Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn quang thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.28 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÝ THỊ NHIÊN

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi
trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên
cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Lý Thị Nhiên

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

Lời cảm ơn!

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Các thầy cô giáo: khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học – Trƣờng Đại học sƣ
phạm Thái Nguyên, Viện văn học – Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội. Đã giảng
dạy, động viên và khích lệ em trong quá trình học tập.
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, ngƣời luôn quan tâm và giúp đỡ để em
hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Điệp, ngƣời đã tận tình
chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và đồng hành
cùng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Lý Thị Nhiên

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii

Mục lục ............................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 5
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU ............................................................. 7
1.1. Khái niệm “cái tôi” và “cái tôi trữ tình” ....................................................... 7
1.1.1. Cái tôi......................................................................................................... 7
1.1.2. Cái tôi trữ tình ............................................................................................ 9
1.2. Sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam. ....................................... 11
1.2.1. Cái tôi trữ tình trong văn học dân gian .................................................... 11
1.2.2. Cái tôi trữ tình trong văn học trung đại ................................................... 12
1.2.3.Cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại ............................................................. 13
1.3. Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều ...... 15
1.3.1. Khái quát về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ............................. 15
1.3.2. Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác .............................................. 16
1.3.3. Quan niệm sáng tác và tƣ duy đổi mới thơ của Nguyễn Quang Thiều. .. 17
1.3.3.1. Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. ...................... 17
1.3.3.2. Nguyễn Quang Thiều và những đổi mới trong cảm hứng sáng tác ..... 20
Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU .............................................................................. 27
2.1. Cái tôi của những nỗi niềm muôn thuở ...................................................... 27
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

2.1.1. Cái tôi đa cảm .......................................................................................... 27
2.1.2. Cái tôi của những đối cực ........................................................................ 36
2.2. Cái tôi của sự sáng tạo ................................................................................ 40
2.2.1. Cái tôi của khát vọng kiếm tìm................................................................ 41
2.2.2. Cái tôi của những miền tâm linh châu thổ............................................... 45
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU .............................................................................. 53
3.1. Thể thơ ........................................................................................................ 53
3.1.1. Thơ tự do ................................................................................................. 53
3.1.2. Thơ văn xuôi ............................................................................................ 58
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................... 61
3.2.1. Ngôn ngữ tự nhiên ................................................................................... 62
3.2.2. Ngôn ngữ siêu thực, lạ hóa ...................................................................... 65
3.3. Biểu tƣợng .................................................................................................. 68
3.3.1. Cánh đồng và dòng sông quê hƣơng ....................................................... 69
3.3.2. Bóng tối và ánh sáng ............................................................................... 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 77

v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà thơ tiên phong trên hành
trình cách tân thơ Việt. Việc hiểu và khám phá thơ Nguyễn Quang Thiều không
phải là điều đơn giản, tuy nhiên những sáng tác của ông vẫn luôn giữ một vị trí

đặc biệt trong lòng độc giả yêu thơ. Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Quang Thiều
không chỉ thể hiện qua những nội dung mà nhà thơ phản ánh về cuộc sống mà
còn thể hiện qua những hình thức nghệ thuật (những hình ảnh biểu tƣợng, ngôn
ngữ thơ) tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng.
Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà thơ có bản lĩnh và tài năng
sáng tạo nghệ thuật. Ông đã có không ít tác phẩm ghi dấu những bƣớc thành
công trên văn đàn thi ca Việt Nam hiện đại sau năm 1975. Những tác phẩm thơ
của Nguyễn Quang Thiều vẫn là mảnh đất cần khám phá các tầng ý nghĩa sâu
xa nên đòi hỏi phải có niềm đam mê và sự nỗ lực lớn. Cái tôi trữ tình trong thơ
Nguyễn Quang Thiều có nhiều biểu hiện mới mẻ đƣợc ẩn dấu đằng sau những
lớp ngôn từ nghệ thuật. Trải qua chuyến hành trình dài gồm năm tập thơ tiêu
biểu, bắt đầu từ tập thơ Ngôi nhà tuổi 17 đến tập thơ Cây ánh sáng, cái tôi trữ
tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng đã thực hiện chuyến một hành trình
đi tìm những giá trị tinh thần chân chính. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu
về“Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều”là một việc cần
thiết để làm cơ sở khoa học nhằm nhận diện, đánh giá những nét đặc sắc, độc
đáo của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Đồng thời làm sáng tỏ hơn sự đóng góp của
nhà thơ đối với thi ca Việt Nam hiện đại qua những khắc họa rõ nét, giáo dục
sâu sắc.
Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn
Quang Thiều”với mong muốn trau dồi thêm kiến thức về thơ hiện đại Việt
Nam sau 1975 nói chung và hiểu biết rõ hơn về thơ của Nguyễn Quang Thiều
nói riêng. Bên cạnh đó, đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn yêu thơ và
giảng dạy văn thơ Nguyễn Quang Thiều.
2. Lịch sử vấn đề
Với sự xuất hiện của tập thơ Ngôi nhà tuổi 17 (1990) phong cách nghệ
thuật của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng dần đƣợc định hình qua sự nỗ lực
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

nhằm tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ độc đáo. Với những đóng góp mới
mẻ, cùng những cách tân nghệ thật độc đáo Nguyễn Quang Thiều đã trở thành
một “hiện tượng thơ”. Những cuộc tranh luận về hiện tƣợng thơ Nguyễn
Quang Thiều đã tạo thành hai xu hƣớng rõ rệt trên thi đàn và hình thành nên
nhóm bài viết khá khu biệt. Bên cạnh những đánh giá, phản ứng gay gắt là hàng
loạt những bài viết cổ vũ sự khám phá, tìm tòi của nhà thơ. Năm 1992, tập thơ
Sự mất ngủ của lửa ra đời đã gây làn sóng dƣ luận mạnh mẽ về “Tài và tâm
của người viết phê bình” [57]. Đã có không ít lời phê phán và cho rằng đây là
thứ thơ “ngoại nhập”. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng: “Thơ Nguyễn Quang
Thiều non kém về mặt nghệ thuật”, là thơ “lai căng”, thơ “dịch sổi”, “Dịch
tiếng Việt sang tiếng ta”…[19, tr 82]. Tuy nhiên, đó chỉ là những quan niệm
phiến diện chứa đầy mâu thuẫn khi đánh giá về thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học dƣới đây đã đánh giá rất đúng về nhà
thơ:
Trần Vũ Khang khẳng định: “ Nguyễn Quang Thiều phải được xem như
là cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn đồi (…) đây là giọng thơ lần mẽ
tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vach một danh giới giữa
nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều” [26].
Trong bài viếtNgười đi qua cơn khát của sa mạc thơ, tác giả Nguyễn
Việt Chiến nhận xét: Nguyễn Quang Thiều là “nhà thơ đầu tiên bằng những lỗ
lực vượt bậc và tài năng suất sắc của mình đã xác lập một giọng điệu mới trong
thơ Việt”, “thơ của anh như một bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm
giác, ý tưởng và suy ngẫm cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Nguyễn
Quang Thiều đã âm thầm khắc họa bằng cảm xúc, bằng những liên tưởng thơ để
tìm ra cách nói riêng bằng ngôn ngữ hình ảnh đặc thù mà chỉ thơ mới có
được”[4].
Nhà thơ Nguyễn Quyến nhận xét về những nỗ lực sáng tạo của nhà thơ
Nguyễn Quang Thiều: “Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc vượt biển thực sự

2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

trong tâm hồn mình khi ông xuất bản tập thơ “Sự mất ngủ của lửa”. Không cần
nhắc lại chúng ta cũng biết sự đóng góp vô cùng lớn lao của tập thơ này đối
với các trào lưu thơ ca hiện đại từ hình thức, ngôn ngữ đến ý tưởng hiện diện
trong đó. Nhưng tôi khẳng định rằng sự đóng góp lớn lao nhất của tập thơ “Sự
mất ngủ của lửa” không chỉ đối với thơ ca hiện đại nói riêng mà nó còn tác
động nhiều đến mỹ cảm của người Việt hiện đại…”[46].
Thành công bƣớc đầu của Nguyễn Quang Thiều đã tạo ra tiếng vang
mạnh mẽ, sức ngân vang ấy lan tỏa bởi cảm xúc chân thành mà nhà thơ gửi
gắm qua những thể nghiệm ngôn từ đầy sáng tạo. Cùng thế hệ những nhà thơ
trƣởng thành trong sáng tác sau năm 1975, nhà thơ Mai Văn Phấn nhận
định:“Nguyễn Quang Thiều đã hoàn thành sứ mệnh của thi sĩ tiên phong trong
thời đại thi ca còn dày đặc sương mù (…) Ông đã đem đến cho thơ Việt một
cấu trúc thơ mới lạ, những hình ảnh rời, xa nhau trong những kết dính mờ
nhạt, tinh thần phản tỉnh mãnh liệt làm đổ vỡ những trật tự cũ, tường minh
từng góc sâu tăm tối trong ký ức mỗi người, tạo những góc nhìn tỉnh táo, sắc
lạnh vào đời sống hiện thực.” [42].
Trong bài viết Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang
ThiềuĐặng Vũ Hoàng đã khái quát chung về những cách tân trong thơ Nguyễn
Quang Thiều: “Là người được đánh giá là gặt hái được nhiều thành công
trong thế hệ thơ thứ ba, Nguyễn Quang Thiều đầy nhiệt huyết trong việc tìm tòi
và cách tân thơ ca. Về mặt ngôn ngữ, không phải là những cách nhào nặn, sắp
xếp kỳ khôi và rối rắm các con chữ kiểu Lê Đạt, Dương Tường, sự cách tân
ngôn ngữ thơ của Nguyễn Quang Thiều là sử dụng thuần thục thể thơ văn xuôi
để diễn đạt tân kỳ những câu thơ không vần điệu. Về nội dung, đó là góc nhìn
cận cảnh những mặt trái của xã hội trong thời kỳ đô thị hóa, là sự khai thác

những hình ảnh thơ, những biểu tượng độc đáo, mới lạ: những người đàn bà
góa, những con vật, lửa…” [22].
Nghĩ về một số “Phản trường ca” Diêu Lan Phƣơng còn ghi nhận nỗ
lực sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều khi ông và những nhà thơ khác đã mang
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

tới cho thể loại trƣờng ca sự đổi mới quí báu: “Nguyễn Quang Thiều là một
trong vài nhà thơ đương đại xuất sắc nhất. Thơ anh thể hiện một nội lực dồi
dào và đầy ám ảnh.Trong rất nhiều những thể nghiệm cách tân thì những cách
tân về thể loại trường ca là vô cùng ấn tượng” [59, Tr. 63].
Đỗ Minh Tuấn coi những nội dung mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phản ánh
đã “Phát lộ tâm thức thời đại” [57].Qua những vần thơ mang đặc điểm thi pháp hiện
đại mới mẻ của Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Nguyễn
Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề có” [60, Tr.171].
Mặc dù ủng hộ tinh thần đổi mới nhƣng Trần Đăng Khoa và Đỗ Minh Tuấn chƣa
khơi lên đƣợc mạch nguồn mỹ cảm mới mẻ, chƣa nhất quán trong việc đánh giá đặc
trƣng thơ Nguyễn Quang Thiều.

Có thể thấy, hầu nhƣ những bài viết này mới chỉ đƣa ra những nhận định,
tìm hiểu một cách khái quát về thơ Nguyễn Quang Thiều mà chƣa đi sâu vào
việc phân tích những cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều một cách
hệ thống. Tuy nhiên, những đánh giá nhận xét của những ngƣời nghiên cứu đi
trƣớc chính là con đƣờng gợi mở vô cùng quý giá cho chúng tôi thực hiện đề
tài“Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Luận văn nghiên cứu những thành tựu trong sự nghiệp sáng
tác thơ ca của Nguyễn Quang Thiều. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một cách hệ

thống và toàn diện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Từ đó, thấy
đƣợc giá trị của cái tôi trữ tình, góp phần làm nên phong cách độc đáo trong sự
nghiệp sáng tác của nhà thơ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát quá trình sáng tác thơ của Nguyễn
Quang Thiều đã xuất bản đó là nghiên cứu tập thơ Châu thổ. Đây là tuyển tập
thơ gồm 6 tập thơ chính của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, gồm Ngôi nhà tuổi
17 (1990), Sự mất ngủ của lửa (1992), Những người đàn bà gánh nước sông
(1995), Nhịp điệu châu thổ mới(1997), Bài ca những con chim đêm (1999),
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Cây ánh sáng(2009). Bên cạnh đó còn tìm hiểu sáng tác ở các thể loại khác
của nhà thơ để hiểu rõ hơn hành trình sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu quan niệm và tƣ tƣởng sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang
Thiều qua những phát ngôn, những bài viết, những tiểu luận… để hiểu đƣợc cái
tôi trữ tình mà tác giả thể hiện qua các tác phẩm thơ.
Qua những phân tích các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
giúp hiểu sâu sắc hơn nội dung để từ đó khái quát về cái tôi trữ tình trong thơ
của ông. Đồng thời khẳng định đƣợc những đóng góp của nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều đối với nền thơ đƣơng đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích, chứng minh, thẩm bình để
thấy rõ cảm hứng chủ đạo làm nổi bật những nét độc đáo trong thơ Nguyễn Quang
Thiều
- Phƣơng pháp đối chiếu - so sánh: Đặt tác giả trong sự tƣơng quan với
các nhà thơ khác để thấy rõ những yếu tố làm nên cái tôi trữ tình trong sáng tác
của Nguyễn Quang Thiều

- Phƣơng pháp tiểu sử: Nghiên cứu cái tôi trữ tình tác giả làm nổi bật sự
độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ nên đòi hỏi phải có phƣơng pháp tiếp cận
tác giả.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn chỉ ra sự khác biệt độc đáo cái tôi trữ tình của nhà thơ, là tài
liệu tham khảo hữu ích cho độc giả quan tâm, yêu thích thơ Nguyễn Quang
Thiều nói riêng và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trƣờng
nói chung.

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn đƣợc cấu tạo thành 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về cái tôi trữ tình và sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Quang Thiều.
Chương 2: Sự thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang
Thiều.
Chương 3:Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang
Thiều.

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỰ NGHIỆP

SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
1.1. Khái niệm “cái tôi” và “cái tôi trữ tình”
1.1.1. Cái tôi
Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức
đẩu tiên của con ngƣời về bản thể tồn tại của mình. Từ đó, con ngƣời nhận ra
mình là một cá thể độc lập.
Các nhà triết học duy tâm quan niệm về cái tôi nhƣ là phƣơng diện trung
tâm của tâm hồn con ngƣời, là cốt lõi của ý thức có khả năng chi phối hoạt
động và là sự khẳng định nhân cách con ngƣời trong thế giới:
Nhà triết học R. Đề các (1596 - 1650) quan niệm: “Tôi tư duy tức là tôi
tồn tại”. Ông cho rằng cái tôi thể hiện ra nhƣ một cái nhìn thuộc về thực thể
biết tƣ duy nhƣ càn nguyên của nhận thức duy lý, cái tôi mang tính độc lập.
Theo Kant (1724 - 1804), cái tôi bao gồm hai phƣơng diện: Cái tôi với tƣ
cách chủ thể tƣ duy nhận thức thế giới và cái tôi với tƣ cách là khách thể của
chính nhận thức. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh tuyệt đối khả năng nhận thức
của cái tôi: tính thống nhất của tự nhiên không phải ở trong tính vật chất của nó
mà trong tính thống nhất của chủ thể nhận thức, của cái tôi.
Hêghen (1770 – 1831) một mặt xem cái tôi nhƣ là sự tha hóa của “ý thức
tuyệt đối” một mặt nhấn mạnh vai trò to lớn của cái tôi.Cái tôi nhƣ là trung tâm
của sự tồn tại có khả năng, khát vọng và sức mạnh để thể hiện mình trong hiện
thực.
Becxong (1858 – 1941) đã chú ý đến cái tôi thuần túy trong ý thức khi
nhấn mạnh đến đời sống bên trong cá nhân. Theo ông, con ngƣời có hai cái tôi:
đó là cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu. Trong đó, cái tôi bề mặt là các quan hệ
của con ngƣời đối với xã hội; còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức.
Đó mới chính là đối tƣợng của nghệ thuật.

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

Đối lập với những quan điểm tuyệt đối hóa cái tôi cá nhân, tách nó ra
khỏi các mối quan hệ hiện thực xã hội, triết học Mác – Lênin xác định giá trị
con ngƣời cá nhân từ bản thân con ngƣời với tƣ cách là chủ thể và khách thể
của các mối quan hệ xã hội. Theo chủ nghĩa Mác, mỗi cá nhân có ý nghĩa nhƣ
là một bộ mặt xã hội hóa, cá thể con ngƣời và cá nhân cùng tìm thấy mình
trong xã hội. Lý tƣởng về giải phóng cá nhân của triết học Mác là tự do cho
mỗi cá nhân trong tự do cho tất cả mọi ngƣời. Đồng thời vai trò của cái tôi cũng
đƣợc khẳng định: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính
con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và chính bản thân mình”.
Quan niệm về cái tôi trong triết học và khoa học nhân văn hoặc đóng vai
trò phạm trù, hoặc có mối liên hệ chi phối, quen thuộc với cái tôi trữ tình trong
thơ của các thời đại.
Trong văn học, ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt
nghĩa đời sống, thể hiện tƣ tƣởng và tình cảm của mình, giúp con ngƣời thể
nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn
vẻ của bản thân và thế giới xung quanh.Bởi vậy, tác phẩm văn học vừa mang
đậm tính điển hình và mang đậm cá tính tác giả khi vai trò của cá tính sáng tạo
của “cái tôi” cá nhân đƣợc ý thức đầy đủ; đặc biệt là những tác phẩm trữ tình.
Nếu tác phẩm tự sự lấy bức tranh hiện thực mang đậm tính khách quan
và điển hình làm đối tƣợng phản ánh thì tác phẩm trữ tình lại chọn bức tranh
tâm trạng đậm tính chủ quan và điển hình của chủ thể trữ tình làm đối tƣợng
thẩm mỹ của mình. Tác phẩm trữ tình là sự thể hiện trực tiếp thế giới chủ quan
của con ngƣời: những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ…làm sống dậy trong chủ
thể thế giới của hiện thực khách quan nhƣ một phƣơng diện năng động, sâu sắc,
hấp dẫn của đời sống con ngƣời. Trong tác phẩm trữ tình, nội dung đƣợc thể hiện
luôn gắn với hình tƣợng nhân vật trữ tình. Tình cảm riêng của nhân vật trữ tình
trong tác phẩm cụ thể luôn nồng cháy, trực tiếp và mãnh liệt, vừa có ý nghĩa khái
quát, điển hình và có khả năng tác động mạnh mẽ. Tác phẩm trữ tình xuất hiện từ

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

rất sớm trong lịch sử văn học nhƣng chỉ thực sự là tác phẩm khi con ngƣời ý thức
về cá nhân, khi “cái tôi” cá nhân tự ý thức. Bởi vậy, “Cái tôi trữ tình” là nguồn
gốc của thơ trữ tình. Vậy “cái tôi trữ tình” đƣợc hiểu nhƣ thế nào ?
1.1.2. Cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế
giới và con ngƣời thông qua việc tổ chức các phƣơng tiện của thơ trữ tình, tạo
ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt tinh thần
đến ngƣời đọc.
Bản chất của cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hòa nhiều yếu tố hội
tụ theo quy luật nghệ thuật bao gồm cả ba phƣơng diện: bản chất chủ quan cá
nhân (đây là mối liên hệ giữa tác giả với cái tôi trữ tình thể hiện trong tác
phẩm); bản chất xã hội (là mối quan hệ của cái tôi trữ tình và cái ta cộng đồng);
bản chất thẩm mỹ (là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản). Cả ba phƣơng
diện: Cá nhân, xã hội, thẩm mỹ đều nằm trong hình thức thể loại trữ tình.
Theo GS. Hà Minh Đức, “Thường thì cái tôi trữ tình trong thơ dễ bộc lộ
trực tiếp trong trường hợp viết về chính bản thân mình và trong những quan hệ
riêng tư. Với những loại đề tài này cái tôi trữ tình trong thơ thường phổ biến là
cái tôi của tác giả.”, “Trường hợp thứ hai là cảnh ngộ, sự việc trong thơ không
phải là cảnh ngộ riêng của tác giả. Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện
mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỷ niệm, một quan sát. (…)
Cái tôi trữ tình là nhân vật trữ tình chủ yếu của sáng tác.”, “Trường hợp thứ
ba là những bài thơ trữ tình viết về một loại nhân vật nào đó. (…) Đó là nhân
vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ.”[13,
tr.89].
Cái tôi trữ tình là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình. Nếu

quan niệm một tác phẩm trữ tình là một hệ thống với các cấp độ, các yếu tố thì
có thể nói mọi thành tố cấu tạo nên bài thơ, từ các biện pháp tu từ cho đến thể
thơ, nhịp và vần điệu… đều nằm trong ảnh hƣởng của một trung tâm quy chiếu
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

là cái tôi trữ tình. Đó cũng là cơ sở để có thể nói đến các loại hình với tƣ cách
những đặc điểm hình thức tiêu biểu tƣơng ứng với các kiểu cái tôi trữ tình.
Văn chƣơng không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân dung
tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là ngƣời sáng tạo ra những
giá trị tinh thần mà còn là đối tƣợng miêu tả biểu hiện, chủ thể không chỉ đƣợc
xem nhƣ là một yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm mà còn đƣợc xem nhƣ là
phƣơng tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm, là một thành tố của thế giới nghệ
thuật do tác phẩm tạo ra. Ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo, dấu ấn
của chủ thể còn in đậm trong từng từ, từng hình ảnh, từng dòng thơ, bài thơ.
Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ
tình trong thơ. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao
quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động, tâm tình và kí ức trong
cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong thơ. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện
trực tiếp qua những cảnh ngộ riêng, trực tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín.
Cái tôi của nhà thơ còn hiện diện qua các cách nhìn, cách nghĩ, qua tình cảm
thái độ trƣớc thế giới. Tuy nhiên cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi của nhà thơ
không hề đồng nhất. Cái tôi của nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học,
còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái tôi nhà thơ trong
đời sống thực là sự hiện hữu của con ngƣời nhà thơ với dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ
và những mối quan hệ xã hội cụ thể. Cái tôi trữ tình là cái tôi đƣợc nghệ thuật
hóa theo quy luật sáng tạo nghệ thuật. Nó thể hiện tƣ tƣởng thẩm mỹ, quan
niệm nhân sinh của nhà thơ về thế giới và nó có sự thống nhất cao độ về tƣ

tƣởng đối với chủ thể sáng tạo.
Cái tôi trữ tình đƣợc biểu hiện ở hai dạng: trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua việc sử dụng những đại từ nhân xƣng trong thơ. Cùng với sự tài tình của
nhà thơ trong việc tổ chức hệ thống ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ…Cái tôi
trữ tình tạo nên giọng điệu riêng, góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của
các nhà thơ.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1.2. Sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam.
Lịch sử phát triển của thơ ca là lịch sử phát triển của cái tôi trữ tình, là sự
thay đổi mô hình quan hệ giữa cái tôi trữ tình và đời sống.Trong thơ ca Việt
Nam, cái tôi ngay từ đầu đã đƣợc các nhà thơ quan tâm thể hiện nhƣng bối
cảnh khác nhau nên quan niệm về cái tôi cũng vì thế mà thay đổi.Văn học trung
đại là văn học của những nhà nho nhằm thực hiện chức năng giáo huấn những
chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến. Nó mang tính quy phạm và tính “tôn
sùng cổ nhân”, nó gò bó sự sáng tạo của cái tôi cá nhân. Cái tôi trữ tình trong
thơ trung đại chƣa có điều kiện để bộc bạch những nỗi niềm riêng của mình.
Phải tới những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi lớn lao về môi trƣờng
xã hội – văn hóa thì cái tôi cá nhân mới có điều kiện để ca lên những cung bậc
cảm xúc của cõi lòng. Cái tôi cá nhân trong Thơ mới đƣợc khẳng định, đánh
dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trên cả hai phƣơng diện: lịch sử và văn hóa.
“Thơ mới khẳng định cái tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như
một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Lần đầu tiên có một cái Tôi cá
thể hóa trong cách cảm thụ thế giới và tâm hồn”[2, tr.80]. Và cũng lần đầu tiên
trong lịch sử thi ca Việt Nam có một thời đại mà cái tôi cá nhân đƣợc cất cao
tâm hồn trong “Cây đàn muôn điệu”, mở ra cuộc cách tân trong văn học.
1.2.1. Cái tôi trữ tình trong văn học dân gian

Nói đến cái tôi trữ tình trong văn học dân gian là chủ yếu nói đến cái tôi
trữ tình trong ca dao, dân ca. Đó là cái tôi tìm thấy tiếng nói chung của tập thể.
Cái tôi ở đây không bộc lộ nhƣ một cá nhân riêng biệt, mà cơ thể chìm đi, biểu
hiên cái tôi xã hội, cái tôi của tập thể.Tác giả dân gian bắt nguồn cảm hứng từ
nhu cầu chia sẻ, giao hƣởng và đồng vọng trong những cảnh ngộ tƣơng đồng.
Nhân vật trữ tình trong văn học dân gian chủ yếu là những ngƣời lao động, là
những ngƣời đang dãi nắng dầm mƣa, là kẻ đang nhọc nhằn lên đồng xuống
truông. Không gian họ xuất hiện cũng gắn liền không gian lao động sản xuất
nhƣ: vƣờn chè, con đò, bến nƣớc…
- Cô kia cắt cỏ bên sông
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
- Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Cái tôi trữ tình dân gian về cơ bản là cái tôi phi cá thể hóa.Hình thức của
loại hình văn học dân gian là diễn xƣớng và truyền miệng.Thời gian và không
gian mang tính ƣớc lệ, làm cho thời gian cá thể hóa của cái tôi tác giả mờ nhạt
hẳn đi. Không gian có thể thay đổi, chẳng hạn từ địa danh này sang địa danh
khác vì thế làm mất đi cá tính cụ thể của một hoàn cảnh cụ thể. Diện mạo duy
nhất của cái tôi dân gian là cái chung.
1.2.2. Cái tôi trữ tình trong văn họctrung đại
Trong thơ trung đại đã có sự bộc lộ “cái tôi” tác giả, tuy nhiên “cái
tôi”của tác giả trung đại chỉ hiện ra trong khuôn khổ
đại.Chƣa có đƣợc ý thức về sự tồn tại của mình nhƣ một cá thể độc lập, con

ngƣời trong văn học trung đại ẩn mình, hoà vào trong quan hệ cộng đồng. Con
ngƣời trong thơ trung đại luôn tìm mọi cơ hội để tan biến vào thiên nhiên. Do
đó, bối cảnh xuất hiện của “cái tôi” trong thơ ca trung đại là bối cảnh thiên
nhiên.Xuất hiện trong bối cảnh ấy, “cái tôi” trong thơ trung đại là “cái tôi”
nhà nho ẩn dật. Khi chốn quan trƣờng lấm bụi trần với sự ganh đua danh lợi,
các nhà nho thƣờng trở về với thiên nhiên, hoà vào môi trƣờng thiên nhiên
thuần khiết. Ở chốn thanh tịnh, không có một dấu vết nào của cuộc sống xã hội,
“cái tôi” nho sĩ thật sự gắn bó, thân thiết trong mối quan hệ đặc biệt với thiên
nhiên:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn như đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
Sự thể hiện “cái tôi” trong thơ ca trung đại, “cái tôi” nhà Nho chủ yếu
xuất hiện ở tƣ cách nhà nho. Họ xem mình là một bộ phận trong chỉnh thể
thiên – địa – nhân và có một thiên sứ đặc biệt mà vũ trụ giao phó. Ở thời kì
Trung Đại, những câu thơ có sự xuất hiện“cái tôi” trực tiếp trên câu chữ là
một điểm nhấn, báo hiệu biểu hiện “phản thi pháp văn học trung đại” đã đến
lúc rõ nét:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi
(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
trung đại

,

.
1.2.3.Cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại
Khác với “cái tôi” trong văn học trung đại, “cái tôi” trữ tình trong văn
học hiện đại có sự chuyển mình rõ rệt qua từng giai đoạn. Trƣớc Cách mạng
tháng Tám năm 1945, “cái tôi” trữ tình của tác giả là cái tôi cá nhân, mang dấu
ấn của tác giả. Chẳng hạn, cái tôi trữ tình rất “ngông” của Tản Đà:
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
(Ngày xuân thơ rượu)

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Hay:
Đêm thu buồn lắm chị hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
(Muốn làm thằng cuội)
Giai đoạn (1945 – 1954), gắn liền với hoàn cảnh và yêu cầu lịch sử, văn

học lúc này đặt vấn đề dân tộc lên trên tất cả. Do yêu cầu của Cách mạng nên
cái tôi là cái tôi của quần chúng, nói tiếng nói chung của giai cấp tầng lớp địa
chúng. Cái tôi trữ tình của tác giả hòa tan vào cái chung, nhập vai nhân vật
quần chúng. Ví dụ: thơ Tố Hữu, ChếLan Viên.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là anh của vạn kiếp phôi pha
Là em của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ ấy – Tố Hữu)
Trong cái tôi mỗi ngƣời có cả một hệ thống cái tôi khác nhau, trong quá
trình tự nhận thức trƣớc cuộc sống, cái tôi nào đó đƣợc lựa chọn, vƣơn lên tự
khẳng định, cái tôi lúc này đã là cái tôi công dân xã hội, hƣớng về tình cảm
chung của cộng đồng, cái tôi hòa hợp vào cái ta cộng đồng. Nó khác với cái tôi
cá nhân phân biệt ngƣời này với ngƣời khác, cái tôi khẳng định sự chung sức
chung lòng cho sự nghiệp đánh giặc cứu nƣớc.Đến giai đoạn sau 1954, cái tôi
riêng của tác giả xuất hiện trở lại, xu hƣớng trữ tình hƣớng nội đã tăng lên.
Những cảm xúc cá nhân đƣợc quan tâm nhiều hơn:
Ngày mai tôi xa rồi
Biết bao giờ trở lại
Ôi thành phố tôi yêu
Dưới một trời nắng dãi (…)
Ngày mai tôi xa rồi
Lòng tôi còn ở lại
(Gặp lại thành phố nắng – Xuân Diệu)
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Giai đoạn sau năm 1975, cái tôi trữ tình của tác giả là cái tôi đa diện.Chiến

tranh đã lùi xa, đất nƣớc vẫn chƣa tìm đƣợc con đƣờng đi đúng cho mình. Cái
tôi trong văn học đƣợc thể hiện nhiều nhƣng là một cái tôi cô đơn, bâng khuâng
trƣớc dòng chảy của thời gian, của tình hình đất nƣớc. Sau năm 1986, đất nƣớc
bƣớc vào thời kì cải cách mở cửa để tìm ra con đƣờng đi đúng đắn cho toàn dân
tộc, cái tôi tự do phát triển cùng thời đại.Thơ cũng bƣớc vào thời kì cách tân đi
trƣớc thời đại đề cao cái tôi cá nhân, lên tiếng đòi cải cách thay đổi. Hàng loạt
những cây bút trẻ ra đời với những phong cách mới, thể hiện dấu ấn cá nhân
đậm nét nhƣ: Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh.
Tóm lại, cái tôi trữ tình trong văn học hiện đại là một cái tôi đa diện, cái
tôi ấy thay đổi theo từng giai đoạn trong tiến trình vận động của nền văn học.
1.3.Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
1.3.1.Khái quát về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 2 năm 1957 tại làng Chùa, ven
bờ sông Đáy thuộc xã Sơn Công – huyện Ứng Hòa – tỉnh Hà Tây cũ (Nay
thuộc Hà Nội). Hiện giờ, ông sống ở thị xã Hà Đông – Hà Nội. Ông xuất thân
trong một gia đình viên chức, thủa nhỏ sống ở quê. Sau khi tốt nghiệp đại học ở
Cu Ba, ông về nƣớc công tác ở ngành an ninh một thời gian.
Năm 1983 Nguyễn Quang Thiều bắt đầu viết văn và trở thành hội viên
Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1991. Năm 1992 ông làm việc ở tuần báo văn
nghệ - biên tập báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2007 ông cùng
với nhà văn, thiếu tƣớng công an Hữu Ƣớc sáng lập nên hai tờ báo: “An ninh
thế giới cuối tháng” và “Cảnh sát toàn cầu”.
Tại Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII (8/2010)Nguyễn
Quang Thiều đƣợc bầu vào ban chấp hành. Hiện nay, ông là phó chủ tịch Hội
nhà văn phụ trách đối ngoại, đồng thời là ủy viên ban biên tập báo điện tử
Vietnamnet. Cùng với ban chấp hành mới, trong bộn bề công việc với trách
nhiệm lớn lao nhƣng ông vẫn luôn dành thời gian cho việc sáng tạo thơ ca.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

1.3.2. Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác
Tới nay Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3
tập sách dịch và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Những tác phẩm
thơ và truyện ngắn của ông đã đƣợc xuất bản ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Na – uy,
Thụy điển, Nhật, Ai – len, Côlômbia, Venezuela, Hàn Qu ốc, Đài
Loan, Thái Lan.
* Các tác phẩm đã xuất bản
- Thơ: Đêm trên sân ga (1983), Trò chuyện với Hôxê Macti (1986), Ngôi
nhà tuổi 17(1990), Sự mất ngủ của lửa(1992), Những người lính của
làng(Trƣờng ca, 1994), Những người đàn bà gánh nước sông(1995), Nhịp điệu
châu thổ mới(1997), Thơ Nguyễn Quang Thiều(1997), Bài ca những con chim
đêm(1999), Cây ánh sáng(2008), Châu thổ (2010).
- Tiểu thuyết: Cỏ hoang(1990), Vòng nguyệt quế cô đơn(1991), Tiếng
gọi tình yêu(1992), Kẻ ám sát cánh đồng(1995).
- Truyện ngắn: Mùa hoa cải bên sông(Truyện ngắn, 1989),Thành phố chỉ
sống 60 ngày (Bút kí, 1991), Cái chết của bầy mối (Truyện ngắn, 1991), Hai
người đàn bà xóm Trại(Truyện ngắn, 1993), Người đàn bà tóc trắng(1993), Rùa
trắng(Truyện thiếu nhi, 1995), Đứa con của hai dòng họ (1996), Truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều(1996), Người cha(Truyện thiếu nhi, 1997), Bí mật hồ cá
thần(Truyện thiếu nhi, 1997), La Fille du Fleuve(Nxb Laube – Pháp, 1998),
Lapetide Marchande ge Vermicelles(Nxb Laube – Pháp, 1998), Con quỷ gỗ
(Truyện thiếu nhi, 2002), Người nhìn thấy trăng thật(2003), Ngọn núi bà già
mù(2004), Có một kẻ rời bỏ thành phố (Tiểu luận và tản văn, 2010).
- Dịch thuật:Chó Dingô(Truyện ngắn Australia tác giả tham gia tuyển
chọn, giới thiệu và tham gia dịch chung, 1992),Thế giới không kết thúc (Thơ
đƣơng đại Mỹ, 1995), Năm nhà thơ Hàn Quốc (dịch 2003), Khoảng thời gian
không ngủ (Tập thơ Mỹ viết về chiến tranh và Việt Nam, tác giả tuyển chọn và
tham gia dịch chung, 1995).

* Giải thƣởng văn học đã nhận:
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Năm 1983 – 1984 đạt giải thƣởng thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội với
tác phẩm Đêm trên sân ga. Năm 1986 đạt giải thƣởng thơ của Liên đoàn Thanh
niên sinh viên Đại học Tổng hợp Lahabana với Trò chuyện với Hôxê Macti.
Năm 1989 – 1990 đạt giải thƣởng tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm
truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông. Năm 1991 đạt giải thƣởng của Hội nhà văn
thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm truyện ngắn Cái chết của bầy mối. Giải
thƣởng bút kí 1991 của tuần báo Văn nghệ (Hội nhà văn) với Thành phố chỉ
sống 60 ngày. Giải thƣởng thơ hay 1993 của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh với tác phẩm Những người đàn bà gánh nước sông. Giải thƣởng truyện
ngắn (1993 – 1994) của tạp chí Văn nghệ Quân đội với Hai người đàn bà xóm
Trại. Giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam với tập thơ Sự mất ngủ của
lửa(1993).
Tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều còn đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng và
cũng nhận đƣợc nhiều giải thƣởng ở ngoài nƣớc. Tiêu biểu là cuốn The Women
Carry River Warter (Nxb Báo chí Massachu – Sertts and Amharst – USA,
1997). Đây là bản Anh ngữ của cuốn Những người đàn bà gánh nước sông
đƣợc University của Massachusetts Press xuất bản năm 1997 và đƣợc The
national Translation Association of America trao giải thƣởng vào năm 1998.
1.3.3. Quan niệm sáng tác và tư duy đổi mới thơ của Nguyễn Quang Thiều.
1.3.3.1. Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Đặc tính quan trọng nhất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nó thể
hiện bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê đối với nghệ thuật của mỗi nhà thơ.
Trên hành trình đổi mới thơ ca, mỗi một nỗ lực cách tân nghệ thuật đều mang
những quan niệm thẩm mỹ và hệ tƣ tƣởng triết học riêng và nó đƣợc thể hiện

qua những quan niệm và phƣơng thức biểu hiện của mỗi cá nhân khiến cho con
đƣờng thơ ca luôn đa chiều, đa sắc.
Thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 là hành trình đổi mới đầy nỗ lực của
nhiều thế hệ thi sĩ, trƣớc hết là cái nhìn mới trong quan niệm về thơ hiện đại.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Mỗi nhà thơ thể hiện cái tôi thông qua bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê khác
nhau bằng những quan niệm thẩm mỹ, hệ tƣ tƣởng và phƣơng thức biểu hiện.
Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện niềm say mê bất diệt ấy của mình qua
nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác nhau. Theo nhà thơ: “Không ít văn nghệ sĩ
thường nghĩ, có một cái gì đó giống như một sự xung đột hay sự mâu thuẫn giữa
nghệ thuật trong cùng một con người sáng tạo ra nó. Đấy là một sai lầm. Bởi bản
chất của mọi sáng tạo nghệ thuật là như nhau. Chúng chỉ khác nhau về hình thức
và ngôn ngữ thể hiện. Hơn nữa, mọi loại hình nghệ thuật mà tôi sáng tạo chỉ
nhằm tìm đến nền tự do của tôi mà thôi. Đấy là nơi chốn duy nhất vẫy gọi tôi.”
[3]. Nguyễn Quang Thiều hoạt động và sáng tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí. Ở lĩnh
vực nào ông cũng gặt hái đƣợc những thành công. Tuy nhiên, thơ ca vẫn luôn là
“miền đất thánh” vẫy gọi ông, là nơi duy nhất giải phóng hữu hiệu sự sáng tạo
của nhà thơ.
Nguyễn Quang Thiều đã mang tới cho độc giả sự lôi cuốn không tƣởng
trong những sáng tác thơ đầy chất mới mẻ. Những phát ngôn mang khát vọng
đổi mới tƣ duy thơ của ông đƣợc thể hiện chân thành qua những lời nhận định
trong tác phẩm, những bài trả lời phỏng vấn... Đây cũng là nhịp cầu dẫn dắt
ngƣời đọc trên hành trình khám phá thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nguyễn Quang Thiều quan niệm làm thơ là “làm mới lại những gì đã cũ
và làm sống lại những gì đã chết” [21]. Với nhà thơ: thế giới ngàn đời luôn tồn

tại nhƣ vậy, cái mới có hay chăng chính là cái nhìn mới của con ngƣời về cuộc
sống? Bởi vậy, cái mới là những gì mà nhà thơ phát hiện trong đời sống của
mình, hoặc một đời sống liên quan đến nhà thơ mà nhiều khi chính ông tƣởng
đã cũ mèm. Ông nói: “Với cá nhân tôi, khi tôi viết nghĩa là tôi đang hồi tưởng
về một đời sống tôi đã sống. Tôi đang tự mang đến cho mình một nền tự do,
một trí tưởng tượng và một giấc mơ” [16]. Quan niệm này thể hiện mạch cảm
xúc chính trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Theo Nguyễn Quang Thiều, trong việc đổi mới thơ ca “điều quan trọng
nhất là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.” [21].
Thơ Nguyễn Quang Thiều đã đem tới cho ngƣời đọc một thế giới riêng biệt
nhƣng chứa đầy bí ẩn sâu xa, phản ánh đƣợc cuộc sống thực tại đa chiều.
Những tác phẩm thơ của Nguyễn Quang Thiều không chỉ hƣớng về cái đẹp mà
còn hƣớng tới việc thể hiện những suy tƣ, trăn trở về sự đồi bại, sự suy tàn, hủy
diệt cái đẹp của cuộc sống hiện nay. Trong “Thông điệp về cái đẹp và tự do”,
nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Sự giải phóng hiệu nghiệm nhất những
bế tắc của đời sống con người là sự tự nở hoa trong tâm hồn của chính con
người. Thơ ca là con đường dẫn con người đến sự tự nở hoa đó” [53]. Chức
năng thẩm mĩ luôn là một đặc tính của thơ ca, nó không chỉ mang tới cho ngƣời
đọc những tƣ tƣởng đẹp mà còn là những hình thức đẹp. Từ những cái nhìn mới
đó, con ngƣời sẽ cảm nhận và gạn lọc khơi trong tâm hồn mình để hƣớng tới
cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thế giới hiện đại, chức năng thanh lọc tâm hồn
của thi ca đƣợc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hƣớng tới với niềm ƣớc vọng
không nguôi: “có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới
nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới”[53].
Khi nhìn nhận việc đổi mới trong thơ hiện đại, Nguyễn Quang Thiều cho

rằng việc đổi mới thơ ca không dễ dàng một chút nào. Nó không chỉ là hình
thức, nó không chỉ là nội dung mà nó phải mang đến một tƣ duy khác, một mỹ
học và một tƣ tƣởng khác. Đổi mới thơ ca không bao giờ chứa đựng tính thời
thƣợng. Quan niệm về thơ của Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự nghiêm túc và
đầy nỗ lực của một ngƣời nghệ sĩ mang khát vọng đổi mới thơ ca; bởi đối với
ông: “Thơ ca mãi mãi là một phần sự sống quan trọng của tôi.” [47].
Nguyễn Quang Thiều luôn sáng tác thơ ca với niềm say mê và không bao
giờ thỏa mãn. Cái tôi trữ tình trong thơ của ông là sự hối thúc, là sự suy ngẫm
cuộc đời dẫn dắt tới những thành công. “Tôi luôn tìm cách phủ định chính bản
thân mình bằng những thử thách khác nhau.”, “Phủ định chính bản thân mình
chính là sự chuyển động. Nếu không chuyển động thì mọi vật đều bị hủy diệt.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Phủ định thì mới có phát triển.”[3]. Khi nhìn nhận sự đổi mới trong cảm hứng
sáng tác của Nguyễn Quang Thiều qua mỗi tập thơ ta sẽ thấy đó là sự khẳng
định rõ nét những quan niệm sáng tạo nghệ thuật của ông.
1.3.3.2. Nguyễn Quang Thiều và những đổi mới trong cảm hứng sáng tác
Ở Nguyễn Quang Thiều có sự hòa quyện giữa hai mạch nguồn tình cảm
phong phú: lối cảm nhận tinh tế đậm màu sắc phƣơng Đông và lối tƣ duy phân
tích sắc sảo của phƣơng Tây đã tạo nên nét riêng biệt trong thơ ông. Từ cảm
hứng sáng tác cho tới cách diễn đạt đều thể hiện cái nhìn mới về thế giới quan,
nhân sinh quan của một trái tim “mất ngủ” bởi niềm say mê nghệ thuật, bởi
niềm thao thức với cuộc đời.
Nhờ sự đổi mới trong cảm hứng sáng tác, Nguyễn Quang Thiều đã mang
tới cho làng thơ hiện đại một giọng điệu thơ đa thanh và đa sắc.Từ Ngôi nhà
tuổi 17 (1990) đến Cây ánh sáng(2009) là hành trình sáng tác đánh dấu sự
chuyển biến rõ rệt trong cảm hứng sáng tác thơ Nguyễn Quang Thiều. Đó cũng

là hành trình khắc họa những nét chuyển biến chung trong đời sống thi ca thời
kỳ đổi mới, đồng thời ghi nhận những thành công bƣớc đầu của nhà thơ
Nguyễn Quang Thiều trên con đƣờng cách tân thơ ca.
Tập thơ Ngôi nhà tuổi 17(1990) là tập thơ đầu tay của Nguyễn Quang
Thiều. Tập thơ đã đánh dấu bƣớc chân đầu tiên của nhà thơ trên hành trình đi tìm
“miền đất hứa” trong sự nghiệp thơ ca của ông. Ngôi nhà tuổi 17 là “một thế giới
trong sáng, tinh khiết của một đời sống ký ức và cả những lo âu thân thuộc của
làng quê” [48]. Với những thể thơ quen thuộc nhƣ: thể thơ lục bát, thơ ngũ ngôn,
thơ tự do. Nguyễn Quang Thiều mở ra cho ngƣời đọc một không gian thơ gần gũi,
mang giọng điệu hóm hỉnh và hồn nhiên:
Sao mẹ không gọi về cho con
Những con thuyền thuở trước
Những con thuyền lần ra cửa biển
Mưa rất dài ướt hết cả dòng sông
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×