Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi thử học kì I môn Vật Lý 8 đề số 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.98 KB, 2 trang )

ĐỀ SỐ 6 (15 phút)
A – PHẠM VI KIỂM TRA
1. Lực đẩy Acsimet.
2. Nghiệm lại lực đẩy Acsimet.
3. Sự nổi.
B – NỘI DUNG ĐỀ
I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không tính được cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên
một vật nổi trên mặt chất lỏng?
A. Biết trọng lượng riêng của vật và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng.
B. Biết thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật.
C. Biết trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Biết khối lượng của vật.
Câu 2. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ lực đẩy Acsimet bằng
A. trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
B. trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.
C. trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.
D. trọng lượng của vật.
Câu 3. Cách làm nào dưới đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimet?
A. Đo trọng lượng P của vật trong chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật chìm trong nước.
B. Đo trọng lượng P1 của vật trong không khí và trọng lượng P 2 của vật khi nhúng chìm vật
trong nước, từ đó suy ra: FA = P1 – P2.
C. Đo trọng lượng P của vật nổi trên mặt chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật.
D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ, từ đó suy ra: FA = Pnước bị vật chiếm chỗ.
Câu 4. Công thức tính lực đẩy Acsimet là
A. FA = dlỏng.h.
B. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ.
C. FA = dvật.Vnước bị vật chiếm chỗ.
D. FA = dvật.h.
Câu 5. Nhúng một vật vào chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi
A. trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.


B. trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
C. trọng lượng của vật bằng lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
D. trọng lượng của vật bằng hoặc nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
Câu 6. Hai hòn bi sắt và bi chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân
treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện
tượng nào dưới đây đúng?
A. Cân treo vẫn thăng bằng.
B. Cân treo lệch về phía bi sắt.
C. Cần treo lệch về phía bi chì.
D. Lúc đầu cân lệch về phía bi chì, sau đó cân thăng bằng và cuối cùng lệch về phía hòn bi
sắt.
II – Bài tập
Câu 7. Ba vật làm ba chất thép, đồng, nhôm có cùng thể tích. Khi nhúng chìm ba vật này vào
cùng một chất lỏng, thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên chúng có khác nhau không? Tại sao?
Câu 8. Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 5 m, rộng 3 m. Xác định trọng lượng của xà lan,
biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5 m. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.


C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

u
1
2
3
4
5
6
7

8


Đáp án

Biểu điểm

A
D
A
B
B
C
FA = dlỏng.Vchất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Ba vật có cùng thể tích và cùng chìm trong một chất
lỏng, do đó lực FA tác dụng lên chúng bằng nhau.
Thể tích phần xà lan ngập trong nước:
V = 5.3.0,5 = 7,5 m3.
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên xà lan:
FA = dnước.Vvật chìm trong nước = 10 000.7,5 = 75 000 N
Pxà lan = FA, suy ra: Pxà lan = 75 000 N

1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm

1 điểm

Ghi chú



×