Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (khảo sát báo trực tuyến vnexpress, vietn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁC NHÀ BÁO TRỰC TUYẾN
ĐỐI VỚI THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁC NHÀ BÁO TRỰC TUYẾN
ĐỐI VỚI THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
(Khảo sát Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và VnMedia
từ năm 2009 đến năm 2010)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái


Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài:

1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

5

6. Kết cấu của luận văn:


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TỪ
GÓC NHÌN CỦA BÁO TRỰC TUYẾN
1. Văn hóa nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của truyền thông

7

1.1. Đặc trưng văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển

7

1.2. Văn hóa nghệ thuật trở thành vấn đề thông tin trên báo chí hiện đại

10

2. Đặc thù của thông tin văn hóa nghệ thuật trên Báo trực tuyến

18

2.1. Đặc trưng thông tin trên Báo trực tuyến

18

2.2. Báo trực tuyến tạo ra thế hệ độc giả mới

26

3. Đặc thù ứng xử văn hóa của các nhà báo trực tuyến trong thông tin văn hóa

nghệ thuật

29

4. Tiểu kết chương 1

32

CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÁCH ỨNG XỬ VỀ THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ
THUẬT TRÊN

BÁO TRỰC TUYẾN VNEXPRESS, VIETNAMNET VÀ

VNMEDIA
1.Nội dung thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress, VnMedia,
Vietnamnet

34


1.1. Thông tin về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật không đồng đều

35

1.2. Thông tin giải trí lấn át thông tin chính thống về văn hóa nghệ thuật

46

1.3. Tính phát hiện và sự phản biện vấn đề thông tin không cao


58

2. Phong cách riêng của nhà báo trực tuyến về thông tin văn hóa nghệ thuật

67

2.1. Thể loại

67

2.2. Cấu trúc

77

3. Tiểu kết Chương 2

85

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM, MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN
HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁC NHÀ BÁO TRỰC TUYẾN VỚI VẤN ĐỀ THÔNG
TIN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
1. Kinh nghiệm

90

1.1. Tái sản xuất tin

93

1.2. Kỹ thuật biên tập thông tin


94

1.3. Tâm lý tiếp nhận thông tin

95

2. Mô hình và Giải pháp

100

2.1. Công tác quản lý báo trực tuyến

100

2.2. Cơ quan báo trực tuyến

101

2.3. Cá nhân người làm báo trực tuyến

103

3. Tiểu kết chương 3

108

KẾT LUẬN

110


TÀI LIỆU THAM KHẢO

113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa nghệ thuật là một thế giới riêng do con người sáng tạo ra. Nó
gắn với việc khám phá, hưởng thụ và phê bình các lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật như âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật…
Văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng trong suốt lịch sử ra
đời và phát triển của mình không chỉ là “mục tiêu và động lực của sự phát
triển” mà còn là nơi “gieo mầm” cho thế giới tâm hồn của con người.
Thế giới riêng thuộc về lĩnh vực văn hóa tinh thần này chiếm một vị trí
thông tin quan trọng trên báo chí Việt Nam từ khi có mặt dưới chế độ thuộc
địa. Và cho đến cả thế kỷ 21 này, khi mà Việt Nam có tới hơn 700 báo in, và
hơn 60 các Đài Phát thanh – Truyền hình ở Trung ương, địa phương, hàng
chục báo điện tử… văn hóa nghệ thuật vẫn luôn có vị thế riêng của mình.
Báo chí không chỉ là diễn đàn để đăng tải những tác phẩm văn học
nghệ thuật có giá trị của thời đại lịch sử mà còn là mặt trận thông tin khẳng
định và tiếp tục cổ vũ công chúng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chống lại sự xâm lăng văn hóa của nhiều
nước hùng mạnh khác. Bất kỳ một cơ quan báo chí nào, dù Trung ương hay
địa phương, chuyên biệt hay không chuyên biệt, đều coi văn hóa nghệ thuật là
một lĩnh vực quan trọng với nhiều chuyên mục khác nhau về văn hóa.
Thế kỷ 21 chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh
truyền thông mang tính toàn cầu, đó là báo chí trực tuyến. Sức mạnh của nó
được thể hiện trên cả hai bình diện: thông tin toàn cầu hơn và công chúng


1


toàn cầu đều có thể hưởng thụ thông tin như nhau sau một click chuột mà
không bị hạn chế về địa lý, thời gian hay tần số phát sóng.
Sự bùng nổ của loại hình truyền thông này, đã tích hợp được cả ba loại:
phát thanh, truyền hình, báo in một cách tổng hợp để tạo ra một kênh truyền
thông đa phương tiện đến công chúng. Nhưng cùng với chính ưu thế này,
nhiều các trang tin trực tuyến, web blog, forum… ra đời dẫn đến tình trạng
loạn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến. Trong đó với những
mục đích kinh tế riêng, giật gân, câu khách… thông tin văn hóa nghệ thuật
trên những trang tin trực tuyến không chính thống đôi khi đã chịu sự lấn sân
của những thông tin đơn thuần giải trí, thâm chí giải trí rẻ tiền.
Văn hoá nghệ thuật trên báo trực tuyến có những điểm nào mới mẻ, có
những biến thể như thế nào trong việc tích hợp với sự phát triển của loại hình
báo chí hiện đại này. Văn hoá nghệ thuật làm thế nào để cân bằng giữa hai xu
hướng, vừa đảm bảo thông tin những nét văn hoá cổ truyền, vừa mang đậm
tính giải trí, chỉ dẫn cho độc giả. Đây là câu hỏi mà luận văn đang tìm hướng
giải quyết từ góc độ chủ quan trong tác nghiệp của người làm báo trực tuyến
với lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật.
Về lý luận báo chí, tác giả luận văn đã nghiên cứu trên dưới 10 cuốn
cùng làm về đề tài thông tin trên Báo trực tuyến, nhưng riêng lĩnh vực thông
tin Văn hoá nghệ thuật chưa được đề cập tới cụ thể. Một số khóa luận, luận
văn như “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo trên báo trực tuyến” - Nguyễn
Thị Thanh Hoa – K45 Báo chí; “Sự tương tác giữa Báo chí trực tuyến với
công chúng” – Vũ Thị Huệ - K45 Báo chí; “Phóng sự báo trực tuyến” – Lê
Minh Thanh – K47; “Thông tin Văn hóa xã hội trên hai tờ báo trực tuyến
Vnexrpess và Vasc Orient trong năm 2010” – Nguyễn Quý Phương của Phân
viện báo chí… mới chỉ gợi mở những hướng nghiên cứu ban đầu về lý thuyết


2


báo trực tuyến hoặc mới chỉ dừng ở mức phân loại thông tin văn hóa xã hội
trên báo trực tuyến cũng như khảo sát thống kê mức độ sử dụng tin văn hóa
nghệ thuật. Như vậy, thông qua nghiên cứu các đề tài khoá luận, luận văn
trước đó, tác giả thấy chưa luận văn nào đi sâu vào lĩnh vực văn hóa ứng xử
hay còn gọi là cách làm báo của giới làm báo trực tuyến đối với thông tin Văn
hoá nghệ thuật.
Về cá nhân người làm luận văn, là phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại
mảng Văn hoá trên báo trực tuyến VnMedia cho nên với sự nghiêm túc và
đầy hứng khởi, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của các
nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật” và tiến hành khảo sát
ở ba tờ báo trực tuyến chính thống tại Việt Nam.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn hóa ứng xử của
các nhà báo chí trực tuyến trong thông tin Văn hoá nghệ thuật trên ba tờ báo
trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia trong hai năm 2009 – 2010.
Báo trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia là ba tờ báo hàng
đầu của Việt Nam ở những điểm sau: Đây là ba tờ báo trực tuyến ra đời sớm
nhất và khẳng định vị trí là báo trực tuyến độc lập; Có số lượng độc giả lớn,
được khẳng định thông qua lượng pageview và chú trọng tới cả hai luồng
thông tin: chính sách Đảng, Nhà nước về văn hóa nghệ thuật và thông tin giải
trí và có đặt tên chuyên mục: Văn hoá.
+ VnExpress – Slogan: Tin nhanh Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ - Giấy phép: Số
511/GP - BVHTT ngày 25/11/2002.

3



Tổng biên tập: Thang Đức Thắng - Tòa soạn: 48 Vạn Bảo, Vạn
Phúc, Ba Đình, Hà Nội
+ VietnamNet – Slogan:
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông - Giấy phép: Số
128 GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008
Tổng biên tập: Nguyễn nh Tuấn - Tòa soạn: 141 Bà Triệu, Hai Bà
Trưng, Hà Nội
+ VnMedia – Slogan: Cập nhật – Tin cậy – Thiết thực
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Giấy phép số 238 GP-BVHTT ngày 6/8/2003
Tổng biên tập: Võ Quốc Trường - Tòa soạn: Tòa nhà 142 Lê Duẩn

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm ba mục đích cơ bản
Một là, nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin
văn hóa nghệ thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp
của các nhà báo trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật.
Hai là, trên cơ sở khảo sát và so sánh về nội dung và hình thức thông
tin của ba tờ báo trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu thế
của báo trực tuyến trong thông tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường
truyền thông khá phức tạp hiện nay.

4


Ba là, đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến khai thác
và cung cấp nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách
hiệu quả.


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí đồng thời kế
thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được
công bố.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với
thông tin văn hóa nghệ thuật” vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Khảo sát, phân tích các tư liệu báo chí trực tuyến thực tế liên quan tới
lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng
kết thực tiễn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn cung cấp một số lý luận về báo trực tuyến: đặc trưng loại
hình, đặc trưng về mặt thông tin văn hóa nghệ thuật. Đồng thời, luận văn cũng
chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thông tin văn hoá ở trên

5


ba tờ báo trực tuyến từ đó tìm ra sự khác biệt trong phong cách đưa tin của
từng tờ báo và của từng cá nhân nhà báo.
Việc nghiên cứu chuyên mục văn hoá và những nhận định so sánh trên
ba tờ báo này sẽ là cơ sở cho các bạn sinh viên báo chí biết cách tác nghiệp
cho phù hợp với báo trực tuyến.
Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của công chúng Việt Nam
mới của báo trực tuyến với các vấn đề văn hoá, văn nghệ để xây dựng chuyên
mục phong phú và chất lượng hơn.
Luận văn cũng sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các nhà báo
trực tuyến trong việc cung cấp thông tin và cách ứng xử của họ với nguồn
thông tin để các nhà báo lựa chọn cách tác nghiệp phù hợp.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về thông tin văn hóa nghệ thuật từ góc nhìn của
báo trực tuyến
Chương 2: So sánh cách ứng xử về thông tin văn hóa nghệ thuật
trên VnExpress, VietnamNet và VnMedia
Chương 3: Kinh nghiệm, mô hình và giải pháp nâng cao văn hóa
ứng xử của các nhà báo trực tuyến với vấn đề thông tin văn hóa nghệ
thuật

6


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN VĂN HOÁ NGHỆ
THUẬT TỪ GÓC NHÌN CỦA BÁO TRỰC TUYẾN
1. Văn hóa nghệ thuật là một vấn đề thông tin cơ bản của
môi trường truyền thông
1.1. Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát
triển
1.1.1. Nhận diện nền văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp, được xây dựng và phát
triển trên nền tảng của một đất nước có hơn 80% dân số là người nông dân,
sống ở vùng nông thôn với văn hóa nông nghiệp trồng cây lúa nước. Chính
đặc trưng của dân tộc Việt Nam, nên trong quá trình phát triển và hội nhập,
văn hóa Việt Nam vẫn có những bản sắc riêng của nó.
Tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật là sự kết tinh của những hệ thống
giá trị, là các thước đo giá trị của mỗi dân tộc đã được hình thành lâu đời
trong các cộng đồng lịch sử. Tính dân tộc của văn hóa nghệ thuật thường gắn
với hệ thống tình cảm, các khát vọng, các biểu tượng, các hệ thống giá trị,
phong tục, tập quán và triết lý sống của một cộng đồng được biểu hiện thông
qua phương thức nghệ thuật. Mỗi dân tộc đều có những cách thức sáng tác,
lưu giữ, truyền đạt, cảm thụ và phát triển văn hóa, nghệ thuật riêng. Nó là một
cơ chế vận hành nội sinh nhằm thỏa mãn các nhu cầu lao động, giao tiếp, tồn
tại và phát triển của dân tộc. Bản sắc dân tộc, tính dân tộc của văn hóa, nghệ
thuật là cái gốc của tính nhân loại, các giá trị nhân loại là đích vươn tới của

7


các hoạt động văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, tính dân tộc đặc sắc và
điển hình của tất cả các nền văn hóa khác nhau lại cùng gặp nhau trên cùng
một con đường đi đến một mục đích chung là cái đẹp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người có những cống hiến vĩ đại cho xây
dựng nền Văn hóa Việt Nam nhận định “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ
sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [10, tr.8].
Trong khi đó, trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” [1, tr. 13], Đào
Duy


nh lại quan niệm “Văn hóa là chỉ chung tất cả các phương diện sinh

hoạt của loài người. Văn hóa tức là sinh hoạt”.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong cuốn “ Bản sắc văn hóa Việt Nam”
[16, tr. 19 – 20] lại quan niệm “Không có cái gì gọi là văn hóa cả và ngược lại
bất kỳ vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối
quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện
thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc
người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho
chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất
cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có
mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác”.
Trần Ngọc Thêm có nói về văn hóa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội. [24, tr. 10]

8


Trong cuốn sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng [29,
tr. 23 – 24] có đưa ra quan niệm của Unesco về Văn hóa “Văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc
cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã
hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét vào bản
thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn

hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,
tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công
trình vượt trội lên bản thân”.
Với những quan niệm trên, có thể nhận thấy, văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Mỗi nền
văn hóa khác nhau, nó có những giá trị riêng và những đặc trưng riêng trong
quá trình phát triển của mình.

1.1.2. Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát
triển
Hội nhập toàn cầu hay còn gọi là toàn cầu hóa chi phối, ảnh hưởng đến
mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó tất yếu có văn hóa. Tuy nhiên với hạt
nhân cơ bản là bản sắc dân tộc, văn hóa vận động theo một quy luật riêng. Tại
hội thảo Văn hóa trong toàn cầu hóa, PGS.TS Nguyễn Văn Khánh khẳng định
“Tiếp biến văn hóa không chỉ đơn thuần là sự giao hòa một cách tự niên giữa

9


các nền văn hóa mà còn tiềm ẩn khuynh hướng “xung đột”, áp đặt, thậm chí
là nô dịch văn hóa” [47].
Đối mặt với tính hai mặt của toàn cầu hóa, nhiều nhà lãnh đạo cũng
như học giả Việt Nam đã rất quan tâm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc. Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu dời. Trong suốt quá trình lịch sử,
nền văn hóa Việt Nam không những không bị mất bản sắc mà còn tiếp thu
hoàn thiện thêm bởi các nền văn hóa nước ngoài như văn hóa Trung Quốc,
văn hóa Pháp, văn hóa Nga, văn hóa Mỹ. Văn hóa bao giờ cũng mang tính
lịch sử. Một mặt, nó là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác
văn hóa luôn vận động theo quy luật riêng của nó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Văn hóa của các dân tộc khác cần
phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu
được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình… Mỗi một dân tộc cần phải
chăm lo đặc tính dân tộc trong nghệ thuật… Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác
– Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông” (Hồ Sĩ
Vịnh,

Giao

lưu

văn

hóa

trong

thời

đại

toàn

cầu

hóa,

, 31/7/2007).

1.2. Văn hóa nghệ thuật trên báo chí

1.2.1. Vài nét sơ lược về Văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Theo quan điểm của Mác, nền văn hóa của loài người bao gồm toàn bộ
hoạt động sáng tạo của loài người, trong lĩnh vực vật chất và tinh thần, và
thành quả của hoạt động sáng tạo ấy. Nó biểu hiện một dạng thống nhất nhất
định giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và xã hội. Nó là tiêu chí
đặc trưng nhất cho sự phát triển lực lượng và khả năng sáng tạo của những

10


cộng đồng người trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Nó bao gồm toàn bộ
những thành quả hoạt động sáng tạo của loài người, như công cụ, dụng cụ,
máy móc, các công trình kỹ thuật, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các chuẩn
mức luật pháp và đạo đức...
Nghệ thuật, theo các định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học thì đó là
“Hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động của ý thức con
người, một phương thức quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh
thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm
lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp.
Khác với hình thái ý thức và hoạt động xã hội khác như (khoa học,
chính trị, đạo đức…) nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu có tính vạn năng của con
người làm cảm thụ thế giới xung quanh dưới các hình thái đã phát triển của
năng lực cảm nhận mang tính người. Đó là năng lực cảm nhận thẩm mỹ đặc
trưng, chỉ có ở con người đối với các hiện tượng, sự thật, biến cố của thế giới
khách quan với tư cách là chỉnh thể cụ thể sống động. (Mác)
Văn hóa nghệ thuật là thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, có tác dụng to lớn,
sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước tới nay đã công nhận. Đó
còn là những đúc kết tinh hoa của dân tộc đã vượt qua những thử thách của
thời gian. Mác cũng từng ca ngợi văn hóa nghệ thuật như là niềm vui lớn nhất
mà con người có thể tự đem lại cho mình.

Nghệ thuật là một bộ phận nhạy cảm của văn hóa, văn hóa nghệ thuật
là lĩnh vực quan trọng của đời sống văn hóa. Khái niệm “văn hoá nghệ thuật”
hay “văn học nghệ thuật” là khái niệm văn hoá gắn với việc sáng tạo, hưởng
thụ và phê bình các chuyên ngành văn hoá nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật,
sân khấu, điện ảnh v.v…

11


Trong bài viết “Nêu cao tác dụng của văn học nghệ thuật trong sự
nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, đồng chí Phạm
Văn Đồng khẳng định “Văn hóa nghệ thuật là thức ăn tinh thần, là hoa quả
của một xã hội, của một dân tộc, của một thời đại” [ , tr.4 ].
Còn đối với những khái niệm văn hoá theo nghĩa hẹp, những từ được
gắn với từ “văn hoá” sẽ chiếm vị trí chính yếu trong khái niệm đó. Ví dụ khái
niệm “văn hoá nghệ thuật” hay “văn học nghệ thuật” là khái niệm văn hoá
gắn với việc sáng tạo, hưởng thụ và phê bình các chuyên ngành văn hoá nghệ
thuật như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh v.v…; Khái niệm “văn hoá
tư tưởng” là khái niệm gắn với thể chế chính trị và công tác lý luận; Khái
niệm “văn hoá giao tiếp” nói đến mối quan hệ ứng xử giữa người với người;
Khái niệm “sử văn hoá” nói đến quá trình hình thành và phát triển của một
nền văn hoá theo trục thời gian và trong không gian; Khái niệm “địa văn hoá”
nói đến điều kiện địa lý khí hậu trong một không gian nhất định ảnh hưởng
đến một nền văn hoá nào đó v.v…
Văn hóa nghệ thuật là thành tố của văn hóa. Nghệ thuật là thành tố
trung tâm của văn hóa nghệ thuật. Văn hóa nghệ thuật là hệ thống những hoạt
động làm nảy sinh và phát triển những năng lực nghệ thuật của con người từ
sáng tạo, đánh giá, bảo quản, quảng bá phân phối, đến tiêu thụ các giá trị nghệ
thuật nhằm đạt hiệu quả cao.
Văn hóa nghệ thuật có nhiều cách chia, trong đó có quan niệm văn hóa

nghệ thuật gồm bốn nhóm thành tố cơ bản:
Cộng đồng nghệ sỹ: Những người có tài năng nghệ thuật là nghệ sỹ, có
nghệ sỹ chuyên nghiệp và nghệ sỹ không chuyên nghiệp. Nghệ sỹ đến với
công chúng bằng tác phẩm nghệ thuật giàu tính tình cảm, cảm tính.

12


Các loại hình nghệ thuật: Nghệ thuật có nhiều loại hình, loại thể khác
nhau. Sự phân chia chủ yếu dựa vào phương thức nhận thức và phương tiện
phản ánh hiện thực. Mỗi loại hình nghệ thuật có hệ thống hình tượng mang
tính khu biệt. Bao gồm loại hình nghệ thuật cơ bản:
Văn học: phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ văn học là loại hình nghệ
thuật phổ biến nhất và được chia làm 3 loại chính là trữ tình, tự sự và kịch.
Âm nhạc: phản ánh hiện thực bằng giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu âm
thanh. Tiếp nhận âm nhạc chủ yếu bằng thính giác và phải có hiểu biết âm
nhạc, phương tiện thể hiện, phương thức biểu diễn.
Ba loại hình nghệ thuật tạo hình là hội họa, điêu khắc, kiến trúc có
ngôn ngữ chung là đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng… kết hợp với
không gian. Tiếp nhận nghệ thuật tạo hình chủ yếu bằng thị giác.
Sân khấu: là loại hình nghệ thuật tổng hợp, phản ánh hiện thực chủ yếu
bằng ngôn ngữ hành động kết hợp với lời nói, ánh sáng, âm nhạc, hóa trang.
Điện ảnh: phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ hình ảnh chuyển động kết
hợp với lời nói, âm thanh và ánh sáng. Điện ảnh có khả năng bao quát khong
gian, thời gian rộng lớn, hình thức thể hiện gần đời thường nên có công chúng
đông đảo.
Công chúng nghệ thuật là người sáng tạo, đánh giá, tiêu thụ, lưu giữ
các giá trị nghệ thuật.
Các cơ quan, tổ chức, thiết chế văn hóa, hoạt động lý luận phê bình,
quản lý lãnh đạo đảm bảo cho sự hình thành ba yếu tố kể trên và đảm bảo cho

hoạt động sáng tạo và tiêu dùng các giá trị nghệ thuật.

13


Trong hơn 30 năm qua, trên các lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật đều có
những bước tiến rất quan trọng. Từ sáng tạo, các giá trị mới trên các lĩnh vực
đến nghiên cứu, lý luận, phê bình… bảo tồn di sản nghệ thuật, sưu tầm nghệ
thuật dân gian, phát triển văn hóa nghệ thuật các dân tộc ít người… đều từng
bước khẳng định những thành tựu quan trọng, tiếp tục đóng góp xứng đáng
vào sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

1.2.2. Báo chí với việc thông tin văn hóa nghệ thuật
Là một trong những lĩnh vực thông tin của báo chí, văn hóa nghệ thuật
đã khẳng định được vị trí của mình bên cạnh các thông tin Chính trị, kinh tế,
xã hội… khác trong cuộc sống.
Ngay từ khi những tờ báo đầu tiên của Việt Nam ra đời, thông tin văn
hóa nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực văn học, sáng tác thơ ca, truyện… đã phản
ánh sâu sắc, diễn tả thành công những tâm tư và tình cảm, với ý chí và nguyện
vọng của quần chúng nhân dân, của con người: yêu đời sống, yêu người, yêu
những người lao khổ, yêu Tổ quốc và đồng bào, yêu cảnh vật thiên nhiên,
chuộng lẽ phải, chuộng đạo đức tốt đẹp trong đời sống xã hội, ca ngợi lòng
dũng cảm, ý chí đấu tranh, tinh thần bất khuất. Những tác phẩm văn hóa nghệ
thuật đã diễn tả và ca ngợi cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân để vươn
lên làm nên lịch sử của mình.
Chính bản sắc riêng này, nó đã quy định nền báo chí Việt Nam cũng có
những đặc trưng riêng trong hoạt động truyền thông của mình. Có thể nói, văn
hóa nào báo chí đó. Báo chí Việt Nam có những “căn tính” riêng trong sự vận
động nội tại để phù hợp với nền chính trị cũng như văn hóa Việt Nam.
Đã có một thời, có những quan niệm sai lầm cho rằng, muốn xây dựng

Chủ nghĩa xã hội, muốn đất nước giàu mạnh thì chỉ cần phát triển kinh tế, còn

14


văn hóa chưa cần phải quan tâm. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền
văn hóa dân tộc. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có những bài học phải
trả giá đắt cho nhận định sai lầm đó. Đến nay, con người đã nhận thức một
cách rõ ràng rằng, muốn xã hội phát triển, cần phải có cả hai yếu tố vật chất
và tinh thần. Sự phát triển về mặt đời sống tinh thần của co người thông qua
các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Văn hóa là cội rễ của phát triển. Mục tiêu xã hội của phát triển là sự
độc lập, tự do, hạnh phúc của con người. Đảng ta đã nhìn thấy sức mạnh của
văn hóa là nền tảng của xã hội, vì vậy ba chương trình căn bản về văn hóa đã
được Đảng đưa ra và duy trì suốt những năm qua gồm: Đưa văn hóa thông tin
về cơ sở để xây dựng lối sống mới, làm phong phú đời sống tinh thần cho
nhân dân; Chấn hưng nền Điện ảnh và Âm nhạc dân tộc; Chống xuống cấp di
tích văn hóa và cách mạng.
Có thể nói, những yếu tố tích cực của truyền thống văn hóa sẽ tác động
trực tiếp đến công cuộc hiện đại hóa đất nước, đến tinh thần cộng đồng, tinh
thần sáng chế phát minh và tinh thần tiếp thu học hỏi những giá trị tốt đẹp của
dân tộc khác. Đây cũng là mục tiêu và nhiệm vụ không kém phần phức tạp
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong tình hình hiện nay. Nghị quyết
TW “Về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật
và văn hóa” hay chỉ thị 08 của Ban Bí thư TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam đã
nói rõ “Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí xuất bản theo hướng nâng cao
chất lượng (…) bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm
cao đẹp của con người Việt Nam”. Đây là nhiệm vụ cao cả của báo chí truyền
thông. Bước vào đổi mới, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc trả lại

những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, cùng cả nước đổi mới và phát

15


triển. Báo chí là phương tiện hữu hiệu hàng đầu trong việc nâng cao trình độ
văn hóa cho mỗi con người trong cộng đồng dân cư.
Bản thân báo chí vừa là sản phẩm của một nền văn hóa, vừa là phương
tiện đắc lực để tuyên truyền, nâng cao đời sống văn hóa, đóng góp những
tiếng nói đúng đắn, định hướng tư tưởng, giáo dục cho quần chúng nhân dân.
Hầu hết các tờ báo đều có những thông tin về văn hóa nghệ thuật, được tổ
chức thành chuyên trang ổn định, và các chuyên trang này đang ngày càng
chiếm khối lượng lớn.
Nguyên nhân của sự gia tăng này, có thể thấy ở 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của công chúng
ngày càng tăng. Bản chất của con người là luôn luôn muốn hoàn thiện mình,
văn hóa nghệ thuật là phương tiện giúp con người hướng tới cái Chân – Thiện
– Mỹ, giúp con người thực hiện tốt vai trò của mình trong mối quan hệ với
môi trường thiên nhiên và với môi trường xã hội. Việc nâng cao trình độ văn
hóa cho mỗi con người thông qua báo chí là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn
đề lớn lao này.
Thứ hai, báo chí có ưu thế nổi trội trong việc tuyên truyền văn hóa nghệ
thuật tới mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, dân tộc, nghề nghiệp, mọi hình thức và
trình độ nhận thức văn hóa. Tính định kỳ của báo chí giúp cho công chúng có
thể tiếp nhận thông tin một cách đều đặn, từ đó công chúng sẽ từng bước làm
quen với các giá trị văn háo của nhân loại. Thông qua văn hóa, báo chí đã góp
phần giáo dục con người có ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa
của dân tộc.
Thứ ba, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ của
báo chí trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ngày càng được hoàn thiện, để đưa


16


hoạt động báo chí ngày càng có hiệu quả hơn. Báo chí Việt Nam đã nhận thức
được vai trò và những điều kiện mới của mình trong việc tuyên truyền văn
hóa nghệ thuật cho công chúng, vì vậy, hiện nay chuyên trang văn hóa nghệ
thuật trên báo chí đều hướng tới mục đích nâng cao thẩm mỹ cho công chúng
với những hình thức phong phú và hấp dẫn.
Ở riêng luận văn này, tác giả đi sâu vào nhận định báo chí trong xây
dựng và truyền thông các thông tin văn hoá nghệ thuật, đặc biệt là khai thác
sâu vào cách tác nghiệp, cách xây dựng thông tin của các nhà báo trực tuyến
với dạng thông tin này.
Văn hóa nghệ thuật hiện nay mở rộng giao lưu, tiếp nhận tinh hoa của
các nền văn hóa nghệ thuật nhân loại và khu vực, đặc biệt là với những nền
nghệ thuật có quan hệ lâu đời. Vừa tiếp nhận những giá trị nghệ thuật, kinh
nghiệm lãnh đạo, quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, đồng
thời giới thiệu những thành tựu của nghệ thuật truyền thống và đương đại Việt
Nam để các dân tộc trên thế giới hiểu hơn về nền nghệ thuật Việt Nam, con
người Việt Nam.
Bước sang thế kỷ 21 với sự bùng nổ của nhiều kênh truyền thông khác
nhau, báo trực tuyến đã phát huy được những ưu thế của mình trong thông tin
đa dạng, nhanh nhạy, kịp thời các thông tin văn hóa nghệ thuật đến với công
chúng. Cùng với sự ra đời của loại hình truyền thông hiện đại này, một lớp
công chúng mới cũng được hình thành với những yêu cầu, đòi hỏi riêng về
thông tin trong kỷ nguyên số.
Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật do đó cũng mang những nét đặc thù hơn
trong sự vận động nội tại của báo trực tuyến để phù hợp hơn với đối tượng
công chúng riêng của mình.


17


Để khu biệt nội dung phạm vi nghiên cứu của Luận văn, văn hóa ứng
xử của các nhà báo trực tuyến sẽ được xem xét trên vấn đề thông tin văn hóa
– nghệ thuật. Về văn hóa, luận văn sẽ nghiên cứu văn hóa lối sống, văn hóa lễ
hội, di sản và văn hóa ẩm thực. Về nghệ thuật, luận văn sẽ khảo sát trên các
lĩnh vực chính gồm văn học, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, thời trang.

2. Đặc thù của thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực
tuyến
2.1. Đặc trưng thông tin trên báo trực tuyến
2.1.1 Khái niệm báo trực tuyến
Báo chí Việt Nam giai đoạn hội nhập chứng kiến sự lớn mạnh vượt bậc
với hơn 1 nghìn người làm báo trong hơn 600 cơ quan báo chí từ Trung
ương tới địa phương. Luôn phát triển vững chãi trên “ba chân” thông tin: Báo
in, báo phát thanh, báo truyền hình, nay, báo chí Việt Nam đã có thêm một
loại hình báo chí khác mang tính toàn cầu hơn – đó chính là báo trực tuyến.
Trong mối quan hệ giữa Văn hoá và Báo chí, có hai cách để hiểu thông
tin báo chí về văn hoá: đó là văn hoá với tư cách là những nét đặc trưng trong
cuộc sống sinh hoạt văn hoá vật chất và tinh thần của người Việt Nam và văn
hoá với tư cách là một lĩnh vực đi cùng và phản ánh sự phát triển, vận động
nội tại của đất nước trong giai đoạn hội nhập.
Báo trực tuyến có nhiều tên gọi khác nhau trong việc phân định nó với
các loại hình báo chí khác. Có người gọi đó là báo mạng, có người gọi là báo
điện tử, có người thì cho đó là loại báo online cho phù hợp với định danh tên
gọi quốc tế online newspaper… Về mặt bản chất, những tên gọi này không
khác nhau, nhưng về mặt hình thức, để phân biệt nó với các loại hình báo chí

18



khác, tác giả sẽ dùng cách gọi chung là báo trực tuyến với đây là cách gọi đã
được thống nhất trong giảng dạy và đào tạo của hai hệ thống trường Đại học
KHXH&NV Hà Nội và KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh.
Báo trực tuyến có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21 với sự
xuất hiện của tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ Quê hương. Nó ra đời cùng với
sự phát triển của Internet với sức mạnh thông tin nhanh tới từng giây, cập
nhật chỉ sau một tích tắc khiến mặc dù chỉ mới có mặt trên 10 năm, nó đã trở
thành một đối thủ đáng gờm với các loại hình báo chí khác.
Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo
tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật
tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và
xem truyền hình ngay trên các website báo chí. Đồng thời với sự ra đời của nó
đã làm đảo lộn nhiều khái niệm truyền thống về báo chí và xuất bản như khái
niệm về tòa soạn, kỳ báo, trang báo, phương thức phát hành…
Được đánh giá là loại hình báo chí mang tính toàn cầu với những tính
năng vượt trội của nó, báo trực tuyến đã có những vị thế không chỉ trong mặt
thông tin mà còn trở thành một mặt trận kinh doanh thật sự đắc lợi cho các
doanh nghiệp trong công việc kinh doanh trực tuyến.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ ràng ở đây là báo trực tuyến chính
thống và trang tin điện tử được xây dựng từ báo in với tư cách là một ấn phẩm
mới của nó. Bởi vì với xu thế phát triển của báo in trong sự cạnh tranh với các
loại hình báo chí khác thì báo in kết hợp với phiên bản điện tử là một lối thoát
giữ chân được độc giả đang ngày càng thay đổi hiện nay.
Cách hiểu phổ biển hiện nay là một website của tổ chức, doanh nghiệp,
cơ quan v.v… được gọi là trang tin điện tử (như một cách Việt hóa chữ

19



“website”), “báo điện tử” là website của cơ quan báo chí hoặc website có
chức năng báo chí. Ví dụ: Báo Nhân dân điện tử, báo Tuổi trẻ online, Website
Đảng Cộng sản Việt Nam v.v… Tuy nhiên, đây đó cũng còn một cách hiểu
khác, thể hiện qua những phát biểu hoặc nội dung trên một số bài báo. Theo
đó, chỉ có những báo trực tuyến độc lập với báo in (về mặt tổ chức, nhân sự,
tài chính...), hoặc những tờ báo trực tuyến độc lập hoàn toàn (nghĩa là không
có bản in tương ứng) như VnExpess, VietnamNet, VnMedia mới được xem là
báo điện tử. Bản phát hành trên mạng của một tờ báo in như laodong.com.vn;
nhandan.com.vn... không phải là báo điện tử mà chỉ là trang tin điện tử của
báo Lao động, báo Nhân dân.
Ngay cả cách đặt tên báo cho một số báo trực tuyến ra đời sau 2003
cũng có một sự thay đổi: Thanh niên online, Tiền Phong online… chứ không
phải Thanh niên điện tử, Tiền Phong điện tử… Sự chưa thống nhất này bắt
nguồn từ việc chưa xác định tiêu chuẩn thế nào là một báo trực tuyến.

2.1.2 Đặc trưng thông tin trên báo trực tuyến
Tác giả xin được nhấn mạnh tới những đặc trưng riêng của loại hình
báo trực tuyến so với các loại hình báo chí khác nói chung và ở lĩnh vực văn
hoá nghệ thuật nói riêng.
Thứ nhất, tính siêu văn bản (Hypertext)
Khái niệm siêu văn bản do nhà tin học Ted Nelson đưa ra từ năm 196
trong bài viết “Những giấc mơ của máy tính” (Coputer Dreams). Theo ông,
siêu văn bản là “hệ thống phân phối tới các đơn vị độc lập nhưng gần gũi với
nhau – một hệ thống cho phép các đường liên kết hoạt động khi người sử
dụng có nhu cầu tham chiếu”. Có thể hiểu, siêu văn bản là loại văn bản muốn

20



đọc thêm thì sẽ có cơ chế “nở” ra vì có những tham chiếu tới khái niệm khác
hoặc văn bản khác.
Báo trực tuyến với tính chất siêu văn bản đã mở ra một không gian giao
tiếp mở cực lớn cho công chúng của mình. Báo trực tuyến không bị hạn định
về khoảng cách thông tin, thời gian phát sóng. Chỉ cần một click chuột, báo
trực tuyến có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới, nóng và sinh
động nhất về một sự kiện trong nước và trên thế giới. Vì thế, nó được coi là
báo chí mang tính toàn cầu. Độc giả chỉ cần đọc báo trực tuyến, sẽ thoải mái
tham gia vào xa lộ thông tin toàn cầu.
Báo trực tuyến phá vỡ tuyến tính thông tin của báo in, báo nói và báo
hình. Với khả năng cập nhật liên tục tới từng giây, thông tin update thường
xuyên và khả năng lưu trữ thông tin cực lớn khiến mỗi tờ báo trực tuyến thật
sự trở thành một kho tàng thông tin giúp người đọc không chỉ dừng lại ở đọc
tin, mà còn có thể đọc bình luận xung quanh, so sánh một cách trực tiếp và có
liên hệ trong cùng một chủ đề. Như vậy, công chúng có thể hưởng thụ thông
tin theo thói quen, thị hiếu, giới tính của mình mà không bị lệ thuộc vào thời
gian phát sóng, diện tích thu hẹp của mặt báo in.
Thứ hai, tính đa phương tiện (multimedia)
Tính đa phương tiện được hình dung như là kết quả của việc hội tụ các
phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc như một biến thể của các hình thức
truyền thông có sẵn. Nói một cách đơn giản, tính đa phương tiện thể hiện ở
việc người biên tập nội dung có thể sử dụng nhiều phương tiện – chất liệu: từ
ngữ, chữ viết, âm thanh, hình ảnh và cả những chuyển động phức tạp được số
hóa… truyền tải thông tin một cách tốt nhất tới người đọc.
Thứ ba, tính tương tác cao

21



×