Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử học kì I môn Vật Lý 8 đề số 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.71 KB, 3 trang )

ĐỀ SỐ 4 (45 phút)
A – PHẠM VI KIỂM TRA
1. Chuyển động cơ học.
2. Vận tốc.
3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều.
4. Biểu diễn lực.
5. Sự cân bằng lực – Quán tính.
6. Lực ma sát.
B – NỘI DUNG ĐỀ
I. Ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành câu có nội dung
đúng
Câu 1.
1. Vận tốc trung bình của chuyển a) làm cho vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
động không đều
2. Lực tác dụng vào vật
b) được tính bằng thương số giữa độ dài quãng đường đi
được với thời gian đi hết quãng đường đó.
3. Độ lớn vận tốc của chuyển c) làm vật biến dạng, thay đổi vận tốc.
động
4. Véc tơ lực
d) biểu thị sự nhanh chậm của chuyển động.
5. Quán tính của vật
e) là ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn.
6. Ba loại lực ma sát
f) được biểu diễn bằng mũi tên có gốc là điểm đặt;
phương, chiều trùng với phương, chiều của lực; độ dài
biểu thị cường độ lực.
g) là trọng lực, lực đàn hồi và lực căng.
1-…
2-…
3-…


4-…
5-…
6-…
II – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 2. Một hành khách ngồi trên ca nô bị tắt máy trôi theo dòng sông. Câu mô tả nào sau đây
đúng?
A. Người hành khách đứng yên so với bờ sông.
B. Người hành khách chuyển động so với người lái ca nô.
C. Người hành khách đứng yên so với dòng nước.
D. Người hành khách chuyển động so với các đồ đạc đặt trong ca nô.
Câu 3. Lực ma sát nghỉ đã xuất hiện khi
A. quả bóng xoáy tròn tại một điểm trên sân cỏ.
B. cái hòm bị kéo lê trên mặt sàn.
C. các bao tải hàng đặt trên băng tải, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền
sản xuất.
D. quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 4. Cặp lực nào sau đây gồm hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng cường độ của hai học sinh đang đẩy một chiếc xe chuyển động đều.
B. Lực đè của vật xuống mặt bàn và lực tác dụng lại của mặt bàn lên vật khi vật nằm yên trên
mặt bàn.
C. Lực kéo khúc gỗ của tay và lực khúc gỗ tác dụng lại tay khi nó chưa chuyển động.
D. Lực kéo khúc gỗ của một học sinh và lực ma sát của khúc gỗ khi nó chuyển động thẳng
đều trên mặt bàn.
Câu 5. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị vận tốc?
A. km/h.
B. cm/s.
C. m/s.
D. m.h.
Câu 6. Khi vật chỉ chịu tác dụng của hai lực, thì hai lực nào sau đây là hai lực không cân bằng?
A. Hai lực tác dụng lên vật làm vật đứng yên.

B. Hai lực tác dụng lên vật làm vận tốc của vật thay đổi.
C. Hai lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động thẳng đều.
D. Hai lực tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật tiếp tục đứng yên, hoặc đang chuyển động
thẳng thì chuyển động thẳng đều mãi.


Câu 7. Vận tốc nào sau đây là vận tốc trung bình?
A. Ô tô chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 60 km/h.
B. Vận tốc của vận động viên nhảy cầu lúc chạm mặt nước là 10 m/s.
C. Lúc về tới đích, tốc kế của ô tô đua chỉ số 300 km/h.
D. Khi bay lên điểm cao nhất, mũi tên có vận tốc bằng 0 m/s.
III – Bài tập
Câu 8. Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Biết rằng trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với
vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau, ô tô có vận tốc trung bình bằng 50 km/h.
a) Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động.
b) Tính lực kéo làm ô tô chuyển động theo phương nằm ngang. Biết ô tô đang chuyển động
thẳng đều và cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,4 trọng lượng của ô tô.
c) Có mấy lực tác dụng lên ô tô khi ô tô đang chuyển động thẳng đều? Biểu diễn các véc tơ
lực tác dụng lên ô tô (theo tỉ lệ xích tự chọn).


C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

u
1

2
3
4
5

6
7
8

Đáp án

Biểu điểm

1–b
2–c
3–d
4–g
5–a
6-e
C
C
D
D
B
A
a) Vận tốc trung bình:
s +s
60.2 + 50.3
vtb = 1 2 =
= 54 (km / h)
t1 + t2
5
b) m = 2,5 tấn = 2 500 kg.
Trọng lực tác dụng lên ô tô là:
P = 10m = 10.2 500 = 25 000 (N)

c) Ô tô chuyển động thẳng đều, nên lực kéo làm
ô tô chuyển động cân bằng với lực cản:
FK = Fcản = 0,4P = 0,4. 25 000 = 10 000 (N)

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

Ghi chú



×