Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Cảm hứng yêu nuớc trong thơ phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.44 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
  

TẠ NGỌC HÂN

CẢM HỨNG YÊU NƯỚC TRONG THƠ
PHAN BỘI CHÂU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn :
ThS.GV HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG

Cần Thơ, 2011


Tên đề tài: Cảm hứng yêu nước trong thơ Phan Bội Châu
Điểm: A
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 VÀI NÉT VỀ PHAN BỘI CHÂU
1.1.1 Cuộc đời Phan Bội Châu
1.1.2 Sự nghiệp thơ văn
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1.2.1 Khái niệm cảm hứng sáng tác
1.2.2 Khái niệm cảm hứng tư tưởng của tác phẩm
1.2.3 Khái niệm cảm hứng chủ đaọ trong tác phẩm
1.2.4 Khái niệm cảm hứng yêu nước
1.3 CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH CẢM HỨNG YÊU NƯỚC
1.3.1 Yếu tố khách quan
1.3.2 Yếu tố chủ quan

Chương 2
CẢM HỨNG YÊU NƯỚC QUA NỘI DUNG THƠ
PHAN BỘI CHÂU
2.1 THƠ PHAN BỘI CHÂU DẠT DÀO TÌNH CẢM YÊU NƯỚC
2.2 THƠ PHAN BỘI CHÂU ĐẦY ẮP KHÁT VỌNG CỨU NƯỚC

Chương 3


CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN THỂ HIỆN CẢM
HỨNG YÊU NƯỚC TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU
3.1 VẤN ĐỀ THỂ LỌAI
3.2 NGÔN NGỮ
3.3 NHÂN VẬT
3.4 GIỌNG ĐIỆU

PHẦN KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo
Mục lục
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Phan Bội Châu - một nhà chí sĩ yêu nước, một bậc tiền bối cách mạng và là một
trong những tấm gương yêu nước thương nòi, cả cuộc đời hy sinh vì độc lập cho Tổ
quốc Việt Nam yêu dấu. Cụ là người tiêu biểu trong các cuộc vận động yêu nước
chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX, đã góp phần xứng đáng cho phong trào yêu
nước và cách mạng Việt Nam có bước phát triển mới trong nghệ thuật đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc phương Tây của dân tộc ta.
Phan Bội Châu là một người con vĩ đại của dân tộc, người tiêu biểu nhất cho
một giai đoạn vừa bi thương vừa hùng tráng trong lịch sử Việt Nam. Con người, cuộc
đời và sự nghiệp cứu nước cùng với những áng thơ văn của Cụ đã để lại cho lịch sử
dân tộc ta nhiều vấn đề cần được tiếp tục ghi nhận, nghiên cứu học tập và rút kinh
nghiệm.
Là nhà văn tiêu biểu cho dòng văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
Cụ đã để lại cho chúng ta một khối lượng sáng tác đồ sộ với nhiều thể loại và thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, văn học, sử học, triết học,... Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài
này người viết có cơ hội hiểu biết thêm vể người chí sĩ yêu nước cũng như kiến thức
về cuộc đời, con người, lịch sử của một dân tộc trong một giai đoạn tiêu biểu.
Thêm vào đó thì việc tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá cho thật sâu sắc đề tài này
sẽ giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện hơn về văn thơ Phan Bội Châu. Hiểu được
tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng trong suốt sáu bảy chục năm từ tuổi ấu thơ cho
đến ngày nhắm mắt của nhà chí sĩ cách mạng. Từ những kiến thức tích lủy được người

viết có thể áp dụng cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
Chính những điều đó đã dẫn dắt người viết tìm đến đề tài: Cảm hứng yêu
nước trong thơ Phan Bội Châu.

2. Lịch sử vấn đề
Phan Bội Châu là nhà cách mạng chân chính có vị trí đặc biệt trong lịch sử
Việt Nam đầu thế kỉ XX. Một người có tấm lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, tất cả
đều được thể hiện qua cuộc đời cũng như sự nghiệp thơ văn của ông. Nghiên cứu về
văn thơ yêu nước của dân tộc cũng như đến với tác giả Phan Bội Châu không phải là
đề tài mới. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học tìm đến Cụ - một
trong những nhân vật lịch sử vĩ đại và phức tạp bậc nhất của lịch sử dân tộc nói chung
và lịch sử văn học Việt Nam nói riêng.


Đầu tiên phải kể đến đó là: Nguyễn Ái Quốc, từ cuối năm 1925 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã suy tôn Phan Bội Châu là "một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, đấng xả thân
cứu nước được hai mươi triệu con người sống trong vòng nô lệ tôn sùng". Hồ chủ tịch
mới chỉ đi vào ca ngợi cũng như khẳng định tầm vóc lớn lao của Phan Bội Châu, đối
với nền độc lập của dân tộc và với hơn hai mươi triệu đồng bào sống trong vòng nô lệ.
Hay Hoài Thanh trong Phan Bội Châu - cuộc đời và thơ văn đã đưa ra những
nhận định của mình về Phan Bội Châu: “một tấm lòng yêu nước thiết tha, sôi nổi suốt
trong sáu bảy chục năm ròng, từ tuổi ấu thơ cho đến ngày tắt thở. Yêu nước và quyết
tâm cứu nước. Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, bất chấp khó khăn, bất chấp
nguy hiểm, bất chấp hy sinh” [15; 609]. Với Hoài Thanh thì ông chủ yếu đề cao tấm
lòng yêu nước và quyết tâm cứu nước của họ Phan, điều đó thể hiện ở sự hy sinh có
thể làm bất cứ việc gì không ngại hiểm nguy để cứu nước.
Chương Thâu với tác phẩm Phan Bội Châu – nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn
nhận xét như sau: “Bằng toàn bộ cuộc đời hiến thân cho sự nghiệp cứu nước của
mình, Phan Bội Châu đã biểu hiện một cách rực rỡ chủ nghĩa yêu nước sâu sắc, đã
bộc lộ ý chí diệt thù cứu nước cao cả, thái độ bất mãn quyết liệt đối với chế độ áp bức

bóc lột, đã thể hiện mơ ước thắng lợi của nền độc lập dân tộc và tự do, bình đẳng hữu
nghị giữa các nước” [20; 226]. Đến với Chương Thâu, tác giả chỉ nói đến ý chí diệt
thù sâu sắc và thái độ kiên quyết đối với chế độ áp bức bóc lột của bọn thực dân, qua
đó cũng thể hiện được niềm tin ước mơ thắng lợi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Đến với Đặng Thai Mai trong cuốn Toàn tập Đặng thai Mai đã viết: “Phan Bội
Châu là nhà ái quốc, bậc tiền bối cách mạng. Với Phan Bội Châu, văn học sẽ có
nhiệm vụ phục vụ cho cách mạng. Và tư tưởng yêu nước, nội dung cách mạng, đó là
giá trị lớn của văn chương họ Phan” [11; 756]; “thơ ca Phan Bội Châu, trong phần
thành công rõ rệt nhất qua mấy mươi năm “bút mặc tung hoành”, là chính ở chỗ đã
biểu hiện được tất cả cái tinh thần yêu nước nồng nàn của cả một dân tộc, trong thời
đại bấy giờ” [6; 773]. Còn Đặng Thai Mai thì nói đến tư tưởng yêu nước, nội dung
cách mạng trong văn chương và khẳng định thành công của cụ Phan là ở chỗ văn thơ
của ông thể hiện tinh thần yêu nước một cách nồng nàn trong lịch sử lúc bấy giờ.
Tác giả Trần Ngọc Vương trong cuốn Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung, cũng đã nhận định rằng: “có thể nói hai phương diện có ý nghĩa trường tồn


trong nhân cách Phan Bội Châu là nhà yêu nước vĩ đại và con người vị tha, nhà nhân
đạo chủ nghĩa chiến đấu” [24; 40]
Còn các tác giả trong Văn học Việt Nam 1900 – 1945 thì cho rằng: “trong lịch
sử Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhân vật lớn, là một nhà nho yêu nước, ông trở
thành nhà hoạt động chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn hoá trong địa hạt văn học, Phan
Bội Châu là người viết nhiều, tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng đến cả một thế hệ, tiêu
biểu cho cả một thời đại: thời cận đại ngắn chỉ vài chục năm đầu thế kỷ. Ông có vị trí
rất quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam” [3; 143] Trong quyển này, nhiều tác
giả cũng đều đưa ra những lý lẽ để đi đến nhận định về tầm quan trọng của Phan Sào
Nam trong lịch sử và những ảnh hưởng của ông đối với các sáng tác sau này.
Không dừng ở đó Nguyễn Huệ Chi với Mấy vẻ mặt thi ca Viêt Nam cũng góp
phần khẳng định: “Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lớn. Phan Bội Châu cũng là
một nhà văn lớn. Nhưng trong nhiều cống hiến cũng rất lớn của nhà chí sĩ họ Phan thì

chỗ lớn hơn hết thảy là một tấm lòng yêu nước bền vững, không gì có thể chuyển lay.
Có tấm lòng ấy, ông đã giữ được niềm tin, đã sống thật phong phú, và đã sáng tác
những tác phẩm có giá trị cả về nội dung, cả về nghệ thuật” [1; 286]. Nguyễn Huệ Chi
cũng như nhiều tác giả trước đều đi đến khẳng định tấm lòng yêu nước thiết tha của
Phan Bội Châu và cũng vì có một tấm lòng sâu nặng với đất nước như vậy mà Cụ đã
cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị về mặt nội dung lẫn nghệ thuật.
Tựu trung lại, chúng ta thấy đề tài nghiên cứu tìm hiểu về Phan Bội Châu, cụ
thể trên phương diện tinh thần yêu nước không phải là hiếm. Nhưng hầu hết các công
trình nghiên cứu của các tác giả chỉ tập trung khảo sát cuộc đời hoạt động cứu nước
của Cụ, để từ đó thấy được tinh thần yêu nước nhiệt thành cách mạng của nhà chí sĩ họ
Phan. Một số tác giả thì đi vào tìm hiểu thân thế sự nghiệp Phan Bội Châu nhằm khẳng
định tầm quan trọng, vai trò, vị thế của ông trong bề dày lịch sử cũng như trong đời
sống văn học mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cảm hứng yêu nước trong thơ Phan Bội
Châu.
Với mong muốn được đóng góp một phần trong việc tìm hiểu nghiên cứu về
Phan Bội Châu cũng như tiếp nhận thơ văn của Cụ ở một phương diện khác hơn,
người viết tìm đến đề tài này. Việc tìm hiểu cảm hứng yêu nước thể hiện trong thơ
Phan Bội Châu, sẽ góp thêm tiếng nói để khẳng định vị trí vai trò của Cụ và đặc biệt là
giá trị thơ văn của họ Phan trong buổi đầu hiện đại hóa văn học Việt Nam.


3. Mục đích yêu cầu
Trong cuộc sống hiện tại, ai trong mỗi chúng ta khi bắt tay vào làm bất kì công
việc gì đều cũng nghĩ đến mục đích và hiệu quả đạt được của nó. Và khi đến với đề tài
“Cảm hứng yêu nước trong thơ Phan Bội Châu” người viết cũng thế. Thiết nghĩ rằng,
mặc dù đây là một đề tài không hề đơn giản nhưng nghiên cứu tìm hiểu nó sẽ giúp cho
bản thân người viết có được nhiều hiểu biết hơn về thơ Phan Bội Châu, cũng như
những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong thơ ông thông qua các tác phẩm.
Để tiếp cận cũng như hoàn thành được đề tài này, đòi hỏi người viết có lượng
kiến thức nhất định về cuộc đời cũng như về thơ của cụ Phan. Hiểu biết về cảm hứng

yêu nước trong sáng tác văn chương, làm cơ sở để triển khai đề tài.
Phan Bội Châu nhân vật lịch sử vĩ đại và phức tạp bậc nhất trong lịch sử văn
học Việt Nam. Chính vì vậy việc giảng dạy về tác gia này gặp không ít khó khăn ở
trường phổ thông. Vì những sáng tác giai đoạn văn học 1900 – 1930 không dễ cảm
nhận. Việc nghiên cứu đề tài “Cảm hứng yêu nước trong thơ Phan Bội Châu” sẽ giúp
người viết có những cách hiểu, cách cảm nhận thơ Phan Bội Châu cũng như những
sáng tác của giai đoạn 1900 – 1930 một cách toàn diện hơn. Đó cũng là cơ sở để người
viết cảm thụ và giảng dạy tốt hơn văn học giai đoạn này trong tương lai.
Hơn nữa, từ lâu về Phan Bội Châu cũng có rất nhiều giới phê bình, nghiên
cứu văn học quan tâm. Trong số đó, cũng có những bài nghiên cứu phê bình khen chê
về văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu. Vì lẽ đó, người viết mong muốn qua đề tài
này, trên cơ sở làm nổi bật “Cảm hứng yêu nước trong thơ Phan Bội Châu” ở hai bình
diện nội dung và nghệ thuật sẽ góp thêm tiếng nói vào việc khẳng định những thành
tựu tích cực của nhà chí sĩ họ Phan đối với nền văn học nước nhà. Từ đó, khẳng định
vị trí của Phan Bội Châu trong nền văn học giai đoạn 1900 – 1930 nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đến với Phan Bội Châu là đến với cả một chân trời văn học bao gồm nhiều thể
loại. Nhìn lại quá trình sáng tác của Phan Bội Châu, trong suốt quảng đời sáu bảy chục
năm ròng từ tuổi ấu thơ cho đến lúc lìa xa cõi đời, hoạt động cách mạng và sáng tác
thơ văn, Phan Bội Châu đã để lại cho đời những tác phẩm văn học có giá trị. Với
lượng tác phẩm đáng kể trên dưới 1000 đơn vị tác phẩm trải dài trên nhiều bình diện:


thơ, phú, văn tế, câu đối, bia – tán, truyện, ký,... rồi đến thư – khảo cứu – giới thiệu –
đề tựa – diễn thuyết … Ở mỗi lĩnh vực, Phan Bội Châu đều để lại một dấu ấn riêng và
có được những thành công nhất định.
Nhưng đối với đề tài này, người viết chỉ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những
tác phẩm thơ của Phan Bội Châu, nghiên cứu những biểu hiện thuộc về cảm hứng yêu

nước trong thơ ông thông qua một số tác phẩm tiêu biểu như: Bài ca chúc tết thanh
niên; Hải ngoại huyết thư; Đề cảnh xưa thành Thăng Long; Lưu biệt khi xuất dương;
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông; Từ giã bạn bè lần cuối cùng; Ái quốc ca; Gọi
hồn quốc dân; Hát bội; Ái quần; Phu xe than trời mưa; Thế nào là ái quốc; Ai cáo
Nam Kỳ phụ lão thư; Chơi xuân; Đêm mưa thương người bán bánh rao. Người viết cố
gắng tìm hiểu những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong sáng tác thơ của Phan Bội
Châu ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Ở đó, một mặt chúng ta có thể tìm
hiểu về cảm hứng yêu nước trong những tác phẩm thơ của Phan Bội Châu có những
biểu hiện nào, các yếu tố nào tạo nên nguồn cảm hứng đó để làm nên một nhà thơ với
tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng. Qua đó, cũng nhằm mục đích khẳng định tài
năng của Phan Bội Châu trong mảng đề tài thơ văn yêu nước những năm đầu thế kỉ
XX.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong công tác nghiên cứu, để đạt được hiệu quả thì chúng ta cần phải chọn
cho mình một phương pháp thích hợp để tiến hành nhằm đem lại hiệu quả tích cực
nhất. Và xuất phát từ nhu cầu tất yếu đó, đến với đề tài là tìm hiểu “Cảm hứng yêu
nước trong thơ Phan Bội Châu”, người viết cũng chọn cho mình một số phương pháp
chủ yếu để tiến hành nghiên cứu và thực hiện.
Từ những tác phẩm cụ thể, người viết đã tìm hiểu khảo sát từng bài thơ trên cả
hai bình diện nội dung cũng như nghệ thuật để từ đó xác lập các yếu tố tạo nên “Cảm
hứng yêu nước trong thơ Phan Bội Châu”. Thêm vào đó, người viết đã thu thập nhiều
tài liệu có liên quan đến đề tài tổng hợp, so sánh, đối chiếu để rút ra những kết luận
riêng cho đề tài nghiên cứu. Như vậy, với đề tài này người viết đã kết hợp tất cả các
phương pháp: so sánh, phân tích, chứng minh, tổng hợp để tìm ra cách lý giải, giải
thích cụ thể cho từng vấn đề đặt ra.
Tuy nhiên, những phương pháp trên chưa phải là tối ưu trong việc nghiên cứu đề
tài này, sự hạn hẹp về kiến thức cũng như về tài liệu tham khảo sẽ làm cho bài viết còn



nhiều hạn chế và thiếu sót. Người viết mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của
quý thầy cô và bạn đọc, để bài viết được hoàn thiện hơn.


PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vài nét về Phan Bội Châu
1.1.1 Cuộc đời Phan Bội Châu
Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San) hiệu là Sào Nam, ngoài ra ông còn có
nhiều bút danh khác như Hải Thụ, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, v.v... Phan Văn San sinh
ngày 26 tháng 12 năm 1867, từ khoảng 1900 đổi tên thành Phan Bội Châu. Quê ở làng
Đan Nhiễm, xã Nam Hòa (nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất
thân trong một gia đình nhà nho nghèo, thân phụ ông là cụ Phan Văn Phổ - một nhà
nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn cũng là
con của một nhà nho, một nữ sĩ có tiếng là người đức hạnh.
Từ thưở nhỏ, nổi tiếng là thần đồng. Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền
giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng, dạy dỗ của mẹ, nhưng phần lớn
là nhờ vào sự nghiêm khắc của cha - lúc bấy giờ làm nghề dạy học. Là người có tài và
thông minh, 4 – 5 tuổi đã thuộc lòng mấy thiên “Chu Nam” trong Kinh Thi qua tiếng
ru của mẹ. Sáu tuổi bắt đầu học chữ Hán, chỉ ba ngày đã học thuộc sách Tam Tự Kinh.
Lên 7 tuổi đọc hiểu sách Luận Ngữ, ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận
ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt. Tám tuổi đã thông thạo các
loại văn cử tử, 13 tuổi đi thi ở huyện đổ đầu, 16 tuổi đổ đầu xứ, nên cũng gọi là “Đầu
xứ San”.
Phan Bội Châu là người rất gần gũi cuộc sống của nhân dân lao động và cũng
từng là một chàng trai hát phường vải có tài. Chịu ảnh hưởng của các cuộc khởi nghĩa
Văn Thân, Phan Bội châu đã sớm có tinh thần yêu nước. Năm 17 tuổi nghe tin Bắc Kì

nghĩa binh chống Pháp, ông viết bài hịch “Bình tây thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu
làng để kêu gọi mọi người hưởng ứng. Vào năm 1885 (19 tuổi) hưởng ứng chiếu Cần
Vương cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân nhưng chưa kịp hành động đã
bị tan rã. Cũng từ đó ý chí cứu nước được khơi dậy mạnh mẽ. Phan bắt đầu nghiên cứu
binh thư, trao dồi văn chương mong được tên tuổi bảng vàng để thuận lợi cho việc
hoạt động cứu nước của mình.
Mặc dù rất thông minh và hay chữ, nhưng đường thi cử của ông lại rất lận đận.
Khoa Đinh Dậu (1897) do vô tình mang sách vào phòng thi can tội “hoài hiệp văn tự”,
nên suốt đời không được đi thi. Sau khi được bạn bè vận động cho xóa án, Khoa Canh


Tí (1900) ông đậu giải Nguyên trường Nghệ. Từ đây ông có cái hư danh để che mắt
cho cuộc đời hoạt động cách mạng. Năm 1901 mưu đánh chiếm thành Vinh không
thành. Cùng bạn bè đồng chí, năm 1904 Phan vận động thành lập hội Duy Tân. Năm
1905 sang Trung Hoa rồi đến Nhật Bản lãnh đạo phong trào Đông du. Từ 1905 – 1908
ông đã tổ chức đưa gần 200 thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật theo học đủ
các nghành nghề, tu dưỡng tư tưởng, đạo đức tìm cách cứu nước. Nhưng thực dân
Pháp dò biết được, phong trào bị giải tán, Phan bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Ông đến
Trung Quốc rồi về Thái Lan cùng một số đồng chí xây dựng căn cứ, mở trại cày Bạn
Thầm chờ đợi thời cơ. Năm 1912 Phan Bội Châu đến Trung Hoa thành lập Việt Nam
Quang Phục Hội và hội Trung Hoa Dân Quốc. Từ 1913 – 1917, bị chính quyền Quảng
Châu bắt giam nhưng vẫn tìm cách liên lạc với các đồng chí và lãnh đạo phong trào
của hội.
Đại chiến thế giới I kết thúc, Pháp thắng lợi trong lúc nhất thời ông bị dao động
đã chủ trương Pháp – Việt đề huề, sau đó ông đã tỏ ra rất hối hận. Năm 1917 ông ra tù
cũng là lúc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi khắp thế giới, đặc
biệt là ở phương Đông. Giữa năm 1924, phỏng theo Quốc dân đảng của Tôn Trung
Sơn ông đã cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam quốc dân Đảng.
Tháng 12–1924 được sự góp ý của Nguyễn Ái Quốc, ông dự định sẽ cải tổ Việt
Nam Quốc dân đảng theo hướng tiến bộ. Nhưng chưa kịp thì ngày 30–06–1925 trên

đường từ Hàng Châu về Quảng Châu, ông bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước và
giam tại Huế. Nhân dân cả nước đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Cuối
cùng, thực dân Pháp buộc phải tha bổng đưa về an trí ở miền sông Hương núi Ngự
(Huế), gọi là để di dưỡng tuổi già nhưng thực chất là để giam lỏng ông.
Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”, luôn
bị mật thám rình rập. Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông không vì thế mà
chịu lu mờ. Giai đoạn này công việc của ông chủ yếu là sáng tác, và nhiều tác phẩm đã
ra đời trong những năm cuối đời của nhà chí sĩ họ Phan. Ông mất vào ngày 20-101940.

1.1.2 Sự nghiệp văn chương
Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có lẽ là
người đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước. Thơ văn của ông


có ảnh hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ khi thì mang
nhạc điệu trầm hùng thiết tha, khi rạo rực sôi nổi mà chỉ vì những gì Phan nói lên
thường khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động tới những xúc cảm sâu xa trong
lòng độc giả. Có thể chia hoạt động văn nghệ cũng như sự nghiệp văn chương của
Phan Bội Châu làm ba thời kỳ lớn:
Thời kỳ thứ nhất (1883-1905): từ ngày bắt đầu cầm bút viết văn cho đến ngày bỏ
đất nước đi ra ngoại quốc vào khoảng 1905- 1906. Là thời gian Phan Bội Châu chuẩn
bị cơ sở cách mạng trong nước. Ngoài văn chương cử tử, Phan còn viết những bài văn
cổ động tinh thần yêu nước chống Pháp, thể hiện được khí thế sôi sục và tinh thần
tham gia chiến đấu của mọi người trong phong trào cách mạng cứu nước. Với các tác
phẩm tiêu biểu: hịch Bình tây thu Bắc (1883), Lưu Cầu huyết lệ tân thư ( khoảng
1904), Song Tuất lục (1886). Đương thời tập Lưu Cầu huyết lệ tân thư ra đời rất được
thanh niên trí thức và cả những người trong đám quan trường còn có chút tâm huyết
hoan nghênh. Tác phẩm này cũng làm cho nhiều sĩ phu yêu nước biết đến Phan tiên
sinh và sau đó trở thành đồng chí của ông. Trong thời gian này Phan Bội Châu còn có
làm một số thơ ca quốc ngữ.

Thời kỳ thứ hai: là thời gian bôn ba hải ngoại (1905-1925) – là thời kỳ hoạt
dộng tích cực của ông, với tất cả niềm tin tưởng, tất cả khí thế hăng hái của người
chiến sĩ sẵn sàng hi sinh cho chính nghĩa. Được sự hưởng ứng của nhân dân trong
nước, sự ủng hộ của một số chính khách nước ngoài là những yếu tố hùng hậu đã cổ
vũ và tin tưởng vào ngòi bút của Phan Bội Châu. Nhiều tác phẩm được sáng tác trong
thời kỳ này như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Thư gửi
Phan Châu Trinh (1907), Trùng quang tâm sử ( khoảng 1913-1917), Tân Việt Nam,
Khuyến quốc dân tu trợ du học văn. Năm 1908 Việt Nam vong quốc sử ra đời nhằm
mục đích giới thiệu đất nước Việt Nam với thế giới và đặc biệt là trình bày cho người
trong nước hiểu rõ những thủ đoạn độc ác của thực dân Pháp ở Việt Nam. Và tác phẩm
Trùng quang tâm sử được viết theo lối tiểu thuyết cũ mượn chuyện Trần Quý Khoáng
chống Minh ngày trước để kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp.
Thời kỳ thứ ba: mười mấy năm cuối cùng của thân thế nhà chí sĩ là thời gian ông
bị giam lỏng ở Huế. Thời kỳ này hoạt động chính trị của Phan Bội Châu đã kết thúc,
và công việc chủ yếu là sáng tác. Văn chương của ông giai đoạn này biểu hiện tâm
trạng đau đớn buồn rầu, đôi khi chán nản của một người mất hết tự do. Các tác phẩm:


Nam nữ quốc dân tu tri (1929), Phan Sào Nam văn tập (1928-1934), Thuốc chữa dân
nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Phan Bội Châu niên biểu (1937-1940).
Số lượng tác phẩm ra đời trong giai đoạn này rất lớn nhưng không được đánh giá cao
về chất lượng. Trong đó có thể nói Phan Bội Châu niên biểu được viết bằng chữ Hán,
là tác phẩm có giá trị nhất. Điều đáng lưu ý là văn chương của Phan hồi này chủ yếu
viết bằng Tiếng Việt. Ngoài ra, còn hơn 800 bài thơ Nôm các loại và mấy chục bài
phú, văn tế, tạp văn.
Cuộc đời văn chương của Phan Bội Châu có 2 cuốn hồi ký tự thuật: Ngục trung
thư (1914) và Phan Bội Châu niên biểu có thể thấy rõ nét hơn về toàn bộ cuộc đời, con
người nhân cách cao cả của ông.
Văn chương Phan Bội Châu là bộ phận quan trọng trong công tác cách mạng
của nhà chí sĩ. Ta có thể thấy, sự nghiệp sáng tác của ông trong thời kì thứ hai có sự

đóng góp đáng kể đối với nền văn học Việt Nam nói chung và văn học cách mạng nói
riêng. Chủ đề tư tưởng lớn trong thơ văn ông là tinh thần yêu nước và tinh thần chống
thực dân Pháp quyết liệt. Đó cũng là tính chất nhất trí của thơ văn họ Phan xét về nội
dung tư tưởng và cả giá trị học.

1.2 Một số khái niệm về cảm hứng
1.2.1 Khái niệm cảm hứng sáng tác
Cảm hứng theo tiếng Hy lạp là Pathos, là thể hiện một tình cảm sâu sắc nồng
nàn, một trạng thái phấn hứng cao độ về tư duy. Cảm hứng thể hiện rõ nhất khi nhà
văn bắt đầu sáng tác, nhưng có thể bàng bạc trong hầu hết các khâu của quá trình sáng
tác. Bằng những tình cảm mãnh liệt trước những điều quan sát được từ cuộc sống và
bằng trí tưởng tượng nhà văn trong quá trình sáng tác thường có sự căng thẳng tối đa
của ý chí, sự trào dâng của mọi năng lực sáng tạo. Trạng thái sẵn sàng sáng tạo lớn
nhất này của nhà văn được gọi là cảm hứng. Như vậy, có thể hiểu cảm hứng là một
tình cảm mạnh mẽ mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều
quan trọng là chúng ta cần nhận biết cảm hứng như một lớp nội dung đặc thù của tác
phẩm văn học.
Theo Phương Lựu thì “cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê
khẳng định chân lý, lý tưởng phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa tiêu cực, là
thái độ ngợi ca đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực
đen tối, các hiện tượng tầm thường" [15; 268]


Cảm hứng sáng tác là trạng thái tâm lý sáng tạo khi nhà văn bắt gặp một vấn
đề, cảm thấy bị cuốn hút bởi một hình ảnh, âm điệu hay một cảm giác bay bổng nào đó
và muốn bắt tay vào sáng tác. Đó là một trạng thái phấn chấn về tinh thần giúp chúng
ta bắt gặp nhanh một ý nghĩ nào đó trong tư duy, phát hiện được những điều mới mẻ
cảm thấy hứng thú muốn thực hiện công việc đó và đạt được kết quả cao. Và cảm
hứng có thể đó nó là chất men của sự sáng tạo, nó cũng là điều kiện để cảm hứng sáng
tác ra đời.


1.2.2 Khái niệm cảm hứng tư tưởng của tác phẩm
Cảm hứng góp phần tạo nên nét đặc thù cho tác phẩm và không tách rời nội
dung tác phẩm. Điều đó tạo nên giá trị nội dung cho tác phẩm. Cảm hứng gắn liền với
tình cảm, nó bắt nguồn từ tình cảm nhưng đó là tình cảm nhiều chiều có tính chất phức
hợp chứ không đơn điệu. Càng không thể hiểu cảm hứng trong tác phẩm là thứ tình
cảm được biểu hiện một chiều. Tình cảm một chiều sẽ làm cho tác phẩm nghèo nàn và
hời hợt.
Cảm hứng trong tác phẩm càng không phải là cái tình cảm được xướng lên, mà
phải là tình cảm toát ra từ tình huống, từ tính cách và sự miêu tả. Nó phải phục tùng
quy luật của tình cảm tức là phải khêu gợi, khơi mở chứ không biểu hiện thẳng đuột
một chiều. Và cảm hứng chính là năng lượng tình cảm được tập trung nén lại, chỉ chờ
độc giả để bùng cháy lên.
Nội dung cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã
hội đã được ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định như ngợi ca vui sướng
biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc... Cũng có thể là những tình cảm
phủ định các hiện tượng tiêu cực xấu xa như: tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm,
chế giễu, mĩa mai,... Các tình cảm đó gợi lên bởi các hiện tượng xã hội được phản ánh
trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng của tác phẩm.

1.2.3 Khái niệm cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm
Ban đầu thuật ngữ “cảm hứng chủ đạo” chỉ yếu tố nhiệt tình, say sưa diễn
thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện từ thơ. Về sau lí luận văn học xem “
cảm hứng chủ đạo”. “Cảm hứng chủ đạo” là yếu tố của bản thân nội dung, nghệ
thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được miêu tả. “ Cảm
hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống
nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung tác phẩm. Đây là cái mức căng thẳng cảm


xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong tác

phẩm,... Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm cụ thể là một hiện tượng độc đáo, không
lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả” [11; 44]
Theo Hêghen “ Cảm hứng chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong một cá
nhân” ở đây “ cảm hứng chủ đạo cần hiểu là tình cảm xã hội của thời đại xuất hiện
trong tác phẩm. Người ta thường nói đến cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân,
cảm hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng chính là nói đến những tình cảm mang lý
tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm” [11; 44]. Dĩ nhiên những cảm hứng
đó mang một nội dung lịch sử, giai cấp cụ thể và không phải mọi tình cảm nào cũng
dấy lên được cảm hứng. Tư tưởng giả tạo tầm thường không tạo nên niềm say mê.
Bêlinxki coi “cảm hứng chủ đạo là điều không thể thiếu của việc tạo ra tác
phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình
yêu, một tình yêu mạnh mẽ, khát vọng nhiệt thành” [18; 14]
Có thể nói rằng, cảm hứng chủ đạo là những rung động trong tâm hồn nhà văn,
nó chi phối và trải dài trong quá trình sáng tác của nhà văn. Chỉ những tư tưởng lành
mạnh, tiến bộ, cách mạng của thời đại mới dấy lên được cảm hứng nghệ thuật đích
thực. Khi cảm hứng trào dâng, nhà văn mong muốn được bộc lộ nó, và nguồn cảm
hứng đó nếu như được thể hiện xuyên suốt trong nhiều tác phẩm sẽ trở thành “cảm
hứng chủ đạo”.

1.2.4 Khái niệm cảm hứng yêu nước
Tình cảm sâu nặng đối với quê hương đất nước, đau xót trước cảnh nước mất
nhà tan, thương cảm cho những số phận bất hạnh và cả niềm tự hào về vẻ đẹp truyền
thống văn hóa nước nhà,... Tất cả những tình cảm đó được tác giả truyền tải vào các
tác phẩm của mình thông qua các chi tiết nghệ thuật. Những tình cảm ấy đã được nung
nấu, thôi thúc trong lòng tác giả, gợi lên những xúc cảm thẩm mỹ để từ đó tạo nên cảm
hứng sáng tác. Nhà thơ chuyển tải những vấn đề trên vào tác phẩm kết hợp với cảm
hứng sáng tác, thì lòng yêu nước lúc này được nâng lên thành cảm hứng yêu nước.
Cảm hứng yêu nước cũng là một trạng thái tâm lý phấn chấn của nhà văn trước
tình cảm yêu nước. Yêu nước chỉ là một khái niệm đơn thuần nhưng đến với cảm hứng
yêu nước thì nó đã phát triển cao hơn, được nâng lên thành một phẩm chất nghệ thuật

và còn là niềm say mê khẳng định lòng yêu nước, niềm tin, lòng tự hào với những gì
đẹp nhất của quê hương xứ sở.


Cảm hứng yêu nước cũng chính là cảm hứng chủ đạo trong thơ Phan Bội Châu,
tất cả đều được biểu hiện rõ nét thông qua nội dung cũng như nghệ thuật trong các
sáng tác của Phan. Có thể khẳng định rằng, chính cảm hứng yêu nước đã góp phần làm
nên nội dung đặc thù của tác phẩm - đó là nội dung yêu nước.

1.3 Các yếu tố góp phần hình thành cảm hứng yêu nước
1.3.1 Yếu tố khách quan
Sự nghiệp văn chương của Phan bội Châu là kết tinh trên mấy yếu tố văn hóa, xã
hội, trong hoàn cảnh chính trị, của đất nước và của thời đại. Mỗi nhà văn khi sáng tác
đều phải chịu sự chi phối của các yếu tố thời đại. Dù là vô tâm hay cố ý, muốn hoặc
không muốn, ngòi bút của họ vẫn phản ánh xã hội, thời đại đương thời vì phản ánh xã
hội là một thuộc tính của văn học.
Những thập niên đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam là một xã hội đầy biến động và
phức tạp. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chế độ phong kiến một mặt với tính chất bảo
thủ, phản động vẫn còn tồn tại, mặt khác chế độ thực dân đã bắt đầu manh nha xuất
hiện với những chính sách áp bức bóc lột tàn nhẫn. Đời sống nhân dân vô cùng thống
khổ, người dân cùng một lúc phải chịu cảnh “ một cổ hai tròng”.
Tình hình đất nước lúc này, giặc Pháp vừa chiếm lĩnh xong đất nước cả ba kỳ,
giai cấp phong kiến thống trị từ lâu đã đầu hàng đế quốc phản bội dân tộc. Bọn phong
kiến nhà Nguyễn đã ra mặt phản bội đất nước, nhân dân. Một số sĩ phu yêu nước từ
sau phong trào Cần Vương thất bại cũng ngày càng sa sút, mất lòng tin.
Đối diện với thực tại xã hội đó, triều đình phong kiến đã bạc nhược bắt tay với
giặc Pháp đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Điều đó đã làm ảnh hưởng
đến thế giới quan, nhân sinh quan của không ít các nhà nho chân chính nói chung và
tác động đến tư tưởng và nhận thức của Phan Bội Châu nói riêng. Trong không khí
ngột ngạt đó, tình hình chính trị xã hội Việt Nam bị áng mây đen che phủ. Các nhà

Nho yêu nước chưa tìm được lối thoát trong tư tưởng của bản thân cũng như chưa tìm
được hướng đi cho đất nước. Đó là điều đã khiến cho không ít các nhà Nho đương thời
lâm vào hoàn cảnh chán chường, bi quan trước tình hình thực tại.
Trước hiện thực đó Phan Bội Châu đã làm dấy lên một phong trào yêu nước lớn,
cụ Phan đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng giữa lúc “thế nước đang tan
tác, lòng người đang rã rời”, với hoàn cảnh hết sức khó khăn do sự tàn bạo của thực
dân, sự phản bội của phong kiến và sự bất lực của tư sản. Ông đã cùng bao nhiêu


người con ưu tú của dân tộc giữ được ngọn lửa ấy ngót hai chục năm ròng. Với tấm
lòng yêu nước thiết tha, nặng lòng với đất nước quê hương, tất cả đều được nhà văn
thể hiện không chỉ qua hành động cứu nước mà còn qua các áng thơ văn, những bài
thơ mang nặng tâm sự với nước non, trào dâng thành cảm hứng yêu nước trong thơ họ
Phan. Và Phan Bội Châu đã không phụ lời thơ mà ông để lại trước khi xuất dương :
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thưở há không ai.”
(Xuất dương lưu biệt)
Mấy năm cuối thế kỷ làn gió Âu hóa của xã hội phương Tây tràn vào cộng đồng
làng xã Việt Nam. Nó len lỏi vào từng ngóc ngách, tác động đến xóm làng, từng cá
nhân, từng nhà. Chịu ảnh hưởng của sự tác động đó, đời sống của người dân bắt đầu bị
xáo trộn. Nó tràn vào nước ta đã tác động mạnh đến những tư tưởng bảo thủ, những lối
sống cũ kĩ, phong kiến và để lại mỗi nhà một cách thức sinh hoạt mới. Từ đó, mà con
người bắt đầu sống vì bản thân hơn cho những nhu cầu của mình hơn. Cái “tôi” bản
ngã bao đời nay bị kiềm chế, đè nén thì nay nó đã có dịp đứng lên đòi quyền sống. Vì
thế, một cuộc khủng hoảng xảy ra trong giới trí thức, họ hoang mang với những gì
mình đã tin tưởng trước kia.
Nhận thức được tình hình xã hội như thế cùng với tấm lòng yêu nước nhiệt
thành. Phan Bội Châu đến với văn chương thơ phú không phải chỉ là cái duyên mà ông
dùng nó như một phương tiện đánh thức đồng bào và để thuyết phục cả một thế hệ nhà
nho đang mê mẫn. Hơn thế nữa, Phan Bội Châu đến với văn chương không chỉ để thể

hiện tình yêu nước của mình qua những câu thơ, mà nó còn thể hiện quan điểm yêu
nước của nhà chí sĩ họ Phan. Ông luôn nhận thức được trách nhiệm của mình đối với
đất nước, dùng văn chương như một công cụ với nhiệm vụ chính đó là chống đế quốc,
chống bọn thực dân để giải phóng dân tộc.

1.3.2 Yếu tố chủ quan
Trên văn đàn của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, chúng ta trân
trọng đón nhận những áng thơ văn của Phan Bội Châu, những “câu thơ dậy sóng”
mang tâm huyết của một nhà yêu nước lớn, một nhân cách cao đẹp. Dù làm chính trị
hay làm thơ, cụ Phan cũng chỉ có một mục đích là phục vụ cho dân tộc, khơi dậy lòng
yêu nước của nhân dân.


Ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách của con người họ Phan có thể nói ngoài thời đại
còn là hoàn cảnh, quê hương. Phan Bội Châu, tự Hải Thụ hiệu Sào Nam là một nhà
nho nghèo ở đất Nghệ - Tĩnh. Từ nhỏ lớn lên trong một làng quê hẻo lánh về miền
Nam Đàn xứ Nghệ, cũng là lúc văn thân Nghệ Tĩnh đang phản đối triều đình đầu hàng.
Trong hoàn cảnh giao thời Pháp - Việt, nước nhà bị kiềm tỏa dưới ách đô hộ của thực
dân. Giữa lúc đất nước bị giặc chiếm đóng, làng mạc bị tàn phá, nhà Nho họ Phan đã
trải nghiệm với nhân dân mọi nỗi nhục nhã, cơ cực của “ người dân không nước”. Đã
từng nghe thấy chứng kiến những cố gắng anh dũng và kết cục bi đát của những thế hệ
đi trước đã đấu tranh, đã chết vì nước trong Nam ngoài Bắc và cả trên mảnh đất quê
hương. Lòng yêu nước, yêu nòi chí căm hờn với lũ “ dị tộc xâm lăng” vì thế bị kích
thích đến tột độ. Phan Bội Châu đã khai tâm bằng bài học đầu tiên của tiền nhân là biết
căn thù giặc và biết lấy lòng yêu nước làm ranh giới để phân biệt bạn thù.
Trong sự nghiệp văn chương yêu nước của Phan Bội Châu còn những yếu tố khác
cũng không kém phần quan trọng. Phan Bội Châu sinh ra trên quê hương Nghệ Tĩnh.
Cảnh vật nơi đây từ cổ chí kim là nơi tràn đầy hạo nhiên chính khí. Đây cũng là quê
hương của nhiều văn hào nổi tiếng như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du,… còn là nơi
sản sinh không biết bao nhiêu ông đồ hóm hỉnh và nghịch ngược. Đó cũng là xứ sở của

hát dặm, hát ví mà thời đó bất kì một làng nhỏ nào cũng có người thông thạo. Phan
Bội Châu là nhà Nho hay chữ, lại nổi tiếng về văn chương cử tử, là một danh sĩ nhưng
đồng thời cũng là người sống rất gần gũi với nông dân, xuề xòa, dễ dãi, hay đi hát
phường vải, hát dặm. Ông sẵn có cơ sở hiểu biết lời ăn tiếng nói, điệu hát câu ca của
nhân dân kết hợp với văn chương bác học, dùng làm vũ khí để tuyên truyền cổ động
cách mạng.
Nghệ Tĩnh là một vùng địa thế rộng nhưng đất xấu. Đời sống nhân dân đầu thế kỉ
này còn dựa nhiều vào nền kinh tế tự nhiên: vườn tược, săn bắn, đánh cá, đốn gỗ,…
Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển kém hơn những nơi khác. Dân đông
nhiều người phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống. Nhưng nét khá nổi bật là người
Nghệ Tĩnh học tập rất cần cù. Quê hương xứ Nghệ mặc dù xưa nay nhiều người ấn
tượng là khu vực không hề được tạo vật ưu đãi. Con người xứ Nghệ vẫn được tiếng là
gân guốc khô khan, con người rắn rỏi của lý tính, của nghị lực, không bao giờ dồi dào
về phương diện sống tình cảm. Nhưng cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh
đồng phì nhiêu, cũng không phải ở sự dồi dào về đất đai, trong ánh sáng của khí hậu


thời tiết. Mà cái đẹp của Nghệ Tĩnh là ở nơi núi non hùng vĩ, ở nơi sông sâu, nước
trong với những cảnh vật bao la và còn cả những con người yêu chuộng lý tưởng luôn
can đảm, sẳn sàng hi sinh cho nghĩa vụ của đất nước. Đó còn là cách thức sinh hoạt vật
chất và tinh thần, truyền thống đấu tranh của nhân dân xứ Nghệ trong xã hội phong
kiến nước Việt Nam thời kì đó. Cho nên khi đến với Nghệ Tĩnh phải nhìn cho toàn
cảnh từ những hình ảnh núi non, sông ngòi, làng mạc, đồn điền, cây cối... cho đến
những con đường to nhỏ, đến những thung lũng, những ngọn đồi, con dốc,… Nếu
người biết thưởng thức, thì tình cảm thiên nhiên trong cặp mắt ấy cũng không đến nỗi
thất vọng, có khi còn nảy sinh ý tứ thơ văn :
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh, nước biếc, như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô…?”
Nghệ Tĩnh cũng là nơi sản sinh rất nhiều anh hùng liệt nữ, và bao nhiêu người đã

hi sinh anh dũng cho chính nghĩa. Nếu hiểu rõ xứ Nghệ qua thơ văn, lịch sử, qua đời
sống sinh hoạt của nhân dân thì ta sẽ thấy tính cách rắn rỏi khô khan chỉ là một khía
cạnh nhỏ trong toàn bộ tính cách người Nghệ Tĩnh. Tuy họ không bộc lộ một cách ồn
ào hời hợt, nhưng lại suy nghĩ điềm tỉnh, sâu sắc cũng không kém phần cảm động thiết
tha. Dưới chế độ phong kiến, văn học chữ Nôm ít chú trọng đến cái đẹp của con người
và của quê hươg xứ sở mình. Nhưng đôi khi có trường hợp ngoại lệ, thỉnh thoảng cũng
có người biết yêu thiên nhiên và yêu con người thực tế. Chắc hẳn, từ ngày còn bé cậu
đồ Phan cũng đã có thể ngâm nga tâm niệm những tác phẩm của các bậc tiền bối nói
về nghĩa vụ lý tưởng của con người, về quê hương, đất nước, về đời sống nông thôn
nước nhà. Từ đó đã ảnh hưởng không ít đến nhận thức cũng như tư tưởng yêu nước
của ông.
Là một thành phần nhà Nho, Phan Bội Châu từ ngày “tóc còn để trái đào”, đã
được rèn luyện theo lối học cử tử. Từ thưở bé đã được hấp thụ một nền giáo dục rất
chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ sự
dạy dỗ chu đáo của ông thân sinh, lúc bấy giờ làm nghề dạy học. Từ ngày lên bảy đã
bắt đầu hiểu được kinh, truyện đến năm lên tám thì đã học cụ thể. Người ta vẫn gọi
những cậu học sinh có thiên chất như vậy là những cậu “thần đồng”. Phan Bội Châu
sớm có tinh thần yêu nước. Dù chỉ mới lên tám, Phan Bội Châu cũng muốn nêu gương
Trần Quốc Toản đánh đuổi quân Nguyên giúp Hưng Đạo Vương xưa kia, nên ông đã


tụ tập trẻ con lại đánh trận giả bằng chính súng đạn mà mình đã làm ra. Năm 9 tuổi đã
được sống giữa phong trào bình Tây sôi nổi nổ ra ở xứ Nghệ. Lớn lên trong lúc Pháp
đang thống trị Nam kỳ lục tỉnh, lại đánh Bắc, Trung. Năm 17 tuổi nghe tin Bắc kỳ
phong trào Cần Vương “ nổi dậy như ong” nữa đêm ông viết “Hịch bình tây thu Bắc”
đem dán ở cây to bên đường cái quan với lời lẽ rất thống thiết. Năm 19 tuổi nghe tin
vua Hàm Nghi phát hịch Cần Vương, Phan Bội Châu cùng bạn bè lập sĩ tử Cần Vương
đội.
Từ ngày thanh niên, Phan Bội Châu đã học hết trước thuật của các nhà nho tiền
bối viết về tình thế đất nước và trên thế giới. Ông đã tìm hiểu nghiên cứu rất nhiều

sách, đọc đến say mê. Tư tưởng dân chủ tư sản, gương hi sinh cho nước nhà của các
anh hùng xưa nay đã bồi bổ thêm vào công trình tu dưỡng nên nhà chí sĩ yêu nước họ
Phan. Bên cạnh đó, đều kiện sinh hoạt vật chất, văn hóa và chính trị của xứ sở đã ảnh
hưởng đến tính cách cũng như văn chương của Phan Bội Châu.
Có thể nhận định rằng, nhìn chung thi liệu sáng tác, cảm hứng sáng tác văn thơ
không tự dưng mà có. Ngoài những yếu tố tích cực tự rèn luyện của bản thân thì các
yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đối với việc hình thành nguồn cảm hứng
đó. Nhà văn, nhà chí sĩ cách mạng họ Phan đã không ngừng nổ lực trong cả cuộc đời
hoạt động cách mạng cũng như trong sự nghiệp thơ văn yêu nước của mình, chỉ với
mong muốn đến cuối đời vẫn là mang lại tự do cho quê hương, đất nước.


CHƯƠNG 2
CẢM HỨNG YÊU NƯỚC QUA NỘI DUNG THƠ
PHAN BỘI CHÂU
2.1 Thơ Phan Bội Châu dạt dào tình cảm yêu nước
Tinh thần yêu nước vốn là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn xưa. Khi
đọc các tác phẩm thơ văn của Phan Bội Châu, có thể nói vấn đề nổi bật đó là tinh thần
yêu nước. Cảm hứng yêu nước đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học
cách mạng Việt Nam nói chung và trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Phan Bội
Châu nói riêng. Nó cũng trở thành đề tài khơi nguồn cho nhiều sáng tác thơ văn yêu
nước ra đời. Cảm hứng yêu nước không chỉ thể hiện ở một phương diện nào đó mà nó
được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, và mỗi nhà văn nhà thơ đều có cách thể
hiện cho riêng mình. Mỗi bài thơ là một nỗi lòng, mỗi câu văn là một tâm sự. Cả cuộc
đời của Phan Bội Châu sống chiến đấu chỉ vì một mục đích cao cả đó là giải phóng
dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự áp bức của bọn thực dân.
Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, tư
tưởng yêu nước đã thấm nhuần trong con người ông. Trước hoàn cảnh đất nước bị mất
chủ quyền, nhân dân lầm than dưới gót giày của bọn thực dân Pháp xâm lược. Hiện
thực Việt Nam lúc bấy giờ là là mối lo lớn, nỗi bận tâm sâu sắc nhất của Phan. Hoàn

cảnh đất nước hiện tại khiến ông đau xót vô cùng. Ông đau đời, lo cho đời, bộc lộ sự
căm phẫn đối với những kẻ bán nước và luôn ca ngợi những tấm gương anh hùng cứu
nước. Tất cả những hoài bảo những mong muốn về một đất nước tốt đẹp được nhà thơ
chuyển tải, bộc bạch chân thành qua những câu thơ đã trở thành nguồn cảm hứng bất
tận xuyên suốt trong thơ ông – cảm hứng yêu nước.
Đến với thơ Phan Bội Châu, yêu nước không phải là những gì cao xa vĩ đại mà đó
là những gì quen thuộc, rất giản dị gần gũi, gắn bó với nhân dân hơn những sáng tác
trước của các bậc tiền bối. Nó không đơn giản là tình cảm yêu nước bình thường khi
nghĩ về đất nước, mà nó là sự tự hào về truyền thống dân tộc đã một thời quá khứ vàng
son đồng thời đó còn là sự tự hào về những vẻ đẹp của quê hương đất nước. Yêu nước
là một nội dung chủ yếu của nền văn học Việt Nam, từ khi văn học viết ra đời nội
dung đó không ngừng phát triển và ngày càng mở rộng mang nhiều sắc thái mới. Tìm
hiểu thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu, chúng ta sẽ nhận thấy rõ điều đó.


Cũng là một nhà Nho nhưng quan niệm yêu nước của Phan tiến bộ hơn, cụ thể
hơn các nhà Nho tiền bối lúc bấy giờ. Các nhà Nho xưa quan niệm nước là của vua và
yêu nước đồng nghĩa là phải yêu vua, phải “trung quân ái quốc”. Nhưng yêu nước theo
quan niệm của Phan Bội Châu không nhất thiết là phải yêu vua, đất nước này theo ông
càng không phải của vua và cũng không phải của riêng một ai, mà nó là đất nước của
chung tất cả. Để có một đất nước hoàn toàn tự do là do công sức của tất cả mọi người
chứ không phải của một cá nhân nào đó. Cho nên chống giặc cứu nước là vì nòi giống
dân tộc Việt Nam chứ không vì một triều đại hay dòng họ nào cả. Vì thế mà yêu nước
không phải chỉ là tình cảm bất chợt khi nghĩ về quê hương đất nước, cũng không nhất
thiết là phải trung với vua mà nó đã được nâng lên thành một thứ tình cảm sâu sắc hơn,
thiết tha và da diết hơn trong lòng một “người dân không nước”. Yêu nước đối với
Phan Bội Châu được biểu hiện rất tự nhiên chân thực không bay bổng cao xa mà hết
sức giản dị gần gũi. Tình cảm đó được thể hiện qua tấm lòng của ông đối với đất nước,
yêu nước là yêu vẻ đẹp của đất nước, yêu con người trên quê hương xứ sở, và cả lòng
tự hào về một truyền thống lịch sử đấu tranh anh dũng của đất nước mình. Bên cạnh

lòng tự hào về truyền thống về lịch sử của đất nước, thì yêu nước nó còn có nỗi xót xa
đau lòng trước tình cảnh mất nước, trước cảnh xóm làng bị xâm lược, tàn phá một
cách thô bạo của bọn thực dân.
Khi nói về đất nước, các sáng tác của những nhà Nho trước còn lúng túng đôi khi
e ngại bởi họ còn chịu ảnh hưởng của quan niệm cũ. Là một nhà Nho, Phan Bội Châu
không thể tránh khỏi những ảnh hưởng ít nhiều của quan niệm phong kiến xưa. Nhưng
đến với thơ Phan, ta nhận thấy ông đã có sự tiến bộ và đã biết phá bỏ những cái lạc
hậu không còn phù hợp để tìm đến những cái mới lạ. Sự tiến bộ đó được thể hiện qua
tình yêu quê hương đất nước một cách chân thật, gần gũi, bình thường nhưng rất sâu
sắc. Và tất cả những điều đó được nhà thơ truyền tải vào các sáng tác của mình như
một công cụ để bày tỏ tình cảm đối với đất nước. Trước hết, ta thấy Phan Bội Châu
say sưa cất lên tiếng nói tự hào về cái đẹp của quê hương đất nước, thể hiện lòng tự
tôn dân tộc :
“Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng


Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi, dạ dưa, ruột tằm”
(Ái quốc ca)
Phan Bội Châu yêu nước là yêu non sông gấm vóc, yêu dân tộc anh hùng, tự hào
về truyền thống anh dũng của ông cha ta, về những vẻ đẹp của đất nước qua hàng ngàn
năm lịch sử. Gởi gắm vào đó cả một tấm tình, yêu thương thắm thiết đối với quê
hương xứ sở. Yêu nước và nhớ nước, nhà chí sĩ họ Phan đã đau lòng khi nhìn thấy
từng phần của đất nước yêu quý dần dần rơi vào tay giặc Pháp. Và khi nhắc đến Nam
Kỳ rơi vào tay giặc, đau xót ông đã thốt lên những tiếng căm hờn :

Than ôi ! Lục tỉnh Nam Kỳ,
Nghìn năm cơ nghiệp còn gì hay không ?
Mịt mù một dãi non sông…
Hỏi ai, ai có đau lòng chăng ai ?
(Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư)
Càng yêu đất nước bao nhiêu thì ông lại càng tự hào về những con người đã làm
nên lịch sử, đã tạo dựng một đất nước“ Trang nghiêm bốn mặt sơn hà” với bờ cõi,
phong tục, tập quán riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Để có được điều đó biết bao người
đã không tiếc máu xương, anh dũng hi sinh đấu tranh giành độc lập như hôm nay.
Nhưng giang sơn ấy đang ngày càng bị tàn phá bởi thế lực tàn bạo của kẻ thù, trong
hoàn cảnh đó là con dân của đất nước hỏi sao không đau lòng, căm phẫn cho được ?
“Trải mấy lớp tiền vương dựng mở,
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa.
Biết bao công của người xưa,
Gang sông tấc núi, dạ dưa ruột tằm”
(Ái quốc ca)
Lòng yêu nước của Phan còn biểu hiện là niềm tự hào về nòi giống con Rồng
cháu Tiên, về lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc mình từ ngàn xưa. Vì có chung
dòng máu, cội nguồn nên chúng ta phải đoàn kết yêu thương nhau cùng chống lại bọn
thực dân cướp nước để bảo vệ nền hòa bình cho nhân loại. Nhân dân ta luôn tự hào là
con cháu dòng dõi Hùng Vương anh dũng bất khuất :


×