Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn chí trung (LV00928)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.61 KB, 131 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
______________________

PHƯƠNG THỊ HẰNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
_______________________

PHƯƠNG THỊ HẰNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú

HÀ NỘI, 2013


3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thanh Tú,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã quan tâm, động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Phương Thị Hằng


4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu hay
công trình khoa học nào!


Tác giả

Phương Thị Hằng


5

MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN CHÍ TRUNG
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học ................... 10
1.1.1. Khái niệm nhân vật trong văn học ........................................................ 10
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật .................................................................. 11
1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ............. 12
1.2.1. Nhân vật chính diện - nhân vật bên ta ................................................... 14
1.2.1.1. Nhân vật anh hùng với tinh thần xả thân................................. 15

1.2.1.2. Nhân vật tài năng, bản lĩnh ..................................................... 19
1.2.1.3. Nhân vật duy ý chí, tư lợi, tư thù ............................................. 25
1.2.1.4. Nhân vật hèn nhát, đào tẩu, phản cách mạng ......................... 27


6

1.2.1.5. Nhân vật lưu giữ, truyền lại truyền thống văn hóa và
khí chất anh hùng .................................................................... 30
1.2.2.6. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện - nhân vật bên ta ... 34
1.2.2. Nhân vật phản diện - nhân vật kẻ thù.................................................... 37
1.2.2.1. Nhân vật gian xảo, độc ác ....................................................... 37
1.2.2.2. Nhân vật có quan niệm phản động .......................................... 43
1.2.2.3. Nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình và ý thức về nhân cách........... 45
1.2.2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện - nhân vật kẻ thù .... 47
CHƯƠNG 2
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG
2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung .... 49
2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................... 49
2.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ......... 52
2.1.2.1. Không gian sử thi trên nhiều bình diện của số phận
lịch sử tập thể ........................................................................... 52
2.1.2.2. Không gian văn hóa ................................................................. 65
2.1.2.3. Không gian tâm tưởng ............................................................. 72
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung........ 76
2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ............................................................. 76
2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ............ 78
2.2.2.1. Thời gian sự kiện...................................................................... 78
2.2.2.2. Thời gian tâm lý ....................................................................... 87



7
CHƯƠNG 3
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ....... 92
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................ 92
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ........... 94
3.1.2.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu trưng, đa nghĩa ........................ 94
3.1.2.2. Ngôn ngữ đời thường, giản dị, khẩu ngữ xứ Quảng ............... 96
3.1.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ........................................................... 98
3.1.2.4. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................. 100
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung ... 105
3.2.1. Khái niện giọng điệu nghệ thuật ......................................................... 105
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung........ 107
3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình - triết luận .............................................. 108
3.2.2.2. Giọng tranh biện, suy tư, trăn trở ......................................... 112
3.2.2.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm, ngợi ca ................................ 114
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Thế giới nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi
pháp học hiện đại. Chính vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên cứu
văn học ở góc độ thi pháp, tránh được những cách tiếp cận không phù hợp với
tác phẩm văn học về mặt nội dung và mặt hình thức. Do đó, thế giới nghệ

thuật không chỉ là chỉnh thể của hình thức cụ thể, trực quan, cảm tính mà là
hình thức mang tính quan niệm về thế giới và con người của nhà văn.
1.2. Nguyễn Chí Trung (người con của Quảng Nam - Đà Nẵng) là nhà
văn Quân đội trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ. Vì vậy, dù chiến tranh đã lùi xa (hơn 30 năm) nhưng dường như nó vẫn
tồn tại như chưa bao giờ chấm dứt trong tâm lý và ký ức của nhà văn này. Đề
tài chiến tranh vẫn luôn ám ảnh nhà văn như một món nợ tinh thần. Mặc dù
sáng tác không nhiều nhưng hầu hết các tác phẩm văn xuôi của ông, đặc biệt
là những cuốn tiểu thuyết gần đây như Tiếng khóc của nàng Út (2007) và Đối
thoại trong đêm (2011), là những trang văn chân xác về giai đoạn bi thương
nhất của cách mạng miền Nam trong những năm 1946 (Đối thoại trong đêm),
1954 - 1959 (Tiếng khóc của nàng Út) đã được bạn đọc yêu mến và tìm đọc,
được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao. Chỉ riêng Tiếng khóc của
nàng Út, nhà văn Nguyễn Chí Trung đã vinh dự nhận giải thưởng của Bộ
Quốc phòng năm 2008, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009, Giải
thưởng văn học ASEAN năm 2012. Cũng đã có hàng trăm bài phê bình văn
học, một số Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của ông đã xuất hiện. Tuy
nhiên những công trình nghiên cứu toàn diện về thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của nhà văn vẫn còn vắng bóng. Hơn nữa, việc đi vào nghiên cứu thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông không chỉ cung cấp cái nhìn bao


2
quát về nội dung, tư tưởng của tác phẩm mà còn cho ta thấy sự đổi mới quan
niệm nghệ thuật về hiện thực và con người ở sự tái nhận thức về chiến tranh,
ở cách phản ánh chân thực về chiến tranh và số phận con người, ở cái nhìn đa
diện về con người bên này hay bên kia chiến tuyến. Đồng thời khám phá thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung, độc giả có thêm
những kiến giải của riêng mình về sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của
quân và dân miền Nam trong giai đoạn khó khăn nhất từ góc độ lịch sử, văn

hoá và chiêm nghiệm những bài học có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
1.3. Với đề tài này, người viết có cơ hội hiểu thêm về cuộc kháng chiến
hào hùng nhưng cũng đầy đau thương mất mát của dân tộc. Bởi lẽ trong tác
phẩm, ngoài phần hư cấu còn có cốt lõi lịch sử của nó. Truyền thống vốn là
cội nguồn, là điểm tựa lịch sử cho mỗi dân tộc. Vì vậy hiểu truyền thống, hiểu
quá khứ sẽ giúp ta vững tin trong cuộc sống hôm nay. Bên cạnh đó, trong quá
trình thực hiện đề tài, người viết được củng cố, bổ sung những kiến thức lịch
sử văn học và lí luận văn học phục vụ cho công tác giảng dạy.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Chí Trung.
2. Lịch sử vấn đề
Mãi đến những năm 70 của thế kỉ XX, ở Nga xuất hiện khái niệm “Thế
giới nghệ thuật” qua các công trình nghiên cứu văn học. Đến nay, nó được sử
dụng rộng rãi như một cách lý giải, tiếp cận tác phẩm trong tính đặc thù, khu
biệt và toàn vẹn. Vì vậy, thế giới nghệ thuật trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều công trình khoa học.
Từ xưa người Trung Quốc đã gọi tác phẩm thơ là “một cõi ý” (ý
cảnh), cõi thơ. Nhà văn Seđrin lại nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu
nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”.
Như vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật.


3
Bêlinxki cũng đã từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế
giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó”.
Với những nhận xét trên cho thấy, mọi thế giới nghệ thuật là tổng thể có quy
luật riêng, có tính độc lập nội tại, phân biệt với các thế giới khác và thế giới
nghệ thuật cũng có quy luật riêng và ý nghĩa riêng của nó.
Ở Việt Nam, thế giới nghệ thuật dùng như một đối tượng xác định:
“Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã

là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo nguyên tắc đồng nhất cũng có
nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật” [14, Tr.78]. Tài
liệu trên chứng tỏ các tác giả đã có ý thức khái niệm thế giới nghệ thuật
nhưng chưa xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật một cách hoàn bị.
Trong giáo trình Lí luận văn học, thế giới nghệ thuật đã được nhắc đến
như là hệ thống hoàn chỉnh không chỉ là đặc trưng cho tác phẩm đó mà là đặc
trưng cho cả nhà văn nói chung. Ở đó, các tác giả đã nêu rõ: “Thế giới nghệ
thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người.
Thế giới nghệ thuật là thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả...
Thế giới nghệ thuật ngôn từ là thế giới hoàn chỉnh và bao gồm những giới hạn
nhất định... có không gian, thời gian tâm lý, đạo đức, xã hội và hoàn cảnh vật
chất riêng”. Đồng thời các tác giả cũng nêu rõ vai trò của thế giới nghệ thuật
“cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về
thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái chi
phối đến sự hình thành phong cách nghệ thuật" [17, Tr.81].
Năm 1998, trong cuốn sách mang tính chất là công trình tập thể, Từ
điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ
biên) đã trình bày khá đầy đủ khái niệm thế giới nghệ thuật: “Thế giới nghệ
thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm,
một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ


4
thuật nhấn mạnh rằng, sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra
theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật (...). Khái niệm thế giới nghệ thuật
giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ” [8,
Tr.302]. Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên
hay thực tại xã hội. Đó chính là thừa nhận quyền sáng tạo của người nghệ sĩ.
Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ
thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài, mà “là một thế giới riêng được sáng

tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế
giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ
thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã
hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện một cách
ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật” [8, Tr.302].
Với những khái niệm và định nghĩa trên, góp phần làm cụ thể hoá sự
phát triển của thế giới nghệ thuật.
Thời gian gần đây, có khá nhiều luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ
Ngữ văn đề cập đến thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi
nói chung. Tiêu biểu là các đề tài: Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975
của Hoàng Mạnh Hùng; Tiểu thuyêt Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn từ góc
độ thể loại, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai của Nguyễn
Đức Hạnh; Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng của Dương Thị
Xuân; Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Lê Văn Toàn; Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải của
Nguyễn Thị Thu Hà; Thế giới nghệ thuật của Kranzkapka của Đỗ Thị Mai
Liên...
Các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối
thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung:


5
Từ khi xuất bản Tiếng khóc của nàng Út (2007) và Đối thoại trong đêm
(2011) cho tới nay, chưa có nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về
hai cuốn tiểu thuyết này. Các bài viết về các tác phẩm này chủ yếu được đăng
trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cụ thể như sau:
Trên Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số ra ngày 1/5/2007, Trần Đăng đã
có bài viết khái lược từ hoàn cảnh sáng tác cho tới những nhận định chung
nhất về nội dung tác phẩm Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung):
“Ông (Nguyễn Chí Trung) đã chọn giai đoạn đau thương nhất của cách mạng

miền Nam (1954 - 1959) để làm nền cho cuốn tiểu thuyết của mình. Ở đó, sự
kiên trung và hèn nhát, lòng bao dung và sự ích kỷ, tính kiên quyết và sự thoả
hiệp... sẽ được bộc lộ rõ nhất trong mỗi nhân vật. Nhưng có lẽ bao trùm lên
tất cả cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung là tấm lòng của người dân đối
với cách mạng” [6]. Ngoài ra, Trần Đăng còn quan niệm Tiếng khóc của nàng
Út tựa như một “tiểu thuyết phong tục”, là sản phẩm mà nhà văn dành riêng
để trả “món nợ ân tình” với nguời dân Quảng Ngãi: “Những nhà nghiên cứu
lịch sử cũng có thể “gặp” được Nguyễn Chí Trung qua cuốn sách này khi ông
bàn về “làng” về “xứ” kể từ khi Lê Thánh Tông đặt bước chân mình vào vùng
đất đầy nắng gió này để cắm thêm những cột mốc biên cương của Tổ quốc
cách nay ngót 600 năm. Những nhà nghiên cứu dân tộc học thì “gặp” nhà văn
ở nhưng trường đoạn đặc tả về các lễ hội mang tính truyền thống của các bộ
tộc người ở phía Đông dãy Trường Sơn” [6].
Nguyễn Tĩnh Nguyện trong bài viết Đọc “Tiếng khóc của nàng Út”
của nhà văn Nguyễn Chí Trung lại nêu những nhận xét về cuốn tiểu thuyết
này từ khía cạnh nhân vật: “Nhân vật trong tiểu thuyết này xuất hiện không
liên tục, mà qua các trường đoạn nhiều lúc bị ngắt quãng, nhưng đọng lại
trong lòng người đọc nhờ những tính cách độc đáo thể hiện qua những hoàn
cảnh cũng rất cá biệt. Nguyễn Chí Trung xây dựng nhân vật theo hai dạng,


6
một dạng hiện thực như Toàn, Vần, Thương... và một mang tính chất biểu
tượng như bà On, người dẫn chuyện mang hơi hướng huyền thoại... Không
chỉ nhân vật người vùng xuôi, các dân tộc ít người như cô Út, Phó Mục Gia,
Xăm BRăm đều rất sinh động, gần gũi với người đọc chứ không hề khập
khiễng” [15].
Trong cuốn Văn học và người lính, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú
đề cập đến cuốn tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út khi nghiên cứu về tính
chất “giải sử thi” nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh

thời kì đổi mới như sau: “Vì cận kề với cái chết nên sự hèn nhát của người
lính càng được biểu hiện rõ... Nhân vật quyền bí thư huyện uỷ (Tiếng khóc
của nàng Út - Nguyễn Chí Trung) trong bối cảnh vùng Quảng Ngãi trong
những năm 1954 - 1959 đang cần cán bộ lãnh đạo thì chỉ muốn đi tập kết để
trốn tránh nhiệm vụ” [30].
Trong bài viết Tiểu thuyết sử thi - những đặc trưng thể loại, Nguyễn
Thanh Tú - Hoàng Thị Thu Giang cho rằng: “Tiếng khóc của nàng Út
(Nguyễn Chí Trung) có xu hướng lý giải sự thắng thua trong chiến tranh bằng
chiều sâu văn hóa hơn là những câu chuyện “giặc tàn ác phi nhân, ta dũng
cảm, chính nghĩa” đã quen thuộc. Huyền thoại về xứ Bàu Ốc qua lời kể của
nhân vật bà On nằm ngay ở phần đầu tác phẩm... cứ thế, các huyền thoại hiện
dần vừa linh thiêng vừa huyền bí, xa xăm... Lời kể quay lại quá khứ làm sống
lại lịch sử các vùng đất và đặc điểm các tập quán của các bộ tộc Ê Đê, Xơ
Đăng, Chăm Roi... Được nghe những câu chuyện ấy, bạn đọc càng rõ hơn
rằng cuộc kháng chiến thần thánh của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
không chỉ là tổng hợp sức mạnh cách mạng của thời đại mà còn cả sức mạnh
cách mạng của cả chiều sâu văn hóa” [32, Tr.98].
Theo Việt báo trong bài viết Tiểu thuyết đầu tay ở tuổi 80 có viết :
“Nhà văn Nguyễn Chí Trung đã viết ở độ lùi chiêm nghiệm, thể hiện cách


7
trình bày chiến tranh sâu hơn, không né tránh khốc liệt bi hùng. Nhà thơ Hữu
Thỉnh cho rằng: “Các tình huống trong tiểu thuyết đã được nhà văn Nguyễn
Chí Trung khai thác triệt để, bi kịch được tận cùng. Nhân vật của ông vừa
bình thường vừa khác thường, mỗi đối diện là những thử thách vô cùng khắc
liệt. Các nhân vật phản diện mà “cái ác lặn trong máu” cũng được ông xây
dựng sinh động. Miêu tả kẻ thù đúng với bản chất của nó cũng là cách đề cao
phẩm giá của người chiến thắng”.
Theo báo Văn nghệ Quân đội (1/8/2012), trong bài viết Nguyễn Chí

Trung và những trang viết về chiến tranh có viết: “Từ Tiếng khóc của nàng
Út đến Đối thoại trong đêm, tiểu thuyết gần đây nhất của nhà văn đều tái hiện
bối cảnh lịch sử đầy hào hùng và bi tráng của đất nước qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là một trong những cuộc khởi nghĩa
thắng lợi sớm nhất ở miền Nam thời kì 1954 - 1960. Khởi nghĩa Trà Bồng Quảng Ngãi (Tiếng khóc của nàng Út), là thời điểm nổ súng trong đêm toàn
quốc kháng chiến ở Đà Nẵng (Đối thoại trong đêm)... Tất cả những sự kiện
đó thể hiện ý chí chiến đấu vì độc lập tự do, quyền sống của con người...”
[25].
Vẫn trong bài báo này viết: “Đối thoại trong đêm kể về một “vở diễn
thời chưa xa, tháng 12/1946”, dường như ngòi bút Nguyễn Chí Trung đã chú
ý hơn việc tổ chức những màn độc thoại sống động, đầy kịch tính và nhân
văn, làm toát lên cá tính và lập trường của các nhân vật ở cùng chiến tuyến
(Nguyễn Đỏ và Tú Hùng), thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tử cho Đà
Nẵng quyết sinh của Nguyễn Đỏ, một dân Đà Nẵng thứ thiệt và Tú Hùng,
chàng trai Hà Nội theo tiếng gọi của non sông đã tình nguyện Nam tiến.
Trong thời khắc ác liệt và hiểm nguy nhất của cuộc chiến không cân sức giữa
Tiểu đội Nguyễn Đỏ và Đại đội lính Lê Dương. Tú Hùng và Nguyễn Đỏ đã


8
“quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”. Chọn phương án đánh giáp lá cà với
bọn lê dương” [25].
Có thể thấy rằng, các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Chí
Trung chủ yếu tập trung vào xây dựng nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết,
chưa có ai nghiên cứu, đánh giá sâu sắc toàn diện và chưa có công trình nào
nghiên cứu thế giới nghệ thuật một cách toàn diện trong tiểu thuyết của nhà
văn. Chính bởi vậy, kế thừa những thành tựu của người đi trước, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài thế giới nghệ thuật dựa trên cứ liệu hai cuốn tiểu
thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm nhằm mục đích khám
phá tác phẩm trong tính vừa đặc thù khu biệt, vừa toàn vẹn trong tiểu thuyết

về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới sau 1986.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng những kiến thức lí luận về khái niệm thế giới nghệ thuật, tiếp
cận khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và
Đối thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung ở một số phương diện nổi bật.
Qua đó khẳng định tài năng và đóng góp của Nguyễn Chí Trung vào tiến trình
đổi mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh từ sau 1986.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Dựa vào cơ sở lý thuyết thi pháp học về thế giới nghệ thuật, luận văn
của tôi sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện đặc sắc về nghệ
thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của
Nguyễn Chí Trung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng
khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của nhà văn Nguyễn Chí Trung.


9
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, đánh giá một số
phương diện cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Chí Trung như:
+ Thế giới nhân vật.
+ Không gian và thời gian nghệ thuật.
+ Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học.
- Phương pháp lịch sử.

6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí
Trung.
- Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Nguyễn Chí Trung
trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, Nội dung của
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung.
Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Chí Trung .
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Chí Trung.


10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật trong văn học
Cùng với cốt truyện, kết cấu, xung đột, giọng điệu, ngôn ngữ thì nhân
vật là nơi biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà
văn. Bởi nhân vật mang linh hồn của tác phẩm, là trọng tâm mọi sự miêu tả
nghệ thuật, là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận giải mã
những vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu được đặt ra trong tác
phẩm. Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách con người, là
người dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học
cũng là nơi thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn

về con người. Sự tìm tòi những hình thức mới cho các thể loại trước hết là sự
tìm tòi đổi mới ở nhân vật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (chủ biên), nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị
Dậu, anh Pha ) (...) có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể
nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản của nhân
vật văn học là khái quát tính cách của con người” [8, Tr.235].
Trong cuốn Lý luận văn học, GS. Hà Minh Đức chủ biên, khái niệm về
nhân vật văn học được xác định là: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ
thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu
hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển


11
hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách... và cần lưu ý thêm một điều, thực ra khái
niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều,
đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được
khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà có thể là
sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người” [7,
Tr.102].
Bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học của
các nhà văn, nhà nghiên cứu lí luận văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những
nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật, một hiện tượng thẩm mỹ có tính ước lệ, khái quát ở những mức độ
nhất định, thể hiện một quan niệm nào đó vế con người được biểu hiện bằng
phương tiện văn học. Nó có tên hoặc không có tên, là người cụ thể hay được
sử dụng như một ẩn dụ, chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm... Những
“dạng thức đặc biệt” của nhân vật phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm thẩm

mỹ, tư tưởng cũng như thấm đẫm truyền thống văn hoá, bối cảnh thời đại mà
nhân vật được sinh ra. Và dù xuất hiện trong tác phẩm dưới dạng thức nào thì
nhân vật văn học vẫn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chỉnh thể của
tác phẩm văn học.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ
điển triết học phạm trù này có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hiện thực khách quan (tồn tại ở bên
ngoài và độc lập với ý thức con người) “thế giới là cội nguồn của nhận thức”
[22, Tr.1083].
Theo nghĩa hẹp, đó là khái niệm dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ,
nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta chia


12
giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: “Thế giới
mô, thế giới vĩ mô” [22, Tr.1083].
Như vậy, có thể nói, “Thế giới” là phạm vi một vũ trụ rộng lớn tồn tại
xung quanh con người và tôn tại độc lập với ý thức con người.
Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù
rất rộng. Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây
dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả.
Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ
chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong
thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả
của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn
học và trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc
riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian,
thời gian... gắn liền với một quan niệm nghệ thuật nhất định về chúng của tác
giả. Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc

của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan
hệ, môi trường hoạt động, ý nghĩ, tư tưởng của nhân vật trong cách đối nhân
xử thế, trong giao lưu xã hội với gia đình... Thế giới nhân vật vì thế bao quát
sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học vì thế vừa giống
con người ngoài thực tại, vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng.
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) căn cứ vào tiêu chí nhất định. Trong lịch
sử văn học, mỗi tác giả văn học có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn
học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung
Văn học luôn là tấm gương soi chiếu và phản ánh hiện thực. Như một
quy luật tất yếu, thời đại nào sẽ có nền văn học riêng của nó. Hoàn cảnh xã


13
hội thay đổi sẽ cung cấp cho người nghệ sĩ những chất liệu mới, hình thành
những lý tưởng xã hội mới, chiều sâu nhận thức và thể hiện qua các hình
tượng nhân vật mới. Chính vì vậy, đồng thời với hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ vĩ đại cũng là cuộc cách mạng lớn lao trong văn hóa, văn
nghệ và trong tiểu thuyết. Lần đầu tiên trong lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam
xuất hiện mô hình nhân cách con người Việt Nam mới mẻ, đặc sắc vì trước đó
chưa từng có. Hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết sử thi Việt
Nam 1945 - 1975 đã hình thành xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện
đại ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nằm trong xu thế chung của
tiểu thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam
viết trong từng chặng đường phát triển của nó đã xây dựng thành công cấu
trúc nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người
mới xã hội chủ nghĩa. Trong cấu trúc nhân cách này, một sự thống nhất chưa
từng có đã diễn ra, cái riêng hòa nhập với cái cái chung mà vẫn không đánh
mất ý thức cá chân của mình, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con

người xã hội vì mục đích cách mạng và kháng chiến.
Với khả năng “cộng sinh thể loại” của thể loại tiểu thuyết, nhân vật tiểu
thuyết trong loại hình tiểu thuyết sử thi đã hình thành một cấu trúc nghệ thuật
có sự kết hợp đặc trưng của sử thi Cổ - Trung đại với đặc trưng của tiểu
thuyết. Tiểu thuyết sử thi chỉ xuất hiện trong thời đại anh hùng. Hoàn cảnh
lịch sử đặc biệt với những biến cố trọng đại, nhưng bước ngoặt to lớn trong
lịch sử mỗi dân tộc đã quyết định cấu trúc thể loại của loại hình tiểu thuyết
này, trong đó có cấu trúc hình tượng nhân vật của nó.
Là nhà văn sinh ra và lớn lên với mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng
trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Chí Trung
lại từng tham gia hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc trên chính mảnh đất
này - “mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”, mảnh đất huyền thoại đã cùng sống,


14
cùng thấm đẫm ký ức và hoài niệm trong ông về con người nơi đây. Chính vì
vậy mà hầu hết các tác phẩm của mình, nhà văn đều dành trọn tình yêu, tâm
huyết cho vùng đất sinh ra ông. Với hai cuốn tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng
Út (2007) và Đối thoại trong đêm (2011), Nguyễn Chí Trung đã có đóng góp
đáng ghi nhận với đời sống văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt với văn học
chiến tranh và người lính.
Là tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nên nhân vật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Chí Trung được xây dựng theo nguyên tắc sử thi. Vì thế mà
nguyên tắc phân tuyến đối lập đã chia đôi thế giới nhân vật thành “hai nửa”
chính diện và phản diện. Tuy theo nguyên tắc phân tuyến đối lập, tiểu thuyết
viết về chiền tranh theo hướng sử thi hôm nay của ông đã xuất hiện hiện
tượng “giải sử thi”, bộc lộ ở sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và
con người, ở sự tái nhận thức về chiến tranh, ở cách phản ánh chân thực chiến
tranh và số phận con người, ở cái nhìn đa diện về con người bên này hay bên
kia chiến tuyến. Cho thấy, sử thi hôm nay không còn thuần khiết mà có sự

pha trộn nhiều tạp hơn. Chính vì vậy, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết viết
về chiến tranh của nhà văn thể hiện là con người đa tạp. Để cụ thể hoá vấn đề
này, bài viết sẽ khảo sát sâu hơn từng tuyến nhân vật trong tiểu thuyết của nhà
văn.
1.2.1. Nhân vật chính diện - nhân vật bên ta
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, (chủ biên) cho rằng: “Nhân vật chính diện là nhân vật thực hiện
những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của
con người được nhà văn miêu tả, khẳng định đề cao trong tác phẩm theo một
quan niệm tư tưởng, một lý tưởng xã hội - thẩm mỹ nhất định... Nhân vật
chính diện là một phạm trù lịch sử. Văn học nào cũng có những nhân vật
chính diện thể hiện lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại mình...


15
Là hiện tượng lịch sử, nhân vật chính diện cũng có các hình thái lịch sử của
mình... Trong văn học cổ đại, trung đại, trong văn học cổ điển chủ nghĩa, văn
học Khai sáng... nhân vật chính diện đều là nhân vật lý tưởng hoá hoặc ít
nhiều lý tưởng hoá theo quan điểm của người sáng tác. Do đó, nhân vật chính
diện thường mang tính quy phạm và không tránh khỏi sự đơn giản, một
chiều” [8, Tr.226-228].
Với đặc trưng và tính quy phạm của thể tài lịch sử dân tộc, cấu trúc của
thể loại tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh là “cấu trúc lịch sử - sự
kiện”. Với cấu trúc thể loại này, đối tượng thẩm mỹ trung tâm của tiểu thuyết
là sự kiện lịch sử trọng đại và số phận dân tộc, đất nước. Số phận cá nhân hòa
nhập số phận dân tộc và được soi chiếu qua hệ thống sự kiện lịch sử. Cũng
chính vì lý do trên, nhân vật trung tâm trong hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn
Chí Trung là nhân vật người anh hùng lý tưởng của cả cộng đồng. Con người
cá nhân được nén xuống và mờ đi để đề cao con người xã hội trong mỗi nhân
vật lý tưởng đang chiến đấu và lao động quên mình vì Tổ quốc. Cũng chính vì

lẽ đó, nhân vật chính diện trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của nhà văn đã
tô đậm tính chung - khái quát hoá và có sự thống nhất về bản chất xã hội, tính
riêng - cá thể hoá vẫn được thực hiện do nhu cầu điển hình hoá nhưng không
phải là mục đích chính của nhà văn. Những nhân vật chính diện trong tiểu
thuyết đều là người anh hùng cách mạng xuất hiện trong tập thể anh hùng chứ
không phải là người anh hùng cá nhân cô độc của chủ nghĩa lãng mạn.
1.2.1.1. Nhân vật anh hùng với tinh thần xả thân
Tinh thần xả thân là biểu hiện ý thức trách nhiệm của chính nhân vật
với cộng đồng xã hội. Và ở mỗi nhân vật, do hoàn cảnh khác nhau nên cách
biểu hiện ý thức trách nhiệm cũng có sự khác nhau. Trong hoàn cảnh đất nước
có chiến tranh, cầm súng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là một trong những
hành động thể hiện sự tự ý thức của mỗi cá nhân về trách nhiệm, nhiệm vụ


16
với Quốc gia, dân tộc. Tinh thần xả thân là một tình cảm xã hội với ý thức
hướng về chiến công dưới ánh sáng lý tưởng về sự dũng cảm trung trực và
nghĩa vụ công dân.
Trong Đối thoại trong đêm, nhân vật Tú Hùng là chàng trai của đất Hà
Thành, có học vấn (đỗ tú tài), có tài đánh đàn, giỏi ngoại ngữ bởi vậy mà con
đường công danh luôn rộng mở với anh, nhưng không vì thế mà Tú Hùng trốn
tránh nhiệm vụ của một thanh niên ở đất nước có giặc ngoại xâm, “ngày quân
Pháp đánh chiếm Sài Gòn, đánh ra Phan Thiết, Hà Nội và Đà Nẵng đều sục
sôi như nồi nước đang sôi. Đâu đâu cũng bừng bừng tiếng hát: “Tiếng súng
vang sông núi miền Nam, giục ta ra chiến trận” [27, Tr.61] đã thôi thúc anh
lên đường, “bước chân của Tú Hùng hùng dũng bước cùng bài đồng ca lay
động suốt chặng đường hành quân kỳ lạ” [27, Tr.61]. Từ biệt trường thi, từ
biệt người yêu (có tên là Phương), Tú Hùng xung phong vào đoàn quân Nam
tiến để làm tròn mối tình non nước. Hành động đó của Tú Hùng mở đường
cho tinh thần chiến đấu hy sinh dũng cảm của anh sau này trong trận đánh

giáp lá cà với quân Lê Dương. Qua đó cho thấy một điều, trong chiến tranh,
những con người như vậy sẽ trở thành mẫu người thanh niên mang lý tưởng
cao đẹp của thời đại. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, chủ quyền bị mất, những con
người sống nô lệ, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để làm tròn nghĩa
vụ với đất nước.
Trong Tiếng khóc của nàng Út, nhà văn cho người đọc thấy cả một tập
thể anh hùng với tinh thần xả thân vì đất nước. Trong những năm tháng cách
mạng miền Nam đứng bên vực thẳm, rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
cần có sự chở che, đùm bọc của nhân dân, cùng với những con người có tinh
thần xả thân vì nghĩa lớn, nhất mực trung thành, có như vậy cách mạng mới
có thể đi đến bến bờ thắng lợi. Nhận thức được điều đó, với lòng yêu làng,
yêu nước và trách nhiệm công dân với đất nước, ông On, người đã sống và


17
trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, sau bao sự trừng phạt của đấng
hóa công, ông vẫn bám đất, bám làng. Vì sự bình yên của làng, hồi chín năm,
ông cùng bà On đêm đêm đi gác, kéo bồ báo động cho làng, san sẻ gánh bớt
cho người yếu. Ông sống vì làng, cả đời như vậy. Ông sống một đời vì làng
Bàu Ốc, một đời trung thành với cách mạng. Ông thà chết chứ không bao giờ
chịu khuất phục trước tàn bạo của kẻ thù. Dẫu phải hy sinh cả tính mạng ông
vẫn cảm thấy vinh dự vì đã theo “nghiệp cộng sản”: “Tau làm cộng sản đấy,
con tau làm cộng sản đó, chúng mày làm gì thì làm. Cả thôn này cộng sản, cả
làng này cộng sản, cả xã này cộng sản, cả tỉnh này cộng sản. Chín năm ở vùng
tự do sao không làm Việt Minh, sao không làm cộng sản?” [26, Tr.113]. Khi
chúng cứa cổ ông dưới chân trụ cột cờ xã, ông nghiến răng chịu đựng và “lấy
sức nhổ một bãi nước miếng vào mặt thằng hội đồng đang lấy rựa cứa cổ
ông” (...) “ông không hô khẩu hiệu” mà chỉ quăng vào mặt chúng một câu vừa
răn đe vừa nhắn gửi, sòng phẳng và thành thực không hề giấu giếm hy vọng
cuối cùng của đời sau chín năm đêm đêm vác rựa đi tuần biển: “Có ngày

thằng Toàn con tau về, rồi chúng mày biết tay” [26, Tr.114]. Sự hy sinh và
kiên trung đó của ông On đã để lại sự đau xót cho người dân Bàu Ốc và đáng
quý hơn là sự đánh thức những người dân làng Bàu Ốc hãy đứng lên chiến
đấu với kẻ thù, bảo vệ cách mạng. Có như vậy, Bàu Ốc mới có tương lai. Ông
On chính là “tấm gương soi” của làng Bàu Ốc với tinh thần trách nhiệm, sự
hy sinh cao cả vì sự nghiệp chung của cách mạng, của đất nước.
Tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, xả thân vì nghĩa lớn không chỉ ngời
sáng ở ông On mà còn thể hiện rất rõ ở nhân vật Cả Sang. Cả cuộc đời xả thân
vì nghĩa lớn, nhất mực trung thành với cách mạng, ngôi nhà của ông đang ở
chính là cơ sở bí mật của cơ quan tỉnh ủy trong những năm đình chiến, Đảng
phải rút vào hoạt động bí mật. Đến khi cơ sở bị lộ, Cả Sang bị bắt, bị tra tấn
ông vẫn hiên ngang. Cho đến tận phút cuối cùng của cuộc đời, khi thằng Tịch


18
đem ông đi chém, ông vẫn gắng làm tất cả để khẳng định giá trị thực của đời
người ...“Ông hét: Không cần bịt. Cái dao chém chúng mày mài sắc lẹm có gì
mà tau sợ” [26, Tr.64]. Mười tám nhát chém của tên đao phủ mới có thể chấm
dứt cuộc đời ông. “Tên đao phủ kể lại: Hắn chém đến lát thứ 17 mà đầu ông
không đứt. Hắn run tay, hắn ngó lên thấy mặt thằng Tịch đỏ như lửa ngọn,
hắn nghiến răng chặt lát thứ mười tám. Đầu ông văng ra xa, hắn còn nghe,
bọn lính quanh cuộc xử trảm cũng có nghe, tiếng ông sang sảng đọc hai câu
thơ cuối.
Thân già nào hết nhục
Thương vận nước gập ghềnh” [26, Tr.65].
Những tiếng thơm từ việc làm đó của ông cho dân, cho làng, cho nước mãi
ngát hương như bông cau kia của làng Bàu Ốc... Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ,
hành động đó sẽ thắp lửa trong lớp con cháu của làng Bàu Ốc nói riêng và
thanh niên miền Nam nói chung. Thế hệ tiếp bước đó của làng chính là Toàn,
là Bường, Thương, Đua, Thơm, Miều, là anh em Ba Tăng Giăng..., họ cũng

đã chiến đấu dũng cảm vì sự bình yên của dân làng và trong số họ cũng không
ít người đã hy sinh, là cái chết của Đua trong chiến dịch “tố cộng”, “diệt
cộng” của Mỹ - Diệm, là sự hy sinh dũng cảm của Giăng trong trận tập kích
giết Cửu Sừng, là sự hy sinh dũng cảm của Toàn trong cuộc khởi nghĩa Trà
Bồng. Chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng chính là câu trả lời cho tình
yêu làng, yêu nước của người dân Bàu Ốc.
Để làm nên thắng lợi của cách mạng miền Nam không chỉ có sự hy
sinh dũng cảm của những con người có tên như đã nói ở trên, mà còn có cả
những “người anh hùng vô danh” như ông Chài. Trong tình thế nguy cấp,
thấy người chiến sĩ cộng sản Toàn bị bọn Bảo An vây bắt, chúng lệnh cho ông
bắt để lấy tiền thưởng, “không bắt được thì lấy dao cá chặt tay nó! Mau! Mau!
Để cho nó thoát ông đền mạng” [26, Tr.232]. Không suy tính thiệt hơn, không


×