Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn của lan khai (LV00929)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.18 KB, 137 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
CỦA LAN KHAI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Trọng Thưởng

HÀ NỘI, 2013


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan
Trọng Thưởng - người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình,
cùng bạn bè đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian


qua.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Loan


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Trọng Thưởng. Đề tài luận
văn của tôi không trùng với bất kì đề tài nào khác.
Trong khi nghiên cứu luận văn, tôi đã kế thừa thành tựu khoa học
của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Loan


4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 16
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 16
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 16
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 17

7. Dự kiến đóng góp mới ................................................................................ 17
NỘI DUNG .................................................................................................... 18
Chương1: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI ...................................................... 18
1.1. Cốt truyện ............................................................................................... 18
1.1.1. Một số kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Lan Khai ............................ 20
1.1.1.1. Cốt truyện truyền thống ..................................................................... 20
1.1.1.2. Cốt truyện tâm lý ............................................................................... 27
1.1.1.3. Cốt truyện kỳ ảo................................................................................. 33
1.2. Kết cấu .................................................................................................... 42
1.2.1. Về kết cấu trong tác phẩm văn học ...................................................... 42
1.2.2. Một số kiểu kết cấu trong truyện ngắn Lan Khai ................................. 44
1.2.2.1. Kết cấu đơn tuyến .............................................................................. 44
1.2.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện ................................................................ 50
1.2.2.3. Kết cấu theo mạch phát triển tâm lý ................................................. 55
Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN LAN KHAI ..................................................................... 60
2.1. Một số kiểu nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai............................ 61
2.1.1. Nhân vật kỳ ảo ...................................................................................... 61


5
2.1.2. Nhân vật chính diện .............................................................................. 64
2.1.2.1. Hình tượng các chàng trai miền núi .................................................. 64
2.1.2.2. Hình tượng người phụ nữ miền núi ................................................... 67
2.1.2.3. Nhân vật văn nghệ sĩ và những kiếp người bé nhỏ bất hạnh vì
kiếp sống mưu sinh ......................................................................................... 75
2.1.3. Nhân vật phản diện ............................................................................... 77
2.2. Một số thủ pháp xây dựng nhân vật .................................................... 80
2.2.1. Đặt tên, miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................... 80

2.2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật ........................................................................ 86
Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN LAN KHAI ....................................................................................... 92
3.1. Giọng điệu trần thuật .......................................................................... 93
3.1.1. Giọng điệu trữ tình mượt mà thấm đẫm chất thơ ................................. 94
3.1.2. Giọng điệu ai oán, xót xa, thương cảm................................................. 98
3.1.3. Giọng điệu khẳng khái, mạnh mẽ và quyết liệt .................................... 101
3.1.4. Giọng điệu chân chất, mộc mạc, bình dị của người dân miền núi ....... 104
3.2. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 107
3.2.1. Trần thuật từ ngôi thứ ba ...................................................................... 107
3.2.2. Trần thuật từ ngôi thứ nhất ................................................................... 114
KẾT LUẬN.................................................................................................... 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 127


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa.
Trải qua giai đoạn giao thời (1900-1930), văn học giai đoạn 1930-1945 đã đạt
được những thành tựu rực rỡ chưa từng thấy. Với sự góp mặt của rất nhiều
những cây bút văn xuôi xuất sắc như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai… đã
tạo nên diện mạo mới cho nền văn học nước nhà. Mỗi nhà văn có một mảnh
đất riêng để tìm tòi, thể nghiệm và phát huy toàn bộ năng lực sáng tạo của
mình. Trong số các nhà văn xuất sắc đó, Lan Khai đã được đánh giá là “một
trong những nhà văn sung mãn nhất của nền văn xuôi hiện đại”. Sự xuất hiện
của cây bút Lan Khai là một hiện tượng đặc biệt từ nguồn gốc xuất thân đến
hoạt động văn chương.
Đương thời Lan Khai là cây bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân,

đồng thời tên tuổi của ông xuất hiện đều đặn trên các tờ báo Loa, Ngọ Báo,
Đông Tây, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san. Người nghệ sĩ ấy
rất giàu tiềm năng sáng tạo với những Truyện đường rừng, những tiểu thuyết
tâm lý-xã hội, các tiểu thuyết lịch sử, những thiên truyện ngắn và ký, lối tư
duy sắc bén trong lý luận, phê bình và nghiên cứu, các công trình sưu tầm văn
học, cùng năng lực dịch thuật tài hoa và những tác phẩm hội họa đã đem đến
cho nền văn nghệ dân tộc những màu sắc mới. Sáng tác của Lan Khai đã được
các nhà văn cùng thời như: Trương Tửu, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc
Phan đánh giá rất cao. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã viết:
“Lan Khai là lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới”.
Trong cuốn sách Lan Khai tuyển tập, PGS.TS Trần Mạnh Tiến có viết: “Cảm
phục về những truyện đường rừng tươi đẹp, các văn nghệ sĩ Bắc Hà đã gọi
ông với cái tên thân mật “nhà văn đường rừng”. Cảm mến trước những bức


2
tranh về cảnh trí sơn lâm và những truyện đường rừng, Tản Đà tặng ông bút
danh Lâm Tuyền Khách. Trên văn đàn, nhà phê bình Trương Tửu gọi ông là
“nghệ sỹ của rừng rú”, là “đàn anh trong thế giới sơn lâm”, là “cây đa cổ thụ
giữa cánh đồng bát ngát”. Nguyễn Tuân gọi ông là nhà văn “to gan lớn mật
nhất giới Bắc Hà”…[68, tr.20]. Điều đó cho thấy tài năng và tình cảm yêu
mến của giới văn nghệ sĩ dành cho nhà văn Lan Khai.
Với cuộc đời chưa tròn 40 tuổi, Lan Khai đã để lại một di sản lớn về
văn học. Tên tuổi của ông đã từng “vang bóng” một thời trên văn đàn cả nước
nhưng hoạt động nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Lan Khai hơn nửa
thế kỷ qua vẫn chưa toàn diện và hệ thống, chưa tương xứng với tầm vóc của
ông. Tại lễ Kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lan Khai, nhà thơ Hữu Thỉnh đã
khẳng định: “Lan Khai là một trong những nhà văn trưởng thành rất sớm về ý
thức xã hội và lý tưởng nghệ thuật. Sự nhất quán trong hoạt động xã hội và
sáng tác văn chương của ông thể hiện bản lĩnh và nhiệt huyết của một trí thức

yêu nước và nhân cách văn hóa của một nhà văn… Cuộc đời và sự nghiệp của
Lan Khai thật trong sáng và cao đẹp. Đáng lẽ ông phải được nghiên cứu, đánh
giá công bằng trong văn học sử như là một trong những nhà văn xuất sắc của
nền văn học Việt Nam đương đại, một người có công với cách mạng”[68,
tr.7]. Vậy mà tên tuổi cũng như các sáng tác của ông đã từng chìm khuất theo
bóng mây mù của lịch sử trong một thời gian khá dài.
Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ, trân trọng, kính mến và để tri ân trước
một người nghệ sĩ đã phấn đấu cả cuộc đời cho nền nghệ thuật nước nhà,
chúng tôi quyết định chọn “Nghệ thuật truyện ngắn của Lan Khai” làm đề tài
nghiên cứu. Đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu những đặc sắc trong
nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Lan Khai - một trong những phương
diện thiết yếu tạo nên sức hấp dẫn của “nhà văn đàn anh trong thế giới sơn
lâm” - hi vọng sẽ cung cấp thêm cho những cây bút trẻ muốn học hỏi, trau dồi


3
kinh nghiệm sáng tác. Hơn nữa, với đề tài này chúng tôi mong muốn khẳng
định thêm tên tuổi của nhà văn Lan Khai - một tài năng lớn trong nền văn học
Việt Nam hiện đại - qua một thể loại mà ông rất có “biệt tài”, thể loại truyện
ngắn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Điểm qua các thành tựu nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Lan Khai, đặc biệt là những công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu của
luận văn, chúng tôi chia làm ba giai đoạn sau: một là giai đoạn từ 1930-1945,
hai là giai đoạn từ 1945-1986 và ba là giai đoạn từ 1986 đến nay.
1.1. Giai đoạn từ 1930-1945
Người đầu tiên quan tâm đến sáng tác của Lan Khai là nhà nghiên cứu
Trương Tửu. Trong bài viết về tác giả Lan Khai đăng trên báo Loa (Số 81, ra
ngày Thứ 5 hàng tuần năm 1935), ông đã gọi Lan Khai là “nhà nghệ sĩ của
rừng rú”. Vì chính Lan Khai bằng “năng lực nghệ sĩ thiên bẩm thúc giục, ông

cầm bút chép những truyện lạ đường rừng, dắt ta vào một địa hạt xa xăm, tối
hiểm. Từ từ, hồi hộp, ông ẩn khẽ cánh cửa rừng thẳm, mở lối cho nghệ thuật
bước vào một thế giới lạ lùng, đầy dẫy những tình trạng nhiệm màu, đột thú.
Trong phạm vi ấy, ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ
giữa cánh đồng bát ngát”[67, tr.225]. Không chỉ đánh giá cao về Truyện
đường rừng của Lan Khai, Trương Tửu còn đề cập đến mảng tiểu thuyết lịch
sử và khẳng định: “Rừng rú và lịch sử là hai thế giới mà ông Lan Khai là
người thứ nhất đem vào tiểu thuyết hiện đại, có lương tâm và nghệ thuật”[67,
tr.238]. Cũng trên báo Loa, số 83, Thứ Năm /19/ September 1935, trong bài
viết “Văn Lan Khai”, Trương Tửu đã ghi nhận những đóng góp của Lan Khai
trên nhiều phương diện như: nghệ thuật tả cảnh, cách dùng chữ, lối đặt câu,
cách vận dụng lối văn Pháp. Ông ngợi ca: “Trong các nhà văn tả cảnh hiện
đại, ông Lan Khai đáng liệt vào địa vị danh dự”. Dưới ngòi bút của ông “hình


4
tượng nọ nối tiếp hình tượng kia thành một điệu dài làm cho người đọc như bị
mê sảng không biết mình đang ở trong mộng hay trước cảnh thực”[67,
tr.241]. Lan Khai biết “dùng những hình tượng rất khéo” và “có những lối đặt
câu rất mới. Trương Tửu hoan nghênh việc Lan Khai đã “mạnh bạo ứng dụng
cách diễn tả ý, tả cảnh của Pháp văn vào văn Quốc ngữ, cái mà nhiều nhà văn
cho là ngô nghê, kiểu cách”[67, tr.243]. Cuối cùng ông khẳng định: “Ông Lan
Khai thật là một tiểu thuyết xứng đáng, một nhà văn có giá trị và hi vọng”.
Như vậy, với những Truyện đường rừng ngay từ đầu những năm 1930, Lan
Khai đã khẳng định được vị trí cũng như tài năng sáng tạo của mình.
Năm 1938, tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai ra đời đã thu hút sự chú
ý của đông đảo độc giả. Trong lời tựa cuốn sách này, nhà nghiên cứu Trần
Huy Liệu đã đánh giá cao giá trị hiện thực của tác phẩm: “những tình cảnh,
những phong tục cho đến những tâm lý của đám dân nghèo mà tác giả mô tả
là rất đúng”[67, tr.248]. Như vậy, tác giả Trần Huy Liệu đã có những nhận xét

sâu sắc về năng lực phản ánh hiện thực và khả năng miêu tả tâm lý nhân vật
của nhà văn. Cũng nói về tiểu thuyết này, nhà phê bình Hải Triều có bài “Lầm
than - một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả thực xã hội ở nước ta” đã viết:
“Đọc xong quyển Lầm than, tôi thấy tác giả của nó mạnh dạn tiến lên trên
con đường sáng sủa mà đầy cả trông gai, con đường bênh vực cho giai cấp
cần lao, con đường của chủ nghĩa xã hội. Điều ấy là một điều đáng ghi nhớ
trong lịch sử văn học của xứ này”[67, tr.251]. Ông đề cao cái khuynh hướng
sáng tác của Lan Khai mà ông gọi là: “Cái khuynh hướng tả thực xã hội chủ
nghĩa”[67, tr.253].
Tiếp đó, năm 1938, trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Cô Dung, nhà nghiên
cứu Thiều Quang Lộc đã đánh giá cao cuốn tiểu thuyết này cùng với tên tuổi
của Lan Khai. Ông cho rằng: “Tạo nên Cô Dung, Lan Khai muốn đặt trước
mặt người đàn bà Việt Nam một tấm gương để họ tự nhìn thấy mình, tự nhìn


5
thấy cái tâm hồn thuần túy của mình”[29, tr.6]. Cũng trong thời gian này, trên
Phổ thông bán nguyện san (số 24), Vũ Ngọc Phan đã quan tâm đến tiểu
thuyết Cô Dung của Lan Khai xem đây là tác phẩm có “tình quê” và đề cao
việc xây dựng nhân vật người phụ nữ nông thôn của ông.
Năm 1941, tác giả Phạm Mạnh Phan có bài phê bình tiểu thuyết “Mực
mài nước mắt” đăng trên tạp chí Tri Tân (số 29) đã rất chú ý đến khả năng
miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn Lan Khai, bởi “đặt cốt truyện cho ly kì
không phải là chủ ý của tác giả khi viết cuốn sách đó. Vì ông chỉ cốt tả rõ
những nỗi đau khổ, bực dọc, hờn giận của nhà văn trong cuộc sống hàng
ngày…”[20, tr.5], nhưng đồng thời ông cũng chỉ ra một số hạn chế về mặt kết
cấu trong tác phẩm của Lan Khai.
Đến năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan lại có
những đánh giá cao về năng lực sáng tạo của nhà văn Lan Khai qua tiểu
thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm và tập Truyện đường rừng. Vũ Ngọc Phan

có viết: “Đọc Tiếng gọi của rừng thẳm, người ta cảm về cái tâm hồn ngây
thơ và chất phác của cô sơn nữ bao nhiêu, thì đọc Truyện đường rừng của
Lan Khai người ta lại ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy nhiêu và
người ta có cái cảm tưởng như những chốn sơn lâm của Mường, Mán chỉ là
những nơi ma thiêng nước độc, người man di còn ở lẫn với thú dữ và… ma.
Hai quyển sách là hai bộ mặt của rừng. Một đằng là cái vẻ đẹp của người, của
cảnh phô bày trước mặt người lữ khách; còn một đằng là những điều huyền bí
ẩn náu sau những người và những cảnh ấy”[48, tr.342]. Vậy nên theo Vũ
Ngọc Phan “Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận
về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc
thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ
Tùng Linh vậy”[48, tr.342]. Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan còn khẳng định tài năng
viết truyện ngắn của Lan Khai: “Lan Khai có cây bút rất tài tình để viết truyện


6
ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng
tiếc”[48, tr.344]. Như vậy Vũ Ngọc Phan có đề cập đến tập Truyện đường
rừng (1940) nhưng ông lại chưa bao quát được hết các truyện ngắn của Lan
Khai ở các đề tài khác. Bởi Lan Khai không chỉ thành công trong các mảng
truyện ngắn đường rừng, mà những truyện ngắn viết về các mảng đề tài tâm
lý xã hội và đề tài về lịch sử của ông cũng hết sức đặc sắc.
Như vậy có thể thấy rằng, trước 1945, các sáng tác của nhà văn Lan
Khai đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học có
tên tuổi như Trương Tửu, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan... Song
hầu hết các công trình ấy chỉ tập trung vào việc đánh giá các sáng tác thuộc
thể loại tiểu thuyết. Riêng mảng truyện ngắn của Lan Khai, ít nhiều các nhà
nghiên cứu có đề cập đến song chưa có hệ thống cũng như chưa toàn diện về
mặt thành tựu nghệ thuật.
1.2. Giai đoạn từ 1945-1986

Từ sau 1945, việc sưu tầm và nghiên cứu các tác phẩm của Lan Khai bị
gián đoạn. Tuy vậy một số tác giả vẫn nghiên cứu về các sáng tác của ông.
Tác giả Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên,
(tập III do Anh Phương ấn quán ấn hành năm 1965) đã phân loại tiểu thuyết
của Lan Khai làm ba loại và đã chỉ ra: Với tiểu thuyết đường rừng “Lan Khai
đứng trong thế giới của riêng mình. Ông chinh phục độc giả bằng những hiểu
biết rành rẽ và sự cảm xúc sâu xa của mình”[67, tr.287]. Phạm Thế Ngũ đã có
những đánh giá xác đáng về văn phong của Lan Khai: “Trong những nhà văn
của nhóm Tân Dân có lẽ Lan Khai là cây bút biết tự săn sóc và có nhiều đức
tính văn chương hơn cả... Ở những tác phẩm, những trang ông viết kĩ hơn cả,
ta thấy một bút pháp thực già dặn, điêu luyện. Ông có một trí quan sát tinh tế,
được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác khúc chiết, nhiều khi giàu những


7
hình ảnh rất tân kì”[67, tr. 292]. Đặc biệt khi nhắc tới tập Truyện đường rừng
của Lan Khai, ông khẳng định đó “là tất cả một pho kinh dị”[67, tr.288].
Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê
phán (năm 1968), có đề cập đến tác giả Lan Khai và tiểu thuyết Lầm than với
lời khẳng định: “Lầm than là một tác phẩm đáng để chúng ta chú ý”. Tuy
nhiên, cũng trong bài viết này, tác giả còn có những nhận định có nhiều điểm
khác xa so với tác giả Hải Triều trước đây: “nhà văn lãng mạn rẽ bước chốc
lát sang con đường hiện thực... cố nhiên vốn hiểu biết về “nhà văn đường
rừng” về giai cấp công nhân cũng khá mong manh”[84, tr.7].
Năm 1983, nhà xuất bản văn học cho ra mắt cuốn sách Về văn học
nghệ thuật do Hồng Chương sưu tầm và tuyển chọn. Tác giả cuốn sách này
có đề cập đến cuốn Lầm than của Lan Khai nhưng cũng chỉ mô phỏng lại
những ý kiến của tác giả Nguyễn Đức Đàn trong cuốn Mấy vấn đề văn học
hiện thực phê phán Việt Nam (1968) trước đây.
Tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam - 29A,

(Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1988), có nhắc đến tác giả Lan Khai
cùng với các tác giả khác như: Thạch Lam, Trần Tiêu và đánh giá họ “là
những hiện tượng cho sự phân hóa của văn xuôi lãng mạn trong thời kì Mặt
trận dân chủ”. Trong đó tác giả Phan Cự Đệ có nhắc đến truyện ngắn Thằng
Gầy của Lan Khai và nhận định: Đây là tryện ngắn “viết theo khuynh hướng
hiện thực phê phán”.
Như vậy, hầu hết các bài nghiên cứu nêu trên đều tập trung ở mảng tiểu
thuyết, đặc biệt là hai tiểu thuyết từng gây được tiếng vang lớn là Cô Dung và
Lầm than, trong khi đó các tác phẩm truyện ngắn của ông ở giai đoạn này có
được nhắc đến nhưng vẫn còn sơ lược.


8
1.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay
Từ năm 1986 trở lại đây, đặc biệt là sau những năm 1990, sự nghiệp
sáng tác của nhà văn Lan Khai lại bắt đầu được quan tâm mạnh mẽ.
Đầu tiên có thể kể đến tác giả Gia Dũng với bài viết: “Đôi điều về nhà
văn Lan Khai” in trên Phụ san báo Văn nghệ ra ngày 19/08/1990. Trong bài
viết này tác giả có giới thiệu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn
chương của Lan Khai. Đây là những vốn tư liệu quý mà tác giả tập hợp được
thông qua những người thân trong gia đình nhà văn. Ông đã khẳng định: “Lan
Khai là một trong số ít nhà văn tiền chiến đầu tiên viết tiểu thuyết về đời sống
phong tục và tập quán của dân tộc thiểu số đầu tiên ở Việt Nam”[67, tr.315].
Cũng trong thời gian này, trên tuần báo Văn nghệ ra ngày 25/8/1990
đăng bài: “Hành hương về thủ đô kháng chiến” của nhà văn Hoàng Minh
Tường. Ông đã giới thiệu thêm tư liệu về Lan Khai và cuộc đời hoạt động
nghệ thuật của ông qua lời kể của bà Hà Thị Minh Kim (vợ của nhà văn).
Năm 1991, trên Tạp chí Văn học (số 6/1991), tác giả Ngọc Giao có bài
viết: “Lan Khai với truyện lạ đường rừng”. Trong đó tác giả có khẳng định về
sức hút mạnh mẽ của những “Truyện lạ đường rừng” của nhà văn Lan

Khai như sau: “Ông viết rất hay, cốt truyện nào cũng li kì, rùng rợn... mỗi
thiên truyện Lan Khai là một chuyện lạ lùng, đưa con người thành thị đến gần
những người của ma thiêng nước độc mà cứ nghĩ đến họ đã rùng mình sợ
hãi”[67, tr.351]. Hơn nữa ông còn đánh giá về vị thế của nhà văn Lan Khai
đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử: “Thời trước chiến sự Đông Dương, văn
đàn Bắc Hà nổi danh ba cây bút lịch sử, tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triện
Luận, Phan Trần Chúc”[67, tr.349]. Bên cạnh đó, Ngọc Giao còn cung cấp
thêm nhiều thông tin bổ ích khác về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Cũng trong khoảng thời gian đó, tác giả Mỹ Huyền có bài viết “Đỉnh non thần
lên phim” đăng trên Tạp chí điện ảnh Việt Nam (số 47, 1992) đã giới thiệu


9
đây là tiểu thuyết lịch sử đặc sắc viết về miền núi của Lan Khai. Các ý kiến
trên đã đánh giá cao tài năng của nhà văn Lan Khai ở thể loại tiểu thuyết lịch
sử. Qua đó ta thấy được những thành công của nhà văn với những sáng tác ở
đề tài lịch sử bên cạnh mảng sáng tác về đề tài tâm lý xã hội và miền núi.
Cũng trong năm 1992, trong cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
của hai tác giả Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế đã trình bày vắn tắt
vị trí và những đóng góp của nhà văn Lan Khai cho nền văn học nước nhà
giai đoạn 1930-1945.
Năm 1994, trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến, tác giả Nguyễn Vỹ với tư
cách là một người bạn, một người đồng nghiệp đã cung cấp tiếp cho bạn đọc
nhiều thông tin về nhà văn Lan Khai, về mối quan hệ bạn bè cũng như sự
nghiệp của ông. Nguyễn Vỹ đã ngợi khen nghệ thuật kể chuyện trong truyện
đường rừng của ông: “Lan Khai kể chuyện rất hấp dẫn, nhất là truyện đường
rừng, nơi cương thổ riêng biệt của Lan Khai. Không nhà văn nào viết truyện
đường rừng kích thích bằng Lan Khai, kể cả TachiA”[67, tr.341].
Năm 1997, trên báo Giáo dục và thời đại số 38, tác giả Hoàng Dạ Vũ
có bài viết “Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai” đã giới thiệu về tình bạn thân

thiết, gắn bó của hai nhà văn. Năm 1938, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho
xuất bản cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945 (tập 2), đã giới thiệu
vắn tắt về nhà văn Lan Khai. Tác giả cuốn sách đã nhận định về tiểu thuyết
của nhà văn Lan Khai gồm hai loại chính là “tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết
đường rừng”[46, tr.144]. Nói chung ý kiến trên vẫn còn chưa bao quát được
toàn bộ sáng tác cũng như năng lực sáng tạo và tài năng nghệ thuật của nhà
văn Lan Khai.
Năm 2000, trong Giáo trình lịch sử văn học, Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh có nhắc đến Lan Khai qua lời nhận xét ngắn gọn “Lan Khai cùng dòng
tiểu thuyết lịch sử với Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy


10
Tưởng... ở đây cảm hứng lãng mạn có dịp thêu dệt những mối tình lâm ly
giữa những người tráng sĩ và gia nhân thời phong kiến xa xưa”[79, tr.9]. Ý
kiến trên đã khẳng định sự đóng góp của Lan Khai với tiểu thuyết lịch sử đầu
thế kỉ XX bằng cảm hứng sáng tác tiểu thuyết lịch sử theo khuynh hướng lãng
mạn, trong đó có nội dung viết về đề tài tình yêu.
Năm 2001, nhà xuất bản Văn học cho ra mắt bạn đọc cuốn Từ điển tác
phẩm văn xuôi Việt Nam (giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX - 1945), các tác giả
cuốn sách đã quan tâm đến những đóng góp của Lan Khai trên lĩnh vực tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, đồng thời giới thiệu vắn tắt về một số tác phẩm
như: Lầm than, Cô Dung, Gái thời loạn, Suối đàn... Tháng 4,5,7/2001, trên
báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã đăng bài “Viết về các bạn văn bút
của Lan Khai” và báo Tiền phong cuối tháng (4,5,6,7/2001) với mục “Những
chuyện ít được biết về nhà văn” của tác giả Lan Phương đã cung cấp nhiều tư
liệu về mối quan hệ gắn bó giữa Lan Khai với các nhà văn nổi tiếng đương
thời như: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Lưu Trọng Lư, Nguyên
Hồng, Hải Triều, Trần Huy Liệu... Cũng trong thời gian này, tác giả Đỗ
Hoàng với bài với bài viết: “Đời, văn Lan Khai” trên Diễn đàn văn nghệ, (số

tháng 7/2001) có giới thiệu sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Lan
Khai. Bài viết gần với nguồn tư liệu của tác giả Gia Dũng và phỏng theo tư
liệu của gia đình cố nhà văn cung cấp về thân thế và sự nghiệp của Lan Khai,
nhưng còn một số điểm chưa chính xác. Đồng thời trên báo Văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh (số 37, ra ngày 04/10/2001) có đăng bài viết với nhan đề:
“Vấn đề nhà văn trong quan niệm Lâm Tuyền Khách” của tác giả Trần Mạnh
Tiến đã đánh giá cao tư tưởng nghệ thuật của Lan Khai: “Từ quan niệm đến
sáng tác, đương thời Lan Khai đã thể hiện cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về
vị trí nhà văn đối với cuộc sống nghệ thuật”[67, tr.194]. Cùng năm luận văn
Thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Truyện đường rừng của Lan Khai” (2001), của


11
tác giả Nguyễn Thanh Trường đã cung cấp thêm những thông tin mới mẻ về
nhà văn Lan Khai và sáng tác của ông.
Tháng 5/2002, tác giả Trần Mạnh Tiến với bài viết “Tác phẩm tự
truyện của Lan Khai” in trên Tạp chí Khoa học (số 5), trường ĐHSP Hà Nội
đã chỉ ra hướng nghiên cứu về hình tượng tác giả Lan Khai trong tác phẩm có
mối quan hệ với chân dung cuộc sống đời thường của nhà văn.
Tháng 6/2002, tác giả Trần Mạnh Tiến đã công bố công trình: Lan
Khai - Tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học đã giới thiệu một
cách khá đầy đủ về cuộc đời, con người và sự nghiệp của Lan Khai cũng như
những đóng góp của ông ở lĩnh vực nghiên cứu lý luận phê bình.
Tháng 11/2002, trên tạp chí Tài hoa trẻ (số 237, 238), tác giả Trần
Đồng Minh trong bài viết: “Đời thừa trong sự đối sánh liên văn bản” đã phân
tích tác phẩm Đời thừa trong sự đối sánh với Mực mài nước mắt của Lan
Khai, người viết chỉ ra những đóng góp của Lan Khai về mảng đề tài người trí
thức và đồng thời tác giả cũng rất chú ý nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
của ông.
Trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX của tập thể Viện văn

học do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002 có bài viết “Vạn
Xuân, Hồ Qúy Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử” của tác giả Lại Văn Hùng. Bài
viết đã lược thuật một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán, chữ
Quốc Ngữ. Trong bài viết tác giả có nhắc tới “tiểu thuyết lịch sử mang đậm
chất lãng mạn” có sự góp mặt của cây bút lịch sử lão luyện Lan Khai với các
tác phẩm như: Trong cơn binh lửa, Treo bức chiến bào, Ai lên phố cát (Lại
Văn Hùng, “Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử”, Nhìn lại văn
học Việt Nam thế kỉ XX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002).
Tác giả Trần Mạnh Thường trong cuốn Từ điển tác gia văn học Việt
Nam thế kỉ XX (Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2003) có giới thiệu về Lan Khai


12
và các tác phẩm chính của ông. Khi nhắc đến Truyện đường rừng của Lan
Khai, tác giả Trần Mạnh Thường có viết: “Truyện đường rừng là một cách
để Lan Khai mượn lời dân miền núi để kể lại những gì mà Lan Khai nhìn
thấy, nghe thấy”[20, tr.9]. Nhìn chung những đánh giá trên đây của các tác giả
vẫn chưa thật toàn diện về Truyện đường rừng của Lan Khai. Bên cạnh đó
vẫn có những thông tin chưa chính xác về tiểu sử của Lan Khai.
Trong cuốn Từ điển tác gia - tác phẩm văn học Việt Nam xuất bản
năm 2003 của các tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tôn, Nguyễn Như
Ý, trong đó tác giả Lê Quang Hưng có nhận định về các tác phẩm đường rừng
của Lan Khai như sau, đó là “chỗ nổi trội nhất trong sáng tác của ông. Lan
Khai đã đem lại cho người đọc cảm giác vừa ghê rợn, vừa thích thú trước bao
điều bí hiểm của chốn sơn lâm”[20, tr.9].
Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) xuất bản năm 2004 của Nhà
xuất bản Thế giới, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã giới thiệu khá đầy đủ về
tác giả Lan Khai và ba loại sáng tác chính của ông. Trong đó khi bàn về tập
Truyện đường rừng (gồm 9 truyện), tác giả có viết: “Tập Truyện đường
rừng đưa người đọc trở về với cái thời người và ma quỷ còn sống lẫn lộn với

nhau, ma quỷ cũng có tình cảm yêu, ghét, sợ hãi… y như người. Rừng thẳm
núi cao phô bày hết cái vẻ hoang dã bí ẩn và rùng rợn của nó. Để tăng thêm
nỗi kinh hoàng, Lan Khai thường mô tả rất kỹ, nhiều khi rề rà các cảm giác
lạnh lẽo cùng những tai họa lơ lửng trong không gian, những tác động đầy
khả nghi, sự ẩn hiện ly kì của một ai đó, một cái gì sau mỗi gốc cây, hẻm
núi… trước rồi sau đó mới để cho các sự kiện xảy ra, tạo cho tác phẩm một
cái không khí hoang đường, căng thẳng từ đầu đến cuối”[20, tr.9]. Như vậy
tác giả Phan Thị Thu Hương đã tập trung khai thác những đặc điểm trong
nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật kể chuyện của tác giả Lan Khai trong tập
Truyện đường rừng.


13
Tháng 9/2004, cuốn chuyên khảo Lan Khai - Truyện đường rừng của
hai tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường, do Nhà xuất bản Văn
hóa thông tin ấn hành đã công bố các sáng tác thuộc mảng tiểu thuyết của Lan
Khai và những tài liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như
những đặc điểm về tiểu thuyết của ông. Đặc biệt, trong bài viết về “Đặc điểm
truyện đường rừng của Lan Khai”, tác giả Trần Mạnh Tiến có đề cập đến
mảng truyện ngắn truyền kỳ của ông. Theo tác giả: “Đó là một pho truyện lạ,
đầy màu sắc truyền kì và kinh dị, nửa hư, nửa thực, có khẳ năng khơi dậy tính
hiếu kì của độc giả và kích thích tính tò mò của trẻ thơ, là những tác phẩm
nằm ngoài quan niệm tả thực của Lan Khai”[20, tr.10]. Hơn thế tác giả còn
khẳng định: “Ngoài ra Lan Khai còn có các truyện ngắn lịch sử như Sóng
nước Lô Giang (1935), Mưu thằng Đợi (1941)… là những câu chuyện giàu
tính hiện thực ở miền núi, mô tả một tình huống oái oăm hoặc một hành động
dũng cảm vì nghĩa lớn”[20, tr.10]. Những nhận định này của tác giả Trần
Mạnh Tiến đã phần nào giải quyết được những nét chính của các truyện ngắn
viết về đề tài lịch sử và những câu chuyện đường rừng hấp dẫn của Lan Khai.
Tại hội nghị văn học kì ảo được tổ chức vào ngày 28/5/2006 tại trường

ĐHSP Hà Nội, trong bài viết “Truyện truyền kì của Lan Khai”, tác giả Trần
Mạnh Tiến có bàn tới các tác phẩm thuộc loại truyện truyền kì của Lan Khai ở
thể loại truyện ngắn và xem đây là những đóng góp rất mới về cách sáng tạo
cốt truyện và lời văn nghệ thuật.
Hơn thế, các tác giả: Trần Mạnh Tiến, Hà Nguyên Huyến, Hữu Thỉnh...
đã đăng tải nhiều thông tin về nhà văn Lan Khai cũng như về các sáng tác của
ông trên báo Văn nghệ… Đặc biệt ngày 26/7/2006, trong lễ kỉ niệm 100 năm
ngày sinh của nhà văn Lan Khai, các tác giả như: nhà thơ Hữu Thỉnh, PGS.TS
Trần Mạnh Tiến, nhà văn Hoàng Minh Tường, PGS.TS Nguyễn Văn Long,
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, PGS.TS Nguyễn Xuân Nam… đã có những bài


14
viết và tham luận khẳng định tài năng xuất sắc, vị trí tiên phong, tinh thần yêu
nước, thương dân, đoàn kết cộng đồng, vấn đề môi trường sinh thái nhân văn,
nghệ thuật viết văn… của nhà văn Lan Khai trong nền văn học hiện đại nước
nhà. Cuốn sách Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc của Nhà xuất bản Hội
nhà văn do tác giả Trần Mạnh Tiến biên soạn đã tập hợp tất cả các bài viết và
tham luận nói trên và trở thành nguồn tư liệu quý giá có thể “hoàn nguyên”
một “nhà văn yêu nước, có công với cách mạng” - niềm tự hào của nền văn
học Việt Nam hiện đại. Trong đó nhiều bài viết đã đề cập đến truyện ngắn kì
ảo của ông về nhân vật, về cốt truyện, về ngôn ngữ nghệ thuật. Tác giả Trần
Mạnh Tiến trong một số bài viết của mình đã đề cập đến các sáng tác của Lan
Khai ở các khía cạnh khác nhau. Tác giả Vũ Thị Nhất có bàn về nghệ thuật
viết truyện kỳ ảo của Lan Khai. Còn tác giả Lê Thị Tâm Hảo lại có những
đánh giá về ngôn ngữ nghệ thuật trong Truyện đường rừng của Lan Khai.
Như vậy các sáng tác của nhà văn Lan Khai đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm và có nhiều chuyên luận nghiên cứu về các tác phẩm của ông.
Trong đó nhiều bài viết đã đề cập đến tập Truyện đường rừng của Lan Khai
cho thấy các nhà nghiên cứu có đề cập đến các truyện ngắn của ông nhưng

chưa khảo sát một cách toàn diện về kiểu loại.
Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học ra mắt bạn đọc bộ sách Lan Khai
tuyển tập (hơn 1500 trang trang khổ lớn 16 x 24), trong đó PGS.TS Trần
Mạnh Tiến đã dành những lời giới thiệu công phu và tâm huyết về cuộc đời,
sự nghiệp; con đường nghệ thuật của nhà văn Lan Khai. Tập một của cuốn
sách quy tụ những tiểu thuyết tâm lý - xã hội và tiểu thuyết đường rừng tiêu
biểu nhất của Lan Khai. Tập hai tiếp tục tập hợp những tiểu thuyết lịch sử,
truyện ngắn, ký, thơ, một số bài lý luận, phê bình nổi bật cùng mảng văn
chương dân gian do chính Lan Khai sưu tầm và biên soạn. Đây là bộ sách quý
“thể hiện tập trung nhất tâm hồn nghệ sĩ trước nhân dân và đất nước. Đồng


15
thời cũng là nguồn tài liệu thiết thực cho bạn đọc, các bạn học sinh, sinh viên,
nghiên cứu sinh trong nhà trường học tập”[68, tr.56].
Năm 2011, Nhà xuất bản Hà Nội cho xuất bản cuốn Lan Khai tuyển
truyện ngắn do PGS.TS Trần Mạnh Tiến sưu tầm và giới thiệu. Cuốn sách đã
tập hợp 37 truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lan Khai thuộc các loại truyện
đường rừng, truyện lịch sử, truyện tâm lý xã hội. Trong cuốn sách này, PGS.
TS Trần Mạnh Tiến đã khẳng định: “với trên 50 truyện ngắn cho thấy, cây bút
Lan Khai đã tạo nên một chỗ đứng riêng trên văn đàn thuở ấy”[70, tr.5]. Như
vậy chỉ riêng với thể loại truyện ngắn, Lan Khai đã “tạo nên một chỗ đứng
riêng”, đã khẳng định một cây bút rất “tài tình” trong thể loại truyện ngắn.
Có thể thấy trong vòng hơn nửa thế kỉ qua, việc tìm hiểu về cuộc đời và
văn nghiệp của Lan Khai ngày càng thu hút sự chú ý của rất nhiều giới nghiên
cứu, phê bình nói chung và bạn đọc nói riêng. Nhưng phần lớn giới nghiên
cứu đều có những ý kiến đánh giá về những đóng góp về các bình diện khác
nhau của nhà văn Lan Khai cho nền văn học nước nhà giai đoạn 1930-1945.
Đó là sự ý thức về di sản lớn của một tài năng văn học. Song việc nghiên cứu
lại diễn ra chưa liên tục, thường xuyên, chưa tương xứng với những đóng góp

của nhà văn với nền văn học nước nhà giai đoạn 1930-1945. Những năm gần
đây việc nghiên cứu về thành tựu truyện ngắn của nhà văn đã có bước phát
triển mới. Tác giả Nguyễn Ngọc Hà trong công trình “Truyện ngắn của Lan
Khai” (luận văn Thạc sĩ khoa học trường ĐHSP Hà Nội) năm 2006, đã nghiên
cứu sự đa dạng, phong phú trong 21 truyện ngắn về nội dung và một phần
trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Lan Khai. Luận văn của chúng tôi có
tham khảo các công trình trên. Nhưng mục đích chính của chúng tôi sẽ
chuyên sâu vào nghiên cứu các yếu tố nghệ thuật trong cuốn Lan Khai tuyển
truyện ngắn nhằm tìm ra một phong cách viết truyện ngắn “rất tài tình” đã


16
góp phần quan trọng khẳng định được vị thế của nhà văn Lan Khai đối với
nền văn học nước nhà.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài trên chúng tôi hướng tới xác định những nét đặc
trưng và đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Lan Khai.
Chúng tôi sẽ tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn của Lan Khai từ góc nhìn
của lý thuyết tự sự học về: cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật
và nghệ thuật trần thuật.
Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp mới mẻ, đặc sắc trong nghệ
thuật viết truyện ngắn của nhà văn Lan Khai và góp phần đưa tên tuổi của ông
xứng đáng với vị thế và tầm vóc mà ông đáng được tôn vinh: một cây bút “rất
tài tình” trong thể loại truyện ngắn, đồng thời cũng là “nhà văn sung mãn nhất
của nền văn xuôi hiện đại”.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết tự sự học, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu
nghệ thuật truyện ngắn của Lan Khai trên các nội dung:
- Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Lan Khai
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai

- Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lan Khai
Mỗi nội dung trên sẽ được xây dựng thành một chương của luận văn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát một cách có hệ
thống gần bốn mươi truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Lan Khai in trong
cuốn Lan Khai tuyển truyện ngắn (Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2011).


17
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung làm rõ những đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện
ngắn của nhà văn Lan Khai qua tập truyện ngắn tiêu biểu trên của ông.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp các phương
pháp sau đây:
- Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
7. Dự kiến đóng góp mới
- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu trước đây, luận văn sẽ tiếp cận
một cách chuyên sâu truyện ngắn Lan Khai trên các phương diện: cốt truyện,
kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật. Cụ thể là:
- Xác định cách thức xây dựng cốt truyện, cách tổ chức kết cấu mà nhà
văn Lan Khai đã kế thừa và phát huy phương thức xây dựng cốt truyện và kết
cấu truyền thống như thế nào; đồng thời phát hiện những cách tân, sáng tạo
của nhà văn trên phương diện này.
- Hơn nữa, chúng tôi còn xác định những thành tựu trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật của nhà văn Lan Khai qua các truyện ngắn của ông.

- Bên cạnh đó, luận văn sẽ chỉ ra những đặc sắc trong nghệ trần thuật
tạo nên phong cách riêng trong truyện ngắn Lan Khai trên hai phương diện cơ
bản là điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.
Qua những hướng nghiên cứu đó, chúng tôi muốn chỉ ra những đóng
góp của nhà văn Lan Khai cho sự phát triển của thể loại truyện ngắn nói riêng
và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.


18
NỘI DUNG
Chương 1. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI
1.1. Cốt truyện
Trong chuyên luận Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng đã xem cốt truyện là “một hệ thống các sự
kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội
một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong
những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của
tác phẩm”[75, tr.70].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo sư Lê Bá Hán cho rằng: “cốt
truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ
thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức
động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”[45, tr.99].
Như vậy, nếu không có sự kiện, biến cố thì không thể thực hiện được
hành vi tự sự. Cốt truyện chính là yếu tố đầu tiên của nghệ thuật tự sự. Cốt
truyện chính là “cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật đứng
vững”[59, tr.179]. Hay đại thi hào Gớt đã từng khẳng định: “Đúng vậy, còn gì
quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì cả nền lí luận nghệ thuật sẽ còn
ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng được thì tài năng ta sẽ lãng phí vô
ích”[75, tr.69]. Hay nói cách khác nghệ thuật truyện ngắn đồng nghĩa với

nghệ thuật sáng tạo cốt truyện.
Theo A. Tônxtôi, cốt truyện luôn nảy sinh trong cuộc sống ồn ào giữa
bao nhiêu đấu tranh vật lộn hàng ngày. Khi “đọc truyện ngắn phải tìm ra được
cốt truyện. Đôi khi chỉ xảy ra trong chốc lát hoặc vài giây thôi, nhưng giống
như một thứ thuốc đạm bạc, những cốt truyện hay có khả năng khiến cho


19
những tư tưởng, những quan sát và hiểu biết đang chồng chất hỗn loạn biểu
hiện ra bằng những lớp lang rành mạch”[19, tr.69].
Như vậy có thể thấy rằng cốt truyện là một phương diện quan trọng để
bộc lộ và thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách, là phương tiện để
nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.
Truyện ngắn của Lan Khai dù là những câu chuyện đường rừng, những
truyện ngắn tâm lý xã hội, hay truyện ngắn lịch sử đều có cốt truyện đơn giản,
ngắn gọn nhưng lại rất gần gũi, chân thật với cuộc sống của con người. Dù
đơn giản, ngắn gọn nhưng cốt truyện của ông lại rất đa dạng về đề tài: “mỗi
truyện ngắn của Lan Khai như mỗi lát cắt của cuộc sống muôn màu”, “là
những mảng hiện thực khác nhau, nhưng lại chứa những vấn đề nhạy cảm
nhất của con người”[70, tr.9]. Khảo sát truyện ngắn của Lan Khai chúng tôi
thấy cốt truyện được tổ chức theo những cách thức khác nhau: theo sự kiện,
biến cố diễn ra trong truyện; theo diễn biến tâm lý của nhân vật; theo những
chi tiết lạ, kì ảo hấp dẫn thu hút mạnh mẽ trí tưởng tượng, hiếu kì của độc
giả... Khi xây dựng cốt truyện, “Lan Khai đặc biệt chú ý những diễn biến
phức tạp của thế giới nội tâm nhân vật. Đồng thời tác giả còn chú ý từng cá
tính riêng của mỗi người”[67, tr.100]. Vì lẽ trên chúng tôi phân chia cốt
truyện trong truyện ngắn Lan Khai ra thành 3 loại: cốt truyện truyền thống,
cốt truyện tâm lý và cốt truyện kì ảo. Tuy nhiên việc phân chia cốt truyện như
trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi ngay giữa các loại cốt truyện này ít
nhiều cũng có sự giao thoa. Chúng tôi dựa vào cách thức xây dựng chủ yếu

hình thành nên từng loại cốt truyện đó để làm sáng rõ vấn đề. Dưới đây sẽ là 3
loại cốt truyện chủ yếu trong truyện ngắn của Lan Khai và nghệ thuật xây
dựng cốt truyện đặc sắc của “nhà văn đường rừng” đầy sáng tạo và tài hoa.


20
1.1.1. Một số kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Lan Khai
1.1.1.1. Cốt truyện truyền thống
Cốt truyện truyền thống là kiểu cốt truyện “tự sự theo mạch thời gian,
chuyện gì trước kể trước, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú
trọng, ra đời từ thời cố đại”[59, tr.186]. Như vậy đây là kiểu cốt truyện tôn
trọng tính biên niên, quan hệ nhân quả. Cốt truyện này tôn trọng sự kiện theo
một hệ thống tổ chức nghiêm ngặt. Các thành phần của cốt truyện cũng như
sự tiến triển của nó trong tác phẩm thường theo trình tự: truyện bắt đầu ở một
trạng thái tĩnh, ổn định, sau đó xảy ra các mâu thuẫn, xung đột rồi lại trở về
trạng thái thăng bằng như lúc ban đầu, kết thúc một quá trình phát triển.
Truyện được chia thành năm thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao
trào và kết thúc. Tuy nhiên, không phải bất cứ truyện nào cũng bao gồm các
thành phần này hoặc vị trí của chúng cũng có thể thay đổi.
Là một trong số ít nhà văn có nhiều tìm tòi, thể nghiệm và để lại nhiều
thành tựu cho nền văn học hiện đại, Lan Khai đã phát huy một cách sáng tạo
những ưu thế của cốt truyện truyền thống. Đây là những truyện ngắn hay và
để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Ấn tượng bởi cách xây dựng cốt
truyện rất ngắn gọn, giản dị, mang được cái mạch nguồn của cuộc cuộc sống
hiện thực muôn màu. Như tác giả Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Những
truyện ngắn hay, thông thường những cốt truyện giản dị có sức mạnh chinh
phục độc giả hơn sự li kì rắc rối, bởi vì cái đẹp là sự giản dị”[75, tr.118].
Là thế hệ những nhà văn mở đường cho nền văn học Việt Nam hiện
đại, truyện ngắn của Lan Khai vừa phát huy những yếu tố truyền thống, vừa
có những cách tân mới lạ của một cây bút “đường rừng” đầy tài hoa, tinh tế.

Các truyện ngắn trên đều khai thác từ những đề tài gần gũi với cuộc sống con
người như đề tài săn thú dữ trong truyện ngắn Dưới miệng hùm; hay những
câu chuyện liên quan đến đề tài lịch sử khi bọn giặc cờ Đen gây ra những


×