i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI THỊ THANH THÙY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN TÂN HIẾU HƯNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Khoa
Lớp
Khóa học
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên
: K43 - ĐCMT - N01
: 2011 - 2015
THÁI NGUYÊN - 2015
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI THỊ THANH THÙY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN TÂN HIẾU HƯNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Địa chính Môi trường
: Quản lý tài nguyên
: K43 - ĐCMT - N01
: 2011 - 2015
: ThS. Hà Đình Nghiêm
THÁI NGUYÊN - 2015
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI THỊ THANH THÙY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN TÂN HIẾU HƯNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Địa chính Môi trường
: Quản lý tài nguyên
: K43 - ĐCMT - N01
: 2011 - 2015
: ThS. Hà Đình Nghiêm
THÁI NGUYÊN - 2015
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sắn năm 2013 ........... 10
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của củ sắn ................................................................ 12
Bảng 2.3. Tính chất nước thải ngành tinh bột sắn .................................................... 15
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu cơ bản trong nước thải nhà máy sản xuất tinh bột sắn: ... 17
Bảng 3.1. Kế hoạch lấy mẫu, phân tích nước ........................................................... 26
Bảng 3.2. Thiết bị phân tích môi trường nước .......................................................... 27
Bảng 4.1. Lượng nước tiêu thụ của nhà máy tinh bột sắn tân Hiếu Hưng................ 40
Bảng 4.2. Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng ....... 42
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước thải ...................................................................... 44
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt .............................................................. 49
Bảng 4.5. Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước .......................... 52
Bảng 4.6. Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường không khí .................. 54
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn ...........................21
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Nhà máy .........................................................35
Hình 4.2: Quy trình sản xuất tinh bột sắn .................................................................36
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất .........................................................................37
Hình 4.4: Sơ đồ Quy trình xử lý nước thải sản xuất nhà máy tinh bột sắn ...............42
Hình 4.5: Nồng độ các thông số COD, BOD,TSS trong nước thải ..........................45
Hình 4.6: Nồng độ các chất có trong nước thải ........................................................46
Hình 4.7: Nước thải của nhà máy trước khi được xử lý ...........................................46
Hình 4.8: Nước thải nhà máy sau khi xử lý ..............................................................47
Hình 4.9: Nước thải tại hồ sinh học ..........................................................................48
Hình 4.10: Nồng độ các thông số về nước mặt .........................................................50
Hình 4.11: Lưu vực sông Bưởi nơi tiếp nhận nguồn thải ........................................50
Hình 4.12: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước .....52
Hình 4.13: ô nhiễm do nước thải nhà máy ................................................................53
Hình 4.14: Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường không khí.55
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
: An toàn giao thông
BHYT
: Bảo hiểm y tế
BOD
: Biochemical oxigen Demen - Nhu cầu ôxy sinh học
BYT
: Bộ Y tế
CHXHCN
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COD
: Chemical oxigen Demen - Nhu cầu ôxy hóa hóa học
DO
: Độ oxy hòa tan
EU
: Châu Âu
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KH
: Kế hoạch
KHHGĐ
: Kế hoạch hóa gia đình
NXB
: Nhà xuất bản
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
: Quyết định
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép
TCHQ
: Tổng cục hải quan
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TDTT
: Thể dục thể thao
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
TP
: Thành phố
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VN
: Việt Nam
vii
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 7
2.2.1. Hiện trạng sản xuất tinh bột sắn .............................................................. 7
2.2.2. Thành phần hóa học của củ sắn ............................................................ 12
2.2.3. Đặc điểm chất thải của quá trình sản xuất chế biến tinh bột sắn .......... 14
2.2.4. Một số kinh nghiệm xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và
ở Việt Nam ...................................................................................................... 18
2.2.5. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới và Việt Nam....................... 22
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
viii
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 25
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu thứ cấp .................... 25
3.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 26
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải ....................................... 26
3.4.5. Phương pháp so sánh kết quả phân tích Error! Bookmark not defined.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình........ 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 30
4.2. Đặc điểm của nhà máy tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng ............................... 34
4.2.1. Vị trí, quy mô ........................................................................................ 34
4.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................... 34
4.2.3. Công nghệ sản xuất ............................................................................... 35
4.2.4. Hiện trạng sử dụng nước của nhà máy tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng.... 39
4.3. Đánh giá chất lượng và ảnh hưởng của nước thải sản xuất đến môi trường .... 44
4.3.1. Hiện trạng chất lượng nước thải............................................................ 44
4.3.2. Hiện trạng nước mặt .............................................................................. 48
4.3.3. Đánh giá chất lượng nước thải .............................................................. 51
4.3.4. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi trường51
4.4. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước do nước thải nhà máy gây ra .................................................................. 55
4.4.1. Trước mắt .............................................................................................. 55
4.4.2. Định hướng lâu dài ................................................................................ 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học này ngoài sự cố gắng của bản thân,
em còn nhận được sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài khoa Quản lý
Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu Nhà trường, khoa Quản lý Tài
nguyên, tập thể các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong khoa Quản lý
Tài nguyên và khoa Môi Trường của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Ths. Hà Đình Nghiêm đã hướng dẫn,
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo phòng Tài Nguyên và Môi Trường
huyện Lạc Sơn, các cán bộ, chuyên viên, các ban ngành khác đã giúp đỡ em trong
quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới bố, mẹ những người thân trong gia đình và bạn bè
đã động viên giúp đỡ cả về vật chất cũng như tinh thần để em hoàn thành tốt nhất đề
tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian thực tập hạn chế cũng như sự
hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp vì vậy khóa luận tốt nghiệp này vẫn còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý Tài nguyên, khoa Môi Trường và các bạn để khóa luận tốt nghiệp
này được hoàn thiện hơn./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Bùi Thị Thanh Thùy
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn là một trong các loài cây có củ, được trồng tại trên dưới 100 quốc
gia trên toàn thế giới với quy mô canh tác rất khác nhau. Đây là một loại cây thực
phẩm năng lượng cao, dễ trồng. Đối với nhiều vùng dân cư ở miền nhiệt đới sắn là
sản phẩm bậc nhất, nhì. Sản lượng sắn toàn thế giới trong nhiều năm trở lại đây duy
trì tương đối ổn định ở mức sản lượng 230 triệu tấn sắn. Năm 2011, sản lượng sắn
trên thế giới là 250,2 triệu tấn với diện tích canh tác là 19,64 triệu ha. Ở các nước
nhiệt đới trên thế giới, hầu hết sắn sản xuất ra được sử dụng làm thức ăn cho người,
phần còn lại làm thức ăn cho gia súc và sử dụng trong công nghiệp tinh bột… Có
thể nói sắn là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trong các cây có củ.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cây sắn đang nhanh chóng chuyển
đổi vai trò từ cây lương thực truyền thống sang cây công nghiệp với lợi thế cạnh
tranh cao. Sự hội nhập kinh tế đang mở ra thị trường sắn, hàng loạt các nhà máy chế
biến tinh bột sắn và các cơ sở chế biến sắn thủ công được xây dựng, đã đưa Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng hàng thứ 2 ở Châu Á sau Thái Lan.
Tính đến 2012, Việt Nam có 550,6 ha trồng sắn, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn. Diện
tích trồng sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tính đến
thời điểm này cả nước có hơn 61 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động, tập
trung chủ yếu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ... Các nhà máy này tiêu
thụ khoảng 5,6 triệu tấn sắn củ mỗi năm.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành sản xuất tinh bột sắn, các vấn
nạn về môi trường cũng ngày càng gia tăng. Nước thải từ sản xuất tinh bột sắn chứa
hàm lượng BOD5 và TSS rất cao, khối lượng chất thải rắn lớn, độ ẩm cao dễ bị
chuyển hóa do các vi sinh vật có trong nước thải. Sản xuất tinh bột sắn là một trong
những ngành có định mức sử dụng nước lớn (trung bình từ 14 ÷ 20 m3 cho 1 tấn sản
phẩm). Do đó nước thải từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn khi thải ra nguồn nước sẽ
làm cho môi trường nước ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, nước thải của nhà máy
2
chế biến tinh bột sắn cũng chứa một lượng không nhỏ chất tẩy trắng tinh bột và độc
hại nhất là hợp chất xyanua (CN-). Chính vì vậy, nếu không được xử lý, nước thải
sản xuất tinh bột sắn sẽ là một hiểm họa tiềm tàng cho môi trường xung quanh và
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng dân cư trên địa bàn sản xuất.
Tỉnh Hòa Bình nằm ở khu vực Tây Bắc, dân số tập tung chủ yếu ở khu vực
nông thôn, miền núi. Đời sống của đại bộ phận nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào sản
xuất nông nghiệp. Hiện tại ở Hòa Bình vùng nguyên liệu sắn có khoảng 7.000 10.000 ha trong đó Lạc Sơn khoảng 2.000 ha, Kim Bôi 1.000 ha, Tân Lạc 700 ha rải
rác tại các huyện còn lại mỗi huyện vài trăm ha. Nhằm tận dụng, khai thác hết khả
năng của vùng đất trống đồi núi trọc cùng nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh các
nhà máy chế biến tinh bột sắn ra đời góp phần vào sự phát triển công nghiệp của
tỉnh Hòa Bình. Song bên cạnh đó mặt tiêu cực là nước thải sau sản xuất của các nhà
máy hầu như xử lý chưa triệt để nên đã gây ô nhiễm môi trường và gây nhiều bức
xúc cho người dân. Do vậy, việc đánh giá chất lượng nước thải ở các nhà máy là hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, khoa Môi Trường, trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, ThS. Hà
Đình Nghiêm, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước thải sản
xuất của nhà máy chế biến tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng trên địa bàn huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất của nhà máy chế biến tinh
bột sắn Tân Hiếu Hưng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tạo ra cơ sở khoa học và
dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Thông qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng chất lượng nước thải của
nhà máy chế biến tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng.
3
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với
môi trường.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin thu thập được phải chính xác, trung thực và khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và tính đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác hoạt động sản xuất và tác động của nước thải
sản xuất đến môi trường.
- Các kết quả phân tích và các thông số môi trường phải được so sánh với các
quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều
kiện của nhà máy.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng
hợp, phân tích số liệu.
- Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi các kinh nghiệm từ thực
tế, đồng thời nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, khả năng tiếp cận và xử
lý thông tin.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn phục vụ công tác sau khi ra trường.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được ảnh hưởng, tác động của nước thải sản xuất tinh bột sắn đến
môi trường thành phần.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
∗ Khái niệm môi trường
- Theo UNESCO thì Môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người
sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”.
- Theo luật Bảo vệ Môi trường (2014) của nước CHXHCN Việt Nam thì môi
trường được khái niệm như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [7].
Ô nhiễm môi trường: Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi
trường trở nên độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,
giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường (Lưu Đức
Hải, 2001) [2].
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời
sống của con người và các sinh vật khác (Nguyễn Thanh Hải, 2013) [3].
Theo điều 3 chương 1 luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014: Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật [7].
- Tài nguyên nước: Là một dạng tài nguyên thiên thiên vừa vô hạn vừa hữu
hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như ăn uống,
sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du
lịch… (Dư Ngọc Thành, 2012) [11].
5
- Ô nhiễm nước: Là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước và ảnh hưởng
đến hoạt động sống của con người, vi sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính
chất vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và
gây ra một số bệnh ở người (Lưu Đức Hải, 2001) [2].
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi chủ
yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại
cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí,
cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại (Paper JAAPU) [14].
∗ Các dạng ô nhiễm nước:
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm
như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt hoặc dựa vào tính chất của
ô nhiễm như: Ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm sinh học của nước do các nguồn thải
đô thị hay công nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy
đường, giấy… Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được, sự thải sinh hoạt có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước
rửa của các nhà máy đường, giấy, các lò giết mổ… Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá
bằng chỉ tiêu BOD5 trong nước (Gary W.) [13].
- Ô nhiễm hóa học: Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ là do sự thải vào nước
các chất như nitrat, phosphat và các chất dùng trong nông nghiệp.
- Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng
lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ
hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật
khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất màu, hầu hết là màu hữu cơ làm giảm
giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công
nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, sắt, mangan, clo tự do, hydro
sulfur, phenol… làm cho nước có vị không bình thường (Gary W.) [13].
6
2.1.1.2 Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải: Theo TCVN 5980 - 1995 và iso 6107/1-1980: Nước
thải là nước đã thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công
nghệ mà không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Khái niệm nguồn nước thải:
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng.
Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý.
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
* Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
* Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại
nước thải trên.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2013. Luật có hiệu lực thi
hành vào 01/01/2013.
- Nghị Định số 201/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc thi hành Luật
Tài Nguyên Nước.
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7
- Nghị Định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2013 của Chính Phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng, tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam dùng để đánh giá, bao gồm:
+ QCVN 40:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ TCVN 5945: 2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn xả thải.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hiện trạng sản xuất tinh bột sắn
2.2.1.1 Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên thế giới
Năm 2011, tổng sản lượng sắn thế giới đạt 250,2 triệu tấn củ tươi, tăng 6%
so với năm trước. Sự gia tăng sản lượng mạnh mẽ này bởi ngành chế biến công
nghiệp nhiên liệu sinh học ethanol sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào tại các
quốc gia Đông Nam Á cùng với nhu cầu lương thực tăng tại châu Phi. Trong đó,
Nigeria là quốc gia sản xuất sắn hàng đầu thế giới với sản lượng hai năm gần đây
(2009 - 2010) có xu hướng giảm xuống đạt khoảng 37 triệu tấn so với giai đoạn
2006 - 2008 liên tục đạt trên dưới 45 triệu tấn. Năm 2011 sản lượng sắn của Nigeria
cũng đã hồi phục lên xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước. Quốc gia có sản
lượng sắn lớn thứ hai thế giới là Brazil với sản lượng thường niên trong giai đoạn
2009 - 2010 vào khoảng 24 triệu tấn sắn củ tươi, giảm khoảng 8% so với giai đoạn
2 năm trước đó. Năm 2011, sản lượng sắn của quốc gia này cũng đã hồi phục trở lại
lên mức trên 26 triệu tấn, tăng 8% so với năm trước đó. Indonesia, Cộng hòa Công
gô và Thái Lan là ba quốc gia có sản lượng sắn lớn tiếp theo trên thế giới, với sản
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sắn năm 2013 ........... 10
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của củ sắn ................................................................ 12
Bảng 2.3. Tính chất nước thải ngành tinh bột sắn .................................................... 15
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu cơ bản trong nước thải nhà máy sản xuất tinh bột sắn: ... 17
Bảng 3.1. Kế hoạch lấy mẫu, phân tích nước ........................................................... 26
Bảng 3.2. Thiết bị phân tích môi trường nước .......................................................... 27
Bảng 4.1. Lượng nước tiêu thụ của nhà máy tinh bột sắn tân Hiếu Hưng................ 40
Bảng 4.2. Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng ....... 42
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước thải ...................................................................... 44
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt .............................................................. 49
Bảng 4.5. Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước .......................... 52
Bảng 4.6. Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường không khí .................. 54
9
vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách
áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ.
2.2.1.2 Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất và chế biến sắn của Việt Nam
đã có bước tiến bộ đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013 xuất
khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 3,1 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, giảm
25,72% về lượng và giảm 18,63% về kim ngạch so với năm 2012. Năng suất sắn
của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, với
năng suất 17,6 tấn/ha. Số liệu thống kê cũng cho biết, diện tích trồng sắn của cả
nước có 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn. 30% sản lượng thu
được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước làm lương thực, chế biến thức ăn chăn
nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công
nghiệp, v.v... 70% được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô. Xuất khẩu
sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan và đã
có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản, v.v…
Tính riêng tháng 12/2013, xuất khẩu sắn và sản phẩm đạt 269 nghìn tấn, trị
giá 104,7 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 15,2% về trị giá, trong đó sắn đạt
67,9 nghìn tấn, trị giá 15,6 triệu USD, tăng 169,3% về lượng và tăng 168,9% về trị
giá so với tháng 11/2013. Việt Nam xuất khẩu sắn và sản phẩm sang 5 thị trường
trên thế giới, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 85,7%
thị phần, kim ngạch 946,4 triệu USD với 2,6 triệu tấn, giảm 28,33% về lượng và
giảm 19,79% về trị giá so với năm 2012. Tuy đứng thứ hai sau thị trường Trung
Quốc, nhưng xuất khẩu sắn và sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc lại tăng cả về
lượng và trị giá, tăng lần lượt 42,30% và tăng 47,34% so với năm trước - đây cũng
là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, với lượng xuất là 237,6 nghìn tấn, đạt
kim ngạch 64,8 triệu USD.
10
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sắn và sản phẩm
sang thị trường khác như Philippin, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản với lượng xuất
đạt lần lượt 62,8 nghìn tấn, 41,3 nghìn tấn, 28,8 nghìn tấn và 8,9 nghìn tấn.
Bảng 2.1: Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sắn năm 2013
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
12 tháng/2013
12 tháng/2012
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Tổng KN
3.140.432
1.100.420.465
4.227.568
1.352.372.218
-25,72
-18,63
Trung Quốc
2.693.884
946.406.274
3.758.709
1.179.895.644
-28,33
-19,79
Hàn Quốc
237.600
64.847.174
166.973
44.012.808
42,30
47,34
Philippin
62.894
23.327.063
53.730
22.052.851
17,06
5,78
Đài Loan
41.373
18.541.593
86.458
36.076.742
-52,15
-48,61
Malaixia
28.802
13.418.843
30.671
13.055.264
-6,09
2,78
Nhật Bản
8.905
4.375.002
11.581
3.934.907
-23,11
11,18
( Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2013)
Tính đến 2013, cả nước có 60 nhà máy sản xuất nhiêu liệu sinh học sử dụng
nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động, gần 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn
và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, v.v...
Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm qua
và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước, do vậy, nghề trồng sắn rất dễ bị
động nếu các thị trường giảm nhu cầu nhập khẩu. Hiện nay Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam (chiếm 85,6%)
tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang thị trường Trung Quốc trong năm
2013 chỉ đạt 946,4 triệu USD, giảm 19,8% so với năm 2012. Do khủng hoảng kinh
tế thế giới và sự trì trệ của ngành Ethanol tại Trung Quốc, các nhà máy sản xuất cồn
tại đây đã đóng cửa gần 70%, một số còn lại giảm công suất nên nhu cầu nhập khẩu
sắn cũng sụt giảm mạnh.
Ngoài ra, giá xuất khẩu sắn của Việt Nam hiện đang giảm, thêm vào đó
lượng tồn kho sắn lại cao trong khi nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu khác
11
(như Thái Lan và Indonesia) đang rất lớn, giá cả cạnh tranh cũng là nguyên nhân
của sự sụt giảm xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường
thế giới nói chung. Bởi thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải chủ động được thị
trường và đặc biệt ưu tiên chính từ thị trường nội địa.
2.2.1.3 Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh có diện tích và sản lượng sắn tương đối lớn ở khu vực
Tây Bắc và trong cả nước với nhiều loại giống sắn khác nhau. Tuy nhiên, tập trung
nhiều là giống sắn KM94, đây là giống có năng suất tương đối cao phù hợp với
nhiều dạng xen canh. Các huyện có sản lượng sắn lớn như: Lương Sơn, Tân Lạc,
Lạc Sơn, Yên Thủy…
Tỉnh Hòa bình đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất sắn bền
vững” trong toàn tỉnh và đã đạt được các kết quả nhất định, cho năng suất cao. Tại
xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn. Dự án đã thử nghiệm thành công 2 mô hình
canh tác sắn bền vững là sắn - keo và sắn - đậu tương, đem lại hiệu quả kinh tế cho
người nông dân, góp phần bảo vệ đất, cải tạo đất hoang hóa áp dụng kỹ thuật chống
xói mòn, khôi phục độ phì nhiêu trên đất dốc. Thông qua các lớp tập huấn và trồng
sắn theo kỹ thuật mà dự án chuyển giao, người dân đã nắm được kỹ thuật canh tác
trên đất dốc theo phương thức nông - lâm kết hợp. Mô hình trồng sắn xen canh đậu
tương cho năng suất sắn một vụ đạt 48,7 tấn/ha, đậu tương đạt 1,23 tấn/ha. Ở mô
hình sắn - keo, năng suất sắn đạt 34,8 tấn/ha/vụ, keo đạt trên 6 triệu đồng/ha/vụ;
lượng đất xói mòn giảm 50%.
Trước đây sắn được trồng làm thực phẩm hoặc làm thức ăn cho gia súc hoặc
để chế biến thành các thực phẩm khác bằng phương pháp thủ công, do đó người dân
chưa quen tới việc trồng sắn làm hàng hóa, diện tích sắn còn nhỏ lẻ, đầu tư thấp nên
năng suất kém. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhờ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã hình thành nhiều vùng trồng sắn có
diện tích trên 100 ha như vùng Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Bên
cạnh đó, áp dụng các tiến bộ khoa học trong trồng trọt người dân đã quan tâm nhiều
đến việc chế biến thành sản phẩm sắn nhằm đa dạng hóa sản phẩm nâng cao hiệu
12
quả sản xuất sắn. Cùng với đó trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có nhà máy chế biến
tinh bột sắn được xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất như: nhà máy chế biến tinh
bột sắn Tân Hiếu Hưng, nhà máy Phú Mỹ… và lượng tinh bột sắn được sản xuất ra
từ các nhà máy không chỉ cung cấp tiêu thụ trong thị trường nội địa mà còn xuất
khẩu sang một số nước như Trung Quốc, Nga…
2.2.2. Thành phần hóa học của củ sắn
Thành phần hóa học của củ sắn phụ thuộc rất nhiều vào giống, loại đất trồng,
điều kiện đất đai, khí hậu, chăm bón, sinh trưởng, thời gian thu hoạch…
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của củ sắn
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Nước
60 - 74,2
2
Tinh bột
20 - 34
3
Protein
0,8 - 1,2
4
Chất béo
0,3 - 0,4
5
Xenluloza
1,0 - 3,0
6
Đường
1,0 - 3,1
7
Tro
8
Các polyphenol
9
Độc tố
0,54
0,1 - 0,3
0,001 - 0,04
(Nguồn: Bảo quản và chế biến sắn, Cao Văn Hùng, 2001)[5].
- Tinh bột: Trong thành phần hóa học của sắn tinh bột chiếm tỷ lệ cao (20 34%). Hàm lượng tinh bột của sắn cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong
đó, độ già có ý nghĩa rất quan trọng mà độ già lại phụ thuộc vào thời gian thu
hoạch. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, với giống sắn có thời gian sinh trưởng một năm
thì trồng vào tháng 2 và thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Thu hoạch sắn
vào tháng 12 và tháng 1 thì hàm lượng tinh bột là cao nhất. Tháng 9 và tháng 11 thì
ít tinh bột, hàm lượng nước cao, lượng chất hòa tan lớn, sắn non không chỉ cho hiệu
suất thu hồi tinh bột thấp mà còn khó bảo quản tươi. Ngược lại thu hoạch vào tháng
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn ...........................21
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Nhà máy .........................................................35
Hình 4.2: Quy trình sản xuất tinh bột sắn .................................................................36
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất .........................................................................37
Hình 4.4: Sơ đồ Quy trình xử lý nước thải sản xuất nhà máy tinh bột sắn ...............42
Hình 4.5: Nồng độ các thông số COD, BOD,TSS trong nước thải ..........................45
Hình 4.6: Nồng độ các chất có trong nước thải ........................................................46
Hình 4.7: Nước thải của nhà máy trước khi được xử lý ...........................................46
Hình 4.8: Nước thải nhà máy sau khi xử lý ..............................................................47
Hình 4.9: Nước thải tại hồ sinh học ..........................................................................48
Hình 4.10: Nồng độ các thông số về nước mặt .........................................................50
Hình 4.11: Lưu vực sông Bưởi nơi tiếp nhận nguồn thải ........................................50
Hình 4.12: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước .....52
Hình 4.13: ô nhiễm do nước thải nhà máy ................................................................53
Hình 4.14: Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường không khí.55
14
tách củ khỏi cây các enzym đều hoạt động mạnh. Polyphenolxydaza xúc tác quá
trình oxy hóa polyphenol tạo thành octokinol sau đó trùng hợp với các chất không
có bản chất phenol như axitamin để tạo thành các hợp chất có màu. Trong nhóm
polyphenolxydaza có những enzym oxy hóa các mono phenol mà điển hình là
tinezinaza xúc tác sự oxy hóa tiozin tạo ra các kinol tương ứng. Sau một chuỗi
chuyển hóa, các kinol này sinh ra sắc tố màu đen (hiện tượng “chảy nhựa”), những
vết đen này xuất hiện trong củ sắn bắt đầu từ lớp vỏ cùi.
Sắn bị chảy nhựa sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sắn cũng như quy
trình công nghệ trong sản xuất tinh bột sắn và trong xử lý nước thải. Khi luộc sắn ăn
thì bị sượng, còn khi mài sắn thì khó phá vỡ tế bào để giải phóng tinh bột, do đó
hiệu suất thu hồi tinh bột giảm mạnh, tinh bột không trắng.
- Tanin: Hàm lượng tanin có trong sắn thấp, nhưng sản phẩm oxy hóa tanin
lại là flobenzen có màu đen khó tẩy. Mặt khác, trong chế biến tanin còn tác dụng
với sắt tạo thành tinat cũng có màu xám đen. Cả hai chất này đều ảnh hưởng đến
màu sắc tinh bột, do đó khi chế biến chúng ta phải tách dịch ra khỏi tinh bột càng
nhanh càng tốt.
- Sắc tố: Cho tới nay sắc tố trong sắn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tuy
nhiên trong sản xuất, chế biến cũng như trong bảo quản đều xảy ra quá trình hình
thành flobenzen có màu đen.
- Vitamin: Ngoài các thành phần kể trên, trong sắn còn chứa một lượng rất
nhỏ vitamin, chủ yếu là vitamin thuộc nhóm B, trong đó, vitamin B1 chiếm
khoảng 0,03 mg/100g, vitamin B2 chiếm khoảng 0,03 mg/100g và vitamin PP
chiếm khoảng 0,6mg/100g.
2.2.3. Đặc điểm chất thải của quá trình sản xuất chế biến tinh bột sắn
2.2.3.1 Nước thải
Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có
trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước
thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất
tinh bột sắn có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ
15
cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng
chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD),
với nồng độ rất cao và trong thành phần của vỏ sắn và lõi củ sắn có chứa Cyanua
(CN-) một trong những chất độc hại có khả năng gây ung thư.
Bảng 2.3: Tính chất nước thải ngành tinh bột sắn
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Bể rửa, bóc vỏ và băm nhỏ
Sàng, lọc
Tổng hợp
1
pH
-
4.9
4.5
4.7
2
SS
Mg/l
1300
3300
2300
3
BOD5 (200C)
Mg/l
3500
9500
7000
4
COD
Mg/l
6300
11500
8900
5
Nitơ tổng
Mg/l
90
250
170
6
Photpho tổng
Mg/l
15
45
30
7
CN-
Mg/l
25
15
20
(Nguồn: Quản lý công nghiệp trong ngành chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam,
Lê Văn Khoa, 2002)[6].
Độ pH:
Độ pH của nước thải quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn
nước tiếp nhận do các loại vi sinh vật có tự nhiên trong nước bị kìm hãm sự phát
triển. Ngoài ra khi nước thải có tính axit sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao
đổi chất tế bào, ức chế sự phát sinh bình thường của quá trình sống.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên
nước do tăng độ đục nguồn nước làm giảm năng suất sinh hoạt và gây bồi lắng
cho nguồn tiếp nhận.
Các chất dinh dưỡng N,P:
Các chất dinh dưỡng gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước ảnh hưởng tới
chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
16
Các cất hữu cơ BOD5:
Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải sinh hoạt là Carbonhydrate. Đây là
hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxy hòa tan trong
nước để oxy hóa các hợp chất hữu cơ.
Sự ô nhiễm các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy trong nước do
vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ làm oxy hòa tan sẽ
giảm, gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh.
Dầu mỡ:
Trong nước thải còn có cả dầu mỡ tuy chỉ với số lượng ít. Dầu mỡ là chất thải
khó tan trong nước, có thành phần hóa học phức tạp, khi thải vào nước sẽ loãng trên mặt
nước tạo thành màng dầu, một phần nhỏ hòa tan trong sông, hồ sẽ tích tụ trong bùn.
Dầu mỡ không những là hợp chất Hydrocacbon khó phân hủy sinh học, mà
còn chứa các chất phụ gia độc hại như các chất dẫn suất phenol, gây ô nhiễm môi
trường nước, đất. Cuộc sống của hầu hết các loài động thực vật đều bị tác động xấu
do nước thải có dầu mỡ. Các loại thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ
ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng.
Nồng độ oxy hòa tan DO:
Do bị ô nhiễm sinh học nên nước thải của nhà máy có nồng độ oxy hòa tan
thấp. Oxy là chất không thể thiếu được đối với tất cả các cơ thể sống trên cạn cũng
như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh
trưởng và tái sản xuất sinh học. Khi nước thải này hòa vào các nguồn nước, quá
trình oxy hóa diễn ra làm giảm nồng độ oxy tại các nguồn nước này, thậm chí có thể
đe dọa sự sống của các loài cá cũng như cuộc sống dưới nước.
Xyanua (CN-):
CN- là độc đối với sinh vật, nồng độ CN- trong nước thải cao sẽ ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả xử lý của các công trình xử lý sinh học do đó trước khi đưa
vào công trình xử lý, nước thải phải được xử lý.