Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.63 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại
ở thị trường nội địa mà còn phải nhắm đến quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Để
nâng cao vị trí cạnh tranh trên thương trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải năng động trong quá trình giao dịch mua

OB
OO
K.C
OM

bán nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong
những hoạt động được chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển. Thế mạnh
của Việt Nam chính là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó, cà phê là một
trong những mặt hàng đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước.

Hiện nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang đứng đầu Châu Á, đứng
thứ hai thế giới sau Brasil. Mặc dù sản lượng xuất khẩu cà phê của ta tăng cao,
song kim ngạch lại giảm sút đáng kể so với mấy năm trước đây. Nhằm tìm hiểu
rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong nước, em đã chọn đề tài “Phân
tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong
năm 2009” làm chuyên đề môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên bài nghiên cứu không thể
tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em rất mong sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô
để bài làm này hoàn thiện hơn.

KI L

Sinh viên thực hiện


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1 Một số khái niệm về kinh doanh quốc tế

OB
OO
K.C
OM

1.1.1 Kinh doanh Quốc tế
Kinh doanh quốc tế là sự nghiên cứu những giao dịch kinh tế diễn ra ngoài
lãnh thổ quốc gia với mục đích thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức.
Những giao dịch kinh tế này bao gồm thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) và đầu
tư trực tiếp cho những hoạt động ở nước ngoài.
1.1.2 Phân loại Kinh doanh Quốc tế
1.1.2.1Thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm mọi giao dịch thương mại liên
quan từ hai quốc gia trở lên với tư cách là tư nhân hoặc chính phủ. Do vậy, có thể
hiểu thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữ các doanh nghiệp
của các quốc gia thông qua quá trình mua và bán.

Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu.
• Xuất khẩu

Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài. Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF,

xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005, xuất

KI L

khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật
• Nhập khẩu

Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua
hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản
xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước.
Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF,
chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào
mục cán cân thương mại.
2


Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005, nhập
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài
hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

OB
OO
K.C
OM


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) một loại
quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn
lực đầu tư (tư bản - tiền) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi
nhuận .

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:

− Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn hoặc liên doanh)

− Đầu tư theo hình thức hợp đồng ( BCC,BOT,BTO,BT)
− Đầu tư phát triển kinh doanh

− Mua cổ phần ,góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
− Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
1.2 Cơ sở của thương mại quốc tế

Cơ sở đầu tiên của thương mại quốc tế là học thuyết trọng thương, một học
thuyết phổ biến của thế kỷ 18 khi vàng là phương tiện giao dịch trên thế giới.
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng chính phủ cần cải thiện kinh tế ngày càng sung
túc bằng cách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kết quả dương
trong cán cân thương mại dẫn đến nguồn của cải đi vào quốc gia.
Sau lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương, nguyên nhân hình thành thương

KI L

mại quốc tế được giải thích bởi các học thuyết thương mại tập trung vào việc
chuyên biệt hóa năng lực sản xuất và trao đổi. Học thuyết về lợi thế tuyệt đối của
Adam Smith và Học thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo là hai ví dụ điển hình.
Tiếp theo đó, Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố (Factor Proportions) của

Heckscher – Ohlin ra đời và giải thích về các yếu tố thâm dụng trong thương mại
quốc tế. Lý thuyết này cho rằng các nước xuất khẩu sản phẩm cần thiết có số
lượng lớn các nhân tố sản xuất phong phú của các nước đó và sản phẩm nhập
khẩu cũng đòi hỏi số lượng lớn các nhân tố sản xuất hiếm hoi. Học thuyết của
Heckscher – Ohlin khẳng định rằng sự khác biệt về giá thành sản xuất trên thị
3


trường quốc tế và liên khu vực xảy ra là do sự khác nhau về cung ứng các nhân
tố sản xuất. Nếu hàng hóa ấy mà tập trung số lượng lớn các nhân tố thuận lợi sẽ
làm giảm giá thành sản xuất, nhờ đó giúp cho sản phẩm bá được giá thấp hơn
trên thị trường quốc tế. Khi các quốc gia giao dịch thương mại với nhau, mỗi bên

lợi từ giao dịch này.

OB
OO
K.C
OM

sẽ có được hàng hóa mà quốc gia đó tập trung lợi thế của mình và cả hai sẽ thu
1.3 Vai trò của thương mại quốc tế
• Đối với doanh nghiệp

Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá
trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ với các nước khác, nên trước hết, nó thực hiện
mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh
nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng
hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp sự tăng trưởng bền
vững.


Thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho
doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, kinh doanh thương mại
quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.

• Đối với nền kinh tế quốc dân

Thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông
qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn lực quốc gia, tăng thu nhập quốc dân, tăng
hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước,

KI L

kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm
tàng của người tiêu dùng...

Bên cạnh đó, thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh
tế đối ngoại, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

4


1.4 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu
Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước
không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào

OB
OO
K.C

OM

tỷ giá hối đoái:
− Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế
của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
− Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, thì
giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên
thấp đi.

1.5 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia

Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát
triển nền kinh tế:

− Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu và phục vụ công nghiệp
hoá đất nước: Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư
nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ các hoạt động dịch vụ, xuất khẩu lao
động… Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu.

− Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát
triển: Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn
giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên

KI L

quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho
sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo điều
kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực
sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh

nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh
doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.
− Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người
dân: Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó
có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa - nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
5


trưởng. Bên cạnh đó, xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong
nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu.

KI L

OB
OO
K.C
OM

− Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.

6


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ NĂM
2009

đây

OB

OO
K.C
OM

2.1 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần

Theo đánh giá của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), Việt Nam là nước xuất
khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, sau Brasil. Loại cà phê chủ yếu được xuất
khẩu là cà phê robusta. Xếp sau Việt Nam có một số nước như Colombia,
Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Ethiopia… Tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu
là Brasil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại. Trong
đó riêng sản lượng của Brasil đã chiếm tới hơn 30%. Hiện tại, Việt Nam cung
cấp khoảng 17% nhu cầu cà phê thế giới (1 triệu tấn).

Trong những năm gần đây, nông dân, trong đó một phần không nhỏ là
đồng bào các dân tộc đã từng bước làm chủ kỹ thuật trồng trọt và phát triển cà
phê thành một ngành hàng có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, Việt Nam đã hình
thành được cả chu trình khép kín từ trồng, thu hoạch và tồn trữ, xuất khẩu, đưa
các hoạt động liên quan đến cà phê vận hành theo hướng thương mại hàng hóa và
đạt những kết quả tổng hợp cả về kinh tế - xã hội.

Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay
tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm. Riêng 2 năm sau khi nước ta gia

KI L

nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% và đạt mức 2,3 tỷ USD
trong năm 2008. Như vậy, cà phê là một trong không nhiều mặt hàng xuất khẩu
chủ lực, với kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Việt Nam trở thành một trong những
quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với những đối tác và bạn hàng nhập

khẩu ổn định, ở khắp các châu lục.
Thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là EU và Hoa Kỳ. Trong
đó có một số thị trường lớn, sức mua cao và ổn định như Tây Ban Nha, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Bỉ… Theo số liệu thống kê năm 2008, cà phê Việt
Nam đã xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu Âu và Mỹ
vẫn là các thị trường trọng điểm (châu Âu: trên 396 ngàn tấn, chiếm 39,6% tổng
7


sản lượng; Hoa Kỳ: hơn 116 ngàn tấn, đạt 10,77% tổng sản lượng). Ở khu vực
châu Á thì Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia nhập khẩu chính của Việt Nam.
Bộ Công thương nhận xét, việc Việt Nam gia nhập WTO đã trực tiếp mang lại
nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê, các bạn hàng quốc tế tin tưởng và có điều
kiện tiếp cận với nhiều cơ hội giao thương hơn. Việc điều tra thị trường, tìm hiểu

OB
OO
K.C
OM

và ký kết hợp đồng thương mại cũng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn, nhất là nếu
diễn ra giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp của một nước thành viên
WTO.

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
quốc tế trong năm 2009

2.2.1 Kim ngạch và sản lượng

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), kim ngạch xuất khẩu

cà phê của Việt Nam trong năm 2009 ước tính đạt 1,8 tỉ USD. Theo đó, khối
lượng xuất khẩu cà phê 2009 tuy đạt hơn 1 triệu tấn, song do giá giảm tới 400 500USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, nên kim ngạch chỉ ước đạt 1,8 tỉ USD
(giảm 18% so với năm 2008).

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam về tình hình xuất khẩu cà phê
từ

tháng

1

đến

tháng

136

153 136 124 91.7 78.3 53.3 54

48.4 55

81.6

210

234 205 243 87

60

140


KI L

USD)

120

7

80

8

70

9

10

sau:

Lượng

(triệu

6

như

2


Trị giá

5

2009

1

tấn)

4

năm

Tháng

(Nghìn

3

11

90

11

8



OB
OO
K.C
OM

Sản lượng cà phê xuất khẩu có chiều hướng giảm từ tháng 3 đến tháng 10,
trị giá xuất khẩu cà phê cũng biến động mạnh do trong năm 2009, đơn giá cà phê
trên thế giới giảm, các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu cà phê để chờ giá lên.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2009, xuất
khẩu cà phê của cả nước đạt 1,04 triệu tấn tăng 17,2% về lượng nhưng trị giá là
1,53 tỷ USD, chỉ bằng 83,8% kim ngạch của cùng kỳ năm 2008.
2.2.2 Thị trường

Trong 10 tháng đầu năm 2009, Bỉ là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cà phê
của Việt Nam, với lượng nhập 123.786 tấn, trị giá 179.020 nghìn USD, tăng
171,32% về lượng và tăng 85,56% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến

KI L

là thị trường Đức, với lượng nhập 105.429 tấn, trị giá 156.409 nghìn USD, tăng
3,92% về lượng, nhưng giảm 27,20% về trị giá; đứng thứ 3 là thị trường Mỹ, với
lượng nhập 97.477 tấn, trị giá 147.828 nghìn USD, tăng 24,07% về lượng và
giảm 9,55% về trị giá.

Đáng chú ý, trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh, tăng 259,51% về lượng và 153,40% về trị giá,
với lượng xuất 12.094 tấn, trị giá 17.003 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 10 và 10 tháng năm 2009
9



(Lượng: tấn; Trị giá: 1.000 USD)
So với 10T/08

10T/09

Bỉ
Đức
Mỹ
Italia
Tây Ban
Nha
Nhật Bản
Hà Lan
Hàn Quốc
Anh
Pháp
Philippine
Thụy Sĩ
Malaixia
Trung
Quốc

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá


123.786

179.020

171,32

85,56

105.429

156.409

3,92

-27,20

97.477

147.828

24,07

-9,55

86.754

129.447

40,60


-0,26

67.622

99.083

13,41

-21,27

52.559

82.670

4,32

-25,99

30.686

44.021

169,08

83,11

26.221

38.862


-23,21

-44,31

24.889

36.288

-9,75

-36,55

22.898

33.753

23,55

-10,93

16.657

23.670

64,82

4,37

16.495


24.965

-23,26

-39,67

16.438

24.531

14,21

-20,40

12.998

18.992

12,64

-17,66

12.412

18.263

-31,40

-51,90


KI L

Singapore

(%)

OB
OO
K.C
OM

Nước

Ấn độ

12.094

17.003

259,51

153,40

Nga

11.162

16.555


-20,93

-43,46

Ba Lan

8.938

12.858

-4,74

-34,14

Ôxtrâylia

8.592

12.515

25,30

-12,49

Mehico

6.995

9.690


*

*

Nam Phi

6.702

10.001

8,83

-16,08

4.968

7.671

4,79

-27,30

Bồ

Đào

10


Nha

4.258

6.200

*

*

Inđônêxia

3.778

5.663

118,76

63,43

Hy Lạp

2.596

3.825

21,14

-4,23

Thái Lan


2.516

3.732

-79,26

-86,38

Canađa
Đan
Mạch
Ixraen
Rumani
Achentina

2.2.3 Chất lượng

OB
OO
K.C
OM

Ai Cập

2.507

3.601

8,53


-28,82

1.155

1.685

-27,90

-49,69

540

845

*

*

464

693

-87,35

-90,90

373

594


49,20

5,88

Chất lượng cà phê xuất khẩu hiện đang là vấn đề đáng quan tâm trong
nhiều năm gần đây bởi vì chất lượng cà phê không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu mà nó còn có vai trò quyết định đến thương hiệu ca phê Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng về trị
giá xuất khẩu, Việt Nam chỉ đứng thứ 4, thứ 5 do chất lượng cà phê không cao.
Tỷ lệ cà phê xấu, bị thải loại vẫn còn khá nhiều. Việt Nam đang đứng trước một
thách thức lớn về quản lý chất lượng xuất khẩu nhằm bảo vệ thương hiệu hơn là
chạy theo số lượng.

KI L

Hiện tại, chỉ có trên 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam áp
dụng quy định xuất khẩu TCVN: 4193-2005 (tương đương các quy định kiểm tra
hàng hóa xuất khẩu của Tổ chức cà phê thế giới), nên cà phê Việt Nam xuất khẩu
bị loại hơn 70% vì không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ cà phê chất lượng
cao chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng sản lượng.
Việc quản lý giá thu mua cà phê cũng còn khá lỏng lẻo.Tuy nhiên, trong
thực tế lại có nhà thu mua cà phê chín hay chưa chín đều cùng một giá. Vả lại,
nếu chỉ tính hạt đen vỡ mắc lỗi, thì hạt chưa chín lại không bị tính lỗi. Do đó, cà
11


phê xuất khẩu phải được phân loại theo phương pháp tính số lỗi, có như thế VN
mới có cơ sở ghi chứng chỉ xuất xứ đầy đủ (hiện nay, Việt Nam vẫn nằm ngoài
danh sách 28 nước xuất khẩu cà phê đã báo cáo chất lượng cho Tổ chức Cà phê
Quốc tế).

2.2.4 Giá cả

OB
OO
K.C
OM

Như đã trình bày ở trên, mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2009 xấp
xỉ năm 2008 trị giá thu được lại thấp hơn nhiều so với năm 2008 vì tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến giá cà phê xuất khẩu cũng sụt giảm.
Năm 2008, giá cà phê thế giới (tại sàn London) lên cao đến mức lý tưởng
(trên 2.800 USD/tấn) nhưng trong 3 tháng đầu năm 2009, giá đã sụt giảm mạnh,
chỉ còn dao động trên dưới 1.500 USD/tấn. Giá cà phê trên thị trường thế giới
và nội địa đã xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua. Tại Tây Nguyên, giá cà
phê nhân xô cũng tuột dốc, từ 34.000 – 35.000 đồng/kg xuống còn 25.000 đồng,
thậm chí có thời điểm xuống 22.000 đồng/kg.

Trong những tuần cuối tháng 4 và đến giữa tháng 5/2009, giá cà phê xuất
khẩu đã tăng nhẹ lên 1.390-1.400 USD/tấn. Đến ngày 21/7, giá cà phê Robusta
thị trường London tăng mạnh, đạt 1.535 USD/tấn, khiến giá cà phê nội địa Việt
Nam cũng tăng theo. Giá cà phê nhân xô ở Đak Lak đã lên mức 26.100 đồng/kg.
Trong vòng một tháng, giá đã tăng đến 4.600 đồng/kg.

Trong vòng từ đầu tháng 6 đến 21/7, giá cà phê biến động phức tạp. Cà
phê Robusta giao dịch tại thị trường London ngày 10/6 đứng ở mức 1.557

KI L

USD/tấn thì ngay sau đó liên tục giảm mạnh, đến ngày 26/6 còn 1.313 USD mỗi
tấn. Chỉ sau 2 tuần, giá cà phê trên thị trường thế giới đã chênh lệch tới gần 250

USD mỗi tấn. Điều này khiến giá cà phê xuất khẩu chỉ còn xấp xỉ 1.280
USD/tấn. Giá cà phê “nhảy múa” với biên độ lớn và trong thời gian ngắn đã
khiến nhiều nông dân và doanh nghiệp trở tay không kịp, gánh khoản lỗ lớn. Còn
doanh nghiệp, nhập kho từ đầu tháng và xuất cuối tháng, tính ra mỗi tấn cà phê
doanh nghiệp lỗ 4,2-6 triệu đồng. Tức là cứ 1.000 tấn cà phê có trong kho và xuất
khẩu doanh nghiệp lỗ 4,2-6 tỷ đồng.

12


Đến tháng 8/2009, giá cà phê vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.
Tại thị trường thế giới, giá cà phê ở mức 1.380 USD/tấn, còn giá cà phê nhân
trong nước khoảng 24.000 - 24.200 đồng/kg, thấp hơn khoảng 2.500đồng/kg so
với cùng kỳ 2008.

OB
OO
K.C
OM

Giá cà phê liên tục giảm trong nhiều tháng liên tiếp khiến nhiều nông dân
tại Tây Nguyên gặp khó khăn về tài chính không còn ý nghĩ giữ hàng chờ giá do
tâm lý lo ngại giá cả sẽ tiếp tục biến động, đã bán non cà phê cho tiểu thương.
Điều này không chỉ khiến nông dân thua lỗ mà còn làm cho doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê gặp không ít khó khăn. Khi giá cà phê trên sàn giao dịch quốc tế
thấp, khả năng tài chính của những doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn cùng với
việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quá khó khăn cũng là trở ngại cho doanh
nghiệp.

Hiện tại, trong khoảng một tháng qua, giá cà phê cũng đã tăng trở lại và

đang giữ ổn định ở mức 25.000 đồng/kg. Đây là tín hiệu mừng cho cả nông dân
và doanh nghiệp cà phê Việt Nam.

2.3 Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009
2.3.1 Thuận lợi

Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận
lợi từ phía Nhà nước do chủ trương của nước ta là khuyến khích xuất khẩu.
Quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm cà phê hiện nay không ngừng
được mở rộng, cải thiện, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, góp

KI L

phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Braxin và
thứ nhất về sản xuất cà phê robusta. Hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam đã
và đang có những ảnh hưởng quan trọng đến thị trường cà phê thế giới. Cơ hội
xuất khẩu rất sáng sủa, song các doanh nghiệp cà phê Việt Nam vẫn cần tiếp tục
đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tổ chức cơ cấu ngành
hàng hợp lý để đảm bảo tăng trưởng bền vững năm tiếp theo.
Trong những năm qua, nhiều cuộc hội thảo giữa các doanh nghiệp Việt
Nam và các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cũng đã trao đổi về tình hình sản
xuất cà phê trên thế giới, kinh nghiệm phát triển thị trường, tiềm năng và chiến

13


lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các doanh
nghiệp cà phê Việt Nam tìm kiếm và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh.
Về chất lượng cà phê xuất khẩu, theo Sở Công thương Đắk Lắk cho biết,
trong niên vụ cà phê vừa qua (2008 -2009), để nâng cao chất lượng cà phê xuất

khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Đắk Lắk như: Công ty Cổ

OB
OO
K.C
OM

phần Đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH một thành viên
2/9 Đắk Lắk, Công ty cà phê Việt Thắng, Công ty cà phê 49, Công ty Liên doanh
chế biến cà phê xuất khẩu Man Buôn Ma Thuột... đã đầu tư trên 70 tỉ đồng vào
hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến, sàng phân loại, hệ thống bắn
màu, máy sấy... theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.
Một thuận lợi khác đó là vào tháng 8/2009, 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê hàng đầu Việt Nam đã “bắt tay” nhau để thành lập câu lạc bộ nhằm nâng giá
trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trên thế giới. Những doanh nghiệp có
lượng cà phê xuất khẩu từ 10.000 tấn/năm trở lên liên tục trong vòng 3 năm, sẽ
được tham gia câu lạc bộ. Câu lạc bộ sẽ là nơi để doanh nghiệp trao đổi thông tin
về diễn biến thị trường, sản lượng cà phê trong nước và thế giới, tiến độ xuất
nhập khẩu và phương thức bán hàng, giá bán, mức độ trừ lùi; đồng thời thảo luận
mức giá thu mua cà phê nguyên liệu trong nước, chất lượng cà phê nông dân bán
ra cũng như xuất khẩu… để có những quyết định chính xác hơn.

Qua phân tích cung – cầu của Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO) thì sản
lượng cà phê niên vụ 2008 – 2009 đủ đáp ứng nhu cầu thế giới nhưng vụ 2009 –
2010 cung sẽ thiếu hụt do sản lượng cà phê của Brazil sẽ giảm bởi chu kỳ giảm

KI L

sản lượng cà phê Arabica. Đây là một trong những cơ hội đối với ngành xuất
khẩu cà phê của Việt Nam. Hơn nữa, lượng dự trữ tại các nước sản xuất đang ở

mức thấp sẽ là nguyên nhân khiến giá cà phê tăng trở lại trong thời gian tới.
2.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập WTO
cũng bộc lộ một số thách thức, tồn tại và là điểm yếu của cây cà phê khi tham gia
xuất khẩu:
2.3.2.1 Về phía nông dân

14


Quá trình trồng trọt và thu hoạch cà phê có ảnh hưởng chủ yếu đến chất
lượng hạt cà phê xuất khẩu. Quá trình trồng trọt và chăm sóc cà phê vẫn tồn tại
nhiều bất cập do thói quen của người nông dân. Chỉ khoảng 50% số hộ dân sử
dụng phân bón đúng cách, còn việc tưới nước luôn vượt quá 500-700 m3/ha/vụ
và chỉ 5% diện tích được tưới theo công nghệ phun mưa. Điều này không chỉ ảnh

hoạch.

OB
OO
K.C
OM

hưởng đến chất lượng cà phê mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thu

Người trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trường và những quy định về
tiêu chuẩn quốc tế, từ đó bị động, thậm chí để mất cơ hội bán sản phẩm đúng lúc
với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường thế giới chao đảo, phần lớn đơn vị,
nhất là hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí phá
sản.


Chất lượng cà phê Việt Nam nhìn chung còn thấp, lại không đồng đều về
kích cỡ hạt, thành phần... ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, dễ bị ép
giá. Nhưng do thói quen lâu nay, nông dân Việt Nam đã để lẫn cà phê quả xanh
với quả chín, cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phơi khô cà phê. Mặt
khác, do 2 bên người mua và người bán cà phê ở Việt Nam đều thoả thuận áp
dụng tiêu chuẩn cũ TCVN 4193:93, chỉ chú ý tỉ lệ phần trăm hạt đen, vỡ, do đó
người ta không thể tính số lỗi như hạt mốc, hạt chưa chín và mẩu cây vụn, sạn
nhỏ... Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khách quan là thời tiết thất thường
khiến việc phơi cà phê khó khăn, dẫn đến chất lượng cà phê Tây Nguyên thấp.
2.3.2.2 Về phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

KI L

Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu thông tin thị
trường. Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay không dự đoán được sự lên
xuống của thị trường, đồng thời không đánh giá được sản lượng và tình hình thực
tế cung, cầu trên thế giới, vì thế dễ dàng “đưa chân” theo lời những tài phiệt,
những nhà đầu cơ trên thế giới, bỏ lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu khi giá cà phê tăng
cao. Theo ông Nguyễn Quang Bình, Giám đốc xuất nhập khẩu Tập đoàn Thái
Hòa, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay đều dựa
vào những kênh thông tin chính là Reuter, Dowjohn… trong khi đây là các kênh
thông tin phục vụ người mua chứ không phải người bán. Bên cạnh đó, các doanh
15


nghiệp lại bán hàng với thời gian giao hàng quá xa. Có những doanh nghiệp từ
đầu năm đã bán hàng cách 6-7 tháng trong khi chưa chuẩn bị được hàng, chưa
nắm hết thị trường. Và khi các nhà nhập khẩu kéo giá xuống dưới mức đã thoả
thuận làm doanh nghiệp thiệt thòi.

Trình độ sản xuất còn thấp, manh mún và chưa theo hướng sản xuất dây

OB
OO
K.C
OM

chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị sản xuất
cũng như thiếu gắn kết giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu. Vì vậy,
khi có thay đổi bất lợi xảy ra, các bên liên quan đều không sẵn sàng vào cuộc, lại
càng không thể hỗ trợ, bảo vệ nhau, gây thiệt hại về kinh tế và mất uy tín với bạn
hàng. Nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất là sự thiếu gắn kết của 146 doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong khi đó chỉ có 12 nhà nhập khẩu lớn trên thế
giới, có đại diện tại Việt Nam, lại rất thống nhất để mua cà phê và điều chỉnh giá
cà phê của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế
giới nhưng lại không chi phối được giá thị trường.

Giá cà phê trong năm 2009 giảm một phần là do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu như bao mặt hàng nông sản khác, nhưng ngành
cà phê trong nước bị thiệt hại nặng còn chính do yếu kém nội tại bộc lộ khi thị
trường có biến động. Bên cạnh thiếu thông tin thị trường, các doanh nhiệp Việt
Nam còn gặp nhiều khó khăn về tiềm lực tài chính, kho bãi để găm giữ cà phê và
xuất khẩu rải đều. Do đặc thù của ngành cà phê khác với lúa gạo, nên việc tiếp
cận vốn với các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh
nghiệp cà phê bị thua lỗ trong các năm trước, rồi vay vốn đầu tư cho nhà máy,

hàng

KI L


vay vốn cung ứng cho đại lý thu mua chưa trả được nợ cho ngân hàng nên ngân
cũng

ngại

bơm

vốn

cho

doanh

nghiệp



phê.

16


2.3.2.3 Thương hiệu cà phê Việt Nam sau khi hội nhập WTO
Việt Nam nổi tiếng với nhiều nông sản. Nhưng các sản phẩm này ít có
thương hiệu đặc trưng mà chỉ tồn tại với tên gọi mang tính địa phương và theo
thói quen của người tiêu dùng như: Thanh long Bình Thuận, gạo An Giang, cà

OB
OO
K.C

OM

phê Buôn Mê Thuột... Nông sản Việt Nam chưa thật sự có thương hiệu cho riêng
mình. Cà phê Việt nam cũng không phải ngoại lệ. Điều này dẫn đến hệ quả tất
yếu: Sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá thành và lợi nhuận thu về không
tương ứng. Điều quan trọng khác là khi cần thâm nhập vào những thị trường lớn,
sản phẩm không có thương hiệu sẽ không có lợi thế cạnh tranh, do đó không kích
hoạt được sản xuất.

Sự hội nhập làm gia tăng cơ hội giao thương cũng dẫn đến việc DN trong
nước bị DN nước ngoài chiếm dụng tài sản trí tuệ, bị vi phạm về mẫu mã, thương
hiệu. Đã có một số nhãn hiệu cà phê Việt Nam bị chiếm dụng, thậm chí đã xảy ra
khiếu kiện ở tòa án kinh tế. Hiệp hội Cà phê Việt Nam luôn kêu gọi sự hợp tác
chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với cà phê
Việt Nam. Hiệp hội đề nghị các cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin, pháp lý kịp
thời, lồng ghép với hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn về kỹ thuật và nghiệp
vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, các hộ trồng cà phê cũng như DN chế biến - xuất
khẩu cũng đề nghị Bộ Công thương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan bảo vệ pháp
luật làm tốt công tác quản lý thị trường, nhất là bảo vệ DN trước vấn nạn chiếm

KI L

dụng thương hiệu.

17


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê


OB
OO
K.C
OM

Quá trình trồng trọt, thu hoạch và chế biến cà phê có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản lượng và chất lượng hạt cà phê. Tuy nhiên, vấn đề nay hiện chưa được
nông dân quan tâm đúng cách. Các doanh nghiệp và những cơ quan có trách
nhiệm cần hướng dẫn nông dân cách thức chăm sóc cà phê đúng cách từ khâu
tưới nước, sử dụng phân bón đến khâu thu hái.

Cần phải thống nhất quy chuẩn giữa người trồng cà phê với nhà sản xuất
chế biến kinh doanh cà phê, đồng thời đầu tư nâng cao chất lượng cà phê từ vườn
đến sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Kêu gọi nông dân bỏ lối thu hoạch truyền
thống là tuốt cành, thay vào đó là thu hoạch tuyển chọn, để đáp ứng thị hiếu tiêu
dùng của thị trường cà phê thế giới. Theo đó, sẽ áp dụng tiêu chuẩn 4193 vào
việc quản lý chất lượng cà phê, bao gồm những quy định về thu hoạch (chỉ hái
hạt cà phê chín, không hái cả trái chín cả trái xanh như hiện nay), đảm bảo các
điều kiện về bảo quản, phơi sấy, chế biến... Bên cạnh đó, địa phương và các tổ
chức hỗ trợ nông dân có sân phơi, đầu tư máy sấy qua các khoản vay tín dụng.
Phía các doanh nghiệp phải có chính sách thu mua cà phê chất lượng tốt, giá cao,
không mua xô cà phê như tình trạng hiện nay.

Hiện nay, tỷ lệ vườn cà phê Việt Nam có tuổi từ 20-25 năm trở lên đang

KI L

chiếm tới 22%, trong khi đó tỷ lệ vườn cà phê dưới 12 năm tuổi chỉ chiếm 50%,
do đó, nguy cơ sụt giảm sản lượng cà phê trong những năm tới là điều rất dễ xảy

ra. Do đó, nông dân và những cơ quan có trách nhiệm cần tính toán đến việc
trồng mới cà phê. Để không đánh mất vị thế là một trong những nước xuất khẩu
cà phê hàng đầu thế giới, người trồng cà phê Việt Nam không nên chặt bỏ và
trồng mới một lúc, nên trồng mới theo chiến lược cuốn chiếu, nghĩa là chặt bỏ và
trồng mới cà phê theo một kế hoạch có tính toán trước.
3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
18


Vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm đầu tiên là thông tin
thị trường. Nhà sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam nên theo sát thị trường,
thường xuyên cập nhật thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau để có cái
nhìn đúng đắn và chính xác hơn về thị trường xuất khẩu, tham gia vào thị trường
song thật bình tĩnh, không nóng vội. Để giữ được mức giá tốt, doanh nghiệp cần

OB
OO
K.C
OM

căn cứ vào tình hình thị trường để bán ra một lượng đều đặn.

Trong tình hình thị trường cà phê biến động liên tục như hiện nay,
VICOFA khuyến cáo các hội viên rằng lượng cà phê của niên vụ 2008-2009 hiện
còn khoảng hơn 100.000 tấn. Vì vậy, các doanh nghiệp nên nắm chắc nguồn
hàng mới ký hợp đồng bán, không nên bán kỳ hạn giao hàng quá xa vì thị trường


thể


biến

động

khó

lường.

Đối với các hợp đồng kỳ hạn nên đàm phán điều chỉnh thời gian giao cho phù
hợp với khả năng cung cấp hàng từ trong nước, cũng như đàm phán để nâng mức
ứng tiền từ 70% lên 80 – 85% nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Về niên
vụ mới 2009-2010, do chưa đánh giá được sản lượng và biến động của thời tiết,
các doanh nghiệp chưa nên ký hợp đồng giao hàng cho niên vụ mới. Theo kinh
nghiệm của những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu đưa ra, trong tình
hình thị trường xuất khẩu biến động khó lường như hiện nay, các doanh nghiệp
Việt Nam nên tập trung xuất khẩu theo phương thức giao ngay, kiên quyết không
bán theo phương thức trừ lùi (kỳ hạn), vì bán trừ lùi sẽ gặp rủi ro cao mà thực tế
đã các doanh nghiệp đã có bài học hồi tháng 6 năm 2009.

Trong tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp dù đã ký nhiều hợp đồng

KI L

giá cao nhưng khi giá cà phê xuống thấp như hiện nay, bị từ chối là điều không
tránh khỏi và thiệt hại là không nhỏ. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước nên rà
soát, kiểm tra lại khả năng tài chính, độ tin cậy của đối tác, nhất là khi phương
thức giao dịch trên mạng ngày càng phổ biến.

19



3.3 Kiến nghị đối với chính phủ
Bên cạnh những cố gắng của nông dân và doanh nghiệp, việc hỗ trợ của
chính phủ là điều rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Hiện ở Tây Nguyên có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có 100%
vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, do có vốn lớn nên họ có thể tung tiền trữ

OB
OO
K.C
OM

hàng để chờ giá, trong khi doanh nghiệp trong nước khó thực hiện điều nay do
hạn chế về khả năng tài chính. Chính vì vậy, việc triển khai hỗ trợ lãi suất của
Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp trong nước có thêm vốn nhằm tăng sức cạnh
tranh. Theo ông Lê Tiến Hùng, Phó giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 thì
việc được tiếp cận với vốn vay lãi suất thấp sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm
chi phí đầu vào (tức là phí trả lãi ngân hàng) để cân đối sản xuất nhằm nâng giá
thu mua cà phê cho dân. Như vậy, không chỉ doanh nghiệp có lợi mà nông dân
cũng được hưởng lợi. Không những thế, nguồn vốn vay lãi suất thấp đến tay
nông dân sẽ giúp họ có tiền tiếp tục đầu tư phân bón, nước tưới, công lao động
mà không phải bán tống bán tháo cà phê dẫn đến bị ép giá như trước đây.
Câu lạc bộ xuất khẩu cà phê cũng kiến nghị Bộ Thương mại tạo điều kiện
để các nhà xuất khẩu cà phê có công cụ phòng chống, hạn chế rủi ro trên thị
trường mua bán cà phê theo thông lệ quốc tế: cho phép và hướng dẫn doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê tham gia thị trường kỳ hạn ở nước ngoài theo phương
thức mua bán hợp đồng kỳ hạn để bảo hộ giá khi có biến động mạnh. Bên cạnh
đó, cần đẩy mạnh chương trình quảng bá thương hiệu, tên gọi xuất xứ hàng hóa,
xúc tiến tiêu thụ cà phê Việt Nam khắp thế giới, đa dạng hóa sản phẩm.


KI L

Nhà nước cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tự nguyện
áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo TCVN 41932005. Năm 2010, việc kiểm tra toàn diện cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn này sẽ
được áp dụng bắt buộc trước khi thông quan.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thực hiện chương
trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải quan theo hướng áp dụng hải quan điện
tử, hải quan một cửa. Trước mắt, cần xem xét lại thủ tục xuất khẩu, hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam về mặt pháp lý. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện hệ
thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu. Thành lập Quỹ
20


bảo hiểm xuất khẩu nhằm chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến
khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Thành lập Quỹ đầu tư dành cho nghiên
cứu cải tạo giống cà phê; đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo
quản hàng xuất khẩu Ðiều hành tỷ giá linh hoạt, tăng cường năng lực dự báo sự
lên xuống của các loại ngoại tệ và có cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý, chú trọng

KI L

OB
OO
K.C
OM

khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

21



CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
4.1 Nhận xét
Đối với ngành quản trị, môn Quản trị Kinh doanh Quốc tế rất phù hợp và

OB
OO
K.C
OM

cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên nền tảng cơ bản về công tác quản trị đối
với các hoạt động mang tính quốc tế, nhất là trong xu hướng hội nhập như hiện
nay. Cùng với các môn học khác như Quản trị Xuất Nhập Khẩu, Quản trị Rủi
ro… sinh viên có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kinh doanh
quốc tế, những biện pháp hạn chế rủi ro khi thị trường biến động.
Tuy nhiên, những khái niệm cơ bản trình bày ở môn Quản trị Kinh doanh
Quốc tế trong ngành quản trị còn khá ít so với các chuyên ngành về ngoại
thương, chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của công
ty đa quốc gia. Sinh viên phải tự tìm hiểu khá nhiều từ các môn học khác và từ
các ngành học liên quan đến kinh tế quốc tế. Những hạn chế đây có thể do yếu tố
khách quan và không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng học của sinh viên bởi
trong quá trình giảng dạy, giảng viên cũng đã cung cấp cho sinh viên nhiều kiến
thức mới và phù hợp.
4.2 Đánh giá

Như đã trình bày ở trên, môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế khá thiết
thực và phù hợp đối với sinh viên ngành Quản trị. Với xu hướng hội nhập quốc tế
ngày càng cao và việc Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng có nhiều doanh

KI L


nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, có thể
có nhiều người sẽ làm việc trong các công ty đa quốc gia hoặc các công việc liên
quan đến xuất nhập khẩu, những kiến thức đã học sẽ giúp sinh viên đỡ bỡ ngỡ
khi bắt đầu đi làm, giúp họ có thể hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn.
Văn hóa cũng như kinh nghiệm về xây dựng chiến lược kinh doanh của các công
ty đa quốc gia không bao giờ là vấn đề cũ, điều nay có thể giúp các nhà quản trị
tương lai vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong khi xây dựng một chiến
lược kinh doanh cho công ty mình.

22


KẾT LUẬN
Trong tình hình hội nhập như hiện nay, việc nâng cao thương hiệu cho các
mặt hàng nông sản Việt Nam, trong đó có cà phê là điều hết sức cần thiết. Để làm

OB
OO
K.C
OM

được điều đó, việc quan trọng là nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu để Việt
Nam hoàn toàn xứng đáng với cương vị á quân về xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Do đó, việc hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê Việt Nam cũng là vấn đề đáng quan tâm nhằm phát triển ngành cà phê một
cách bền vững.

Qua quá trình học và tìm hiểu để hoàn thành bài nghiên cứu này, em cũng

xin đem đến những hiểu biết nhỏ của mình về tình hình xuất khẩu cà phê của
Việt Nam và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Hy vọng bài
nghiên cứu này sẽ có ích một phần nào đó cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam

KI L

trong thời điểm kinh tế hiện nay.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền,
Th.S. Quách Thị Bửu Châu, Th.S. Nguyễn thị Dược, Th.S. Nguyến Thị
Hồng Thu – Quản trị Kinh doanh Quốc tế - NXB Thống Kê – 2007.
2. Giáo trình Kinh doanh Quốc tế - Học viện Bưu chính Viễn thông - NXB

OB
OO
K.C
OM

Bưu Điện – 2002

3. GS.TS. Bùi Xuân Lưu – Giáo trình Kinh tế Ngoại thương – NXB Giáo
dục – 2002

4. TS. Hoàng Trọng Sao – Bài giảng Quản trị Kinh doanh Quốc tế.
5. Các website:


www.chinhphu.vn

www.agro.gov.vn

www.tinmoi.vn

www.vn-seo.com

www.tuoitre.com.vn

www.vntrades.com

www.vietrade.gov.vn

www.khuyennongvn.gov.vn

www.abviet.com

www.customs.gov.vn

KI L

www.amorcafe.net

24



×