Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiêu chuẩn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.36 KB, 10 trang )

Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất
Mở đầu: Tiêu chuẩn 5 bao gồm 6 tiêu chí với 18 chỉ số. Mỗi tiêu chí đề cập
đến một nội dung về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường, bao gồm:
Vấn đề quản lý tài chính yêu cầu phải đúng quy định có dự toán thực hiện thu
chi thống kê, báo cáo. Và huy động được mọi nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ mọi
hoạt động giáo dục. Từ khuôn viên sư phạm phải đảm bảo riêng biệt có tường bao
quanh, có cổng trường, biển trường và nhà trường phải xây dựng được môi trường
xanh sạch đẹp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phải có khối phòng học thông thường,
phòng học bộ môn, trong đó một yêu cầu bắt buộc là phải có phòng máy kết nối
Internet phục vụ dạy học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính đủ và
đảm bảo đúng quy cách, các phòng chức năng... Bên cạnh đó các thiết bị giáo dục tối
thiểu, đồ dùng dạy học tối thiểu, kho chứa thiết bị giáo dục và bảo quản cũng được
tiêu chuẩn 5 quy định rõ ràng cụ thể ở mỗi tiêu chí. Có thể nói đây là tiêu chuẩn cần
và đủ để mỗi nhà trường duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục; chất lượng giáo dục
của nhà có đáp ứng được mục tiêu đề ra trong kế hoạch hay không phụ thuộc rất lớn
vào tiêu chuẩn này. Tuy quan trọng như vậy nhưng nội hàm của tiêu chuẩn 5 hầu như
chủ tài khoản nhà trường không thể quyết định mà phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư,
nguồn kinh phí, sự đóng góp của chính quyền địa phương, của Phòng GD&ĐT, ngân
sách huyện và sự ủng hộ của nhân dân. Tóm lại đây là một tiêu chí quan trọng có sự
vào cuộc và sự phối hợp nhịp nhàng của nhà trường - cơ quan - đoàn thể; giữa nhà
trường - Phòng GD&ĐT; giữa nhà trường với chính quyền địa phương.... nên đòi hỏi
sự năng động và sáng tạo, chủ động và năng lực, phẩm chất của người làm công tác
quản lý trường học.
mluc Tiêu chí 1. Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động
được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng :
Chỉ số a: Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ,
chứng từ theo quy định.


Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo đúng quy định: Có đủ hệ thống văn


bản quy định về quản lý tài chính trong trường học: Có các văn bản quy định về tài
chính [H5.5.01.01]. Có đủ các hồ sơ chứng từ lưu trữ trong 4 năm về công tác tài
chính [H5.5.01.02].
Chỉ số b: Nhà trường (Hiệu trưởng) lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán,
thống kê, báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước: có dự
toán thu chi hàng năm [H5.5.01.03], Có báo cáo quyết toán, thống kê báo cáo chế độ
tài chính hàng năm của kế toán [H5.5.01.04], có quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, công
khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết và tham gia giám sát, kiểm
tra; định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính: thực hiện công khai về chế độ thu
chi tài chính đối với CBGV, nhân viên: Có báo cáo thu chi tài chính hàng năm của
nhà trường [H5.5.01.05]. Hàng năm đều tiến hành kiểm tra tài chính định kỳ theo kế
hoạch của Phòng tài chính huyện: Có báo cáo kết quả kiểm tra tài chính hàng năm của
Phòng tài chính huyện Yên Dũng [H5.5.01.06].
Chỉ số c: Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ
hoạt động giáo dục.
Nhà trường có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí như đóng góp từ
học sinh, học sinh đóng góp quỹ giáo dục để thực hiện khen thưởng cho học sinh xuất
sắc, có kế hoạch huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ giáo dục hàng năm của hiệu
trưởng [H5.5.01.07].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã thực hiện đúng các quy định về chế độ tài chính trong trường
học, công tác lưu trữ hồ sơ văn bản về tài chính khá tốt.
Huy động được tối đa nguồn kinh phí từ địa phương từ nhân dân để phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp giáo dục.
3. Điểm yếu:


Tuy vậy nguồn kinh phí của nhà trường được nhà nước cấp cũng như nguồn
kinh phí huy động được từ địa phương từ nhân dân còn hết sức hạn hẹp vì vậy chi phí
cho các hoạt động giáo dục cũng rất hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục tham mưu với cấp trên, với địa phương, làm tốt công tác động viên
tuyên truyền với nhân dân phụ huynh học sinh đóng góp kinh phí để tiếp tục cải tiến
cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho việc đổi mới giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đạt.
mluc Tiêu chí 2. Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển
trường và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
1. Mô tả hiện trạng:
Chỉ số a: Có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Nhà trường có khuôn viên riêng biệt rộng 6385m2, có tường bao quanh, có
cổng trường, biển trường theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Có ảnh chụp khuôn
viên nhà trường [H5.5.02.01].
Chỉ số b: Tổng diện tích mặt bằng của nhà trường là 6385m2 tính theo đầu học
sinh 378 học sinh đạt 16,8 m2/ học sinh theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT đối với
diện tích trường chuẩn quốc gia: Có bản phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
[H5.5.02.02]. Có báo cáo sĩ số học sinh hàng năm từ 2005 đến 2009 [H5.5.02.03].
Chỉ số c: Khuôn viên của nhà trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp: Có đủ cây xanh
bóng mát ở sân trường, có hệ thống bồn hoa cây cảnh hợp lý, môi trường luôn xanh
sạch đẹp. Có ảnh chụp hệ thống cây xanh, cây cảnh trong nhà trường. [H5.5.02.04].
2. Điểm mạnh:
Khuôn viên của nhà trường có đủ cây xanh, bóng mát cây cảnh phục vụ cho
việc học tập và vui chơi của học sinh.
3. Điểm yếu:


Diện tích thực tế sử dụng hẹp hơn diện tích được ghi trong giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Tuy tổng diện tích của nhà trường tương đối lớn nhưng diện tích sử dụng dùng

cho sân chơi, bãi tập TDTT còn hạn chế gần với khu vực phòng học nên ảnh hưởng
tới chất lượng các giờ học trong lớp khi có giờ thể dục.
Khuôn viên của nhà trường chưa được quy hoạch vuông vắn, chưa đẹp
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tham mưu với chính quyền địa phương san lấp phần diện tích phía sau trường
để tạo sân chơi, sân thể dục cho học sinh.
Tham mưu với chính quyền địa phương cải tạo lại khuôn viên sư phạm nhà
trường.
5. Tự đánh giá: Đạt.
mluc Tiêu chí 3. Nhà trường có khối phòng học thông thường, phòng học bộ môn
trong đó có phòng máy tính kết nối internet phục vụ dạy học, khối phòng phục vụ học
tập, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
1. Mô tả hiện trạng:
Chỉ số a: Nhà trường có 09 phòng học để học 2 ca trong 1 ngày; phòng học đảm
bảo đủ ánh sáng qua hệ thống cửa, điện chiếu sáng, mỗi phòng có 02 quạt trần thoáng
mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng học sinh có từ 10 đến 12 bộ bàn ghế ngồi/
lớp, có 01 bộ bàn ghế của giáo viên, có 01 bảng từ, có nội quy học sinh niêm yết trong
mỗi phòng học; có ảnh chụp bên trong các phòng học [H5.5.03.01].
Chỉ số b: Có phòng đồ dùng dùng chung, có 01 phòng làm việc của Hiệu trưởng
có đầy đủ bàn, ghế, thiết bị làm việc, có 01 phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng, có
01 văn phòng, 01 phòng công đoàn, 01 phòng đoàn đội; Có báo cáo cơ sở vật chất của
nhà trường [H5.5.03.02].


Chỉ số c: Việc quản lý, sử dụng các khối phòng nói trên được thực hiện có hiệu
quả và theo các quy định hiện hành: có hồ sơ quản lý và sử dụng thiết bị đồ dùng của
nhà trường [H5.5.03.03].
2. Điểm mạnh:
Có đầy đủ hệ thống phòng học, và một số phòng làm việc theo quy định.

3. Điểm yếu:
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo, chưa có các phòng học bộ môn,
phòng chức năng. Khu hiệu bộ dột nát, xuống cấp. Bàn ghế chưa đạt chuẩn, chắp vá
nhiều, đã hết thời gian sử dụng.
Hệ thống trang thiết bị các đồ dùng trong các phòng đồ dùng còn ít và chất
lượng hiệu quả sử dụng chưa cao một số thiết bị đồ dùng đã hỏng, hết mà rất khó khắc
phục hoặc bổ sung.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tham mưu với Phòng GD&ĐT bổ sung sửa chữa các đồ dùng trong phòng đồ
dùng.
Tham mưu với chính quyền địa phương tích cưc tu sủa CSVC, có kế hoach xây
mới các phòng học và phòng chức năng, khu hiệu bộ để nhà trường đạt chuẩn quốc
gia theo đúng lộ trình, sửa chữa và đóng mới ít nhất 40 bộ bàn ghế cho HS .
5. Tự đánh giá: Đạt
mluc Tiêu chí 4. Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học
tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
1. Mô tả hiện trạng:
Chỉ số a: Có 01 phòng thư viện dùng chung cho cả CBGV, nhân viên và học
sinh với tổng diện tích là 15m2. Có giá sách, tủ sách, có bàn ghế phục vụ cho việc đọc
sách nhưng còn chật chội. Ảnh chụp phòng thư viện [H5.5.04.01].
Chỉ số b: Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo, tạp chí, tài liệu tham
khảo, các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhưng sách báo, tạp chí cũng như tài liệu


phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của CBGV, nhân viên, học sinh còn rất nghèo
nàn. Có sổ đăng ký cá biệt của thư viện, sổ theo dõi mượn, đọc trả sách báo. Lịch mở
cửa thư viện, nội quy tư viện, biên bản kiểm tra nộ bộ của nhà trường [H5.5.04.02].
Chưa có kế hoạch xây dựng thư viện điện tử.
Chỉ số c: Việc quản lý và tổ chức phục vụ của thư viện đáp ứng một phần yêu

cầu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh do số lượng các đầu sách còn
ít, nội dung nhiều cuốn sách còn chưa thiết thực.
2. Điểm mạnh:
Thư viện, trường học mở cửa thường xuyên, đều đặn, phục vụ tối đa nhu cầu
mượn và đọc sách báo, tài liệu của GV, phục vụ một phần nhu cầu đọc và mượn sách
của HS. Hồ sơ sổ sách trong thư viện đảm bảo đúng, đủ hợp lý các số liệu được cập
nhật thường xuyên, không để xảy ra hiện tượng thất thoát tài sản trong thư viện.
3. Điểm yếu:
Thư viện chưa đủ diện tích, chưa có phòng đọc riêng cho CBGV và HS, sách
báo, tài liệu còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của
giáo viên và học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tham mưu với Phòng GD&ĐT bổ sung thêm số lượng đầu sách cho thư viện.
Phát động quyên góp sách xây dựng tủ sách thư viện trong học sinh và giáo
viên.
5. Tự đánh giá: Không đạt.
mluc Tiêu chí 5. Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục tối thiểu, đồ dùng dạy học, kho
chứa thiết bị giáo dục và bảo quản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Mô tả hiện trạng :
Chỉ số a: Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học tối thiểu phục vụ
cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh cụ thể:
- Mỗi môn, mỗi khối có 01 bộ đồ dùng chung, có 01 phòng đồ dùng dùng
chung, 01 phòng đựng các thiết bị lý, hóa, có 01 đầu máy chiếu đa năng, 01 máy


chiếu hắt, có đầy đủ màn, đầu đĩa, tivi, tranh ảnh, bảng phụ, ... . Có danh mục các
thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu [H5.5.5.01].
- Hiện tại nhà trường chưa có kho chứa thiết bị giáo dục, các thiết bị đồ dùng để
trong phòng đồ dùng chung.
Chỉ số b: Nhà trường có các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy

học như: Phân công đồng chí Trần Văn Sự - Giáo viên kiêm phụ trách phòng đồ dùng
dùng chung, có nội quy, quy định sử dụng đồ dùng dán ở mỗi phòng, hàng năm đều
tiến hành kiểm kê, thống kê lại các đồ dùng hiện có, phân tích hiện trạng và lập kế
hoạch sửa chữa, bổ sung. Có kế hoạch bảo quản sử dụng thiết bị đồ dùng [H5.5.5.02];
có nội quy phòng đồ dùng [H5.5.5.03]. Có bản kiểm kê thiết bị đồ dùng hàng năm
[H5.5.5.04].
Chỉ số c: Mỗi năm đều tiến hành rà soát, đánh giá các biện pháp bảo quản thiết
bị giáo dục, đồ dùng dạy học thông qua các cuộc kiểm kê tài sản cuối năm nhà trường
yêu cầu cán bộ đồ dùng đánh giá công tác bảo quản thiết bị bảo quản đồ dùng trong
từng năm. Có báo cáo kết quả đánh giá các biện pháp bảo quản đồ dùng trong 4 năm
2005-2009 [H5.5.5.05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường cơ bản có đủ các thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu cho mỗi bộ
môn, công tác bảo quản thiết bị đồ dùng tương đối chặt chẽ, quy củ. Đã phát huy
được tối đa hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học trong công tác giảng dạy và học tập.
Hàng năm đều tiến hành rà soát, kiểm tra đánh giá bổ sung các biện pháp quản lý thiết
bị, đồ dùng giáo dục hiệu quả hơn.
3. Điểm yếu:
- Chưa có các phòng học bộ môn, phòng chức năng.
- Chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách phòng đồ dùng
- Chưa có kho chứa đồ dùng thiết bị.
- Các thiết bị đồ dùng dạy học được cấp đã qua một thời gian sử dụng bắt đầu
hỏng hóc, thiếu chính xác, thiếu hụt về số lượng, không đồng bộ ...


- Năm học 2005-2006, 2006-2007 chưa tiến hành rà soát, kiểm kê, biện pháp
quản lý chưa tốt nên thiết bị đồ dùng bị hỏng và thất thoát nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng hệ thống phòng học bộ
môn, phòng chức năng, kho chứa đồ dùng thiết bị.

- Có kế hoạch sửa chữa, bổ sung các thiết bị đồ dùng đã bị hỏng hoặc thiếu theo
kế hoạch mua sắm sửa chữa các thiết bị đồ dùng hàng năm.
5. Tự đánh giá: Không đạt.
mluc Tiêu chí 6. Nhà trường có đủ khu sân chơi, bãi tập, khu để xe, khu vệ sinh và hệ
thống cấp thoát nước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.
1. Mô tả hiện trạng:
Chỉ số a: Có khu sân chơi, bãi tập diện tích là 1800m 2 bằng 28,1% tổng diện
tích mặt bằng của nhà trường; khu sân chơi có cây bóng mát, đảm bảo vệ sinh và
thẩm mỹ; Có báo cáo thống kê cơ sở vật chất của nhà trường [H5.5.6.01], có ảnh chụp
khuôn viên sư phạm nhà trường [H5.5.6.02].
Chỉ số b: Bố trí hợp lý khu để xe cho giáo viên: Có 01 nhà xe cho giáo viên,
nhân viên 45m2, có 01 nhà xe cho học sinh là 60m2, trong khuôn viên trường, đảm
bảo an toàn, trật tự và vệ sinh; Có báo cáo về cơ sở vật chất của nhà trường, ảnh chụp
khu nhà để xe [H5.5.6.03];
Chỉ số c: Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho
giáo viên, nhân viên, học sinh: có 2 nhà vệ sinh dùng cho giáo viên, có hai nhà vệ
sinh với tổng diện tích là 20m 2; có đủ nước giếng khoan, ánh sáng và không ô nhiễm
môi trường; có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực
theo quy định về vệ sinh môi trường. Có báo cáo về cơ sở vật chất của nhà trường, có
ảnh chụp các công trình vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước [H5.5.6.04];
2. Điểm mạnh:
- Hệ thống sân chơi, bãi tập, có cây xanh bóng mát đủ và bố trí hợp lý.
- Cảnh quan môi trường luôn đảm bảo xanh sạch đẹp.


3. Điểm yếu:
- Khu sân chơi bãi tập còn hẹp và gần hệ thống phòng học.
- Chưa có hệ thống nhà vệ sinh tự hoại cho CBGV và HS.
- Chưa có hệ thống thoát nước đảm bảo không ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống học tập bộ môn giáo dục quốc phòng - an ninh chưa có

- Nhà để xe cho học sinh còn chưa đủ chỗ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tham mưu với chính quyền địa phương cải tạo khuôn viên sư phạm, sân chơi
bãi tập cho học sinh.
- Có kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh tự hoại cho học sinh.
- Có kế hoạch xây dựng thêm nhà để xe cho học sinh.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận về Tiêu chuẩn 5: Sau khi tiến hành các thu thập thông tin minh
chứng và tự đánh giá từng tiêu chí của tiêu chuẩn 5, Trường THCS Đồng Việt kết
luận và đánh giá những điểm mạnh, yếu nổi bật của tiêu chuẩn 5 như sau:
- Điểm mạnh:
+ Nhà trường có đủ các văn bản quy định về tài chính, công tác lưu trữ hồ sơ
chứng từ đảm bảo. Hằng năm đều tiến hành lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán,
thống kê, báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của nhà nước. Hằng
năm đều tiến hành công khai tài chính qua các kỳ kiểm tra, giám sát của tài chính cấp
trên đều đảm bảo đúng quy định, không có sai phạm lớn về tài chính.
- Điểm yếu:
Tuy nhiên trong quá trình vấn đề tài chính và cơ sở vật chất vẫn bộc lộ những
hạn chế yếu kém.
- Nguồn kinh phí của nhà nước cấp cho giáo dục nhà trường cũng như nguồn
kinh phí huy động được từ sự đóng góp của nhân dân, của phụ huynh học sinh còn rất
hạn chế. Đây cũng là một hạn chế khiến việc chi cho mọi hoạt động còn rất khó khăn.


- Hệ thống phòng học chưa đạt chuẩn, chưa có các phòng học bộ môn và các
phòng chức năng.
- Khu hiệu bộ chật trội, tạm bợ.
- Chưa có công trình vệ sinh khép kín cho CBGV và HS.
- Khu vực sân chơi bãi tập cho HS còn hẹp và gần với khu lớp học nên nhiều
khi còn ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.

- Phòng đọc trong thư viện, kho chứa đồ dùng, các thiết bị đồ dùng, máy tính....
được cấp đã quá 4 năm nên đã hỏng hóc và thiếu chính xác. Trang thiết bị dạy học
không đồng bộ, bị hỏng hóc nhiều chưa bổ sung được kịp thời vì không có bán ở
ngoài thị trường.
Kết quả tự đánh giá tiêu chuẩn 5: Gồm 6 tiêu chí.
Trong đó:

+ Tổng số tiêu chí đạt: 04
+ Tổng số tiêu chí không đạt: 02



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×