Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thân trọng khi sử dụng các chế phẩm bổ sung cho bệnh nhân sa sút trí tuệ (bài dịch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 4 trang )

Thân trọng khi sử dụng các chế phẩm
bổ sung cho bệnh nhân sa sút trí tuệ
Mai Thị Tuyển (dịch)

Nguồn: Austrơliơn Prescriber, 2011;34(19-21)Tómtât

Tóm tắt: Với tuổi thọ trung bình của người úc, gánh nặng của chứng sa sút t r í tuệ đang ngày
càng g ia tăng. Những thuốc kinh điển vốn hay được sử dụng chỉ mang lạ i lợ i ích điêu trị kh­
iêm tốn cho bệnh nhân, vì vậy bệnh nhân và người chăm sóc họ thường tìm đến các chế phẩm
bổ sung. Những thử nghiệm lâm sàng trước đây đã m ở ra triển vọng cho m ột sô'thuốc nhirng
những nghiên cứu lớn hơn, có thiết k ế tốt hơn lạ i thất bại khi chứng minh những lợ i ích này.
Tuy vậy, đã có vài sự can thiệp quy mô ¡ớn sử dụng những chế phẩm bổ sung cho điều trị sa
sút t r í tuệ. Cán b ộ y tế nên thường xuyên hỏi bệnh nhân (và những người chăm sóc họ) xem họ
có sử dụng các chếphâm bổ sung hay không do nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn và
tương tác với các thuốc khác.
Lời tựa
Tại Úc hiện có khoảng 200 000 người mác triệu
chứng sa sút trí tuệ, trong đó có đến một nửa số
bệnh nhân ở độ tuổi cần được chăm sóc. Với sự gia
tăng dân số già như dự kiến của úc, những con số
này có thể sẽ tăng gấp đôi trong 2 0 năm tới.
Thuốc điều trị thông thường chỉ mang lại lợi ích
khiêm tổn cho bệnh nhân sa sút trí tuệ và cơ bản
không thay đổi tiến triển bệnh lý. Bệnh nhân và
người chăm sóc họ có thể sử dụng các chế phẩm bổ
sung, nhưng việc làm này không phải không có nguy
cơ. Kết quả nghiên cứu bởi Hệ thống kê đơn quốc
gia (NPS) cho thấy gần một nửa số người bệnh nhân
được khảo sát đã không thông báo việc sử dụng các
loại thực phẩm chức năng với bác sĩ của họ. Tương
tự như vậy, chỉ một nửa số bác sĩ đa khoa được khảo


sát đã hỏi bệnh nhân của họ khi cho thuốc. Thêm
vào đó, nhiều bác sĩ đa khoa và dược sĩ không ý thức
được tác hại của việc sử dụng phổ biến các chê'
phẩm bổ sung và nguy cơ tương tác của
chúng với các thuốc khác.
Chất lưọrng và sự an toàn
Một trong những mối quan tâm
chính đối với các chế phẩm có nguồn
gốc dược liệu là sự đa dạng thành
phần hoạt chất. Không phải tất cả
các thành phẩn đểu được biết
đến hoặc được tiêu chuẩn hóa
theo quy định. Một chế phẩm
có nguổn gốc dược liệu đã được

70

_. . .

Nghiên Cứu duợc Thông tin thuõc i Số 2/2011


A

-------------------------------------------------------------------r "
chứng minh tác dụng qua các thử nghiệm lâm sàng
có thể khác biệt cơ bản so với các chế phẩm cùng
tên của công ty khác. Bệnh nhân (và người chăm sóc)
nên hỏi xem biệt dược của chế phẩm bổ sung mà họ
định mua đã được thử nghiệm lâm sàng hay chưa.

Một sản phẩm được liệt kê trong danh sách khi
đạt tiêu chuẩn của Cơ quan quản lý dược phẩm úc
(TGA) về thực hành sản xuất tốt, trong khi một sản
phẩm đã được đăng kí phải được đánh giá để chứng
minh có hiệu quả lâm sàng. Hẩu hết những thuốc bổ
sung hiện nay mới chỉ là sản phẩm được liệt kê trong
danh sách và TGA không thường xuyên kiểm tra các
công bố về các sản phẩm này.
Có lẽ vấn để quan trọng nhất xung quanh việc
sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu là sự
an toàn của bệnh nhân. Trong khi các sản phẩm liệt
kê được TGA cho là có "nguy cơ tương đối thấp" thì
tính an toàn của chúng thường không được nghiên
cứu một cách có hệ thống như các sản phẩm thuốc
chữa bệnh được đăng kí. Một số ít thử nghiệm lâm
sàng qui mô lớn đã được tiến hành nhưng những
thử nghiệm này hiếm khi đánh giá về độ an toàn
cũng như đánh giá hiệu quả của chế phẩm. Rất khó
để đưa ra những dự đoán tin cậy về tính an toàn và
hầu hết các thông tin đểu thu được từ các nghiên
cứu ca đơn lẻ. Cho đến khi có những bằng chứng
mang tính hệ thống từ các nghiên cứu có đối chứng,
các bác sỹ nên thận trọng khi điều trị và tư vấn cho
bệnh nhân sử dụng các chế phẩm bổ sung, đặc biệt
với các chế phẩm đã biết có tương tác giữa các thuốc
và dược liệu.
Ginkgo biloba (Bạch quả)
Có 122 sản phẩm mà tên chứa Ginkgo biloba
được liệt kê trong danh sách đăng kí thuốc của úc
(ARTG).Đây là một trong những loại thuốc có nguổn

gốc dược liệu được sử dụng phổ biến nhất dùng để
phòng và điểu trị chứng suy giảm trí nhớ. Những
tuyên bố về thuốc này bao gổm: "giúp cải thiện lưu
lượng máu tới não" và "cải thiện trí nhớ và chức năng
nhận thức". Đã có những bằng chứng cho thấy uống
dịch chiết lá bạch quả giúp cải thiện phần nào triệu
chứng bệnh Alzheimer, chứng mất trí do nguyên
nhân mạch máu hoặc mất trí phức hợp. Tuy nhiên,
những thông tin này thu được từ những nghiên cứu
chất lượng thấp.
Một nghiên cứu được tài trợ bởi Trung tâm Quốc
gia vể Chế phẩm bổ sung và thay thế Hoa Kỳ cho
thấy dịch chiết bạch quả EGb-761 không có tác dụng
làm giảm tán suất chung xuất hiện chứng sa sút trí
tuệ và bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Các phân

tích sâu hơn cũng cho thấy bạch quả không có hiệu
quả trong việc làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.
Thử nghiệm này được tiến hành trên hơn 3000 tình
nguyện viên từ 75 tuổi trở lên và sử dụng 240 mg
bạch quả mỗi ngày, thời gian theo dõi khoảng 6 năm.
Một vài nghiên cứu nhỏ hơn đánh giá khả năng cải
thiện trí nhớ đã cho những kết quả khích lệ, nhưng
một thử nghiệm được tài trợ bởi Viện lão khoa quốc
gia Hoa Kỳ tiến hành trên 200 người khỏe mạnh trên
60 tuổi đã chỉ ra rằng việc sử dụng bạch quả trong
vòng 6 tuần không hể giúp cải thiện trí nhớ.
Nghiên cứu IPSEN GuidAge công bổ gần đây tiến
hành trên 2854 người từ 70 tuổi trở lên có than phiền
vể trí nhớ đã cho thấy khả năng làm chậm tiến triển

của bệnh Alzheimer có ý nghĩa thống kê. Các tác giả
của nghiên cứu đã kết luận rằng sự khác biệt giữa
kết quả nghiên cứu của họ với các nghiên cứu của
Hoa Kỳ đã công bố trước đây là do mức độ tuân thủ
điểu trị của bệnh nhân khác nhau. Hiện tại, nên thận
trọng với những kết quả nghiên cứu này khi chúng
chưa được công bố trên những tạp chí khoa học
hoạt động theo quy chế bình duyệt.
Các tác dụng không mong muốn của bạch quả
bao gồm: đau đẩu, buồn nôn, rối loạn đường tiêu
hóa, tiêu chảy, chóng mặt hay phản ứng dị ứng da.
Các phản ứng dị ứng nặng cũng thỉnh thoảng được
báo cáo. Một sổ báo cáo ca nghi ngờ bạch quả có thể
làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, bệnh nhân cẩn
thận trọng khi dùng đồng thời với aspirin, warfarin,
thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cắu, có bệnh
về chảy máu, chuẩn bị phẫu thuật hoặc can thiệp
nha khoa.
Vitamin E
Một loạt các chất chống oxy hóa và thu dọn gốc
tự do bao gồm cả vitamin E đã được đẩy mạnh sử
dụng trong điểu trị bệnh Alzheimer. Một tổng quan
Cochrane gần đây kết luận không có bằng chứng
về tác dụng của vitamin E trong việc phòng và điều
trị bệnh Alzheimer. Vitamin E sử dụng đường uống
hiếm khi gây ra các tác dụng không mong muốn tức
thì. Tuy nhiên, một tổng quan Cochrane khác cho
rằng việc bổ sung vitamin E có thể làm tăng tỷ lệ tử
vong.
Rau đắng và rau má

Có 32 sản phẩm nằm trong danh sách đăng
kí thuốc của Úc (ARGT) có tên khoa học Bơcopa
monnieri (rau đắng) hoặc Centella ơsiatica (rau má)
thường được phối hợp với nhau, có hoặc không có
Ginkgo biloba (bạch quả). Các tuyên bố vể thuốc bao


gồm: "dược liệu cổ truyền châu Á và Ấn Độ trong
một chế phẩm hiệp đồng 3 tác dụng giúp cải thiện
trí nhớ, hiệu quả học tập và khả năng tập trung, tinh
táo". Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc
sử dụng dịch chiết rau đắng được tiêu chuẩn hóa
trong vòng ít nhất 3 tháng giúp cải thiện trí nhớ ở
những người khỏe mạnh nhưng những thông tin
này cẩn được đánh giá lại thông qua các thử nghiệm
lớn hơn. Một tổng quan gẩn đây về hiệu quả của
dịch chiết rau đắng đối với trí nhớ ở những người
khỏe mạnh với dữ liệu từ 7 thử nghiệm lâm sàng cho
thấy sự cải thiện trí nhớ đáng kể.
Chưa có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
có đối chứng nào nghiên cứu về tác dụng của
các dược liệu này ở dạng đơn độc hay phối hợp
đối với chứng mất trí được còng bố. Trong m ột
nghiên cứu mở gần đây, 5 bệnh nhân mắc bệnh
Alzheimer được cho dùng 300 mg dịch chiết rau
đắng trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy 4 bệnh
nhân đã cải thiện điểm trắc nghiệm đánh giá tâm
thẩn tối thiểu (Mini Mental State Examination) và
3 bệnh nhân đã cải thiện thang điểm Alzheimer's
Disease Assessment Scale-cognitive subscale. Rõ

ràng cắn phải có những thử nghiệm ngẫu nhiên
mù đôi với quy mô lớn hơn để khẳng định các kết
quả này.
Mặc dù tác dụng không mong muốn của rau má
rất hiếm gặp, nhưng đã có 3 trường hợp nhiễm độc
gan được ghi nhận. Đã có một vài báo cáo vể sự thay
đổi chức năng tiêu hóa sau khi dùng dịch chiết rau
đắng.
Acetyl-L-carnitin
Có 26 sản phẩm chứa acetyl-L-carnitin được liệt
kê trong danh sách đăng ký thuốc của úc (ARTG).
Một số tuyên bố vể thuốc như: "giúp duy trì sức khỏe
chức năng nhận thức và trí nhớ trong quá trình lão
hóa" và "có thể tạo ra tác dụng bảo vệ chống lại quá
trình lão hóa và thoái hóa tế bào thán kinh". AcetylL-carnitin có cấu trúc liên quan đến acetỵlcholin và
được cho là có tác dụng tương tự như acetỵlcholin ở
những bệnh nhân Alzheimer. Trong khi một số thử
nghiệm lâm sàng cho kết quả tích cực thì một tổng
quan Cochrane thực hiện năm 2003 đã kết luận rằng
"không có bằng chứng về lợi ích của acetyl-L-carnitin
đối với chứng sa sút trí tuệ". Nhìn chung acetỵl-Lcarnitin sử dụng đường uống được dung nạp tốt
mặc dù thuốc có thể gây buổn nôn, nôn, rối loạn tiêu
hóa và tăng động. Một trong những chất chuyển
hóa của nó có thể làm cho nước tiểu, hơi thở và mổ
hôi có mùi tanh, cẩn thận trọng khi sửdụng acetỵl-L-

72 Nghiên cứu duợcThông tin t h u ô c : Sổ 2/2011

carnitin cho bệnh nhân đang dùng warfarin.
Các chế phẩm khác

Nhiểu chế phẩm khác được quảng bá trên
mạng internet là có tác dụng tàng cường nhận thức
nhưng lại không được liệt kê trong danh sách ARTG.
Các chế phẩm này bao gồm các loại thuốc như
vinpocetin và huperzin A là các sản phẩm có nguổn
gốc từ nước ngoài. Bệnh nhân cẩn được cảnh báo
về các sản phẩm trên các trang web này có thể sẽ
không đạt tiêu chuẩn, giả mạo và nguy hiểm. Ngoài
ra còn có các chế phẩm vi lượng đổng căn chứa
dehỵdroepiandrosteron (DHEA) được bày bán tại các
hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm dành cho sức khỏe
và trên các trang web. Sản phẩm này được quảng cáo
là "làm chậm quá trình lão hóa", ủy ban giải quyết
khiếu nại (Complaints Resolution Panel) đã xác nhận
rằng các chế phẩm này không có hiệu quả và cũng
không phù hợp với phương pháp vi lượng đồng căn
truyển thống. Tuy nhiên, những thông tin quảng cáo
tương tự như vậy vẫn tiếp tục được đưa ra.
Kết luận
Các chế phẩm bổ sung cẩn được ghi rõ trong tiền
sửsửdụng thuốc của bệnh nhân sa sút trí tuệ. Những
trao đổi vể lợi ích và nguy cơ của các thuốc này cắn
được thông báo bởi các nguổn độc lập, có uy tín để
đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin.
Tất cả các biến cố có hại xảy ra trong quá trình điều
trị bằng các thuốc cẩn được báo cáo. Bệnh nhân và
những người chăm sóc cần được hiểu rằng không
bao giờ nên mua những thuốc không có trong danh
mục đăng ký đã được phê duyệt của Bộ Y tế do chất
lượng và độ an toàn của các chê' phẩm này không

đươc đảm bảo.


Nguyễn Mai Hoa, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Đăng Hòa

Ngày 0 2 /0 2 /2 0 1 1 , Cơ quan Quản ¡ý Dược phẩm Pháp (Afssaps) ban hành danh mục 77 biệt
dược yêu câu nhà sản xuất cần có kê'hoạch quản lý nguy cơ (Risk management plan, RMP).

K

ế hoạch quản lý nguy cơ là một hoạt động
mang tính dự phòng chủ động trong Cảnh
giác Dược được triển khai ở các nước có hệ
thống Cảnh giác Dược phát triển, như Pháp và các
nước Châu Âu. Kế hoạch này giúp giảm thiểu tối đa
phản ứng có hại do thuốc gây ra, đặc biệt với thuốc
mới lần đầu tiên được cấp số đăng ký lưu hành trong
vòng 5 năm, các thuốc cũ đã hình thành các dấu
hiệu nguy cơ vể phản ứng có hại nhưng chưa đủ
bằng chứng và cẩn theo dõi thêm trước khi khẳng
định nguy cơ để có thể tiến hành các biện pháp
quản lý chặt chẽ hơn. Hoạt động thường quy này
đòi hỏi sự phối hợp của nhiểu bên liên quan gổm
Cơ quan quản lý nhà nước về Dược, các trung tâm
và đơn vị Cảnh giác Dược, các đơn vị sản xuất/ kinh
doanh dược phẩm và cán bộ y tế. Một thuốc nằm
trong danh mục thuốc cẩn quản lý nguy cơ là thuốc
cần được đơn vị sản xuâV kinh doanh dược phẩm
lưu ý theo dõi/giám sát trong quá trình lưu hành, sử
dụng để giảm thiểu tối đa nguy cơ do phản ứng có

hại của thuốc gây ra. Điểu này không đồng nghĩa với
việc thuốc được xếp loại là nguy hiểm gây hại cho
bệnh nhân cần rút sỗ đăng ký hay cảnh báo cộng
đổng. Để đưa ra các quyết định như cân nhắc lợi ích/

nguy cơ; bổ sung thận trọng, chống chỉ định trong
tờ rời hướng dẫn sử dụng, gửi thư cảnh báo tới cán
bộ ỵ tế và nghiêm trọng nhất là rút số đăng ký khỏi
thị trường, Cơ quan Quản lý Dược phẩm cẩn có một
quá trình theo dõi lâu dài, thu thập và phân tích đầy
đủ thông tin thu được từ quá trình theo dõi tích cực
này thông qua kê hoạch quản lý nguy cơ.
Trong danh mục này, một số hoạt chất có chế
phẩm lưu hành tại thị trường Việt Nam bao gồm;
vaccin HPV ở người [Typ 16,18]; deferasirox; vaccin
tái tổ hợp tứ giá phòng vius HPV ở người Uyp
6 , 1 1 , 16, 18]; dabigatran; ivabradin; rivaroxaban;
pioglitazon,fondaparinuxnatri,dextropropoxyphen,
meprobamat, sắt dextran, buflomedil, imatinib,
các thuốc có chứa quinin, isotretinoin và các thuốc
generic chứa isotretionin, ketoprofen - dạng dùng
ngoài, insulin glargine, levothyroxin, pregabalin,
minocydin, nimesulid, nitrofurantoin, mequitazin,
strontium ranelat, tacrolimus, clonazepam, tianeptin,
Zolpidem,

piribedil,

trimetazidin,


bupropion

clorohydrat, linezolid, tramadol.
Riêng với
các chế
phẩm
có chứa
dextropropoxyphen, Afssaps đã quyết định chính
thức rút số đăng ký lưu hành từ ngày 01/03/2011.

SỐ 2/2011 i Nghiên Cứu dược Thống tín thuớc ị 73



×