Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử học kì I môn Vật Lý 8 đề số 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.38 KB, 3 trang )

ĐỀ SỐ 12(45 phút)
A – PHẠM VI KIỂM TRA
Kiểm tra học kỳ I.
B – NỘI DUNG ĐỀ
I. Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng
Câu 1. Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì
A. ô tô đang chuyển động.
B. hành khách đang chuyển động.
C. cột đèn bên đường đang chuyển động.
D. người lái xe đang chuyển động.
Câu 2. Nếu biết độ lớn vận tốc một vật, ta có thể biết được
A. quãng đường vật đi được.
B. vật chuyển động nhanh hay chậm.
C. vật chuyển động đều hay không đều.
D. hướng chuyển động của vật.
Câu 3. Chuyển động của một ô tô chở khách từ Hà Nội đi Hải Phòng là chuyển động
A. đều.
B. không đều.
C. chậm dần.
D. nhanh dần.
Câu 4. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật
A. chỉ có thể tăng.
B. chỉ có thể giảm.
C. có thể tăng hoặc giảm.
D. không đổi.
Câu 5. Hai lực cân bằng là hai lực
A. cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, cùng chiều, cùng phương.
B. cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, ngược chiều, phương nằm trên hai đường thẳng khác
nhau.
C. đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược
chiều.


D. đặc vào cùng một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 6. Có thể giảm lực ma sát trượt bằng cách
A. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.
B. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
D. tăng diện tích mặt tiếp xúc.
Câu 7. Hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng
tỏ ô tô đột ngột
A. giảm vận tốc.
B. tăng vận tốc.
C. rẽ phải.
D. rẽ trái.
Câu 8. Có ba bình đựng các chất lỏng khác nhau. Bình 1 đựng cồn, bình 2 đựng nước, bình 3
đựng nước pha muối. Các cột chất lỏng có cùng độ cao. Nếu gọi p1, p2, p3 là áp suât các chất lỏng
tác dụng lên đáy các bình 1,2,3 thì ta có
A. p1 > p2 > p3.B. p2 > p1 > p3.C. p3 > p2 > p1.
D. p2 > p3 > p1.
Câu 9. Người ta hút được nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ, là do
A. miệng tác dụng vào nước trong cốc một lực hút, hút nước vào miệng.
B. áp suất của nước trong cốc tác dụng lên đáy bình và về mọi phía, nên đẩy nước qua ống vào
miệng.
C. áp suất khí quyển lớn hơn áp suất trong ống nhựa khi đang hút nước, nên đẩy nước vào
miệng.
D. cốc nước và ống hút là bình thông nhau, nên nước có thể chảy vào ống dễ dàng.
Câu 10. Động cơ thang máy thực hiện công để đưa thang máy lên cao. Công trong trường hợp
nào sau đây là lớn nhất? Biết thang máy khi không mang vật nào thì có khối lượng là 500 kg.
A. Thang máy không mang vật nào và lên cao 20 m.
B. Thang máy mang vật 100 kg và lên cao 25 m.
C. Thang máy mang vật 50 kg và lên cao 30 m.
D. Thang máy không mang vật nào và lên cao 35 m.



II. Trả lời câu hỏi và giải bài tập
Câu 11. Ba vật đặc làm bằng ba chất thép, đồng và nhôm có cùng thể tích. Khi nhúng chìm ba
vật này vào cùng một chất lỏng, thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên chúng có khác nhau không?
Tại sao?
Câu 12. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 150 m hết 30 giây. Khi hết dốc, xe lăn tiếp
một đoạn nằm ngang dài 60 m hết 20 giây rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên
quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Câu 13. Một vật khối lượng 4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích vật tiếp xúc với mặt bàn
là 60 cm2. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt bàn.


C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

u
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12


13

Đáp án

Biểu điểm

C
B
B
C
D
A
C
C
C
D
Từ công thức FA = dV, ta thấy cường độ lực đẩy
Acsimet chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của
chất lỏng và thể tích phần vật chìm trong chất
lỏng.
Ba vật có thể tích như nhau đều chìm trong cùng
một chất lỏng. Do đó, lực đẩy Acsimet tác dụng
lên chúng bằng nhau.
Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc:
s 150
v1 = 1 =
= 5m / s
t1 30
Vận tốc trung bình trên quãng đường nằm ngang:
s

60
v2 = 2 =
= 3m / s
t2 20
Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường:
s + s 150 + 60
v= 1 2 =
= 4, 2 m / s
t1 + t2
30 + 20
Áp lực tác dụng lên mặt bàn:
F = P = 10m = 40 N
Diện tích mặt tiếp xúc:
S = 60 cm2 = 60.10-4 m2.
Áp suất tác dụng lên mặt bàn:
F
40
p= =
= 6700 Pa
S 60.10−4

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Ghi chú



×