Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ứng dụng mô hình SAAS xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp luận văn ths công nghệ thông tin 60 38 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN HOÀNG LONG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SAAS XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN TRỊ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

Ngành: Công Nghệ Thông Tin
Chuyên ngành: Khoa Học Máy Tính
Mã số: 1.01.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2007


Mục lục
Lời cam đoan ............................................................................................................... 3
Lời cảm ơn .................................................................................................................. 4
Mục lục ....................................................................................................................... 5
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ........................................................................... 7
Danh mục các bảng...................................................................................................... 8
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................................................... 9
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 12
Chương 1

TỔNG QUAN ........................................................................................ 14

1.1. Tính thời sự và hoàn cảnh ra đời của sản phẩm ............................................. 14
1.2. Xu hướng portal thay thế cho các website đơn giản ...................................... 17


1.3. Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) 18
1.4. Phần mềm cho thuê dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS).......... 21
1.5. Sự ra đời của hệ điều hành web (Web Operating System – webOS).............. 25
1.6. Xu hướng tất yếu của thương mại điện tử ..................................................... 27
1.7. Bài toán quản lý doanh nghiệp và vấn đề bản quyền phần mềm .................... 30
Chương 2 PHẦN MỀM PHÂN PHỐI DƯỚI DẠNG DỊCH VỤ (SOFTWARE AS A
SERVICE - SAAS) .................................................................................................... 32
2.1. Nhân hệ thống SaaS: ..................................................................................... 32
2.2. Một số phần mềm dịch vụ tiêu biểu .............................................................. 39
2.3. Đề xuất giải pháp xây dựng hệ điều hành chuyên dụng ................................. 42
2.4. Những vấn đề gặp phải khi xây dựng hệ thống ............................................. 45
Chương 3

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ..................................................................... 52

3.1. Tổ chức hệ thống .......................................................................................... 52
3.2. Thư viện lập trình SaaS ................................................................................ 54
3.3. Hệ thống các cổng phân cấp BIS .................................................................. 54
3.4. Các phần mềm SaaS ..................................................................................... 62
3.5. Ngôn ngữ sinh mã......................................................................................... 69
Chương 4

PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG THEO MÔ HÌNH SAAS ..... 81

4.1. Giới thiệu ..................................................................................................... 81


4.2. Các tính năng chung ..................................................................................... 81
4.3. Các tính năng quản trị hệ thống .................................................................... 96
Chương 5


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 100

5.1. Tính sáng tạo và khoa học ......................................................................... 100
5.2. Tính ứng dụng ............................................................................................ 100
5.3. Tính hiệu quả .............................................................................................. 101
5.4. Tính hoàn thiện ........................................................................................... 103
5.5. Định hướng phát triển ................................................................................. 103
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 104


7

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
BIS: Business Information System - Hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm của
công ty TCV
CMS: Content Management System – Hệ thống quản trị nội dung
CRM: Customer Relationship Management
CRUD: Create, Read, Update, Delete – Mẫu thêm sửa xóa nội dung
DAS: Decentralized Authentication System – Hệ thống xác thực phân tán
DOD: Desktop On Demand – Một hệ điều hành web
DT: Desktop Two – Một hệ điều hành web
ERP: Enterprise Resource Planing
HTML: Hyper Text Meta Language
JS: Javascript
LAN: Local Area Network – Mạng nội bộ
OS: Operating System – Hệ điều hành
PFS: Portals File System – Hệ thống file của hệ điều hành web Portals
PoS: Point of Sales
RSS: Rich Site Summary – Định dạng được dùng để tổng hợp các bài viết mới trong

trang web
SaaS: Software as a Service
SOA: Service Oriented Architecture – Kiến trúc hướng dịch vụ
SSO: Single Signing On – Cơ chế đăng nhập một cửa
WAN: Wide Area Network – Mạng diện rộng
WebOS: Web Operating System – Hệ điều hành web
XML: eXtensible Meta Language


8

Danh mục các bảng
Bảng 1:

Phát triển thuê bao và người dùng ............................................................. 15

Bảng 2:

Dung lượng kết nối quốc tế ....................................................................... 16

Bảng 3:

Tỷ lệ vi phạm bạn quyền phần mềm 2006 ................................................. 31


9

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1:


Phát triển người dùng Internet ................................................................... 15

Hình 2:

Dung lượng kết nối quốc tế ....................................................................... 16

Hình 3:

Biểu đồ so sánh mức độ xây dựng website các doanh nghiệp năm 2006 .... 29

Hình 4:

Bốn mức độ khác nhau của mô hình phần mềm dịch vụ ............................ 33

Hình 5:

Kiến trúc ứng dụng SaaS ........................................................................... 34

Hình 6:

Hệ thống xác thực tập trung ....................................................................... 36

Hình 7:

Hệ thống xác thực phân tán ....................................................................... 36

Hình 8:

Kiểm soát truy cập..................................................................................... 37


Hình 9: Quyền truy cập của người quản trị ở chi nhánh Toronto giống như với trụ sở
chính ngoại trừ khả năng thay đổi những vấn đề liên quan tới chính sách 401(k) ....... 37
Hình 10:

Sơ đồ các thành phần của SaaS .............................................................. 38

Hình 11:

Sơ đồ tổng quan hệ thống ....................................................................... 43

Hình 12:

Mô hình portal đa cổng phân cấp BIS .................................................... 44

Hình 13:

Mô hình thu thập dữ liệu tự động ........................................................... 45

Hình 14:

Sơ đồ tổng quan mô hình supertype ....................................................... 48

Hình 15:

Ví dụ ứng dụng supertype ...................................................................... 48

Hình 16:

Sơ đồ pattern party ................................................................................. 48


Hình 17:

Sơ đồ pattern Accountability .................................................................. 49

Hình 18:

Sơ đồ pattern Transaction ....................................................................... 49

Hình 19:

Sơ đồ pattern Summary Account ............................................................ 50

Hình 20:

Sơ đồ pattern Action .............................................................................. 50

Hình 21:

Sơ đồ pattern Plan .................................................................................. 51

Hình 22:

Các gói chính của hệ thống .................................................................... 52

Hình 23:

Thiết kế cơ sở dữ liệu của nhân hệ thống................................................ 53

Hình 24:


Mô hình thư viện lập trình SaaS ............................................................. 54

Hình 25:

Cổng thông tin thương mại Bắc Ninh: .................................................... 55

Hình 26:

Hệ thống bản đồ các tỉnh, thành phố....................................................... 55

Hình 27:

Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh ................................................. 56

Hình 28:

Website doanh nghiệp như công ty Chân Thiện Mỹ ............................... 56


10
Hình 29:

Tranh tre Xuân Lai ................................................................................. 57

Hình 30:

Gốm sư Hadicomex................................................................................ 57

Hình 31:


Làng tranh Đông Hồ .............................................................................. 58

Hình 32:

Đăng ký portal mới ................................................................................ 58

Hình 33:

Chọn cây danh mục ................................................................................ 59

Hình 34:

Đăng ký nguồn nhận tin ......................................................................... 60

Hình 35:

Quản trị nội dung ................................................................................... 61

Hình 36:

Quản trị hệ thống ................................................................................... 61

Hình 37:

Sơ đồ gian hàng ..................................................................................... 62

Hình 38:

Giao diện tính năng quản lý công việc .................................................... 63


Hình 39:

Tab thêm nhiệm vụ ................................................................................ 64

Hình 40:

Tính năng quản lý khách hàng ................................................................ 64

Hình 41:

Tính năng giao việc ................................................................................ 65

Hình 42:

Tính năng giao dịch................................................................................ 65

Hình 43:

Phần mềm media online ......................................................................... 66

Hình 44:

Tính năng Now playing .......................................................................... 66

Hình 45:

Tính năng thêm bài mới ......................................................................... 67

Hình 46:


Tính năng xem ảnh trên Media Player .................................................... 67

Hình 47:

Tính năng đọc truyện, xem tin ................................................................ 68

Hình 48:

Sơ đồ hệ thống sinh mã .......................................................................... 70

Hình 49:

Form khai báo sinh mã ........................................................................... 71

Hình 50:

Sắp thứ tự cho tên biến ........................................................................... 74

Hình 51:

Form CRUD điển hình ........................................................................... 76

Hình 52:

Một báo cáo mẫu .................................................................................... 78

Hình 53:

Form quản lý kiểu bảng tính ................................................................... 78


Hình 54:

Form dạng all in one .............................................................................. 79

Hình 55:

Form dạng listing ................................................................................... 79

Hình 56:

Form dạng detail .................................................................................... 80

Hình 57:

Sơ đồ thiết kế cơ sở dữ liệu .................................................................... 81

Hình 58:

Trang tổng hợp các nhiệm vụ ................................................................. 82


11
Hình 59:

Danh sách các nhiệm vụ ......................................................................... 83

Hình 60:

Thêm nhiệm vụ ...................................................................................... 84


Hình 61:

Sửa nhiệm vụ ......................................................................................... 84

Hình 62:

Xóa nhiệm vụ ......................................................................................... 85

Hình 63:

Danh sách khách hàng ............................................................................ 86

Hình 64:

Thêm khách hàng ................................................................................... 86

Hình 65:

Sửa thông tin khách hàng ....................................................................... 87

Hình 66:

Xóa khách hàng ..................................................................................... 88

Hình 67:

Chức năng giao việc ............................................................................... 88

Hình 68:


Thêm nhiệm vụ ...................................................................................... 89

Hình 69:

Sửa nhiệm vụ ......................................................................................... 90

Hình 70:

Xóa nhiệm vụ ......................................................................................... 91

Hình 71:

Chức năng giao dịch............................................................................... 91

Hình 72:

Thêm giao dịch ...................................................................................... 91

Hình 73:

Sửa giao dịch ......................................................................................... 92

Hình 74:

Xóa giao dịch ......................................................................................... 93

Hình 75:

Chức năng mua bán ................................................................................ 93


Hình 76:

Thêm mua bán ....................................................................................... 94

Hình 77:

Thêm khách hàng ................................................................................... 95

Hình 78:

Sửa mua bán .......................................................................................... 95

Hình 79:

Xóa mua bán .......................................................................................... 95

Hình 80:

Danh sách người dùng............................................................................ 96

Hình 81:

Sửa thông tin người dùng ....................................................................... 96

Hình 82:

Danh sách sản phẩm ............................................................................... 97

Hình 83:


Form sửa thông tin sản phẩm ................................................................. 97

Hình 84:

Danh sách phân loại giao dịch ................................................................ 98

Hình 85:

Danh sách các hãng sản xuất .................................................................. 98

Hình 86:

Danh sách các loại nhiệm vụ .................................................................. 99

Hình 87:

Danh sách các nhóm khách hàng ............................................................ 99


12

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống mạng internet trên toàn cầu, các dịch
vụ cho thuê phần mềm qua mạng (Software as a Service, viết tắt là SaaS) dần dần thay
thế cho mô hình bán phần mềm cổ điển. Mô hình SaaS có các ưu điểm chính như sau:
Ưu điểm thứ nhất là về mặt chi phí. Sản phẩm phần mềm sau khi đã mua thì thường
không có khả năng hoàn vốn nếu doanh nghiệp muốn thay đổi sang phần mềm khác,
trong khi thuê thì chỉ phải trả chi phí rải ra theo từng khoảng thời gian ngắn (ví dụ theo
từng tháng). Trong khi đó ngoài chi phí mua phần mềm, người mua có thể còn phải chi
thường xuyên cho bảo trì. Chi phí ban đầu cho mua phần mềm thường lớn hơn chi phí

thuê phần mềm nên doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ngần ngại trong việc triển khai.
Ngoài ra khi mua phần mềm triển khai ở càng nhiều máy càng mất nhiều chi phí còn
phần mềm cho thuê thì không giới hạn về số lượng.
Ưu điểm thứ hai là về mặt triển khai. Phần mềm cho thuê có thể dễ dàng triển khai trên
diện rộng (do chỉ cần browser truy cập mạng là sử dụng được phần mềm) trong khi
phần mềm mua phải cài đặt trên từng máy tính. Mỗi khi thêm máy mới, thay đổi máy,
hỏng máy (do virus hoặc hỏng phần cứng) lại phải cài đặt lại phần mềm. Không những
thế, khi hỏng máy còn dẫn đến việc mất mát dữ liệu. Những trường hợp này đơn vị
mua phần mềm thường khó được sự hỗ trợ nhanh chóng của nhà cung cấp phần mềm
vì khoảng cách địa lý và chi phí. Đối với phần mềm cho thuê thì không thành vấn đề vì
mọi việc bảo trì sửa chữa đều nằm tập trung trên máy chủ không cần phải đến máy
khách.
Ưu điểm thứ ba là về mặt hiệu quả. Phần mềm cho thuê có những lợi ích rất rõ ràng
trong việc làm việc nhóm, làm việc từ xa. Với việc sử dụng phần mềm qua mạng thì ở
bất cứ đâu người chủ doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được công việc tại doanh
nghiệp, các nhóm làm việc có thể dễ dàng trao đổi tài liệu, kế hoạch, số liệu với nhau,
các chi nhánh của một công ty có thể dễ dàng tổng hợp số liệu báo cáo cho tổng công
ty, v.v. Một phần mềm cho thuê tốt được triển khai trên toàn công ty thậm chí còn tạo
ra được những nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp. (Do thường đi kèm với hệ thống
tin tức và diễn đàn nội bộ). Tóm lại là hiệu quả do sự thống nhất trong việc quản lý của
toàn tổ chức.
Tuy có những ưu điểm kể trên nhưng phần mềm cho thuê cũng tồn tại nhiều yếu điểm
chưa dễ gì khắc phục được. Điển hình là việc doanh nghiệp e ngại khi lưu trữ dữ liệu
chung trên server của nhà cung cấp, nhất là đối với những dữ liệu nhạy cảm. Việc bảo
mật khó hơn phần mềm bình thường vì dữ liệu để trên mạng, nhiều người dùng chung
phần mềm. Bài toán đặt ra ở đây là vấn đề bảo mật, vấn đề an toàn dữ liệu và vấn đề
xác thực. Sử dụng phần mềm qua mạng công việc của doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc
nhiều vào đường truyền internet, nhất là với hạ tầng của Việt Nam hiện nay. Tốc độ



13
mạng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của phần mềm, tốc độ làm việc, đứt kết nối mạng sẽ
làm gián đoạn công việc. Một số công việc không thường xuyên thì có thể chấp nhận
nhưng với nhiều công việc khác thì không thể. Về việc thanh toán chi phí thuê phần
mềm cũng chưa thuận tiện ở Việt Nam do các hình thức thanh toán còn rất hạn chế. Về
mặt phần cứng thì phần mềm SaaS hầu như không tương tác trực tiếp được với các
thiết bị phần cứng như là phần mềm ứng dụng, do đó hạn chế về mặt tính năng hơn,
nhất là đối với những ứng dụng đòi hỏi thời gian thực.
Luận văn này đề xuất một thiết kế ứng dụng phần mềm SaaS trong lĩnh vực quản trị
doanh nghiệp. Tin học hóa công tác quản trị doanh nghiệp đã và đang là yêu cầu đặt ra
đối với việc hội nhập và phát triển nền kinh tế nhưng bài toán chi phí và hiệu quả đang
là rào cản, trở ngại lớn. Với việc ứng dụng mô hình này trong điều kiện hoàn cảnh của
Việt Nam tôi mong muốn sẽ góp phần tháo gỡ những rào cản đó, căn cứ vào những ưu
điểm của phần mềm SaaS so với phần mềm bán lẻ là: chi phí cài đặt và triển khai thấp
hơn, tốc độ triển khai nhanh hơn, công tác hỗ trợ doanh nghiệp triển khai qua mạng dễ
dàng và thường xuyên hơn, người dùng doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quen thuộc
với các trình duyệt và thao tác trên trình duyệt. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có đơn
vị nào sản xuất SaaS.
Luận văn cũng đề xuất việc xây dựng một hệ thống tổng thể, gồm nhiều phần mềm
SaaS tích hợp với nhau nên đặt ra bài toán xây dựng hệ điều hành Portals, sản phẩm đã
đoạt giải nhất cuộc thi Nhân Tài Đất Việt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm
sản phẩm có tiềm năng ứng dụng. Hệ điều hành này được xây dựng nhằm quản lý các
phần mềm SaaS một cách tập trung, thống nhất.
Để trình bày được nội dung trên, luận văn được tổ chức bao gồm các chương sau:
Chương 1 giới thiệu tổng quan về phần mềm quản trị doanh nghiệp và các vấn đề cơ
bản có liên quan bao gồm SaaS, ERP, Portal, WebOS.
Chương 2 trình bày các khái niệm và đặc điểm của phần mềm SaaS và một số phần
mềm dịch vụ tiêu biểu, sau đó đề xuất giải pháp xây dựng hệ điều hành web chuyên
dụng để ứng dụng SaaS xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể và nêu ra
những thách thức gặp phải khi xây dựng hệ thống

Chương 3 trình bày phân tích hệ thống, bao gồm: tổ chức hệ thống, thư viện lập trình
SaaS, hệ thống các cổng phân cấp BIS, các phần mềm SaaS và ngôn ngữ sinh mã.
Chương 4 mô tả phần mềm quản lý khách hàng, một phần mềm trong số các phần
mềm SaaS đã xây dựng.
Chương 5 trình bày các đánh giá về sản phẩm để thay cho lời kết, đồng thời nêu ra
những việc đã làm được, những việc chưa làm được, định hướng phát triển của sản
phẩm.


14

Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. Tính thời sự và hoàn cảnh ra đời của sản phẩm
1.1.1. Mạng internet bùng nổ và sự ra đời của hệ điều hành web
1.1.1.1. Tình hình internet trên thế giới
Internet ra đời từ cách đây hơn 20 năm và đã phát triển một các mạnh mẽ. Cũng không
phải ngẫu nhiên khi tiến sỹ Toffler cho rằng thời đại mạng máy tính là làn sóng văn
minh thứ 3 của nhân loại (xã hội ruộng đất -> xã hội công nghiệp->xã hội mạng). Điều
này khẳng định tầm quan trọng của internet đối với sự phát triển của loài người. Sau
hơn 20 năm phát triển, internet ngày nay đã đạt được được những thành quả vô cùng to
lớn và tác động đến mọi mặt của cuộc sống con người.
Internet đang làm thay đổi cách thức làm việc của chúng ta:




Số hóa (Digitization): chúng ta đang sống trong thời đại số hóa, mọi thông tin đều
được lưu trữ trên máy tính, và máy tính đã trở thành công cụ làm việc không thể thiếu
Toàn cầu hóa (Globalization): chưa bao giờ trái đất trở nên nhỏ bé như ngày nay,
chúng ta có thể nối liền mọi khoảng cách về không gian và thời gian. Công việc của

chúng ta được kết nối với toàn cầu.
Di động (Mobility)- Chúng ta có thể làm việc ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào.
Chúng ta có thể làm việc tại nhà, khi đang đi trên đường, đi công tác hoặc du lịch
Làm việc nhóm (Workgroups) Internet giúp chúng ta liên kết sức mạnh tập thể, cộng
tác với nhau để làm việc chung trong một dự án dễ dàng

 Tính tức thời (Immediacy): Chúng ta có thể nắm bắt và xử lý thông tin, công việc
tức thời ngay thời điểm nó xảy ra (real time)

Thương mại điện tử bùng nổ
 Theo thống kê, thị trường thương mại điện tử thế giới đã đạt mức tăng trưởng
khoảng 70% mỗi năm và đạt gần 4.000 tỷ USD năm 2005. Các chuyên gia cho
rằng thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này đang là nghề hái ra tiền và tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp, nhất là các nhà kinh doanh nhỏ.
 Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới trong
năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần 825
tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và ước
tính trong năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy thương mại
điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002,
chi phí dành cho quảng cáo trên Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong
đó châu Á đã chi 3 tỉ USD cho quảng cáo trên Internet.


15
1.1.1.2. Tình hình internet tại Việt Nam
Các số liệu và báo cáo trong phần này trích từ báo cáo tình hình phát triển của mạng
internet tại Việt Nam tháng 5 năm 2007 của VNNIC.
Chỉ số phát triển của Internet Việt Nam: tăng 25% đứng thứ 17 thế giới về số lượng
người dùng nhưng đứng thứ 93 về tỷ lệ người dùng.
Tỷ lệ người dùng Internet trên số dân hiện nay của Việt Nam gần đạt con số 20% tăng

thêm 4% sau 1 năm. Cũng trong thời gian này tỷ lệ người dùng Internet trên thế giới
chỉ tăng 1.5%. Nếu giữ được nhịp độ tăng trưởng này, năm 2008 sẽ đạt 25% đặt ra
trong Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 sớm hơn 2
năm.
Với số lượng trên 16 triệu người dùng Internet, Việt Nam có số người dùng Internet
xếp thứ 17 trên thế giới, và thứ 6 khu vực châu Á (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật bản,
Hàn quốc và Indonesia). Tuy nhiên tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay
Việt Nam vẫn đang ở thứ hạng khá khiêm tốn: xếp thứ 9 trong khu vực châu Á và thứ
93 trên thế giới.

Bảng 1:

Hình 1:

Phát triển thuê bao và người dùng

Phát triển người dùng Internet


16

Dung lượng kết nối Internet quốc tế vẫn giữ được nhịp độ tăng 150% sau 12 tháng từ
5795Mbps lên 8703Mbps, trong đó đầu kết nối chính là VNPT quản lý trên
4805Mbps, ở vị trí thứ 2 là FPT Telecom với 1860Mbps sau đó là Viettel 1483Mbps.
Ba doanh nghiệp này chiếm gần 95% dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

Bảng 2:

Hình 2:


Dung lượng kết nối quốc tế

Dung lượng kết nối quốc tế

Trong năm 2005 số kết nối băng rộng ADSL tăng gần 300% so với năm 2004 đạt con
số 227.000 thuê bao. Đến năm 2006 số thuê bao Internet băng rộng tăng 250% đạt con
só 577.000 thuê bao đến tháng 5/2007 đạt con số 753.000. Sau 12 tháng số kết nối
băng rộng tăng 2 lần( tháng 5/2006:310 ngàn ). Cùng với Internet băng rộng, việc triển
khai rộng các điểm truy cập WIFI trong năm 2006 – nổi bật là 5.000 điểm truy cập của
FPT Telecom cũng là điểm đáng chú ý.
Một vấn đề nổi lên hiện nay đối với Internet là không chỉ tập trung vào tăng số người
dùng, giảm giá cước như trước đây – mà yêu cầu ngày càng cao về tốc độ, chất lượng,
độ an toàn của hạ tầng mạng và Internet. Việc đứt và bị cắt các đường cáp quang,
nhiều sự cố liên quan đến bảo mật thông tin… đang đặt ra các vấn đề được xem xét và
giải quyết thỏa đáng.


17
1.2. Xu hướng portal thay thế cho các website đơn giản
Trước tiên chúng ta tìm hiểu Portal là gì?
 Portal (cổng giao dịch điện tử) là một bước tiến hóa của website truyền thống.
So với website truyền thống portal có các ưu điểm như nội dung động, cấu trúc
động, tích hợp nhiều dịch vụ, liên kết được với các portal khác.
 Đối với người dùng portal vẫn chỉ là trang web thông qua trình duyệt (web
browser), nhưng đằng sau đó là sự thay đổi thuật ngữ và quan niệm mới về triết
lý phục vụ và đáp ứng hai chiều thay cho cách hiểu web site là cung cấp thông
tin như trước đây.
 Là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử dụng cần, là
điểm đích đến thực sự. Thông tin và dịch vụ được phân loại nhằm thuận tiện
cho tìm kiếm và hạn chế vùi lấp các thông tin.

Các đặc điểm cơ bản của một portal là:
1. Phía ngoài, cung cấp một cổng giao dịch thân thiện, đủ các chức năng cho
người dùng, trong đó có chức năng cá nhân hóa.
2. Phía trong, là cung cấp một hạ tầng điện tử, nhằm tạo quyền chủ động trong
việc cung cấp, tích hợp thông tin và liên kết với các hệ thống, các dịch vụ thông
tin khác.
3. Cung cấp môi trường cộng tác (collaborative) thông qua việc quản lý và khai
thác thống nhất toàn diện các dịch vụ cơ bản như: diễn đàn (forum), thư điện tử
(email), quản lý lịch làm việc (calendar), quản lý công việc (task management),
hệ thống báo cáo (report systems), hội thảo (conferences), nhóm thảo luận
(discussion groups), nhóm tin (news groups), v.v... Các dịch vụ này là một phần
của kho tài nguyên dịch vụ trên portal để người dùng lựa chọn. Việc quản lý
người dùng được thực hiện một lần và thống nhất trên tất cả các ứng dụng dịch
vụ của portal.
4. Bảo toàn đầu tư lâu dài. Có nền tảng công nghệ đảm bảo, do công nghệ Internet
đã phát triển rất cao so với thời kỳ xuất hiện World Wide Web vào đầu những
năm 90 của thế kỷ trước. Những công nghệ tạo nên thời đại Portal đều hỗ trợ
tính mở và kế thừa rất mạnh, sao cho việc mở rộng các qui mô phục vụ bằng
các phần mềm ứng dụng mới được ―lắp ráp‖ vào Portal đang có, mà không phải
hủy bỏ hoặc sửa chữa lớn như những web site trước đây.
5. Môi trường chủ động dùng cho việc tích hợp ứng dụng
Với hệ thống thông tin phức tạp, tương tác nhiều chiều trên internet như ngày nay, các
website truyền thống không còn phù hợp và xu hướng nó bị thay thế bởi các portals là
tất yếu.


18
1.3. Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning ERP)
Doanh nghiệp bao gồm nhiều thành phần khác nhau với cấu trúc phức tạp. Bài toán
hoạch định nguồn tài nguyên nhằm phục vụ tối đa qui trình sản xuất và các hoạt động

hành chính, kinh doanh trong doanh nghiệp thực sự trở nên thiết yếu, đồng thời cũng
là thách thức to lớn đối với những nhà quản lý cũng như các công ty cung cấp ứng
dụng Tin học. Mô hình ERP ra đời nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết đó.
1.3.1. Định nghĩa
Định nghĩa: Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning ERP) là hệ thống phần mềm có chức năng quản lý các nguồn tài nguyên, bao trùm lên
toàn bộ hoạt động chính của doanh nghiệp như kế toán, quản lý sản xuất, quản trị
nguồn nhân lực, hệ thống hậu cần, bán hàng v.v…
Xét trên khía cạnh chức năng, ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ
tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, cho phép doanh nghiệp tin học hóa các hoạt động
sản xuất, kinh doanh và khả năng kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ; cung cấp thông
tin kịp thời, chính xác, hiệu quả cho công tác quản lý cũng như hỗ trợ việc ra quyết
định trong điều hành doanh nghiệp.
Các chức năng tiêu biểu của một phần mềm ERP bao gồm:
1. Quản lý nguyên vật liệu (cung ứng, quản lý kho, kế hoạch)
2. Sản xuất
3. Tài chính - Kế toán
4. Kiểm toán
5. Quản lý nhân sự
6. Nghiên cứu, phát triển
7. Tiêu thụ và tiếp thị
1.3.2. Ưu điểm của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp
Triển khai hệ thống ERP thành công sẽ mang lại những ưu điểm vượt trội cho doanh
nghiệp:
1. Nâng cao năng suất lao động: Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu
vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời việc viết
báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn.
2. Cải thiện năng lực điều hành, quản lý: Doanh nghiệp có khả năng kiểm
soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận…



19
đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân
công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh, đưa ra các quyết
định, chiến lược kinh doanh kịp thời…
3. Đẩy mạnh hiệu suất khai thác và sử dụng thông tin: Các thông tin của
doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi
đối tượng cần sử dụng như khách hàng, đối tác, cổ đông. Việc giao hàng sẽ
được thực hiện chính xác và đúng thời hạn.
4. Tăng cường tính tổ chức: Quá trình triển khai ERP cũng đồng nghĩa với
việc tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình chuyên nghiệp,
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, do đó nó nâng cao chất lượng sản phẩm,
tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển
thương hiệu doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu ứng dụng ngay từ khi quy
mô còn nhỏ sẽ có thuận lợi là dễ triển khai và sớm đi vào nề nếp. Doanh
nghiệp nào chậm trễ ứng dụng ERP, doanh nghiệp đó sẽ tự gây khó khăn cho
mình và tạo lợi thế cho đối thủ.
Tuy nhiên, ứng dụng ERP là một vấn đề phức tạp, cần hội tụ nhiều điều kiện để có thể
triển khai thành công như: nhận thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp;
cần xác định đúng đắn mục tiêu, phạm vi và các bước triển khai; lựa chọn giải pháp
phù hợp; lựa chọn đối tác triển khai đúng; phối hợp tốt với đối tác triển khai trong quá
trình thực hiện dự án; sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lý hiện hữu trong doanh
nghiệp (đây là việc thường xuyên gặp nhiều sự chống đối nhất); chú trọng công tác
đào tạo cán bộ theo các quy trình mới; chú trọng đào tạo khai thác hệ thống cho cán bộ
mọi cấp; có cán bộ chuyên trách tiếp thu quản trị hệ thống…
1.3.3. Các thành phần của hệ thống ERP
Theo tài liê ̣u ch ính thức của CIBRES , cơ quan tổ chức thi và cấ p chứng chỉ CIERP
(Certified Implementer of ERP – chứng chỉ chuyên viên triể n khai hê ̣ thố ng ERP ), mô ̣t
ERP tiêu chuẩ n bao gồ m các thành phần:
1. Kế toán tài chính
2. Hậu cần

3. Sản xuất
4. Quản lý dự án
5. Dịch vụ
6. Dự báo và lập kế hoạch
7. Các công cụ lập báo cáo


20
1.3.4. Những nguyên nhân thất bại khi triển khai ERP ở Việt Nam
Nước ta đang ở giai đoạn đầu trong lộ trình ứng dụng Công nghệ Thông Tin trong
doanh nghiệp. Để triển khai thành công một hệ thống ERP ở Việt Nam, nhà cung cấp
phải đối diện với rất nhiều trở ngại. Trên thực tế, nhiều dự án ERP thất bại vì những
nguyên nhân khác nhau:
1.

Thiếu phương pháp triển khai rõ ràng. Để thành công, bất kỳ dự án nào
cũng cần triển khai cụ thể, rành mạch và khoa học. Có phương pháp luận
vẫn chưa đủ, cần phải đảm bảo rằng việc triển khai dự án luôn tuân thủ theo
phương pháp luận đã đề ra.

2. Truyền đạt và thông tin không tốt. Vấn đề phát sinh khi triển khai ERP
cần được gửi đến đúng người có thẩm quyền để giải quyết cũng như thông
báo những thay đổi mới cho các thành viên. Đảm bảo cho mọi người luôn
luôn biết chúng ta đã, đang và sẽ làm gì.
3. Chọn không đúng đối tác tư vấn. Vai trò tư vấn hết sức quan trọng, thậm
chí quyết định sự thành bại cũng như chiến lược phát triển hệ thống ERP.
Cần lựa chọn các nhà tư vấn làm việc độc lập, trung thực, lâu dài và am hiểu
ERP. 100% dự án ERP sẽ thất bại khi chọn đối tác tư vấn không đúng
4. Không xác định chính xác yêu cầu của khách hàng. Khách hàng luôn
mong muốn cực đại hoá lợi ích khi đầu tư ERP mà quên đi các yếu tố khác

như chi phí, trình độ nhân sự, mức độ trưởng thành của doanh nghiệp. Do
đó, đơn vị triển khai cần nắm bắt cụ thể mong muốn của khách hàng ngay từ
đầu.
5. Thủ tục kiểm soát thay đổi và các đặc tả phạm vi dự án không rõ ràng.
Trong quá trình triển khai ERP, việc thay đổi yêu cầu của khách hàng là
không thể tránh khỏi. Một nhà quản trị dự án tốt phải biết thoả mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đã đặt
ra, đồng thời, tài liệu và thủ tục cần định nghĩa rõ dựa trên những yêu cầu
ban đầu của khách hàng, đảm bảo các cá nhân trong dự án hiểu và thực hiện
đúng.
6. Năng lực của người sử dụng. Trong dự án ERP, người sử dụng cuối cần
các kỹ năng: vi tính, nghiệp vụ, ngoại ngữ và sử dụng phần mềm. Do vậy,
doanh nghiệp cần có kế hoạch huấn luyện và đào tạo thích hợp với từng kỹ
năng và vị trí cho người dùng. Đây là một thách thức với doanh nghiệp ở
Việt Nam do qui mô và khả năng tài chính có hạn.


21
7. Cổ đông và cá nhân có thẩm quyền chính không chấp nhận hoặc thiếu
tích cực. Triển khai ERP là 'một cuộc cách mạng' sâu rộng, không một
phòng ban nào có thể đứng ngoài, nhất là các trưởng bộ phận bởi họ còn
phải tham gia giải quyết tranh chấp về quyền lợi cũng như các vấn đề khác
nảy sinh. Trước đây, thông tin là 'tài sản' vô hình của các phòng ban, khi cần
truy xuất, các phòng ban khác phải 'xin'; nhưng với ERP các phòng ban
buộc phải chia sẻ thông tin với nhau và đặc quyền dường như không còn
nữa. Ngoài ra còn vấn đề phân chia lại công việc. Ai cũng muốn đùn đẩy
trách nhiệm và kéo quyền lợi về phía mình. Để khắc phục, bằng mọi cách
các cá nhân chủ chốt phải tham gia tích cực vào quá trình triển khai ERP.
Những nguyên nhân kể trên chính là thách thức to lớn đối với các nhà cung cấp ERP
trong nước. Hệ thống ERPAAS do nhóm giải pháp phần mềm TiaChopViet – Viện

Công Nghệ Thông Tin đưa ra nhằm mục tiêu kế thừa các ưu điểm, đồng thời hạn chế
những khó khăn thực tế trong quá trình triển khai một hệ thống ERP trong bối cảnh
Việt Nam.

1.4. Phần mềm cho thuê dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS)
1.4.1. Khuynh hướng thuê phần mềm
Áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh đầy biến động
ngày nay tiếp tục là một thách thức lớn đối với các nhà cung cấp phần mềm độc lập
(Independent Software Vendors – ISPs), những người luôn cố gắng tìm kiếm các mô
hình mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Khó khăn lớn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là chi phí mua trọn gói phần mềm đăng kí bản quyền
truyền thống thường khá cao, hơn nữa họ luôn gặp vấn đề trong việc triển khai ứng
dụng sản phẩm cũng như duy trì hoạt động của hệ thống do có những hiểu biết chưa
đầy đủ về Công Nghệ Thông Tin. Trong bối cảnh đó, phần mềm dịch vụ (Software as
a Service – SaaS) nổi lên như một trong những giải pháp khả thi, đầy hứa hẹn trong
công nghiệp phần mềm.


22

Trong bản ghi nhớ nổi tiếng năm 1995, Bill Gates cảnh báo rằng
Microsoft đã không sẵn sàng cho “đợt triều cường Internet”. 10
năm sau, chủ tịch hãng phần mềm khổng lồ của Mỹ lại một lần nữa
phải lo ngại về “làn sóng” cung cấp các dịch vụ ứng dụng qua mạng
toàn cầu.
Salesforce.com và 37signals là hai công ty điển hình về ứng dụng
doanh nghiệp SaaS. Salesforce.com có khoảng 390.000 thuê bao
trong năm tài chính vừa qua. Trong khi đó, 37signals tuyên bố rằng
hơn 500.000 người dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng
nền tảng của họ. Hiện nay, SaaS đang trở thành một “cơn bão mới”

trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp, với sự tham
gia của các “ông lớn” như Microsoft, Oracle, SAP hay IBM…

Thông thường, phần mềm được phát triển và phân phối như một sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của Internet đã tạo nên một xu hướng khác: biến phần mềm
thành ―dịch vụ theo yêu cầu‖ (on-demand). Bản chất của quan niệm này tương đối đơn
giản: ―Đừng mua phần mềm, hãy thuê và sử dụng khi nào bạn cần‖. Điều đó cũng
tương tự như việc thuê chỗ ở trong thời gian ngắn, phục vụ mục đích nhất thời hơn là
chật vật kiếm tiền đủ mua cả một căn nhà.
Theo hãng nghiên cứu toàn cầu IDC thì SaaS là ―mô hình phần mềm hoạt động trên
môi trường Web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập
từ xa‖. Điều này cũng đồng nghĩa với việc SaaS sẽ giúp khách hàng giảm nhẹ gánh
nặng trong quá trình duy trì và tổ chức các vấn đề kỹ thuật hàng ngày. Theo một điều
tra gần đây của IDC, gần 1/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định họ đã sử
dụng ít nhất một dịch vụ ―theo yêu cầu‖ nào đó, trong khi 47,7 % khác đang ―xem xét‖
hoạt động này. Risk McGee, phó giám đốc chiến lược của IBM khẳng định: ―SaaS
không chỉ là hướng đi mới cho các hãng phần mềm mà còn mở ra cơ hội tiếp cận công
nghệ cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ‖. (nguồn từ thông tin trên mạng)
Những khó khăn của nhiều bộ phận tin học khi giảm thiểu chi phí triển khai ứng dụng
cũng như những rắc rối phát sinh trong quá trình duy trì hệ thống khiến một số nhà
quản lý Công nghệ thông tin coi SaaS là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, một điểm hấp dẫn
đối với các công ty vừa và nhỏ là SaaS sẽ giảm đáng kể chi phí đăng kí CRM
(Customer Relationship Management – quản lý quan hệ khách hàng) và ERP
(Enterprise Resource Planning – hoạch định nguồn lực doanh nghiệp).


23
Thị trường SaaS đã và đang có những bước tăng trưởng đáng kể. Theo một điều tra
của IDC, năm 2004, tổng doanh thu của thị trường này đạt mức 3 tỉ USD, tỉ lệ tăng
trưởng 26% và ước tính sẽ lên tới 7.2 tỉ USD trong vào năm 2008. Có thể nói, SaaS là

một lĩnh vực đầy tiềm năng và là sự lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong hoàn cảnh hiện nay.
1.4.2. Định nghĩa phần mềm dịch vụ
Định nghĩa chính xác về SaaS hiện vẫn đang là đề tài mở. Tuy nhiên, hầu hết các
chuyên gia đều đồng ý với một số điểm đặc trưng cơ bản để phân biệt SaaS với những
gói phần mềm truyền thống cũng như các website. Nói một cách đơn giản nhất (định
nghĩa của IDC), phần mềm dịch vụ (software as a service) là:
Định nghĩa: Phần mềm dịch vụ (SaaS) là phần mềm hoạt động trên môi trường Web,
được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng truy cập thông qua mạng
Internet.
Theo định nghĩa trên, những điểm mấu chốt để nhận biết một phần mềm dịch vụ là:
 Nơi chạy ứng dụng (tại máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ)
 Cách thức triển khai (thông qua các ứng dụng Web)
 Cách thức truy cập (môi trường mạng Internet)
Một ví dụ điển hình về SaaS là dịch vụ trao đổi thư điện tử Gmail của Google. Gmail
chứa tất cả những đặc điểm của một phần mềm dịch vụ: nhà cung cấp (Google) kiểm
soát tất cả các chương trình và dữ liệu, điều phối ứng dụng cho người dùng thông qua
mạng Internet dưới hình thức giao diện Web.
Có hai loại hình phần mềm dịch vụ chính:
1. Phần mềm dịch vụ cho hệ thống doanh nghiệp (line-of-business
services): nhắm tới đối tượng là các doanh nghiệp ở mọi hình thức. Loại
hình dịch vụ này thường có qui mô lớn, giải pháp linh hoạt nhằm mục đích
giúp cho các tiến trình hoạt động của doanh nghiệp (như tài chính, quản lý
dây chuyền phân phối sản phẩm, quan hệ khách hàng) hoạt động dễ dàng,
thuận lợi và hiệu quả hơn.
2. Phần mềm dịch vụ hướng khách hàng (consumer-oriented services):
Các dịch vụ hướng khách hàng thường được cung cấp miễn phí hoặc bán
với giá phải chăng, được hỗ trợ bởi các chính sách quảng cáo (ví dụ như
Gmail).



24
Ý tưởng nền tảng của các phần mềm dịch vụ là chuyển giao trách nhiệm triển khai
cũng như duy trì sản phẩm cho nhà cung cấp, giảm thiểu mức độ phức tạp và rủi ro
cho khách hàng. Các doanh nghiệp không cần thiết phải mua sắm, quản lý phần cứng,
chi phí bảo trì hệ thống, đó là công việc của nhà cung cấp dịch vụ.
1.4.3. Những lợi ích của SaaS
Xét trên cả hai khía cạnh kĩ thuật và thương mại, SaaS là mô hình phù hợp cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ:
1. Trong kỉ nguyên bùng nổ của mạng máy tính toàn cầu Internet, các doanh
nghiệp cũng nằm trong quá trình chuyển đổi từ mô hình khách-chủ (clientserver) truyền thống sang kiến trúc đa tầng (multi-tiered architectures). Kiến
trúc đa tầng ngoài hai tầng khách – chủ ra còn có thêm tầng firm-ware cung cấp
các dịch vụ từ các hệ thống khác cho hệ thống. Họ có thể đạt được những chức
năng mạnh mẽ hơn, hiệu suất tốt hơn, tính ổn định và mức độ bảo mật cũng
được nâng cao khi chạy các ứng dụng của mình trên nền tảng một kiến trúc
hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture - SOA) như SaaS, thay vì tự mua
và thực hiện từ đầu đến cuối các công đoạn triển khai phần mềm.
2. Việc thay đổi các nguyên tắc cũng như áp lực kinh doanh cùng với sự chuyển
mình của tiến trình toàn cầu hóa thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ SaaS.
3. Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ từ các công ty luôn có nhu cầu liên hệ tại
mọi thời điểm. Đặc biệt với các tập đoàn đa quốc gia, hệ thống Công nghệ của
họ phải luôn sẵn sàng 24/7.
4. Chuyển giao việc quản lý các tài nguyên hệ thống cho nhà cung cấp dịch vụ sẽ
giúp doanh nghiệp không mất thời gian trong việc duy trì hệ thống, có điều kiện
tập trung hơn vào các hoạt động khác, đồng thời cắt giảm một phần chi phí
dành cho Công nghệ.
5. Ở các mức độ khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn việc mua toàn bộ hay
từng phần của hệ thống do nhà dịch vụ cung cấp cho phù hợp với mô hình cụ
thể của mình. Điều này mang đến sự linh hoạt trong việc chọn lựa giải pháp cho
doanh nghiệp, tránh những phí tổn không cần thiết như khi mua trọn gói một

sản phẩm phần mềm truyền thống.
6. Việc cung cấp loại hình thuê bao phần mềm sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính
cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư về mặt Công nghệ. Doanh nghiệp có
thể lựa chọn thời điểm cần thiết nên dùng sản phẩm, hoặc có những kế hoạch
―dài hơi‖ trong tương lai dưới hình thức trả theo định kỳ. Như vậy sẽ giảm bớt
hao phí do việc bỏ tiền mua các sản phẩm ―quá qui mô nhưng không thật cần
thiết‖, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực.


25
7. SaaS tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp đối với khách hàng. Trên thực
tế, một trong những ưu điểm vượt trội của SaaS là nó tạo ra những nguồn thu
mới trên môi trường Web với mức phí triển khai ban đầu thấp hơn nhiều so với
việc tiếp thị sản phẩm truyền thống dưới những kênh phân phối khác nhau.
8. Nguồn lực Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là
vấn đề rất bức thiết cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí
còn chưa định hình được chiến lược khai tác nguồn tài nguyên Công nghệ
thông tin hoặc không đủ sức theo đuổi chính sách này. Mô hình phần mềm dịch
vụ SaaS giúp doanh nghiệp khai thác nguồn lợi kể trên với mức phí tổn hệ
thống, triển khai và đào tạo tương đối khả thi, phù hợp với năng lực tài chính
của mình.
9. Trên phương diện kĩ thuật, phần mềm dịch vụ có tính ổn định và độ tin cậy cao.
Do được quản lý bởi những nhà cung cấp có kiến thức chuyên môn nên hệ
thống của doanh nghiệp luôn được đảm bảo đủ khả năng đối phó với những
biến động, thay đổi, sự mở rộng của doanh nghiệp cũng như bùng nổ số lần truy
cập của khách hàng. Đây là một lợi thế không hề nhỏ, đặc biệt đối với những
doanh nghiệp muốn lựa chọn công nghệ cao với mức chi phí vừa phải.

1.5. Sự ra đời của hệ điều hành web (Web Operating System – webOS)
Dưới đây tôi xin trích nguyên văn bài viết ―NHỮNG "HẠT GIỐNG" ĐẦU TIÊN

ĐANG "NẢY MẦM"‖ về hệ điều hành web của Lê Nguyễn Bảo Nguyên đăng trên thời
báo Vi tính Sài Gòn:
NHỮNG "HẠT GIỐNG" ĐẦU TIÊN ĐANG "NẢY MẦM"
Tháng 4-2002, Tim OReilly đã dự báo, trong vòng năm năm, lĩnh vực công nghệ
thông tin (CNTT) thế giới sẽ chứng kiến một thành tựu đầy ấn tượng trong lĩnh
vực ứng dụng web. Ông đã tạm định danh nó là WebOS. Nói theo cách dễ hiểu
nhất, thì WebOS là một hệ điều hành ảo chạy trong trình duyệt web. Cũng có thể
xem WebOS như là chiếc “máy tính xách tay” không cần phải luôn mang theo
bên người, vì nó cho phép sử dụng mọi lúc, mọi nơi và trên mọi máy tính có nối
mạng Internet. WebOS còn được gọi là WOS, Webtop, Web As Desktop, Web
Desktop, Virtual Computer hoặc OnlineOS.
Công nghệ độc đáo này hứa hẹn sẽ giải phóng người dùng (thường xuyên làm
việc trong môi trường di động) thoát khỏi sự lệ thuộc cả về phần cứng lẫn phần
mềm trên máy tính vật lý. Trong khi chờ đợi Google trình làng Google OS, xin
được chia sẻ kết quả nghiên cứu về 20 hệ điều hành trực tuyến có triển vọng nhất
(xếp theo trật tự của bảng chữ cái). Một vài trong số này có thể đem áp dụng
được ngay. Phần lớn còn lại sẽ rất hữu ích đối với các nhà phát triển, tạo cơ sở
cho việc xây dựng WebOS “made in Vietnam”.


26
1. AJAX WINDOWS ()
AjaxWindows (AW) đã mô phỏng gần như mọi thứ vốn có ở một hệ điều hành
đích thực (real OS). Bạn sẽ được “cầm tay chỉ việc” thông qua hộp thoại trợ
giúp (wizard). AW cho phép đồng bộ hóa nhiều loại dữ liệu cá nhân trên ổ đĩa
cứng vật lý với “ổ đĩa cứng” trực tuyến 1 GB miễn phí của nó, chẳng hạn như
các tập tin nhạc, ảnh, văn bản, thư mục và thậm chí cả tranh dán tường
(wallpaper). Ngoài ra, WebOS nói trên còn tích hợp khá nhiều ứng dụng độc
đáo, đa phần được lấy từ sản phẩm cùng “lò” – Ajax13
( />AW cung cấp nhiều ứng dụng mini (web widget), giúp bạn duyệt đầu tin, xem dự

báo thời tiết và những thứ tương tự như thế. Tuy nhiên, tốc độ xử lý hiện còn khá
chậm. Màn hình chính mở quá nhiều cửa sổ con, choán không gian làm việc.
Nhưng về tổng thể, chúng hoàn toàn hữu dụng. Có điều, nếu bạn khai thác quá
nhiều ứng dụng cùng một lúc, máy tính sẽ chạy ì ạch và đôi khi hệ thống bị treo
đột ngột. AW là ứng dụng mới nhất thuộc họ WebOS. Mặc dù là “tân binh”,
song nó đã bao quát được nhiều chương trình tối cần thiết, vận hành ổn định và
đồng bộ dữ liệu – một tính năng chưa xuất hiện ở các đối thủ cạnh tranh. Hạn
chế duy nhất mà AW cần sớm khắc phục, đó là tốc độ.
2. CRAYTHUR ()
Để thu hút sự chú ý, Craythur đã đầu tư rất mạnh vào giao diện đồ họa người
dùng (GUI). Kết quả bước đầu cũng khá lạc quan, gần giống với Windows Aero
của Vista. Tuy nhiên, các ứng dụng trên Craythur chỉ đang trong giai đoạn
“dùng nội bộ” (alpha test) và sử dụng duy nhất tiếng… Tây Ban Nha ! Dĩ nhiên,
tất cả đều hoạt động, nhưng chắc chắn chưa thể sánh kịp với những giải pháp
khác. Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về WebOS này vì nó đang ở
thời kỳ đầu của chu trình phát triển sản phẩm.
3. DEKOH ()
Dekoh là hệ điều hành nền lẫn (cross-OS desktop platform), cho phép người
dùng chia sẻ đa phương tiện trực tuyến. So với Apollo của Adobe, Dekoh có chất
lượng tốt hơn, đồng thời khai thác triệt để các ứng dụng Java, Ajax hoặc Flash
trên Windows, Linux và Mac OS. Sẽ không có giới hạn về mặt dung lượng lưu trữ
và cũng không cần phải upload dữ liệu. Lý do hết sức đơn giản : Dekoh chạy
trực tiếp từ máy tính. Nguyên lý hoạt động của WebOS này khá giống với
Hamachi – một phần mềm phổ biến để chia sẻ kết nối mạng cục bộ (LAN) trên
Internet.
Giao diện của Desktop Portal – trung tâm quản lý ứng dụng tại Dekoh – rất
giống với hệ quản trị nội dung (CMS) hơn là hệ điều hành (OS). Bạn có thể cài


27

đặt, quản lý các chương trình cá nhân cũng như giao tiếp với những người dùng
Dekoh khác. Bộ ứng dụng của nó khá tân tiến, nhưng tốc độ xử lý thì có vấn đề,
đặc biệt là việc nhập khẩu các tập tin nhạc. Dekoh cung cấp khá nhiều ứng dụng.
Song, phương thức điều tiết tài nguyên hệ thống như hiện nay là chưa ổn. Thay vì
huy động tất cả dung lượng của bộ nhớ mỗi khi chạy chỉ một ứng dụng trong bộ
chương trình, Dekoh nên tách bạch chúng ra thành những tiến trình cụ thể để
giảm áp RAM.
4. DESKTOP ON DEMAND ()
Desktop On Demand (DOD) đã đem tất cả những thứ của hệ điều hành Linux
nhúng vào trang web. Để dễ hình dung, bạn hãy xem DOD như là một phân hệ
Linux chạy trực tiếp từ đĩa CD (Live CD Linux). Nhưng cũng chính vì “tham
lam” mà DOD đã gây không ít phiền toái cho người dùng, cụ thể là ở khâu đăng
nhập. Điểm đáng khen nhất ở hệ điều hành trực tuyến nói trên, đó là năng lực
lựa chọn ứng dụng tích hợp. Bạn có thể lưu trữ dữ liệu trực tuyến (được tặng 1
GB miễn phí), lướt web ẩn danh (xóa dấu vết trên “siêu xa lộ thông tin”)... Tốc
độ của DOD tuy chưa cao nhưng có thể chấp nhận được. Hệ thống mang tính ổn
định và công năng cũng nhỉnh hơn Live CD Linux. Khả năng cạnh tranh của
WebOS này là khá cao bởi lẽ nó không buộc người dùng phải tải về và cài đặt
bất kỳ phần mềm máy khách nào. Bạn còn được phép chuyển sang sử dụng phiên
bản chạy trên nền Java. Nhìn chung, màn trình diễn ban đầu của DOD tuy chật
vật nhưng gây ấn tượng tốt.
5. DESKTOP TWO ()
Đây là hệ điều hành trực tuyến hoạt động trên nền Flash, tập hợp khá nhiều ứng
dụng Web 2.0 phổ biến, chẳng hạn như nhật ký điện tử (blog) và thư điện tử (email). Desktop Two (DT) còn cung cấp nhiều widget, giúp bạn tìm kiếm thông
tin, xem lịch và đồng hồ, quản lý hệ thống, nghe nhạc MP3, duyệt đầu tin, nhắn
tin tức thời, soạn thảo văn bản, thiết kế web, viết mã lập trình,… Tuy nhiên, tốc
độ của DT còn chậm và thường phát sinh lỗi. Ngoài ra, việc sử dụng cửa sổ kiểu
pop-up cho từng ứng dụng cụ thể đã khiến cho máy tính rất dễ bị treo hoặc
choán màn hình làm việc. Có lẽ DT cần sớm hoàn chỉnh lại giao diện theo hướng
thân thiện hơn nếu muốn trở thành một WebOS “thứ thiệt”.

.V.v..

1.6. Xu hướng tất yếu của thương mại điện tử
1.6.1. Tình hình trên thế giới
Trên thế giới, hệ thống thông tin thương mại rất đa dạng tạo điều kiện rất thuận
tiện cho quá trình buôn bán sản phẩm trên mạng internet.


28
Ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới đã có những bước tiến vượt bậc nhờ có sự
phát triển như vũ bão của mạng Internet. Các hệ thống thương mại điện tử như
amazon.com, ebay.com, alibaba.com hay salesforce.com đã trở thành thương hiệu nổi
tiếng và thu hút hàng triệu triệu người thực hiện giao dịch mỗi ngày với số tiền lên đến
hàng tỷ USD.
Bán hàng qua mạng không mất nhiều thời gian đã trở nên phổ biến giữa khách hàng và
các nhà kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong kỷ nguyên của mạng
Internet đang phát triển như hiện nay. Thực tế cho thấy doanh thu bán hàng từ thương
mại điện tử đã chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu tại hầu hết các công ty
trên thế giới. Ở các nước châu Á cũng đang tích cực trong cuộc chạy đua với các quốc
gia phát triển. Tính đến đầu năm 2007, số lượng người ở châu Á truy cập vào mạng
Internet đã vượt quá tổng số người truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến
doanh thu mua bán hàng hóa trên mạng Internet sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm ¼ thu
nhập thương mại Internet trên toàn cầu.
Thanh toán qua mạng đã không còn là vấn đề lớn đối với các khách hàng khi thực hiện
giao dịch mua bán hàng hóa thông qua các hệ thống thương mại điện tử. Khách hàng
có thể thanh toán thông qua chuyển khoản, visa, master card, credit card,… Hàng hóa
sau khi đã được xác nhận thanh toán sẽ được chuyển đến tận tay người nhận thông qua
các công ty chuyên về dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Các giao dịch luôn được đảm bảo
chắc chắn và chính xác các thông tin, điều này tạo sự yên tâm cho khách hàng khi
tham gia vào thương mại điện tử.

Theo thống kê của IDC và OECD, với Internet, thương mại điện tử đã đạt mức tăng
trưởng từ 50 tỷ USD vào năm 1998, lên đến 111 tỷ USD năm 1999, năm 2000 là 500
tỷ USD, năm 2004 đạt mức 5.700 tỷ USD và đến năm 2006 đạt xấp xỉ 9.100 tỷ USD.
Qua hệ thống Internet với hàng trăm triệu máy tính trên khắp các châu lục, các doanh
nhân ngày nay đã thực sự có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để giao dịch. Riêng khối
Asean, thương mại điện tử trong năm 2003 cũng đã đạt được 32 tỷ USD.
1.6.2. Tình hình tại Việt Nam
Đánh giá về tình hình thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 của bộ thương mại
Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006 thương mại điện tử Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương điện tử trước hết
được thể hiện qua hoạt động giao dịch mua bán tại các sàn thương mại điện tử (eMarketplace) sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong phú và doanh thu
tăng mạnh. Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang
tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh. Đông đảo doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi
ích thiết thực của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch,
tìm được nhiều bạn hàng mới từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách


×