ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------
VŨ THỊ THU HÀ
SỰ THAY ĐỔI CHUẨN MỰC THẨM MĨ TRONG
TIẾP NHẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM SAU NĂM 1986
(1986 – 1996)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2011
MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………................ 3
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….
3
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………….......................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………...
11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….
12
5. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………..........
13
Chương 1: VẤN ĐỀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN TRONG LÝ THUYẾT
14
TIẾP NHẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ………………………………………...
1.1. Nghiên cứu tác phẩm văn học từ quan niệm truyền thống…………… 15
1.1.1. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và hiện thực…………………. 15
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác giả…………………….. 18
1.2. Tác phẩm văn học nhìn từ quan niệm của lý thuyết tiếp nhận hiện 20
đại………
1.2.1. Văn bản văn học – tác phẩm văn học trong lý thuyết tiếp nhận 21
hiện đại…………………………………………………………………………………..
1.2.2. Vai trò của người đọc trong lý thuyết tiếp nhận hiện đại ………..
1.3. Tiểu kết……………………………………………………………………
25
31
Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA SỰ THAY ĐỔI CHUẨN MỰC 34
THẨM MĨ TRONG TIẾP NHẬN VĂN HỌC SAU NĂM 1986…………..
2.1. Những đặc điểm của một nền văn học mang âm hưởng sử thi trước 35
năm 1986……………………………………………………………….………
2.1.1. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước…………………
36
2.1.2. Quan niệm về con người – anh hùng lý tưởng………………………
41
2.1.3 Quan niệm trong sáng tác và tiếp nhận văn học cách mạng………
42
2.2 Yếu tố chuẩn thẩm mĩ mới trong sáng tác và lý luận phê bình văn học 46
sau năm 1986……………………………………………………….
2.2.1. Sự thay đổi chuẩn thẩm mĩ trên bình diện văn xuôi tiêu biểu
47
2.2.2. Quan niệm mới trong tư duy lý luận phê bình văn học …………….
57
2.2.2.1. Mối quan hệ giữa nhà văn – bạn đọc…………………………
1
58
2.2.2.2. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thưc – Văn học và chính trị 60
2.2.2.3. Sự đa dạng, đa chiều trong tiếp nhận văn học…………………
64
2.3. Tiểu kết……………………………………………………………………
67
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CHUẨN THẨM MĨ MỚI TRONG TIẾP
70
NHẬN VĂN HỌC SAU NĂM 1986………………………………………
3.1.Chuẩn thẩm mĩ mới trong sáng tác và tiếp nhận văn học……………..
70
3.1.1. Những tranh luận xung quanh các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
72
3.1.2. Những tranh luận xung quanh các sáng tác của Phạm Thị Hoài ….
78
3.1.3. Tranh luận xung quanh “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh……
81
3.2. Những khả năng và giới hạn của chuẩn mực thẩm mĩ mới trong tiếp
nhận văn học …………………………………………………………………
84
3.2.1. Chuẩn thẩm mĩ mới trong tiếp nhận văn học……………………………
84
3.2.2. Những khả năng của chuẩn mực thẩm mĩ mới trong tiếp nhận văn học 88
3.2.3. Những giới hạn của chuẩn mực thẩm mĩ mới trong tiếp nhận văn học
92
3.2.3.1. Từ giới hạn của “cộng đồng diễn giải”……………………......
92
3.2.3.2. Đến giới hạn chuẩn mực thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học……..
96
3.3. Tiểu kết…………………………………………………………………..
101
Kết luận……………………………………………………………………….
103
Tài liệu tham khảo………………………………………………………......... 106
Bài báo liên quan đến Đề tài
Phụ lục
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn và ngƣời đọc.
Lý luận văn học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của ngƣời đọc.
Việc khẳng định vai trò của văn bản, ngƣời đọc trƣớc vai trò của tác giả
chính là sự thay đổi trong tƣ duy lý luận văn học. Nghiên cứu tác phẩm
văn học thực chất là chúng ta nghiên cứu và khám phá mối quan hệ giữa
văn bản và ngƣời đọc. Vì vậy, tiếp nhận văn học chính là hoạt động sáng
tạo, trong đó vai trò đặc biệt quan trọng là ngƣời đọc hay còn gọi là chủ
thể tiếp nhận đƣợc đề cao.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn bản và ngƣời đọc là tìm hiểu quá
trình tạo nghĩa của văn bản thông qua ngƣời đọc. Quá trình này khẳng
định và xác lập vị trí của ngƣời đọc trong phƣơng thức tồn tại tác phẩm
văn học. Nhƣ vậy, văn bản văn học khác tác phẩm văn học khi nó chƣa
thiết lập đƣợc đời sống riêng thông qua ngƣời đọc. Không có một tác
phẩm văn học nếu nhƣ không có ngƣời đọc. Chủ thể tiếp nhận chính là
yếu tố quan trọng để hình thành giá trị tác phẩm.
Giai đoạn 10 năm (1986 - 1996) đánh dấu chặng đƣờng đổi mới,
phát triển của văn học Việt Nam đƣơng đại đồng thời cũng đánh dấu
những sự thay đổi về nhiều mặt (đội ngũ ngƣời viết, số lƣợng tác phẩm,
thể tài, bút pháp, công chúng…). Trong đó phải kể đến sự thay đổi chuẩn
mực thẩm mỹ trong tiếp nhận văn học.
Có thể nói, năm 1986 với chủ trƣơng đổi mới toàn diện đời sống
văn nghệ do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng đã tạo ra những thay
đổi mạnh mẽ đời sống văn nghệ Việt Nam. Trên văn đàn văn học Việt
Nam đã xuất hiện nhiều cây bút trẻ với phong cách mới mẻ, cùng nhiều
thể loại phong phú, đa dạng. Sự đổi mới về nhận thức, tƣ tƣởng và phong
cách viết của các tác giả đã tạo nên những tác phẩm có giá trị, tạo bầu
3
không khí sôi nổi trên văn đàn. Cũng trong giai đoạn này, việc “cởi trói”
trong tƣ duy của thế hệ các nhà phê bình lý luận, tiếp nhận lý thuyết từ
phƣơng Tây vào Việt Nam đã tạo nên bầu không khí tranh luận, trao đổi
sôi nổi cùng đội ngũ lý luận phê bình nghiên cứu hùng hậu nhƣ: Phong
Lê, Trần Đình Sử, Trƣơng Đăng Dung, Đỗ Văn Khang, Đoàn Đức
Phƣơng, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Ngọc Thiện, Bùi Việt Thắng… Sự
đổi mới về nhận thức, tƣ tƣởng nghệ thuật khiến cho mọi vấn đề trong
cuộc sống đƣợc phản ánh trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tiếp nhận
cuộc sống trên bình diện thế sự - đời tƣ thể hiện trong nhiều khía cạnh
của đời sống cá nhân. Sự “cởi trói” trong tƣ duy, nhận thức của ngƣời
sáng tác đã tạo nên sự thay đổi lớn về chức năng văn học, quan niệm văn
học, mối quan hệ giữa văn học và chính trị, mối quan hệ giữa nhà văn và
bạn đọc, cũng nhƣ về bút pháp và cá tính sáng tạo của nhà văn. Sự tìm tòi
đổi mới về nội dung phản ánh, hình thức thể hiện, tự do trong sáng tạo
cũng là căn nguyên dẫn đến những cuộc tranh luận, trao đổi sôi nổi trên
báo và tạp chí trong giai đoạn này nhƣ: Báo Văn nghệ, tạp chí Nghiên
cứu Văn học, Tạp chí Sông Hƣơng, báo Văn nghệ Quân Đội.v.v…
Không khí đổi mới văn học còn thể hiện ở việc, ngƣời tiếp nhận đã
làm tròn sứ mệnh của mình trong việc đọc, tiếp nhận, phản hồi tác phẩm
văn học qua các diễn đàn văn học. Đây chính là giai đoạn thể hiện sự thay
đổi chuẩn mực thẩm mỹ trong hoạt động tiếp nhận văn học, nhất là sau
năm 1986. Bởi lẽ, các giá trị về thẩm mỹ đã thay đổi và tác động trực tiếp
tới ngƣời sáng tác và ngƣời tiếp nhận, dẫn đến những thay đổi trong sáng
tác và tiếp nhận văn học. Trong chu trình đời sống văn học: Đời sống –
nhà văn – văn bản – ngƣời đọc, ngƣời đọc có vị trí quan trọng. Chính vì
lẽ đó, việc nghiên cứu hoạt động tiếp nhận văn học sẽ làm rõ những thay
đổi về chuẩn mực thẩm mỹ của văn học Việt Nam sau năm 1986, đồng
thời cho thấy vai trò, vị trí của chủ thể tiếp nhận trong việc làm hình
4
thành chuẩn mực thẩm mỹ mới trong tiếp nhận văn học và hoạt động
sáng tạo văn học.
Nhƣ vậy, với đƣờng lối mới, nhận thức mới, đời sống văn học Việt
Nam đã có nhiều thay đổi, góp phần mở rộng, nâng cao trình độ thƣởng
thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là sự thay đổi chuẩn mực thẩm
mỹ nhìn từ hoạt động tiếp nhận văn học… Để tìm hiểu những chuẩn mực
thẩm mỹ trong hoạt động tiếp nhận văn học thay đổi nhƣ thế nào, chúng
ta cần áp dụng lý thuyết về ngƣời đọc, tiếp nhận văn học trong lý thuyết
tiếp nhận hiện đại để khám phá các vấn đề của Văn học Việt Nam giai
đoạn từ 1986 đến năm 1996.
Đứng trƣớc thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận
văn này là: Sự thay đổi chuẩn mực thẩm mỹ trong hoạt động tiếp nhận
văn học ở Việt Nam sau năm 1986 (1986 – 1996).
2. Lịch sử vấn đề
a. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tác phẩm văn học nhìn từ mối quan hệ ngƣời đọc và cvvăn bản
văn học là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của lý luận văn học
hiện đại những thập niên giữa thế kỷ XX. Trong công trình “Tác phẩm
văn học”1 (1931) của nhà nghiên cứu Roman Ingarden ngƣời Balan, ông
đã vận dụng Hiện tƣợng học để lí giải các giá trị văn học đồng thời đƣa ra
những khám phá mới về tác phẩm văn học trong mối quan hệ với ngƣời
đọc. Ông quan niệm tác phẩm văn học chịu sự tác động có ý thức của
ngƣời đọc. Ngƣời đọc chính là ngƣời sẽ lấp đầy “những khoảng trống”
trong văn bản văn học để trở thành một tác phẩm văn học. Tác giả gọi
việc đọc của ngƣời đọc chính là sự “cụ thể hóa” văn bản văn học. Việc
“cụ thể hóa” ở mối ngƣời đọc luôn có sự khác nhau. Roman Ingarden là
ngƣời đã có những phát hiện mới về tác phẩm văn học từ việc vận dụng
1
Roman Ingaden (2001), Tác phẩm văn học, Trƣơng Đăng Dung giới thiệu và dịch, Văn học nƣớc
ngoài số 3, tr155 - 188
5
Hiện tƣợng luận (phenomenology) vào công trình nghiên cứu. Tuy nhiên
công trình nghiên cứu của ông mới chỉ dừng lại là quan điểm có tính
phƣơng pháp luận.
Năm 1960 công trình “Chân lí và phƣơng pháp” 2 của Hans Georg
Gadamer nhà triết học ngƣời Đức dựa trên quan điểm Tƣờng giải học
(Hermeneutics) đã đi vào nghiên cứu và khám phá sâu sắc mối quan hệ
văn bản và ngƣời đọc. Theo đó, văn bản nghệ thuật đƣợc soi xét và khám
phá trong cấu trúc của ngôn từ động và còn đƣợc đặt trong mối quan hệ
với chủ thể tiếp nhận. Hans Georg Gadamer đã đặt ra nhiều câu hỏi với
đại ý rằng: nghĩa của văn bản thể hiện qua cái gì? Vai trò của sự chú ý
của nhà văn trong nghĩa này là gì? Có thể hiểu đƣợc những tác phẩm mà
về mặt lịch sử và văn hóa là xa lạ đối với ngƣời đọc? Có thể hiểu sự
khách quan hay mọi sự hiểu đều lệ thuộc vào tình thế lịch sử cụ thể. Tiếp
theo là sự xuất hiện của Hans Robert Jauss và W. Iser là hai đại diện tiểu
biểu cho Mỹ học tiếp nhận (Receptive ethetics) đã đƣa ra quan điểm của
mình qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu “Lịch sử văn học như là sự
khiêu khích đối với khoa học văn học”( H. R. Jauss 1970)3, “Kết cấu vẫy
gọi, Hoạt động đọc” (W.Iser). Các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những
hƣớng nghiên cứu khám phá mới về mối quan hệ tƣơng tác giữa văn bản
và ngƣời đọc. Theo nghiên cứu, ngƣời đọc giữ vị trí và vai trò quan trọng
trong sự tồn tại của tác phẩm văn học mà tác phẩm văn học lại đƣợc hình
thành là nhờ sự tồn tại của văn bản văn học. Mặt khác, văn bản văn học
lại tồn tại nhƣ một “kết cấu vẫy gọi” còn ngƣời đọc luôn sẵn có “tầm đón
đợi” (Cách dịch của Trƣơng Đăng Dung) thể hiện bằng hành động đọc
lấp đầy “những khoảng trống” văn bản. Nhƣ vậy, chỉ khi có hành động
đọc thì văn bản văn học mới hình thành thành tác phẩm văn học. Vai trò
2
Trƣơng Đăng Dung, dịch Nghiên cứu qua bản dịch tiếng Hungari của Bonyhai Gábor dịch, Nxb
Gondolat, Bundapest 1984.
3
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học nhƣ là sự khiêu khích đối với khoa học văn học (Trƣơng Đăng
Dung dịch, tạp chí văn học nƣớc ngoài, số 1/2002, tr71 - 112
6
của ngƣời đọc đƣợc đề cao và coi nhƣ là nhân tố quan trọng để quyết
định đến sự tồn tại của tác phẩm văn học cũng nhƣ xác lập những giá trị
nghệ thuật của tác phẩm văn học. Tƣ tƣởng học thuật và những khám phá
tìm tòi mới mẻ của H.R. Jauss và W. Iser đã mở ra một hệ hình mới cho
lý luận văn học, đó là xác lập một lý thuyết văn bản mới trên sự kế thừa
và phát triển của Tƣờng giải học, trong đó coi ngƣời đọc là trung tâm của
tác phẩm văn học… Tiếp theo đó là sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu
thuộc nhiều trƣờng phái lý luận khác nhau về vấn đề tác phẩm văn học,
ngƣời đọc – chủ thể tiếp nhận, tiêu biểu là các tác giả: J. Derrida, R.
Barthes, M.B. Khraptrenko, Foucault, Umberto…Có thể nói rằng: Mỗi
tác giả đều có những quan điểm và có những lí giải khác nhau về vấn đề
tác phẩm văn học, ngƣời đọc và sự tiếp nhận thẩm mĩ qua từng thời kỳ,
từng giai đoạn. Việc đặt tác phẩm văn học trong mối quan hệ với ngƣời
đọc là một hƣớng nghiên cứu có chủ đích liên quan đến vấn đề chủ thể
tiếp nhận trong tiếp nhận văn học. Quá trình từ hiện thực cuộc sống đến
chủ thể sáng tạo, từ khách thể văn bản đến chủ thể tiếp nhận là quá trình
vận động không ngừng, ở đó tác phẩm văn học không phải là sản phẩm
cố định, mà là quá trình.
Có thể nói, điểm qua một số công trình của các nhà nghiên cứu
nƣớc ngoài mà ngƣời viết tiếp cận gián tiếp qua các bài viết, bài dịch trên
sách và tạp chí và các công trình còn sơ lƣợc, chƣa đƣợc cụ thể. Mặt
khác, đây là mảng lý luận còn mới ở Việt Nam, tƣ liệu còn hạn hẹp nên
những vấn đề chúng tôi nêu trong bài viết chƣa đƣợc đầy đủ và mang tầm
khái quát khoa học.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề tiếp nhận văn học đƣợc coi là một mảng lớn, là vấn đề quan
trọng của lý luận văn học. Nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên
cứu phƣơng Tây đã có ảnh hƣởng và tác động không nhỏ đến các nhà
nghiên cứu trong nƣớc. Vấn đề tiếp nhận văn học đƣợc nhiều nhà nghiên
7
cứu quan tâm, thu hút sự chú ý của dƣ luận đƣợc đăng tải trên báo chí,
qua các diễn đàn văn học nghệ thuật.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề tiếp nhận văn học xuất
hiện qua nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu thu hút sự quan tâm chú ý
của dƣ luận. Năm 1971, Tạp chí Văn học số 4 có đăng bài của Nguyễn
Văn Hạnh: “Ý kiến của Lênin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống”.
Bài viết đã đặt ra yêu cầu đối với nhà nghiên cứu về việc chú ý đến phản
ứng của ngƣời đọc dựa trên quan điểm thực tiễn trong nhận thức lý luận
của Lênin. Trong bài viết ông đã nhấn mạnh “Giá trị của một tác phẩm
thực ra không phải chỉ đóng khung trong phạm vi sáng tác mà còn lan
rộng đến phạm vi “thưởng thức”. Nhƣ vậy, nhà nghiên cứu tập trung vào
vấn đề nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm mỹ học tiếp nhận
của xã hội học chứ chƣa phân tích đi sâu vào vấn đề tiếp nhận mỹ học.
Năm 1972, trong tập tiểu luận phê bình “Đi tìm tác phẩm văn chƣơng”,
Huỳnh Phan Anh đã khẳng định “Ngƣời đọc chính là chủ thể của tác
phẩm. Ngƣời đọc không chỉ là kẻ thƣởng ngoạn, không chỉ làm công việc
ca ngợi, ngƣời đọc còn là kẻ sáng tạo vô danh…độc giả là kẻ, bằng chính
tác phẩm của mình mang đến cho tác phẩm một ý nghĩa” [2]. Năm 1980,
GS. Hoàng Trinh có đề cập đến vấn đề tiếp nhận trong văn học, nhƣng
với tƣ cách là đối tƣợng của văn học so sánh chứ chƣa coi vấn đề tiếp
nhận văn học là hƣớng nghiên cứu trong nghiên cứu phê bình, lý luận văn
học riêng biệt. Năm 1985, trên tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội tháng
11 năm 1985 có đăng bài của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân “Tiếp
nhận “mỹ học tiếp nhận” như thế nào”. Đây là lần đầu tiên lý thuyết về
“Mỹ học tiếp nhận” của trƣờng phái Konstanz (Đức) đƣợc dịch và giới
thiệu ở Việt Nam. Bài viết này đã đƣa ra những nhận định, cách nhìn có
cơ sở khoa học vững chắc trong hƣớng nghiên cứu về “mỹ học tiếp
nhận”, đặt tiền đề, định hƣớng cho nghiên cứu tiếp nhận văn học ở Việt
Nam.
8
Năm 1986, đánh dấu bƣớc chuyển biến quan trọng của văn học Việt
Nam trong đó có Lý luận văn học. Nghiên cứu hoạt động tiếp nhận văn
học ở Việt Nam từ góc độ lý luận văn học đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Năm 1986, Tạp chí nghiên cứu Văn học số 4 đăng bài “Giao
tiếp trong văn học” của GS. Hoàng Trinh và “Nghiên cứu sự tiếp nhận
của văn chương trên quan điểm liên ngành” của Nguyễn Văn Dân, bƣớc
đầu đã thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề tiếp
nhận văn học Việt Nam từ góc độ nghiên cứu lý luận văn học, để từ đó
phát triển nó trở thành một hƣớng nghiên cứu tích cực trong việc đánh giá
vị trí quan trọng của công chúng trong chu trình đời sống văn học…Cùng
năm đó, Tạp chí Văn nghệ số 13 (26.03.1986) đăng bài của đồng chí Hà
Xuân Trƣờng về “Lý luận phê bình văn học nghệ thuật” và bài “Trò
chuyện về một vấn đề của văn học hiện nay” Văn nghệ số 19, ngày
10.05.1986.
Tiếp nối quá trình nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận văn học, đến thập
niên 90 của thế kỷ XX, vấn đề tiếp nhận văn học đƣợc quan tâm nghiên
cứu nhiều hơn. Trên tinh thần đổi mới văn nghệ của Đảng sau năm 1986,
vấn đề đổi mới văn học soi chiếu trên bình diện tiếp nhận văn học ở nhiều
góc độ và khía cạnh riêng biệt, các nghiên cứu chú trọng đến vấn đề công
chúng, tiếp nhận – nhiều bài viết có tính chất đánh giá gợi mở về vấn đề
tiếp nhận văn học một hƣớng nghiên cứu mới trong Xã hội học Văn học.
Năm 1990 trong bài “Tiếp nhận văn học một số vấn đề thời sự” đăng
trên tạp chí Văn nghệ số 28 (7.1990) đã chú ý đến phẩm chất của chủ thể
tiếp nhận. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng nhấn mạnh đến quá trình biển đổi
chủ thể tiếp nhận thành chủ thể của văn học. Lý thuyết tiếp nhận văn học
tập trung vào việc sử dụng văn bản nghệ thuật cho hiệu quả [64]. Bàn về
vấn đề tiếp nhận trong mối quan hệ văn học và hiện thực chính là mối
quan hệ tác động qua lại giữa nhà văn và bạn đọc “Sự tiếp nhận tác phẩm
không phải là sự tiếp nhận một lần là xong và cũng không ổn định. Nó
9
thay đổi, có khi thay đổi ở ngay trong một chủ thể tiếp nhận với những
lần đọc tác phẩm khác nhau” [50; tr214]
Công trình của Nguyễn Văn Dân “Văn học nghệ thuật và sự tiếp
nhận” [11] và “Phương pháp luận nghiên cứu văn học” nhà nghiên cứu
đã giới thiệu bài “Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học
nghệ thuật thế giới ở Việt Nam hiện nay” [8; tr 21] đề cập đến lý thuyết
“Mỹ học tiếp nhận” của trƣờng phái Konstanz (Đức) đứng đầu là là H.R.
Jauss. Bên cạnh đó nhà nghiên cứu cũng chú ý đến tầm văn hóa của công
chúng trong tiếp nhận văn học. Theo nhà nghiên cứu, trong tiếp nhận có
“tầm đón nhận” của độc giả là sự tập hợp các quy chuẩn thẩm mĩ trong sự
tiếp nhận của công chúng văn học Theo quan điểm của nhà nghiên cứu
này: Đứng ở cơ cấu xã hội để xét đến giới công chúng tiếp nhận với nhiều
thành phần khác nhau: Giai cấp, địa vị xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác, trình
độ văn hóa… công chúng - ngƣời tiếp nhận cũng là ngƣời chịu ảnh hƣởng
từ những tác động chế độ chính trị, điều kiện xã hội, không gian văn
hóa…
Vấn đề chủ thể tiếp nhận đến những năm cuối của thập niên 90 đã
đƣợc nhà nghiên cứu Trƣơng Đăng Dung giới thiệu một cách có hệ thống
qua công trình “Từ văn bản đến tác phẩm văn học” (1998), đặt ra vấn đề
“Ấn tƣợng thẩm mĩ di động giữa hai cực (tác phẩm và ngƣời đọc) cho
nên sự thay đổi của một trong hai cực đó đều làm hình thành giá trị thẩm
mĩ khác nhau. Đặc biệt ở cực chủ thể tiếp nhận nơi mà thế giới tâm linh
luôn có những biến động bất thƣờng, mang yếu tố chốc lát, vì thế khả
năng biến thể của các giá trị thẩm mĩ liên quan đến một tác phẩm là rất
lớn” [18; tr40]. Trƣơng Đăng Dung đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa
văn bản văn học và tác phẩm văn học thông qua sự “cụ thể hóa” của
ngƣời đọc. Việc tiếp cận tác phẩm văn học từ văn bản thông qua sự tiếp
nhận của ngƣời đọc cho thấy tác phẩm văn học luôn trong xu thế vận
động, không phải là sản phẩm cố định mà là cả “quá trình”. Điều đặc biệt
10
trong các công trình nghiên cứu của Trƣơng Đăng Dung chính là đối
tƣợng nghiên cứu luôn đƣợc soi sáng và vận động trên nền tảng tƣ duy lý
luận văn học, triết học và mỹ học. Có thể nói, các công trình của các nhà
nghiên cứu về vấn đề trong tiếp nhận văn học là những gợi ý, định hƣớng
cho chúng tôi khi thực hiện đề tài.
Đại hội Đảng VI - 1986 với chủ trƣơng “cởi trói” đổi mới toàn diện
đời sống văn nghệ. Giai đoạn từ 1986 đến năm 1996 có thể coi là giai
đoạn đổi mới quyết liệt nhất, cởi mở nhất, tự do nhất của đời sống văn
nghệ Việt Nam với các cây bút xuất sắc trong nhiều thể loại, đa diện
trong các vấn đề phản ánh. Với những thành tựu và giá trị nổi bật của văn
học giai đoạn này, chúng tôi lựa chọn phạm vi thời gian nghiên cứu từ
1986 đến năm 1996 chặng đƣờng 10 năm đổi mới và phát triển của văn
học Việt Nam. Bên cạnh đó, chặng đƣờng này cũng đánh dấu những bƣớc
chuyển biến thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ về văn học, quan niệm về
sáng tác, các cuộc tranh luận văn chƣơng, phê bình đánh giá của công
chúng đối với giai đoạn văn học qua các bài viết trên sách, báo, tạp chí.
Với hƣớng nghiên cứu mới về hoạt động tiếp nhận văn học nhìn từ lý
thuyết tiếp nhận hiện đại, ngƣời viết mong muốn góp phần tìm hiểu một
cách có hệ thống: Sự thay đổi chuẩn mực thẩm mỹ trong tiếp nhận văn
học ở Việt Nam sau năm 1986 (1986 – 1996)
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề tiếp nhận văn học là vấn đề quan trọng của lý thuyết tiếp
nhận hiện đại. Ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu những vấn đề của
tiếp nhận văn học từ 1986 đến 1996 là sự lựa chọn phù hợp. Tìm hiểu sự
thay đổi chuẩn thẩm mĩ chính là tìm hiểu các vấn đề của đời sống văn học
sau đổi mới soi chiếu trên bình diện của tiếp nhận văn học, từ đó khám
phá và khẳng định vai trò của chủ thể tiếp nhận trong tiếp nhận hiện đại.
Vấn đề chuẩn mực thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học là vấn đề thu
hút đƣợc nhiều sự quan tâm, tìm hiểu, khám phá của các nhà lý luận phê
11
bình và nghiên cứu văn học. Sử dụng khái niệm chuẩn mực thẩm mĩ
trong tiếp nhận văn học, ngƣời viết muốn giới thuyết ở mức độ đọc, với
các nhân tố tạo lập nên sự tiếp nhận của chủ thể tiếp nhận. Không có một
chuẩn mực thẩm mĩ bất biến trong tiếp nhận văn học, mà chuẩn mực
thẩm mĩ luôn đặt trong xu thế vận động và thay đổi không ngừng cho phù
hợp với xu thế của thời đại và của chủ thể tiếp nhận.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuẩn mực thẩm mỹ và sự thay
đổi chuẩn mực thẩm mỹ trong hoạt động tiếp nhận văn chƣơng ở Việt
Nam giai đoạn 10 năm đầu đổi mới.
Đối tượng khảo sát: Đề tài tập trung vào khảo sát hoạt động phê
bình văn học, tranh luận văn học của các nhà nghiên cứu và những phản
hồi của bạn đọc về các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu giai đoạn mƣời năm
đầu đổi mới đƣợc đăng tải trên báo chí chủ yếu là trên tờ báo Văn nghệ
của Hội nhà văn Việt Nam và tạp chí Nghiên cứu văn học.
Tư liệu tham khảo: Đầu mục báo và tạp chí trong nƣớc từ năm
1986 - 1996: Báo Văn nghệ, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, tạp chí Sông
Hƣơng và các bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu trong nƣớc:
Hoàng Trinh, Lê Ngọc Trà, Lại Nguyên Ân, Hoàng Ngọc Hiến, Trƣơng
Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Phạm Thành Hƣng, Nguyễn Văn Nam,
Đoàn Đức Phƣơng, Nguyễn Đăng Điệp,… và tài liệu dịch nƣớc ngoài.
Số liệu khảo sát: Đề tài có tham khảo số liệu điều tra về vấn đề đọc
sách văn học trong những năm gần đây của tác giả Tôn Thảo Miên đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ CT 091212 “Tác động của văn học nghệ
thuật đến việc hình thành lối sống và nhân cách của con người Việt Nam
hiện nay” và một số bài viết về vấn đề tiếp nhận văn học thông qua đọc
sách văn học, từ đó đánh giá đƣợc mức độ quan tâm của độc giả về các
vấn đề của văn học, vai trò của văn học trong cuộc sống cũng nhƣ khẳng
định đƣợc vị thế của độc giả trong đời sống văn học hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
12
Luận văn nghiên cứu về sự thay đổi chuẩn thẩm mĩ trong tiếp nhận
văn học nên ngƣời viết luận văn đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
trong khoa học văn học:
- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê
Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng sử dụng một số phƣơng pháp của triết học
hiện tƣợng luận. Phƣơng pháp của khoa học liên ngành: lý thuyết cấu trúc
– kí hiệu học.
Để tìm hiểu rõ hơn về thực tiễn tiếp nhận văn học, về những thay đổi
chuẩn mực thẩm mĩ trong tiếp nhận, trong khuôn khổ luận văn cho phép,
chúng tôi ứng dụng phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu
vấn đề tiếp nhận trong chặng đƣờng mƣời năm đổi mới của văn học Việt
Nam (1986 - 1996), tìm ra những thay đổi quan trọng của chuẩn mực
thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học. Từ đó ngƣời viết khám phá và khẳng
định vai trò của chủ thể tiếp nhận qua sự thay đổi chuẩn thẩm mĩ của văn
học Việt Nam sau đổi mới, cũng nhƣ khẳng định đƣợc khuynh hƣớng
nghiên cứu mới trong nghiên cứu về Xã hội học Văn học ở Việt Nam, đó
là hƣớng nghiên cứu về ngƣời đọc, công chúng văn học
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn
gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Vấn đề chủ thể tiếp nhận trong lý thuyết tiếp nhận văn học
hiện đại
Chƣơng 2: Những tiền đề của sự thay đổi chuẩn thẩm mĩ trong tiếp
nhận văn học sau năm 1986
Chƣơng 3: Vai trò của chuẩn thẩm mĩ mới trong tiếp nhận văn học sau
năm 1986
13
Chương 1: VẤN ĐỀ CHỦ THỂ TIẾP NHẬN TRONG LÝ THUYẾT
TIẾP NHẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Tác phẩm văn học đã trở thành vấn đề trung tâm của tƣ duy lý luận
văn học. Vậy tác phẩm văn học đƣợc hình thành nhƣ thế nào? Lý giải về
vấn đề này, trong lý luận văn học đã có cách nhìn nhận, khám phá, lí giải
khác nhau về tác phẩm văn học đặt trong hành trình từ tƣ duy lý luận
truyền thống đến hiện đại. Nếu trƣớc đó, lý luận văn học quan tâm đến
tác giả, chủ thể sáng tạo đặt trong mối quan hệ với tác phẩm thì lý thuyết
tiếp nhận hiện đại lại nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng là mối quan hệ
văn bản – ngƣời đọc trong phƣơng thức tồn tại của tác phẩm văn học, từ
đó chỉ ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Từ
những sự lí giải và so sánh đó để khẳng định vai trò quan trọng của ngƣời
đọc trong việc hình thành các giá trị của văn học.
1.1.
Nghiên cứu Tác phẩm văn học từ quan niệm truyền thống
1.1.1. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và hiện thực
Vấn đề văn học và hiện thực đặt trong mối quan hệ mật thiết với
nhau đã đƣợc triết gia Hy Lạp cổ đại Socrat (469 – 399 TCN) đƣa ra
trong thuyết “mô phỏng”, con ngƣời là trung tâm của mọi sự chú ý. Tiếp
theo đó là sự xuất hiện của Aristote (384 – 322 TCN) khi ông đƣa ra
những bàn luận về nghệ thuật, quan niệm về thi pháp học với thuyết “mô
phỏng”, “bắt chƣớc”. Theo Aristote mọi sáng tạo nghệ thuật chính là sự
mô phỏng, trong đó có mô phỏng tự nhiên và sau đó là mô phỏng nghệ
thuật, phản ánh hiện thực. “Sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người và con
người khác giống vật ở chỗ học có tài mô phỏng, nhờ có mô phỏng đó mà
họ thu nhận được những kiến thức đầu tiên...” [1; tr187]. Nhƣ vậy, nghệ
thuật có mối liên quan đến con ngƣời. Con ngƣời trở thành trung tâm của
nghệ thuật. Thông qua sự “thanh lọc” nghệ thuật làm cho con ngƣời đẹp
hơn, cao thƣợng hơn, thoát khỏi những dục vọng tầm thƣờng và xấu xa.
“Sự mô phỏng đó nhờ vào ngôn ngữ - ngôn ngữ này trong mỗi phần có sự
14
trau chuốt khác nhau, bằng hành động chứ không phải bằng câu chuyện
kể, bi kịch qua cách khêu gợi nên sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự
thanh lọc các cảm xúc tương tự” [1; tr190]. Chính từ những luận thuyết
này của Aristote đã có những ảnh hƣởng sâu sắc đến các nhà văn cổ đại
và lịch sử phát triển của tƣ duy lý luận văn học. Sự “khuôn mẫu” định sẵn
trong sáng tạo thơ ca với tác phẩm chính là dấu ấn của hệ thống thi pháp
đƣợc coi là quy phạm mẫu mực trong việc sáng tạo thơ ca. Các quan
điểm nghệ thuật này của Aristote đã có ảnh hƣởng sâu sắc không chỉ cùng
thời mà còn đƣợc kế thừa và phát triển đến thời Phục Hƣng, chủ nghĩa cổ
điển thế kỷ XVII, thời kỳ Khai Sáng thế kỷ XVIII. Tƣ tƣởng của Aristote
đƣợc coi là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của Mỹ học và Lý luận văn
học. Tuy nhiên, chính từ quan niệm của Aristote về nghệ thuật sáng tạo
đã bị thu hẹp lại ở góc độ tác giả với tƣ cách là chủ thể sáng tạo và cả cho
ngƣời đọc.
Từ những nguyên tắc “mô phỏng”, “bắt chƣớc” của Aristote là tiền
thân của lý thuyết phản ánh, vấn đề văn học và hiện thực đặt trong mối
quan hệ với nhau đã đƣợc xác lập. Bƣớc sang thế kỷ XIX, vấn đề văn học
và hiện thực đƣợc chú ý, quan tâm và khám phá với Chủ nghĩa hiện thực
và nguyên tắc văn học phản ánh chân thực cuộc sống “Tái hiện sự thật
thực tại cuộc sống một cách chân thực và mạnh mẽ là hạnh phúc cao quý
nhất của nhà văn ngày cả khi sự thật ấy không phù hợp với những thiện
cảm riêng của nhà văn” [55; tr539]. Yếu tố hiện thực chiếm giữ vai trò
quan trọng chi phối trực tiếp đến việc sáng tạo văn học, nhà văn trở thành
ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại. Nếu nhƣ lấy yếu tố hiện thực
khách quan, hiện thực đƣợc phản ánh làm quy chuẩn để đánh giá tác
phẩm và tác phẩm văn học luôn đặt trong sự soi chiếu với hiện thực
khách quan thì khi có sự đồng nhất giữa hiện thực khách quan và hiện
thực văn học, tác phẩm văn học đã trở thành “công cụ” phản ánh, nhận
thức.
15
Một trƣờng phái phê bình văn học “văn hóa – lịch sử” xuất hiện
nửa sau thế kỷ XIX với ngƣời đứng đầu là nhà phê bình văn học, nhà sử
học ngƣời Pháp, H. Taine (1828 – 1893). Nhà phê bình đã đặt tác phẩm
trong mối quan hệ với hiện thực khách quan. Đó là cách soi chiếu vào tác
phẩm văn học từ môi trƣờng, chủng tộc và thời đại gắn với đạo đức, tâm
lí thời đại. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu này, tác phẩm văn học là
“đài tƣởng niệm” ghi dấu ấn của thời đại, là sản phẩm của hoàn cảnh văn
hóa – lịch sử cụ thể. Vì vậy để tìm hiểu tác phẩm văn học cần phải “phục
chế lại trạng thái, tinh thần và đạo đức” của thời đại mà tại thời điểm tác
phẩm đó ra đời.
Từ những tiền đề lý luận đƣợc kế thừa – phát triển của Aristote đến
phƣơng pháp luận của Marx, Engels, Lênin, mối quan hệ văn học hiện
thực đã trở thành “xƣơng sống” của hệ thống lý luận mácxit. Mỹ học
mácxit đã phát triển tiếp mối quan hệ văn học và hiện thực trên cơ sở của
triết học duy vật biện chứng giữa cơ sở kinh tế xã hội và thƣợng tầng kiến
trúc. Mô hình lý thuyết phản ánh vẫn đƣợc các nhà lý luận mácxit nhƣ G.
Lukács, C.Caudwell, R. Garaudy, E. Fischer tiếp tục nghiên cứu và khẳng
định. Sự thống nhất trong tƣ tƣởng của các nhà lý luận chính là việc
khẳng định tác phẩm văn học luôn tồn tại trong các hoạt động phản ánh,
của mối quan hệ giữa đời sống xã hội với văn học.
Có thể nói, Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình phản ánh, là
hình ảnh tái hiện của thế giới khách quan, với những “mô phỏng tự
nhiên” bằng những thủ pháp nghệ thuật. Mối quan hệ giữa văn học và
hiện thực, tác phẩm văn học – hiện thực cuộc sống luôn tồn tại và song
hành cùng nhau. Yếu tố hiện thực là yếu tố chính quyết định đến sự ra đời
của tác phẩm văn học bên cạnh yếu tố xuất xứ và nguyên nhân... Vì vậy,
tác phẩm văn học sẽ không có giá trị nếu nhƣ không phản ánh đƣợc hiện
thực với những sự thật của cuộc sống. Vấn đề hiện thực xã hội chính là
16
vấn đề chính cần tìm hiểu và nhận thức trong nghiên cứu về tác phẩm văn
học.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác giả
Thế kỷ XIX, tƣ duy văn học phƣơng Tây đề cập chủ yếu đến mối
quan hệ tác phẩm văn học và hiện thực cuộc sống. Phản ánh hiện thực là
tiêu chí để đánh giá sự thành công của tác phẩm. Song hành cùng mối
quan hệ tác phẩm và hiện thực, mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và tác
giả lại trở thành mối quan hệ truyền thống trong tƣ duy văn học Phƣơng
Đông. Tác phẩm văn học đƣợc quan niệm là nơi chuyển tải kí thác tâm
sự, giãi bày tƣ tƣởng, tình cảm – cảm xúc của nhà văn. Nhƣ vậy, tác giả
chính là ngƣời giữ vai trò chủ đạo trong hành trình hình thành tác phẩm
văn học: Cuộc sống – Tác giả - Tác phẩm.
Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và tác giả đƣợc thể hiện rõ qua
các quan niệm “thi dĩ ngôn chí” thời chiến quốc, tiếp đó là quan niệm văn
học Tống Nho “văn dĩ tải đạo” đã có sự ảnh hƣởng sâu sắc đến thế hệ các
nhà văn phong kiến. Nếu nhƣ giai đoạn trƣớc đó, nhà văn đƣợc coi là
ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại thì đến giai đoạn sau này, nhà văn
trở thành chủ thể sáng tác tác phẩm văn học. Tác phẩm là “con đẻ” là sản
phẩm tinh thần của nhà văn. Vì lẽ đó, sự tồn tại cũng nhƣ giá trị của tác
phẩm là do nhà văn quyết định. Hiện thực cuộc sống chuyển tải vào tác
phẩm đƣợc nhìn qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Vì vậy mà dấu ấn
cá nhân, dấu ấn tác qua tác phẩm đƣợc thể hiện rất rõ nét. Theo đó, tác
phẩm trở thành “phát ngôn” của nhà văn, bộc lộ cái “Tôi” đầy cá tính qua
tác phẩm văn học.
Trong nghiên cứu văn học, vấn đề ảnh hƣởng của tác giả đến sáng
tác văn học đƣợc phát hiện vào thế kỷ XIX. Ngƣời nghiên cứu văn học từ
phƣơng pháp Phê bình tiểu sử là nhà phê bình văn học ngƣời Pháp Sainte
Beuve (1804 – 1869), đã đƣa ra những nghiên cứu về tác phẩm văn học
nhìn từ góc độ chủ thể sáng tạo là nhà văn với yếu tố quan trọng là tiểu sử
17
tác giả, lịch sử tác động…Cũng theo nhà nghiên cứu này, tác phẩm chính
là “chìa khóa” để tìm hiểu và khám phá thế giới tâm hồn của ngƣời nghệ
sĩ.
Nhƣ vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối quan hệ với tác
giả, lý luận văn học đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nhà văn
trong quyết định giá trị của tác phẩm cũng nhƣ sự hình thành tác phẩm
văn học. Bên cạnh đó, tác phẩm văn học trở thành tiếng nói chuyển tải tƣ
tƣởng, tình cảm của nhà văn. Nhà văn trở thành ngƣời sáng tạo tác phẩm
văn học và “tự cho mình quyền” đƣợc khẳng định ý nghĩa, sự tồn tại của
tác phẩm. Rõ ràng, xét trong mối quan hệ tác phẩm văn học và tác giả, thì
tác giả chính là chủ thể sáng tạo, có vai trò vừa sáng tạo vừa thƣởng thức
tác phẩm của mình và đƣợc quyền quyết định sự tồn tại của tác phẩm.
Với quyền uy đặc biệt này của tác giả, tƣ duy văn học truyền thống đã bỏ
qua một khâu quan trọng đó tiếp nhận văn học, trong đó vai trò của ngƣời
đọc chƣa đƣợc chú ý, quan tâm và có những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống
trong mối quan hệ với tác phẩm văn học. Ngƣời đọc trở thành ngƣời đọc
“thụ động”, khám phá những ý nghĩa có sẵn trong tác phẩm văn học mà
thôi.
Tác phẩm văn học từ quan niệm truyền thống về mối quan hệ hiện
thực và tác giả chƣa đƣợc coi là đối tƣợng nghiên cứu độc lập mà nó chịu
sự ảnh hƣởng của hiện thực và tác giả. Do vậy, nghiên cứu văn học chủ
yếu căn cứ vào những thông tin hiện thực đƣợc phản ánh, về thời đại, cá
nhân tác giả với nhiều yếu tố nội tại để đánh giá vai trò, vị trí của tác
phẩm. Mối quan hệ với hiện thực và tác giả là quan hệ nhân quả, thông
qua những dữ kiện cuộc sống và chủ thể sáng tạo là nhà văn. Tác phẩm
văn học trở thành “công cụ” để khám phá hiện thực và tìm hiểu về đời
sống, tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn. Chính vì lẽ đó, khi tìm hiểu về tác
phẩm văn học chủ yếu là tìm hiểu về nội dung tƣ tƣởng đƣợc chuyển tải
qua tác phẩm, còn những vấn đề thuộc về hình thức nghệ thuật không
18
mấy đƣợc chú ý đến. Các hình thức nghệ thuật trở thành phƣơng tiện,
chất liệu để nhà văn chuyển tải ý tƣởng của mình. Ngƣời đọc chỉ tìm hiểu
đƣợc những vấn đề mà nhà văn muốn chuyển tải qua tác phẩm, chứ ngƣời
đọc chƣa hiểu đƣợc, những giá trị và ý nghĩa mà tác phẩm muốn gửi đến
các thế hệ ngƣời đọc. Vấn đề chủ thể sáng tạo trong nghiên cứu tác phẩm
ở tƣ duy văn học truyền thống đƣợc coi là trung tâm, tuy nhiên tìm hiểu
tác phẩm sẽ không hoàn chỉnh nếu chỉ một chiều phiến diện bỏ qua vai
trò tiếp nhận của ngƣời đọc.
Nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối quan hệ với hiện thực và
tác giả cũng đƣợc ứng dụng vào nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam:
Tác giả - Tác phẩm – Ngƣời đọc. Quan niệm thuận chiều này đã tồn tại
trong một thời gian dài và và cũng có những tầm ảnh hƣởng nhất định
đến việc nghiên cứu văn học, giảng dạy, học tập, trở thành một thói quen
nếp nghĩ cho đến ngày nay vẫn chƣa có “thỏa hiệp” thỏa đáng. Vai trò
của tác giả, các vấn đề liên quan đến tác giả vẫn đƣợc coi là những nhân
tố tác động trực tiếp đến quá trình nghiên cứu và phân tích, đánh giá về
tác phẩm văn học. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của văn
học, trƣớc những yêu cầu đổi mới của lý luận văn học, những quan niệm
truyền thống về tác phẩm văn học đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định nên
cần có một hệ thống quan niệm mới ra đời, tiếp nối cái cũ, bổ sung và
khám phá về tác phẩm văn học nhìn từ góc độ văn bản văn học và ngƣời
đọc. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và ngƣời đọc làm nên tác phẩm
văn học đích thực đƣa đến một cách lý giải mới về sự hình thành tác
phẩm văn học không chỉ từ hiện thực phản ánh, bản thân tác giả mà còn
là sự tiếp nhận của ngƣời đọc, nhằm “giải mã” văn bản văn học trên hành
trình đến với sự hình thành tác phẩm văn học.
1.2. Tác phẩm văn học nhìn từ quan niệm của lý thuyết tiếp nhận
hiện đại
19
1.2.1. Văn bản văn học – tác phẩm văn học trong lý thuyết tiếp nhận
hiện đại
Lý thuyết tiếp nhận văn học đang trở thành một trong những xu
hƣớng nghiên cứu mới ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các nhà
nghiên cứu nhƣ Hoàng Trinh, Trần Đình Sử, Trƣơng Đăng Dung,
Nguyễn Văn Dân, Phƣơng Lựu, Nguyễn Lai,… đã giới thiệu lý thuyết
tiếp nhận và đƣa vào nghiên cứu ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã ứng
dụng lý thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu và có những cách nhìn nhận
đánh giá mới về các quan niệm văn bản, tác phẩm, và ngƣời đọc trở thành
trung tâm của sự nghiên cứu. Thuật ngữ chủ thể tiếp nhận chƣa có trong
từ điển thuật ngữ văn học nhƣng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣa vào
ứng dụng trong nghiên cứu của lý thuyết tiếp nhận, và xuất hiện cùng với
thuật ngữ chủ thể thẩm mỹ, hay tiếp nhận thẩm mỹ. Nhà nghiên cứu
Phƣơng Lựu trong bài Mười trường phái phê bình văn học phương Tây
hiện đại đã chỉ ra rằng: “Xét về mặt chủ thể tiếp nhận, sự cụ thể hóa cũng
là tất yếu. Bởi vì sự hƣởng thụ thẩm mĩ bao giờ cũng mang tính chất cụ
thể toàn vẹn. Gặp những điểm chƣa xác định, ngƣời đọc hoặc là suy
tƣởng từ những điểm đã xác định trong tác phẩm để bổ sung hoặc tƣởng
tƣợng thêm theo ý hƣớng của mình, tất nhiên hai mặt này không tách rời
nhau. Nhƣng dù suy nghĩ hay tƣởng tƣợng thêm cũng không tách rời với
kinh nghiệm quá khứ và tâm thế đƣơng thời của ngƣời đọc cụ thể” [54;
Tr100]. Sử dụng thuật ngữ chủ thể tiếp nhận, nhà lí luận Trƣơng Đăng
Dung đã nhấn mạnh “Một tác phẩm văn học được gọi là tác phẩm văn
học với điều kiện của nó chỉ có giá trị văn học. Nhưng giá trị văn học nếu
có chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau khi đọc mà thôi. Vậy quá
trình từ văn bản đến tác phẩm diễn ra như thế nào? Thực chất giá trị của
tác phẩm là gì? Có thể đánh giá được tác phẩm văn học không? Việc
nghiên cứu văn bản văn học trong mối liên hệ với chủ thể tiếp nhận sẽ
giúp ra trả lời một cách khoa học cho những câu hỏi đó” [18; tr24] Chủ
20
thể tiếp nhận và khách thể luôn đƣợc đặt trong mối quan hệ qua lại với
nhau. Mối quan hệ này thực chất là “Sự gặp gỡ giữa người đọc và tác
phẩm là sự gặp gỡ giữa chủ thể tiếp nhận và khách thể văn học. Mối
quan hệ giữa khách thể và chủ thể được nhiều nhà lý luận gọi là sự phản
ánh” [18; tr34]. Khi giải thích về chủ thể thẩm mĩ, chủ thể tiếp nhận cũng
đƣợc lý giải qua sự phân tích đánh giá giá trị thẩm mĩ của văn học.
Theo Từ điển văn học (bộ mới), tiếp nhận thẩm mĩ cùng tham dự
và sáng tạo với chủ thể tiếp nhận “Một dạng thức hoạt động thẩm mĩ
đƣợc thực hiện ở việc tiếp nhận (thƣởng thức, cảm thụ) tác phẩm nghệ
thuật với tƣ cách một giá trị thẩm mĩ; sự tiếp nhận này luôn đi kèm với
tình cảm (trải nghiệm) thẩm mĩ. Tiếp nhận thẩm mĩ không phải là sự tái
hiện giản đơn những tác phẩm nghệ thuật trong ý thức, mà là một quá
trình phức tạp, quá trình cùng tham dự và cùng sáng tạo của chủ thể tiếp
nhận” [36; tr1715]. Cùng bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân giải thích “Tiếp nhận thẩm mĩ không phải là sự tái hiện giản đơn tác
phẩm nghệ thuật trong ý thức, mà là một quá trình phức tạp: Quá trình
cùng tham dự và cùng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận” [35; tr205]. Nhà
nghiên cứu Huỳnh Vân cho rằng: “Sự tiếp nhận tác phẩm… có khi thay
đổi ngay ở một chủ thể tiếp nhận với những lần đọc tác phẩm khác nhau”
[50; tr214]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ấn chỉ ra “giãn cách thẩm mĩ”
có mặt giữa tác phẩm và chủ thể tiếp nhận, vì vậy mà yêu cầu đối với chủ
thể tiếp nhận bao giờ cũng cần phải có “tâm thế thẩm mĩ” để cảm nhận
tác phẩm văn học.
Thế kỷ XX, lý luận văn học đã có một quá trình vận động từ nhà
văn ngƣời sáng tạo đến với ngƣời đọc – chủ thể tiếp nhận. Sự kiện quan
trọng đầu tiên đó là việc phát hiện ra văn bản với một vai trò mới trong
việc hình thành tác phẩm văn học. Nghiên cứu tác phẩm văn học không
chỉ dừng lại ở sự liên hệ từ cuộc sống, ngƣời sáng tạo mà đã tập trung vào
văn bản văn học với những chất liệu và thủ pháp hình thức, những yếu tố
21
hình thức cấu thành nên tác phẩm văn học. Nhiều trƣờng phái nghiên cứu
văn học ở phƣơng Tây đã ra đời nhƣ: Chủ nghĩa hình thức Nga, Chủ
nghĩa cấu trúc, trƣờng phái phê bình mới Anh – Mỹ. Theo đó, các nhà
nghiên cứu Phƣơng Tây đã xây dựng quan niệm mới về tác phẩm văn
học. Tác phẩm văn học đƣợc quan niệm độc lập với chủ thể sáng tạo và
đồng nhất với văn bản. Khám phá tác phẩm văn học là khám phá về văn
bản với những hình thức riêng nhƣ ngôn ngữ, cấu trúc và những thủ pháp
quan trọng tạo nên sự hình thành của tác phẩm văn học. Sự ảnh hƣởng
của các trƣờng phái nghiên cứu này đã chỉ ra những điểm khác biệt giữa
văn bản và tác phẩm
Ở Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX vấn đề tiếp nhận văn
học đã đƣợc giới thiệu vào Việt Nam. Trong chuyên luận “Tác phẩm văn
học nhƣ là quá trình” của Trƣơng Đăng Dung, nhà nghiên cứu cho rằng:
“Văn bản văn học, sản phẩm cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật tưởng
như đã hoàn thành khi nhà văn đặt dấu chấm hết… nhưng thực ra đó chỉ
là bước đầu tiên quan trọng để nó trở thành tác phẩm văn học” (tr23) và
nhà văn khi sáng tạo văn bản, coi văn bản nhƣ là cái để biểu đạt, một hệ
thống tạo nghĩa “Văn bản văn học là tập hợp các ký hiệu ngôn ngữ, có
đời sống riêng, có năng lực ngữ nghĩa riêng và tồn tại độc lập với tác giả
của nó” [91; tr57]. Trên hành trình từ Văn bản – đến tác phẩm là hành
trình của sự “giải mã” các ký hiệu đã đƣợc “mã hóa”. Bởi văn bản luôn
có khả năng tạo nghĩa. Tác phẩm văn học với “lớp lớp câu chữ phi vật
thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh
vùng, tác phẩm văn học có phƣơng thức tồn tại riêng, thông qua ngƣời
đọc” [23; tr311]. Nhƣ vậy, chỉ khi có ngƣời đọc thì văn bản – sự sáng tạo
của nhà văn mới trở thành tác phẩm văn học thực thụ. Sự có mặt của
ngƣời đọc trở thành “sợi dây” gắn kết, tạo lập tầm quan trọng của tác
phẩm trong chu trình đời sống văn học bên cạnh yếu tố tác giả. Khám phá
văn bản từ phƣơng diện cấu trúc bên trong chúng ta thấy có ba yếu tố
22
luôn gắn kết cùng nhau: Đó là cái biểu đạt, cái đƣợc biểu đạt và nghĩa.
Văn bản khi thông qua việc đọc và thƣởng thức thì khi đó việc “tạo
nghĩa” cho văn bản sẽ hƣớng đến một kết cấu hoàn chỉnh của tác phẩm
văn học. Nhƣ vậy, nhà nghiên cứu Trƣơng Đăng Dung đề cập đến
Derrida với giải cấu trúc, các ký hiệu ngôn ngữ luôn đƣợc coi là “ngôn từ
động”, nó không “có sự ổn định về nghĩa” mà sự ổn định ấy luôn bị phá
vỡ bởi ngƣời đọc. Nhƣ vậy văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có ngƣời
đọc xuất hiện. Sự giải mã văn bản của ngƣời đọc phụ thuộc nhiều vào
kinh nghiệm thẩm mĩ, vốn văn hóa hiểu biết của mỗi ngƣời. Mỗi văn bản
không chỉ tồn tại với một nghĩa duy nhất mà ngoài ý đồ sáng tạo của nhà
văn, mỗi văn bản lại đƣợc “tạo nghĩa” riêng với ngƣời đọc khác nhau.
Nhà nghiên cứu Trƣơng Đăng Dung cho rằng: “Chúng ta không thể xem
tác phẩm văn học là vật thể đã xong xuôi, tồn tại nhƣ cái bàn, cái cặp,
nhƣng không thể xem nó nhƣ là vật hoàn toàn lý tƣởng, thuộc về ý niệm.
Tác phẩm văn học là bộ phận của một quá trình đặc biệt mà cái quyết
định sự tồn tại chất lƣợng của nó còn phụ thuộc ở nhiều yếu tố ngoài nó”
(tr640). Nhƣ vậy theo Trƣơng Đăng Dung: Từ văn bản đến tác phẩm là
quá trình tác động tƣơng hỗ với nhau thông qua văn bản và thông qua sự
tiếp nhận của ngƣời đọc, trong đó văn bản là sự giao tiếp với ngƣời đọc là
quan hệ đối thoại. Ngƣời đọc chính là ngƣời “đồng sáng tạo” cũng tác
giả. Quá trình từ văn bản – ngƣời đọc – tác phẩm luôn diễn ra mạnh mẽ
từ ý thức tiếp nhận đa chiều của độc giả.
Trong lý thuyết tiếp nhận hiện đại, nhận thức về văn bản không
đồng nhất với tác phẩm văn học. Bởi lẽ, văn bản tồn tại ở một giai đoạn
nhất định, nó là những điều kiện khách quan ban đầu cho sự tồn tại tác
phẩm văn học. Vì vậy mà tác phẩm văn học là một “hiện tƣợng động” mở
ra nhiều tầng, nhiều nghĩa nhờ sự tiếp nhận đa chiều của độc giả. Nhiều
nhà nghiên cứu gọi đó là “Sơ đồ chứa đựng nhiều điểm không xác định”
(Thuật ngữ của R. Ingarden), H.R. Jauss gọi đó là “đề án tiếp nhận” và
23
W. Iser cho là “kết cấu vẫy gọi” và “mã nghệ thuật” thuật ngữ của M.
Markov… còn R.Ingarden nhấn mạnh đến sự “dang dở’ của tác phẩm văn
học luôn đòi hỏi sự bổ sung vì vậy mà tác phẩm không bao giờ có giới
hạn cuối cùng là văn bản, nó luôn mở ra nhiều tầng nghĩa mới nhờ vào sự
“cụ thể hóa” văn bản của ngƣời đọc. Việc cụ thể hóa văn bản khi trở
thành tác phẩm phụ thuộc vào trình độ của ngƣời đọc. Nhƣ vậy, giữa văn
bản và tác phẩm có sự khác nhau về nguyên tắc. Văn bản và tác phẩm
không “trùng khít” lên nhau, chỉ có tác phẩm văn học khi có ngƣời đọc,
tiếp nhận văn bản. Trong mối quan hệ, tác giả - tác phẩm - ngƣời đọc cho
thể thấy rằng: Tác giả là ngƣời phát ngôn, những phát ngôn đó ghi lại
bằng kí hiệu văn bản, với sự mã hóa của ngôn ngữ, khi ngƣời đọc giải mã
các “mã văn bản đó” khi đó văn bản trở thành tác phẩm văn học. Có thể
nói, quan niệm về tác phẩm văn học trong lý thuyết tiếp nhận hiện đại là
chỉ ra mối quan hệ giữa tác phẩm và độc giả, đề cao sự sáng tạo của
ngƣời đọc, chứ không chỉ quan tâm đến mối quan hệ tác giả - tác phẩm
nhƣ trƣớc.
Bàn về vấn đề nhà văn – văn bản – tác phẩm – ngƣời đọc, nhà
nghiên cứu Trần Thanh Đạm đã nhấn mạnh đến tác phẩm văn học trong
tất cả các khâu từ phát ngôn của tác giả - diễn ngôn của tác phẩm – tiếp
nhận diễn ngôn của độc giả. Có nhƣ vậy, khi nghiên cứu về ngƣời đọc, về
sự tiếp nhận tác phẩm mới có cái nhìn toàn diện hơn và chắc chắn hơn.
Còn tác giả Đặng Anh Đào “Theo tôi nhận xét thì ngay R. Ingarden cũng
gọi sự đọc là sự cụ thể hóa tác phẩm tồn tại dƣới dạng văn bản. Nhƣ vậy
ông này cũng không loại bỏ sự đồng nhất giữa văn bản và tác phẩm để
cho rằng chỉ đi vào sự đọc thì văn bản mới trở thành tác phẩm văn học”
[28; tr10, 17].
Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm luôn đƣợc nhiều
nhà lý luận và nghiên cứu quan tâm. Từ văn bản đến tác phẩm là một quá
24