệu
nét đặc
văn hoá

dân
tộc. Mặc dù nội dung của đề tài là Tết Nguyên Đán nhưng những tập tục cách thức
thực hiện những nghi lễ mỗi nơi mỗi khác và việc ăn Tết ở mỗi cộng đồng dân tộc
cũng khác nhau. Do đó, ở đề tài này tôi chỉ xin góp một phần nhỏ của mình vào công
việc nghiên cứu và rút ra những nét chung, tiêu biểu và phổ biến nhất của ngày Tết
Nguyên Đán.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Từ
việc thu thập, chọn lọc tài liệu có liên quan đến việc so sánh, phân tích, đánh
giá,…Những nét văn hoá của từng miền rồi rút ra những điểm chung nhất nhằm làm
rõ cho đề tài của mình.
Trên cơ sở những tài liệu đã có kết hợp với kiến thức của bản thân, tôi đã viết
và hoàn thành đề tài.

1


NỘI DUNG
Phần nội dung được chia làm 3 chương

Chương1: Vài Nét Về Tết Cổ Truyền Của Người Việt.
Trong chương này, tôi trình bày sơ lược về quá trình hình thành, đặc trưng và ý
nghĩa của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.
Theo những tài liệu lịch sử thì Tết Nguyên Đán có từ thời Ngũ đế Tam
hoàng(Trung Quốc xưa ). Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người Việt cũng tiến
hành đón năm mới vào ngày Nguyên Đán, ngày mùng một âm lịch hàng năm.
Tuy chịu ảnh hưởng của Trung Hoa trong việc xác định mốc đầu năm, nhưng
tết cổ truyền của dân tộc ta vẫn mang đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt.
Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên Đán là “ nếp sống cộng đồng” gia
tộc, xóm làng rất đậm nét. Nó được thể hiện ở chỗ, Tết là dịp duy nhất trong năm có

sự xum họp đầy đủ của tập thể gia đình và gia thần; láng giêng cùng nhau giết lợn, gói
bánh chưng,…
Tết chính là lễ hội truyền thống lớn nhất, tiêu biểu nhất của nhân dân ta từ xưa.
Nó thể hiện ý tưởng về cuộc sống trường tồn niềm khát khao của con người về thiên
địa hài hòa, vụ mùa tươi tốt, bội thu.Tết cũng là lúc con người thể hiện hình thức xã
giao thâm tình, là dịp để mọi người củng cố mối quan hệ xã hội, hàn gắn lại những gì
Trung
liệutrong
ĐH cuộc
Cầnsống
Thơđời@thường.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
đã rạn tâm
nức doHọc
va chạm

Chương 2: Công Việc Chuẩn Bị Trong Những Ngày Trước Tết
Tết đến mang theo những cái mới mẽ, tốt lành và niềm hy vọng chờ đợi ở năm
mới nên ai cũng cố gắng đón Tết thật trang trọng. Từ việc trang hoàng nhà cửa, sửa
soạn bàn thờ, đi chợ, mua sắm đến việc trả nợ nần, quà biếu và tế tự. Do đó, ở chương
này tôi trình bày rất cụ thể về những công việc chuẩn bị đón Tết hàng năm.
Xưa kia, việc sửa soạn đón Tết được chuẩn bị trước đó rất lâu. Từ việc nuôi
lợn đến cái lạt buộc giò, chơi họ giò bánh,…Ở các gia đình, ngay từ rằm tháng Chạp
đã bắt đầu dọn dẹp, sơn phết, trang trí lại nhà cửa. Những tờ tranh, câu đối được treo
dán, cẩn thận. Không khí Tết được nhận thấy rõ nhất bắt đầu từ 23 tháng Chạp với lễ
tiển ông Táo lên chầu trời.
Vào dịp Tết, các gia đình còn chuẩn bị rất nhiều bánh mứt, đặc biệt nhất là
bánh chưng ( hay bánh tét )- một loại bánh mang hương vị đặc trưng của Tết dùng để
dâng cúng tổ tiên. Tục gói bánh chưng ngày Tết của nhân dân ta nói lên sự qúy trọng
của con người đối với thiên nhiên, với nền văn minh nông nghiệp. Bên cạnh đó, các

món ăn mặn cũng được chuẩn bị công phu và cầu kì hơn (món thịt nấu Đông ở miền
Bắc; thịt kho nước dừa, khổ qua hầm ở miền Nam;…) kèm với các món dưa chua và
rau tươi. Tất cả được bày thành mâm cỗ cúng cùng với mâm ngũ quả nhằm cầu mong
cho cả năm mới được sung túc, an khang và thịnh vượng.
2


Đồng thời, người ta còn tiến hành nhiều tục lệ một cách nghiêm túc. Cụ thể là:
- Tục rước ông Vải: là hình thức các gia đình làm lễ rước tổ tiên, ông bà,
những tiền nhân đã khuất trong gia đình dòng họ về vui Tết cùng con cháu.
- Tục gửi Tết: theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, từ những người con thứ
trở xuống, đến Tết phải gửi lễ hoặc cỗ cúng tới nhà anh cả- người có trách nhiệm thờ
cúng tổ tiên. Đây là tập tục thể hiện tinh thần hiếu hạnh, đạo đức của người Việt Nam.
- Tục biếu Tết: Là việc biếu tặng quà cáp trong dịp Tết để bày tỏ sự quý trọng,
tình thâm giao, chăm sóc lẫn nhau giữa mọi người.
- Trả nợ cuối năm: Theo quan niệm của nhân dân ta, vào cuối năm, chủ nợ thu
vốn về, con nợ thanh toán hết nợ để chuẩn bị đón năm mới cho sung túc, vui vẻ.
- Về quê ăn Tết: Những người từ nơi xa về với gia đình, dòng họ cùng trang
hòa trong niềm vui, hy vọng của quê hương, làng xóm.

Chương 3: Một Số Tập Tục Chủ Yếu Trong Ngày Tết Cổ Truyền
Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta có rất nhiều tập tục, do tác động của
điều kiện thực tế hiện nay nên một số tập tục đã được cải tiến hay lược bỏ. Vì vậy, ở
chương này tôi đi vào tìm hiểu một số tập tục tiêu biểu trong ngày Tết của nhân dân:
ö Mấy tục lệ của ngày 30 Tết: Đây là ngày có nhiều tập tục, trong đó có một
số tập tục được bảo tồn và lưu truyền đến ngày nay như:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Tục cúng gia tiên: Đó là việc các gia đình bày mâm cỗ cúng để đón rước

hương hồn của tổ tiên về cùng vui Tết.

- Tục trồng cây nêu: Cứ đến ngày 30 Tết, các gia đình đều trồng một cây
nêu trước nhà với ngụ ý là xua đuổi để ma quỷ không đến quấy nhiễu.
- Tục đón giao thừa: Đó là việc mọi người làm lễ rước mừng năm mới,
trong đó có lễ trừ tịch mang một ý nghĩa trọng đại là “ tống cựu, nghinh tân”- tiển cũ,
đón mới. Tức là tiễn vị hành khiển của năm cũ và đón rước các vị hành khiển mới.
Ngoài ra, nó còn chỉ việc nhân dân ta muốn xua đi những điều xấu, để đón những cái
mới mẽ, tốt đẹp của năm mới.
- Sau lễ cúng giao thừa, ta còn phải thực hiện một số tập tục:
Ø Chọn hướng xuất hành: Với ước vọng năm mới luôn gặp thuận lợi
trong mọi công việc.
Ø Hái lộc đầu năm: Là hình thức khi đi lễ ở đình, chùa trở về, mọi
người hái một cành cây hoặc thắp một nén hương, khấn vái rồi mang về nhà mình.
Ø Xông nhà, xông đất: Tức là, vào ngày đầu năm, người ta tìm chọn
một người hiền lành, vui vẻ, làm ăn phát đạt,…vào nhà làm sứ giả mang đến sự may
mắn, tốt lành cho chủ nhà.
3


ö Những tục lệ trong ngày Tết: Đây là những phong tục đẹp nên từ xưa đến
nay, nó vẫn được duy trì và phát huy:
- Cúng kiếng ngày Tết: Là việc các gia đình bày mâm cỗ để cúng ông bà, tổ
tiên nhằm thể hiện lòng hiếu thảo, sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
- Chúc Tết- mừng tuổi: Là hành vi có ý nghĩa thể hiện tính lễ độ, đạo đức
của con người. Tục lệ này được lưu truyền như những nét đẹp trong văn hóa ứng xử.
- Lì xì Tết: Cũng là một hình thức “ban lộc” mang niềm vui cho nhau trong
phạm vi gia đình, dòng họ, láng giềng.
ö Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết:
Tết là ngày khởi đầu của năm mới, nếu không cẩn thận thì sẽ gặp phải điều

phiền muộn suốt năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, muốn tránh những
điều xấu phải kiêng cử nhiều việc: kiêng đòi nợ hoặc cho vay nợ; kiêng cho lửa, xin
lửa; kiêng khóc than, rầu rỉ trong ngày Tết; kiêng ngồi ngang giữa cửa nhà;… và đặc
biệt nhất là kiêng hốt rác trong ngày Tết.
ö Các lễ thức đầu xuân:
Trong các tập tục ngày Tết còn có tục mở đầu công việc. Tùy theo nghề nghiệp
khác nhau mà người ta có những cách thức thực hiện khác nhau: quan chức thì làm lễ
khai ấn, học trò và sĩ phu làm lễ khai bút, nhà nông làm lễ khai canh (lễ động thổ),
người buôn
cửa ĐH
hàngCần
lấy ngày
khai
cả đều
ngày cứu
tốt để
Trung
tâm bán
Họcmởliệu
Thơ
@trương,…
Tài liệutấthọc
tậpphải
và chọn
nghiên
mở đầu công việc. Riêng lễ khai hạ được cử hành vào ngày mùng bảy Tết. Đây là lễ
kết thúc Tết Nguyên Đán và cũng đồng thời là lễ hạ nêu. Sau lễ này mọi người bắt
đầu trở lại với công việc bình thường của mình.
ö Những thú chơi trong ngày Tết:
Vui chơi là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người để giải trí, cân bằng

lại sức lực và tâm lý sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Vì vậy, vào dịp Tết, nhân
dân có rất nhiều thú chơi truyền thống rất độc đáo, đó là:
- Chơi hoa kiểng: Là thú chơi tao nhã, thể hiện hình thức thư giản tinh thần
nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật.
- Chơi tranh Tết: Với nhiều đề tài khác nhau, tranh Tết thể hiện những ước
vọng về một cuộc sống hạnh phúc cùng khát khao hướng tới những điều tốt đẹp.
- Chơi câu đối Tết: Làm câu đối, chơi câu đối vốn là hình thức sinh hoạt văn
hóa độc đáo của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh, cách ứng xử linh hoạt
của ông bà ta ngày xưa. Đồng thời thể hiện tinh thần hiếu học, sự quí trọng chữ nghĩa.
- Chơi cờ bạc: Là một hình thức chơi ăn thua, ở đây, người ta muốn thử
may, rủi của mình trong năm mới.

4


KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu đề tài, tôi đã rút ra những kết luận sau:
- Thứ nhất: Tết-năm mới là một ngày thiêng liêng nhất trong tất cả những
ngày. Tết ở mỗi nơi, dù đến sớm hay đến muộn thì phong tục lễ Tết của các dân tộc
trên thế giới cũng rất đa dạng, phong phú. Riêng đối với người Việt Nam, ngày Tết
không chỉ là những ngày nghỉ ngơi mà còn là những ngày lễ hội truyền thống dân tộc
mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng và quan trọng.
- Thứ hai: Tết cổ truyền của người Việt chịu ảnh hưởng của hệ thống lễ Tết
Trung Hoa. Nó tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa tiến bộ mà vẫn bảo tồn
được bản sắc của dân tộc Việt Nam. Từ đó, có thể lưu truyền và phát huy ngày càng
mạnh mẽ văn hóa truyền thống của người Việt.
- Thứ ba: Đặc điểm truyền thống, nổi bật trong ngày Tết cổ truyền của người
Việt là tính cộng đồng sâu sắc. Do lòng thành kính đối với tổ tiên, với đạo nhân nghĩa
của con người và với tín ngưỡng đa thần ở nếp sống cộng đồng đã làm nảy sinh trong
dân tộc ta rất nhiều cổ tục mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm,

những phong tục tập quán đẹp vẫn được giữ gìn và ngày càng được phát huy cho phù
hợp với xu thế phát triển của xã hội. Hiện nay, do sự chi phối của nền kinh tế thị
trường đến mọi mặt đời sống xã hội nên lễ hội của người Việt nói riêng và của các
dân tộc Việt Nam nói chung có ít nhiều biến đổi.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc của dân tộc trên cơ sở kết
hợp những nét truyền thống bản địa với những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng
thời, biết loại bỏ những điều xấu, dở, những cái không phù hợp với cuộc sống của
hiện tại để phong tục tập quán của dân tộc luôn luôn là phong tục đẹp, góp phần làm
phong phú thêm kho tàng văn hoá Việt Nam.

5


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÌM HIỂU MỘT SỐ TẬP TỤC
TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN
CỦA NGƯỜI VIỆT


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC....................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................5
Chương 1
VÀI NÉT VỀ TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT .........................................5
1.1 Nguồn gốc và đặc trưng của Tết cổ truyền ................................................5
1.1.1 Nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền ..................................................5
1.1.2 Đặc trưng của ngày Tết....................................................................6
1.2 Vai trò, ý nghĩa của Tết cổ truyền đối với người Việt...............................6
Chương
Trung
tâm2Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRONG NHỮNG NGÀY TRƯỚC TẾT .....................8
2.1 Không khí của những ngày trước Tết ........................................................8
2.1.1 Sửa soạn đón Tết...............................................................................8
2.1.2 Tết ông Táo........................................................................................8
2.2 Phiên chợ Tết và công việc trong những ngày cận Tết .............................10
2.2.1 Chợ Tết và việc mua sắm Tết ..........................................................10
2.2.2 Bánh , mứt ngày Tết .........................................................................11
2.2.3 Món ăn ngày Tết ...............................................................................13
2.2.4 Mâm ngũ quả ngày Tết ....................................................................14
2.3 Các thủ tục cần thiết vào cuối năm.............................................................15
2.3.1 Rước ông Vải.....................................................................................15
2.3.2 Gửi Tết...............................................................................................16
2.3.3 Biếu Tết..............................................................................................16
2.3.4 Trả nợ cuối năm................................................................................17
2.3.5 Về quê ăn Tết ....................................................................................17

1



Chương 3
MỘT SỐ TẬP TỤC CHỦ YẾU TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN ..................18
3.1 Mấy tục lệ của ngày 30 Tết ..........................................................................18
3.1.1 Cúng gia tiên .....................................................................................18
3.1.2 Tục trồng cây nêu ngày Tết .............................................................18
3.1.3 Tục đón giao thừa .............................................................................20
3.1.4 Các tục lệ sau lễ cúng giao thừa ......................................................22
3.2 Những tục lệ trong ngày Tết........................................................................23
3.3 Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ..........................................................26
3.4 Các lễ thức đầu xuân....................................................................................27
3.5 Những thú chơi trong ngày Tết ..................................................................29
3.5.1 Hoa kiểng ngày Tết...........................................................................29
3.5.2 Tranh Tết...........................................................................................30
3.5.3 Câu đối Tết ........................................................................................31
3.5.4 Chơi cờ bạc........................................................................................32
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................34
TÀItâm
LIỆUHọc
THAM
..........................................................................................36
Trung
liệuKHẢO
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHỤ LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Khi xuân về, mang theo cái hơi lạnh của tiết trời cuối đông, từng đàn chim én
đã dập dìu bay lượn trên bầu trời ấm áp với ánh nắng xuân đầu tiên cũng là lúc chúng
ta bước vào những ngày sinh hoạt chuẩn bị đón mừng một năm mới, một mùa xuân
mới với tràn đầy niềm hy vọng. Đón mừng năm mới là ngày lễ quan trọng nhất của
dân tộc ta để chờ đợi một năm hưng thịnh, may mắn và tốt đẹp.
Mở đầu cho lễ mừng năm mới là ngày Tết Nguyên Đán-Tết cổ truyền của
người Việt Nam. Đây là cái Tết lớn nhất, vui nhất và được mọi người chào đón long
trọng nhất. Đã là người Việt Nam thì bất cứ ai, dù giàu hay nghèo, dù ở tại quê hương
hay nơi phương trời xa lạ, khi Tết đến cũng phải chuẩn bị mọi thứ để ăn Tết.
Tết không chỉ là dịp để mọi ngưòi vui chơi, hưởng thụ mà còn là dịp để thể
hiện đạo lý, trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, ông bà và những người đã khuất; đối
với những mối quan hệ trong cuộc sống đời thường. Tết đến, những tập tục hàng năm
lại trở về với dân tộc, từ việc trang hoàng nhà cửa, sửa soạn bàn thờ cho đến việc cúng
kiếng, thăm viếng họ hàng, …Hẳn, hình thức của những tập tục này có thay đổi theo
thời gian nhưng bản chất vốn có của nó vẫn được giữ nguyên từ xưa tới nay. Vì muốn
tìm hiểu nhân dân ta ăn Tết với những tập tục và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của
mỗi người ra sao nên tôi đã quyết định chọn đề tài “TÌM HỂU MỘT SỐ TẬP TỤC
TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT” làm đề tài cho luận văn
tốt nghiệp của mình. Qua đó, giúp tôi tìm hiểu về cội nguồn, về bản sắc của dân tộc,
đồngtâm
thời Học
bổ sung
choĐH
mìnhCần
nhữngThơ
kiến thức
về văn
hoáhọc
đất nước.

Trung
liệu
@ Tài
liệu
tập và nghiên cứu

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục đón Tết khác nhau. Có phong tục
tồn tại, phát triển và ngày càng cải tiến để thích hợp với thời đại mới, có phong tục lại
mất đi theo sự phát triển của xã hội riêng, việc đón Tết của người Việt bắt nguồn từ
những tập tục cổ truyền, những huyền thoại xa xưa được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác qua các tác phẩm nghiên cứu như: Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Việt
Nam-nhiều tác giả, Nếp Cũ Hội Hè Đình Đám-Toan Ánh, Tết-Lễ Hội Mùa Xuân-ABZ
của Phạm Côn Sơn,… Điều dáng ghi nhận hiện nay là thế hệ trẻ đã có sự quan tâm đến
bản sắc văn hoá dân tộc, biểu hiện qua nhiều đề tài nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu nét đặc trưng của nền văn hoá
dân tộc. Mặc dù nội dung của đề tài là Tết Nguyên Đán nhưng những tập tục cách thức
thực hiện những nghi lễ truyền thống ở mỗi nơi mỗi khác và việc ăn Tết ở mỗi cộng
đồng dân tộc cũng khác nhau. Do đó, ở đề tài này tôi chỉ xin góp một phần nhỏ của
mình vào công việc nghiên cứu và rút ra những nét chung, tiêu biểu và phổ biến nhất
của ngày Tết Nguyên Đán.
Hiện nay, nước ta đang trong xu thế hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trên
thế giới nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là điều cần được quan tâm. Do đó,
đối với các thế hệ trẻ cần hiểu sâu sắc hơn về văn hoá, về cội nguồn dân tộc. Từ đó,
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của người xưa để lại.

3



4. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Từ
việc thu thập, chọn lọc tài liệu có liên quan đến việc so sánh, phân tích, đánh
giá,…Những nét văn hoá của từng miền rồi rút ra những điểm chung nhất nhằm làm rõ
cho đề tài của mình.
Trên cơ sở những tài liệu đã có kết hợp với kiến thức của bản thân, tôi đã lập đề
cương cho đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Vài Nét Về Tết Cổ Truyền Của Người Việt.
Chương 2: Công Việc Chuẩn Bị Trong Những Ngày Trước Tết.
Chương 3: Một Số Tập Tục Chủ Yếu Trong Ngày Tết Cổ Truyền.
Sau đó, tôi đi vào viết nội dung cụ thể của từng chương và hoàn thành đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp nhiều thuận lợi là: có nguồn tài liệu
phong phú, được sự giúp đỡ từ nhiều phía,…và đã tìm hiểu tương đối nhiều về Tết
Nguyên Đán hàng năm. Bên cạnh đó ,tôi cũng gặp không ít khó khăn là: tài liệu tham
khảo có các thông tin còn rời rạc, không tập trung nên phải thu thập từ nhiều nguồn;
thêm vào đó, kiến thức của bản thân còn nhiều khiếm khuyết. Do đó, chắc chắn đề tài
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy
cô và các bạn.
Hoàn thành đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hiền đã tận
tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, xin cảm ơn các cán bộ thư viện trường Đại Học
Trung
Học
Cần
@ Tài
liệuơnhọc
cứu
Cần tâm
Thơ và
thưliệu

viện ĐH
Thành
Phố Thơ
Cần Thơ,
xin cảm
quí tập
thầy và
cô, nghiên
các cô chú,
các
bạn,…và gia đình đã giúp đỡ và có nhưng ý kiến quí báo giúp tôi hoàn tất đề tài!

Cần Thơ, Tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Thu Cúc

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

VÀI NÉT VỀ TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1. Nguồn gốc và đặc trưng của Tết cổ truyền:
Tìm hiểu về tết cổ truyền của người Việt tức là tìm hiểu về tết Nguyên Đán, cái
tết mà cứ mỗi năm, mọi người đều nô nức chào đón một cách hân hoan.Không khí tết
bắt đầu từ rằm tháng Chạp trở về sau, càng gần ngày tết, nhà nhà càng nhộn nhịp hẳn
lên với đủ thứ các công việc chuẩn bị đón Tết.
Tết hay ngày đầu năm là một ngày lễ, nó đã trở thành một phần trong ý thức hệ

của người Việt, thể hiện sâu đậm bản sắc dân tộc, là kết quả hỗn dung của lễ hội Việt
Nam với ảnh hưởng của truyền thống lễ Tết Trung Hoa.

1.1.1. Nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền:
Đối với người Việt Nam, tiếng “Tết” đã trở nên thân thuộc. Không biết chính
xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán. Theo
tài liệu cho thấy, chữ “Tết” bắt đầu từ chữ “Tiết” mà ra. Chữ “Tiết” có rất nhiều nghĩa,
nghĩa gốc là “mắt tre”. Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm chuyển tiếp
giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thời tiết trong năm. Sau đó, “Tiết” chuyển
thành nghĩa: “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng”. Đây chính là nguồn gốc trực tiếp của từ
“Tết”.

Trung tâm
Học
Thơâm
@“iê”,
Tài khi
liệusang
họctiếng
tậpViệt
và nghiên
Phần
lớn,liệu
tiếngĐH
HánCần
có phiên
biến thànhcứu
“ê”:
“thiêm” biến thành “thêm”, “chiết” biến thành “chết’,…và “tiết” cũng vậy, biến thành
“tết”. Ngoài nghĩa “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng” như tết Thanh Minh, tết Đoan

Ngọ, tết Trung Thu… Trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất
đầu năm. Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thàmh danh từ riêng. Từ “Tết” là kết quả
của sự rút gọn và biến âm từ “Xuân Tiết” trong tiếng Hán hay cách nói gọn từ Tết
Nguyên Đán trong tiếng Việt.
Trong từ Tết Nguyên Đán, Nguyên Đán là từ gốc Hán: Nguyên có nghĩa là đầu
tiên, Đán là buổi sớm. Như vậy, Tết Nguyên Đán nghĩa là buổi sáng đầu tiên của một
năm theo chu kỳ.
Tết Nguyên Đán có từ thời Ngũ đế Tam hoàng (Trung Quốc xưa). Đời Tam
hoàng, nhà Hạ đã lấy 12 chi đặt cho 12 tháng. Vì chuộng màu đen nên đã chọn tháng
Dần-tháng đầu năm tức là tháng Giêng để ăn tết. Sang đến thời nhà Đường, lại thích
màu trắng, do đó đã lấy tháng Sửu tức là tháng Chạp làm tháng đầu năm. Qua đời nhà
Chu lại ưa sắc đỏ và đã lấy tháng Tý tức tháng mười một làm tháng Tết. Nói chung,
các vua chúa nói trên đều theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa mà đặt ra ngày Tết
khác nhau.
Đến đời Đông Chu đã đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Mãi
cho đến đời nhà Tần,Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười và khi
nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế lại đặt ngày Tết vào tháng Dần giống như đời nhà Hạ. Từ
đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết
nữa.

5


Tóm lại, xuất xứ của Tết Nguyên Đán là từ Trung Quốc. Còn ở Việt Nam ta đã
có tục ăn Tết này từ khi nào?
Dựa vào sử sách, nhà nghiên cứu Nhất Thanh viết rằng: “Theo từ điển Từ Hải
mục trung ngoại lịch đại sư niên biểu thị thì từ khởi điểm lịch Tàu là 3000 năm trước
Tây lịch, sau đó khoảng hơn 100 năm, họ Hồng Bàng nước Việt ta mới bắt đầu, tức là
vào năm Nhâm Tuất (trước Tây lịch 2879 năm); Nhưng mãi đến đời nhà Hạ (22051818 trước Tây lịch), lịch Tàu mới lấy tháng Dần làm tháng Giêng. Vậy, ta có ăn Tết
theo Âm lịch như hiện giờ thì chắc chắn không phải từ đời Hồng Bàng và nếu phỏng

đoán là từ khi chịu ảnh hưởng phong hóa của Tàu do Tích Quang và Nhâm Diên
truyền sang khoảng từ thế kỷ I Tây lịch trở về sau chứ không sớm hơn được”. [20, 7374]

Như vậy người Việt Nam ăn Tết từ lúc nào? Chúng ta thật khó để xác định.
Không thể nói nước ta ăn Tết sớm, cũng từ thế kỷ thứ I. Nhưng với ý kiến cho rằng ta
ăn Tết trước thế kỷ I có lẽ phù hợp hơn vì dân ta đã có sinh hoạt văn hóa nề nếp từ lâu,
trước khi người Tàu sang đô hộ. Song, với sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì
người Việt cũng tiến hành đón năm mới vào ngày Nguyên Đán, ngày mùng một tháng
Giêng Âm lịch hàng năm.

1.1.2. Đặc trưng của ngày Tết:
Tết là lễ hội đầu năm, mở màng cho hệ thống các lễ hội trên khắp mọi miền đất
nước. Đây là thời gian khí trời mát mẻ, ấm áp, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhịp độ lao
động vất vả của một năm tạm ngừng. Người dân không còn bận rộn nghề nông cho
nên lúc rãnh rỗi, người ta có tâm lý chơi bù, ăn bù cho những ngày làm việc cực nhọc.
Duytâm
chỉ cóHọc
dịp Tết,
người
mớiThơ
có thể@
thỏa
mãn
hết học
nhữngtập
nhuvà
cầunghiên
về tinh thần
lẫn
Trung

liệumọi
ĐH
Cần
Tài
liệu
cứu
vật chất.
Ở Việt Nam có rất nhiều lễ Tết, tuy nhiên Tết lớn nhất là Tết Nguyên Đán-ngày
Tết cổ truyền của dân tộc hay còn gọi là Tết Cả để phân biệt với các Tết khác còn lại.
Có thể nói, đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên Đán là “nếp sống cộng
đồng” gia tộc, xóm làng rất đậm nét: có thể thấy, khoảng từ ngày 23 tháng Chạp, hầu
hết các chợ ở các vùng nông thôn cũng như thành thị đều đông đúc, náo nhiệt. Mọi
người đi chợ vào dịp Tết rất đông. Không chỉ người bán, người mua mà có cả những
người đi chơi, đi ngắm chợ Tết. Ở các làng quê, các gia đình chung nhau giết lợn,
chung nhau gói bánh chưng, bánh Tét, cùng nhau ngồi quanh bên bếp lửa canh nồi
bánh Tét.
Nếp sống cộng đồng này còn được thể hiện ở việc đoàn tụ gia đình, ông bà tổ
tiên, thánh thần. Con cháu trong nhà dù có đi làm ăn nơi đâu, Tết đến cũng phải cố
gắng về quê nhà sum hợp với gia đình, cùng ăn Tết với gia đình, với tổ tiên ông bà.
Cho nên Tết như là thời điểm để củng cố và phát triển tình cảm huyết thống, tính cộng
đồng bền vững. Trong ba ngày Tết, mọi người đi thăm viếng họ hàng, bạn bè thân
thuộc, hàng xóm láng giềng, chúc tụng, mừng tuổi lẫn nhau. Tập tục này cũng là cơ sở
thắt chặt và làm tăng cường tính cộng đồng đã có từ ngàn xưa.

1.2. Vai trò, ý nghĩa của Tết cổ truyền đối với người Việt:
Tết chính là lễ hội truyền thống lớn nhất, tiêu biểu nhất của nhân dân ta từ xưa
đến nay. Việc ăn Tết bao hàm nhiều ý nghĩa phong phú thuộc về vấn đề tâm sinh lý,
nhân cách xã hội của con người.

6



- Đối với đời sống tinh thần: lễ Tết là một bộ phận của đời sống tinh thần quan
trọng. Nó có ý nghĩa cơ bản thể hiện ý tưởng về cuộc sống trường tồn, thể hiện niềm
khát khao của con người về thiên địa hài hòa ban cho họ vụ mùa tươi tốt, bội thu.
Tết đến đã mở ra cho mọi người thấy được sự phụ thuộc giữa trật tự thiên nhiên
và trật tự con người. Đây là yếu tố cơ bản của mọi tín ngưỡng dân gian tồn tại trong
đời sống của con người. Lễ cúng “đưa ông Táo về trời” là một hành vi tượng trưng cho
sự hướng tới đạo đức, hướng tới điều phúc lành. Các lễ cúng tổ tiên, gia thần là việc
làm của con cháu tiếp cận với các thế hệ quá cố để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn và xin
ban phát cho họ những điều an lành, thịng vượng trong năm mới. Cúng giao thừa là
tiễn năm cũ rước năm mới về cùng với những điều may mắn, tốt đẹp. Bánh chưng,
bánh tét là lễ vật chính trong ngày Tết của người Việt, vì nó là biểu tượng của nghề
trồng lúa nước, của tư duy lưỡng hợp và triết lý Âm-Dương, của ý thức về cội nguồn
dân tộc.
Tết còn là ngày hội của gia đình, là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo của
mình đối với ông bà, cha mẹ. Trong tâm thức của người Việt Nam, đoàn tụ vào dịp Tết
là vấn đề thiêng liêng và rất được đề cao. Con cháu ngày thường đi làm ăn xa,Tết đến
cũng không quên trở về với gia đình, chăm sóc lại mồ mã ông bà, cùng vui Tết với gia
đình, làng xóm.
- Đối với đời sống xã hội: ngày Tết là dịp để mọi người rũ bỏ hết những buồn
phiền, quên đi đói khổ, giấu bớt nỗi bần cùng, người thân quen tìm nhau tay bắt mặt
mừng. Trong nhà ngoài phố rộn rã tiếng cười nói, mất hẳn những tiếng cải vã, chưởi
thề mà chỉ thấy những lời cầu phúc, chúc tụng.Hơn nữa, vào dịp Tết, điều kiện ngoại
cảnh cũng rất đẹp và thuận lợi, bắt đầu sang xuân, không khí ấm áp, trời quang đãng
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
làm cho con người thư thái, vui vẻ về tinh thần và trở nên lịch sự, cởi mở với nhau
hơn.
Như vậy, ngày Tết đã biến xã hội nơi trần gian thành nơi tiên cảnh, biến cuộc

sống hiện thực thành thiên đường mơ ước với con người là những thiên thần bé nhỏ.
Bên cạnh đó, Tết cũng là lúc con người thể hiện hình thức xã giao thân tình, thể
hiện lễ nghĩa và nhân cách của người hiểu biết. Mọi người chúc Tết lẫn nhau rất chân
thành, nồng thắm với những lời chúc may mắn, tốt đẹp nhất. Ngoài ra, đây còn là lúc
để mọi người củng cố lại mối quan hệ xã hội, hàn gắn lại những gì đã rạn nức do va
chạm trong cuộc sống đời thường. Người ta trao đổi, biếu quà Tết lẫn nhau: kẻ dưới
biếu người trên, ông lớn ban cho thuộc hạ, người ngang hàng gửi cho nhau kẹo mứt,
đồng thời cũng là dịp để những người làm ăn khá giả giúp nhưng người gặp khó khăn,
túng thiếu trong cuộc sống. Hơn nữa, Tết còn là dịp để mọi người họp nhau lại cùng ăn
uống vui vẻ, cùng lo chấn chỉnh lại nề nếp gia phong, duy trì lễ giáo.

7


CHƯƠNG 2

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRONG NHỮNG NGÀY TRƯỚC TẾT
2.1. Không khí của những ngày trước Tết:
Vào khoảng đầu tháng Chạp, đâu đâu cũng nghe những câu nói quen thuộc “sắp
đến Tết rồi”, “năm hết Tết lại đến” hoặc “lụi hụi lại tới Tết”,…Tất cả mọi người đều
quan tâm đến Tết, cuộc sống thường ngày bắt đầu chuyển đổi nhộn nhịp hẳn lên. Tuy
nhiên, không khí rộn ràng hơn cả là vào giữa tháng Chạp. Trong khoảng thời gian này,
các gia đình đều bắt tay vào công việc sửa soạn đón Tết. Người ta lo trang hoàng nhà
cửa, chưng dọn bàn thờ, đi chợ, mua sắm, chuẩn bị đồ ăn thức uống, … Đó là những
việc đầu tiên mà ai cũng phải chuẩn bị để “ ăn Tết”.

2.1.1. Sửa soạn đón Tết:
Xưa kia, việc sửa soạn đón Tết được chuẩn bị trước đó rất lâu, từ việc nuôi lợn
đến cái lạt buộc giò, nhà nào cũng lo muối một vại dưa hành (hay dưa kiệu ở miền
Nam). Nhiều nơi còn chơi “ họ giò bánh”, mỗt tháng góp tiền cho nhà cái, người này

thu tiền đong lúa gạo, nuôi heo, đến Tết gói bánh chưng, làm giò chia nhau. Những
người trồng hoa, cây cảnh thì lo vun xén, cắt tỉa để kịp bán trong dịp Tết. Người buôn
bán thì phải chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng bán trong ngày Tết.
Ở các gia đình, ngay từ rằm tháng Chạp, nhà nào cũng dọn dẹp, sơn phết, trang
trí lại căn nhà cho khang trang hòa vào không khí Tết. Bàn thờ được lau chùi sạch sẽ,
những đồ thờ như bình hương, đỉnh đồng được đem ra đánh bóng sáng choang… Công
việc lau dọn xong xuôi, người ta mới bắt đầu chưng bày đầy đủ nhang đèn, hoa quả,
Trung
liệunhiều
ĐHnhà
Cần
@ giấy
Tài đỏ
liệu
tậpxuân
và(nghiên
bánhtâm
mứt,Học
rượu trà.
còn Thơ
dán thêm
có học
viết chữ
bằng chữ cứu
Hán);
trên cành mai, cành đào cắm trong bình có đính theo các thiệp chúc Tết. Những tờ
tranh, câu đối Tết được treo dán cẩn thận. Mâm ngũ quả bày ra với đủ sắc màu.
Mọi người còn phải đi chợ, mua sắm sẵn các vật dụng ngày Tết. Họ mua vàng
hương để cúng tổ tiên, riêng bánh mứt, quà cáp, một phần dành cho gia đình, một phần
để biếu cho họ hàng thân thuộc hay ân nhân. Người ta lo sắm bộ quần áo mới để mặc

trong ngày Tết và cũng không quên mua gà thả sẵn trong vườn để cúng mùng ba. Và
bận rộn nhất là những ngày giáp Tết.
Tuy nhiên, mọi công việc sửa soạn chỉ kéo dài cho đến ngày cuối cùng của năm
cũ, thậm chí nhiều nhà chuẩn bị đón Tết mãi đến lúc giao thừa mới xong.

2.1.2. Tết ông Táo:
Không khí Tết được nhận thấy rõ nhất bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, ngày Tết
Táo Quân. Nhà nào cũng phải làm lễ tiễn ông Táo lên trời tâu trình với Thượng Đế về
tình hình ăn ở của gia đình trong năm qua. Ông Táo hay còn gọi là Thần Bếp hoặc Táo
Quân, có nơi còn gọi là ông Đầu Rau. Ông Táo thường hay bị nhầm lẫn với Thổ Công,
Thổ Địa-là thần đất trong nhà. Mặc dù người ta đã phân biệt giữa các vị thần đó,
nhưng sự phân biệt này vẫn còn rất mơ hồ. Tuy nhiên điểm khác là Táo Quân được thờ
bằng bộ ba, trong đó có một thần nữ và hai thần nam ở hai bên.
“ Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua Bếp hai ông một bà”

8


Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng những vị thần này cũng chứa một phần
quan trọng trong đời sống gia đình người Việt. Người xưa đã cung cấp cho nền văn
học dân gian của ta một truyền thuyết rất cảm động, chuyện kể rằng:
“Ngày xưa, có hai vợ chồng nọ rất nghèo. Người chồng là Trọng Cao, vợ là Thị
Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con nên thường buồn phiền cãi cọ nhau. Một
hôm, Trọng Cao đã tức giận đánh vợ, Thị Nhi bỏ nhà ra đi rồi gặp Phạm Lang. Hai
người đã trở thành vợ chồng. Trọng Cao hối hận, đi tìm vợ khắp nơi, lang thang từ nơi
này đến nơi khác, đến khi hết tiền phải đi xin ăn.
Một hôm, Trọng Cao vào đến nhà nọ, bà chủ mang cơm cho nhận ra Trọng
Cao, Trọng Cao cũng chợt nhận ra bà chủ chính là Thị Nhi. Đang lúc hậu đãi người
chồng cũ, thoáng thấy người chồng mới về tới. Sợ chồng ngờ vực, Thị Nhi liền bảo

người chồng cũ trốn vào đống rơm. Phạm Lang về tới nhà, trước lúc đi nghỉ, chàng
nghĩ đến việc đốt đống rơm để sáng mai rắc tro lên thửa ruộng mà chàng phải cày.
Chàng bèn ra châm lửa đốt đống rơm có người chồng cũ trong đó. Thị Nhi thấy ánh
lửa, chạy ra, nàng chợt hiểu rằng mình là nguyên nhân của vụ ngộ sát. Để trừng phạt,
nàng đã lao vào ngọn lửa. Phạm Lang rất yêu vợ, liền nhảy theo nàng, thế là cả ba
người bị lửa thiêu chết.
Ngọc Hoàng cảm kích tấm lòng nhân nghĩa của ba người nên phong cho họ làm
Táo Quân trong nom việc bếp núc. Về sau này, người ta làm bếp lò bằng đất nung có
ba cái mô dùng để kê nồi, chảo lên nấu gọi là ba ông Táo”. [ 15, 39]
Táo Quân thường được tôn là Đệ nhất gia chi chủ, nghĩa là vị chủ thứ nhất tại
một nhà. Vì vậy, mỗi khi có cúng lễ nào, gia chủ đều phải cúng Táo Quân trước.

Trung tâm
Học ởliệu
ĐH
Thơ
@cóTài
liệuđốihọc
tậpbaovàgiờnghiên
Thường,
bài vị
bànCần
thờ Táo
Quân
ghi câu
không
thay đổi:cứu
“Hữu đức năng ty hỏa
Vô tư khả đạt thiên”
Nghĩa là:

Có đức trông coi việc lửa
Vô tư có thể lên trời
Hoặc có nơi, bài vị được ghi là: “Định phúc Táo Quân”. Nghĩa là, ông vua Táo
qui định phúc đức từng nhà.
Bàn thờ Táo Quân đặt ở những vị trí khác nhau tùy theo từng địa phương. Có
nơi đặt ngay bên cạnh bàn thờ tổ tiên nhưng nhỏ hơn và đơn giản hơn. Có nơi lại đặt
bệ thờ ngay trên bếp. Ở Hà Tiên, người ta đặt bệ thờ Táo Quân ở vách giữa phía sau
nhà. Lễ cúng ông Táo được chuẩn bị rất chu đáo. Đến ngày Tết Táo Quân, nhà nào
cũng sắm sửa cho ông Táo bộ lễ đầy đủ gồm: áo, mũ, đôi hia, vàng mã. Ở các làng quê
Bắc Bộ có tập tục cúng con cá chép sống (thả ở chậu nước). Tất cả đồ lễ được bày lên
bàn thờ Táo Quân. Khi đã khấn vái xong, đồ mã được đốt đi, con cá chép được thả ra
sông để ông Táo nhận được và cưỡi lên chầu trời. Còn miền Trung, ông Táo cưỡi con
ngựa đồ mã đủ yên cương; ở miền Nam, ông Táo được cúng cặp giò (cặp hia mã).
Trong việc mua sắm đồ cho ông Táo, duy chỉ có một điều mà cho đến nay không ai
sắm cho ông Táo là cái quần để mặc. Do đó, từ mấy nghìn năm nay, ta chỉ có nghe đến
áo mũ chứ không nghe nhắc đến quần.

9


Từ ngày 23 tháng Chạp, ông Táo lên Thiên đình. Ngày 30 tháng Chạp, ông trở
về trần gian, bắt đầu công việc của năm mới. Theo tục xưa ông bà ta tin rằng, Táo
Quân có quyền năng đối với gia đình và việc báo cáo hàng năm của vua Bếp lên
thượng đế là hết sức quan trọng đối với sự thịnh suy của gia đình. Do đó, nhiều gia
đình bày đồ để cúng rất hậu hỉ để làm vừa ý các vị thần mang sớ tâu trình hàng năm về
các hành động tốt xấu của trần gian.
Khi nói về ông Táo-vua Bếp là nói đến lửa. Về mặt xã hội, loài người từ khi
biết dùng lửa đã chuyển sang một bước ngoặc sinh hoạt mới và có sự tiến bộ trong
cuộc sống. Con người biết quí lửa, giữ lửa và tôn lửa thành thần. Khi xã hội phát triển,
gia đình là hạt nhân của xã hội thì bếp lửa là biểu tượng của một gia đình, tổ ấm. Cho

nên vào mỗi dịp giỗ chạp, lễ Tết hàng năm, mỗi nhà đều phải cúng Thần Bếp (Táo
Quân). Đây là bóng dáng của tục thờ lửa ngày xưa.
Với việc thờ Thần Bếp cũng nhầm nhắc nhở tính thủy chung, cách ăn ở, cư xử
với nhau cho trọn tình, trọn nghĩa. Vì vậy ngọn lửa phải được trân trọng, vì lửa chính
là cội nguồn của cuộc sống con người.
Tóm lại, việc đón Tết ông Táo được xem như là một nghi thức khai xuân. Hiện
nay, vẫn còn nhiều nơi giữ nghi thức này, hàng năm theo tập tục, một số nơi vẫn cúng
hăm ba tháng Chạp, đưa ông Táo về trời rất chu đáo và thành kính. Bên cạnh, cũng có
một vài nơi, vài gia đình cúng ông Táo cho có hình thức bằng một dĩa bánh mứt, ba
cây nhang đốt ở xó bếp, cũng gọi là cúng.

2.2. Phiên chợ Tết và công việc trong những ngày cận Tết:
2.2.1.
Chợ
TếtĐH
và việc
sắm
Trung tâm
Học
liệu
Cầnmua
Thơ
@Tết:
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Vào tháng Chạp,chẳng nơi đâu vui bằng chợ. Trăm ngã đường đổ về lối chợ.
Lúc này quan cảnh phiên chợ thật nhộn nhịp, sầm uất, tất bật. Các mặt hàng đều gia
tăng về số lượng và được bày bán hấp dẫn. Mọi người ai nấy đều tất bậc: người bán
bận rộn, người mua hối hả, vội vã mua những thứ ngon, thứ tốt mình cần để còn kịp về
nhà lo việc khác. Chợ tháng Chạp như mới hơn, rộng hơn, những quầy mới được kê
bán lan tràn ra cả lối đi.

Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, chợ nào cũng được gọi là chợ Tết, nhưng đến
ngày 29 - 30, người ta gọi là phiên chợ giáp Tết. Chợ Tết là nơi buôn bán đăc thù, là
nơi cung cấp nhu cầu thụ hưởng của mọi người đến chợ Tết, từ đầu chợ đã gặp ngay
hàng lá dông xanh mướt chiếm một khoảng dài, hàng gạo nếp, hàng đậu đủ loại mà
nhiều nhất là đậu xanh,… Đây là những vật liệu chủ yếu dùng để gói bánh trong ngày
Tết. Những mảng thịt lợn dăng dăng nối tiếp nhau: thịt nạt, thịt mỡ, chân giò,… từng
tảng riêng. Người mua chen nhau, người bán nhanh tay pha thịt, nâng cân, giao hàng
rồi nhận tiền. Liền dãy là hàng gia cầm: gà, vịt, ngang , ngỗng, …mà chủ yếu là gà bởi
vì mỗi gia đình đều phải dự trữ gà sẵn trong nhà để cúng hoặc để đãi khách. Hàng cá,
tôm, cua, ốc,…đều có đủ trong chợ Tết.
Những mặt hàng lễ vật như: hương, hoa, quả, bánh mứt, những nải chuối xanh,
những sọt bưởi vàng, có cam, có quýt cùng các hàng hoa đủ màu sắc, đủ loại hoa đang
nở rộ vào dịp Tết. Những chậu cảnh bày la liệt dưới đất, các chai rượu màu đứng chen
nhau trên sạp, tất cả như muốn đón mời khách vào mua. Mùi thơm của các loại bánh,
kẹo, mứt cùng màu sắc của nó khiến bất cứ ai đi ngang qua dù không mua cũng liếc

10


mắt nhìn. Ngoài ra, còn có các quầy bán chè (miền Nam gọi là trà) với nhiều loại khác
nhau: chè ướp hương, chè gói, chè hộp,….
Ngày Tết, dân ta còn có tục chơi pháo, vì vậy hàng pháo cũng được bày bán rất
nhiều. Nhà nào cũng phải mua ít nhất một bánh pháo để đốt lúc giao thừa, do đó
những quầy bán pháo là một trong những nơi có nhiều người để ý, nhất là nam giới từ
người trẻ đến người lớn.
Chợ Tết cũng không thể thiếu món hàng đặc biệt đó là tranh. Tranh Tết cũng có
nhiều loại: tranh thờ, tranh chơi, tranh trẻ em, tranh cầu lộc,… Các loại tranh Đông Hồ
với những đề tài hóm hỉnh, vui vẻ, như tranh hứng dừa, tranh thầy đồ cóc, đám cưới
chuột, đánh ghen,… Đầu chợ còn có những ông đồ mặc áo the đen, khăn nhiểu tím,
đôi mắt sáng loáng sau cặp kính trắng ngồi chỉnh tề trên chiếu viết những câu đối cho

khách hàng. Đây là hình ảnh rất quen thuộc của phiên chợ ngày Tết xưa.
Vào những ngày Tết, từ sáng sớm, phiên chợ đã nhộn nhịp. Đến chợ, không chỉ
có người mua , người bán, mà có cả những người đi thưởng thức không khí của chợ
Tết, xem xét, bình phẩm các mặt hàng. Chợ Tết ở mỗi nơi đều khác nhau về giá cả, về
hình thức buôn bán và mua sắm. Chợ hoa, chợ trái cây, chợ dưa hấu, có nơi rẻ, nơi
đắc. Chợ bánh mứt thì giá cả có vẻ như đồng nhất hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều loại
bánh mứt giá cả tăng vọt đột ngột vào những ngày cận Tết. Mặc dù vậy nhưng mọi
người cũng phải mua, phải sắm chút ít để trong nhà ba ngày Tết. Các cụ bà lo mua
trầu, cau, vôi, hương hoa, quả trái, đồ mã. Các cụ ông thường chửng chạc trong bộ áo
dài tìm mua đôi liễn mới, mua thêm chai rượu nếp, một gói chè ướp hương sen và đôi
cây mía làm “ gậy ông Vải” dựng hai bên bàn thờ. Những bà nội trợ thì lo mua sắm
thức ăn, vật dụng trong ngày Tết, một vài dụng cụ gia đình dùng vào việc nấu nướng.
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các cô gái thường kín đáo chú ý đến những sạp hàng tạp hóa tìm mua cái gương, cái
lược, chiếc khăn hoặc một sợi dây đeo tay hay đeo cổ để chưng diện trong ngày Tết.
Ồn ào nhất là lũ trẻ con, đi với bà, với mẹ, chúng đòi mua thứ này thứ kia toàn là quà
bánh hay đồ chơi, ngoài ra cũng cần phải sắm thêm cho chúng một hai bộ quần áo mới
mặc Tết.
Đến chợ Tết còn có một số người khác gồm cả thanh niên, trung niên và có một
vài cụ già với thái độ nghiêm trang, châm chú dừng trước hàng tạp hóa mua ít giấy
bản, giấy hồng điều, một cây bút lông, một thỏi mực tàu,… Đây là các nho sinh, thầy
đồ đi mua giấy mực mới về viết câu đối hoặc sửa soạn cho việc khai bút đầu xuân.
Đi chợ Tết mua sắm, mọi người cũng không thể quên mua một cành đào, cành
mai cấm vào bình hoa trong nhà đặt cùng với mâm ngũ quả. Một vài chậu hoa nhỏ để
trang trí cho căn nhà thêm tươi vui, sáng sủa trong ba ngày Tết.
Vậy là cái Tết truyền thống đã đến với mọi nhà. Những người lo toan đã sắm
sửa hầu như xong mỗi thứ cho Tết. Do đó, chợ Tết, chợ giáp Tết có đông vui, quan
trọng bao nhiêu cũng là để chuẩn bị cho cái Tết của từng gia đình được hoàn hảo bấy
nhiêu.


2.2.2. Bánh, mứt ngày Tết:
Ngoài chợ, các mặt hàng càng vơi đi bao nhiêu thì công việc chuẩn bị đón Tết
càng bận rộn bấy nhiêu. Tùy từng hoàn cảnh, ý thích mà mỗi nhà có đối tượng thu mua
và định ngày gói bánh khác nhau. Có nhà cho đến đêm giao thừa nồi bánh vẫn còn sôi
trên bếp.

11


Trong những ngày Tết, đi đến đâu cũng được mời ăn bánh, mứt. Đây chính là
điểm đặc thù của ngày Tết ở Việt Nam. Vào Tết, các gia đình chuẩn bị rất nhiều loại
bánh: bánh in, bánh cốm, bánh tráng, …đặc biệt nhất là bánh chưng-một loại bánh
mang hương vị đặc trưng của Tết:
“ Thịt mỡ-dưa hành-câu đối đỏ
Cây nêu-tràng pháo-bánh chưng xanh”.
Vào dịp Tết, nhà nào cũng gói bánh chưng (hay bánh tét) để cúng tổ tiên. Tập
tục này có từ ngàn xưa. Đây hẳn là ý của các bậc tiền nhân muốn nhắc nhở con cháu
chớ quên cội nguồn. Bánh chưng, bánh dầy có từ thời các vua Hùng. Theo truyền
thuyết, bánh chưng-một trong hai thứ bánh là lễ vật của Lang Liêu (người con thứ 18
của vua Hùng) dâng lên vua cha. Chuyện kể rằng:
“Ngày đó, vua Hùng trị vì đất nước. Vua tuổi đã già. Thấy sức khỏe của mình
ngày một yếu đi, vua có ý chọn người nối ngôi bèn cho họp tất cả hoàng tử lại và nói
rằng: “cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Bây giờ, mỗi con cố tìm
hoặc làm một món ăn lạ để cúng tổ tiên. Ai có món ăn ngon, vừa ý ta thì ta sẽ chọn
người đó”.
Nghe vua cha tuyên bố, các hoàng tử thi nhau cho người đi khắp mọi nơi để tìm
món ngon , vật lạ. Trong số các vị hoàng tử đó, có Lang Liêu là hoàng tử thứ 18, vì mẹ
đã mất, không ai giúp đỡ nên ngày đêm lo lắng. Chỉ còn ba ngày nữa là đến kỳ thi mà
Lang Liêu vẫn chưa có lễ vật gì để dâng lên vua cha. Đêm ấy, Lang Liêu nằm gác tay

lên trán mơ mơ, màng màng thấy mình cùng với các anh em đang làm bánh thi. Lang
Liêu chưa biết nên bắt đầu làm việc gì thì bỗng có một vị nữ thần từ trên trời bay
Trung
tâm
Học
liệu
Cần
@ “to
Tàilớn
liệu
học
tậphạvà
nghiên
cứu
xuống
giúp
chàng
làmĐH
bánh.
Nữ Thơ
thần bảo:
trong
thiên
không
gì bằng
trời
đất, của quý báu nhất trần gian không gì bằng gạo. Ta đừng làm nhiều, chỉ hai thứ
bánh có ý nghĩa là đủ. Hãy nhặt hộ cho tôi chỗ nếp này, rồi đi kiếm cho tôi một ít
đậu”.
Lang Liêu thấy thần lần lượt lấy ra những tàu lá rộng và xanh. Thần vừa nói

vừa giảng giải: “bánh này tượng trưng cho đất. Đất có cây, cỏ, đồng ruộng, núi, rừng
thì màu phải xanh, hình phải vuông vắn. Trong bánh phải bỏ thịt, bỏ đậu để lấy ý
nghĩa đất chở cầm thú, cỏ cây,…rồi đem nếp thơm giã và làm thứ bánh tượng trưng
cho trời, màu phải trắng, hình phải tròn và cong cong như vòm trời”.
Tỉnh dậy, Lang Liêu bắt đầu làm bánh y như trong giấc mộng. Đến kỳ, vua
truyền cho các con bày lễ vật lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy
chỉ có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng, bánh dầy. Vua nếm thử bánh, thấy ngon
miệng, hơn hẳn những thứ của các hoàng tử khác. Vua lấy làm ngạc nhiên và hỏi,
Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Nghe xong, vua tuyên bố: hoàng tử thứ 18 là được
nhất và sẽ được truyền ngôi. Vua cầm thứ bánh đó lên và nói: thứ bánh này chẳng
những ngon và quý mà còn chứa đầy tình quê hương, đồng ruộng. Nó rất dễ làm và
được làm bằng hạt ngọc quý nhất của trời đất mà hạt ngọc ấy, mọi người đều làm ra
được. Vua bèn truyền ngôi cho Lang Liêu. Anh em 21 người đều giữ các nơi phiên
trấn. Và khi đến Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ, từ đó thiên hạ bắt chước và
trở thành tục lệ”. [18, 422]
Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, các gia đình đều gói bánh chưng để dâng cúng,
đồng thời cũng thể hiện lòng tôn kính, biết ơn trời đất, các vị khai sáng quốc gia, các

12


bậc sinh thành, dưỡng dục. Ngoài ra, bánh còn được dùng làm quà biếu cho bà con
thân thuộc.
Tục gói bánh chưng ngày Tết của dân tộc ta cũng đã nói lên sự quý trọng của
con người đối với hạt gạo, đối với nền văn minh nông nghiệp. Nó thể hiện ý thức luôn
luôn nhớ về cội nguồn văn hóa của dân tộc.
Nếu miền Bắc có bánh chưng là thứ bánh tiêu biểu nhất trong ngày Tết thì ở
miền Nam có bánh tét. Theo một số tài liệu nói rằng, bánh tét là loại bánh được cải
tiến từ bánh chưng, theo chân những người đi mở đất vào phương Nam đã thay đổi
hình dạng từ tấm bánh chưng vuông thành đòn bánh tét tròn, dài. Tuy hình dạng khác

nhau nhưng thành phần cơ bản của bánh tét giống hệt như bánh chưng. Cũng gạo nếp,
đậu xanh, thịt lợn nhiều mỡ ướp hành tiêu, gia vị. Tùy theo từng địa phương, từng gia
đình mà người ta gói bánh to hay nhỏ, loại nhân mặn hoặc nhân ngọt. Ngoài ra, ở một
số nơi, người ta ngâm gạo nếp với nước cốt dừa khoảng vài phút, sau đó mới gói bánh.
Ở miền Nam còn có một loại bánh, đó là bánh ít. Bánh ít được gói bằng lá chuối có
hình tháp. Nó được làm bằng bột xây trộn đường mật, nhân đậu xanh hay nhân dừa.
Ngoài các loại nói trên, mứt là loại thực phẩm rất được chuộng vào dịp Tết.
Đây là sản phẩm của ruộng vườn, cây trái Việt Nam, được chế biến theo khẩu vị riêng.
Dù rất bận rộn nhưng mỗi nhà ai nấy cũng bỏ ra chút ít thời gian để làm bánh mứt,
cũng có thể người ta mua ở chợ đem về nhằm tiết kiệm thời gian và công sức mà lại
đẹp hơn. Nhưng nếu như vậy thì sẽ không có cảnh chị em quây quần bên bếp lửa vừa
làm vừa trò chuyện, nhìn ngắm và thưởng thức sản phẩm từ chính bàn tay mình làm ra.
Từ các loại trái cây được chế biến thành các loại mứt như: mứt me, mứt mãng cầu,
mứt bí, mứt gừng, mứt mận,…Tết đến rãnh rỗi, đôi ba ngày đi thăm viếng bạn bè được
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mời ăn vài miếng bánh, mứt mang đậm hương vị quê hương do chính tay người nhà
làm mới thấy yêu thương và mến tài của chủ nhà.
Nhìn chung, dân tộc nào cũng có niềm tự hào về các thứ bánh , mứt của mình.
Nhưng có lẽ không ở đâu có bốn mùa bánh trái như ở nước ta. Mỗi loại bánh mứt, lại
có phong vị, sắc thái, lịch sử riêng và được lưu truyền suốt mấy ngàn năm. Đó cũng là
một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

2.2.3 Món ăn ngày Tết:
Một trong những cái thú của người nội trợ là chuẩn bị các món ăn cho gia đình,
bạn bè trong những ngày Tết. Ngoài những chiếc bánh chưng ,bánh tét, các loại mứt
thì các món ăn mặn lại rất quan trọngvà được các gia đình chuẩn bị chu đáo và rất
công phu. Theo truyền thống, dân ta ăn Tết với các món ăn của ngày Tết hoặc cũng là
các món ăn thường ngày nhưng được nấu nướng cầu kì hơn.
Do phong thổ và tập quán mà các món ăn của các miền có sự khác biệt, chỉ

giống nhau ở các món dưa chua. Ngày Tết không có dưa hành thì không thể trôi được
thịt mỡ. Do đó, từ lâu, dưa chua đã trở thành món ăn truyền thống của người thành thị
và nông thôn.
Đối với các món thịt cá thì rất phong phú. Ở miền Bắc, có món thịt nấu đông là
thịt chân giò được nấu và cho gia vị vào, có vị nhạt hơn kho và mặn hơn luộc, hoặc
dùng cá thu nướng cho vàng thơm rồi đem kho chung với thịt ba chỉ, vài gióng mía,
chút trà xanh. Sau khi kho, thịt cá chắc, mềm lại thơm mùi trà và dịu của mía. Món đặc
trưng nhất trong ngày Tết là thịt bò kho quế. Đó là những nạm được ướp với chút nước

13


cốt tỏi, chút mắm, muối rồi cho miếng ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng
lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Thả miếng thịt vào nồi nước sôi
đã có sẵn xì dầu, chút đường và một miếng quế nhỏ sang thơm, nấu cho đến khi thịt
mềm thì vớt ra để nguội. Bỏ lạt và cắt thành khoanh, miếng thịt bò mềm, chắc, không
bị nát. Món này ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp thì thật không gì ngon bằng.
Trong mấy ngày Tết có thể hâm đi, hâm lại món ăn này mà thịt vẫn ngon chứ không bị
nát hay bị mặn. Ngoài ra, các gia đình còn trữ thêm cá kho để ăn trong mấy ngày Tết.
Đây sẽ là món chống ngán cho những món bánh chưng, thịt mỡ,…
Ở miền Nam, món ăn truyền thống trong mấy ngày Tết thường là món thịt kho
tàu. Thịt ba chỉ để miếng to khoảng 4cm, ướp gia vị, cho vào nồi kho với nước dừa
Xiêm, có thể cho thêm trứng gà, trứng vịt luộc hay cá vào. Món này có thể để lâu ngày
và được ăn kèm với các món dưa chua mà chủ yếu là dưa giá. Món khổ qua hầm thịt là
món có thể thay canh trong mấy ngày Tết. Khổ qua rút ruột rồi dồn thịt heo băm, mộc
nhĩ, tàu hủ vào trong rồi hầm cho nhừ. Ngoài ra, còn có những món ăn khác như: thịt
bắp chân, chân giò hầm với vài vị thuốc bắc, nem, bì,…và món tráng miệng không gì
ngoài dưa hấu.
Các loại rau tươi cũng được người ta mua dự trữ sẵn để ăn kèm với các món
kho cho đỡ ngán.

Ngày Tết, bày ra những bữa cơm tươm tất với các món ăn chế biến theo kiểu cổ
truyền, trước là để dâng lên tổ tiên, sau là để cả gia đình cùng bằng hữu, xóm giềng
cùng quây quần, ăn uống vui vẻ. Các món ăn đó, ít nhất cũng là những món ngon để
hoài niệm về ông bà ta ngày xưa. Chúng dường như đã lắng đọng thật sâu trong tâm
hồn người Việt Nam dù ở tận nơi cùng trời, cuối đất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Như vậy, ngày Tết cũng có thể được xem như là ngày lễ hội ẩm thực nhỏ trong
từng gia đình của người Việt Nam.

2.2.4. Mâm ngũ quả ngày Tết:
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết đến, trên bàn thờ các gia đình đều chưng bày mâm
ngũ quả. Mâm cỗ cúng, bánh trái có thể lớn nhỏ, nhiều ít tùy thuộc vào hoàn cảnh của
mỗi gia đình nhưng dù giàu hay nghèo, mỗi nhà cũng phải lo làm sao có được một
mâm ngũ quả chưng Tết.
Trước hết, mâm ngũ quả là để cúng tổ tiên, trời phật, sau đó là điểm tô cho màu
sắc Tết được thêm phần trang trọng. Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng
những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho Tết sinh động, thiêng liêng và tạo không
khí ấm cúng trong các gia đình. Chưng bày mâm ngũ quả làm cho người ta liên tưởng
đến một vụ mùa bội thu, sự dồi dào, no đủ. Thuở xưa, mâm ngũ quả chủ yếu là năm
loại trái cây: Đào , Mận, Hạnh, Lật, Táo. Đây là năm loại trái mà con người rất quí
trọng. Với con số năm, ông bà ta quan niệm đây là con số cân bằng, ứng với năm
hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó là con số trật tự, thành ý và may mắn.
Ngoài những loại như trên, mâm ngũ quả cũng có thể là những loại quả hạt,
múi, hình dáng lạ ý muốn nói lên sự sinh sôi, nảy nở. Chẳng hạn như quả Phật thủ có
hình tượng bàn tay Phật là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối
theo quan niệm của Phật giáo tượng trưng cho sự mong manh không ổn định của cuộc
đời phù du; quả bưởi là sự tròn đầy; quả hồng thể hiện sự tỏa sáng, sự cân bằng về tinh
thần và quả cam tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực. Mâm ngũ quả tạo nên một ấn


14


tượng êm đềm hạnh phúc. Đó là một phần hình ảnh của gia đình được lặp đi, lặp lại
nhiều lần và gắn liền với tiềm thức của nhân dân ta.
Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu, đất đai từng vùng khác nhau nên có khi không
thể có đủ năm loại trái cây như trên. Nếu thiếu loại nào thì các gia đình tìm những trái
tương tự thay vào. Có thể nói, đây cũng là một thú chơi độc đáo của nhân dân ta.
Bên cạnh đó, cũng còn tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và
gia đình về ý nghĩa của các loại trái mà có thể chọn để bày lên mâm ngũ quả. Mâm
ngũ quả ở miền Bắc, nhìn chung nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể
thiếu ba loại quả: chuối, bưởi, quýt ( hoặc cam). Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có
thể thiếu cặp dưa hấu và bốn loại quả: mãng cầu ( na), dừa, đu đủ, xoài. Bởi vì cầudừa-đủ-xoài, theo tiếng người miền Nam có nghĩa là “ cầu vừa đủ xài”, đây là mong
ước phổ biến nhất của họ trong năm mới. Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả
một chùm sung và đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn “ đầy đủ,
sung túc”.
Dưa hấu là loại quả được người ta chưng phổ biến nhất. Trên bàn thờ của mỗi
gia đình, thông thường được chưng một cặp. Tục chưng cúng dưa hấu cũng nhằm nhắc
nhở mọi người về tinh thần tự lập, cần cù lao động để có được một thành quả tốt đẹp.
Trên mâm ngũ quả, mỗi loại đều có dáng vẻ, màu sắc riêng. Tất cả hợp lại thành một
bức tranh vui mắt mà thiêng liêng. Trong khói hương nghi ngút của ngày Tết, những
quả trái cây màu xanh, màu vàng trên mâm ngũ quả đã để lại trong tâm thức của mỗi
người về một cụôc sống mới với sự no đủ về vật chất cũng như tinh thần. Ngày nay,
trong cuộc sống hiện đại với sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả ít nhiều bị
biến đổi. Đồng thời do trái cây ngày càng nhiều và loại nào cũng ngon nên để thể hiện
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, số quả trên mâm ngũ quả có thể nhiều hơn
nhưng những loại quả có ý nghĩa thì không thể thiếu được. Mặc dù số lượng quả tăng

lên khỏi con số năm nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.
Nhìn chung, mâm ngũ quả thể hiện sinh động ý nghĩa triết học, tín ngưỡng,
thẩm mỹ ngày Tết cùng những ước vọng lạc quan mà mỗi gia đình mang theo khi
bước vào năm mới.

2.3. Các thủ tục cần thiết vào cuối năm:
Đối với người Việt, trước và sau Tết đều có rất nhiều tục lệ chi phối trong đời
sống xã hội. Các tục lệ này đều được mọi người gìn giữ và thực hiện nghiêm túc trong
mọi trường hợp.

2.3.1. Rước ông Vải:
Việc chuẩn bị đón Tết sớm hay muộn tùy theo mỗi gia đình. Có gia đình từ rằm
tháng Chạp đã bắt đầu lo mọi việc có gia đình vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng
Táo Quân mới thật sự bắt tay vào lo Tết. Trong đó, lễ rước ông Vải là một trong những
công việc quan trọng, chuẩn bị đón Tết.
Do dân tộc ta có tục thờ cúng tổ tiên và theo quan niệm của người Việt: ông bà
khi đã khuất, Nhưng vẫn ở cùng với con cháu, ngay nơi thờ tự được gọi chung là ông
Vải hay ông Bà, ông Vải. Vậy thì tại sao ta phải rước?
Rước là rước những tiền nhân đã khuất trong gia đình, dòng họ. Mời tất cả tụ
hội về vui với con cháu và chứng minh cho lòng thành của con cháu. Vì vậy, người ta

15


phải dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ cho trang hoàng, sạch đẹp để đón hương hồn của
ông bà, tổ tiên.
Trong việc dọn dẹp, những chân hương cũ được bỏ đi bằng cách đem đốt ở nơi
thanh sạch hoặc đổ xuống sông, xuống ao hồ, kể cả tro trong lư hương, rồi lau sạch bát
hương và thay tro mới vào. Lễ này thường được các nhà tiến hành vào khoảng 25
tháng Chạp.

“ Cây có gốc mới nở nhành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu?
Có tổ tiên trước rồi sau có mình”.

2.3.2. Gửu Tết:
Gần đến ngày Tết, các con cháu đã ra ở riêng đều nhớ tới tổ tiên, ông bà đã
quá cố. Dù không có bổn phận lo giỗ chạp, thờ phụng nhưng do lòng hiếu thảo và biết
ơn cho nên những người con thuộc các ngành thứ đều phải gửi Tết. Đây là một tập tục
thể hiện tinh thần hiếu hạnh, đạo đức đặc thù của người Vịêt Nam ta từ xưa đến nay.
Theo tục lệ, từ những người con thứ trở xuống, đến Tết phải gửi lễ hoặc cỗ
cúng, tiền bạc, phẩm vật tới nhà anh cả-người có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Thường
đồ lễ gồm các thứ: gà, hoa quả , vàng hương. Ngoài ra còn có thêm bánh mức, gạo
nếp. Làm như vậy, một phần chứng tỏ là con nhà gia giáo, có nề nếp gia phong rõ
ràng;một phần là để góp lễ giúp người anh cả đỡ nặng chi phí trong dịp tết, nghĩa là
cùngtâm
nhauHọc
nhận liệu
rõ trách
lý @
với Tài
tổ tiên
ônghọc
bà. Người
trưởng tuy

Trung
ĐHnhiệm
Cầnđạo
Thơ

liệu
tập vàconnghiên
cứu
phẩm vật của những người thuộc các ngành thứ mang đến nhưng bao giờ tự mình cũng
phải phục vụ đối với ông bà, cha mẹ thêm để đóng góp bổn phận của mình.
Tục con cháu gửi Tết nhằm để bày tỏ lòng nhớ ơn và kính trọng đối với ông bà,
tổ tiên. Bên cạnh đó, còn thắt chặt thêm mối dây thâm tình, cốt nhục giữa những người
trong dòng họ.

2.3.3. Biếu Tết:
Cùng với việc gửi Tết, biếu tết cũng là một hành động tốt đẹp trong mối tương
giao giữa thân bằng,quyến thuộc. Nó thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông
bà, cha mẹ, sự quan tâm lẫn nhau trong mối quan hệ anh em, bè bạn. Người cùng làm
ăn biếu tặng lẫn nhau, học trò tưởng nhớ đến công ơn dạy học của thầy,…
Chuyện biếu tặng quà cho nhau trong dịp Tết là sự bày tỏ lòng quý trọng, tình
thâm giao và cũng là sự chăm sóc giữa người này với người kia mà trong năm không
có dịp qua lại thăm viếng nhau. Tất cả mọi chuyện biếu Tết đều bắt đầu từ ngày 25
tháng Chạp, trễ lắm là vào ngày cuối cùng của năm tức là ngày 30 Tết. Việc biếu Tết
này là tùy tâm của mỗi người, không có một thể thức nhất định nào cả. Thông thường,
lễ vật biếu là rượu, bánh mứt, con gà, trái cây hoặc gói trà ướp sen.
Trong niềm thân ái, tương quan lễ nghĩa thì việc đi biếu Tết không có gì là xấu
cả. Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa tốt đẹp đó cũng có những trường hợp người ta biếu
Tết nhằm mục đích vụ lợi, đút lót, hối lộ. Những hiện tượng như vậy đã góp phần làm
tăng tệ nạn quan liêu trong xã hội ngày nay.

16


2.3.4. Trả nợ cuối năm:
Thường vào những ngày cuối năm, người chủ nợ hay đi thúc giục các con nợ,

cố đòi lại cho được số tiền mà họ đã vay mượn. Bởi vì, mỗi người quan niệm rằng nếu
nợ không đòi được trước lúc giao thừa thì sang ngày hôm sau, ngày mùng một đầu
năm các chủ nợ không thể đi đòi được nữa. Đây là ngày rất kiêng kị, nếu đến đòi nợ
không khéo sẽ bị mắng lại thì sẽ gặp xui xẻo trong năm. Hơn nữa, món nợ này nếu để
qua năm mới thì sẽ trở thành nợ cũ, nợ cũ thì sẽ rất khó đòi.
Đối với những người mượn nợ thì lo mất ăn, mất ngủ trong việc trang trải nợ
nần. Vì vậy, cuối năm các con nợ thường mang lễ đến biếu chủ nợ cốt là để xin khất
thêm với chủ nợ một thời hạn nữa. Trường hợp quá túng quẩn, các con nợ thường lẩn
trốn, không ở nhà cho đến sắp giao thừa , lúc mà chủ nợ không còn đi đòi nữa, mới trở
về nhà lo sửa soạn cho giao thừa.
Cảnh nghèo là như vậy, ngày Tết đối với các gia đình lao động nghèo khổ, vất
vả là một dịp lo lắng trĩu nặng. Mặc dù vậy nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà
đều đón Tết bằng một tinh thần phấn khởi và đầy hi vọng.

2.3.5. Về quê ăn Tết:
Theo quan niệm của người Việt, đoàn tụ gia đình trong ngày Tết là vấn đề
thiêng liêng và rất được đề cao. Con cháu có gia đình, ra ở riêng hay đi làm ăn nơi xa,
đến Tết cũng phải về lại quê hương, xứ sở, nơi “ chôn nhao, cắt rốn” của mình để sum
họp gia đình. Gặp lại người thân , bạn bè, thăm viếng họ hàng làng xóm với bao kỉ
niệm, bao chuyện hay dở, vui buồn đều được hồi tưởng lại để gần gũi nhau thêm, để
rồi sau đó lại chia tay mỗi người một phương trở lại với công việc tìm kế sinh nhai của
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mình.
Vào những ngày giáp Tết, trên mọi nẻo đường từng tốp người tay xách tay
mang, chồng vợ, con cái kéo nhau về quê ăn Tết. Mệt mỏi và tốn kém biết mấy, lên
tàu, xuống xe, đi bộ qua những chặng đường dài để được về tới nhà mình nhưng mọi
người đều lấy làm vui sướng và luôn chờ đón thời gian này. Hàng năm Tết đến xuân
về, cả người xa quê lẫn người ở nhà đều ngóng tin nhau.
Về lại quê nhà không chỉ để chung vui với người thân , bạn bè mà còn để thăm

lại mồ mã tổ tiên, sửa lại nấm mộ, thắp một nén hương trên bàn thờ để có ít phút nhớ
đến tổ tiên, những thế hệ tiền nhân đã để lại cho con cháu cơ ngơi và sự nghiệp hôm
nay.
Như vậy, về quê ăn Tết tức là tìm về với cội nguồn; với niềm thương yêu của
gia đình , dòng họ; hòa với niềm vui, hi vọng của quê hương làng xóm.

17


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ TẬP TỤC CHỦ YẾU TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN
3.1. Mấy tục lệ của ngày 30 Tết:
Ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của năm, chỉ trong ngày này mọi công việc dù
to hay nhỏ, xa hay gần, dù quan trọng đến mấy cũng phải làm xong hoặc có thể tạm
gác lại để lo chuẩn bị đón phút giao thừa thiêng liêng nhất của giây phút “ tiễn năm cũ
đón năm mới” . Đây cũng là ngày có nhiều phong tục đẹp để mọi người thực hiện
nhằm thể hiện tấm lòng của mình.

3.1.1. Cúng gia tiên:
Theo quan niệm của người xưa, tổ tiên, ông bà luôn luôn gần gũi với con cháu,
nhất là trong những lúc vui, buồn của gia đình. Do đó, vào những ngày trước Tết, mỗi
gia đình đã lo sửa soạn lại bàn thờ, xem lại nhà cửa, dọn dẹp, trang hoàng lại lần cuối
cho sạch đẹp để đón tiếp hương hồn của tổ tiên về vui Tết cùng gia đình. Trong bếp,
các bà nội trợ tất bật lo mâm cỗ cúng. Lễ vật cúng phải thơm ngon, đầy đặn và đẹp
mắt. Bận nhất là gia chủ, người phải lo quán xuyến mọi việc nhất là những việc hệ
trọng, liên quan đến tổ tiên và những người đã khuất.
Việc làm lễ rước các cụ tùy theo từng vùng mà mỗi nhà có thể tiến hành theo
một trong hai cách: hoặc là tiến hành làm lễ rước các cụ nhưng không ra đến mộ, chỉ
bày mâm cỗ lên bàn thờ, đèn hương dâng cúng rồi khấn vái cầu mời các cụ về dự

hưởng; hoặc là gia chủ cùng vài người ra đến mộ dọn sạch cỏ, đắp lại nấm mộ cho cao
rồi đốt hương khấn mời tổ tiên về ăn Tết.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Lễ cúng gia tiên được các gia đình tiến hành trong ngày 30 Tết. sau khi rước
các cụ về ăn Tết, đợi cháy hết tuần hương,cỗ cúng được hạ xuống, cả nhà quần tụ xung
quanh mâm cơm tất niên vui vẻ. Điều quan trọng là mọi thành viên trong gia đình kể
cả những người đi xa, đều có mặt để hàn huyên mọi chuyện vui buồn xảy ra trongnăm.
Nhất là đối với những gia đình nề nếp, bữa cơm cuối năm này là rất quan trọng, không
thể thiếu được.
Tục thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục truyền thống đẹp của nhân
dân ta, tục này đã tồn tại lâu đời và đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người
dân Việt Nam.

3.1.2. Tục trồng cây nêu ngày Tết:
Bắt nguồn từ một sự tích với ý nghĩa sâu xa, mang đậm tính dân tộc và nhân
văn, cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng , đặc sắc của Tết cổ truyền Việt Nam.
“ Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông cho đến Tết dựng nêu ăn chè”.
Từ xa xưa, cây nêu đã góp phần vào nét đẹp văn hóa của ngày Tết, làm phong
phú thêm hội xuân của người Việt.Theo tập tục, cứ đến ngày 30 Tết mọi người háo
hức chờ xem dựng nêu. Một cảnh sắc đặc biệt trong ngày Tết cổ truyền là tại các làng
trong sân đình, chùa và sân của mỗi nhà đều trồng một cây nêu. Trễ lắm là tới sau giờ
Ngọ ngày 30, các nơi đều đã dựng nêu xong.

18



×