Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đề cương lý thuyết địa CHẤT CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.82 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT ĐCCT
Chương 1:
CÂU 1: Trình bày nguồn gốc hình thành đá magma? Phân loại đá mag ma theo nguồn
gốc hình thành? Kể tên một số khoáng vật chính tạo thành đá magma? Tại sao trong đá
magma lại có khe nứt?
CÂU 2: Trình bày nguồn gốc hình thành, phân loại đá trầm tích theo nguồn gốc hình
thành, kể tên một loại đá trầm tích theo cách phân loại? Cách nhận biết đá trầm tích hóa
học? Ý nghĩa của việc xác định thế nằm của tầng đá trầm tích?
CÂU 3: Trình bày nguồn gốc hình thành, cách phân loại đá biến chất theo nguồn gốc hình
thành? Tính năng xây dựng của đá biến chất? Hãy kể tên 3 loại đá biến chất?

CÂU 4: Tuổi của đất đá là gì? Trình bày các phương pháp xác định tuổi của đất đá? Hóa
thạch được dùng để xác định tuổi của loại đá nào và cần phải thoải mãn các yêu cầu gì?
CÂU 5: Phân biệt mẫu đá và khối đá? Độ bền nén một trục của mẫu đá và của khối đá
chỉ tiêu nào có giá trị lớn hơn? Tại sao?
CÂU 6: Khái niệm địa hình địa mạo? Phân loại địa hình theo độ cao? Phân tích ảnh
hưởng của địa hình, địa mạo đến xây dựng công trình?
CÂU 7: Khoáng vật là gì? Kể tên một số đặc điểm của khoáng vật tạo đất đá? Kể tên một
số khoáng vật tạo đá chính?
CÂU 8: Tính nứt nẻ của khối đá là gì? Cách đánh giá tính nứt nẻ của khối đá? Phân tích

các nguyên nhân làm cho đá bị nứt nẻ?
CÂU 9: Sự hình thành của đứt gãy trong tầng đá? Các loại đứt gãy kiến tạo có minh họa
bằng hình vẽ?
CÂU 10: Đá trầm tích hóa học là gì? Các loại đá trầm tích hóa học và đặc điểm chung
của chúng? Trình bày tính chất xây dựng của đá trầm tích?
CÂU 11: Kể tên các loại đá theo nguồn gốc thành tạo? Trong thực tế xây dựng cầu
đường và xây dựng dân dụng loại đá nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và kể tên
các ứng dụng của loại đá đó?
CÂU 12: Phân loại địa hình địa mạo theo độ cao? Phân tích ảnh hưởng của địa hình địa
mạo đến việc xây dựng công trình?


CÂU 3: (2 điểm) Trình bày các yếu tố thế nằm của đá trầm tích? Ý nghĩa của việc xác
định thế nằm đá trầm tích trong xây dựng?


Chương 3:
CÂU 1: Khái niệm về hiện tượng động đất? Phân tích các nguyên nhân gây động đất?
Phân tích các tác hại của động đất từ đó đưa ra giải pháp xây dựng công trình trong vùng
có động đất?
CÂU 2: Động đất là gì? Trình bày các nguyên nhân gây ra động đất? Nguyên lý của các
thang phân cấp động đất và phương án xây dựng công trình trong vùng có động đất?
CÂU 3:Khái niệm hiện tượng phong hóa đất đá? Phân tích các kiểu phong hóa? Mối liên
hệ giữa các kiểu phong hóa? Ở Việt Nam kiểu phong hóa nào là phổ biến? Giải thích?
CÂU 4: Trình bày các dạng chuyển động kiến tạo của vỏ Trái Đất? Phân tích ảnh hưởng
của chuyển động kiến tạo đến xây dựng công trình?
CÂU 5: Các dạng chuyển dịch đất đá trên sườn dốc? Phân tích các nguyên nhân làm
dịch chuyên đất đá trên sườn dốc?
CÂU 6: Tường cừ và sân phủ dùng để hạn chế hiện tượng địa chất nào? Trình bày khái
niệm, phân tích các điều kiện phát sinh hiện tượng đó? Từ đấy giải thích tại sao khi dùng
tường cừ và sân phủ lại hạn chế được hiện tượng đó?.

CÂU 7: Phân biệt mẫu đá và khối đá? Độ bền nén một trục của mẫu đá và của khối đá
chỉ tiêu nào có giá trị lớn hơn? Tại sao?
CÂU 8: Khái niệm hiện tượng Kasrt? Phân tích các điều kiện phát sinh hiện tượng Kasrt?
Kể tên một số tỉnh ở Việt Nam có hiện tượng Kasrt?
CÂU 9: Phân tích các nguyên nhân gây ra hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc?
Phân tích vai trò của neo trong đất ở hình vẽ dưới?


CÂU 10: Nếu không có tường chắn thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Trình bày khái niệm,


phân tích các nguyên nhân và biện pháp phòng chống hiện tượng đó?

CÂU 11: Phân tích các tác dụng địa chất của dòng sông? Các loại trầm tích sông và đặc
điểm của chúng? Mục đích của việc nghiên cứu hoạt động địa chất của dòng sông?
CÂU 12: Hãy nêu các biện pháp xử lý hiện tượng cát chảy trong xây dựng công trình?
Trong các biện pháp đã nêu, biện pháp nào dùng để xử lý cát chảy giả, biện pháp nào
dùng để xử lý cát chảy thật?
CÂU 13: Khái niệm xói ngầm? Phân tích điều kiện phát sinh xói ngầm? Nêu tác hại của
hiện tượng xói ngầm trong xây dựng công trình? Các giải pháp xử lý xói ngầm?
CÂU 14: Tường cừ trong hình vẽ dưới đây dùng để xử lý hiện tượng gì? Trình bày khái

niệm và phân tích điều kiện phát sinh hiện tượng đó? Giải thích tại sao khi sử dụng tường
cừ thì hiện tượng đó được hạn chế?


Chương 4:
CÂU 1: Mục đích của công tác khoan khảo sát địa chất công trình? Trình bày các giai
đoạn chính của công tác khoan khảo sát địa chất? Phân biệt mẫu nguyên trạng và mẫu
không nguyên trạng?
CÂU 2: Mặt cắt địa chất công trình được thành lập trên cơ sở nào? Ý nghĩ của mặt cắt
địa chất công trình? Lấy ví vụ về mặt cắt địa chất công trình?
khoan là gì và kết quả đó dùng để làm gì?
CÂU 4: Phân tích các nội dung của công tác khảo sát địa chất công trình?
CÂU 3:Ưu, nhược điểm của phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình? Hãy kể tên
một số thí nghiệm hiện trường tiến hành trong hố khoan? Kết quả của phương pháp
CÂU 5: Chỉ số xuyên tiêu chuẩn SPT là gì? Tại sao khi làm thí nghiệm SPT thì chỉ số
SPT lại không được tính đến trong 15cm đầu tiên? Chỉ số SPT phụ thuộc vào điều kiện,
thông số nào?
CÂU 6: Nguyên lý, phạm vi áp dụng của thí nghiệm xuyên tĩnh CPT? So với thí nghiệm


SPT thì thí nghiệm CPT có những ưu, nhược điểm gì nổi bật?
CÂU 7: Mục đích của phương pháp đào thăm dò thăm dò địa chất công trình? Kể tên các
công trình đào thăm dò và ý nghĩa của chúng? So sánh mẫu nguyên trạng lấy được từ
phương pháp đào và mẫu nguyên trạng lấy được từ phương pháp khoan?
CÂU 8: Nguyên lý, cách tiến hành thí nghiệm, phạm vi áp dụng của thí nghiệm cắt cánh
(FVT)?
CÂU 9: Khái niệm mặt cắt địa chất công trình? Cách lập mặt cắt địa chất công trình dựa
vào tài liệu khoan đào, vẽ hình?
CÂU 10: Hãy kể tên các phương pháp thí nghiệm hiện trường trong khảo sát địa chất
công trình mà anh (chị) đã học? Trong các phương pháp đó thì phương pháp nào lấy
được mẫu phương pháp nào không lấy được mẫu? Theo anh (chị) thì phương pháp thí
nghiệm nào được sử dụng phổ biến hiện nay? Tại sao?
CÂU 11: Những kết quả của phương pháp thu thập tài liệu khảo sát địa chất công trình
và ý nghĩa của chúng? Phân biệt bản đồ địa chất và bản đồ địa hình? Có thể thành lập
được mặt cắt địa chất từ bản đồ địa chất không? Tại sao?
CÂU 12: Nội dung, kết quả và ưu, nhược điểm của phương pháp đo vẽ địa chất công trình

này?
CÂU 13: Trình bày các kết quả của công tác khảo sát địa chất công trình? Ý nghĩa của
mặt cắt địa chất công trình?



×