BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRẦN THỊ KIM LIÊN
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN NGỌC THIỆN
HÀ NÔI, 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
2.1. Những bài nghiên cứu chung về tiểu thuyết lịch sử................................. 2
2.2. Những bài nghiên cứu trực tiếp về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật...........................6
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
6. Dự kiến đóng góp ........................................................................................ 12
7. Cấu trúc luận văn......................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: QUAN NIỆM VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
TRONG BUỔI ĐẦU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ........................ 13
1.1. Giới thiệu khái niệm chung về tiểu thuyết lịch sử và quan niệm riêng của
Nguyễn Triệu Luật .......................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử ................................................................. 13
1.1.2. Quan niệm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật ......................... 18
1.2. Diện mạo tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX .................... 21
1.2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX .................................. 21
1.2.2. Diện mạo tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ................. 23
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật .......................................... 29
Chương 2 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT ................................ 43
2.1. Các nhân vật lịch sử được tiểu thuyết hóa ............................................... 43
2.2. Các nhân vật hư cấu ................................................................................. 47
2.3. Các kiểu loại nhân vật .............................................................................. 48
2.3.1. Kiểu nhân vật ham mê quyền lực, danh vọng ....................................... 48
2.3.2. Kiểu nhân vật chính trực, quân tử ........................................................ 53
2.3.3. Kiểu nhân vật tiểu nhân, sống luồn cúi nịnh bợ ................................... 56
2.4. Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật .......................................... 61
Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT .................................................. 73
3.1. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 73
3.2. Nghệ thuật kết cấu .................................................................................... 75
3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................. 80
3.3.1.Lớp ngôn ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính ............................................. 82
3.3.2. Lớp ngôn ngữ tiểu thuyết nhiều mầu sắc, giàu cá tính ......................... 84
3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 86
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS.
Nguyễn Ngọc Thiện- người thầy đã tận giúp đỡ tôi về tri thức phương pháp
và kinh nghiệm nhiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng sau đại học, quý
thầy cô Khoa Ngữ văn- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong quá trình luận văn.
Do điều kiện và trình độ nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, kính mong thầy cô và bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý
kiến.
Hà Nội, tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Liên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Liên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết lịch là thể loại có truyền thống lâu đời và cho đến nay
nó vẫn tồn tại như một dòng chảy trong nền văn học Việt Nam, mạnh mẽ và
bền bỉ. Suốt thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử trải qua nhiều biến động, có thời
kỳ phát triển rầm rộ, có giai đoạn tạm lắng xuống, nhưng vẫn không ngừng
được tìm tòi và thử nghiệm trong một quá trình tương đối liên tục. Khám phá
và tìm về với quá khứ, đó là một nhu cầu của con người hiện đại. Các nhà văn
đã nắm bắt được nhu cầu ấy, vì thế mà họ tìm đến với đề tài lịch sử, mong
muốn giải mã được những bí ẩn của quá khứ. Thể loại tiểu thuyết đã trở thành
sự lựa chọn số một cho các nhà văn khi viết về đề tài lịch sử này.
1.2. Nguyễn Triệu Luật là một tác giả nổi tiếng thời kỳ trước Cách
mạng Tháng 8/ 1945. Ông tham gia viết báo, truyện cho các tạp chí như: Nam
phong, Trung Bắc tân văn, Ích hữu, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy, Nhật tân…
Trong những năm 1937 - 1939, ông còn được mời vào giảng dạy tại trường tư
thục Lễ Văn ở Vinh. Chính thời gian này, ông viết nhiều tác phẩm nhất.
Nhưng đặc biệt Nguyễn Triệu Luật nổi tiếng với chùm tiểu thuyết lịch sử về
thời Lê tàn Trịnh mạt thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về
sự nghiệp văn học cũng như tiểu thuyết lịch sử của ông chưa nhiều do ông có
phần đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Năm 1998, các tiểu thuyết lịch
sử của ông mới được Nhà xuất bản Khoa học xã hôi tập hợp và in lại với nhan
đề Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật . Điều đó đã cho thấy sự
chuyển biến trong mối quan tâm của độc giả tới tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Triệu Luật.
1.3. Các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật đã dần dần thu hút được các
độc giả tham gia đón đọc và các công trình nghiên cứu đã được hé mở, từ
nhiều khía cạnh khác nhau, đã làm nên giá trị tiểu thuyết lịch sử cũng như
2
nghệ thuật sáng tạo của ông. Vì vậy để đóng góp một phần và khẳng định vai
trò cũng như thành công của tác giả đối với tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn
này luận văn chọn và nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Triệu Luật”.
1.4. Hiện nay trong nhà trường phổ thông có học các tác phẩm văn học
trung đại về lịch sử như Trần Bình Trọng, Hoàng Lê nhất thống chí… Tìm
hiểu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật sẽ cung cấp thêm cho giáo
viên, học sinh tài liệu học tập, bổ trợ cho sách giáo khoa trong chương trình.
Ngoài ra, tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật còn cung cấp
những vốn tri thức phong phú cho các bạn có lòng yêu mến, mong muốn tìm
hiểu lịch sử dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề.
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy các công
trình nghiên cứu tập trung ở hai dạng cơ bản sau: những bài nghiên cứu chung
về tiểu thuyết lịch sử và những bài nghiên cứu trực tiếp về tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật.
2.1. Những bài nghiên cứu chung về tiểu thuyết lịch sử.
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ Tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 của Bùi Văn Lợi,
(1999). Tác giả đã khái quát rất công phu và đầy đủ quá trình hình thành, vận
động, những đặc điểm về nội dung và hình thức của tiểu thuyết Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Tác giả quan niệm tiểu thuyết lịch sử là "những
tác phẩm mang trọn đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung
lịch sử làm đề tài, là cảm hứng sáng tạo nghệ thuật" [11, tr23]
Trong bài viết với tiêu đề Về tiểu thuyết lịch sử, (2002), Nam Dao đưa
ra quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử "mang khả
năng phê phán hiện tại qua cách đảo ngược và xoay ngang những biến cố,
3
cũng như tính chất những con người trong quá khứ. Tiểu thuyết lịch sử trên
giai đoạn này, không trốn chạy. Lẩn vào quá khứ để chiếm hữu và tái tạo lịch
sử. Tiểu thuyết là sự dấn thân của nhà văn nhằm phục sinh một hiện tại cần
tháo gỡ hầu thoát khỏi những bế tắc tiêu vong. Vì thế tiểu thuyết lịch sử hóa
ra một tập hợp những dự phóng về một tương lai có thể có được" [2].
Phan Cự Đệ trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX, (2004)
trong chương 3 nghiên cứu về Tiểu thuyết lịch sử do ông viết: Tiểu thuyết lịch
sử có thể soi sáng những thời kỳ quá khứ con người đã trải qua với mục đích
rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của thời đại. Nó giúp
ta làm những bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia… Tác giả
tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm
tương đồng giữa quá khứ và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện tại. Tiểu thuyết
lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, là thế sự, là chất “văn xuôi”, là cuộc sống
muôn màu, muôn vẻ của con người và thiên nhiên.
Phan Cự Đệ còn phân biệt hai khái niệm: Tiểu thuyết lịch sử và tiểu
thuyết lịch sử hóa, Theo ông, tiểu thuyết lịch sử là lấy việc tái hiện sự kiện
lịch sử, không khí lịch sử làm mục đích sáng tác. Trong tác phẩm có hư cấu,
nhưng bị chi phối bởi cái nhìn chủ quan của nhà văn. Có khi nhà văn chỉ xem
lịch sử là phương tiện, là chất liệu để viết tiểu thuyết. Nhà văn dùng lịch sử để
thể hiện quan điểm nào đó của mình hoặc cắt nghĩa vấn đề hiện thực hôm
nay. Còn lịch sử được tiểu thuyết hóa nghĩa là nó sử dụng gần như toàn bộ sự
kiện lịch sử, không khí lịch sử, nhân vật lịch sử… Người viết trung thành
tuyệt đối với lịch sử, mượn hình thức tiểu thuyết để thể hiện những vấn đề
lịch sử. Bởi vậy, trong lịch sử được tiểu thuyết hóa, sự kiện được đặt lên hàng
đầu, nội tâm, cá tính nhân vật hầu như không được miêu tả. Hư cấu là đặc
trưng của tiểu thuyết, cho dù đó là tiểu thuyết lịch sử , thế nên trong tiểu
thuyết lịch sử vẫn có hư cấu nhưng mức độ đậm nhạt thế nào là do phương
4
pháp sáng tác. Nếu nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa
thì thường tôn trọng sự kiện, mức độ hư cấu nhạt hơn. Nếu nhà văn sáng tác
theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa thì yếu tố hư cấu đậm đặc hơn, sự
kiện lịch sử là phương tiện để nhà văn chuyển tải một thông điệp nào đó đến
hiện tại.
Tác giả Văn Giá trong bài "Tiểu thuyết lịch sử theo lối phác giản, đời
thường", (2007) đã căn cứ vào thái độ tiếp cận lịch sử của các tác giả viết tiểu
thuyết lịch sử và thấy có hai cách phổ biến. Thứ nhất: ngợi ca, tôn vinh triều
đại hoặc nhân vật lịch sử; thứ hai, dựng lại một cách chân thực lịch sử với tất
cả những gì mà thông sử cho biết trong hầu hết những mặt tốt xấu vốn có. Ở
cả hai cách này có một điểm chung là lấy lịch sử thông lệ làm hệ quy chiếu, từ
đó nhìn lịch sử theo một tâm thế nghiêm trang, thành kính, cách nhìn “sử thi”.
“Với cái nhìn này, các nhà tiểu thuyết lịch sử lấy việc phục dựng nguyên
trạng lịch sử làm đích. Người đọc không chỉ được thỏa mãn trí tưởng tượng
nghệ thuật sống động mà còn lĩnh hội được khá nhiều trí thức lịch sử của các
thời đại đã qua” [6].
Cũng nhận định về tiểu thuyết lịch sử, Hoài Nam trong bài viết Tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam: Truyện kể hay tiểu thuyết, (2008), cho rằng: Lịch sử
là cái cần phải được tôn trọng, thậm chí kính cẩn… Viết tiểu thuyết lịch sử
nhà văn đặt trọng tâm trong việc tái hiện một cách sinh động chủ nghĩa anh
hùng Việt Nam trong chiến đấu chống ngoại xâm, ca ngợi những võ công
oanh liệt, nêu bật những tấm gương danh nhân đã làm rạng danh cho non sông
đất nước, để qua đó, khơi dậy ở con người hiện tại niềm tự hào trước quá khứ
đẹp đẽ của dân tộc (trong trường hợp ngược lại, khi mà nhà văn viết về những
thất bại trong lịch sử hoặc tái hiện những nhân vật phản diện, những gương
mặt “xấu” của lịch sử, khi đó một bài học hoặc một lời cảnh tỉnh được rút ra
từ quá khứ trao cho hiện tại). Theo tác giả thì "tiểu thuyết là thế giới của cái ở
5
thì hiện tại tiếp diễn, cái dang dở, cái không hoàn kết. Tiểu thuyết mang sứ
mệnh nghi ngờ cái tưởng như đã ổn định, tra tấn đến cùng những chân lý có
sẵn. Vì thế, khi tiếp cận với những thời đại quá khứ và lấy đó làm chất liệu
cho tác phẩm của mình, một tiểu thuyết gia đích thực là người đặt ra câu hỏi
phản biện trước lịch sử. Làm như vậy, anh ta không trở thành kẻ đốt đền, mà
thực tế là người chỉ ra ý nghĩa của quá khứ đối diện với hiện tại qua việc phát
hiện các tác động tích cực và cả các tác động tiêu cực mà quá khứ đặt trên
hiện tại" [13]. Hoài Nam còn dẫn ra quan niện của Lukacs: “Các nhân vật
trong tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân
vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các nhân vật lịch sử thì
đã sống” [13].
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tác giả của Sông Côn mùa lũ đã khẳng
định: “Bản chất của tiểu thuyết là “thế sự”, dù ở tiểu thuyết lịch sử. Một cuốn
tiểu thuyết lịch sử chỉ minh họa lịch sử, từ đầu chí cuối toàn vua quan âm
mưu tranh giành quyền lực, còn đời sống người dân thế nào, biến cố lịch sử
đó ảnh hưởng họ ra sao, tác giả không quan tâm: tôi cho cuốn sách đó không
phải là tiểu thuyết đúng nghĩa… Tôi biết có người nêu ra vấn đề: lịch sử như
cái đinh đã đóng vào tường; người viết tiểu thuyết lịch sử có thể tùy thích
“treo” vào đó những bức tranh của mình. Tôi thì quan niệm người viết tiểu
thuyết lịch sử phải tôn trọng những gì đã được ghi vào lịch sử” [7].
Cũng cùng quan điểm với các tác giả trên, Hoàng Quốc Hải cho rằng:
"Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải giúp người đọc nhận biết được gương mặt
lịch sử của thời đại mà tác giả phản ánh, nhưng những gì mà tác giả đó tái tạo
đều không được trái với lịch sử. Có thể có những quan điểm của các tác giả
văn học độc lập, thậm chí trái ngược với quan điểm của các sử gia, song nó
phải đạt tới tính chân thực lịch sử mà người đọc đương đại chấp nhận" [10].
6
Đỗ Ngọc Yên cũng không đi ra ngoài quan niệm trên của các tác giả.
Trong bài Giới hạn giữa hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử, (2009), tác giả
nhấn mạnh "người nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tái hiện lịch sử theo cách riêng
của mình. Nhưng tuyệt nhiên anh ta không được phép bịa đặt lịch sử, hay nhà
nghệ sĩ không chỉ biết tôn trọng đến mức cần thiết sự thật lịch sử mà cần phải
sáng tạo thế giới thứ hai, thế giới của các hình tượng văn học nghệ thuật bằng
cảm xúc, tài năng cá nhân của anh ta" [33].
Nguyễn Vy Khanh cũng cùng quan điểm khi cho rằng: "Văn chương
là hư cấu, lịch sử là một nỗ lực tìm “sự thật” chính xác, khách quan, không
thiên lệch, có hay có dở, có mạnh có yếu, có vinh quang thì cũng có thất
bại… Do đó lịch sử không thể khách quan. Điều đó có nghĩa tác giả cho rằng
khó có thể có một lịch sử khách quan" [13]. Vì thế, khi tiếp cận với tư liệu
lịch sử làm nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật, nhà văn có quyền tưởng
tượng một “sự thật lịch sử” thứ hai. Lịch sử dù có khách quan đến đâu vẫn
phải thông qua cái nhìn chủ quan của người viết. Vì thế, viết tiểu thuyết lịch
sử khó nhưng cũng hấp dẫn đối với các nhà văn.
Như vậy, thông qua các công trình nghiên cứu cũng như các bài phát
biểu trên báo chí, trả lời phỏng vấn… các tác giả đều tập trung khai thác vấn
đề viết tiểu thuyết lịch sử như thế nào, mối quan hệ giữa tính hư cấu nghệ
thuật và tính chân thực lịch sử. Về cơ bản, các tác giả đều thống nhất ở quan
điểm: tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo hai yếu tố này còn tùy thuộc vào bút
pháp mà mỗi nhà văn chọn khi sáng tác.
2.2. Những bài nghiên cứu trực tiếp về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật
- Trong ba lời tựa của Nguyễn Triệu Luật Hòm đựng người (1937), Bà
Chúa Chè (1938), Ngược đường trường thi (1939), (Tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học xã hội – 2011). Ông đưa ra: Thứ nhất “viết
7
“lịch sử tiểu thuyết” không cần theo phép sử, không cần có sự thật. Tác giả
chỉ cần phải tưởng tượng ra một chuyện “có thể có” ở một thời đại, rồi đem
chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là để lấy một chuyện không
đâu mà làm sống một thời đại”, thứ hai là “Tôi chỉ là người thợ vụng, có thế
nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già, chứ không có thể, vả cũng
không muốn, hun khói lấy màu, vẽ vân cho thành gốc tre hóa long” và thứ ba
“Chuyện lịch sử của ông đã trộn lẫn chân sử với bông lông. Ai đã từng xem
những phim “Hạt trai trên chiếc mũ miện” đều nhận rõ sự trộn lẫn ấy. Song sự
trộn của ông là một hóa hợp chứ không phải một sự hỗn hợp”.
Viết tiểu thuyết lịch sử để lấy chuyện xưa mà nói nay. Nguyễn Triệu
Luật mong muốn bạn đọc nhìn vào quá khứ để thấy lại lịch sử dân tộc, thức
dậy lòng yêu nước. Có thể nói những suy nghĩ của ông từ cách đây hơn nửa
thế kỉ vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là những chỉ dẫn đáng để cho giới viết
truyện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, làm phim lịch sử hôm nay tham khảo.
Nguyễn Triệu Luật đã khắc khoải, tha thiết với những vấn đề của lịch
sử dân tộc. Và ông đã viết như ông đã nghĩ: dùng văn chương phục dựng lại
cho con người hôm nay chiêm ngưỡng cái tự hào hôm qua không phải trong
nỗi niềm hoài cổ.
Khi cuốn tiểu thuyết Bà Chúa Chè xuất bản, Lan Khai là người đã viết
Lời giới thiệu. Bằng cánh so sánh trực tiếp với cách viết của mình, Lan Khai
đã nhận xét về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật: “Cũng như tôi, ông
Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng, khác với tôi, ông Luật
riêng chú trọng về sự thật, trong khi tôi chỉ khuynh hướng về nghệ thuật”.
Đọc các tác phẩm của Lan Khai, độc giả sẽ “mơ màng, say đắm bởi những cái
có thể có được”, thì khi đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật “người
ta phải sống đầy đủ những cái đã có rồi… Các truyện và người của ông hoạt
động hiển nhiên, không được ông tô điểm cho, nhưng cũng không bị ông làm
8
cho mất đi bản sắc. Đọc các tiểu thuyết của ông, tức là xem những bức ảnh.
Người có thể mất đi rồi, cảnh có thể mất đi rồi, mà hình ảnh vẫn là của những
người và cảnh đã có thực” [12, tr15].
Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 30 - 45, (2000) Nguyễn
Đăng Mạnh khi nói tới trào lưu văn học lãng mạn có kể tới dòng tiểu thuyết
lịch sử. “Dòng tiểu thuyết lịch sử với những cây bút như Lan Khai, Phan Trần
Trúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng… Ở đây, cảm hứng lãng mạn
có dịp thêu dệt nên những mối tình lâm li giữa những tráng sĩ và giai nhân
thời phong kiến xa xưa… Nhìn chung, chúng ít để lại được những thành tựu
nghệ thuật thật sự có giá trị”. Tiểu thuyết lịch sử thuộc vào trào lưu lãng mạn,
đương nhiên nó có mang những nét đặc trưng của trào lưu này, nhưng xếp
Nguyễn Triệu Luật vào khuynh hướng lãng mạn là không hợp lý. Bởi trong
tiểu thuyết lịch sử còn phân thành hai khuynh hướng: lãng mạn và hiện thực.
Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật không nhằm thêu dệt nên những
câu chuyện tình lâm li, lãng mạn. Lịch sử trong tiểu thuyết của ông là lịch sử
chân thực. Ông là nhà văn viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Điều
này chúng tôi sẽ chứng minh, làm rõ trong phần nội dung của luận văn, từ đó
nhằm khẳng định giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nói riêng
và tiểu thuyết lịch sử nói chung, không như nhận xét trên.
Đinh Xuân Lâm trong lời giới thiệu đã khẳng định những giá trị các
cuốn tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật khi được tập hợp và in lại, với
tiêu đề Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật năm 1998. Thứ nhất,
khác với các tác giả cùng thời chọn đề tài xuyên qua nhiều thế kỷ, từ cổ trung
đại đến cận đại, Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn cuối
Lê đầu Nguyễn (thế kỉ XVIII). Thứ hai, trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Triệu Luật có nhiều chi tiết vụn vặt, nhưng đó chính là thế mạnh của ông. Các
sự kiện lịch sử được tái tạo trong đúng bối cảnh của chúng, với cái không khí
9
lịch sử đích thực của chúng, cả với ngôn ngữ của con người thời đó, tất cả làm
cho người và việc như hiện lên, sống lại và đang hoạt động trước mắt chúng ta.
Thứ ba, đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, bạn đọc sẽ thích thú khi
bắt gặp những tiếng cổ trong giao tiếp, những cảnh cũ, những tên phường lạ,
những loài hoa hiếm, thấy cả bóng dáng của thành Thăng Long xưa.
[12, tr 6 - 8].
Ngoài ra, các bài viết của Nguyễn Vy Khanh, Bùi Văn Lợi khi viết về
các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, cũng đã đánh giá
Nguyễn Triệu Luật là cây bút có phong cách, có đóng góp cho tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Gần đây nhất cuộc Hội thảo “Nguyễn Triệu Luật - con người và tác
phẩm” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 23/08/2012 như một buổi cấp
lại giấy khai sinh cho một con người, một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử gần
như bị lãng quên. Sự kiện giúp nhiều người biết được Nguyễn Triệu Luật là ai
và giá trị những tác phẩm văn chương của ông. Với hơn 10 tham luận, hội
thảo làm rõ về nhà văn Nguyễn Triệu Luật lần lượt ở hai góc độ con người và
tác phẩm. Phần con người, hội thảo đặt vấn đề khai mở những góc khuất,
những khúc quanh trong cuộc đời nhà văn… Một phần quan trọng nữa của
hội thảo là nói về tác phẩm và bút pháp viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Triệu Luật.
Nhà giáo Phạm Toàn có bài tham luận trong hội thảo cho rằng, tác
phẩm của Nguyễn Triệu Luật giúp ông nhìn ra một định nghĩa về tiểu thuyết
lịch sử: “…viết tiểu thuyết lịch sử không cần theo phép Sử học. Tác giả chỉ
phải tưởng tượng ra một ‘truyện có thể có’ ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy
lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm
sống lại một thời đại” (Tựa Hòm đựng người).
10
Theo Phạm Toàn lịch sử là một dòng chảy, sử gia chỉ là người câm và
nhà văn viết lịch sử là người góp phần gợi nỗi niềm cho người đời về những
sự thật lịch sử. Khác với các sử gia, người viết tiểu thuyết lịch sử tham gia
vào tâm lý của nhân vật. Nguyễn Triệu Luật đã viết tiểu thuyết lịch sử với
tinh thần như thế chứ không phải một sử gia chép sử.
Cũng trong Hội thảo này Nguyễn Xuân Khánh - một “hậu duệ” của
Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu thuyết lịch sử nhắc tới ba bài tựa Hòm
đựng người (1937), Bà chúa chè (1938) và Ngược đường trường thi (1939),
nêu rõ ba quan điểm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử: có thể hư
cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phải bằng cách
đánh giá khách quan và có thể trộn lẫn cái hư, cái thực.
Theo Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Triệu Luật là người phổ biến quan
niệm tiểu thuyết lịch sử phương Tây vào Việt Nam, khác với Nguyễn Huy
Tưởng - một nhà văn cùng thời và cũng viết tiểu thuyết lịch sử - không trực
tiếp đưa ra quan niệm. Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, ông đã học được nhiều
điều trong cách viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật mà điều quan
trọng nhất là hư cấu - hư cấu là một đặc quyền của tiểu thuyết và không ngoại
lệ với tiểu thuyết lịch sử.
Chúng tôi nhận thấy, các bài nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Triệu Luật còn chưa nhiều và mới chỉ dừng lại ở những vấn đề có
tính chất khái quát. Có khi chỉ là những nhận định, đánh giá chưa đúng mức
về giá trị tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Tuy nhiên, đấy lại là
những gợi ý có tính chất định hướng, làm tiền đề chúng tôi tiến hành khảo sát,
nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Từ đó, ghi nhận tài năng
riêng của nhà văn Nguyễn Triệu Luật.
2. Mục đích nghiên cứu
11
Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Triệu Luật.
Thấy được sự đóng góp mới và những giá trị trong tư duy nghệ thuật
của Nguyễn Triệu Luật ở lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định vị trí của tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam 1930 - 1945.
3.2. Tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ
phương diện nghệ thuật xây dựng các loại nhân vật, điểm nhìn trần thuật, kết
cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tài năng của một tác giả được thể hiện rõ nhất qua các tác phẩm. Vì
thế, để xác định nghệ thuật tự sự tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, chúng
tôi tiến hành khảo sát tám cuốn tiểu thuyết lịch sử của tác giả. Bao gồm: Hòm
đựng người (1938), Bà Chúa Chè (1938), Loạn Kiêu binh (1939), Ngược
đường Trường Thi (1939), Chúa Trịnh Khải (1940), Rắn báo oán (1941),
Thiếp chàng đôi ngả (1941), Bốn con yêu và hai ông đồ (1943).
Vì vậy, tất cả những dẫn chứng trong luận văn này đều được lấy từ Tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học xã hội, 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thống kê - phân loại.
6. Dự kiến đóng góp
Đây là một công trình khoa học đầu tiên kịp thời nghiên cứu về tám
cuốn tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật trong văn học hiện đại đã và
12
đang thu hút sự chú ý của người đọc. Từ đó khẳng định những đóng góp của
nhà văn Nguyễn Triệu Luật vào buổi đầu phát triển của tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Quan niệm và diện mạo của tiểu thuyết lịch sử trong văn
học Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Triệu Luật
Chương 3: Điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, ngôn
ngữ, giọng điệu.
13
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRONG BUỔI
ĐẦU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Giới thiệu khái niệm chung về tiểu thuyết lịch sử và quan niệm
riêng của Nguyễn Triệu Luật
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Theo hai giáo sư người Pháp Dorothy Brevvster và Jonh Bureell trong
cuốn Tiểu thuyết hiện đại, tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau:
“Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân
nhượng mà ta gọi là tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu
khác tùy thuộc vào cách nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán
ghét) chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường muốn
đưa nó vào một loại văn học có danh” (tr 211).
Với quan niệm này, tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về
thời quá khứ của một dân tộc hay một quốc gia nào đó và quan trọng hơn nó
phụ thuộc vào chủ quan của người phê bình muốn xếp nó vào danh mục nào.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (1999)
thể loại văn học lịch sử tiểu thuyết lịch sử được quan niệm như sau:
“Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và
các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng
tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang
phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học
lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học
quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song
không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể
loại này” (tr 255).
14
Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội, (2004), quan niệm
tiểu thuyết lịch sử như sau:
“Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử
trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các
khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá
khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu
điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường
đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố
lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các
quốc gia như chiến tranh, cách mạng…,cuộc sống và sự nghiệp của những
nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” (tr 1725).
Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử
làm nội dung chính. Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kì hay tiến
trình lịch sử. Đó có thể là một quá khứ xa xôi hay một thời kì lịch sử đặc biệt.
Nó đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của nhà sử học,
lại phải vừa có khả năng biến những tri thức đó thành nghệ thuật. Tiểu thuyết
lịch sử nói chuyện xưa nhưng nhằm mục đích soi sáng những vấn đề của hiện
tại. “A. Tônxtôi đã dành cả một phần tư thế kỉ để nghiên cứu về thời đại Piốt
đệ Nhất. Ông khẳng định rằng “Bộ tiểu thuyết của tôi chính xác như một tác
phẩm nghiên cứu lịch sử và đó chính là sức mạnh của nó”. Các nhà viết tiểu
thuyết lịch sử nước Anh vào những năm 40 của thế kỉ XX như bà Hope
Muntz đã phải tốn 16 năm để nghiên cứu sử liệu mới viết nổi cuốn tiểu thuyết
The golden Warrior (1949) nói về William the Conqueror và Harold the
Saxon. Bà Sylvia Townend Warner thì phải mất 10 năm để thám hiểm cuộc
sống trong một tu viện ở Anh vào thế kỉ XIV, đến nỗi độc giả cảm thấy rằng
chắc bà đã sống ở tu viện mới viết nổi cuốn tiểu thuyết The corner that held
them (1947)” (tr 168).
15
Ở Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng trong những tiểu thuyết lịch sử
trước năm 1945 như Đêm hội Long Trì, An Tư đã tỏ ra khá trung thành với
tinh thần của những thời đại quá khứ xa xưa. Nhiều độc giả đã gọi Vũ Ngọc
Đĩnh, tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam
Sơn, Bắn rụng mặt trời (2000) là “sử gia”, “ học giả nghiên cứu sử” là vì nhà
văn đã nghiên cứu lịch sử rất nghiêm túc. Đọc bộ Bắn rụng mặt trời ( 8 tập) ta
thấy ông nghiên cứu rất công phu cuộc bành trướng chinh phạt của thiết kị
binh Mông Cổ trong thế kỉ XIII, chi tiết đến cả y phục và trang bị của lính
Mông Cổ… Để viết thành công cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, (2000),
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bỏ 20 năm trời để nghiên cứu đạo Khổng,
đạo Phật, đạo Lão, đọc các tác phẩm sử học, triết học, văn hóa Phương
Đông…
Một mặt trung thành với lịch sử, mặt khác các nhà viết tiểu thuyết lịch
sử như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Khánh…, đã phát huy cao độ vai
trò hư cấu sáng tạo của mình. Trong tác phẩm Đêm hội Long Trì của Nguyễn
Huy Tưởng có những nhân vật hoàn toàn hư cấu, không có trong lịch sử như
Nguyễn Mại, Bảo Kim, có những nhân vật được làm sáng rõ thêm lí lịch hoặc
tô đậm thêm cá tính. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, không kể những nhân vật
không có tên trong lịch sử như Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Thanh Mai, ngay cả
Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương, Trần Nghệ Tôn…, cũng là
những nhân vật được tác giả hư cấu, sáng tạo. Các nhà văn này đã đi sâu vào
đời sống nội tâm, đời sống riêng tư của nhân vật chứ không chỉ trình bày nhân
vật “trong lúc mang quân phục lịch sử để diễu hành” (Bieelinxki).
Cho đến nay, có cả một hệ thống quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. Sự
phong phú đó xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại. Dẫu viết về đề tài lịch
sử, nhà văn vẫn phải chú ý đến đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Theo M.
Bakhtin, tiểu thuyết xây dựng hình tượng thuộc về một không gian và thời
16
gian ở thời hiện tại chưa hoàn thành. Nó đặt mọi vật lên mặt bằng ngày hôm
nay mà ngày hôm nay thì bao giờ cũng dang dở, chưa xong, chưa thể kết luận.
Cái hôm nay, cái thời hiện tại chưa hoàn thành ấy là xuất phát điểm của hoạt
động nhận thức để xét lại, đánh giá lại hiện thực, bởi thời điểm hiện tại vốn
còn mở ngỏ. Hiện tại là cái đang trôi qua, là cuộc tiếp diễn mãi mãi không
biết đâu là khởi đầu, đâu là tận cùng nên xác định bản chất thật sự là không
dễ. Hình tượng mang tính thời sự, có quan hệ ở mức này hay khác với các
biến cố đời sống đang tiếp diễn mà chúng ta, cả độc giả và tác giả đều tham
gia, do đó kinh nghiệm mang tính cá nhân và sáng tạo tự do. Tiểu thuyết được
xây dựng ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện tại nên giải phóng khỏi tất cả
những gì mang tính ước lệ, khô cứng.
Như vậy, có thể thấy tiểu thuyết lịch sử là những giả thuyết về đời sống
của nhà văn. Dĩ nhiên đó không phải là những giả thuyết vu vơ mà hàm chứa
suy nghĩ sâu sắc của chủ thể sáng tạo. Khi hình dung như vậy về thể loại,
người ta nghĩ đến tính dân chủ của tiểu thuyết. Tính mở của thể loại cho phép
nó hấp thụ nhiều nguồn dưỡng chất để tạo nên tổng phổ nhiều bè. Nghệ thuật
tiểu thuyết có khả năng thám hiểm những điều không nói ra của khoa học,
triết học, tôn giáo, chính trị…
Tính dân chủ trong tư duy tiểu thuyết mở đường cho sự tranh biện bình
đẳng giữa giọng điệu, lập trường tác giả và nhân vật với tư cách là những chủ
thể tư tưởng ngang hàng. Tất nhiên tính dân chủ trong nghệ thuật còn gắn với
không khí dân chủ của hoàn cảnh xã hội mà nhà văn đang sống. Tư duy tiểu
thuyết khiến cho thể loại này có khả năng khám phá đời sống rộng lớn trong
toàn bộ tính phức tạp của nó. Cũng chính tính dân chủ của thể loại đã tạo điều
kiện cho nhà văn thoát khỏi mọi ràng buộc quy phạm trong sáng tạo nghệ
thuật. Nhà văn có quyền công khai bày tỏ sự thức nhận của cá nhân trước
17
những chân lí tưởng như bất di bất dịch, nghi ngờ những tín điều, giải thiêng
các thần tượng, đề xuất những chuẩn mực giá trị mới…
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong quá trình sáng tác, các
nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát
huy cao độ vai trò của hư cấu, sáng tạo của nghệ thuật”, Tiểu thuyết lịch sử,
Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr 164. Quan
niệm này nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật
trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử.
Nhà văn Thái Vũ, tác giả của những cuốn tiểu thuyết lịch sử trước năm
1985 như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động… khẳng định: “Khi tôi nói, tôi viết
tiểu thuyết lịch sử sự thật là tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử.
Trước hết phải trung thực với mọi chi tiết lịch sử mà biên niên sử có ghi. Hư
cấu nhưng không phải là bịa mà tôn trọng tính chính xác của lịch sử” (Báo
Văn nghệ số 39/ 2003). Ở đây, Thái Vũ quan niệm khi viết tiểu thuyết lịch sử
nhà văn phải tôn trọng tính chính xác của tư liệu lịch sử, thứ lịch sử đã được
ghi lại trong chính sử, sách giáo khoa lịch sử. Yếu tố lịch sử phải được xem là
mục đích còn yếu tố tiểu thuyết chỉ là phương tiện mà thôi.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những cuốn tiểu thuyết lịch
sử tiêu biểu sau năm 1986 như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn lại quan niệm:
“Theo tôi, lịch sử chỉ là một cái cớ để tôi bám vào… Tiểu thuyết lịch sử
không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề
của con người hiện tại” (Báo Văn nghệ trẻ 10/2005). Nguyễn Xuân Khánh
quan niệm trong tiểu thuyết lịch sử nhà văn chỉ mượn lịch sử để phản ánh
những vấn đề của con người hiện tại. Nhà văn phải nối liền quá khứ với hiện
tại, từ lịch sử đặt ra những vấn đề cho hiện tại và tương lai.
Nhìn chung, cho đến nay quan niệm về tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa
thống nhất. Người ta vẫn tranh luận về các vấn để: Sự thật lịch sử và hư cấu;
18
độ lùi quá khứ ở mức độ nào, là quá khứ còn đọng lại trong kí ức của người
đương thời hay kí ức chỉ còn đọng lại trong huyền thoại, thần thoại?... Song,
mỗi quan niệm dù nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau của thể loại,
chung quy vẫn đề cập đến yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết - hạt nhân lõi
cốt trong tiểu thuyết lịch sử. Nói như Chế Lan Viên, người viết tiểu thuyết
lịch sử phải: “nhảy qua hai vòng lửa, vòng lửa lịch sử và vòng lửa tiểu
thuyết”. Ở “vòng lửa lịch sử” nhà văn bị ràng buộc: Phải dựa trên những chất
liệu lịch sử, phải đảm bảo tính chính xác về ngôn ngữ, trang phục, tập quán,
thời gian, sự kiện… Tính xác thực này là một yêu cầu đảm bảo tính thuyết
phục của tác phẩm, đồng thời đây cũng là cách quan niệm, cách đánh giá đã
ổn định của cộng đồng. Lịch sử là cái đã qua và được nhiều người biết tới.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng quá khứ, cho nên phán xét
lại lịch sử, nghĩ khác đi về lịch sử là điều không dễ được chấp nhận… Ở
“vòng lửa tiểu thuyết” lại đòi hỏi nhà văn có những sáng tạo, hư cấu để tạo ra
sức hấp dẫn cho tác phẩm, bởi đặc trưng của thể loại tiểu thuyết là “thể loại
duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi. Nó tiếp xúc trực tiếp với các
thời hiện tại không hoàn thành. Cơ sở của nó là kinh nghiệm cá nhân và hư
cấu sáng tạo tự do” (M.Bakhtin). Tiểu thuyết quen với những gì đời thường
suồng sã và có khả năng dung chứa tất cả: Thơ ca, khảo cứu, phê bình, tiểu
luận… Nó cũng chuyển tải tốt nhất cảm giác sống, những trăn trở nhân tình
thế thái mà càng sống lâu con người càng thấm. Vì thế, khi viết tiểu thuyết
lịch sử nhà văn đứng trước những thách thức không nhỏ.
1.1.2. Quan niệm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật
Văn học Việt Nam từ cuối những năm 20 của thế kỉ XX, đặc biệt là từ
năm 1930 đến năm 1945 chứng kiến sự xuất hiện hàng loạt tác giả viết tiểu
thuyết lịch sử như Phan Bội Châu, Nguyễn Tử Siêu, Phan Trần Chúc, Nguyễn
Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng, Lan Khai, Khái Hưng… Bằng các tác phẩm
19
cụ thể, họ đã góp phần khẳng định sự tồn tại và thành công của tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam. Với những tác giả như Phan Bội Châu, Nguyễn Tử Siêu,
Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất… trong cách viết còn nặng về ghi chép sự
kiện lịch sử, bị ảnh hưởng bởi lối viết kể chuyện chương hồi của văn học
truyền thống. Với Lan Khai, Khái Hưng, Chu Thiên… lịch sử chỉ là cái cớ để
nhà văn đi sâu khai thác những câu chuyện tình giai nhân diễm lệ, những anh
hùng hảo hán hành động phiêu lưu, mạo hiểm kiểu giang hồ nghĩa hiệp…
Cách viết của họ thể hiện rõ khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa.
Có thể nói tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật cũng không nằm
ngoài hai quan điểm trên, ông lại là người thông thạo cả Hán văn và Pháp
văn. Cho nên, ông có những nét riêng và độc đáo của mình khi viết tiểu thuyết
lịch sử. Ông viết: "Trái lại, viết "lịch sử tiểu thuyết" không cần theo phép của
sử học, không cần có sự thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một chuyện "có
thể có" ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục
đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống lại một thời đại. " (Tựa Hòm
đựng người).
Như vậy, trong Hòm đựng người của Nguyễn Triệu Luật, câu chuyện
hoàn toàn hư cấu, nhưng nó "có thể có" trong thời vua Lê - chúa Trịnh. Nhà
văn Nguyễn Triệu Luật đã mở rộng quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử, đưa
những quan niệm Tây Phương vào tiểu thuyết lịch sử.
Vậy tiểu thuyết lịch sử có thể hoàn toàn hư cấu. Đây là phần thứ nhất,
phần tiểu thuyết liên quan tới hư cấu. Còn phần thứ hai, phần lịch sử thì sao?
Tác phẩm Bà Chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh là những tiểu
thuyết liên quan tới những nhân vật có thật trong lịch sử như Trịnh Sâm,
Quận Huy, Đặng Thị Huệ..., tức là phần lịch sử thì nhà văn quan niệm như thế
nào, ông nói: "Tôi chỉ là người thợ vụng có thế nào làm nên thế, gốc tre già cứ
20
để là gốc tre già chứ không có thể - vả cũng không muốn - hun khói lấy màu,
vẽ vân, cho thành gốc trúc hóa long" (Tựa Bà Chúa Chè).
Tức là tác giả muốn nói về phần lịch sử thì phải tôn trọng, lịch sử thế
nào thì phải viết thế, phải tôn trọng sự thật lịch sử.
Cũng trong lời tựa Bà Chúa Chè Nguyễn Triệu Luật còn đưa ra một
luận điểm quan trọng: Đó là việc đánh giá lịch sử, nhà tiểu thuyết phải đánh
giá bằng lí trí khách quan, tránh đánh giá bằng tình cảm chủ quan, dễ làm sai
lệch lịch sử. Ông muốn lòng mình như cái cân, phải cân bằng với lịch sử, ông
viết: "Những chuyện đó còn gần ta quá. Gần thì ta xét bằng tính - tình nhiều
hơn bằng lý - trí vì mới là chuyện của ta, ông bà ta mà thôi. Xét bằng tình thì
hay lệch. Lệch từ người chép chuyện đến người nghe chuyện. Tôi không được
như Gia - cát Võ - hầu, không dám tự phụ rằng: lòng ta như cái cân, chẳng ai
làm cho nặng nhẹ được".
Nguyễn Triệu Luật còn đi xa hơn nữa, muốn tìm ra những quy luật lịch
sử có thể đọc chuyện xưa mà ngẫm đến chuyện ngày nay, ông nói: "Lịch sử
chỉ là cuộc diễn lại trò cũ. Bước loạn vong, đông tây cổ kim vẫn tương tự như
nhau. Đã thế thì, gần xa âu cũng thế thôi, can chi phải xem việc gần mới biết
việc gần".
Hòm đựng người là chuyện hư cấu không có thật trong lịch sử. Bà
Chúa Chè lại là chuyện có thật trong lịch sử. Còn giữa hai loại chuyện ấy thì
sao? Chúng ta đọc tác phẩm Ngược đường Trường Thi ta thấy nó nằm giữa
hai loại tiểu thuyết lịch sử này. Ông đã đem cái hư cấu trộn lẫn với cái chân
sử để tạo nên tiểu thuyết: "Chuyện sử của ông là việc trộn lẫn chân sử với
bông lông", "Song sự trộn của ông là một hóa hợp chứ không phải một hỗn
hợp", "Triệu Luật phỏng theo lối ấy mà viết cuốn lịch sử tiểu thuyết này. Phần
chân sử ở trong tự cũng như có giá mà phần bông lông thêm thắt may ra cũng