Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

40 câu kèm lời giải Liên kết hóa học (đề cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.28 KB, 15 trang )

Liên kết hóa học (Đề CƠ BẢN)
Bài 1. Trong ion Na+:
A. số electron nhiều hơn số proton.
B. số proton nhiều hơn số electron.
C. số electron bằng số proton.
D. số electron bằng hai lần số proton.
Bài 2. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do
A. cặp electron chung giữa 2 nguyên tử kim loại.
B. cặp electron chung giữa 1 nguyên tử kim loại và 1 nguyên tử phi kim.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu .
D. cặp electron chung giữa 2 nguyên tử phi kim.
Bài 3. Một nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2. Khi hình thành liên kết ion,
nguyên tử X thành:
A. cation X2+
B. anion X2C. anion X2+
D. anion X6Bài 4. Cho phân tử CaCl2, hóa trị của Ca trong phân tử đó là:
A. Điện hóa trị 2+
B. Cộng hóa trị 2
C. Điện hóa trị 2D. Điện hóa trị +2
Bài 5. Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là 17. Khi tạo đơn chất, X sẽ
A. nhận 1 electron tạo ion có điện tích -1.
B. góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron.
C. mất 1 electron tạo ion có điện tích 1-.
D. nhận 1 cặp electron tạo thành 1 liên kết cho – nhận.
Bài 6. Liên kết ion thường được tạo thành giữa hai nguyên tử
A. Kim loại và phi kim.
B. Kim loại điển hình và phi kim.
C. Kim loại và phi kim điển hình.
D. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Bài 7. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2, nguyên tử của
nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3. Công thức phân tử của hợp chất


tạo bởi X và Y có dạng


A. X2Y3.
B. X3Y2.
C. X5Y2.
D. X2Y2.
Bài 8. Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết trong phân tử là liên kết ion.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D. Liên kết trong phân tử là liên kết cho – nhận.
Bài 9. Với phân tử CO2 phát biểu nào sau đây đúng nhất ?
A. Liên kết trong phân tử là liên kết hiđro.
B. Liên kết trong phân tử là liên kết cho nhận.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết ion.
D. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị.
Bài 10. Dãy phân tử nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?
A. N2, Cl2, HCl, H2, F2.
B. N2, Cl2, HI, H2, F2.
C. N2, Cl2, H2O, H2, F2.
D. N2, Cl2, I2, H2, F2.
Bài 11. Những câu sau đây, câu nào sai ?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần
B. Có ba loại liên kết hoá học là liên kết ion, liên kết cộng hoá trị và liên kết kim loại
C. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để chuyển sang trạng thái có năng lượng
thấp hơn
D. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau
Bài 12. Trong các ion sau : Fe3+, Na+, Ba2+, S2-, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl-, H+ có bao
nhiêu ion không có cấu hình electron giống khí trơ :

A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Bài 13. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là 19 và 16. Hợp chất tạo thành từ X và Y là ?
A. X2Y.
B. XY.
C. XY2.
D. X2Y3.
Bài 14. Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O):


A. 3
B. 24
C. 31
D. 32
Bài 15. Dãy hợp chất nào thuộc loại hợp chất ion (liên kết ion) ?
A. Na2S, LiCl, NaH, MgO.
B. HCl, Na2S, LiCl, NaH.
C. HF, Na2S, LiCl, MgO.
D. Na2S, LiCl, MgO, PCl5.
Bài 16. Cho các chất sau : NH3, HCl, SO3, N2. Chúng đều có kiểu liên kết hoá học nào sau
đây ?
A. liên kết cộng hoá trị.
B. liên kết cộng hoá trị phân cực.
C. liên kết cộng hoá trị không phân cực.
D. liên kết cho nhận.
Bài 17. Cho dãy oxit : Na2O, CaO, SiO2, P2O5, SO3. Các chất có liên kết cộng hóa trị là
A. Na2O, CaO, SiO2.
B. P2O5, SO3, CaO.

C. CaO, SiO2, P2O5.
D. SiO2, P2O5, SO3.
Bài 18. Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử có liên kết cộng hóa trị là
A. N2 và HCl.
B. HCl và MgO.
C. HCl và NaCl.
D. NaCl và MgO.
Bài 19. Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4
B. Cl2, CO2, C2H2
C. NH3, Br2, C2H4
D. HCl, C2H2, Br2
Bài 20. Cho các tính chất sau:
(1) Chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao;
(2) Dẫn điện khi trong dung dịch hoặc hoặc ở trạng thái nóng chảy;
(3) Dễ hòa tan trong nước;
(4) Dễ hóa lỏng và dễ bay hơi;
Số tính chất đặc trưng cho hợp chất ion là
A. 2
B. 4


C. 1
D. 3
Bài 21. Dãy các chất nào sau đây mà phân tử phân cực ?
A. CO2, HF, NH3
B. HCl, H2O, SO2
C. NH3, CO2, SO2
D. Cl2, SO2, CH4
Bài 22. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một ion là : 3s23p6. Số hiệu của nguyên tử có

thể có của nguyên tố tạo nên ion đó là
A. 15, 16 hoặc 17.
B. 18, 19 hoặc 20.
C. 15, 16, 17, 19 hoặc 20.
D. 15, 16, 17, 18, 19 hoặc 20.
Bài 23. Nguyên tử X có 7 electron p. Nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng
số hạt mang điện của X là 8 hạt. Số electron trong phân tử hợp chất tạo thành giữa X và Y
là :
A. 30.
B. 76.
C. 34.
D. 64.
Bài 24. Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử ?
A. H2SO4, NH3, H2.
B. NH4Cl, CO2, H2S.
C. CaCl2, Cl2O, N2.
D. K2O, SO2, H2S.
Bài 25. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử của
nguyên tố Y có cấu hình electron: 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và Y thuộc
loại liên kết
A. Ion.
B. Cộng hoá trị không cực.
C. Cộng hoá trị có cực.
D. Kim loại.
Bài 26. Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử ?
A. H2SO4, NH3, H2.
B. NH4Cl, CO2, H2S.
C. CaCl2, Cl2O, N2.
D. K2O, SO2, H2S.



Bài 27. Cho các nguyên tố X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 19 và 8. Công thức hợp
chất được tạo ra giữa X và Y có dạng như thế nào, trong hợp chất đó, liên kết giữa X và Y là
A. X2Y, liên kết ion.
B. Y2X, liên kết ion.
C. Y2X, liên kết cộng hóa trị.
D. X2Y, liên kết cộng hóa trị.
Bài 28. Trong các phân tử: CO2, NH3, C2H2, SO2, H2O có bao nhiêu phân tử phân cực?
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Bài 29. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ
chứa liên kết cộng hóa trị không cực là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Bài 30. Tổng số electron trong anion

A. NO3

là 40. Công thức của anion là

B. SiO32−.
C. BrO3−.
D. SO32−.
Bài 31. Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử ?
A. CaCl2, H2O, N2.
B. K2O, SO2, H2S.

C. NH4Cl, CO2, H2S.
D. H2SO4, NH3, H2.
Bài 32. Dãy hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là
A. H2SO4, PCl3, SO2Cl2, OF2, N2O4.
B. K3PO4, NO2, SO3, NH4Cl, HNO3.
C. (NH4)2SO4, PCl3, SO2Cl2, NO2, SO3.
D. SO2Cl2, OF2, N2O4, BaCl2, PCl3.
Bài 33. Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl. Phân tử có liên kết mang nhiều
tính chất ion nhất là
A. LiCl.
B. CsCl.
C. KCl.


D. RbCl.
Bài 34. X và Y đều là hợp chất ion cấu tạo thành từ các ion có chung cấu hình electron
1s22s22p6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử X và Y lần lượt là 92 và 60. X
và Y lần lượt là :
A. MgO; MgF2
B. MgF2 hoặc Na2O; MgO
C. Na2O; MgO hoặc MgF2
D. MgO; Na2O.
Bài 35. Số cặp electron dùng chung trong phân tử CO2 là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 36. Số liên kết cộng hóa trị trong phân tử C2H6 là
A. 4.
B. 5.

C. 6.
D. 7.
Bài 37. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của
nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5 . Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên
tử Y thuộc loại liên kết:
A. Cho nhận
B. Ion
C. Cộng hoá trị
D. Kim loại
Bài 38. Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,44), Na (0,9), Mg (1,2), Cl (3,16). Trong
các phân tử sau phân tử nào có độ phân cực lớn nhất ?
A. NaCl.
B. MgO.
C. MgCl2.
D. Cl2O
Bài 39. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 11. Điện tích hạt
nhân của nguyên tử nguyên tố Y là +14,418.10-19C (cu-lông). Liên kết giữa X và Y thuộc
loại liên kết
A. cho - nhận.
B. ion.
C. kim loại.
D. cộng hóa trị có cực.


Bài 40. Kết luận nào sau đây sai?
A. CO2 là phân tử phân cực
B. Liên kết trong phân tử CaF2 và Na2O là liên kết ion.
C. Trong phân tử Na2O, natri có điện hóa trị là 1+, oxi có điện hóa trị là 2-.
D. Liên kết trong phân tử: Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hoá trị không cực.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Nguyên tử Na trung hòa có số p = số e = 11
Để hình thành ion Na + thì nguyên tử Na mất đi mất 1 electron:Na → Na+ + 1 e
→ Trong ion Na+ có 11 proton và 10 electron
Đáp án B
Câu 2: Đáp án C
Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu.
Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
→ Chọn C.
Câu 3: Đáp án A
X có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên theo quy tắc bát tử X có xu hướng nhường 2 electron để
hình thnhaf cation:
X - 2e → X2+
Đáp án A
Câu 4: Đáp án A
Điện hóa trị bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các
nguyên tử khác trong phân tử.
=> Điện hóa trị của Ca trong phân tử CaCl2 là 2+.
Đáp án A
Câu 5: Đáp án B
X là Cl.
Cấu hình:


Như vậy, trong nguyên tử Cl còn 1 e độc thân. Khi tạo thành đơn chất, 2 e độc thân ở 2
nguyên tử Cl sẽ ghép chung, tạo thành 1 cặp e.
=> Đáp án B
Câu 6: Đáp án D

Liên kết ion hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
=> Đáp án D
Câu 7: Đáp án B
X là nguyên tố nhóm IIA (hóa trị II)
Y là nguyên tố nhóm VA (hóa trị III)
Như vậy, công thức hợp chất phải là X3Y2
=> Đáp án B
Câu 8: Đáp án A
• Cấu hình electron của N: [He]2s22p3
Do có 3 electron độc thân, nên nguyên tử nitơ trong amoniac tạo thành ba liên kết cộng hóa
trị với ba nguyên tử hiđro.
Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là
ba nguyên tử hiđro. Ba liên kết N-H đều là liên kết có cực, các cặp electron chung đều lệch
về phía nguyên tử nitơ.
→ Do đó, NH3 là phân tử có cực → Chọn A.
Câu 9: Đáp án D
Cấu hình electron của C: [Ne]2s22p2, nguyên tử cacbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của O là [Ne]2s22p4, nguyên tử oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Trong phân tử CO2, nguyên tử C nằm giữa 2 nguyên tử O và góp chung với mỗi nguyên tử O
hai electron, mối nguyên tử O góp chung với mỗi nguyên tử C hai electron tạo ra hai liên kết
đôi.
Ta có công thức cấu tạo: O=C=O.
→ Với nguyên tử CO2, liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị → Chọn D.


Câu 10: Đáp án D
Đáp án A loại vì HCl có liên kết cộng hóa trị phân cực.
Đáp án B loại vì HI có liên kết cộng hóa trị phân cực.
Đáp án C loại vì H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực.
Đáp án D thỏa mãn.

Câu 11: Đáp án D
D sai do các nguyên tố cùng chu kì chỉ có chung lớp e, số e của mỗi nguyên tử là khác nhau.
=> Đáp án D
Câu 12: Đáp án B
Cấu hình khí trơ là cấu hình có 8 electron (trừ He có 2 electron ở lớp ngoài cùng).
- Các ion không có cấu hình của khí trơ là:

→ Đáp án B.
Câu 13: Đáp án A
X là Kali và Y là Lưu huỳnh
Công thức hợp chất tạo thành là K2S
=> Đáp án A
Câu 14: Đáp án D


N có ZN = 7 electron, O có ZO = 8e.

Vậy tổng số electron trong ion NO3 = 7 + 8 × 3 + 1 = 32.
Đáp án D.

Câu 15: Đáp án A
Các chất thuộc loại hợp chất ion là Na2S, LiCl, NaH, MgO.
=> Đáp án A
Câu 16: Đáp án A
Trong các chất
- 3 chất có liên kết cộng hóa trị phân cực: NH3, HCl, SO3.
- 1 chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực: N2.
→ Chọn A.
Câu 17: Đáp án D
Trong dãy oxit:

Oxit có liên kết ion là Na2O, CaO.
Oxit có liên kết cộng hóa trị phân cực là SiO2, P2O5, SO3.
→ Chọn D.
Câu 18: Đáp án A
Các phân tử có liên kết ion là NaCl, MgO.
Phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là HCl.
Phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực là N2.
Vậy các phân tử có liên kết cộng hóa trị là HCl và N2 → Chọn A.
Câu 19: Đáp án B
Đáp án A loại vì HBr, CH4 là các phân tử phân cực.
Đáp án B đúng.
Đáp án C loại vì NH3 là phân tử phân cực.
Đáp án D loại vì HCl là phân tử phân cực.


Câu 20: Đáp án D
Các tính chất (1), (2), (3) là của hợp chất ion.
Tính chất (4) là của hợp chất cộng hóa trị.
=> Đáp án D
Câu 21: Đáp án B
CO2 , Cl2 là những phân tử không phân cực
Loại trừ  B
Câu 22: Đáp án C
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một ion là 3s23p6.
Vì đây là cấu hình electron lớp ngoài cùng của 1 ion → X có thể nhường hoặc nhận electron
để hình thành ion.
Như vậy cấu hình electron của X có thể là:
1. [Ne]3s23p3 (Z = 15)
2. [Ne]3s23p4 (Z = 16)
3. [Ne]3s23p5 (Z = 17)

4. [Ar]4s1 (Z = 19)
5. [Ar]4s2 (Z = 20)
→ Số hiệu nguyên tử có thể có của nguyên tố tạo nên ion đó là 15, 16, 17, 19 hoặc 20 →
Chọn C.
Câu 23: Đáp án D
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p1
X có xu hướng nhường 3 electron để hình thành ion: X → X3+ + 3e.
• Y có số hiệu nguyên tử Z = 13 + 4 = 17.
Cấu hình electron của Y: 17Y: [Ne]3s23p5.
Y có xu hướng nhận 1 electron để hình thành ion: Y + 1e → Y-.


Hai ion được tạo thành mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên phân
tử XY3:
X3+ + 3Y- → XY3
Vậy số electron trong phân tử hợp chất tạo thành giữa X và Y là 13 + 17 x 3 = 64 → Chọn D.
Câu 24: Đáp án A
Các chất có liên kết ion là:
trị

. Còn lại các chất đều chỉ có lk cộng hóa

Chọn A
Câu 25: Đáp án A
X thuộc nhóm IA, kim loại kiềm tức kim loại điển hình, Y thuộc nhóm VII A, phi kim điển
hình
Liên kết giữa X và Y là lk ion
Đáp án A
Câu 26: Đáp án A
A đúng

B sai do NH4Cl có lk ion
C sai do CaCl2 có lk ion
D sai do K2O có lk ion
Đáp án A
Câu 27: Đáp án A
X là Kali, Y là Oxi  K2O , liên hết ion
Câu 28: Đáp án C
Trong các phân tử, có 3 phân tử phân cực gồm: NH3, SO2 và H2O.
Các liên kết C-O trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực, nhưng do có cấu tạo thẳng
nên CO2 là phân tử không có cực.
Còn C2H2 trong phân tử có C lai hóa sp3 là lai hóa thẳng nên phân tử không phân cực.
→ Chọn C.


Câu 29: Đáp án A
Có 2 chất trong dãy chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là N2, H2 → Chọn A.
Câu 30: Đáp án B

=> Đáp án B
Câu 31: Đáp án D
Đáp án A: CaCl2 là liên kết ion
Đáp án B: K2O là liên kết ion
Đáp án C: NH4Cl có liên kết ion
=> Đáp án D
Câu 32: Đáp án A
Loại B do liên kết giữa NH4+ và Cl- là ion
Loại C do liên kết giữa NH4+ và SO4 2- là ion
Loại D do liên kết giữa Ba2+ và Cl- là ion
=> Đáp án A
Câu 33: Đáp án B

- Xét theo chiều tăng dần tính kim loại cũng là chiều giảm dần của độ âm điện ta có dãy Li <
Na < K < Rb < Cs.
- Trong phân tử độ chênh lệch độ âm điện ∆ càng lớn thì tính chất ion càng lớn.
Đáp án B.
Câu 34: Đáp án B

- Giả sử anion là O


+ Tổng số hạt p, n, e trong phân tử X là 92. =>X là Na2O (2 × (11 × 2 + 12) + (8 × 2 + 8) =
92).
+ Tổng số hạt p, n, e trong phân tử Y là 60. =>Y là MgO ((12 × 2 + 12)+ (8 × 2 + 8) = 60).
- Giả sử anion là F
+ Tổng số hạt trong phân tử X là 92. => X là MgF2 ( (12 × 2 + 12) + 2 × (9 × 2 + 10) = 92)
Đáp án B.
Câu 35: Đáp án D
Cấu hình electron nguyên tử của C (Z = 6) là 1s22s22p2, nguyên tử cacbon có 4 electron ở lớp
ngoài cùng.
Cấu hình electron nguyên tử của O (Z = 8) là 1s22s22p4, nguyên tử oxi có 6 electron ở lớp
ngoài cùng.
Trong phân tử CO2, nguyên tử C nằm giữa hai nguyên tử O và góp chung với mỗi nguyên tử
O hai electron, mối nguyên tử O góp chung với nguyên tử C hai electron tạo ra 2 liên kết đôi.
Ta có công thức cấu tạo: O=C=O.
→ Số cặp electron dùng chung trong phân tử CO2 là 4 → Chọn D.
Câu 36: Đáp án D
Cấu hình electron của C là 6C: [He]2s22p2. C ở trạng thái kích thích có cấu hình: [He]2s12p3
→ Khi đó C có 4 electron độc thân.
Do có 4 electron độc thân nên mỗi C tạo ba liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử H và 1
nguyên tử C còn lại.


Công thức cấu tạo có thể có của C2H6 là
→ Số liên kết cộng hóa trị trong phân tử C2H6 là 7 → Chọn D.
Câu 37: Đáp án B
X có 1 electron lớp ngoài cùng, electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s → X thuộc chu kì 4,
nhóm IA.
X có xu hướng dễ dàng nhường 1 electron để tạo thành ion: X → X+ + 1e.
Y có 7 electron lớp ngoài cùng, electron cuối cùng điền vào phân lớp 2p → Y thuộc chu kì 2,
nhóm VIIA.


Y có xu hướng dễ dàng nhận 1 electron để tạo thành ion: Y + 1e → Y-.
Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên
phân tử XY: X+ + Y- → XY.
→ Chọn B.
Câu 38: Đáp án A
Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết trong các phân tử
- NaCl: hiệu độ âm điện của Cl và Na là 3,16 - 0,9 = 2,26.
- MgO: hiệu độ âm điện của O và Mg là 3,44 - 1,2 = 2,24.
- MgCl2: hiệu độ âm điện của Cl và Mg là 3,16 - 1,2 = 1,96.
- Cl2O: hiệu độ âm điện của O và Cl là 3,44 - 3,16 = 0,28.
Hiệu độ âm điện càng lớn thì phân tử có độ phân cực càng lớn.
Vậy phân tử có độ phân cực nhất là NaCl → Chọn A.
Câu 39: Đáp án D
Cấu hình e của X:

, Vậy X là Clo (độ âm điện 3,16)

Số p trong Y:
Suy ra, Y là Flo (độ âm điện 3,98)
HIệu độ âm điện: 3,98-3,16=0,82 nên liên kết giữa 2 ng tử này là cộng hóa trị có cực

Đáp án D
Câu 40: Đáp án A
Đáp án A sai vì liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực, nhưng phân tử CO2 có cấu
tạo thẳng nên độ phân cực của hai liên kết đôi (C=O) triệt tiêu nhau, kết quả toàn bộ phân tử
không bị phân cực.



×