Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.69 KB, 3 trang )

1.

Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ

Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ
1. Cơ chế tạo từ ghép chính phụ dựa vào quan hệ ý nghĩa
Từ ghép chính phụ là từ ghép gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ. Một tiếng làm nòng
cốt tách ra có thể có nghĩa từ vựng, một tiến làm thành phần phụ có thể có nghĩa hoặc mờ nghĩa.
Xét về mặt ngữ nghĩa, thành phần chính là thành phàn biểu thị nòng cốt, thành phần phụ dựa vào thành phần
chính để đưa ra thành phần phụ cụ thể hóa thành phần chính.
Như vậy chúng ta có thể chia cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ xét theo mặt ý nghĩa ra làm 2 loại: Từ ghép
chính phụ ghép từ các tiếng có nghĩa, và từ ghép chính phụ ghép có một tiếng có nghĩa còn tiếng kia thì bị mờ
nghĩa hoặc không có nghĩa.
Hơn nữa do lịch sử ngôn ngữ phát triển và biến đổi, nên xét về cơ chế cấu tạo của từ ghép chính phụ về mặt
nghĩa, trong bài làm em sẽ đi khảo sát cả từ ghép chính phụ gốc Hán Việt.
1.1. Tiếng chính có nghĩa kết hợp với tiếng phụ có nghĩa
Cơ chế tạo nghĩa này là sự phối hợp ngữ nghĩa của 2 tiếng trở lên, trong đó tiếng chính hay tiếng phụ khi tách ra
đều có nghĩa từ vựng. Trong đó tiếng chính thường được dành thành từ, còn tiếng phụ mặc dufcos nghĩa những
không đủ khả năng và tư cách ngữ pháp, tuy nhiên tiếng phụ mang nghĩa. Tiếng chính và tiếng phụ kết hợp với
nhau theo quan hệ chính phụ vì vậy mà kết hợp với nhau hết sức chặt chẽ.
Ví dụ: Gạch chỉ, gạch hoa, gạch men, hàn hơi, hàn khẩu, hàn huyên…
Trong ví dụ ở trên chung ta nhận thấy tiếng chính ở đây là gạch, hàn, đều có nghĩa và mang tính chất tổng quát
bao hàm. Trong đó: chỉ, hoa, men, hơi, khẩu(nghĩa là lỗ thủng), huyên(hỏi han), đều có nghĩa nhưng nó ở phạm
vi nhỏ hơn. Từ đó từ ghép chính phụ được cụ thể hơn, mang sắc thái rõ hơn. Và hơn nữa, trong từ ghép chính
phụ chúng ta không thể thay đổitrật tự các tiếng trong từ như từ ghép đẳng lập. Nếu như trong câu ghép đẳng
lập: Quần áo, nhà cửa có thể đổi ví chí các tiếng trong từ như thành áo quần, của nhà… ý nghĩa của từ ghép cũng
không có gì thay đổi. tuy nhiên trong từ ghép chính phụ nếu thay đổi vị chí của các tiếng của các từ ghép chính
phụ: Gạch men, gạch hoa, àn huyên, quả đất, mía đỏ thành: Men gạch, hoa gạch, huyên hàn, đất quả, đỏ mía…từ
ghép đó sẽ có nghĩa bị thay đổi hoặc là trở nên vô nghĩa.
Nhìn vào mặt ý nghĩa của các tiếng trong câu taọ nên từ ghép chính phụ chúng ta nhận thấy sự phối hợp ngữ
nghĩa trong các từ ghép chính phụ giữa tiếng chính mang nghĩa tổng quát và tiếng phụ mang ý nghĩa giới hạn


phạm vi.
Ví dụ: -Tàu điện, tàu hỏa, tàu ngầm, tầu thủy, tàu vũ trụ,…
-Cấp cứu, cấp nước, cấp điện, cấp nước, cấp gạo,…
-Mát tay, mát lòng, mát dạ, mát tính, mát mặt,…
Cơ chế tạo nghĩa như vậy có thể coi là mẫu chung cuả cơ chế tạo từ ghép chính phụ. Tuy nhiên tiếng chính mang
ý nghĩa tổng quát và quyết định đến ý nghĩa chung của từ ghép chính phụ nên chúng ta có thể phân nhỏ hơn nữa.
1.1.1: Từ ghép chính phụ chỉ sự vật
Ở đây cơ chế tạo từ ghép chính phụ cho thấy, những tiếng chính chỉ sự vật bao giờ cũng mang nghĩa bao quát:
như cây, nhà, xe, cá…
- Cây cau, cây bưởi, cây nhãn, cây quýt, cây số, cây mầm, cây bút, cây ngô, cây đậu….
- Nhà ga, nhà xe, nhà ăn, nhà hàng, nhà chùa, nhà gạch, nhà tầng, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà chính trị, nhà
ngoại giao….
-Xe đạp, xe máy,xe bò, xe lam, xe đẩy, xe diện, xe tải, xe hơi...
- Cá rô, cá nục, cá cảnh, cá chuối, cá ngựa, cá lóc, cá cơm…
Chúng ta nhận thấy các tiếng phụ trong từ ghép chính phụ mang ý nghĩa sự vật đều mang nghĩa cụ thể nhằm cụ
thể hóa nội dung của tiếng chính.
1.1.2: Từ ghép chính phụ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất.
Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau
có nghĩa. Trong đó tiếng chính mang nghĩa khái quát hóa, cụ thể hóa, hình tượng hóa cao.
Ví dụ: Làm cỏ, làm công, làm đầu, làm đồng, làm giàu, làm duyên, làm lành, làm bánh, làm cơm, làm sạch…
Tuy nhiên ở cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ chỉ hoạt động, tính chất cũng có thể nhận thấy hiện tượng
khái quát hóa ở một số tiếng phụ.
Ví dụ: Xe đò, áo cánh, áo dài, thày bói, mặt dày…
Những cơ chế tạo nghĩa này có tác dụng làm cho từ ghép có tính chất hoàn chỉnh và đồng thời làm cho cấu tạo
của từ ghép chính phụ ổn định.
1.2: Tiếng chính có nghĩa kết hợp tiếng phụ mờ hoặc mất nghĩa
Ngược với cơ chế tạo từ ghép chính phụ ở trên, từ ghép chính phụ có tiếng có nghĩa còn tiếng kia thì bị mờ
nghĩa. Trong đó tiếng chính bắt buộc phải có nghĩa còn tiếng phụ bị mờ nghĩa hoặc là không có nghĩa có trường
hợp là tiếng phụ chỉ mang sắc thaí hoá tính chất chỉ mức độ.
Ví dụ: Đen ngòm, đen đủi, đen thui, trắng phau, trắng toát, xanh ngắt, xanh lơ, đỏ au, vàng xuộm, tím ngắt, vàng



ối….
Trong ví dụ trên những tiếng chính đều có nghĩa còn những tiếng phụ đã mất hoặc là chỉ mang tính chất chỉ mức
độ.
Từ ghép chính phụ chỉ sự vật mà tiếng phụ mất nghĩa từ vựng hoặc là không có nghĩa: xe ca, xe cộ, gà ri, lúa
má...
Từ ghép chính phụ chỉ hoạt động mà tiếng phụ không có nghĩa: giết chóc, kiếm chác, đổi chác, bêu diếu, khuyên
lơi, lẩn quẩn, chăm sóc, quát tháo, ôm chầm, cười tủm...
Từ ghép chính phụ có ý nghĩa biểu hiện tính chất tiếng
Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ một tiếng có nghĩa và tiếng kia không
có nghĩa nó sẽ gợi tả hình tượng của tính chất đó bằng vỏ ngữ âm của nó. Như vậy nghĩa của từ ghép chín phụ
theo cơ chế này không có tính chất hoàn chỉnh( nghĩa của tính chất cộng nghĩa của mức độ) nhưng tiếng phụ
không thể tách rời tiếng chính, bởi tiếng phụ không mang nghĩa. Từ ghép chính phụ được tạo ra theo cơ chế này
sẽ rất lỏng lẻo về mặt ngữ pháp và không ổn định.
1.3. Từ Ghép chính phụ tạo ra theo cơ chế có tiếng gốc Hán
Từ ghép chính phụ gốc Hán , cũng như cấu tạo thường, là những tiếng có nghĩa trong từ ghép chính phụ gốc Hán
được sắp xếp theo trật tự phụ trước, chính sau, điều này trái ngược hoàn toàn với cơ chế tạo ngĩa của từ ghép
chính phụ gốc Việt.
Ví dụ: Công nhân, nông dân, quân sự, đồng bào, quốc ca, đoàn ca, thương nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp…
Tiếng có nghĩa trong các từ ghép gốc Hán được tái hiện trong rất nhiều từ: Ca, Đồng…
-Quốc ca, Đoàn ca, đồng ca, tam ca, xướng ca, cầm ca…
- Đồng bào, đồng đội, đồng chí, đồng hương, đồng niên, đồng ngũ…
Chính nhờ sự tái hiện có tính chất, hệ thông này mà chúng ta nhận thấy từ ghép chính phụ gốc Hán có được sắp
xếp theo trật tự phụ trước, chính sau. Và như khảo sát ở trên chúng ta nhận thấy thường thì danh từ có gốc Hán
theo cơ chế này là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận từ ghép chính phụ gốc Hán theo cơ chế giống với từ
ghép chính phụ gốc Việt
Ví dụ: -Thuyết minh, phát động, đại diện, phụ nữ…
Trong từ ghép chính phụ gốc Hán chúng ta nhận thấy sự sáng tạo của ông cha ta dần dần từ ghép gốc Hán đang
dần được thay thế theo cơ chế tạo nghĩa của tiếng Viết. Qua dó chúng ta nhận thấy sự sáng tạo của ông cha, và

đó là một cơ sở tạo lập ra nhiều từ mới cho tiếng Việt, làm phong phú cho ngôn ngữ của chúng ta.
2. Cơ chế tạo từ ghép chính phụ dựa vào từ loại
Như chúng ta đã biết cơ chế tạo nghĩa của từ ghép nói chung và từ ghép chính phụ nói riêng theo cơ chế ghép từ
loại là một hiện tượng phổ biến của ngôn ngữ. Trong tiếng Nga có một số từ napoxoa ( Tàu thủy)… Những
từ ghép tương tự trong tiếng Anh, Tiếng Pháp: Blackboard(bảng đen) trong tiếng Đức danh từ ghép với các động
từ,tính từ, danh từ.
Ví dụ: - Danh từ + tính từ: Schwarzbot(mì đen)
- Danh từ + động từ: Schreibtisch(bài viết)
- Danh từ + danh từ: Silbermunze(tiền giấy)
Tiếng Việt cũng thuộc ngôn ngữ này. Vì vậy mà từ ghép chính phụ được tạo ra theo cơ chế kết hợp hai tiếng
theo từ loại khác nhau. Và chúng ta có thẻ phân nhỏ như sau:
2.1. Từ ghép chính phụ danh từ
Từ ghép chính phụ theo cơ chế này có một tiếng chính thường là do từ loại danh từ đảm nhận. Tiếng đứng sau là
tiếng phụ thường là tính từ, danh từ, động từ, số từ, đại từ hoặc là thành tố phụ khác đã bị mờ hoặc mất nghĩa.
Trật tự của từ ghép chính phụ theo cơ chế này là không thay đổi được các tiếng. Mà những từ ghép chính phụ
được tạo ra theo cơ chế này sẽ mang ý nghĩa chỉ sự vật.
- Từ ghép chính phụ danh từ + tính từ: Cà chua, bánh dẻo, bánh ngọt, sổ đen, hoa đỏ, lá xanh, áo vàng, cam
chua, đường mòn, quả hồng, cá vàng, sách vàng, giá ảo, sức khỏe, đậu xanh, đỗ đen, quần đen, táo xanh, ảnh
thực, nước ngọt, nước mặn, nước lợ, áo nâu...
- Từ ghép chính phụ danh từ + động từ: Máy bay, mèo ngủ, sên bò, chó chạy, bé tắm, bé khóc, máy nổ, máy kéo,
máy khâu, thợ đúc, thợ giặt, bà đỡ, bóng chuyền, bóng ném, đòn gánh, đòn xóc, đòn bẩy, người ở , kẻ ở dây
chuyền...
- Từ ghép chính phụ danh từ + danh từ: chân trời, chân núi, chân lông, chân mày, nhà thơ, nhà văn, nhà hàng,
nhà máy, khoai sọ, đậu đũa, đậu tằm, dưa chuột, bạn đời, xe đạp, xe bò, xe điện, cuộc đời, trẻ em, chuối mật,
chuối đường...
- Từ ghép chính phụ danh từ + các loại từ khác: thứ tư, thứ năm, tháng bảy, tháng ba, năm nhất, năm hai, năm
này, năm kia, ngày mai...
Những từ ghép được tạo ra theo cơ chế này thường biểu thị khái niệm về sự vật cụ thể. Tiếng phụ bổ xung cho
tiếng chính tạo nên một đặc điểm ngữ nghĩa riêng giúp chúng ta dễ phân biệt ý nghĩa của từng từ trong ý nghĩa
tổng hợp mà tiếng chính là từ loại danh từ giữ vai trò.

2.2. Từ ghép chính phụ động từ
Từ ghép chính phụ theo cơ chế này có một tiếng chính thường là do từ loại động từ đảm nhận. Tiếng đứng sau là
tiếng phụ thường là tính từ, danh từ, động từ, hoặc là thành tố phụ khác đã bị mờ hoặc mất nghĩa. Những từ ghép
tạo ra từ tiếng chính là động từ sẽ có nghĩa biểu thị sự hoạt động.
- Từ ghép chính phụ động từ + danh từ: cảm ơn, cướp súng, cướp cò, ăn cơm, ăn khoai, bỏ việc, bỏ phiếu, dẫn


đầu, ăn khớp, ăn ý, ăn quà, vắng mặt...
- Từ ghép chính phụ động từ + động từ: ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn ở, ăn xin, nằm nhờ, ở đậu, học đuổi, đạp
tan, đưa vòa, biết ơn, mang qua, tụt xuống, ngủ ngồi, đặt đứng, ngồi ăn...
- Từ ghép chính phụ động từ + tính từ: xoa dịu, tảy sạch, soi sáng, ăn mừng, chúc mừng, đấu dịu, căng thẳng,
đánh cong, bẻ cong, ăn ngon, mặc đẹp, sơn đỏ, chạy nhanh, viết châm, ăn mặn, uống ngọt, đẻ non, để ngược,
đánh liều, đẩy mạnh, đè nặng..
Những từ ghép theo cơ chế này những tiếng chính là động từ nên có ý nghĩa biểu thị sự hoạt động, tiếng phụ đi
sau chỉ đối tượng, mục đích, phương thức...của hoạt động. Cả 2 tiếng kết hợp tạo nên một khối kết hợp thành
một khái niệm hoàn chính biểu thị một loại hoạt động của sự vật.
2.3. Từ ghép chính phụ tính từ
Từ ghép chính phụ theo cơ chế này có một tiếng chính thường là do từ loại tinh từ đảm nhận. Tiếng đứng sau là
tiếng phụ thường là tính từ, danh từ, động từ, hoặc là thành tố phụ khác đã bị mờ hoặc mất nghĩa.
- Từ ghép chính phụ tính từ + danh từ: Tốt bụng, vui tính, mát tay, mát lòng, mát dạ, mát gan, lành nghề, mù
chữ, mù mắt, hay chữ, nhanh tay, nhanh mắt, nhanh trí, cao tay,...
- Từ ghép chính phụ tính từ + động từ: tươi cười, vui sống, buồn lo, buồn đau, dễ chịu, khéo nói, chăm học,
chăm làm, khó chịu, khó khăn, khó nói, khó ở, ham chơi, ham làm...
- Từ ghép chính phụ tính từ + tính từ: mát lạnh, xanh lơ, xanh thẩm, xanh đen, tím nhạt, đỏ đậm, ngọt dịu, háu
ăn, đỏ hồng, đau điếng, ướt dáo...
Từ ghép chính phụ được tạo ra theo cơ chế tiếng chính là tính từ, tiếng phụ là các từ loại khác kết hợp với nhau
theo quan hệ chính phụ sẽ tạo nên ý nghĩa trừu tượng chỉ tính chất, đặc điểm của các sự vật hiện tượng.




×