Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐÁP án HOC PHẦN AN TOÀN LAO ĐỘNG và môi TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.98 KB, 10 trang )

ĐÁP ÁN MÔN HỌC
AN TOÀN LAO ĐỘNG VA MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
ĐỀ SỐ 7
Câu 1
Trình bày các dạng tai nạn điện và biện pháp cấp cứu người khi bị điện giật?
TL
*Các dạng tai nạ điện:
Tai nạn điện được phân thành 2 dạng: chấn thương do điện và điện giật
a/ Các chấn thương do điện
Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang
điện.
• Bỏng điện: Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ
quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
• Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
• Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
b. Điện giật
Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau:
• Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt.
• Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
• Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
• Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tai nạn điện và 85% số vụ tai nạn
điện chết người là do điện giật.

* Biện pháp cấp cứu người khi bị điện giật:
Phải tiến hành sơ cứu tại chỗ: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; làm hô hấp nhân tạo;
xoa bóp tim ngoài lồng ngực
* Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
- Nếu bị chạm vào điện hạ áp:
+ Cắt cầu dao điện, rút cầu chì, Dùng vật cách điện: sào, que khô,… gạt dây điện ra khỏi người
nạn nhân


+ Gỡ nạn nhân ra khỏi dây điện: găng, ủng cách điện,…


+ Dùng dao, rìu, kìm cán gỗ để cắt đứt dây điện
- Nếu bị chạm vào nguòn cao áp thì không cứu trực tiếp được mà phải:
+ Sử dựng sào cách điện, có ủng, găng tay cách điện
+ Báo cho người quản lí cắt điện
+ Làm ngắn mạch điện
* Làm hô hấp nhân tạo:
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, nới lỏng quàn áo, lau sạch máu, nước bọt,…
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê bằng đệm mềm để ngửa đầu về phía sau (chú ý không để lưỡi
lấp thanh quản), mở miệng và bịt mũi nạn nhân
- Thổi mạnh vào miệng nạn nhân ( lót vải). Hoặc bịt kín miệng nạn nhân rồi thổi vào mũi;
Lặp lại các thao tác trên:
+ Người lớn: 10 ~ 12 lần/phút
+ Trẻ em: 20 lần/phút
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Thông thường làm hô hấp nhân tạo kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Đặt hai tay chồng lên nhau, đặt ở 1/3 dưới xương ức: ấn khoảng 4~6 lần, ép sâu 4~6 cm;
sau đó giữ tay lại khoảng 1/3s -> thả lỏng
- Sau 2~3 lần thổi ngạt (làm hô hấp nhân tạo), ấn lồng ngực như trên
Chú ý: Phải làm liên tục cho đến khi thở được

Câu 2
Phân tích tác hại của bụi và các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất?
Trả lời
* Tác hại của bụi
Bụi có tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hoá, các hạt bụi này bay lơ
lửng trong không khí, khi bị hít vào phổi chúng sẽ gây thương tổn đường hô hấp.
Khi chúng ta thở nhờ có lông mũi và niêm mạc của đường hô hấp mà những hạt bụi có

kích thước lớn hơn 5μm bị giử lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi kích thước ~2.5μm dể dàng
theo không khí vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu
diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bụi
silic, bụi amiăng/asbestos,...).


Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác chế biến, vận chuyển quặng
đá, kim loại, than v.v...
Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật
liệu chịu lửa v.v... Bệnh này chiếm 40÷70% trong tổng số các bệnh về phổi.Ngoài còn có các
bệnh asbestose (nhiễm bụi amiăng), aluminose (bụi bôxit, đất sét), siderose (bụi sắt).
Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crôm, asen.
Bệnh ngoài da: bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và ảnh
hưởng đến bài tiết; bụi có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn gây ra mụn; lở loét ở da; viêm mắt,
giảm thị lực, mộng thịt.
Bệnh đường tiêu hoá: Các loại bụi sắc cạnh nhọn vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm
mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy, nổ rất nguy
hiểm.
Bụi còn gây ra chấn thương mắt: bụi kiềm, axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm thị
lực.

* Các biện pháp phòng chống bụi
a. Biện pháp kỹ thuật
-Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất.
-Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc với
bụi.
-Thay đổi phương pháp công nghệ: làm sạch bằng nước thay cho việc làm sạch bằng phun cát.
- Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xưởng có nhiều bụi.
b. Biện pháp y học

Khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng làm
việc cho công nhân.
Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, mặt nạ, khẩu trang).

Câu 3
Phân tích các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận
tải đô thị
Trả lời
Trong các đô thị với mật độ và số lượng lớn các PTVT rất lớn cần có các biện pháp về GTDT
để giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới môi trường.


- Ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) có sức chứa lớn: Căn
cứ vào các điều kiện kinh tế - kỹ thuật, nhu cầu đi lại và đặc điểm của mỗi đô thị để xây dựng
mạng lưới VTHKCC bao gồm các phương thức vận tải khác nhau để phục vụ nhu cầu của dân
cư đô thị như: Tầu điện ngầm, tàu điện bánh sắt, tầu điện trên cao, ô tô buýt, tàu điện bánh
hơi...Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và các đô thị thì hệ thống VTHKCC, trong đó chủ
yếu là ô tô buýt để dần thay thế các phương tiện đi lại cá nhân như xe đạp, xe máy..
Trong tương lai gần các thành phố lớn (có dân số trên một triệu người) phải tiến hành xây
dựng tàu điện ngầm để vừa giải quyết ách tắc giao thông, vừa giảm thiểu ảnh hưởng của
GTVT đến môi trường đô thị.
Đầu tư phát triển VTHKCC có thể tiết kiệm quỹ đất, tiết kiệm được vốn đầu tư cho việc xây
dựng hệ thống giao thông đô thị. Nhà nước cần có những chính sách và những biện pháp hỗ
trợ mang tính đồng bộ giữa kinh tế - xã hội - môi trường để đẩy nhanh việc phát triển
VTHKCC tại các đô thị lớn ở Việt Nam.
- Tổ chức quản lý giao thông đô thị hợp lý: Hạn chế các phương tiện ra vào đô thị, có phân
luồng giao thông trong các đô thị. Một trong các biện pháp để hạn chế tác động của giao
thông đến môi trường đô thị là hạn chế các phương tiện vào trong khu vực trung tâm, cấm
các phương tiện hoạt động trong một số tuyến hoặc chỉ cho hoạt động trong những giờ nhất
định có mật độ giao thông thấp.

Tổ chức điều khiển giao thông tốt hơn, tránh ùn tắc và đặc biệt không để ngập úng trên
các đường phố (đợt úng ngập ở Hà Nội vào đầu tháng 8 năm 2001 là một ví dụ).
Các phương tiện cấm hoạt động chủ yếu là các phương tiện cũ nát thải ra nhiều khí thải,
độ ồn lớn, hình thức cũ làm mất mỹ quan đô thị.
Đối với các xe liên tỉnh chỉ thông qua các đô thị phải đi theo các tuyến đường vành đai
không đi vào thành phố. Có thể đưa ra các biện pháp sau đây để hạn chế xe vào các đô thị.
+ Kiểm soát và tổ chức lại giao thông.
+ Cấm một số loại xe ra vào khu vực đô thị.
+ Giảm các phương tiện dừng đỗ.
+ Tăng giá bến bãi đỗ xe.
+ Thu tiền sử dụng đường.
- Cải tạo lại hệ thống đường: nâng cấp xây dựng mới hệ thống đường sá, đảm bảo cho giao
thông thông suốt, kết hợp trồng cây xanh hai bên đường để giảm bụi, tiếng ồn và giảm sự ô
nhiễm của không khí.


Hiện nay các đô thị lớn nhiều đường hai chiều không có dải phân cách ở giữa, nhà dân
ở hai bên đường làm cho trên các trục giao thông luôn có xe và người đi bộ tạt ngang bất cứ
lúc nào, gây cản trở cho dòng giao thông và làm cho các phương tiện luôn luôn thay đổi tốc
độ. Để giải quyết vấn đề này, cần phải phân luồng ở nhiều tuyến đường, hạn chế đến mức tối
đa các lối rẽ, đưa sân ga ra vùng ven đô, quy hoạch lại các nút giao thông chưa hợp lý để đảm
bảo dòng giao thông thông suốt.
- Nên quy định giờ đi làm, giờ tan tầm lệch nhau giữa các cơ quan trung ương và các cơ quan
địa phương để tránh tập trung số lượng người vào những giờ cao điểm.
- Cải tiến các phương tiện cá nhân để giảm bớt ô nhiễm môi trường. Hiện nay trên một số
thành phố như TP Hồ chí Minh, đã bước đầu sử dụng xe đạp chạy bằng điện. Loại xe này
giảm ô nhiễm về khí thải và có thể chạy trong khoảng 30-50km với tốc độ 20-30km/h. Loại
xe này rất phù hợp với khoảng cách đi lại trong các đô thị.
- Các giải pháp tổng hợp khác: là sự kết hợp của nhiều giải pháp như: giáo dục môi trường, tổ
chức các phong trào, chương trình, cuộc thi về chủ đề bảo vệ môi trường đô thị. Có sự kết

hợp chặt chẽ giữa ngành GTVT với Môi trường thông qua quy hoạch phát triển, dự án,
chương trình hành động để phát triển bền vững GTVT đô thị.
Vừa qua TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình thông báo tình hình giao thông ở
các giao lộ chính của thành phố trên sóng FM nhằm giúp cho chủ phương tiện biết được tình
hình ách tắc trên các giao lộ để chọn hành trình hợp lý, đây là một trong những biện pháp
giảm thiểu môi trường do ách tắc giao thông gây ra.
+ Dự án về phát triển giao thông vận tải ở đô thị cần được xem xét song song với việc
đánh giá tác động môi trường ngay ở giai đoạn phác thảo để có trước những kết luận cần thiết
và lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp.
+ Các biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến GTVT cần được triển khai, thực hiện
trong giao đoạn đến năm 2005 là:
- Phổ cập các kiến thức về môi trường cho các chủ phương tiện bằng cách phát hành tài liệu
hướng dẫn sử dụng xe theo quan điểm bảo vệ môi trường và phổ biến tài liệu đó trong các
lớp đào tạo lái xe, lớp thi lấy bằng lái xe, chứng chỉ...
- Đề ra các tiêu chuẩn về độ độc khí xả của xe ô tô, độ khói của xe sử dụng nhiên liệu điesel,
độ ồn của xe khi chạy trong thành phố.
- Đề ra các quy định về bảo vệ môi trường cho các dịch vụ sửa chữa xe, rửa xe, cơ sở cung
cấp nhiên liệu... trong thành phố.
- Đề ra chính sách thuế môi trường, áp dụng thu thuế theo các mức vi phạm các tiêu chuẩn đã
đề ra về độ độc, độ khói và độ ồn đối với các xe do thành phố quản lý.


- Tổ chức mạng lưới và quản lý xe về mặt môi trường bên cạnh các thủ tục kiểm tra tình trạng
kỹ thuật an toàn hiện có.
+ Các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai của hệ thống giao thông vận tải thành phố
theo quan điểm bảo vệ môi trường.
- Xây dựng chiến lược phát triển giao thông đô thị thích hợp, lựa chọn mô hình giao thông đô
thị trong tương lai bao gồm: lựa chọn kết cấu và chủng loại phương tiện vận tải và xây dựng,
mở rộng mạng lưới tuyến VTHKCC, phát triển mạng giao thông được thực hiện đồng bộ
trong quy hoạch và phát triển đô thị.

- Xây dựng được nề nếp sử dụng, bảo dưỡng, quản lý xe theo quan điểm bảo vệ môi trường.
- Tiến tới sử dụng các loại năng lượng ít gây ô nhiễm và các dạng năng lượng hoàn toàn sạch
trong GTVT thành phố.

ĐỀ 8
Câu 1:
Phân tích các biện pháp an toàn với thiết bị nâng hạ?
Trả lới
Các biện pháp an toàn với thiết bị nâng hạ
a. Cáp: Là chi tiết quan trọng trong bất kỳ máy trục nào
*Chọn cáp:
- Cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên cáp.
- Cáp có cáu tạo phù hợp với tính năng sử dụng của nó.
- Cáp có đủ chiều dài cần thiết. Đối với cáp dùng để buộcthì phải đảm bảo góc taọ thành giữa
các nhánh cáp không lớn hơn 900. Đối với cáp sử dụng ở các cơ cấu nâng, hạ tải hoặc cần thì
cáp phải có độ dài sao cho khi tải hoặc cần ở vị trí thấp nhất thì trên tang cuộn cáp vẫn còn lại
một số vòng dự trữ cần thiết phụ thuộc vào cách cố định đầu cáp.
*Loại bỏ cáp: Sau một thời gian sử dụng, cáp sẽ bị mòn do ma sát, gỉ và bị gẫy, dứt các sợi
do bị cuốn vào tang và qua ròng rọc, hiện tượng đó phát triển dần và đến một lúc nào đó thì
cáp mới bị đứt hoàn toàn. Ngoài ra cáp còn bị hỏng do thắt nút, kẹp... do đó phải thường
xuyên kiểm tra tình trạng dây cáp, căn cứ vào quy phạm hiện hành để loại bỏ cáp không còn
đủ tiêu chuẩn.
b. Xích: Các loại xích được sử dụng là xích hàn và xích lá.
Xích phải được chọn loại có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên xích. Khi
mắt xích đã mòn quá 10% kích thước ban đầu thì không sử dụng được nữa.


c. Tang và ròng rọc
- Tang: dùng cuộn cáp và cuộn xích. Yêu cầu của tang:
+ Đảm bảo đường kính theo yêu cầu

+ Cấu tạo tang phải đảm bảo với yêu cầu làm việc
+ Tang phải loại bỏ khi rạn nứt.
- Ròng rọc: dùng thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để làm lợi về lực hay tốc độ.
Yêu cầu của ròng rọc:
+ Đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu
+ Cấu tạo phù hợp với chế độ làm việc
+ Ròng rọc phải loại bỏ khi rạn, nứt hay mòn sâu quá 0.5mm đường kính cáp.
d. Phanh: được sử dụng ở tất cả các loại máy trục và ở hầu hết các cơ cấu của chúng. Tác
dụng của phanh là dùng để ngừng chuyển động của một cơ cấu nào đó hoặc thay đổi tốc độ
của chúng. Phanh được chia thành các loại phanh má, phanh đai, phanh đĩa, phanh côn.
Trong đó phanh má là loại phanh được sử dụng nhiều nhất trong máy trục. Momen của
phanh má được tạo ra bằng các lực ma sát giã hai má phanh và bánh phanh.
Phanh đai có cấu tạo đơn giản, mô mem phanh do lực ma sát giữa đai phanh và bánh
phanh sinh ra. Nhưng phanh đai có mức an toàn thấp, hay gây sự cố nên ít sử dụng.
Phanh đĩa và phanh côn là những phanh tạo nên do ma sát giữa các đĩa hoặc côn với
nhau. Chúng chỉ làm phanh phụ ở các cơ cấu
Phanh được loại bỏ trong các trường hợp sau:
- Với má phanh phải loại bỏ khi mòn không đều, má phanh không mở đều, má mòn tới đinh vít
giữ má phanh, bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm, phanh có vết rạn nứt, khi phanh làm việc má
phanh chỉ tiếp xúc với bánh một góc nhỏ hơn 80% góc quy định, độ hở của má phanh và bánh
phanh vượt quá quy định.
- Đối với phanh đai, phải loại bỏ khi có vwts ở đai phanh, khi độ hở giữa đai phanh và bánh
phanh lớn hơn 4mm, khi bánh phanh bị mòn hơn 30% chiều dày ban đầu của thnàh bánh
phanh, khi đai phanh bị mòn quá 50% chiều dày ban đầu, khi phanh làm việc đai phanh chỉ tiếp
xúc với bánh phanh một góc nhỏ hơn 80% góc tính toán, khi đai phanh và bánh phanh mòn
không đều

Câu 2:
Trình bày các dạng tai nạn điện và biện pháp cấp cứu người khi bị điện giật?



TL
*Các dạng tai nạ điện:
Tai nạn điện được phân thành 2 dạng: chấn thương do điện và điện giật
a/ Các chấn thương do điện
Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang
điện.
• Bỏng điện: Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ
quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
• Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
• Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
b. Điện giật
Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau:
• Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt.
• Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
• Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
• Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tai nạn điện và 85% số vụ tai nạn
điện chết người là do điện giật.

* Biện pháp cấp cứu người khi bị điện giật:
Phải tiến hành sơ cứu tại chỗ: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; làm hô hấp nhân tạo;
xoa bóp tim ngoài lồng ngực
* Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
- Nếu bị chạm vào điện hạ áp:
+ Cắt cầu dao điện, rút cầu chì, Dùng vật cách điện: sào, que khô,… gạt dây điện ra khỏi người
nạn nhân
+ Gỡ nạn nhân ra khỏi dây điện: găng, ủng cách điện,…
+ Dùng dao, rìu, kìm cán gỗ để cắt đứt dây điện
- Nếu bị chạm vào nguòn cao áp thì không cứu trực tiếp được mà phải:

+ Sử dựng sào cách điện, có ủng, găng tay cách điện
+ Báo cho người quản lí cắt điện


+ Làm ngắn mạch điện
* Làm hô hấp nhân tạo:
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, nới lỏng quàn áo, lau sạch máu, nước bọt,…
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê bằng đệm mềm để ngửa đầu về phía sau (chú ý không để lưỡi
lấp thanh quản), mở miệng và bịt mũi nạn nhân
- Thổi mạnh vào miệng nạn nhân ( lót vải). Hoặc bịt kín miệng nạn nhân rồi thổi vào mũi;
Lặp lại các thao tác trên:
+ Người lớn: 10 ~ 12 lần/phút
+ Trẻ em: 20 lần/phút
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Thông thường làm hô hấp nhân tạo kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Đặt hai tay chồng lên nhau, đặt ở 1/3 dưới xương ức: ấn khoảng 4~6 lần, ép sâu 4~6
cm; sau đó giữ tay lại khoảng 1/3s -> thả lỏng
- Sau 2~3 lần thổi ngạt (làm hô hấp nhân tạo), ấn lồng ngực như trên
Chú ý: Phải làm liên tục cho đến khi thở được

Câu 3
Trình bày những vấn đề môi trường bức xúc trong phát triển?
Trả lời
-Suy giảm về độ lớn và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với
cuộc sống con người như đất, nước, rừng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng
lượng.
- Ô nhiễm môi trường của con người với tốc độ nhanh, phạm vi lớn hơn trước. Không khí,
nước, đất tại các đô thị và các khu công nghiệp và ngay cả ở nông thôn và các vùng sản xuất
nông nghiệp, vùng ven biển và đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe,
đời sống của con người cũng như sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất.

- Biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển
dâng lên, các khí CFC (khí nhà kính) đang làm thủng lá chắn ô zôn bảo vệ con người khỏi tác
động nguy hiểm của các bức xạ vũ trụ.
Các vấn đề xã hội cấp bách: Nạn nghèo đói lan tràn tại các nước chậm phất triển, nạn thất
nghiệp như bóng ma ám ảnh cuộc sống của nhân dân nhiều nước, kể cả những nước phát triển


nhất. Sự cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia cũng như giữa nhóm người khác
nhau trong một nước ngày càng mở rộng. Chiến tranh tàn phá hủy diệt các đô thị, làng mạc và
những tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hóa vô giá của nhân loại.



×