Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 11 năm 2014 môn Sinh Sở GD ĐT Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.53 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2013-2014
Khóa ngày 28 - 3 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Sinh học
LỚP 11 THPT - VÒNG I
Họ và tên:………………………….... Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Số báo danh:…………………………
Đề gồm có 01 trang
Câu 1(2,0 điểm)
a. Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3:
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy một ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch
dinh dưỡng (đã đánh dấu tương ứng); sau đó đặt vào tủ ấm để nuôi cấy. Nêu các hiện tượng có thể
quan sát được ở 3 đĩa thạch. Giải thích các hiện tượng.
b. Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thông báo có nhiều bệnh
mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các loại virut. Hãy đưa ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
hiện tượng này?
Câu 2(1,0 điểm)
Insulin là một loại hoocmon có bản chất prôtêin, nó được tổng hợp trong các tế bào β của
tuyến tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong
máu. Quá trình vận chuyển insulin ra khỏi tế bào β cần có sự tham gia chủ yếu của các bào quan
nào? Mô tả quy trình vận chuyển này.
Câu 3(2,0 điểm)
a. Trình bày vai trò động mạch. Đặc tính quan trọng nào giúp động mạch thực hiện được
chức năng của nó?
b. Mạch đập ở động mạch có phải do máu chảy trong mạch gây ra hay không? Tại sao?
c. Vì sao khi tiêm vào mạch phải tiêm vào tĩnh mạch?


d. Giải thích vì sao tim tách rời khỏi cơ thể một thời gian vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng?
Câu 4(1,5 điểm)
Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí sau trong trồng trọt:
a. Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu?
b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông?
c. Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu Ba) vào mùa đông?
Câu 5(1,5 điểm)
Một anh sinh viên khoẻ mạnh quyết định chạy đua 200 mét. Do không được luyện tập như
một nhà điền kinh, nên anh sinh viên ít có cơ hội chuẩn bị cho cuộc thi. Vào ngày đua anh chạy mất
28 giây, kết thúc cuộc đua anh ta bị kiệt sức và bị chuột rút.
a. Các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng nào đã diễn ra trong tế bào cơ chân của
anh sinh viên? Phân biệt các quá trình đó.
b. Vì sao anh ta bị chuột rút?
Câu 6(2,0 điểm)
a. Ở một loài sinh sản hữu tính, trong quá trình phát sinh giao tử nếu chỉ có trao đổi chéo xảy ra
tại một điểm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32.
Xác định bộ nhiễm sắc thể (2n) và tên của loài đó.
b. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một
số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% tế bào con tạo ra được chuyển
sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng
chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử.
Tính số tế bào sinh dục đực sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số nhiễm
sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.
c. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào
sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng.
Xác định số lần nguyên phân của của mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái.
---Hết---


HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT - VÒNG I NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học
Khoá ngày 28-3-2014
Câu

Câu 1
(2,0
điểm)

Câu 2
(1,0
điểm)

Nội dung
a. - Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc
- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Không xuất hiện khuẩn lạc hoặc có thể ban đầu xuất
hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt trên bề mặt
thạch tan biến.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc.
* Giải thích :
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ, chúng có đời sống kí sinh nội bào bắt
buộc, cho nên chúng không sống được trong môi trường nhân tạo 
không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng bình
thường  tạo khuẩn lạc.
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập và nhân lên của phagơ độc cho nên ban
đầu khuẩn lạc có thể xuất hiện nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào

lớn, phá vỡ tế bàovi khuẩn chết nên không còn khuẩn lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà nên không gây tan tế bào vi khuẩn
 khuẩn lạc vẫn xuất hiện và tồn tại.
b. - Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều
loại virut rất dễ bị đột biến tạo nên nhiều loại virut khác nhau.
- Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác.
* Vận chuyển protein (insulin) ra khỏi tế bào cần các bào quan:
hệ thống mạng lưới nội chất hạt; bộ máy Golgi; màng sinh chất.
* Quá trình vận chuyển:
- Protein tổng hợp bởi riboxom trên mạng nội chất hạt, sau đó được
đóng gói trong các túi vận chuyển bộ máy Golgi.
- Ở bộ máy Golgi, phân tử protein được hoàn thiện cấu trúc, gắn
thêm các thành phần cần thiết  được bao gói trong túi tiết và tách ra
khỏi bộ Golgi và chuyển đến màng sinh chất.
- Khi có tín hiệu chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra
bên ngoài tế bào bằng hiện tượng xuất bào.

Điểm
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25


0,25

0,25
0,25

0,25

a. Vai trò và đặc tính động mạch:
- Động mạch dẫn máu vận chuyển liên tục và điều hoà lượng máu đến
cơ quan, mặc dù tim co bóp tống máu vào mạch một cách gián đoạn
- Động mạch có 2 đặc tính quan trọng là tính đàn hồi và co bóp (co dãn)
0,25
+ Tính đàn hồi: giúp dòng máu chảy liên tục trong mạch
+ Tính co bóp: giúp cho động mạch thay đổi tiết diện để điều hoà
lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể
0,25
b. Mạch đập


Câu 3
(2,0
điểm)

Câu 4
(1,5
điểm)

Câu 5
(1,5

điểm)

- Mạch đập ở động mạch không phải do máu chảy trong mạch gây ra.
- Mạch đập là nhờ nhịp co bóp của tim và tính đàn hồi, co dãn của gốc
động mạch chủ (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) gây ra, chúng được
truyền đi dưới dạng sóng gọi là sóng mạch (hay mạch đập). Mạch đập
phản ánh đúng hoạt động của tim và chỉ có ở động mạch
c. Phải tiêm vào tĩnh mạch vì:
- Động mạch nằm sâu, áp lực mạnh và máu chảy nhanh, lòng mạch hẹp
khó luồn kim tiêm, máu phụt mạnh khi rút kim
- Tĩnh mạch nằm nông, áp lực yếu và máu chảy chậm, lòng mạch rộng
dễ luồn kim tiêm, an toàn hơn khi rút kim tiêm
d.Tim hoạt động có chu kì:
- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền
tim. Hệ dẫn truyền tim (một tập hợp sợi đặc biệt có trong thành bao tim)
bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc-kin.
- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện (xung thần kinh). Cứ sau
một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung
điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó đến nút nhĩ thất, bó His
rồi theo mạng Puốc-kin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25


0,25

Một trong những nội dung rất quan trọng của thuyết quang chu kì là:
thời gian ban đêm quyết định thời gian ra hoa.
a. Cúc ra hoa vào mùa thu vì thời gian ban đêm vào mùa thu bắt đầu dài
hơn ban ngày. Thắp đèn ban đêm vào mùa thu giúp rút ngắn thời gian
ban đêm, để hoa cúc không ra hoa. Cúc sẽ ra hoa vào mùa đông (khi
không còn đèn nữa) hoa sẽ đẹp hơn, lợi nhuận sẽ cao hơn.
0,5
b. Thanh long ra hoa vào mùa hè, mùa có thời gian ban đêm ngắn hơn
ban ngày. Do đó vào mùa đông Thanh long sẽ không ra hoa do ban đêm
dài hơn ban ngày. Để Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông
phải thắp đèn vào ban đêm để chia đêm dài thành hai đêm ngắn.
0,5
c. Mía là cây ngày ngắn và ra hoa vào mùa đông. Nhưng Mía ra hoa sẽ
tiêu tốn một lượng đường rất lớn. Để mía không ra hoa vào mùa đông sẽ
phải cắt đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm.
0,5
a. Các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ chân:
Hô hấp hiếu khí và lên men.
- Khác nhau:
Đặc điểm
Lên men
Hô hấp hiếu khí
Vị trí xảy ra
Tế bào chất
Tế bào chất, chất nền
và màng trong ti thể.
Chất nhận e- cuối cùng Chất hữu cơ (axit
O2

lactic)
Chuỗi vận chuyển eKhông có


0,25

0,25
0,25
0,25

Sản phẩm, hiệu quả Axit lactic; thấp
CO2 và H2O; cao
0,25
năng lượng
2 ATP
38 ATP
b. Bị chuột rút là do: axit lactic sinh ra do lên men tích lũy lại trong tế
0,25
bào và gây ngộ độc cho tế bào cơ.


a. Số loại giao tử được tạo ra khi chỉ có trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm
trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng: 2n+1
Ta có: 2n+1 = 32, suy ra n = 4 2n = 8
Vậy loài đó là Ruồi giấm.
Câu 6
(2,0
điểm)

b. Gọi a là số tinh trùng được tạo ra, vì số tinh trùng X = số tinh trùng

Y = a/2, ta có: 25% a/2 + 12,5% a/2 = 168 a = 896 tinh trùng

0,5
0,25

Số tế bào con được tạo ra chuyển sang vùng chín: a/4 = 224
Số tế bào con thật sự được tạo ra: (224 x 100)/87,5 = 256

0,25

Một số tế bào sinh dục sơ khai đực (SDSK) đều qua nguyên phân 5 lần
tạo ra được 256 TB con

0,25

Vậy số tế bào SDSK: 256/25 = 8
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh giao tử
(25+1 - 1 ) x a x 2n = 4032 NST

0,25

c. Số trứng thực sự được tạo ra: 168 x 100/75 = 224 trứng
Số tế bào sinh trứng = số trứng = 224
Gọi k là số là nguyên phân của 14 tế bào SDSK cái:

0,25

Ta có : 14 x 2k =22  k = 4
Vậy số lần nguyên phân của tế bào SDSK cái là 4.
Lưu ý: Nếu học sinh làm theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa


0,25



×