Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

LUẬN văn tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dệt trí nhân hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 49 trang )

LUẬN VĂN:

Tổ chức công tác kế toán doanh thu
bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây


Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển,
chuyển dần từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN, đặt dưới sự quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà nước bằng các
chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, có những thành tựu
đáng kể về mọi mặt ,song đời sống KT - XH vẫn còn không ít những khó khăn ...
đặt ra do nền kinh tế quốc dân nói chung và các dơn vị kinh tế nói riêng. Điều này,
đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và các nhà quản
trị doanh nghiệp nói riêng phải tập trung sức mạnh, trí lực để giải quyết các yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển kinh tế nói chung và cả chính đơn vị kinh tế
đó.
Việc xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một vấn
đề thường xuyên, cần thiết đặt ra cho tất cả các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Khác với cơ chế quản lý kinh tế cũ trước đây, vấn đề dặt
ra là các đơn vị phải sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? gia bán như thế nào? hạch
toán lỗ lãi ra sao?... lại trở nên rất quan trọng trong cơ chế mới như hiện nay đối với
tất cả các đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp hiện nay
có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, tự do lựa
chọn ngành nghề kinh doanh tự đưa ra phương án sản xuất kinh doanh sao cho
mang lại hiệu quả cao nhất... Như vậy nếu đơn vị kinh tế nào tổ chức được tốt hoạt
động sản xuất kinh doanh, đưa ra phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
thì đơn vị đó có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại nếu đơn vị nào không
làm được điều đó thì sẽ không có điều kiện tồn tại và phát triển, thất bại sẽ xảy ra là
tất yếu khách quan. Trong thực tế vấn đề này đã và đang được chứng minh và ngày


càng rõ nét hơn.
Cùng với việc đổi mới và hoàn thiện phong cách kinh doanh, làm ăn, công
tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp cũng phải được đổi mới và hoàn thiện sao
cho phù hợp. Công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán
hàng không nằm ngoài mục tiêu dặt ra. Nếu đơn vị làm tốt được công tác tổ chức kế


toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng sẽ cung cấp dược những thông
tin chính xác phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian nghiên
cứu thực tế tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây, kết hợp với kiến thức đã học tại
trường, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy trong trường và các cô các chú
trong phòng tài vụ của Công ty tôi đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán doanh
thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây " làm
đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty. Qua
nghiên cứu sẽ thấy được những mặt tốt ưu điểm cần phát huy và những điểm hạn
chế cần có biện pháp khắc phục, đề xuất những ý kiến đóng góp kịp thời nhằm hoàn
thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng của
công ty.
Theo yêu cầu đặt ra, chuyên đề chỉ đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức kế
toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dệt Trí Nhân Hà
Tây. Ngoài lời nói đầu và kết luận, bố cục của chuyên đề gồm 3 chương :
Chương 1: Một số vấn đề chung về kế toán doanh thu bán hàng và xác
định kết quả bán hàng tại các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán doanh thu bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây.
Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác
tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty

dệt Trí Nhân Hà Tây.


Chương I
Một số vấn đề chung về kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại các doanh nghiệp sản xuất.

1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
1.1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng, các khoản làm giảm trừ doanh
thu bán hàng.
Như chúng ta đã biết bán hàng ( hay còn gọi là tiêu thụ ) là việc chuyển
quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ, lao vụ... cho khách hàng, doanh
nghiệp thu được tiền hoặc được quyền thu tiền. Số tiền mà doanh nghiệp thu được
hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán gọi là doanh thu bán hàng. Nói cách
khác, doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực
hiện được trong kỳ.
Hiện nay, sự cạnh tranh về hàng hoá sản phẩm... trên thị trường đang diễn ra
một cách gay gắt, quyết liệt. Để đẩy mạnh cho hàng sản xuất ra, thu hồi nhanh
chóng tiền hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng, có
các biện pháp phù hợp kích thích lượng hàng bán ra. Cụ thể là: Nếu hàng hoá của
doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm
giá bán, bớt giá bán... Các khoản như vậy buộc doanh nghiệp phải sẵn sàng chấp
nhận nếu muốn có mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Bớt giá là số tiền doanh nghiệp trả chi khách hàng trong những trường hợp
khách hàng mua hàng vơí khối lượng lớn theo thoả thuận.

- Giảm giá bán hàng là số tiền doânh nghiệp phải trả lại cho khách hàng
trong trường hợp hoá đơn bán hàng viết theo giá bình thường, hàng đã được xác
định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh
nghiệp đã chấp nhận.

- Trị giá hàng bán bị trả lại là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách
hàng trong trường hợp hàng đã xác định là bán nhưng do chất lượng hàng quá kém
so với yêu cầu, khách hàng trả lại số hàng đó.


- Ngoài các khoản trên các khoản khác cũng làm giảm trừ doanh thu bán
hàng như thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế xuất khẩu nếu có).
Tổng doanh thu bán hàng khi đã trừ đi các khoản giảm trừ: bớt giá, giảm
giá, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu... chỉ còn lại doanh thu
thuần của hoạt động bán hàng. Ngoài ra trong doanh thu thuần của hoạt động bán
hàng còn bao gồm cả các khoản phụ giá, phụ thu, phụ trội...
1.1.2 Khái niệm về kết quả bán hàng.
Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa doanh thu bán hàng thuần với giá
vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ sản xuất
kinh doanh, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm tuỳ thuộc vào đặc điểm sản
xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
1.2 Điều kiện để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng
Để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng, điều kiện cần và đủ phải là:
- Sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ... đã chuyển giao quyền sở hữu cho
khách hàng, đã cung cấp đầy đủ cho khách hàng.
- Đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, không kể đã thu tiền hay chưa
thu tiền
Như vậy, để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cần
phải xem xét đầy đủ hai điều kiện trên thì mới được xét hạch toán sao cho đúng
chính sách chế độ hiện hành.
1.3 Thời điểm xác định doanh thu bán hàng.
Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là thời điểm người mua đã trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền về số lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đã cung cấp. Tuỳ
theo từng phương thức bán hàng mà thời điểm xác định doanh thu bán hàng có sự

khác nhau.
- Hàng được bán theo phương thức gửi hàng: theo phương thức này, định kỳ
doanh nghiệp gửi hàng cho khách trên cơ sở thoả thuận hợp đồng mua bán giữa hai
bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước. Khi xuất kho gửi hàng đi, hàng vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc thông báo


chấp nhận thanh toán thì khi đó hàng mới thuộc quyền sở hữu và ghi nhận doanh
thu bán hàng.
- Hàng được bán theo phương thức giao trực tiếp: Theo phương thức này
khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp
bán hoặc giao nhận hàng tay ba. Ngưòi nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng
của doanh nghiệp thì hàng được xác định là bán.
- Đối với phương thức bán buôn: Việc bán hàng có thể thanh toán ngay trực
tiếp hoặc chưa thanh toán thì thời điểm ghi chép đó đưọc xác nhận khi nhận tiền
mặt, nhận được giấy báo Có của ngân hàng hoặc giấy chấp nhận thanh toán của
khách hàng.
Việc xác định dúng đắn thời điểm ghi chép bán hàng sẽ là cho công tác
quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sẽ được tốt hơn, tránh tình trạng ứ
đọng vốn, tăng nhanh vòng quay của đồng vốn.
1.4 Phương pháp xác định một số khoản doanh thu bán hàng đặc thù và phương
pháp xác định kết quả bán hàng.
1.4.1 Phương pháp xác định một số khoản doanh thu bán hàng đặc thù
Theo phương pháp xác định doanh thu bán hàng thông thường thì doanh
thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT hay chưa có thuế GTGT tuỳ thuộc vào mặt
hàng có thuộc diện chịu thuế GTGT hay tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế
GTGT của doanh nghiệp. Phương pháp xác định doanh thu bán hàng còn phải phụ
thuộc vào từng cách thức, phương thức bán hàng cụ thể, phụ thuộc vào từng điều
kiện, từng tình huống mà xác định sao cho phù hợp với chính sách chế độ.
- Đối với hàng bán theo phương thức trả góp: Doanh thu bán hàng là giá bán

trả một lần, không bao bồm lãi trả chậm.
- Đối với sản phẩm hàng hoá dùng để trao đổi lấy hàng hoá dịch vụ khác thì
doanh thu được tính theo giá bán của sản phẩm hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm trao đổi.
- Đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra để biếu tặng,
tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp được tính theo giá thành sản xuất ( hoặc giá vốn )
của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó.


- Đối với hoạt động bán hàng đại lý: Doanh thu là khoản thu về hoa hồng
đại lý ( doanh nghiệp thương mại )
Ngoài ra còn một số phương pháp xác định kết quả doanh thu bán hàng
khác tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng, từng loại ngành, nghề kinh doanh
đặc thù. ở đây ta chỉ quan tâm đến một số phương thức bán hàng tại các doanh
nghiệp sản xuất. Cũng cần phải chú ý rằng:
- Nếu doanh nghiệp có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải qui đổi ra
VNĐ do tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân
hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Toàn bộ doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ phải có đầy đủ các hợp
đồng, chứng từ hợp lệ, chứng minh và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của
doanh nghiệp theo chế độ hiện hành.
1.4.2 Phương pháp kế toán xác định kết quả bán hàng
Như đã nêu ở phần trước kết quả hoạt động bán hàng ( kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường ) là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần
trừ đi các khoản: giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả bán hàng chính là số lãi ( lỗ ) về hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường.
1.5 Vai trò của xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán
hàng
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xác định

doanh thu bán hàng là để tiến hành tính toán thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường nhằm bù đắp, trang trải các chi phí đã bỏ ra để tạo nên khoản
doanh thu đó và xác định được kết quả bán hàng. Xác định một cách chính xác,
đúng đắn doanh thu bán hàng trong kỳ sẽ là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế,
tài chính, đắn giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là
cơ sở để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí,
lệ phí như: thuế GTGT hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu...
Với việc xác định được chính xác kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá
được chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định


các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước, đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng vốn, là cơ sở để xem xét được cơ cấu, tỷ trọng phân phối, sử dụng hiệu quả
hợp lý kết quả kinh doanh.
Như vậy việc xác định kết quả kinh doanh bán hàng và xác định kết quả bán
hàng phần nào đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó có ý nghĩa rất lứn đối với
việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân nói chung.
1.6 Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết doanh thu bán hàng - xác định
kết quả bán hàng.
1.6.1 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán
hàng.
Kế toán bán hàng - xác định kết quả bán hàng có nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Ghi chép đầy đủ kịp thời doanh thu hàng bán ra trên thị trường và cả
doanh thu hàng bán nội bộ trong doanh nghiệp, tính toán đúng đắn trị giá vốn hàng
bán. chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác
nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Xác định kết quả bán hàng một cách chính xác theo đúng chính sách chế
độ của nhà nước ban hành.
- Cung cấp các thông tin chính xác, trung thực đầy đủ, kịp thời về doanh thu

bán hàng, xác định kết quả bán hàng phục vụ cho các báo cáo kế toán liên quan.
Để làm tốt các nhiệm vụ kể trên, kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết
quả bán hàng phải thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Xác định đúng đắn thời điểm xác định doanh thu bán hàng.
- Tổ chức hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu và trình tự luân chuyển
chứng từ hợp lý.
- Xác định, tập hợp, phân bổ, kết chuyển chính xác các chi phí thời kỳ ( chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ) hạch toán để tiến hành xác định kết
quả bán hàng.
- Phản ánh đúng trị giá vốn hàng bán theo đúng phương pháp, nguyên tắc đã
qui định.


1.6.2 Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán
hàng trong các doanh nghiệp
Để thực hiện được kế toán doanh thu bán hàng - Xác định kết quả bán hàng
phải thu thập được các chứng từ dùng để hạch toán ban đầu. các chứng từ này là
căn cứ để thực hiện các bước công việc tiếp theo trong công tác tổ chức kế toán.
- Hoá đơn GTGT ( nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế ).
- Hoá đơn bán hàng ( nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp ).
- Hoá đơn bán hàng thông thường.
- Phiếu thu tiền mặt.
- Séc chuyển khoản.
- Uỷ nhiệm chi.
- Giấy báo Có của ngân hàng.
- Giấy chấp nhận thanh toán của khách hàng...
- Và một số chứng từ hợp lệ khác.
1.6.2.1 Tổ chức kế toán chi tiết doanh thu bán hàng.

Việc tổ chức kế toán chi tiết doanh thu phải được tiến hành riêng thành
doanh thu ra bên ngoài và tiêu thụ nội bộ và các khoản doanh thu tương ứng như
sau:
- Doanh thu bán hàng.
- Doanh thu của các hàng hoá đã bán, lao vụ dịch vụ đã cung cấp bị trả lại
hoặc không được chấp nhận thanh toán.
- Doanh thu bị giảm giá do giảm giá hàng bán.
Ngoài ra doanh thu bán hàng ra bên ngoài và doanh thu tiêu thụ nội bộ phải
được tổ chức chi tiết cho từng loại hình kinh doanh, trong từng loại lại phải tổ chức
kế toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hoá dịch vụ... nhằm phục vụ cho việc
xác định đầy đủ, chính xác kết quả theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng mà doanh thu bán hàng còn
được tổ chức kế toán chi tiết thành:
- Doanh thu bán hàng thu tiền ngay.
- Doanh thu bán hàng chịu.
- Doanh thu bán hàng trả góp.
- Doanh thu bán hàng đại lý ký gửi...
Căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, mà kế toán chi tiết doanh thu
bán hàng cần phải được thực hiện trên các tài khoản, sổ kế toán phù hợp với loại
hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các tài khoản sử dụng: TK 511, 512, 531, 532 và một số Tk liên quan
khác. Tuỳ theo yêu cầu quản trị mà các tài khoản này có thể mở chi tiết ra thành các
tài khoản cấp hai, cấp ba để theo dõi từng loại doanh thu, từng loại sản phẩm dịch
vụ...
- Các sổ kế toán được sử dụng: sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết
thanh toán với khách hàng ( người mua).
1.6.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết xác định kết quả bán hàng

Việc tổ chức kế toán chi tiết kết quả bán hàng có thể được tổ chức cho từng
mặt hàng, từng sản phẩm, lao vụ dịch vụ... tổ chức kế toán chi tiết kết quả bán hàng
cần phải được tiến hành đồng bộ với tổ chức kế toán chi tiết doanh thu bán hàng, tổ
chức chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm việc phân bổ chi phí thời kỳ: chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, xác đinh trị giá vốn hàng bán.
Qua đây ta có thể khái quát vài nét về xác định trị giá vốn hàng bán và việc
tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến doanh thu
hàng bán ra.
Trị giá vốn hàng bán có thể tính theo những phương pháp khác nhau, tuỳ
thuộc vào đặc điểm hình thành và sự vận động của hàng bán trong từng loại hình
doanh nghiệp và việc đăng ký phương pháp tính giá thị trường hàng xuất kho của
doanh nghiệp.
Các phương pháp tính trị giá vốn hàng bán có thể được áp dụng như sau:
- Phương pháp đơn giá bình quân.


- Bình quân gia quyền.
- Bình quân đầu kỳ.
- Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp nhập sau xuất trước.
- Phương pháp giá đích danh.
- Phương pháp hệ số giá.
- Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán tài chính, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp trong kỳ được kết chuyển toàn bộ trừ vào lợi
nhuận gộp để tính toán , xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường ( kết quả bán hàng). Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp cũng như
việc tính toán chi tiết kết quả kinh doanh cuả từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ...
mà chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong nhiều trường hợp phải
được phân bổ cho cả số sản phẩm đã tiêu thụ và số sản phẩm dịch vụ còn lại.
Việc tổ chức kế toán chi tiết kết quả bán hàng của từng mặt hàng, sản phẩm,

lao vụ dịch vụ... có thể mở kết hợp cả sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết bán hàng
thành một sổ “ sổ tiêu thụ và kết quả”.
1.6.3 Tổ chức kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và xác định kết quả
bán hàng.
1.6.3.1 Tổ chức kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng.
* Tài khoản kế toán sử dụng: Để tổ chức kế toán tổng hợp doanh thu bán
hàng , kết quả doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp sử dụng các TK kế toán
sau:
+ TK 511 - Doanh thu bán hàng
TK 511 được mở ra làm 4 TK cấp 2 để theo dõi cho từng loại doanh thu bán
hàng.
- TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
- TK 5112 - Doanh thu bán sản phẩm.
- TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- TK 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá.
TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.


TK 512 được mở ra làm 3 TK cấp 2 để theo dõi cho từng loại doanh thu bán
hàng.
- TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá.
- TK 5122 - Doanh thu bán sản phẩm.
- TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ TK 531 - Hàng bán bị trả lại: TK này bao gồm trị giá hàng bán bị trả lại và
kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511 hoặc TK 512 để ghi giảm doanh
thu bán hàng.
+ TK 532 - Giảm giá hàng bán: TK này phản ánh số tiền giảm giá, bới giá
theo giá bán cho khách và kết chuyển số tiền giảm giá, bớt giá sang TK 511 hoặc
TK 512 để ghi giảm doanh thu bán hàng.
+ TK 333 (1) - Thuế GTGT phải nộp. TK này phản ánh số thuế GTGT đầu

vào, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp cho NSNN. TK
333 (1) có 2 TK cấp 2:
- TK 33311 - Thuế GTGT đầu vào.
- TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Ngoài ra còn sử dụng một số TK như TK 111, TK 112, TK 113, TK 136..
*Phương pháp hạch toán kế toán:
Phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kế toán doanh thu được biểu
diễn như sau:

TK 511
(512)

TK 531

TK 111, TK
112
Bán hàng thu

Kết chuyển trị
giá

TK 131 (136)
Hàng
bán chịu

TK 532

TK 333



Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng
1.6.3.2 Tổ chức kế toán tổng hợp xác định kết quả bán hàng.
1.6.3.2.1 Các tài khoản được sử dụng để hạch toán
+ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối: TK này được dùng để phản ánh kết
quả kinh doanh ( lỗ / lãi ) và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh : TK này được dùng để phản ánh
kết quả hoạt dông sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp
trong kỳ hạch toán.
+ TK 632 - Giá vốn hàng bán: TK này phản ánh trị giá vốn hàng hoá, dịch
vụ lao vụ đã bán ( được chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán ) và kết chuyển trị
giá vốn hàng bán sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
+ TK 641 - Chi phí bán hàng.
Trong quá trình lưu thông , tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, doanh
nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí: Chi phí bao gói sản phẩm , bảo quản hàng hoá,
chi phí vận chuyển, tiếp thị, quảng cáo... Các chi phí này gọi là chi phí bán hàng
TK 641 - Chi phí bán hàng được dùng để phản ánh và kết chuyển các chi
phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thu sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
Để theo dõi chi tiết các khoản chi bán hàng, TK 641 được chi ra làm 7 TK
cấp 2 như sau:
- TK 6411 Chi phí nhân viên: phản ánh các khoản tiền lương, phụ cấp phải
trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vân chuyển sản phẩm
hàng hoá... và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương quy định.


- TK 6412 Chi phí vật liệu: phản ánh các khoản chi phí về vật liệu, bao bì
dùng để đóng gói sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu dùng cho bảo quản bốc vác
nhiên liệu cho vận chuyển hàng hoá , sản phẩm , vật liệu dùng cho sửa chữa
TSCĐ...
- TK 6413 - Chi phí dụng cụ đồ dùng: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ

đồ dùng đo lường, tính toán làm việc... trong khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , dịch
vụ.
- TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ
dùng cho khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ như: Nhà kho, cửa hàng, phương
tiện bốc dỡ...
- TK 6415 - Chi phí bao hàng sản phẩm hàng hoá : Phản ánh các khoản chi
phí bỏ ra để sửa chữa, bao hàng sản phẩm tổng thời gian quy định về bảo hành.
- TK 6416 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí về dịch vụ
mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá : Chi phí thuê mua TSCĐ,
thuê kho, bãi , vận chuyển bốc vác...
- TK 6427 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh
, quản lý hành chính và phục vụ chung liên quan khác đến hoạt động của cả doanh
nghiệp
TK642: dùng để phản ánh , tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh
doanh , quản lý hành chính và phục vụ chung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của cả doanh nghiệp .
TK642 có 8 tài khoản cấp 2
-TK6421- Chi phí nhân viên quản lý : phản ánh ccs khoản chi về tiền lương
, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng , ban của doanh nghiệp và
trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo quy định
-TK6422-Chi phí vật liệu quản lý : phản trị giá thực tế các loại vật liệu ,
nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban,
nghiệp vụ của doanh nghiệp


TK6423- Chi phí đồ dùng văn phòng : phản ánh các chi phí về dụng cụ, đồ
dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp .
TK6424- Chi phí khấu hao tài sản cố định : phản ánh khấu hao của những
tài sản cố định dùng chung cho các doanh nghiệp như văn phòng làm việc , kho

tàng , vật kiến trúc , phương tiện truyền dẫn
TK6425- Các khoản thuế phí và lệ phí: Thuế nhà đất , thuế môn bài và các
khoản phí như phí giao thông cầu phà
TK6426- Chi phí dự phòng : phản ánh các khoản trích dự phòng giảm giá
hàng tồn kho , dự phòng phải thu khó đòi
TK6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài : các khoản chi về dịch vụ mua ngoài
thuế nhà , tiền điện nước, thuê tài sản cố định dùng chung cho cả doanh nghiệp
TK6428- Chi phí khác bằng tiền: các khảon chi khác bằng tiền phát sinh
ngoài các khảon đã kể trên đây: chi phí hội nghị , tiếp khách , công tác phí , chi đào
tạo cán bộ , trả lãi tiền vay .
Nội dung và kết cấu các tài khoản được các doanh nghiệp sử dụng theo
đúng như tinh thần của quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính ban hành
ngày 1/11/1995

TK 632

TK
TK 911
911

Kết chuyển trị giá vốn
Hàng bán trong kỳ

TK 511
Kết chuyển doanh thu thuần
Bán hàng bên ngoài

TK

TK 512

Kết chuyển CPBH, CPQLDN
p.bổ cho số hàng bán trong kỳ

Kết chuyển doanh thu thuần
hàng bán nội bộ

TK 142
K.chuyển CPBH, CPQLDN

Còn lại của kỳ trước để xác

TK
Kết chuyển lỗ của hoạt

động bán hàng

421


Kết quả kỳ này

1.6.3.3 Hệ thống sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng-xác định bán hàng
trong các doanh nghiệp sản xuất và trình tự luân chuyển chứng từ.
Để phản ánh được áp dụng các loại sổ kế toán tổng hợp để ghi chép, phản
ánh. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, qui mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh yêu
cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ cán bộ kế toán cũng như trang bị phương tiện kỹ
thuật, tính toán xử lý thông tin mà lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán và hệ thống
sổ sách kế toán nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác nhằm nâng cao
hiệu quả công tác kế toán. Cũng như vậy, tổ chức kế toán doanh thu bán hàng - xác
định kết quả bán hàng cũng phải phụ thuộc vào việc vận dụng hình thức kế toán của

doanh nghiệp mà hệ thống sổ kế toán có sự khác nhau giữa các hình thức kế toán.
Từ đó, quá trình luân chuyển số liệu giữa các sổ sách kế toán phản ánh doanh thu
bán hàng - xác định kết quả bán hàng cũng phải khác nhau.
Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng các hỉnh thức kế
toán:
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái


Chương II
Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác
định kết quả bán hàng tại công ty dệt trí nhân hà tây
2.1 Đặc điểm chung về công ty dệt Trí Nhân Hà Tây .
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt Trí Nhân Hà
Tây
Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây (tên giao dịch: HADOTEX ) được ra đời trong
thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Công ty là một doanh nghiệp trực
thuộc Sở công nghiệp Hà Tây quản lý. Tiền thân của công ty là các cơ sở tư nhân
được hợp nhất lại với nhau bao gồm: Việt Thắng, Hoà Bình, Hồ Tây và thành lập
cuối năm 1990 lúc đó lấy tên là xí nghiệp Trí Nhân Hà Tây. Theo quyết định số
3218/QĐUB ngày 15 tháng 12 năm 1992 của UBND của Tỉnh Hà Tây.
Trong những ngày đầu thành lập, Công ty có một số cơ sở ở Vạn Phúc Hà
Tây. Lúc này, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là làm gia công
cho nhà nước, phục vụ thời kỳ xây dựng CNXH của đất nước. Sản ohẩm chủ yếu là
dệt bít tất và các loại vải Kaki, Phin kẻ, Karo, khăn mặt. Sản lượng tiêu thụ hàng
năm tăng từ 10 đến 15%. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty sau này
là dệt vải bạt các loại.
Năm 1995, Công ty được phê duyệt luận chứng kinh tế và xây dựng cơ sở

mới ở Chương Mỹ Hà Tây. Khu vục này có diện tích mặt bằng là 1,5ha. Quá trình
xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1995 đến 1997 thì hoàn thành và đi vào hoạt động.
Cũng trong thời gian này Công ty đầu tư thêm nhiều máy dệt của Tiệp Khắc và thực
hiện việc tuyển dụng lao động mới, đưa tổng số CBCNV lên 700 người. Văn phòng
giao dịch 88 Trần Phú Hà Đông - Hà Tây
* Giai đoạn hiện nay:
Đây là giai đoạn cả nước đang thực hiện chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có
sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất đối với xí nghiệp.
Công ty đã gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, bỡ ngỡ trong cơ chế mới.


Tuy vậy, sau nhiều gian lao vất vả, xí nghiệp đã tự khẳng định được mình trong
phong cách làm ăn mới và từng bước rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.
Trong giai đoạn này Công ty đã có nhiều đột phá mới đáng kể ngày càng tạo
đà cho sự đi lên. Công ty đã được cấp trên đầu tư thêm vốn, máy móc thiết bị hiện
đại, kêu gọi vốn từ bên ngoài, tham gia liên doanh liên kết với một Công ty của
Ucraina...tuyển dụng thêm nhiều lao động mới trình độ lao động cao... Chính vì vậy
mà sản phẩm của công ty đã và đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường: chất
lượng cao giá bán ưu đãi... Doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng dần, cải thiện đáng kể
đời sống tinh thần và đời sống vật chất cho toàn bộ CBCNV trong Công ty. Có thể
nói, trong giai đoạn mới Công ty đã có những bước tiến rất mạnh mẽ góp phần thúc
đẩy nền kinh tế tỉnh Hà Tây ngày một phát triển.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, phụ trách và chịu trách
nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của Công ty trước tất cả người lao động và trước
cơ quan quản lý nhà nước.
Một phó giám đốc đầu tư nội chính: phụ trách về quản lý tài sản cố định của
Công ty ( bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, đồ dùng ... ) lên kế hoạch thực hiện
đàu tư XDCB ( đầu tư mới và cải tạo lại ) để dưa vào sản xuất. Do vậy phó giám đốc

đầu tư tài chính chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị.
- Một phó giám đốc sản xuất và vật tư: là người phụ trách về hoạt động sản
xuất của công ty. Phó giám đốc sản xuất và vật tư phối hợp cùng với phòng kế
hoạch để lên phương án kế hoạch sản xuất hàng tháng, cùng phòng vật tư có kế
hoạch và tính toán nhu cầu về vật tư, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuát.
Phó giám đốc sản xuất và vật tư là người tổ chức và phối hợp cùng với phòng ban
liên quan thực hiện một cách thống nhất.
- Một phó giám đốc tài chính: Có chức năng bao quát toàn bộ hệ thống,
thống kê kế toán trong doanh nghiệp, chỉ đạo tình hình và theo dõi, kiểm tra là
người lo tìm nguồn vốn cung cấp cho các hoạt động của công ty, nhắc nhở cùng
phòng kế toán tài chính đôn đốc các khoản nợ của khách hàng.
* Các phòng ban trong Công ty bao gồm:


- Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức hướng dẫn
thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện, quy chế bảo toàn hệ thống điện, hoàn
thành các biểu mẫu, sổ sách quản lý thiết bị, vật tư, tiếp nhận thiết bị, cải tạo máy.
Phòng phải lên kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị các loại, nội dung các dạng
sửa chữa cũng như qui định về định mức tiền công các dạng sửa chữa...
- Phòng hành chính bảo vệ: Phục vụ việc chuẩn bị giấy tờcông văn tài liệu
cho các cuộc họp, hội nghị... Phòng phụ trách bộ phận văn thư của doanh nghiệp (
bao gồm các loại công văn đến và đi ) Và có trách nhiệm trang bị công tác phòng
cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh, an toàn của công ty, tăng cường hoạt đông kiểm
tra kiểm soát, giám sát...
- Phòng y tế đời sống: Chăm lo tốt, chu đáo các bữa ăn giữa ca cho công
nhân và cán bộ hành chính đảm bảo đúng thời gian qui định, đảm bảo nước uống
cho công nhân viên hàng ngày đầy đủ. Các khu vực vệ sinh công cộng nơi làm việc
phải được sạch sẽ. Phòng theo dõi tình hình sức khoẻ của người lao động xây dựng
phương án nâng cao sức khoẻ cho người lao độngvà có kế hoạch khi cần thiết.
- Phòng kế toán tài chính: Xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

hàng ngày, làm quyết toán hàng tháng, quí, năm, đối chiếu và xử lý, kiểm kê, chuẩn
bị số liệu để phân tích kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so
sánh với các năm trước, đưa ra các kết luận phù hợp cho quản lý.
- Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm đôn đốc nợ với khách hàng, chuẩn
bị tiền vốn cho sản xuất, đồng thời thực hiên kiểm tra, giám sát việc thu chi tài
chính, hạch toán các chi phí sản xuất...
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Bám sát kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch
thị trường để làm công tác điều độ sản xuất. Phòng có nhiệm vụ phân tích để đưa ra
các định mức vật tư, năng xuất lao động, tổ chức nghiên cứu sản xuất, chế thử sản
phẩm mới để đưa vào sản xuất sau khi kết quả được nghiệm thu. Đồng thời phòng
kết hợp với phân xưởng dệt phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng, chất
lượng sản xuất và tình hình sử dụng vật tư để kịp thời có các biện pháp khắc phục
nếu cần...


- Phòng vât tư: Làm công tác quản lý vật tư, cung ứng vật tư, phụ tùng...
đúng với số lượng, chất lượng, chủng loại, kịp thời theo đúng kế hoạch sản xuất.
Phòng phối hợp với thủ kho mở sổ sách thẻ kho, thực hiện công tác kiểm kê, báo
cáo, có các đề xuất hướng giải quyết và xử lý chênh lệch, quyết toán các hoá đơn,
hợp đồng mua bán. Hàng tháng phòng phải báo cáo tình hình thực hiện sử dụng
thực tế so với kế hoạch đề ra.
- Phòng lao động tiền lương: Hàng tháng tổng kết, đánh giá việc thực hiện
các qui chế của công ty với người lao động. Phòng phối hợp cùng văn phòng tài
chính kế toán duyệt đơn giá tiền lương sản phẩm, tiền thưởng, thực hiện việc tuyển
dụng, bố trí, sắp xếp lao động trong doanh nghiệp. Phòng xây dựng tiêu chuẩn thi
đua hàng tháng và cả năm, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, nâng bậc cho cán
bộ công nhân viên.
Phòng kế hoạch thị trường: Là nơi ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
với khách hàng. Phòng có nhiệm vụ phải thường xuyên bám sát nhu cầu của khách
hàng để lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu giao hàng

theo hợp đồng đã ký kết. Phòng phối hợp với phòng tài vụ đôn đốc công nợ của
khách hàng, củng cố toàn bộ sổ sách thực hiển đầy đủ các công việc đối chiếu với
thủ kho theo qui định của công ty. Phòng phải mở sổ theo dõi bán thành phẩm và
thành phẩm một cách có khoa học, hợp lý, tổ chức các hoạt động bán hàng, chào
hàng, tổ chức hội nghị khách hàng... Mặt khác phòng có trách nhiêm cùng với
những bộ phận liên quan tổ chức hội nghị công nhân viên ở các cấp.
* Tổ chức bộ máy phân xưởng:
- Quản đốc phân xưởng.
- Phó quản đốc phân xưởng.
- Trưởng ca.
- Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền.
Giám đốc

Phó giám đốc đầu

Phó giám đốc sản

Phó giám đốc


tư nội chính

xuất vật tư

tài chính

Phòng hành

Phòng


Phòng

Phòng kỹ

phòng

Phòng

chính bảo

kỹ thuật

vật tư

thuật công

tài vụ

y tế

vệ

cơ điện

nghệ

Phân xưởng

Phân xưởng


Phân xưởng

nhuộm

dệt

hoàn thành

Phòng kế hoạch thị

Phòng tổ chức

trường

lao động

Sơ đồ bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất của Công ty.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất, chế tạo sản phẩm của công ty.
Từ năm 1990 hoạt động sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất vải bạt các
loại, vải phin và vải bảo hộ lao động. Từ năm 1995 công ty bắt đầu chuyển sang sản
xuất khăn mặt xuất khẩu. Ngoài ra, công ty còn gia công sản xuất một số mặt hàng
tiêu dùng như: Vải lọc đường, vải Kaki, vải bò...
Khác với các công ty khác trong cùng một nhóm nghành, công ty dệtTrí
Nhân Hà Tây có công đoạn sản xuất từ bông sang sợi. Dây chuyền sản xuất của
công ty chỉ có từ lúc đưa sợi vào dệt và dệt ra thành vải. Như vậy nguyên vật liệu
chính của công ty là sợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình sản
xuất dây chuyền hàng loạt lớn. Theo dây chuyền nước chảy, sản phẩm làm ra của
khâu trước là nguyên liệu, đầu vào của khâu sau:
Sợi lọc


đậu

se

mắc

xâu ( nối )
Dệt

Sợi ngang

đậu

se

suốt tự động


Nhập kho

đóng gói

bán vải mộc

đo ( gấp )

Kcs

Soạn vải


Nhuộm

Kcs

đo ( gấp )

đóng gói

Nhập kho

( Sơ đồ dây chuyền công nghệ dệt của công ty dệt Trí Nhân Hà Tây )
Sản phẩm của phân xưởng dệt là các loại vải bọc. Vải bạt các loại này di
chuyển sang phân xưởng hoàn thành để tiến hành sửa lỗi, kiểm tra, phân loại và đo
gấp, đóng gói. Nếu cần nhuộm vải thì chuyển sang phân xương tẩy nhuộm.
* Đặc điểm về mặt hàng sản xuất của công ty.
Công ty sản xuất vải bạt truyền thống: Các loại vải bạt nhẹ, trung bình và
các loại vải bạt nặng. Các loại vải bạt này dùng để sản xuất giày vải, giường, ghế
gấp, các loại túi ba lô, cặp, trang bị bảo hộ lao động...
Các loại vải lọc công nghiệp dùng cho sản xuất hàng thuỷ tinh, sành sứ, lọc
đường, lọc bia...Vải bạt của công ty đã nhiều lần được tặng huân chương vàng tại
hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây là một công ty lớn. Công ty có một phòng tài
chính kế toán áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, có bộ máy kế toán được
tổ chức theo hình thức tập trung, hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên...
Phòng kế toán có chức năng thu thập, sử lý và cung cấp các thông tin kế
toán tài chính, phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó thực hiện việc kiểm tra tình
hình kế hoạch, giám đốc bằng đồng tiền việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, thúc đẩy tốt việc thực hiện đúng

chính sách chế độ, hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.


Một vài nét khái quát về nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán
của công ty:
Với tình hình hiện tại của công ty, với yêu cầu quản lý thực tế trình độ của
đội ngũ cán bộ mà biên chế nhân sự của phòng tài chính kế toán được bố trí sao cho
phù hợp, khoa học, đảm bảo được hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho hoạt đông sản xuất
kinh doanh chính.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo
bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng tổ chức kiểm tra
việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chính sách, chế
độ, báo cáo thống kê định kỳ, tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng, phân
tích các hợp đồng kinh tế, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu theo chế độ lưu trữ. Kế
toán trưởng phải biết đúc rút kinh nghiệm, vận dụng, sáng tạo, cải tiến, hình thức và
phương pháp kế toán sao cho ngày càng hợp lý, chặt chẽ phù hợp với điều kiện của
công ty.
- Phó phòng tài chính kế toán: Phụ trách theo dõi tài sản cố định, các nguồn.
Các khoản gia công cho các đơn vị và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham gia ký
các hoá đơn, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu, tình hình tăng giảm tài sản, tình
hình trích khấu hao cho các đối tượng tập hợp chi phí... tình hình trích lập và sử
dụng các nguồn vốn của công ty.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư và thành phẩm: Có nhiệm vụ
theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, đi giao dịch với ngân hàng, ngoài ra còn có
nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm.
- Thủ quĩ kiêm theo dõi công nợ với ngưòi bán: Có trách nhiệm vụ cùng với
kế toán vốn bằng tiền tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi và
tồn quĩ tiền mặt tại công ty, đồng thời theo dõi công nợ với khách hàng bán hàng
cho công ty.

- Kế toán tiền lương, vật tư, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu
từ các phân xưởng, phòng ban gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác tính toán
tiền lương cùng các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp... của cán bộ, công nhân
viên. Kế toán tiền lương còn kiêm kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có


nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình mua bán, vận chuyển,
bảo quản, tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá
thực tế nguyên vật liệu xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ cho các đối tượng tập hợp chi phí.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ kết hợp
với kế toán tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán vốn bằng tiền...
cùng nhau xác định, tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ. Từ đó kế toán sẽ được
tính giá thành cho sản phẩm. Kế toán này còn kiêm nhiệm vụ xác định kết quả kinh
doanh và theo dõi các khoản thu của khách hàng.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán
trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Việc tổ chức bộ máy kế toán của
công ty phải căn cứ vào tình hình tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức và
qui mô sản xuất kinh doanh của công ty... vào hình thức phân cấp quản lý, khối
lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ tài chính kế toán...
Như đã nói ở trên, công ty dệt Trí Nhân Hà Tây áp dụng hình thức tổ chức
bộ máy kế toán theo hình thức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán
của công ty được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ở các đơn vị, các bộ phận
trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế
làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ
và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tài chính tập trung của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán


Kế toán tiền

Kế toán vốn

Kế toán giá

Thủ quỹ kiêm

lương,vật tư,

bằng tiền,

thành và

theo dõi công

công cụ dụng

đầu tư và

khoản phải

nợ với người

cụ

thành phẩm

thu của khách


bán


hàng

Nhân viên kinh tế tại các đơn vị bộ phận trực thuộc

2.1.5 Hình thức kế toán của công ty
Công ty dệt Trí Nhân Hà Tây là một công ty có quy mô tương đối lớn. Công
ty có một phòng tài chính kế toán áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
+ Công việc hàng ngày: Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối
chiếu lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan.
Đối với các chứng từ phản ánh các chi phí phát sinh nhiều lần trong tháng:
vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương thì được tập hợp, phân loại riêng và cuối tháng
lập các bảng phân bổ, lấy số liệu ghi vào các nhật ký chứng từ và các bảng kê có
liên quan.
+ Công việc cuối tháng:
- Cộng các bảng kê, bảng phân bổ, lấy số liệu ghi vào nhật ký chứng từ.
- Cộng các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật ký
chứng từ có liên quan, sau đó lấy số liệu lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết sau
đó đối chiếu với sổ cái.
- Cuối cùng lấy số liệu ở sổ cái, nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp số
liệu chi tiết để lập các báo cáo kế toán.

Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ

Bảng kê


Nhật ký chứng từ

Sổ cái

Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết


×