Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quan niệm văn chương của nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.22 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………..2
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………2
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………….3
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu…………...…………..5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………5
5. Đóng góp của đề tài…………………………………………………6
6. Cấu trúc của đề tài…………………………………………………..6
B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………...7
Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Nho giáo của Nguyễn Trãi và ảnh hƣởng của nó đối
với quan niệm văn chƣơng…………………………………………………7
1.1 Quan niệm của Nho giáo Trung Hoa về văn chƣơng……………….7
1.1.1 Quan niệm của Khổng Tử…………………………………………7
1.1.2 Quan niệm “văn dĩ tải đạo” Tống Nho…………………………... 9
1.2 Tƣ tƣởng Nho giáo của Nguyễn Trãi………………………………10
1.2.1 Tƣ tƣởng “đạo trung”, “tam cƣơng ngũ thƣờng”………………...12
1.2.2 Tƣ tƣởng “nhân nghĩa”…………………………………………..14
Chƣơng 2. Quan niệm của Nguyễn Trãi về chức năng của văn
chƣơng….19
2.1 Chức năng phản ánh hiện thực……………………………………..19
2.1.1 Vấn đề hiện thực lịch sử dân tộc trong văn chƣơng truyền thống.19
2.1.2 Quan niệm về mối quan hệ của văn chƣơng và hiện thực…….…21
2.2 Chức năng giáo dục đạo đức……………………………………….26
2.2.1 Vấn đề đạo đức trong văn chƣơng của ngƣời xƣa..….……….26
2.2.2 Chức năng giáo dục đạo đức trong văn chƣơng của Nguyễn
Trãi……………………………………………………………………..29
Chƣơng 3. Vấn đề sáng tác và quan niệm về nhà văn và tác phẩm………32
3.1 Vấn đề sáng tác văn chƣơng……………………………………….32
3.1.1 Cảm hứng, khởi nguồn của sáng tác……………………………..32
3.1.2 Thiên nhiên và cuộc sống, nguồn cảm hứng của sáng tạo cơ bản.34
3.2 Quan niệm về nhà văn và tác phẩm………………………………..40


3.2.1 Quan niệm về nhà văn…………………………………………...40
3.2.2 Quan niệm về tác phẩm văn chƣơng…………………………….43
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………48
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...………50
PHỤ LỤC…………………………………………………………………52

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, một nhà thơ lớn của dân tộc. Tƣ
tƣởng dân tộc và nhân dân của Nguyễn Trãi luôn là bài học sâu sắc cho ngƣời
đời sau. Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trên bầu trời văn học Trung
đại. Dù Nguyễn Trãi đã đi vào cói vĩnh hằng đã hơn năm thế kỉ, nhƣng thơ văn
của ông thì vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ con ngƣời Việt Nam. Nguyễn
Trãi đƣợc học ở nhà trƣờng phổ thông cũng nhƣ cao đẳng, đại học nhƣ là một
tác gia có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc. Học tập thơ văn
Nguyễn Trãi là học tập tinh thần yêu quê hƣơng đất nƣớc, luôn đem hết trí lực
để phục vụ đất nƣớc, nhân dân. Học thơ văn Nguyễn Trãi là học tập đạo làm
ngƣời, tình yêu thiên nhiên, yêu thƣơng con ngƣời cùng lối sống không tôn thờ
vật chất v.v…Giá trị thơ văn Nguyễn Trãi đã đƣợc thừa nhận nhƣ là tinh hoa
của văn học Trung đại. Để có thể hiểu một cách thấu đáo hơn tác phẩm, cần
tìm hiểu hệ tƣ tƣởng cũng nhƣ quan điểm văn chƣơng của ông, từ đó giúp cho
công việc giảng dạy và học tập thơ văn Nguyễn Trãi đƣợc tốt hơn.
Lâu nay trong nhà trƣờng, việc dạy học tác phẩm của Nguyễn Trãi chủ
yếu dựa vào văn bản để khái quát nội dung hiện thực và tƣ tƣởng chứ chƣa chú
trọng tìm hiểu tƣ tƣởng thẩm mỹ nào đã chi phối cách nhìn hiện thực ấy.
Nghiên cứu quan niệm văn chƣơng của Nguyễn Trãi là việc làm cần thiết để có
thể tiếp cận đƣợc với một tƣ tƣởng lớn thời kỳ Trung đại. Từ đó, có thể đến với

văn chƣơng Nguyễn Trãi nói riêng và văn chƣơng Trung đại nói chung ở mức
độ đầy đủ và sâu sắc, tránh đƣợc cách hiểu sơ lƣợc hoặc lệch lạc mà do ngôn
ngữ và sự phức tạp về tƣ tƣởng của thời kỳ này tạo ra.
Văn học Trung đại Việt Nam không có đƣợc một nền lý luận có tính hệ
thống để làm tiền đề cho sự sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi tác gia lớn đều có một
quan điểm riêng của mình, và nó đƣợc truyền lại cho đời sau nhƣ là một kinh
nghiệm sáng tác quan trọng. Quan điểm ấy chỉ đƣợc thể hiện rải rác trong
những tác phẩm văn thơ văn chứ không có đƣợc tác phẩm lý luận riêng dạng
2


nhƣ “Văn tâm điêu long” của Trung Quốc. Thật ra, nếu hệ thống hóa toàn bộ
hơn mƣời thế kỷ bàn luận về văn chƣơng của cha ông ta thì chúng ta cũng có
đƣợc một gia tài lý luận khá toàn diện, phong phú. Tìm hiểu quan niệm sáng
tác của Nguyễn Trãi nhƣ là bƣớc đi đầu tiên của ngƣời viết trên con đƣờng tìm
hiểu về lý luận văn học cổ Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Trãi là một tác gia cổ điển của văn học Việt Nam nên đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn của ông. Phần lớn các công trình tập
trung tìm hiểu các bình diện về nội dung tƣ tƣởng tác phẩm, để từ đó khái quát
tầm vóc cũng nhƣ vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học Việt Nam. Trên
lĩnh vực nghiên cứu về lí luận sáng tác của Nguyễn Trãi lại không nhiều,
nghiên cứu lý luận văn chƣơng của ông một cách có hệ thống thì càng hiếm.
Nghiên cứu quan niệm văn nghệ của Nguyễn Trãi nhƣ là một công trình
độc lập chỉ có bài viết “Quan điểm văn nghệ của Nguyễn Trãi” dài 6 trang in
của Đinh Gia Khánh. Khảo sát mƣời bài thơ cùng một bài phát biểu của
Nguyễn Trãi, tác giả Đinh Gia Khánh cho rằng thơ văn Nguyễn Trãi luôn gắn
liền với vận đời, thơ văn phải là một thứ vũ khí để bảo vệ đất nƣớc, nhà văn
phải là ngƣời nhạy cảm trƣớc hiện thực thì mới sáng tác đƣợc tác phẩm hay.
Tác giả nhấn mạnh: “Nguyễn Trãi không những có thể được coi là người tiêu

biểu cho bước phát triển lớn của văn học thế kỷ XV mà còn cần được coi như
nhà lý luận văn nghệ kiệt xuất của dân tộc”[20, tr.133]. Đây là một công trình
thiên về khái quát nên chƣa nêu đƣợc những phƣơng diện cụ thể trong quan
niệm về văn chƣơng của Nguyễn Trãi.
Phƣơng Lựu trong sách “Về quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam” có đề
cập đến quan niệm văn chƣơng của Nguyễn Trãi nhƣ là một sự tiếp nối các
quan niệm của các tác giả trong hệ thống quan niệm văn học Việt Nam trong
thời kỳ hƣng thịnh của chế độ phong kiến. Vì ở công trình này, tác giả không
nghiên cứu quan niệm văn chƣơng nhƣ là một loại lý thuyết khái quát mà thiên
về tính lịch sử văn chƣơng. Phƣơng Lựu nhận xét khái quát: “Nguyễn Trãi gắn
3


liền văn chương với ngôn luận của thánh hiền, với đạo trung hiếu, với đức
nhân nghĩa”[10, tr.74].
Nhóm tác giả Phan Trọng Thƣởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho
Thìn trong sách “10 thế kỷ bàn luận về văn chƣơng” đề cập đến “bàn luận” của
Nguyễn Trãi từ ba tác phẩm Hí đề, Bảo kính cảnh giới bài 5, Phát biểu về lễ,
nhạc, văn với Lê Thái Tông. Các tác giả cho rằng vấn đề cốt lõi của quan niệm
văn chƣơng của Nguyễn Trãi là thi ca, một mặt, phải gắn bó với cuộc sống
chính trị, xã hội; nhƣng mặt khác, nhà thơ phải hòa mình vào thiên nhiên, vào
vũ trụ. Điều đó đƣợc thể hiện khá rõ trong sáng tác của ông.
Trần Đình Hƣợu trong bài viết “Nguyễn Trãi và Nho giáo” có đề cập
đến tƣ tƣởng Nho giáo nhƣ là một cơ sở quan trọng trong thế giới quan và
nhân sinh quan của Nguyễn Trãi, trong đó có vấn đề quan niệm văn chƣơng
của ông.
Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết “Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi” cho rằng
ngoài Nho giáo thì quan niệm hƣ vô, quan niệm thanh tĩnh vô vi của Lão –
Trang; quan niệm diệt dục của Phật giáo có ảnh hƣởng không nhỏ đến quan
niệm sống và sáng tác văn chƣơng của Nguyễn Trãi. Trần Huy Liệu trong sách

“Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghệp” cũng có nhận xét tƣơng tự.
Nhƣ vậy, vấn đề nghiên cứu quan niệm văn chƣơng của Nguyễn Trãi chỉ
có tác giả Đinh Gia Khánh là tìm hiểu với một bài viết độc lập nhƣng vẫn ở
tình trạng tản mác và chƣa thực sự đầy đủ. Các tác giả khác chỉ đề cập đến một
vài phƣơng diện nhƣ tính hiện thực, chức năng đạo đức của văn chƣơng.
Đinh Thị Minh Hằng trong bài viết “Quan niệm của Nguyễn Trãi về vai
trò trách nhiệm của người nghệ sĩ trong sáng tác văn nghệ” có phân tích cơ sở
tƣ tƣởng Nho giáo và truyền thống tƣ tƣởng dân tộc là nền tảng quan niệm của
Nguyễn Trãi về trách nhiệm của ngƣời nghệ sĩ. Tác giả kết luận: “Quan điểm
và ý kiến của Nguyễn Trãi về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với
cuộc đời, về tài năng và cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, là những đóng
góp có giá trị vào kho tàng lý luận văn nghệ của dân tộc ta”. [21]
4


Lê Thái Hòa trong bài viết “Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi về
chức năng thẩm mĩ của văn chương” trình bày quan niệm của Nguyễn Trãi về
vấn đề cảm hứng sáng tác. Và từ nguồn cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống
mà Nguyễn Trãi có đƣợc nhiều tác phẩm giàu giá trị thẩm mĩ.
Trên cơ sở kế thừa những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu, chúng tôi khảo sát
thêm nhiều tác phẩm khác để có thể tìm hiểu một cách đầy đủ nhất và cố gắng
hệ thống hóa các quan niệm dƣới những đề mục để vấn đề đƣợc rõ ràng và
biện chứng hơn.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng:
Toàn bộ thơ văn của Nguyễn Trãi cùng những phát biểu của ông về văn
học nghệ thuật. Ngoài ra, các quan niệm của nhiều tác giả Trung đại khác cũng
đƣợc xem xét để có đƣợc cái nhìn so sánh.
3.2 Phạm vi:
Nguyễn Trãi không có một tác phẩm thuần túy lí luận văn chƣơng mà

chỉ đề cập đến các yếu tố của lí luận trong những sáng tác cụ thể. Đề tài khảo
sát vấn đề qua các tác phẩm có thể hiện quan điểm văn nghệ của Nguyễn Trãi
và chỉ dừng lại ở phạm vi lí luận sáng tác.
3.3 Mục đích:
- Làm sáng tỏ vấn đề lí luận sáng tác của Nguyễn Trãi.
- Góp phần tìm hiểu sâu hơn tác phẩm văn chƣơng của Nguyễn Trãi.
- Đề tài dùng làm tài liệu tham khảo cho học phần Lí luận văn học.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp xã hội học.
Đƣợc vận dụng để để nhìn nhận cơ sở xã hội hình thành các quan niệm
văn chƣơng. Cơ sở xã hội Việt Nam thế kỷ XV với sự biến động mạnh mẽ của
nó có ảnh hƣởng không nhỏ đến quan niệm sáng tác của Nguyễn Trãi.
4.2 Phương pháp hệ thống

5


Để có đƣợc cái nhìn cụ thể và logic vấn đề quan niệm văn chƣơng, ngƣời
viết sẽ đặt các nội dung một cách hệ thống theo trục dọc trong các tác phẩm, từ
đó mà khái quát nhằm làm nổi rõ vấn đề.
4.3 Phương pháp so sánh
So sánh quan niệm của Nguyễn Trãi với quan niệm của các nhà văn hóa
khác để vấn đề đƣợc rõ ràng và thấy đƣợc đóng góp của Nguyễn Trãi đối với
quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam
4.5 Thao tác phân tích, tổng hợp
Đây là thao tác cơ bản nhất của đề tài. Ngƣời viết chủ yếu đi phân tích
từng nội dung cụ thể để vấn đề đƣợc hiện lên một cách rõ ràng nhất. Từ đó
khái quát thành các luận điểm trong tính biện chứng và hệ thống. Sử dụng
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là điều cần thiết để có đƣợc cách nhìn vừa
cụ thể, vừa khái quát.

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Quan niệm văn chƣơng của Nguyễn Trãi” có những đóng góp sau:
- Góp phần giúp ngƣời đọc hiểu hơn về con ngƣời và tƣ tƣởng nghệ thuật của
Nguyễn Trãi để có đƣợc cái nhìn cơ bản về cơ sở sáng tác của nhà thơ.
- Có thể tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Trãi ở mức độ sâu rộng hơn.
- Góp phần dạy- học thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng và văn học Trung đại nói
chung đƣợc toàn diện và sâu sắc hơn.
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Nho giáo của Nguyễn Trãi và ảnh hƣởng của nó đối với
quan niệm văn chƣơng
Chƣơng 2: Quan niệm về chức năng của văn chƣơng
Chƣơng 3: Quan niệm về nhà văn và vấn đề sáng tác

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1

TƢ TƢỞNG NHO GIÁO CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ ẢNH
HƢỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUAN NIỆM VĂN CHƢƠNG
Nguyễn Trãi là một trí thức Nho giáo. Vì vậy, tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi
chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo Trung Hoa. Trƣớc khi tìm hiểu tƣ
tƣởng Nho giáo ảnh hƣởng đến quan niệm văn chƣơng của Nguyễn Trãi, thiết
nghĩ cần khái quát quan niệm Nho giáo của Trung Hoa về văn chƣơng.
1.1 Quan niệm của Nho giáo Trung Hoa về văn chƣơng
1.1.1. Quan niệm của Khổng Tử
Khổng Tử là một nhà tƣ tƣởng, triết học lớn của Trung Hoa cổ đại. Triết
lý của ông có ảnh hƣởng rộng lớn đối với đời sống và tƣ tƣởng của các nền văn

hóa Đông Á cho đến tận ngày nay. Từ lĩnh vực đạo đức và chính trị, tƣ tƣởng
của ông đã bao quát rất nhiều phƣơng diện của đời sống, trong đó có văn
chƣơng nghệ thuật. Khổng Tử luôn khuyên học trò của mình phải tích cực lĩnh
hội các loại hình nghệ thuật để không ngừng bồi bổ tinh thần cho mình. Khổng
Tử luôn đánh giá cao chức năng giáo dục của Thi và Nhạc. Trong sách Luận
ngữ, thiên Dương hóa, Khổng Tử nói: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ
quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức vu điểu, thú, thảo,
mộc chi danh” (Thơ có thể làm phấn khởi ý chí, có thể giúp quan sát phong
tục, hòa hợp với mọi ngƣời, bày tỏ nỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa thì thờ vua,
hiểu biết đƣợc tên chim muông, cây cỏ). Khổng Tử thấy đƣợc tính đa chức
năng của văn chƣơng: văn chƣơng đem đến cho con ngƣời sự hứng khởi (thẩm
mỹ), văn chƣơng giúp hiểu biết văn hóa (văn hóa), nó cũng giúp con ngƣời giải
bày suy tƣ, nỗi niềm (biểu hiện)…Nhƣng Khổng Tử nhấn mạnh đến chức năng
đạo đức của văn chƣơng “nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân”. Đây cũng là điều
cốt lõi trong triết lý Nho giáo của Khổng Tử. Sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn,
Khổng Tử cũng viết: “Hữu đức giả tất hữu ngôn, hữu ngôn giả bất tất hữu
7


đức”(Kẻ có đức ắt sẽ có lời, kẻ có lời chƣa chắc đã có đức). Đức của Khổng
Tử là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; ngƣời quân tử, ngƣời làm văn chƣơng phải có
điều đó thì mới sáng tác đƣợc.
Sách Lễ Ký, thiên Kinh giải, Khổng Tử còn nêu ra phép làm thơ phải
“ôn, nhu, đôn, hậu”, tức là không đƣợc phê bình gay gắt nền chính trị đƣơng
thời, tránh làm lay chuyển những quan niệm về thể chế cơ bản của giai cấp
phong kiến thống trị. Nhƣ vậy, đối với Khổng Tử, thơ văn không có nhiệm vụ
phê phán xã hội, đặc biệt là đối với giai cấp thống trị đƣơng thời. Điều này
cũng dễ hiểu vì lý thuyết của Khổng Tử là lý thuyết vị giai cấp thống trị chứ
không phải vị quần chúng nhân dân.
Bên cạnh chức năng đạo đức, Khổng Tử cũng coi trọng tác dụng thẩm

mĩ của văn thơ. Thiên Biểu ký, sách Lễ ký có ghi: “Ngôn chi vô văn, hành chi
bất viễn” (Lời không văn vẻ, không truyền đƣợc xa). Ngƣời sáng tác muốn
truyền tải tƣ tƣởng thì phải chú trọng vấn đề “văn”, bởi nó là điều kiện tiên
quyết để tác phẩm đến đƣợc với công chúng. Nếu không chú ý vấn đề này thì
tƣ tƣởng dù có cao siêu đến đâu cũng chỉ nằm im trên trang giấy mà thôi.
Tuy nhiên, chú trọng nhiều đến “văn” mà xem nhẹ “chất” cũng không
đƣợc. Sách Luận ngữ, thiên Ung dã, Khổng Tử có viết: “Chất nhiều hơn văn
thì không tránh khỏi thô thiển, văn nhiều hơn chất thì không tránh khỏi hư
rỗng. Văn và chất phối hợp thích đáng, thì đó là người quân tử vậy”. Điều này
cho thấy Khổng Tử coi trọng sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của một
tác phẩm văn chƣơng.
Tóm lại, quan niệm của Khổng Tử về văn chƣơng thể hiện ở việc ông đề
cao chức năng giáo dục để con ngƣời thấm nhuần tinh thần đạo đức Nho giáo.
Ông cũng nhấn mạnh giá trị thẩm mĩ của văn chƣơng, tầm quan trọng của sự
thống nhất của nội dung và hình thức và tính vạn năng của nó. Tuy nhiên, bao
trùm vẫn là nhấn mạnh vai trò của văn chƣơng trong việc duy trì lễ giáo phong
kiến, trong việc giáo dục đạo đức để góp phần giữ gìn trật tự phong kiến. Điều
mà đến thời Tống Nho đã trở thành nguyên lý sáng tác: “Văn dĩ tải đạo”.
8


1.1.2 Quan niệm “văn dĩ tải đạo”của Tống Nho
Đến đời Tống (960-1279), xã hội phong kiến Trung Hoa bắt đầu suy
thoái. Để duy trì chế độ phong kiến, Tống Nho đã hệ thống hóa những phần
duy tâm lạc hậu của Khổng giáo, Phật giáo và cả Đạo giáo hun đúc thành khoa
“lý học”. “Các nhà lý học đời Tống mà nổi bật là Chu Hy (1130-1200) đã xây
dựng một thứ triết lý tín điều cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ
một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với
anh. Học thuyết lý học Khổng giáo đã làm kìm hãm sự phát triển xã hội của
nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế

hệ chính trị xã hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận
thế kỷ XIX”. ()
Với Tống Nho thì “khí” là điều kiện vật chất để hình thành vạn vật,
nhƣng “lý” là cái có trƣớc, nó là nguồn gốc hình thành và căn cứ cuối cùng của
vạn vật. Từ đó, “về mặt lịch sử, giai cấp thống trị nêu ra quan niệm “chính
thống”, về mặt triết học nêu ra quan niệm “đạo thông”, và tất nhiên văn
chương chỉ còn là công cụ để chở cái đạo đó. Công thức “Văn dĩ tải đạo” ra
đời từ đó” [10, tr.56]. Đạo ở đây là đạo của thánh nhân chứ không phải là đạo
đức nhân dân. Và văn chƣơng phải có cái nhiệm vụ chuyển tải cái đạo ấy đến
với xã hội. Nó không nằm ngoài mục đích là khống chế tƣ tƣởng để biến dân
chúng thành những bầy cừu ngoan ngoãn. Trong tinh thần đó, Y Hƣởng nói:
“Thánh nhân chi ngôn, ngô đang ngôn dã”[10, tr. 67] (Thánh nói cái gì thì tôi
nói cái nấy, có nhƣ thế mới truyền đƣợc đạo của thánh). Lời của thánh là lời
vàng ngọc, văn chƣơng chỉ cần nói lại lời ấy, ngoài ra không cần gì hơn. Vì
vậy, Chu Đôn Di nói: “Văn là để chở đạo vậy, bánh xe và cần xe được trang
hoàng mà không dùng đến, đó là trang hoàng phí công” [10, tr. 67]. Khác với
Khổng Tử, Tống Nho vặt trụi lá cành của văn chƣơng, chỉ cần thân gốc của
đạo. Đạo của các nhà lý học là trừu tƣợng, giáo điều.
Trình Di nói: “Trong cái vĩnh hằng của trời đất không nghe không ngửi
được, cái lí của nó là đạo, cái dụng của nó là thần”[10, tr. 67]. Có thể thấy cái
9


đạo của các nhà lí học là “thiên lí” nói chung chứ chƣa bao gồm chân lí cụ thể.
Với các nhà lí học, “văn” chẳng qua là công cụ thuần túy của “đạo”, một công
cụ không cần phải đẹp, chỉ cần hữu dụng. Cái gọi là “sáng tác” của họ cũng
không còn là sản phẩm tƣơi mát của nghệ thuật ngôn từ nữa mà là những bài
học khô khan về đạo. Đối với loại văn chƣơng đúng với tƣ cách là nghệ thuật
của ngôn ngữ, thì các nhà lý học đồng liệt nó với loại dị đoan.
Tóm lại: Khác với Khổng Tử, “Văn dĩ tải đạo” chỉ là một quan niệm của

Tống Nho khi giai cấp phong kiến Trung Hoa suy thoái. Nó là một quan niệm
văn chƣơng tiêu cực về nội dung “đạo”, sai lầm về phƣơng pháp “chở” (ý của
Phƣơng Lựu). Nó đã biến văn chƣơng từ một sản phẩm tinh thần phong phú,
độc đáo thành một công cụ thô thiển của đạo đức. Nó đã biến nhà văn thành
những con chim cảnh suốt ngày lảnh lót bài hát ca ngợi thánh nhân.
Ngày nay, ngƣời ta cho rằng “Văn dĩ tải đạo” là quan niệm chung của
Nho gia, và “đạo” ở đây là đạo đức của con ngƣời để rồi đồng nhất nó với
quan niệm về chức năng giáo dục là đơn giản, lẫn lộn và sai lầm. Rõ ràng
“đạo” của Tống Nho hoàn toàn khác với “đạo” trong“Chở bao nhiêu đạo
thuyền không khẳm” của Nguyễn Đình Chiểu.
1.2 Tƣ tƣởng Nho giáo của Nguyễn Trãi
Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi là một vấn đề lớn, phức tạp; đã có rất nhiều
ngƣời nghiên cứu về vấn đề này nhƣ Nguyễn Thiên Thụ, Trần Thanh Mại,
Đinh Gia Khánh, Trần Huy Liệu, Trần Đình Hƣợu v.v…Trong khuôn khổ đề
tài này, chúng tôi trên cơ sở kế thừa thành quả của ngƣời đi trƣớc để khái quát
lại những vấn đề tƣ tƣởng Nho giáo ở phƣơng diện ảnh hƣởng đến quan niệm
văn chƣơng của Nguyễn Trãi chứ không phải đi tìm hiểu tƣ tƣởng Nho giáo
của Nguyễn Trãi.
Cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ vào nƣớc ta
khá sớm, từ khoảng thế kỷ I, II; nhƣng nó chỉ thực sự phát triển sâu rộng từ thế
kỷ X trở về sau. Dù vị thế của nó thay đổi theo từng triều đại nhƣng ngƣời Việt
xƣa luôn chịu ảnh hƣởng của cả ba tƣ tƣởng nƣớc ngoài trên, bên cạnh tƣ
10


tƣởng truyền thống của ngƣời Việt. Tam giáo đồng nguyên vốn tồn tại rất lâu
trong đời sống ngƣời Việt nên các học thuyết này không tồn tại độc lập mà
luôn có sự hòa trộn, đan xen nhau trong ý thức của mỗi ngƣời. Cũng nhƣ
nhiều trí thức phong kiến khác, Nguyễn Trãi chịu ảnh hƣởng của cả Nho, Phật,
Đạo. Nhƣng là môn đệ của Khổng Mạnh, Nguyễn Trãi là một nhà Nho chính

cống, bởi vậy tƣ tƣởng bao trùm của ông vẫn là tƣ tƣởng Nho giáo: “Lòng hãy
cho bền đạo Khổng môn” (Tự thán - 41). Tuy nhiên, tƣ tƣởng Nho giáo của
Nguyễn Trãi có sự hòa trộn với tƣ tƣởng dân tộc truyền thống. Có thể nói bài
thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thƣờng Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
đã truyền tải tƣ tƣởng dân tộc vững chãi cho nhiều thế hệ sau. Tiếp nối Lý
Thƣờng Kiệt, trong phần mở đầu áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo,
Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Với những câu văn có tính tuyên ngôn trên, Nguyễn Trãi luôn khẳng định vị
thế của Đại Việt. Vị thế ấy thể hiện rõ nhất ở nền văn hiến (vốn văn hóa, ngƣời
tài), phong tục (văn hóa). Đó là một cơ sở quan trọng để chúng ta tìm hiểu tƣ
tƣởng Nho giáo của Nguyễn Trãi. Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu viết: “Trong cả
cuộc đời, bao giờ Nguyễn Trãi cũng coi Nho giáo là đạo lý chính. Nhưng Nho
giáo không bao giờ độc chiếm tâm hồn ông. Từng thời gian, từng phạm vi khác
nhau, bên cạnh Nho giáo, hoặc là tư tưởng quyền mưu, hoặc là tư tưởng LãoTrang, hoặc là nếp sống theo truyền thống dân tộc. Thành phần phụ gia đó
làm cho tư tưởng của ông thành đa dạng, phong phú và trở nên gần gũi với
11


chúng ta hơn nhiều. Nếu hình dung Nho giáo là một đường thẳng thì tư tưởng
Nguyễn Trãi là một đường quanh co cùng hướng, lượn quanh, không bao giờ
trùng mà cũng không bao giờ đi quá xa đường thẳng”[20, tr.114]. Nhận xét
trên cho thấy, Nguyễn Trãi vận dụng học thuyết Nho giáo một cách linh hoạt,

phù hợp với thực tiễn lịch sử, xã hội Việt Nam chứ không phải nhất nhất tuân
theo tƣ tƣởng Khổng Mạnh.
1.2.1 Tƣ tƣởng “đạo trung”, “tam cƣơng ngũ thƣờng”
Đối với Nho giáo, “trung quân” là một phẩm chất đạo đức hết sức quan
trọng của ngƣời quân tử. Đã là bề tôi thì phải tuyệt đối trung thành với vua. Là
một nhà Nho, Nguyễn Trãi quan niệm rất rõ rằng làm ngƣời chân chính, có đạo
đức thì phải trung với vua, trung với vua cũng có nghĩa là yêu nƣớc. Chính vì
vậy mà Nguyễn Trãi nói rất nhiều về đạo trung:
Làm người thì giữ đạo trung dung
Khăn khắn dặn dò thuở lòng.
(Tự giới)
Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả,
Qua ngày qua tháng được an nhàn.
(Bảo kính cảnh giới- 6)
Bền đạo trung dung chẳng thuở tàng,
Màng chi phú quí nhọc khoe khoang.
(Bảo kính cảnh giới- 2)
Bên cạnh vấn đề trung quân, thuyết trung dung của Nho giáo cũng là
kim chỉ nam cho thái độ của con ngƣời trƣớc cuộc sống. Tuy nhiên trong thực
tế, Nguyễn Trãi vận dụng đạo trung dung một cách uyển chuyển. Đối với giá
trị vật chất, ông tuân thủ đạo trung dung khá nghiêm ngặt. Nhƣng đối với
những giá trị tinh thần, đặc biệt trong lĩnh vực văn chƣơng, Nguyễn Trãi không
thể trung dung. Với tiền tài danh vọng, ông luôn giữ đạo. Giữ đạo là làm con
ngƣời bình thƣờng, không đòi hỏi nhiều, không bất chấp mọi thứ để đạt giàu
sang vì con ngƣời ta không thể sống mãi với của cải đƣợc. Con ngƣời bình
12


thƣờng nhƣng phải lo làm ăn để đảm bảo một cuộc sống ổn định, và đặc biệt
phải chuyên cần học tập vì chữ nghĩa là thứ của quí:

Nhiều của ấy chẳng qua chữ nghĩa,
Dưỡng người cho kẻo nhọc chân tay.
(Bảo kính cảnh giới- 19)
Chính nhờ thái độ trung dung ấy mà Nguyễn Trãi không bị công danh phú quí
làm vẩn đục tâm hồn, đó là điều kiện thiết yếu để ông có thể bộc lộ cảm xúc
trƣớc con ngƣời và thiên nhiên qua những vần thơ. Đến đây, thuyết trung dung
lại bộc lộ mâu thuẫn không thể dung hòa đƣợc đối với một nghệ sĩ. Ở phƣơng
diện tình cảm, sự quân bình trong cảm xúc, đừng vui quá, đừng buồn quá của
thuyết trung dung đã đi ngƣợc lại nguyên lý sáng tạo văn chƣơng. Cho nên
trong lĩnh vực văn chƣơng, Nguyễn Trãi không thể vận dụng thuyết trung
dung. Cảm xúc của Nguyễn Trãi luôn nhƣ những đợt sóng trào dâng trƣớc
thiên nhiên và cuộc sống.
Với tam cương ngũ thường, Nho giáo muốn lập nên một trật tự vĩnh
viễn để duy trì sự ổn định của xã hội. Tuân theo nó đó là đạo. Là một Nho sĩ,
Nguyễn Trãi luôn tâm niệm:
Chữ học ngày xưa quên hết dạng,
Chẳng quên có một chữ cương thường.
(Tự thán- 2)
Và khi sáng tác văn chƣơng, ông cũng theo quan niệm “Văn dĩ minh đạo” của
Hàn Dũ và “Văn dĩ tải đạo” của Chu Hi. Tuy nhiên đạo của Nguyễn Trãi
không rập khuôn theo đạo của Khổng Tử, càng khác với đạo của Chu Hi.
Chúng ta nhớ khi Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải về Trung Hoa,
Nguyễn Trãi đi theo hầu cha, Nguyễn Phi Khanh đã nói: “Con là người có
học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là
đại hiếu. Lọ cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là đại hiếu hay
sao?”[20, tr.115]. Nhƣ vậy chữ hiếu của nhà Nho Nguyễn Phi Khanh đã soi
sáng cho chữ hiếu của Nguyễn Trãi. Hiếu không chỉ là “trả thù cho cha” mà
13



còn phải “rửa nhục cho nƣớc”. Nhƣ vậy chữ hiếu đã vƣợt thoát phạm vi gia
đình để đến với phạm vi quốc gia. Với mối quan hệ quân thần, Nguyễn Trãi
cũng không phải trung cần một cách tuyệt đối, điều này thể hiện trong thời
gian ông bị Lê Lợi tống giam và sau đó phải về quê ở ẩn.
1.2.2 Tƣ tƣởng “nhân nghĩa”
Nhân nghĩa là một khái niệm có tính chất chính trị, đạo đức của Khổng
Mạnh, và nó dùng để phục vụ cho giai cấp thống trị. Theo thống kê của các
nhà nghiên cứu, thì trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đề cập đến 105 lần chữ
nhân, 21 lần chữ nghĩa. Sách Mạnh Tử nêu lên 155 lần chữ nhân và 101 lần
chữ nghĩa. Điều đó cho thấy Khổng Mạnh đề cao vấn đề nhân nghĩa nhƣ thế
nào. Tuy nhiên, tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nho giáo gắn với chính sách lễ trị,
tức trị nƣớc bằng lễ, theo một trật tự đẳng cấp có sẵn, không thể thay đổi trong
xã hội. Theo đó, đạo nhân nghĩa là đạo của tầng lớp thống trị, của bậc quân tử.
Thật ra, Khổng Tử có quan tâm đến nhân dân, nhƣng đó là cái nhìn của kẻ bề
trên, ông nói: “Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị dân
chi phụ mẫu” (Phải thích cái thích của dân, phải ghét cái ghét của dân. Ấy mới
gọi là cha mẹ dân). Mạnh Tử nhấn mạnh thêm: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh” (Dân là quí, rồi đến xã tắc, còn vua là nhẹ). Tuy nhiên, mục
đích của tƣ tƣởng trên là dựa vào dân để củng cố, ổn định quyền lực và quyền
lợi của giai cấp phong kiến chứ không phải vì sự no ấm hạnh phúc của nhân
dân. Đối với Khổng Tử, dân trong xã hội là kẻ tiểu nhân, đối lập với ngƣời
quân tử của giai cấp trên. Khổng Tử phát biểu rất nhiều câu tỏ ý đề cao ngƣời
quân tử và khinh bỉ kẻ tiểu nhân: “Quân tử hiểu rõ điều nghĩa, tiểu nhân hiểu
rõ điều lợi”, “Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà
không thư thái”, “Quân tử gặp lúc cố cùng thì vẫn giữ mình, tiểu nhân gặp lúc
cố cùng thì làm bậy”v.v…Nhƣ vậy Khổng Tử có quan tâm đến nhân dân
nhƣng lại coi thƣờng họ. Vấn đề nhân nghĩa cũng vậy, Khổng Tử đã nói trong
sách Luận ngữ thiên Hiếu vấn nhƣ sau: “Quân tử nhi bất nhân giả hữu hĩ phù,
vị hữu tiểu nhân nhi nhân giả dã” (Bậc quân tử mà chẳng nhân thì có đấy,
14



chƣa có kẻ tiểu nhân mà lại có nhân vậy). Khổng Tử phàn nàn rằng có những
bậc quân tử (ý nói những kẻ thuộc giai cấp thống trị) mà cũng không chịu theo
đạo nhân, chứ còn theo ông ta thì những kẻ tiểu nhân (ý nói quần chúng đông
đảo thuộc tầng lớp dƣới) thì làm sao mà lại có thể theo đạo nhân đƣợc. Rõ
ràng, đạo nhân nghĩa không phải là cái đạo mà ngƣời dân thƣờng có thể vƣơn
tới nên đạo ấy chẳng liên quan gì đến dân cả.
Nhân nghĩa là một tƣ tƣởng quan trọng hàng đầu của Nguyễn Trãi.
Trong các tác phẩm thơ văn của ông, ngƣời ta thống kê có 59 chữ nhân và 81
chữ nghĩa. Nhân nghĩa là một vấn đề luôn đau đáu trong cuộc đời của Nguyễn
Trãi. Nguyễn Trãi đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng Nho học vào cuối đời Trần.
Vì vậy, ông cũng hấp thụ tƣ tƣởng nhân nghĩa của Khổng Mạnh. Nguyễn Trãi
cũng quan niệm nhân nghĩa là phải hết lòng thờ kính vua để trọn đạo bề tôi.
Trong Chiếu cấm các đại thần, tổng quan cùng các quan ở Viện, Sảnh, Cục
tham lam, lười biếng, ông nói: “Vua tôi nghĩa lớn, trọn vẹn trước sau…”. Câu
mở đầu của Lệnh dụ các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận
Hóa (Quân trung từ mệnh tập) là: “Ta khởi nghĩa ở đất các ngươi, nay muốn
thành công mong các ngươi giữ chung thủy một lòng, đá vàng một tiết để toàn
cái nghĩa quân thân phụ tử”. Và trong Bức thư gửi cho Đả Trung và Lương
Nhữ Hốt (Quân trung từ mệnh tập), ông cũng viết: “Tôi cũng lấy đạo nhân
nghĩa, hết lòng thờ kính triều đình, phàm quan quân của triều đình đều được
đưa về hết”. Nhƣ vậy, trƣớc hết, tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không
thể không chịu sự soi chiếu của tƣ tƣởng nhân nghĩa mà ông đã học đƣợc trong
nhà trƣờng Nho giáo. Tuy nhiên, là ngƣời có tinh thần dân tộc, Nguyễn Trãi
không rập khuôn máy móc kinh viện mà ông xác định tƣ tƣởng nhân nghĩa
theo cách riêng của mình: nhân nghĩa ngoài vì vua, vì triều đình còn có nhân
nghĩa vì dân, vì nƣớc.
Nguyễn Trãi đã từng sống gần gũi, hòa mình với nhân dân một thời gian
rất dài nên tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đậm đà tinh thần vì dân:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Trong bức Thư dụ hàng các tướng sĩ trong
15


thành Bình Than, ông viết: “Ta nghe đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát đem
quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Trong Bức thư thứ hai gửi Liễu
Thăng, ông nhắc nhở: “Ta nghe quân của vương gia chỉ có dẹp yên mà không
đánh chém. Việc làm nhân nghĩa cốt để an dân”. Trong bức Thư dụ hàng các
tướng sĩ trong thành Bình Than, ông viết: “Ta nghe đại đức hiếu sinh, thần vũ
bất sát đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Trong Thư gửi Sơn
Thọ, Mây Kỳ, ông cũng viết: “Làm hại cả tính mệnh của dân trong một thành
thì lòng của bậc nhân giả không làm thế”. Trong bài Biển gửi vua Minh, ông
viết: “Đánh kẻ có tội cứu vớt dân là thánh nhân làm việc đại nghĩa”. Nguyễn
Trãi cũng luôn đề cao vai trò của nhân dân: “Phúc chu thủy tin dân do thủyQuan hải” (Lật thuyền mới biết rằng dân mạnh nhƣ nƣớc), ông luôn thấy đƣợc
vai trò to lớn của nhân dân: “Vả lại, mến người có nhân là dân, chở thuyền và
lật thuyền cũng là dân”. Cho nên phải luôn làm điều có ích cho dân: “Quốc
phú binh cường chăng có chước, bằng tôi nào thửa ích chưng dân”. Từ đó, tƣ
tƣởng thân dân chi phối rất nhiều trong quan niệm văn chƣơng, và nó cũng
phản ánh hiện thực cuộc sống của Nguyễn Trãi.
Đối với ông, nhân nghĩa trƣớc hết là làm sao cho đất nƣớc đƣợc bình an:
Quyền mưu bản thị dụng trừ gian
Nhân nghĩa duy trì quốc thế an.
(Quyền mƣu vốn chỉ dùng để trừ gian
Có nhân nghĩa thì mới giữ cho thế nƣớc đƣợc an)
(Hạ qui Lam Sơn-1)
Từ khi phò Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh ở Lam Sơn, chí của Nguyễn
Trãi đã hƣớng về nhân dân:
Ức tích Lam Sơn ngoạn Vũ Kinh
Đương niên chí dĩ tại thương sinh.
(Nhớ xƣa đọc binh thƣ ở Lam Sơn

Lúc bấy giờ chí đã ở nơi nhân dân)
(Hạ qui Lam Sơn-2)
16


Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cũng không hoàn toàn giống với nhân nghĩa của
Nho giáo. Với ông, nhân nghĩa là phải lo trừ bạo để đƣợc yên dân. Vì ông
không bao giờ nghĩ mình là kẻ “bề trên” của nhân dân:
Ta dư tửu bị nho quan ngộ,
Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân.
(Thƣơng ta bị cái mũ nhà nho làm lầm lẫn đã lâu,
Ta vốn là ngƣời cày trong chốn nhàn nhã, câu nơi vắng vẻ).
(Đề Từ Trọng Phủ canh Ẩn đƣờng)
Có thể khẳng định tƣ tƣởng thân dân, vì dân của Nguyễn Trãi đã chi
phối mạnh mẽ quan niệm văn chƣơng của ông.
Ngoài ra, tƣ tƣởng “thanh tĩnh vô vi” (Hƣ vô thanh tĩnh, tự nhiên vô vi)
của Lão- Trang cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quan niệm văn chƣơng của
Nguyễn Trãi. Danh lợi luôn là vấn đề đƣợc con ngƣời xƣa nay đặc biệt ham
muốn, và vì nó mà ngƣời ta phải khổ sở. Đối với Nguyễn Trãi, danh lợi chỉ là
một thứ phù du, và ông luôn coi thƣờng nó:
Giàu chẳng kịp, khó còn bằng,
Danh lợi lòng đà ắt dửng dưng.
(Tự thán- 7)
Vì không phải bị danh lợi hành hạ nên ông có những giấc ngủ say nồng:
Hễ kẻ làm khôn thời phải khó
Chẳng bằng vô sự ngáy ..o..o..
(Bảo kính cảnh giới- 49)
Với một nhân sinh quan nhƣ vậy nên khi chán nản với chốn quan trƣờng,
Nguyễn Trãi trở về sống hòa mình với thiên nhiên. Tƣ tƣởng đó làm cơ sở để
Nguyễn Trãi sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc về thiên nhiên, và qua đó, khẳng

định tâm hồn “sáng tựa sao khuê” của ông.
Tƣ tƣởng chi phối hành động. Bất cứ nhà văn nào cũng có cơ sở triết
học của mình. Cơ sở ấy sẽ chi phối vấn đề quan niệm văn chƣơng, để từ đó họ
có một lý luận sáng tác cụ thể. Chỉ có nhà văn nào có lý luận sáng tác thì tác
17


phẩm của họ mới có đƣợc tính tƣ tƣởng sâu sắc. Và đó là một cơ sở quan trọng
để tạo nên phong cách nhà văn.
Hấp thu tƣ tƣởng Nho, Đạo, Phật cũng nhƣ truyền thống tƣ tƣởng dân
tộc, bằng tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, Nguyễn Trãi đã tạo dựng một sự
nghiệp chính trị và văn học lớn lao cho bản thân mình và làm giàu có thêm cho
nền văn hiến Việt Nam. Trong lĩnh vực văn chƣơng, tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi
làm nền tảng cho quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ. Điều đó đã đƣa ông
trở thành nhà văn hóa tầm cỡ của thời kỳ trung đại.
Trong văn học Trung đại, Nguyễn Trãi là một tác gia có số lƣợng tác
phẩm khá lớn. Dù rất bận rộn với công việc quốc gia đại sự, nhƣng Nguyễn
Trãi vẫn dành rất nhiều thời gian cho công việc viết thơ, làm văn. Thơ văn
Nguyễn Trãi chính là tấm lòng cao đẹp của ông dành cho nhân dân, cho tổ
quốc với một tƣ tƣởng bao trùm: tƣ tƣởng nhân nghĩa. Sự nghiệp chính trị của
Nguyễn Trãi gắn liền với sự nghiệp văn chƣơng. Nói cách khác, văn chƣơng
chính là cuốn “nhật ký” về cuộc đời chính trị và những diễn biến tƣ tƣởng của
ông. Con đƣờng chính trị có khi bị đứt đoạn nhƣng con đƣờng văn chƣơng
không bao giờ dừng lại cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Là một ngƣời có tinh
thần dân tộc sâu sắc, lại là một nhà Nho, khi sáng tác, Nguyễn Trãi có quan
điểm khá rõ về văn chƣơng nghệ thuật.

18



CHƢƠNG 2

QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ
CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƢƠNG
2.1 CHỨC NĂNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC
2.1.1 Vấn đề hiện thực lịch sử dân tộc trong văn chƣơng truyền thống
Nhìn lại lịch sử dân tộc, chúng ta thấy ít có quốc gia nào trong quá trình
hình thành và phát triển lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc nhƣ Việt
Nam. Thuở lập quốc Văn Lang, thời vua Hùng phải chống thế lực phong kiến
phƣơng Bắc. Nƣớc Âu Lạc của Thục An Dƣơng Vƣơng phải chống tham vọng
của Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế. Rồi gần một nghìn năm Bắc thuộc, hơn một
trăm năm chống lại sự đô hộ của Pháp và Mỹ. Có thể nói, lịch sử Việt Nam là
lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
triền miên ấy không thể không tác động đến mọi vấn đề trong đời sống nhân
dân, đặc biệt trong lĩnh vực ý thức dân tộc- nền tảng của tƣ tƣởng dân tộc.
Là một bộ phận của tƣ tƣởng, văn chƣơng là nơi thể hiện tinh thần dân
tộc rõ nhất, nên ngay những tác phẩm đầu tiên của văn học thành văn đều tập
trung phản ánh hiện thực lịch sử của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nƣớc trở thành
một đặc sắc rực rỡ trong văn chƣơng cổ điển Việt Nam: Các truyền thuyết về
Hùng Vƣơng, Bà Trƣng, Bà Triệu…Nam quốc sơn hà của Lý Thƣờng Kiệt,
Hịch tướng sĩ của Trần Hƣng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu v.v…, đã trở thành những tác
phẩm cổ điển về chủ nghĩa anh hùng của dân tộc. Từ đó, văn học phản ánh
hiện thực là một quan niệm có tính truyền thống của Việt Namn.
Từ thế kỷ XIII, Trần Thái Tông đã nói: “Văn bút tảo thiên quân chi
trận” (Văn chƣơng phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc) [10, tr.45]. Đến thế
kỷ XV, Thân Nhân Trung cũng nói: “Lòng thơ vời vợi thu phục giáp binh. Sức
bút tung hoành quét sạch hàng nghìn quân”[10, tr.45]. Rõ ràng, ông cha ta đã
sớm có ý thức dùng văn chƣơng để làm một thứ vũ khí quan trọng tấn công kẻ
thù trên phƣơng diện tinh thần. Điều đó cũng đồng thời cổ vũ tinh thần cho

19


binh sĩ của ta. Bởi vậy, ông cha ta luôn phê phán loại văn chƣơng xa rời lịch sử
dân tộc. Vũ Khâm Lân trong Cổ kim khoa thi thông khảo đã phê phán thứ văn
chƣơng nhƣ vậy, ông viết: “Tìm xem nó có điều gì quan hệ tới quốc kế dân
sinh, thì tuyệt nhiên vắng bóng. Lề thói thì ưa chuộng lả lướt, dần dần đi tới
mất nước”. Văn chƣơng chỉ lo làm đẹp cho văn chƣơng, chỉ phục vụ thú tao
nhã của những bậc quân tử mà không gắn liền với vận mệnh dân tộc thì sẽ
“dần dần đi đến mất nƣớc.” Trong Quần thư khảo biện, Lê Quí Đôn cũng viết:
“Lúc an nhàn nhìn thấy các bậc công thần đại phu văn chương, phong thái,
tinh thần, dáng vẻ siêu nhiên như ở ngoài cõi tục, ai chẳng ngưỡng mộ, ước
muốn. Nhưng khi nước nhà nguy cấp thì trông khắp bốn bề chẳng có một ai
mà nhờ cậy. Than ôi! Những kẻ trị nước dùng hư văn, cao đàm mà làm
gì?”[10, tr.46]. Ông cha ta đã thể hiện quan niệm rất dứt khoát: nếu văn
chƣơng mà không can dự vào vấn đề “nƣớc nhà nguy cấp” thì đó chỉ là một
thứ hƣ văn mà thôi nên nó hoàn toàn không có giá trị.
Vấn đề văn chƣơng phải gắn liền với hiện thực lịch sử dân tộc đƣợc Bùi
Huy Bích khái quát trong Lữ trung tạp thuyết: “Văn tự buổi quốc sơ, có sức
mạnh, đó là lúc thế nước cũng mạnh. Đến thời Hồng Đức, tuy gọi là thịnh,
nhưng lúc đó văn tự ưa chuộng thanh lệ, sau đó thì hoàn toàn mềm yếu, đó là
lúc thế nước dần dần suy vi. Sau thời Trung Hưng thì quê kệch, thời gần đây
thì hư hao và dần dần đi tới khinh bạc. Bởi vì văn chương ăn nhập với thế
nước tục dân là như vậy"[10, tr.46].
Nhƣ vậy, do điều kiện lịch sử dân tộc, trong quan niệm của ông cha ta
thì văn chƣơng chân chính phải gắn liền với vận mệnh dân tộc, phải góp phần
vào việc giết giặc cứu nƣớc, phải thể hiện đƣợc nguyện vọng của nhân dân.
Ông cha ta không phủ nhận vấn đề giải trí của văn chƣơng trong cuộc sống thái
bình, và cũng không hề xem nhẹ giá trị thẩm mĩ của văn chƣơng nhƣ quan
niệm của Tống Nho. Nhƣng khi nƣớc nhà nguy biến thì nhà văn phải có trách

nhiệm dùng ngòi bút để “đâm mấy thằng gian” (Nguyễn Đình Chiểu). Đó cũng
là sứ mệnh thiêng liêng của văn chƣơng.
20


2.1.2 Quan niệm về mối quan hệ của văn chƣơng và hiện thực
Đƣợc sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nƣớc, Nguyễn Trãi
là ngƣời có tinh thần yêu nƣớc, có tƣ tƣởng thân dân, vì dân nổi bật trong các
danh nhân của lịch sử Việt Nam. Tiếp theo tinh thần của Trần Thái Tông, Thân
Nhân Trung, Nguyễn Trãi tuyên bố:
Đao bút phải dùng, tài đã vẹn
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên.
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước
Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
(Bảo kính cảnh giới 56)
Nhƣ vậy, quan niệm văn chƣơng phản ánh hiện thực của Nguyễn Trãi chịu ảnh
hƣởng của quan niệm truyền thống cha ông nhiều hơn là của Nho giáo. Tất
nhiên, là một ngƣời luôn coi Nho giáo là đạo lý chính, Nguyễn Trãi cũng chịu
ảnh hƣởng của Khổng Tử về văn thơ: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ
quần, khả dĩ oán. Nhi chi sự phụ, viễn nhi sự quân, đa thức điểu thư thảo mộc
chi danh” (Thơ có thể cảm phát từ ý chí ngƣời ta, có thể giúp cho việc quan sát
xã hội dân tình, có thể giúp ngƣời ta gắn bó, có thể tả niềm ai oán. Gần thì thờ
cha, xa thì thờ vua. Lại có thể giúp biết nhiều tên của chim muông cây cỏ)[10,
tr. 62]. Ở đây ta thấy quan niệm của Khổng Tử không hề nói đến sứ mệnh cứu
nƣớc, giữ nƣớc của văn chƣơng mà chỉ nói đến “gần thì thờ cha, xa thì thờ
vua”, tức là có hơi hƣớng “Văn dĩ tải đạo” của Tống Nho, một thứ đạo chủ yếu
để phục vụ cho quyền lợi của giai cấp phong kiến. Nguyễn Trãi không phủ
nhận Khổng Tử, nhất là những vấn đề hưng, quan, quần, oán của thi. Nhƣng rõ
ràng, văn chƣơng Nguyễn Trãi chủ yếu chịu ảnh hƣởng của những quan niệm
có tính truyền thống của dân tộc về mối quan hệ mật thiết giữa văn học nghệ

thuật với hiện thực đời sống của nhân dân. Trong Nguyễn Trãi có sự thống
nhất cao độ giữa con ngƣời nghệ sĩ và con ngƣời chiến sĩ luôn chiến đấu vì tổ
quốc, vì nhân dân, vì con ngƣời. Chính vì vậy mà thơ văn Nguyễn Trãi thể
hiện mối liên hệ mật thiết giữa văn chƣơng nghệ thuật và cuộc sống.
21


Đúng nhƣ ông phát biểu trong bài thơ Tự thán 2:
Non hoang tranh vẽ chập hai ngàn,
Nước mấy dòng thanh ngọc mấy hoàn.
Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng,
Cật chưng hồ hải đặt chưa an.
Những vì thánh chúa âu đời trị,
Khá kể thân nhàn tiếc tuổi tàn.
Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt,
Túi thơ chứa hết mọi giang san.
Tâm sự của Nguyễn Trãi cho thấy đƣợc quan niệm về trách nhiệm của ngƣời
cầm bút. Nhà thơ phải là ngƣời có tâm hồn nhạy cảm với hiện thực mới thấy
đƣợc dòng nƣớc nhƣ dòng ngọc, có một tình yêu tha thiết với đời sống và một
trái tim nặng trĩu tình đời để luôn có nỗi niềm “ắt nặng, chƣa an”. Có nhƣ vậy
mới sáng tác đƣợc. Thơ văn có thể “chứa hết mọi giang san” nên ngƣời làm
thơ phải nặng nợ với đời, mà “đời” của Nguyễn Trãi chính là vận mệnh của đất
nƣớc, của nhân dân. Với thơ, với đời, Nguyễn Trãi lúc nào “chƣa an”. Vì suốt
đời không đƣợc yên nghỉ, vì suốt đời ôm ấp nỗi lo cho tổ quốc đƣợc thái bình
thịnh trị mà Nguyễn Trãi có đƣợc hồn thơ cao cả, tứ thơ phong phú. Ngay từ
những ngày cực khổ ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã nghĩ đến nhân dân: “Nhớ xưa
ở Lam Sơn đọc binh thư, đương lúc ấy chí đã ở nơi nhân dân”. Bởi vậy ông
luôn nghĩ đến việc làm gì đƣợc cho nhân dân. Không chỉ nghĩ, trong thực tế
đời sống, Nguyễn Trãi luôn lo trƣớc thiên hạ, vui sau mọi ngƣời. Đó chính là
yếu tố quan trọng để ngƣời đời sau luôn yêu mến quí trọng ông. Quan niệm

sống ấy, thể tất sẽ dội vào quan niệm văn chƣơng. Đối với ông, văn chƣơng
không chỉ là “đạo trung”, không chỉ là phản ánh hiện thực, quan trọng hơn, văn
chƣơng phải là vũ khí tiêu diệt cái ác, cái xấu:
Văn chương chép lấy, đòi câu thánh
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
22


Có nhân, có trí có anh hùng.
(Bảo kính cảnh giới- 5)
Đây có thể xem nhƣ là một tuyên ngôn nghệ thuật về mối quan hệ giữa văn
chƣơng và hiện thực của Nguyễn Trãi. Bảo kính cảnh giới 5 là sự kết hợp giữa
hai tƣ tƣởng Nho giáo Trung Hoa và tinh thần dân tộc. Tác giả cho rằng văn
chƣơng phải chuyển tải đạo của Thánh hiền và thể hiện đạo trung của ngƣời
quân tử. Văn chƣơng không chỉ phán ánh hiện thực mà còn phải góp phần cải
tạo hiện thực.
Quan niệm này đƣợc Nguyễn Đình Chiểu tiếp nối:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Và Hồ Chí Minh:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Cảm tƣởng đọc Thiên gia thi)
Đối với Nguyễn Trãi, văn chƣơng phải gắn chặt với nhiệm vụ cao cả của
con ngƣời. Đã là con ngƣời thì trƣớc hết phải giữ lấy “đạo trung”. Đạo trung ở
đây có thể hiểu là đạo trung dung, có thể hiểu là đạo trung hiếu. Nhƣ trên đã
nói, đạo trung của Nguyễn Trãi không y hệt với chữ trung hiếu, trung dung của
Khổng Tử, cũng giống nhƣ nhân nghĩa của Nguyễn Trãi khác xa với nhân
nghĩa giữa những bậc quân tử với nhau của Nho giáo Trung Hoa, . “Đòi câu

thánh” trƣớc hết phải “đạo trung”. Khi đã thực hiện đƣợc đạo trung rồi, văn
chƣơng phải thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo
ngƣợc”, tức là văn chƣơng phải góp phần vào việc tiêu diệt những thế lực xấu
xa, đen tối để dân đƣợc yên. Quân trung từ mệnh tập là một minh chứng rõ
nhất cho quan niệm này. Đó là một quan niệm có tính duy vật rất rõ, đó cũng
chính là giá trị nhân đạo của văn chƣơng. Giá trị nhân đạo là cơ sở của “trí” và
“hùng”: “Có nhân, có trí, có anh hùng”.

23


Quan niệm này càng rõ hơn trong phát biểu của ông với Lê Thái Tông.
Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1437), niên hiệu Thiện Bình thứ tƣ, vua Lê Thái
Tông sai Nguyễn Trãi và hoạn quan Lƣơng Đăng trông nom việc làm xe loan
và thẩm định nhã nhạc, nhân dịp này Nguyễn Trãi tâu với Lê Thái Tông: “Thời
loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là
phải thời lắm. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn
không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc.
Thần vâng theo chiếu chỉ thẩm định nhã nhạc, không dám không hết lòng.
Song học vấn sơ sài, nông cạn sợ trong áng thanh luật khó làm cho được hài
hòa. Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương chăn nuôi muôn dân, khiến cho chốn
thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được
cái gốc của nhạc vậy”. Văn chƣơng, nghệ thuật phải bám rễ vào cuộc sống,
trƣớc hết là cuộc sống của dân chúng ở thôn cùng xóm vắng. Theo Nguyễn
Trãi thì phải chăm lo cái gốc thì cái văn mới tƣơi đẹp đƣợc, và muốn cho văn
nghệ có thể phát triển thì phải chăm lo cho cuộc sống của quảng đại quần
chúng. Chỉ có khi cuộc sống của nhân dân đƣợc hòa bình no ấm thì văn nghệ
mới đứng vững. Đó là tính nhân dân của văn nghệ theo quan niệm của Nguyễn
Trãi. Ở một phƣơng diện khác, phát biểu của Nguyễn Trãi cũng cho thấy quan
niệm của ông về mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của tác phẩm. Nếu

nhƣ lý luận văn học hiện đại cho rằng, trong tác phẩm văn học, hình thức và
nội dung có tầm quan trọng nhƣ nhƣ nhau, thậm chí nó là sự hòa quyện xuyên
thấm lẫn nhau; thì ông cha ta xƣa kia cho rằng nội dung là quan trọng, là cái có
trƣớc, và nó quyết định việc lựa chọn hình thức phù hợp. Cùng với quan niệm
ấy, Nguyễn Trãi cho rằng “gốc” (nội dung) của nhạc là ở “hòa bình”, từ cái
gốc ấy mới có đƣợc cái “văn” (hình thức). “Gốc” có vững thì “văn” mới hay và
có sức sống. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng, hiện thực cuộc sống nhân dân là
gốc rễ của văn chƣơng nghệ thuật. Cuộc sống ấm no hạnh phúc “Dân giàu đủ
khắp đòi phƣơng” là cành lá của văn chƣơng. Trong bài thơ nôm Bảo kính
cảnh giới 56, ông cũng viết:
24


Đao bút phải dùng, tài đã vẹn
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên.
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước
Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
Với Nguyễn Trãi, bút không phải là một ngòi lông bé nhỏ mà là một cây
đao có sức công phá mạnh mẽ đuổi nghìn quân thù, và sách không còn là
những trang giấy mềm mỏng mà là tấm khiên vững chãi che chắn cho nhân
dân. Nhà văn phải dùng vũ khí ấy để góp phần quan trọng trong việc đánh đuổi
quân thù để giữ gìn nền thái bình của đất nƣớc.
Thật vậy, với ý thức cao về trách nhiệm đối với đất nƣớc,đối với nhân
dân của ngƣời cầm bút, Nguyễn Trãi đã dùng “đao bút” viết Quân trung từ
mệnh tập để chiến đấu trực diện với tƣ tƣởng của kẻ thù bằng lý lẽ. Chúng ta
đã biết đến tính chiến đấu sắc sảo, mạnh mẽ của những bức chỉ thƣ này. Trong
việc dùng văn chƣơng để chiến đấu vì chính nghĩa, tập hợp lực lƣợng tấn công
giặc, ông đã chuyên cần “ra tay thƣớc”, tức là trổ hết tài năng của mình để ra
sức bảo về nƣớc Nam, dẹp yên giặc Bắc.
Có thể nói, Quân trung từ mệnh tập cùng với các tác phẩm văn chƣơng

khác của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào sự thành công của cuộc
kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc của Lê Lợi. Do gắn chặt với hiện thực
nên văn chƣơng của ông không chỉ là “mây, gió, trăng, hoa” mà còn là vận
mệnh dân tộc, là số phận của nhân dân, là tâm tƣ nguyện vọng của con ngƣời
thời đại ông. Đây là một bài học lớn đối với ngƣời cầm bút. Bài học đó đã
đƣợc những nhà cách mạng thế hệ sau nhƣ Phan Châu Trinh: "Bút lưỡi muốn
xoay dòng nước lũ", Phan Bội Châu: "Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng. Một ngòi
lông vừa trống và chiêng". Và Hồ Chí Minh kế thừa bằng lời chỉ dạy: “Văn
chương là một mặt trận, anh em văn nghệ sĩ phải là một chiến sĩ trên mặt trận
ấy”. Không chỉ ở văn chƣơng, tƣ tƣởng nhân dân của Hồ Chí Minh chắc chắn
có sự kế thừa từ tƣ tƣởng thân dân của Nguyễn Trãi cũng nhƣ các anh hùng
dân tộc khác thông qua lịch sử cũng nhƣ trƣớc tác của tiền nhân.
25


×