Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiêu chuẩn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.77 KB, 6 trang )

Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mở đầu: Tiêu chuẩn này bao gồm hai tiêu chí với 6 chỉ số yêu cầu nhà trường
tự xem xét đánh giá về các mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng cùng tham
gia vào sự nghiệp giáo dục. Đó là mối quan hệ giữa nhà trường với ban đại diện cha
mẹ học sinh thể hiện qua việc xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh mỗi năm học
theo đúng cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm cũng như mọi hoạt động
đều tuân thủ theo điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh
trong nhà trường là đại diện của hội cha mẹ học sinh trong toàn trường Vì vậy ban đại
diện cha mẹ học sinh có vai trò rất quan trọng cùng với BGH nhà trường, hội đồng
trường bàn bạc thống nhất một số chương trình hoạt động trong nhà trường như: Việc
dự trù, thu, chi các nguồn tài chính thu được từ quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh,
quyết định chi khen thưởng động viên CBGV và học sinh có thành tích cao trong từng
năm học, động viên khích lệ phong trào hoạt động trong nhà trường, tham dự vào hội
đồng kỷ luật học sinh để quyết định mức, hình thức đối với HS vi phạm kỷ luật và các
công tác xã hội hoá giáo dục khác đều thông qua ban đại diện này. Bên cạnh đó nhà
trường còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương như : Hội phụ nữ, hội cựu
chiến binh, hội nông dân tập thể, hội cựu giáo chức, tổ chức đoàn thanh niên xã đều
đóng vai trò thúc đảy quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động giáo dục của nhà
trường vì vậy nhà trường phải xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với các tổ chức
trên và làm thế nào để tranh thủ được sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất ở từng giai
đoạn, từng thời điểm thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng các
hoạt động giáo dục của nhà trường.
mluc Tiêu chí 1. Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách
nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh,
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao
chất lượng giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng :


Chỉ số a: Hàng năm Hội phụ huynh học sinh của nhà trường bầu ra Ban đại diện
cha mẹ học sinh gồm 03 đến 05 ông (bà) thay mặt Hội phối hợp với nhà trường trong


việc tổ chức một số hoạt động giáo dục. Ban đại diện có nhiệm vụ, quyền, trách
nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ
học sinh tiến hành họp thường kỳ mỗi năm 2 lần là cầu nối giữa nhà trường giáo viên
chủ nhiệm với học sinh để cùng trao đổi các biện pháp giáo dục học sinh và làm công
tác khuyến học trong nhà trường. Có danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh hàng
năm từ 2005-2009 [H6.6.1.01]. Có chương trình kế hoạch hoạt động, nội quy về
quyền và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh [H6.6.1.02].
Chỉ số b: Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi như: Đầu năm tiến hành họp phụ
huynh học sinh các lớp và toàn trường để bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp,
trường, tiến hành họp ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua điều lệ trường phổ
thông, thống nhất cách thức tổ chức hoạt động, giao quyền, giao kinh phí đóng góp
của học sinh vào quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh để họ tự chủ, tự lập trong khâu tổ
chức các hoạt động thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu
năm học. Có nghị quyết họp Ban đại diện học sinh, trường [H6.6.1.03] và có Nghị
quyết họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường mỗi năm [H6.6.1.04] .
Chỉ số c: Mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một cuộc họp với cha mẹ học sinh,
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý
kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết
các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại
diện cha mẹ học sinh. Có nghị quyết họp ban đại diện cha mẹ học sinh [H6.6.1.05].
2. Điểm mạnh:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng điều lệ
trường phổ thông.
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Ban đại diện cha mẹ học
sinh tổ chức các hoạt động khuyến khích động viên cán bộ giáo viên, học sinh tích
cực học tập.


3. Điểm yếu:
- Các hình thức hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh còn chưa phong

phú và liên tục đa số mới tổ chức được các cuộc họp bàn, động viên học sinh trong
những ngày lễ, ngày tết, ...
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh có những hoạt động phong phú
đa dạng hơn như cùng phối hợp với nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục học
sinh thông qua kiểm tra, giám sát việc học tập tại nhà, các ngày hoạt động ngoại khoá
trong năm học, ...
5. Tự đánh giá: Đạt.
mluc Tiêu chí 2. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã
hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng :
Chỉ số a: Nhà trường có kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường với tổ
chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp: như đoàn thanh niên, Hội phụ nữ xã, hội
cựu chiến binh, các dòng họ và cá nhân quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Có
kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hàng năm
[H6.6.2.01].
Chỉ số b: Nhà trường đã tranh thủ được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ
chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt
động giáo dục: như Hội phụ nữ xã phối hợp động viên giáo dục con em học tập, Hội cựu
chiến binh giáo dục về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. Có ảnh buổi nói
chuyện, có ảnh buổi của Hội cựu chiến binh xã phát biểu nhân ngày Quốc phòng toàn
dân 22-12 [H6.6.2.02]; Sự ủng hộ động viên của hội đồng hương xã Đồng việt đang
sống tại Hà Nội tới học sinh nghèo vượt khó của trường. Có danh sách học sinh được
nhận và số tiền ủng hộ [H6.6.2.03], phối hợp với Đoàn thanh niên tham gia kiểm tra
học sinh học tối ở các thôn xóm, có danh sách phân công giáo viên phối hợp với đoàn
viên tham gia kiểm tra [H6.6.2.04]


Chỉ số c: Hằng năm nhà trường tổ chức 01 lần đánh giá sự phối hợp giữa nhà
trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân trong các hoạt động

giáo dục. Có báo cáo kết quả về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể
xã hội nghề nghiệp và cá nhân hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong báo cáo tổng kết
năm học của nhà trường [H6.6.2.05]
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường có kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, các đoàn thể xã hội,
các tổ chức cá nhân trên địa bàn khá tốt. Đa số các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân
dân địa phương ủng hộ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu:
- Tuy vậy công tác phối hợp các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong
và ngoài nhà trường có những lúc còn chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, hiệu quả
chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch phối hợp các lực luợng giáo dục, các đoàn thể
trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Kết luận về Tiêu chuẩn 6: Sau khi phân tích, thu thập các thông tin minh
chứng và tiến hành tự đánh giá các chỉ số của từng tiêu chí trong tiêu chuẩn 6. Trường
THCS Đồng Việt kết luận về những điểm mạnh, điểm yếu của tiêu chí này như sau:
- Điểm mạnh:
+ Hàng năm nhà trường đều tiến hành họp phụ huynh học sinh từ đầu năm, tiến
hành bầu ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp. Sau đó họp và bầu ban đại diện cha
mẹ học sinh toàn trường (từ 3 đến 5 ông bà là cha mẹ học sinh) theo đúng thủ tục, cơ
cấu, tổ chức ở các lớp, các thôn, các thành phần nghề nghiệp....
+ BGH nhà trường cùng ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng quy chế hoạt
động cho từng năm học và hoạt động theo đúng quy chế; hàng năm ban đại diện cha
mẹ học sinh đều tiến hành họp từ 2 đến 3 lần nhằm triển khai, rút kinh nghiệm, báo


cáo hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trước hội phụ huynh học sinh toàn
trường. Những nội dung hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng (như

xây dựng quy chế khen thưởng giáo viên học sinh, xây dựng quy chế thăm hỏi cha
mẹ, bản thân học sinh nếu không may gặp rủi ro, thăm hỏi, tặng quà cho CBGV nhà
trường trong các dịp lễ Tết) Đều được phụ huynh học sinh trong nhà trường nhất trí.
+ Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất (như giao toàn bộ quyền thu, chi
sử dụng các loại quỹ từ ban đại diện cha mẹ học sinh) để ban đại diện cha mẹ học sinh
độc lập chủ động trong kế hoạch hoạt động và ban đại diện cha mẹ học sinh cuối mỗi
năm học đều có báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch không gây thắc mắc gì trong phụ
huynh học sinh. Bên cạnh đó ban đại diện cha mẹ học sinh cũng thường xuyên tham
gia phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh như kiểm tra học
tối của các em học sinh ở nhà và HS trong địa bàn thôn xóm.
+ Đối với các tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp
cá nhân tham gia vào các hoạt động giáo dục, nhà trường có kế hoạch cụ thể nhằm
phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Trong kế hoạch phối
hợp các lực lượng giáo dục đều có những nội dung cụ thể, thời gian cụ thể cho từng tổ
chức, đoàn thể ở địa phương. Đa số các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương khi
có nội dung cụ thể đều tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục góp phần thúc đẩy
sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Điểm yếu:
Trong quá trình thực hiện xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã
hội cùng tham gia các hoạt động giáo dục còn bộc lộ những hạn chế sau:
+ Có năm học, có thời kỳ sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ
học sinh còn hời hợt, lỏng lẻo đôi khi chỉ là hoạt động theo kỳ và lặp lại nội dung, nội
dung năm sau còn lặp với năm trước. Điều đó có nghĩa là hoạt động của ban đại diện
cha mẹ học sinh còn là một tổ chức hình thức chưa thực sự độc lập, chủ động, hỗ trợ
nhà trường trong giáo dục.


+ Sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức trong xã hội, các tổ chức đoàn
thể ở địa phương cũng như vậy, có lúc chỉ là hình thức mà chưa thực sự có chiều sâu.
Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục

chưa khai thác được và hầu như chưa có một phần là do địa phương thuần nông, một
phần là do công tác xã hội hoá giáo dục làm chưa tốt.
Kết quả tiêu chuẩn 6: gồm 2 tiêu chí.
Trong đó số tiêu chí đạt: 02.
Số tiêu chí không đạt: 0
mluc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×