Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Những vấn đề được đặt từ cái nhìn về người phụ nữ trung quốc hiện đại qua nhân vật thanh hồ trong tác phẩm cáo xanh( vươ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.29 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHAN HỒNG ĐẬM
MSSV: 6076416

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRUNG QUỐC HIỆN ĐAI QUA NHÂN VẬT THANH HỒ
TRONG TÁC PHẨM CÁO XANH CỦA VƯƠNG MÔNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Trương Thị Kim Phượng

Cần Thơ, 5-2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Tên đề tài:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ CÁI NHÌN VỀ
NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI QUA
NHÂN VẬT THANH HỒ TRONG TÁC PHẨM CÁO XANH
( VƯƠNG MÔNG )

Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

Phần hai: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VƯƠNG MÔNG
VÀ TÁC PHẨM CÁO XANH
1.1 Tác giả Vương Mông
1.1.1

Cuộc đời

1.1.2

Sự nghiệp văn chương

1.2 Tác phẩm Cáo Xanh (Vương Mông)
1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác
1.2.2 Ý nghĩa nhan đề
1.2.3 Đề tài
1.2.4 Chủ đề tác phẩm
1.2.5 Tóm tắt tác phẩm
1.2.6 Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật
1.2.6.1. Nội dung
2


1.2.6.2. Nghệ thuật
1.2.7 Bối cảnh xã hội Trung Quốc trong Cáo Xanh


Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG QUỐC
TRONG CÁO XANH VÀ VẤN ĐỀ RA ĐỐI VỚI
NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
THÔNG QUA TÁC PHẨM CÁO XANH

2.1 Người phụ nữ trong quan niệm tư tưởng phương tây và đông
2.1.1 Phụ nữ trong tư tưởng cổ truyền phương Tây
2.1.2 Phụ nữ trong quan niệm cổ truyền phương Đông
2.2 Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm Cáo Xanh
2.2.1 Thân phận của những người phụ nữ trong Cáo Xanh
2.2.1.1

Những thân phận đắm mình trong nỗi cô đơn.

2.2.1.2

Những thân phận bé mọn, truân chuyên.

2.2.2 Tính cách nổi bật của người phụ nữ Trung Quốc trong tác
phẩm Cáo Xanh.
2.2.2.1 Dám ước mơ, dám cống hiến
2.2.2.2 Khát khao tình yêu, hạnh phúc
2.3 Những vấn đề đặt ra từ cái nhìn của Vương Mông cho người phụ nữ
Trung Quốc hiện đại qua Cáo Xanh (Vương Mông)
2.3.1 Người phụ nữ với tình yêu, hạnh phúc gia đình và vị trí xã hội
* Tình yêu, hạnh phúc và danh phận của người phụ nữ trong đời
sống hiện đại
* Phải biết dung hòa trách nhiệm được trách nhiệm với gia đình và
quyền lợi của bản thân, giữa tình yêu và hạnh phúc.

2.3.2 Người phụ nữ với cảm xúc tính dục

Phần ba: PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
3


Vương Mông là một hiện tượng văn học có tính tích cực xã hội cao. Ông không
ngần ngại đi sâu vào đề tài chính trị, viết về những vấn đề gai góc, ông không bao giờ
ngừng tìm tòi sáng tạo, thử nghiệm nhiều cách viết khác nhau, không ngừng khám phá
những khả năng khác nhau của văn chương nhưng vì là một tác gia nước ngoài nên
không nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của ông. Vì vậy để lý giải được đầy đủ về Vương Mông cũng như đứa con
tinh thần của ông: Cáo Xanh cần phải có sự hiểu biết nhất định về hoàn cảnh lịch sử xã
hội Trung Quốc trong những năm cuối thập niên 50 đến những thập niên cuối của thế
kỷ XX. Ra đời vào những năm 2000-2003 của thế kỷ XXI nhưng tác phẩm đề cập đến
xã hội Trung Quốc những năm sau Cách mạng Văn hóa (từ năm 1966 thông qua vào
năm 1976), Cáo Xanh đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Vương
Mông trong thời kỳ mới. Tác phẩm không những thể hiện được thành công của
Vương Mông ở phương diện nội dung phản ánh xã hội mà còn ở phương diện nghệ
thuật nó đạt đến đỉnh điểm. Bởi lẽ trong tác phẩm này, nhà văn xây dựng những nhân
vật đạt tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Nếu như Three Sisters của nhà văn Bỉ Phi Vũ là câu chuyện hấp dẫn về tình yêu và
những xung đột quen thuộc của con người trong và sau Cách mạng Văn hóa, “Hảo nữ
Trung Hoa” của Hân Nhiên là bức tranh đa diện về quan niệm tình yêu, hạnh phúc của
những người phụ nữ Trung Quốc thì Cáo Xanh của Vương Mông đã tạo nên bức tranh
chân thực và sinh động về đời sống văn hóa nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng
ở Trung Quốc thời hậu Cách mạng Văn hóa. Trong Cáo Xanh có rất nhiều vần đề
được Vương Mông đề cập sâu sắc nhưng ấn tượng với người viết hơn cả là vấn đề cái

nhìn về của ông người phụ nữ Trung Quốc hiện đại. Chính vì thế khi chọn đề tài
“Những vấn đề được đặt từ cái nhìn về người phụ nữ Trung Quốc hiện đại qua
nhân vật Thanh Hồ trong tác phẩm Cáo Xanh( Vương Mông)”, người viết muốn
góp một chút tâm huyết, một phần hiểu biết của mình vào cái nhìn về người phụ nữ
trong Cáo Xanh để thấy được những thông điệp quý báu mà tác giả gửi gắm cho
những người phụ nữ hiện đại như chúng ta.

2. Lịch sử vấn đề:

4


Vương Mông là một nhà văn mới đối với độc giả và các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Độc giả Việt Nam biết đến Vương Mông qua các tác phẩm như Hồ Điệp, Khó Lúc
Gặp Nhau, Cháo Cứng, Chiếc Lá Phong, Tiến Mùa Xuân, Điều Quý Báu Nhất… Vì là
nhà văn nước ngoài nên những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm về ông
hầu như rất ít, chỉ xuất hiện những bài viết rải rác trên mạng và một số bài trong các
sách giới thiệu một giai đoạn hoặc một thời kỳ văn học Trung Quốc. Vì vậy để tìm
kiếm những bài viết nghiên cứu hoặc đề cập đến cái nhìn về người phụ nữ hiện đại
trong tác phẩm của Vương Mông hầu như không có. Với lại Cáo Xanh là một tác
phẩm văn học nước ngoài được dịch giả Nguyễn Bá Thính dịch lại nên người viết tiếp
cận tác phẩm một cách gián tiếp thông qua dịch giả. Vì thực tế tìm hiểu cái nhìn về
con người phụ nữ trong tác phẩm của Vương Mông cũng gặp nhiều khó khăn và hạn
chế, ý định do không có điều kiện tiếp xúc và đối chiếu với các bản gốc.
Tên đề tài của luận văn đã cho thấy đối tượng mà luận văn hướng tới là “người phụ nữ
hiện đại”, đây là vấn đề của ngày hôm nay, thời hiện đại. Do đó những công trình
nghiên cứu về nó thật ra chưa đủ nhiều để góp thành lịch sử. Vì vậy người viết gặp
không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu. May mắn là ở Việt Nam vấn đề cái nhìn
về con người đặc biệt là người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại đã được một số tác giả
nhắc đến, nhờ đó mà người viết cũng có những lý luận đối chiếu để nghiên cứu đề tài.

Người viết xin điểm qua một số bài viết và công trình nghiên cứu đã được nghiên cứu:
Trên các báo và tạp chí: “Nhân vật phụ nữ ba đảm đang qua sáng tác của một số nhà
văn nữ” của cùng một tác giả là Lê Thị Đức Hạnh Tạp chí Văn học số 9 năm 1968 .
Tạp chí Văn học số 1 năm 1978: “Nhìn qua những tác phẩm viết về đề tài phụ nữ
trong văn học chữ Hán thế kỉ XVIII đến đấu thế kỉ XIX” của Trần Thị Băng Thanh.
Trên các trang báo điện tử, có một số bài viết về sáng tác của các nhà văn nữ đương
đại Việt Nam nhưng rất ngắn gọn, chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận, như “Phụ nữ nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới” trên
www.hanoi.vnn.vn. Bài viết này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát diện mạo các nhân
vật nữ trong một giai đoạn mà nền văn học Việt Nam khởi sắc trên tinh thần đổi mới.
Cũng viết về đề tài nhân vật phụ nữ trong văn học thời kì đổi mới Đào Đồng Điện có
tiểu luận “Phụ nữ là … đàn bà” đăng trên www.tuoitre.com. Trong bài viết này, tác
giả chỉ ra điểm khác biệt cơ bản của nhân vật nữ trong văn xuôi đổi mới và trong văn
xuôi cách mạng. Khi nhìn nhận người phụ nữ ở những cái thuộc về thiên tính, các nhà
5


văn hôm nay quan tâm vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ và những nhu cầu bản năng của
họ. Những “lạch đào nguyên”, những “tòa thiên nhiên” là vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa
ban cho người phụ nữ. Đây cũng là một điểm khác biệt cơ bản của nhân vật nữ trong
văn xuôi đổi mới và trong văn xuôi cách mạng. Con người nói chung và người phụ nữ
nói riêng trong văn học cách mạng đều rất đẹp nhưng đó là vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp toát
ra từ những phẩm chất cao quí như lòng dũng cảm, sự hi sinh... Dễ nhận thấy khi mô
tả ngoại hình nhân vật nữ, nhà văn cách mạng thường chọn mô tả mái tóc. Đây là bộ
phận vừa thể hiện được vẻ đẹp nữ tính lại vừa “an toàn”. Hơn nữa mái tóc dài đối với
người phụ nữ Việt Nam truyền thống đã nhuốm vẻ đẹp tinh thần và có tính tượng
trưng cao. Trong xã hội hôm nay, tóc tai không còn nhiều giá trị khu biệt về giới tính
nữa. Cho nên các nhà văn quan tâm hơn đến làn da, bầu vú, cặp mông, đôi chân,
những đường cong cơ thể…Đây là những so sánh rất thú vị, gợi cho người đọc những
suy ngẫm về xu hướng tìm lại con người ở những đặc trưng bản thể và khát khao trần
thế của văn học hiện nay.

Tiểu luận “Phụ nữ và văn chương” của Châm Khanh trên www.tienve.org có tính chất
tổng kết và lí giải hiện tượng phụ nữ tìm đến nghề sáng tác văn chương ngày càng
đông.
Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu: có luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Tâm Hoài
bảo vệ tại Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh năm 2005 với đề tài: “Cái nhìn nghệ
thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội Nhà văn
Việt Nam”. Công trình này cũng nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học, nhưng chỉ
giới hạn trong ba tiểu thuyết của ba nhà văn nam: Nguyễn Khắc Trường, Dương
Hướng, Bảo Ninh.
Với việc điểm qua những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy cái nhìn về người phụ nữ
trong sáng tác của các nhà văn đã từng được quan tâm theo dõi. Các tác giả đề cập đến
vấn đề người phụ nữ trong văn học ở các mức độ, góc độ khác nhau. Nhưng nhắc đến
hình ảnh người phụ nữ hiện đại nói chung và trong sáng tác của Vương Mông nói
riêng là hoàn toàn không có. Vì vậy những công trình nghiên cứu trên chỉ với tính chất
tham khảo giúp người viết có được những kiến thức cần thiết để đi vào và giải quyết
những vấn đề có tính chất lý luận, còn phần lớn công việc phải dựa vào nổ lực của bản
thân trong việc đọc hiểu tác phẩm là nghiên cứu thêm các tài liệu khác.

6


3. Mục đích và yêu cầu:
3.1 Mục đích :
Nghiên cứu về đề tài này, người viết nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá những nét
mới lạ độc đáo về cái nhìn của Vương Mông về người phụ nữ Trung Quốc hiện đại.
Trong tác phẩm Cáo Xanh, cung cấp cho bản thân người viết những kiến thức cần thiết
về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Trung Quốc hiện đại. Mặt khác, người viết
có được cái nhìn khác toàn diện về tài năng và phong cách của Vương Mông, một
trong những nhà văn học nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc hiện đại.


3.2 Yêu cầu:
Luận văn đặt ra nhiệm vụ là cần giải quyết thoả đáng các yêu cầu cơ bản:
+ Về quan điểm: cũng cố, làm rõ hơn cái nhìn về người phụ nữ trong cuộc sống, trong
học Trung Quốc, đặc biệt là thông qua một tác giả cụ thể (Vương Mông), một tác
phẩm cụ thể (Cáo Xanh).
+ Về kiến thức: cần làm sáng tỏa hai vấn đề. Thứ nhất, quan niệm nghệ thuật là cái
nhìn về người phụ nữ trong tác phẩm của Vương Mông nói riêng và cái nhìn về phụ nữ
nói chung. Thứ hai, cái nhìn về người phụ nữ được thể hiện qua tác phẩm Cáo Xanh
như thế nào và có ý nghĩa gì?
+ Về thực tiễn: cụ thể hoá cái nhìn người phụ nữ Trung Quốc hiện đại qua tìm hiểu,
khảo sát các nhân vật trong tác phẩm Cáo Xanh, tiêu biểu là Thanh Hồ, Tử La Lan…

4. Phạm vi nghiên cứu:
Để đi đến sự thành công trong bất kỳ nghành khoa học hay nghiên cứu khoa học nào,
cũng có phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhất định. Việc làm này giúp người viết xác
định đúng đối tượng và khả năng tìm hiểu của mình về vấn đề được đặt ra. Đồng thời
cũng giúp người đọc tiếp xúc với vấn đề một cách chủ động và tăng sức thuyết phục,
hấp dẫn dành cho người đọc. Ở đề tài “Những vấn đề được đặt ra từ cái nhìn về
người phụ nữ Trung Quốc hiện đại qua nhân vật Thanh Hồ trong tác phẩm Cáo
Xanh( Vương Mông)”, người viết chỉ đi vào nghiên cứu ở phạm vi cái nhìn của nhà
văn đối với phụ nữ và ý thức về thân phận của người phụ nữ trong tác phẩm Cáo
Xanh.

5. Phương pháp nghiên cứu :
7


Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, người viết đưa ra những
phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết luận văn này như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm làm

rõ các vấn đề về: tác giả, tác phẩm và những đặc điểm của xã hội và văn học đương
đại Trung Quốc.
- Phương pháp thống kê phân loại: Trước hết tiến hành thống kê toàn bộ những tài
liệu liên quan . Đó là cơ sở khoa học cho những nhận định, kết luận của luận văn. Qua
kết quả thống kê phân loại người viết có thể rút ra những nhận xét một cách chính xác,
khách quan và khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp- bình:
Trên cơ sở của việc thống kê, phân loại, còn tiến hành phân tích, hệ thống hóa. Dựa
vào kết quả của sự phân tích, người viết sẽ tổng hợp để rút ranhững kết luận khái quát.
Trong quá trình đó có sử dụng phương pháp bình. Đây không phải là phương pháp chủ
yếu mà đây chỉ là cách tiếp cận sâu hơn khi cần khái quát tư duy của các tác giả
Vương Mông.
Ngoài những phương pháp cơ bản trên đây, trong quá trình nghiên cứu còn vận dụng
một số phương pháp liên ngành như: lí luận văn học, văn học sử, phong cách học,
phương pháp so sánh.v.v...

8


PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VƯƠNG MÔNG
VÀ TÁC PHẨM CÁO XANH

1.1 Tác giả Vương Mông
1.1.1 Cuộc đời:
Vương Mông sinh năm 1934 tại Bắc Kinh song quê quán ông thuộc Nam Bì- Hà
Bắc.
Vương Mông tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ: từ năm 11 tuổi (năm 1945) ông đã
bắt đầu liên lạc với đảng viên hoạt động bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 14 tuổi (năm 1948) Vương Mông được bầu là đảng viên của Đảng cộng sản
nhưng hoạt động bí mật.
Năm 16 tuổi (năm 1950) tham gia công tác Đoàn thanh niên.
Đến năm 18 tuổi (năm 1952) được bầu làm cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 19 tuổi (1953) cho ra mắt tác phẩm đầu tay “Tuổi xuân muôn năm” và bộ tiểu
thuyết: “ Thanh niên vạn tuế” , ông theo nghề viết văn và nổi tiếng từ đó.
Năm 1956 ông viết truyện vừa “Người trẻ tuổi mới về phòng Tổ chức”: khắc họa sinh
động sự xung đột giữa một người trẻ tuổi trong sáng, đầy nhiệt tình và lý tưởng với
những cán bộ lớn tuổi quan liêu và lọc lõi ở một cơ quan Đảng. Vì tác phẩm này ông
bị quy là phần tử phái hữu.
Năm 1958 ông bị đưa đi lao động cải tạo ở ngoại ô Bắc Kinh.
Năm 1963 bị đưa lên Tân Cương sống và làm việc ròng rã 16 năm trời. Suốt thời kỳ
Cách mạng văn hóa ông không được cầm bút.
Mãi đến năm 1978 mới được in tác phẩm và được triệu về làm việc ở Bắc Kinh.
Ông đã từng công tác ở Hiệp hội Nhà văn Bắc Kinh, chủ biên tờ Nhân dân Văn
học. Năm 1985 được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông

9


từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa từ 1986 đến 1989. Hiện tại Vương Mông là Phó
Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc.

1.1.2 Sự nghiệp văn chương:
Vương Mông là nhà văn có tính tích cực xã hội cao, không ngần ngại đi sâu vào
đề tài chính trị, viết về những vấn đề gai góc. Ông không bao giờ ngưng tìm tòi sáng
tạo, thử nghiệm nhiều cách viết khác nhau, không ngừng khám phá những khả năng
khác nhau của văn chương. Như ông nói lời cuối truyện “Sáu cây cầu trên đê mùa
xuân”: “Tôi không sao chịu đựng nổi sự lặp lại lâu dài một điệu nào đó, bất kể là
người khác hay chính mình”. Văn ông thấm đẫm một ý chí hướng thiện mãnh liệt, toát

lên một tâm hồn cao cả và nhân hậu.
Không những thế, sự chân thực của Vương Mông khiến chúng ta kính trọng, và đó là
điều khiến các nhà phê bình đánh giá cao “Vương Mông tự truyện”, cho rằng nhà văn
nên soi chiếu nội tâm của mình bằng một thái độ tự tinh, dũng cảm đối diện với chính
mình. Bản thân Vương Mông thì nói: “Hồi ức của tôi đối diện với tổ tiên, đối diện với
cha mẹ, thầy bạn, đối diện với ân đức của thời đại, của mọi phương, đồng thời đối
diện với lịch sử, với tương lai, với đất trời nhật nguyệt, với bãi bờ sông bể, núi non,
đối diện với hàng ngàn hàng triệu độc giả hôm nay và ngày mai; cứ coi là tôi nói ra
những gì sâu xa nhất, chân thực nhất, song dù thế nào vẫn chưa đủ chân thực, chưa
đủ sâu xa, mãi mãi không làm được trọn vẹn, tôi vẫn cảm thấy có lỗi với bạn đọc và
lịch sử. Tôi làm sao có thể chỉ nói những gì có lợi cho mình? Tôi làm sao có thể vẫn
giấu đi ý này tứ khác?... Tôi phải nói ra, tôi phải nói với các bạn”[24; tr 45-46]. Ông
như đắm chìm vào một hồi ức không thể tự thoát ra được; thương cảm, đa tình, khoáng
đạt- sở dĩ hồi ức của ông không tầm thường là vì ông biết rằng trí nhớ là cần phải duy
trì, lưu lại rất nhiều ký ức. Ông cho rằng như vậy sẽ giúp lớp trẻ hiểu được những
kinh nghiệm mà cha anh họ từng trải qua để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn.
Ông luôn thiết tha và tâm huyết với nghiệp cầm bút. Ông đã từng phát biểu trong lần
gặp gỡ bàn chuyện triết lý làm người ngày 24-11-2003 tại Đại học Xâm Hội Hồng
Kông (khách mời còn có Kim Dung) : “May thay ở tôi nhu cầu cầm bút đã luôn như
là một nhu cầu được thở. Tôi cho rằng một trong những năng lực đáng kể nhất ở tôi
chính là luôn tìm cách nói ra được những điều khó nói. Trong suốt thời kỳ làm bộ
trưởng, bất cứ lúc nào nếu rảnh thì dù chỉ có được 20 phút hay một giờ tôi cũng vẫn

10


tranh thủ viết”. Có như thế ông mới viết nên những trang văn tinh tế thấm đẫm hơi thở
cuộc sống đi sâu vào lòng độc giả suốt thời gian qua.
Từ 1955 đến nay, Ông đã xuất bản trên 60 tác phẩm gồm sáu tiểu thuyết, mười tập
truyện ngắn cùng nhiều tập thơ, tản văn, tiểu luận. Sáng tác của ông đã được dịch ra 21

thứ tiếng. Từ năm 1980 đến nay ông có dịp được viếng thăm nhiều nước trên thế giới.
Năm 1986 ông là khách danh dự của Hội nghị Văn bút quốc tế lần thứ 48 tại New
York.
Năm 1993 được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard.
Ông đã được trao nhiều giải thưởng văn học của Trung Quốc và quốc tế.
* Tác phẩm tiêu biểu:
- Tiểu thuyết: Tuổi xuân muôn năm, Hoạt động biển nhân hình, Phong cảnh bên này,
loạt truyện về Mùa gồm bốn cuốn Mùa tình yêu, Mùa thất thường, Mùa trù trừ, Mùa
cuồng hoan, Cáo xanh…v.v.
-Tập truyện vừa: Hồ điệp, Mưa đông, Hồ sâu, Chiếc áo hoa lụa tím để dưới đáy hòm,
v.v..
-Bình luận: Mạn đàm về sáng tác tiểu thuyết, Tuyển chọn văn học báo cáo và tiểu
thuyết, v.v.
* Giải thưởng văn học:
- Giải truyện vừa ưu tú toàn quốc lần thứ nhất và thứ hai của Trung Quốc ( Hồ điệp và
Khó lúc gặp nhau ).
- Giải truyện ngắn ưu tú toàn quốc của Trung Quốc: Điều quý báu nhất (1978), Dằng
dặc tấc lòng cỏ (1979), Tiếng mùa xuân (1980).
- Giải Trăm hoa lần thứ ba với truyện ngắn Cháo cứng và lần thứ chín cho tác phẩm
truyện ngắn Chiếc lá phong.
- Giải Văn học báo cáo ưu tú toàn quốc lần thứ 3 cho tác phẩm Sóng lòng khi thăm
Liên Xô.
- Tháng 12/2006, Vương Mông được Báo “Đọc sách Trung Hoa” bình chọn là
“ Nhà văn của năm 2006”.
- Giải thưởng văn học quốc tế Premio Letterario Internationale Motello của Italia
(1987).
- Giải thưởng Hòa bình và Văn hóa của Hội Soka Gakkai (Nhật Bản).

11



1.2 Tác phẩm Cáo Xanh (Vương Mông):
1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác:
Lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc 1966, thai nghén trong
ba năm(2000-2003), tác phẩm Cáo Xanh của nhà văn Vương Mông đã chính thức ra
mắt bạn đọc và nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Tác giả bắt đầu sáng tác vào
những ngày cuối tháng 2 năm 2000 tại Bắc Kinh và hoàn thành tác phẩm tại Trại sáng
tác Bắc Đới Hà vào tháng 8 năm 2003.

1.2.2 Ý nghĩa nhan đề:
Có nhiều cách lý giải cho nhan đề của tác phẩm Cáo Xanh, ở đây người viết lý giải
như sau: cáo là hồ ly, một loài cáo. Cáo thì phải “mềm dẻo”, “trơn tru”, vì vậy có thể
phình to như con voi mà cũng có thể bé bằng con chuột. Cáo là loài thông minh, tinh
khôn, chúng có thể hút tinh hoa của nhật nguyệt, có thể thâu tóm cái đẹp lạ của núi
sông. Chính vì thế cáo có thể khiến người ta yêu thích, hài lòng nhưng cũng khiến
nguời ta nổi giận, bực bội. Cáo thuộc phái nữ, xinh đẹp, nhỏ nhắn rất đổi thần bí và kỳ
diệu. Cáo xanh không chỉ là con cáo có sắc lông xanh mà là vì nó luôn tắm mình dưới
ánh trăng, là vì nó có một cặp mắt xanh sâu thẳm dưới một không gian bao la mang
màu ánh sáng xanh nhàn nhạt… Vương Mông cho nhân vật nữ chính của mình mang
tên Thanh Hồ và tên tác phẩm là Cáo Xanh như muốn gửi gắm niềm tin rằng: Lư Sảnh
Cô (Thanh Hồ) và những người phụ nữ hiện đại nên biết tận dụng sự hiểu biết, tri thức
và quyến rũ của mình để tạo được những nét khác biệt với những thế hệ phụ nữ trước
đây: tìm được vị thế, danh phận của người phụ nữ trong xã hội đồng thời làm tròn
được thiên chức của người phụ nữ trong gia đình để đảm bảo tình yêu và hạnh phúc
bản thân như loài cáo luôn biết chiếm giữ vẻ đẹp đất trời, tinh hoa nhật nguyệt.

1.2.3 Đề tài:
Viết về hiện thực cuộc sống của người văn nghệ sỹ, đặc biệt là những người phụ nữ
với tình yêu và vị thế trong xã hội mới.


1.2.4 Chủ đề tác phẩm:
Lấy bối cảnh là xã hội Trung Quốc trong và sau cuộc cách mạng, tác phẩm đề cập
đến số phận của những người theo nghiệp cầm bút nói chung, những người phụ nữ
Trung Quốc trong cuộc sống mới nói riêng. Qua đó thể hiện được những bâng khuâng
và suy nghĩ của họ về tình yêu, hạnh phúc gia đình và sự phát triển sự nghiệp của bản
thân khi mà vị thế của người phụ nữ đã hoàn toàn khác trước.
12


1.2.5 Tóm tắt tác phẩm:
Truyện viết về các nhân vật như: Thanh Hồ ( Lư Sảnh Cô), Tiểu Ngưu, Dương Cự
Đĩnh, Tiền Văn, Bạch Hữu Quang, Tử La Lan…Từ nhỏ, Lư Sảnh Cô luôn bị dò xét,
nghi ngờ và gặp không ít khó khăn trong cuộc sống vì mái tóc vàng và ngoại hình
“giống như một con hồ ly” [23; tr.10] của mình, người ta gọi cô là con lai, con đầm,
búp bê tây…
Cô sống với mẹ và bố dượng ( từ lâu đã bị liệt nằm một chổ) trong một ngôi nhà cũ kỹ
và nghèo khó. Lúc trẻ cô trải qua nhiều mối tình nhưng kết quả đều không mấy gì tốt
đẹp. Năm cô học năm thứ 2 đại học, một thầy trợ giáo chính trị chuyển đến và say cô
như điếu đổ. Không bao lâu sau tình cảm của hai người bị đồn khắp trường, kết quả là
thầy trợ giáo bị điều sang công tác ở Công đoàn nhà trường. Cô và anh ta vẫn liên lạc
thường xuyên cho đến một ngày cô “ ngất lịm” trong tay anh và tỉnh dậy trên giường
của anh. Chuyện cô có chửa hoang khiến cô phải viết tờ tường trình. Người ta “ bóng
gió” để cô chứng minh mình bị bỏ thuốc mê và tố giác thầy trợ giáo. Cô thừa hiểu
rằng hoặc là thầy trợ giáo bị vạch tội hoặc là cả hai cùng bị liệt vào phần tử hư hỏng và
lúc đó cô sẽ bị buộc ra trường trước thời hạn. Cuối cùng cô quyết định để trọn đời cô
mình ray rứt, ân hận. Một năm sau, cô lấy một vị tiểu lãnh đạo góa vợ. Vì cô mong có
được cuộc sống bình thường như bao người phụ nữ khác: cô được trang trải đủ đầy về
đời sống vật chất nhưng đời sống vợ chồng không hạnh phúc. Bởi lẽ, chồng cô lúc nào
cũng nhắc về người vợ trước của anh ta, ngay cả khi ông đang ngủ với cô. Có lần giận
nhau , cô đẩy ông từ giường xuống đất khiến ông mất chiếc răng cửa. Rồi chồng cô

mất vào một ngày mùa đông, không ai tin vào “thuyết cảm mạo” của cô, không ai chấp
nhận rằng chồng cô chết là do cảm lạnh. Người ta cho rằng chồng cô do bị cô đẩy từ
giường xuống đất mới làm ông nhiễm lạnh mà chết. Từ đó dường như “sao Bạch Hổ”
chiếu xuống đời cô, cô mang tiếng sát phu…Tiếp đến là Tiểu Ngưu- nhỏ hơn cô 2
tuổi, vừa tốt nghiệp đại học. Tình yêu và thành ý của Tiểu Ngưu khiến cô xao xuyến
và chấp nhận lấy anh ta sau cái chết của chồng chưa đầy một năm. Sự lưu manh và
thiếu hiểu biết của Tiểu Ngưu khiến đời sống vợ chồng trở nên bất hòa, đồng sàng
nhưng dị mộng. Sau nhiều lần xảy ra mâu thuẩn, Tiểu Ngưu bỏ đi. Sống một mình cô
giành hết tâm sức cho truyện ngắn Xa Xôi (sau này đổi thành A Trân).

13


Vào cuối những năm 70, khi Thanh Cô đã bước qua tuổi 39 bản thảo truyện ngắn của
cô nhiều lần được gởi đi nhưng liên tục bị gửi trả lại. Sau nhiều lần bị các tạp chí lớn
từ chối cô gửi bản thảo cho một tạp chí nhỏ và nhanh chóng được đăng với tên gọi mới
là A Trân (tên nữ nhân vật chính). Sau khi truyện được đăng, phản ứng của giới văn
chương và độc giả khá tốt, họ cho rằng cô là “luồng gió mới trong lành”. Các nhà xuất
bản, toà soạn trước đây từ chối cô nhanh chóng tìm đến cô để hẹn cô gửi bản thảo…Từ
sự kiện đó cô chính thức bước chân vào văn đàn Trung Quốc và nhanh chóng trở thành
ngôi sao mới về văn học trong mắt mọi người. Trong thời gian này cô được tiếp xúc
với tầng lớp trí thức, với những văn nghệ sỹ như: Bạch Hữu Quang, Lý La Lan, Tuyết
Sơn, Tiền Văn, Lý Tú Tú, Mễ Kỳ Nam…nhờ vậy mới biết giới văn nghệ nhiều mâu
thuẫn và xung đột khiến Thanh Hồ (lúc này đã đổi bút danh) nhiều phen lao đao, lận
đận. Cô cũng trải qua những cảm xúc yêu- thương- ghét -hận của người phụ nữ nạ
dòng với Dương Cự Đĩnh và Lôi tiên sinh. Khi là một người phụ nữ bước qua tuổi
trung niên Thanh Hồ có được danh phận. địa vị và cuộc sống vật chất như mơ ước
nhưng tình yêu và hạnh phúc là một điều xa vời và không thể trọn vẹn đối với cô.

1.2.6 Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật:

1.2.6.1 Nội dung:
Cáo Xanh không làm ồn ào dậy sóng văn đàn, nhưng lâu nay luôn lững lờ, bình
lặng để thấm sâu vào tâm khảm độc giả. Cáo Xanh là một dòng chảy lãng mạn đầy
huyền bí được phóng đại lên quá chiều kích hiện thực thông thường. Trong đó có
những nhân vật ngồn ngộn sức quyến rũ tới ma mị, đa phần đều có những nét tính
cách mạnh bạo và quyết liệt làm nên những đẩy đưa số phận khiến độc giả thực sự bất
ngờ. “Gieo tính cách gặt số phận” – qua lăng kính của ngòi bút đầy cá tính chẳng thể
trộn lẫn này được diễn giải vô cùng ngắn gọn của Vương Mông : “tính cách làm nên
số phận”.
Từ một góc độ của một nhà văn “già” nhưng không lạc hậu, lỗi thời, tác giả đã có sự
giải bày rất độc đáo về nữ tính, dục vọng, tình yêu và cách mạng, dân chủ và quyền
lực.... Lịch sử là vĩ đại huy hoàng, trong khi đó con người chỉ là “phàm phu tục tử”,
tất cả mọi tấn bi hài kịch của cuộc đời Thanh Hồ đều nảy sinh từ đó.
Tác phẩm xoay quanh những vấn đề về cuộc sống và tình yêu của những người phụ nữ
trẻ Trung Quốc. Nổi bật là nhân vật Thanh Hồ, cô có sức sống mãnh liệt, ngoan
cường. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn gian khổ nhưng vẫn không hề nhục chí, dù bất
14


cứ hoàn cảnh nào cũng không ngăn được ước mơ theo đuổi hạnh phúc của cô. Cô luôn
mong muốn tự làm chủ số phận, làm chủ quyết định vận mệnh của mình. Vương Mông
tái hiện hiện thực xã hội thông qua cuộc sống, hình ảnh rất thực về Thanh Hồ- người
phụ nữ dám nghĩ dám làm, dám yêu dám hận, luôn truy cầu tự do và hạnh phúc. Đồng
thời qua đó đặt ra vấn đề cho những người phụ nữ trẻ trong thời kì đương đại: với khát
khao được khẳng định bản lĩnh, tài năng của mình thì phải biết làm thế nào để dung
hoà giữa trách nhiệm và quyền lơị, giữa vị thế xã hội và tình yêu, hạnh phúc gia đình.
Cáo xanh đã ca ngợi tấm lòng khát vọng cháy bỏng và đức hy sinh cao cả của người
phụ nữ nhưng chủ đề chính là bi kịch về thân phận con người, về những cuộc đời gian
khổ đáng thương điển hình là nữ văn sỹ Thanh Hồ. Tác phẩm cho ta thấy giá trị hiện
thực tuyệt vời trong nghệ thuật tả chân thực của Vương Mông Thông qua một tác

phẩm văn chương đã làm sống lại cả một xã hội còn dấu tích của Cách mạng Văn hóa,
khiến chúng ta không khỏi bùi ngùi cho thân phận bi đát của người phụ nữ và cảm
thấy nuối tiếc cho những giá trị cao cả tuyệt vời của tinh thần phụ nữ nay đã bị chôn
vùi dưới lớp cát bụi của thời gian, họ cô đơn trơ trọi trong căn phòng lạnh lẽo và chạnh
lòng nghĩ đến thân phận hẩm hiu của mình. Tấn bi kịch đầy nước mắt cuộc đời của
những người con gái đáng thương lỡ sa chân quá sâu vào đam mê và khát vọng, ngụp
lặn trong bể khổ mênh mông. Tác phẩm chan chứa tình thương yêu đồng loại. Qua đó,
Vương Mông đã khẳng định bản chất tốt đẹp của con người, nâng đỡ những số phận
hẩm hiu và mong muốn sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương của người đời đối với
những mãnh đời bất hạnh.

1.2.6.1 Nghệ thuật:
Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện hiện đại: là mạch hồi ức của Thanh
Hồ làm cho người đọc cảm giác đây giống như một khung truyện- tình tiết tác phẩm
được thể hiện theo cảm giác theo tâm lý nhân vật. Thời gian truyện đan xen giữa quá
khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên giữa tình yêu, gia đình và xã hội. Không
gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cài của những
câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà theo dòng suy nghĩ của người kể có
sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều và nhằm gây sự chú ý tò mò cho
độc giả.
Xoay quanh nhân vật trung tâm là Lư Sảnh Cô. Vương Mông đã thành công khi miêu
cho người đọc vẻ đẹp nhân văn trong tâm hồn người phụ nữ này. Vẻ đẹp ấy là hội tụ
15


của ý chí, quyết tâm và trên hết là tình thương yêu với người thân và sau này là tình
yêu với tương lai và sự nghiệp của người phụ nữ này.
Bên cạnh đó không gian tác phẩm được tác giả miêu tả cụ thể. Như khi viết về cảnh
Thanh Hồ được lắp điện thoại riêng: “Cô được chọn là chức phó cho một cơ quan văn
nghệ, từ đó người ta lắp cho nhà cô một cái điện thoại riêng. Để lắp điện thoại, cơ

quan đứng ra trả tiền lắp máy, tiền hợp đồng thuê bao, tiền dây, tiền công lắp…tất tần
tật mất gần ba ngàn nhân dân tệ. Nếu không lấy quỹ công thanh toán, có bỏ ra cả năm
lương của cô cũng không đủ. Điện thoại lắp xong nhưng chưa gọi ngay được, không
gọi được điên thoại khiến cô thấy lòng như lửa đốt. Chốc lại cầm lấy tổ hợp điên thoại
ghé vào tai., đến nỗi hoài nghi điện thoại nhà mình vừa câm vừa điếc mắc vào cho vui.
Ba ngày sau khi lắp điện thoại, năm giờ bốn mươi sáng, Thanh Hồ tự dưng không ngủ
được, cô cầm lấy điện thoại, lại thấy không nên nôn nóng thế, bằng ý chí đã kìm nén
lại sự bồng bột muốn thử máy điện thoại của mình. Sau khi tự đấu tranh hai mươi
phút, vừa vặn sáu giờ, cô hồi hộp cầm điện thoại lên, chợt thấy một tràng tiếng
u…u…đến chói cả tai. Cô mừng rỡ reo lên, khiến bà mẹ vơ lấy áo mặc vào, trở dậy và
ra khỏi giường, cả hai mẹ con lắng nghe khúc nhạc mĩ miều nhất trên đời: Tiếng
u…u…của điện thoại, như tiếng đàn lại như tiếng sáo, như tiếng ong bay lại như tiếng
gió reo, như tiếng khóc vì vui mừng lại như tiếng nức nở vì nghẹn ngào sung sướng”
[23, tr.700].
Thanh Hồ và bà mẹ bao nhiêu năm sống trong khó khăn, túng thiếu khi có được một
chiếc điện thoại- một thứ mà có bỏ ra cả năm lương của cô cũng chưa chắc lắp được
khiến mẹ con cô bồn chồn, nôn nóng đến mức mà khó mà đợi chờ thêm giây phút nào
nữa…chỉ qua những dòng ngắn ngũi miêu tả khung cảnh Thanh Hồ được lắp điện
thoại đã giúp người đọc hiểu rõ thêm về cuộc sống của họ trước đây. Việc miêu tả chi
tiết như vậy khiến cho người đọc có thể hình dung rõ về số phận và cuộc đời của từng
nhân vật.
Nghệ thuật tự sự là một nét nổi bật trong hình thức thể hiện của tác phẩm. Nghệ thuật
tự sự là một trong những yếu tố cơ bản góp phần làm nên nét độc đáo, thú vị của
những trang truyện ngắn Vương Mông, góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng vững chắc
của nhà văn trên văn đàn thế giới. Như đã biết, văn học truyền thống Trung Quốc
thường sử dụng lối tự sự theo ngôi thứ ba. Phương thức tự sự ngôi thứ ba không để
nhân vật trực tiếp thể hiện mình, mà người kể chuyện luôn đóng vai trò “người ngoài
16



cuộc” nhưng lại được xem như người am tường mọi chuyện. Tuy không thuộc vào thế
giới truyện kể, không trực tiếp tham gia vào hành động truyện, chỉ đứng ngoài thế giới
được trình bày với mục kích kể lại, nhưng người kể luôn thể hiện rõ vai trò dẫn dắt và
điều khiển mọi đường đi nước bước của nhân vật. Điểm nhìn của người kể không bị
hạn chế, cho phép có thể di chuyển một cách thoải mái từ nhân vật này qua nhân vật
khác, từ thời điểm này qua thời điểm khác, từ không gian này qua không gian khác mà
không gặp bất cứ cản trở nào. Chính vì thế mà tác phẩm không chỉ thể hiện mọi biểu
hiện bên ngoài của các nhân vật, mà còn dễ dàng thâm nhập và nắm bắt được cả mọi ý
nghĩ thầm kín trong thẳm sâu tâm hồn họ nên câu chuyện kể nhiều thế trơ nên chân
thực, sống động hơn bao giờ hết. Trong Cáo Xanh về cơ bản đã sử dụng hiện tượng
người kể chuyện vô hình đã nhiều lúc nhập vai vào nhân vật, đứng cùng bình diện với
các nhân vật trong tác phẩm. Trong truyện hình thức tự sự này chiếm 13/25 truyện.
Song, điểm sáng tạo của tác giả thể hiện ở ngay sự cách tân truyền thống: luôn có sự
đổi thay điểm nhìn trần thuật. Nhà văn không chỉ trần thuật theo con mắt của người
đứng ngoài chứng kiến, mà chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật, nhập vào nhân
vật để kể. Khi vận dụng điểm nhìn bên ngoài, lúc lại luân chuyển vào điểm nhìn bên
trong, sự kết hợp và vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật ấy đã giúp các truyện
kể theo ngôi thứ ba của Vương Mông vừa có khả năng bao quát được muôn mặt đa
dạng của đời sống hiện thực, vừa có khả năng đi sâu mổ xẻ, bóc tách, lí giải chiều sâu
tâm lí, thế giới nội tâm bí ẩn, phức tạp của các nhân vật
Ngôn ngữ tự thuật trong tác phẩm muôn màu muôn vẻ, có nhiều câu hay, lời đẹp có
thanh có tục, thường xuất hiện những câu có kết cấu đơn giản ngắn gọn kết hợp với
giọng văn mạnh mẽ đã xây dựng thành công các tuyến tâm lí nhân vật đặc biệt là
Thanh Hồ: khát khao tự do, dám phá bỏ mọi ràng buộc của lễ giáo phương Đông để
giải phóng tư tưởng bản thân.
Trong sáng tác của ông, hình tượng người phụ nữ được hiện lên với nhiều góc cạnh
khác nhau của cuộc sống. Dù ở hoàn cảnh nào thì chúng ta đều thấy ở họ có những
điểm chung, đó là những cuộc đời đầy bi kịch, bị bất hạnh, đau đớn không phải bằng
thể xác mà ở trong chính tinh thần họ. Những cuộc đời ấy khiến ta có hình dung rõ nét
về hình ảnh người phụ nữ dưới trong xã hội bao thời nay. Bên cạnh giọng điệu tưởng

chừng như bỡn cợt là nỗi xót xa sâu sắc về thân phận của người phụ nữ, là sự cảm
thông, chia sẽ khẳng định giá trị của người phụ nữ.Trong Cáo Xanh, Vương Mông thể
17


hiện cái thiên tài hiếm có của mình trong kỹ thuật mô tả tâm lý con người. Đó là
truyện nữ nhà văn từ nhỏ đã phải chịu đựng nhiều trái ngang bất hạnh, sống và cống
hiến hết mình như kết quả mà cô nhận được là sự cô đơn, trống trải. Ngòi bút thần sầu
của Vương Mông đã phô diễn được quá đầy đủ về bản chất con người, về cái biên giới
mong manh như sợi tóc giữa ước mơ thánh thiện và đam mê dục vọng, giữa trách
nhiệm và bổn phận của người phụ nữ. Người đọc tưởng như mình đang chơi vơi giữa
thực và mộng, giữa cái thú của cám dỗ và khoái lạc của lương tâm, lý trí đã trấn áp
được cám dỗ. Song vẫn chưa hết, đến khi Thanh Hồ đã bước qua tuổi nạ dòng mà cám
dỗ vẫn còn vương vấn như một sự tiếc nhớ vu vơ. Nhà văn đã dẫn chúng ta đi sâu vào
tận đáy tâm hồn con người để ta chứng kiến được cái biên giới mong manh giữa cao
thượng và thấp hèn, cái địa giới chỉ mỏng manh như một sợi tóc.
Trong tác phẩm có xây dựng hình tượng hồ ly. Một hình tượng quen thuộc trong
văn chương cổ Trung Quốc. Văn chương cổ xây dựng hình tượng hồ ly đã tạo nên
một màn sương mơ hồ và bí ẩn. Trong Liêu trai chí dị có một sồ truyện như: Chồn gả
con, Đổng Sinh, Cô tư họ Hồ…[17; tr.61-74] tất cả những người phụ nữ- hiện thân của
hồ ly luôn khao khát, say đắm tình yêu và hạnh phúc gia đình nhưng đa phần họ đến
được với người đàn ông mà họ yêu thương đều xuất phát từ dục tính nên tình duyên
của họ cũng trở nên ngắn ngũi và tạm bợ vô cùng. Trong Cáo Xanh, nhân vật Thanh
Cô được phác họa mang dáng vấp của một cáo: "Đến những năm đầu thế kỷ 21, thỉnh
thoảng người ta vẫn nhớ lại hình ảnh Thanh Hồ khi gặp lần đầu tiên. Đó là một người
đàn bà tầm tuổi nạ dòng, nghèo khó và khiêm tốn, mặc áo bông mang bọc lồng tay áo,
đi giày bông mà khoá kéo không hết, trên khuôn mặt vàng võ của chị bóng lên một lớp
như sáp. Bất kỳ ai cũng không nén nổi, muốn nhìn lại khuôn mặt chị, một khuôn mặt
rất có ấn tượng. Khuôn mặt chị nhìn thẳng có cảm giác như một hình lục giác, trán,
gò má và cằm, mỗi nơi là một đỉnh. Đôi gò má vừa cao vừa rộng, cằm cũng hơi nhô ra

khác thường. Lông mày tựa như hai chiếc lá, không phải lá liễu, mà là lá tre. Đôi mày
hơi gần sống mũi như đáy của một hình tam giác rất nhọn, phần đỉnh của lông mày lại
ở hai đầu của vầng trán, dài và khoẻ, y như người vẽ ra bằng bút lông, cũng có thể nói
giống như hình hai con dao bầu mà chuôi dao quay về đằng sống mũi, còn mũi dao thì
hướng ra hai bên thái dương. Đôi mắt phượng của chị ta xếch cao lên, còn xếch hơn
cả mắt của các vai đào trong Kinh dịch, hai mắt dài và nhỏ, lại cách nhau rất xa, hai
đuôi mắt kéo dài về phía huyệt thái dương khiến ta có cảm giác sự thông minh của con
18


người này là vô cùng vô tận. Đôi mắt của chị thậm chí cứ như không nhìn vào một mặt
phẳng ở phía trước, mà như hơi chia sang mé trái và mé phải, mắt trái nhìn về phía
trước ở mé trái, mắt phải nhìn về phía trước ở mé phải. Cặp mắt như thế, có nét giống
như mắt của một loài thú, như ngựa, như hươu chẳng hạn, đương nhiên cũng có thể ví
với loài sói, loài cáo. Thỉnh thoảng chị ta trợn to đôi mắt ấy lên, thế là cả khuôn mặt
chợt sáng lạnh lên, khiến người ta phải choáng váng. Không lâu sau đó, cặp mắt ấy
liền nhắm lại, thế là như giếng cổ không gợn sóng, như cây khô không có hoa...."[23;
tr.7-8]. Qua đó đã gợi lên khát vọng về nữ tính, tình yêu và dục vọng của Thanh Hồ
nói riêng, người phụ nữ Trung Quốc hiện đại nói chung.
Như vậy có thể nói nghệ thuật trong Cáo Xanh là sự kết hợp, đan xen giữa yếu tố
truyền thống và hiện đại: ngôn ngữ dễ hiểu, mang đậm tính dân gian, hệ thống nhân
vật đa dạng nên đã thể hiện khá đầy đủ những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội Trung
Quốc lúc bấy giờ.

1.2.7 Bối cảnh xã hội Trung Quốc trong Cáo Xanh:
16/5/1966, Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo Cuộc cách mạng văn hóa với
mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" để tiếp tục sự nghiệp đấu
tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng là một cách
để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc đại
nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với

đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như
Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài. Bảy năm đầu là bảy năm thành công của Đảng Cộng
sản Trung quốc sau khi thống nhất đất nước. Sự thành công ổn định một đất nước bao
la như Trung quốc với dân số mấy trăm triệu dân và khuynh hướng tôn thờ cá nhân đã
làm cho Mao Trạch Đông tự xem mình là hoàng đế. Ông biến ảo tưởng của mình
thành mệnh lệnh và tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà ông gọi là “Bước
Đại Nhảy Vọt” để chạy nhanh cho kịp các cường quốc khác trên thế giới vào cuối thập
niên 1950. Chương trình “nhảy vọt” bất chấp quy luật kinh tế đã làm cho Trung quốc
rơi vào nạn đói. Trong nội bộ Đảng bắt đầu có dấu hiệu bất mãn. Năm 1959 thống chế
Bành Đức Hoài viết thơ cho Mao bày tỏ sự âu lo của ông về sự thất bại của “Bước đại
nhảy vọt” và thống chế họ Bành bị Mao buộc rời chức vụ và giải ngũ.
Mấy năm sau giáo sư Ngô Hàm- nhà sử gia nổi tiếng và là một đảng viên thuộc chi bộ
Bắc Kinh viết một vở kịch nhan đề “Hải Thụy bãi quan” thuật chuyện đời nhà Minh
19


một vị hoàng đế nhà Minh đã cách chức trung thần Hải Thụy chỉ vì lời nói ngay thẳng.
Ngô Hàm lúc đó đang giữ chức vụ Phó Thị Trưởng Bắc Kinh. Vở kịch được dân
Trung quốc tán thưởng vì hay, bình dị và có khuynh hướng bênh vực trung thần.
Giang Thanh, phu nhân của Mao Trạch Đông với tham vọng riêng, báo cáo với ông
cho là tác giả có ý chỉ trích Mao đã cách chức oan thống chế Bành Đức Hoài, làm cho
ông giận và nghi ngờ rằng trong nội bộ Đảng có một số thành phần đang chống đối
ngầm mình. Sau đó Giang Thanh nhờ Diệu Văn Nguyên một nhà văn thân tín có ngòi
bút sắc bén trong Tứ nhân bang viết một bài báo chỉ trích vở kịch của Ngô Hàm. Do vị
trí của Ngô Hàm, tờ Nhân Dân Nhật Báo- cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung
quốc không đăng bài phê bình. Vì vậy Giang Thanh đành cho đăng trên tờ Văn Hối
Báo ở Thượng Hải ngày 10/11/1965, nơi Giang Thanh có nhiều ảnh hưởng. Bài báo
đã được Mao duyệt trước khi đăng. Lúc đầu không ai biết (kể cả các ủy viên Bộ chính
trị và Trung ương đảng) Mao Trạch Đông đứng sau lưng bài báo, và vì bài báo đụng
chạm đến một nhân vật cao cấp của chính quyền Bắc Kinh nên có kẻ chống người

bênh. Người bênh vực mạnh mẽ nhất là Bành Chân, Bí thư Thị ủy kiêm thị trưởng Bắc
Kinh. Chính Bành Chân trước đây đã không cho phép in bài báo đả kích Ngô Hàm tại
Bắc Kinh. Nhưng âm thầm cuộc thanh trừng bắt đầu. Giang Thanh và Lâm Bưu, bộ
trưởng bộ Quốc phòng sắp xếp kế hoạch, và Mao là người đích thân phê duyệt. Tháng
11 năm 1965 Dương Thượng Côn, Ủy viên trung ương bị cách chức. Tháng 12 La
Thụy Khanh, tham mưu trưởng quân đội bị Lâm Bưu tố cáo muốn nắm trọn quân đội.
La Thụy Khanh bị cách chức và sau đó bị bắt giam. Bước vào năm 1966 Mao, Giang
Thanh và Lâm Bưu chuẩn bị cho quân đội học tập về vai trò của văn hóa hay nói khác
hơn là của văn học nghệ thuật trong lực lượng vũ trang. Cao điểm là các buổi họp của
Ban Bí Thư thuộc Bộ chính trị tại Hàng Châu trong tháng Tư, tại đó Mao đích thân
chỉ trích Bành Chân là thành phần “chống đảng”. Từ ngày 6 đến ngày 26/5/1966 Bộ
chính trị mở rộng họp tại Bắc Kinh do chính Mao ra lệnh triệu tập Mao tố cáo tập đoàn
Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, phụ
trách về xuất bản và Dương Thượng Côn cấu kết với nhau và có hoạt động chống
đảng. Cũng trong hội nghị này Lâm Bưu tiết lộ một kế hoạch đảo chính (do chính ông
ta bịa ra) của một thiểu số đảng viên trong Trung ương đảng thúc đẩy Bộ chính trị ra
Nghị quyết ngày 16/5/1966 khởi đầu cuộc thanh trừng nội bộ dưới danh nghĩa làm
Cách mạng Văn hóa.
20


Nghị quyết 16/5 viết “các tư tưởng tư sản phản động đã len lỏi vào trong các lĩnh vực
khoa học, giáo dục, truyền thông đại chúng, văn chương và nghệ thuật” [41; tr.68] và
kêu gọi phải thanh lọc “các thành phần lãnh đạo có đầu óc tư sản”. Nghị quyết viết
rằng “các thành phần xấu đã len lỏi vào trong nội bộ đảng từ mọi cấp, chính phủ,
quân đội, và bọn xấu này một số đã được phát hiện, số khác còn ẩn núp chỉ chờ thời
cơ cướp quyền lực trong tay giai cấp vô sản” [41, tr.67] và chỉ thị cho các đơn vị đảng
hãy cảnh giác với “các thành phần khuynh hữu theo đuôi bọn Khruchov tại Nga” và
chuẩn bị để hành động. Cách mạng văn hóa thực chất là một cuộc thanh trừng nội bộ
bằng bạo lực núp dưới chiêu bài cách mạng văn hóa. Khi bộ máy lãnh đạo trở nên quá

lớn, người lãnh đạo có toàn quyền bỗng nhiên cảm thấy bị đe dọa bởi chính bộ máy
của mình mà không có một cơ chế dân chủ để xử lý thì phương cách duy nhất là khủng
bố bằng bạo lực.
Sau Cách mạng văn hóa tình hình Trung Quốc rất phức tạp. Giới văn nghệ sỹ chia làm
hai phe: một số ủng hộ đường lối đổi mới, cởi mở để đưa về chính nghĩa, giải phóng tư
tưởng; một số khác thì dừng lại ở lập trường “tả”, họ muốn làm cái việc tính sổ sau vụ
thu, họ coi các nhà văn đứng tuổi và trẻ tuổi hiện nay là những nhân vật nguy hiểm, họ
luôn mong muốn có một cuộc chống “phái hữu” nữa, làm thêm một cuộc “đại cách
mạng văn hóa” nữa. Mà người ta gọi đó là “chứng tắc ruột”nghĩa là Trung ương ở trên
rất muốn đổi mới , quần chúng nhân dân cũng rất mong muốn đổi mới, chỉ có lớp cán
bộ trung gian là không muốn đổi mới, mà đại diện trong Cáo Xanh là đôi vợ chồng
Bạch Hữu Quang và Tử La Lan.

21


Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG QUỐC
TRONG CÁO XANH VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGƯỜI
PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
THÔNG QUA TÁC PHẨM CÁO XANH
2.1 Người phụ nữ trong quan niệm tư tưởng phương tây và đông:
2.1.1. Phụ nữ trong tư tưởng cổ truyền phương Tây:
Ở phương Tây, địa vị người phụ nữ được nhào nặn trong tư tưởng Hy Lạp và La
Mã và trong truyền thống đạo Do Thái. Vào khoảng thế kỷ VI trước Tây lịch, các nhà
triết học đầu tiên của Hy Lạp xuất hiện. Với sự xuất hiện này, lầu đầu tiên loài người
dám suy nghĩ độc lập dựa vào lý trí của mình, tách khỏi thần thoại và tôn giáo. Hai
trong những triết gia Hy Lạp dựng nên tư tưởng phương Tây là Plato và Aristotle.
Plato là một triết gia đương thời với đức Phật, sinh trong một gia đình quý tộc, với tư
tưởng tiến bộ: mong muốn xây dựng một xã hội lý tưởng căn cứ trên đạo đức chứ
không phải bằng bạo lực. Ông chủ trương người phụ nữ giới thượng lưu (và chỉ trong

giới thượng lưu mà thôi) phải được giáo dục và huấn luyện để lãnh đạo. Nhưng trên
thực tế, tư tưởng của Aristotle thịnh hành hơn. Ông chủ trương người phụ nữ phải thụ
động, phục tùng và ít lời.
Còn riêng xã hội La Mã ngay trong thời tiền sử, các bộ tộc người La Tinh sống ở bờ
biển miền trung và tây nước Ý này đã thờ phụng rất nhiều thần linh và numina (những
lực lượng siêu nhiên và thần bí sống chung quanh con người trong các nơi: rừng, sông,
suối,.... và cả ở trong nhà có người ở). Với sự phát triển lớn mạnh của thành phố La
Mã vào thế kỷ VI trước Tây lịch, tôn giáo La Tinh cũng phát triển theo hai hướng cực
kỳ nhanh chóng: một hướng đi vào cuộc sống người nông dân, hướng thứ hai đi vào
thành phố La Mã. Lúc bấy giờ các thần linh cũng phát triển thành những thiên thần
như Jupiter- vị thần cõi trời lớn nhất, Mars - thiên thần của thực vật và chiến tranh,
Juno - vợ của Jupiter, cai quản giới phụ nữ cũng như nữ thần Hy Lạp Hera vậy, nữ
thần Minerva trông coi nghệ thuật và thủ công... Như vậy, ở một phương diện nào đó,
các vị nữ thần trong đời sống tư tưởng cổ truyền La Mã cũng đã thể hiện phần nào
quyền hạn và địa vị người phụ nữ trong xã hội đương thời nhưng nói chung đại đa số
nữ giới La Mã vẫn bị chèn ép và bóc lột không khác gì ở phương Đông. Mặt khác, ở
22


phương Tây trên bình diện tôn giáo, người phụ nữ của mẫu mực Do Thái bị hạn chế
trong vai trò người vợ và người mẹ. Giáo lý Do Thái khoan hồng với chế độ đa thê,
người đàn ông có quyền bỏ vợ nhưng ngược lại thì không. Trong gia đình, mẹ phải
dạy và kiểm soát con về giáo lý nhưng vào nhà thờ, phụ nữ không được dâng lễ.
Trong đạo Do Thái, có khá nhiều nghi lễ do luật Toral đặt ra nhằm phân biệt cái thanh
tịnh với cái không thanh tịnh, cái phàm tục với cái thiêng liêng; kể cả vấn đề người
đàn ông không được mặc áo quần người đàn bà: Chết được xem là không thanh tịnh,
kinh nguyệt và một vài loại bệnh được xem như là không thanh tịnh. Hoặc là khi cả
gia đình đi lễ ở lễ đường: Đàn ông ngồi ở hội trường lớn, còn phụ nữ thì ngồi tập trung
ở một khoảng nhà thờ dành cho họ. Với sự phải cầu kinh ở nơi riêng, phải cách biệt
với nơi đàn ông làm lễ, cho thấy quyền lợi của người phụ nữ trong Do Thái giáo

truyền thống khó mà kiếm được một sự bình đẳng tương đương với nam giới.
Từ đó ta biết, trong xã hội phương Tây bấy giờ, người phụ nữ tuy đã có nhiều sự ưu
đãi được thể hiện qua hình tượng các nữ thần, nhưng vẫn không sao tránh khỏi những
thiệt thòi, mất mát mà xã hội loài người đã gán cho.

2.1.2. Phụ nữ trong quan niệm cổ truyền phương Đông:
Cùng nhịp đập của nhân loại, người phụ nữ trong các chế độ xã hội của phương
Đông lúc bấy giờ không kém phần chịu nhiều tủi nhục. Đông phương có hai nền văn
minh căn bản là Trung Hoa và Ấn Độ. Địa vị người phụ nữ ở Đông phương từ xưa
cho đến lúc tiếp xúc với văn hóa Tây phương hoàn toàn lệ thuộc vào nam giới.
Đạo Khổng- đại diện căn bản của tổ chức xã hội Trung Hoa bấy giờ, khép kín người
phụ nữ sau cánh cửa gia đình- “khuê môn bất xuất” và cho rằng cái đẹp của người phụ
nữ là phải gắn với cái thiện, chữ trinh tiết người phụ nữ được đưa lên hàng đầu. Họ
phải tuyệt đối phục tùng theo “tứ đức tam tòng” (tứ đức là :công-dung- ngôn- hạnh,
tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), “phu xướng phụ tùy”
và các quan niệm như: “phu vi thê cương”, “nam tôn nữ ti”, “nam cương nữ nhu”.
Những luân lý này trở thành một hệ thống ràng buộc người phụ nữ làm cho họ không
có khả năng và quyền hạn gì trong gia đình. Quan hệ vợ chồng công khai trở thành
quan hệ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị. Người phụ nữ của nhà nho Trung Hoa là phải hội
tụ 3 yếu tố chân, thiện, mỹ- 3 yếu tố đó không thể tách rời.
Ấn Độ là một trong những vùng đất có nền văn minh cổ nhất của lịch sử loài
người. Chế độ đẳng cấp này dựa trên đức tin thần linh, và ảnh hưởng rất nhiều đến mọi
23


lãnh vực, mọi bình diện: kinh tế, chính trị, xã hội...Trong mỗi giai cấp, lại phân biệt
người đàn ông là chúa, người đàn bà là tôi. Người phụ nữ bấy giờ, bị khinh rẻ và chỉ là
những món đồ tiêu khiển của đàn ông thuộc giới quyền quý. Sự bắt cóc, cưỡng ép,
cũng như sự buôn bán phụ nữ, thiếu nữ thường xuyên xảy ra. Trong đời sống thường
nhật, người phụ nữ phải chịu khá nhiều thiệt thòi: họ không được ra khỏi nhà mà

không che mặt, không có quyền trong các hoạt động xã hội, không có mặt trong lãnh
vực tôn giáo... Những ngày vô tận của họ chỉ là để chờ đợi trong thầm lặng sự viếng
thăm của người đàn ông, cho đến khi người này chết thì phải chịu sự thiêu sống để đi
theo người đã chết (tục lệ Sati). Ngay trong môi trường sinh thái này, đức Phật Thích
Ca ra đời, sáng lập nên một tôn giáo bình đẳng, vị tha. Ngài phủ nhận giai cấp bất
công, đem chế độ bình đẳng để đãi ngộ mọi hạng người trong xã hội. Và từ đó, Ngài
đã mở ra cho nữ giới con đường giải phóng không những ra khỏi một thân phận đen
tối thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới, mà còn ra khỏi ngục tù bản ngã nhỏ hẹp để vươn
lên Chân lý, Niết bàn.
Như vậy: Mặc dù các vị nữ thần đã được thờ phụng từ lâu nhưng văn hóa phương
Đông lẫn phương Tây đều tồn tại những quan niệm khắc khe đối với người phụ nữ. Có
lẽ vì bản chất của phụ nữ là “chân yếu, tay mềm” “liễu yếu đào tơ” nên cần được phái
nam (được mệnh danh là phái mạnh) che chở bao bọc. Từ đó, phụ nữ bị phái nam lấn
lướt dành quyền ưu thắng trong mọi sinh hoạt xã hội. Vì vậy, trong mọi xã hội thuộc
đủ mọi nền văn hóa, quyền bình đẳng của phụ nữ không ít thì nhiều cũng luôn luôn bị
xâm phạm. Họ quan niệm phụ nữ chỉ ở nhà trông con, lo việc nội trợ, hạn chế ra
ngoài, không được tham gia bất kì công việc lớn nào trong gia đình hay mọi vấn đề lớn
nhỏ đều chịu sự sắp đặt của nam giới.

2.2 Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm Cáo Xanh:
2.2.1.Thân phận của những người phụ nữ trong Cáo Xanh:
2.2.1.1 Những thân phận đắm mình trong nỗi cô đơn:
Văn chương xét tới cùng là để thể hiện thân phận con người. Tác phẩm văn
chương chỉ có tác dụng khi người nghệ sĩ nhận thức rõ bản chất con người thực tại.
Quả thật, người phụ nữ trong sáng tác của Vương Mông là người phụ nữ đích thực của
cuộc sống thường ngày bị nén chìm trong vòng tròn im lặng của cõi cô đơn. Tinh tế và
nhạy cảm trong cách nhìn hiện thực tâm trạng, với bút pháp độc thoại nội tâm và dòng
vô thức bản năng, nhà văn đã đi sâu vào cõi cô đơn tận cùng của những con người đa
24



diện, đa phân, đa chiều kích. Người phụ nữ cảm thấy cô đơn sau những ngày làm việc
tưởng chừng như quên mình, họ lạc lõng trong hiện thực cuộc sống đầy cám dỗ của
thời hiện đại, họ cảm thấy phủ phàng khi sống không được là chính mình, không còn
là chính mình.
Trước hết, những thân phận đó là nạn nhân của xã hội xem phụ nữ là “phái yếu”, là
tàn dư của ngày hậu cách mạng văn hóa, Như Thanh Hồ: sau khi đắm chìm trong nụ
hôn và tỉnh dậy trên giường của thầy trợ giảng, cô căm ghét, tuyệt vọng và đau khổ
đến tột cùng. Hay những phút ái ân mặn nồng bên người chồng đã quá cố và Tiểu
Ngưu đã có lúc cô cảm thấy thấy vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không ít khi cô cảm
thấy nặng nề, khó chịu, dơ dáy, thô tục, vô vị và nhạt nhẽo đến kinh khủng. Và khoảng
thời gian sau này, khi những tình yêu của cô lần lượt ra đi khiến cô sống cảnh thiếu
đàn ông ròng rã suốt chừng ấy thời gian của thời son trẻ, nỗi đau, sự cô đơn ấy của cô
làm chúng ta không khỏi đau đớn, quặn thắt lòng mỗi khi nhắc đến. Rồi cả khi còn
một mình trở về sống với me và bố dượng, cô gái lại rơi vào trạng thái cô đơn ngay
chính trong gia đình của mình, ngay khi bên người mẹ thân yêu của mình đơn giản vì
mẹ và cô là hai thế hệ khác nhau có yêu thương nhay như thê nào thì cũng khó lòng
mà sẽ chia hết những trăn trở, suy tư trong cô. Đã có lúc cô giấu mình trong “vỏ ốc”
của sự lặng lẽ, trầm tư nhưng những khát khao, ước vọng của cô gữi vào những trang
viết và giấc mơ lắm nỗi kinh hoàng. Những tiếng cười mê sảng, những “tiếng rên rỉ
suốt đêm” của Thanh Hồ trong những cô ngày sống đơn côi không chỉ là nỗi đau khổ,
mất mát lớn lao, mà còn là nỗi cô đơn, tuyệt vọng khôn cùng trước chính mình và cuộc
sống.
Khắc họa nỗi cô đơn của người phụ nữ trong cuộc sống, hầu hết những nhân vật của
Vương Mông không hề có cuộc sống bình lặng. Họ cô đơn đến mức không thèm dò
tìm hành động của mình đang làm gì ? Đang đi về đâu ? Gần như họ không còn nơi
neo giữ và bám víu. Họ là những người vợ vắng chồng suốt nhiều ngày liền không gặp
vì anh quá bận hoặc có gặp chồng cũng chỉ được nghe những chuyện về Giang Thanh,
về tình hình chính sự như Đông Cúc (vợ của nhà văn Tiền Văn), hay có những người
phụ nữ như Bé Sáu (vợ của Mễ Kỳ Nam) phải


“nuốt lệ khóc thầm, thổn thức nghẹn

ngào đến sáng trong khi chồng mình “ngủ say như một con lợn chết” [ 23,
tr.357]…Họ- những người phụ nữ suốt đời sống, dò hỏi và tự trả lời về những gì mình
đặt ra trong cuộc sống mà người ta cho rằng “Thời kỳ lịch sử mới mẻ cho người phụ
25


×