Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

So sánh khả năng sinh sản của lợn nái móng cái với lợn nái địa phương nuôi tại trạm nghiên cứu đồn đèn bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.39 KB, 59 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THANH TÙNG

Tên đề tài:
SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI VỚI
LỢN ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU ĐỒN ĐÈN,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:
Giáo viên hướng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
2011 - 2015
ThS. Hà Thị Hảo

Thái Nguyên, 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm


Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời,
vào cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn ThS. Hà Thị
Hảo, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ, công nhân viên tại trạm nghiên
cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo,
cán bộ kỹ thuật và các anh, chị công nhân viên tại trạm trung tâm nghiên
cứu Đồn Đèn, Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
cô giáo hướng dẫn ThS.Hà Thị Hảo đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên
cứu khoa học.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên


ii
LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chương trình học trong nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, Lý thuyết đi đôi với thực tiễn sản xuất. Giai
đoạn thực tập tốt nghiệp rất quan trọng đối với mỗi sinh viên để củng cố và
hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, rèn luyện tay nghề, đồng thời,
tạo cho mình sự tự lập, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn,
năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Nắm được
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, sáng tạo khi ra trường trở thành một
người cán bộ khoa học có chuyên môn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban
chủ nhiệm khoa chăn nuôi - thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
và của cô giáo hướng dẫn cũng như được sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “So sánh khả năng sinh sản của lợn nái móng cái
với lợn nái địa phương nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn”.
Trong thời gian thự tập tại trạm, được sự giúp đỡ tận tình của anh,
chị công nhân trong trại, thầy giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù cố gắng nhưng thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu
trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp lên khóa luận của em
không tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến quý báu của thầy cô và đồng nghiệp để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !!!


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...............................................................24
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất .............................................38

Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục
của lợn nái Móng Cái ........................................................................39
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ ra........................40
Bảng 4.4: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (Kg) ...................................41
Bảng 4.5: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày) ......43
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%)...................44
Bảng 4.7: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa .....................46
Bảng 4.8: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày ...................47


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ............... 44
Hình 4.2: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm ................ 45


v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên Nghĩa

Cs

: Cộng sự

Đc

: Đối chứng


DVT

: Đơn vị tính

KHKT

: Khoa học kỹ thuật



: Thức ăn

TN

: Thí nghiệm

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

STH

: Somato tiopin

STTĐ

: Sinh trưởng ttương đối

STT


: Số thứ tự

SS

: Sơ sinh


vi
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................3
2.1.1. Chọn lọc trong chăn nuôi lợn ..............................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái ................................................5
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái .................................10
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tưởng, phát dục của lợn nái .....15
2.1.5. Giống lợn Móng Cái và sử dụng trong chăn nuôi lợn hiện nay........18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..........................................19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .....................................................22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................24

3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...............................24
3.4.1. phương pháp nghiên cứu ...................................................................24
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi..........................................................................25
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ....................................................25
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu .................................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................29
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ...................................................................29


vii
4.1.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái tại trại nghiên cứu
Đồn Đèn ............................................................................................29
4.1.1.1. Đối với lơn nái chửa .......................................................................29
4.1.1.2. Nuôi dưỡng lợn nái đẻ: 18 con.......................................................30
4.1.1.3. Nuôi chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con và lơn con theo mẹ: 18
con .....................................................................................................31
4.1.1.3. Nuôi dưỡng lợn nái và nuôi con sau cai sữa ..................................33
4.1.2. Kết quả công tác thú y......................................................................34
4.1.3. Kết quả công tác khác .......................................................................37
4.2. Kết quả nghiên cứu ..............................................................................39
4.2.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái Móng
Cái nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn .............................................39
4.2.2. Kết quả nghiên cứu về số lượng lợn con sinh ra...............................40
4.2.3. Kết quả nghiên cứu khối lượng và số lượng lợn Móng Cái nuôi
tại trạm Đồn Đèn...............................................................................41
4.2.3.1. Kết quả theo dõi về khối lượng lợn con ở các giai đoạn ...............41
4.2.3.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm .................43
4.3.2.3. Kết quả nghiên cứu về STTĐ của lợn con theo dõi .......................44
4.3. Kết quả theo dõi về tiêu thụ thức ăn của lợn con .................................45

4.3.1. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ..................................................45
4.3.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi ..................46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................48
5.1. Kết luận ................................................................................................48
5.2. Đề nghị .................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................50


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trong nghành chăn
nuôi, nó cung cấp trên 70% sản lượng thịt trên thị trường,cung cấp một
khối lượng lớn sản phẩm chăn nuôi cho nghành chế biến ngoài ra còn cung
cấp một lượng phân khá lớn cho ngành trồng trọt. Vì thế chăn nuôi lợn giữ
một vị trí quan trọng không những hiện nay mà cả sau này.
Thịt lợn là loại thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày, có giá trị
dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, mức độ tiêu hóa cao (đạt>90%). Xuất phát
từ những ưu thế và giá trị thực tiễn của chăn nuôi lợn Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm và tạo mọi điều kiện để nghề chăn nuôi lợn phát triển
mạnh. Trong những năm qua nghề chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ
khá cao góp phần đưa nước ta có số lượng đàn lợn lớn trong khu vực.
Do vậy trong những năm gần đây nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô
lớn đã được mở ra.
Để nâng cao sản xuất trong chăn nuôi ngoài việc chăm sóc nuôi
dưỡng tốt, công tác phòng và trị bệnh đảm bảo thì chất lượng con giống là
tiền đề quan trọng.Muốn chăn nuôi có năng suất và hiệu quả cao thì phải có
giống tốt. Muốn có con giống tốt thì phải có đàn nái sinh sản có chất lượng
cao. Chất lượng đàn nái không những quyết định đến số lượng con giống

được sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi
lợn thịt sau này.
Lợn Móng Cái là một giống lợn có khả năng đẻ nhiều con, nuôi con
khéo và được đánh giá là giống lợn có tiềm năng về sinh sản so với các
giống lợn nội khác của Việt Nam. Mặc dù có những hạn chế về sinh trưởng
và tỷ lệ nạc, nhưng giống lợn Móng Cái vẫn có ưu thế trong chăn nuôi lợn
của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.


2
Để đánh giá được khả năng sinh sản của đàn lợn hiện đang được
nuôi trong nông hộ, làm cơ sở để khuyến cáo người nông dân nuôi lợn nái
lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương em đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh khả năng sinh sản của lợn nái
Móng Cái với lợn địa phương nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn, tỉnh
Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm sinh lý sinh dục của đàn lợn nái Móng Cái và
lợn địa phương.
- Nắm được khả năng sinh sản của đàn lợn nái Móng Cái và lợn địa
phương.
Dự kiến kết quả đạt được sẽ góp phần hoàn thiện vào quy trình chăn
nuôi lợn nái Móng cái và định hướng về việc phát triển ngành chăn nuôi
lợn trong những năm tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu quan trọng đóng góp
vào cơ sở dữ liệu về khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái ở Việt Nam
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan thẩm quyền

triển khai bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn nái Móng Cái vào
quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng đồi núi trong địa bàn của
tỉnh Bắc Kạn. Đề tài cũng đã góp phần cung cấp sản phẩm thịt an toàn và
hợp thị hiếu người tiêu dùng trên địa bàn, đa dạng hóa và tạo kinh kế bền
vững cho người dân ở khu vực đồi núi, góp phần tăng thu nhập cho người
dân, đồng thời tận dụng nguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Chọn lọc trong chăn nuôi lợn
Trong chăn nuôi, chọn lọc là biện pháp đầu tiên để cải tạo giống, là
động lực đầu tiên đạt tới tiến bộ di truyền. Chọn lọc có thể hiểu đơn giản là
làm tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen xấu theo mục đích của
người tạo giống.
Chọn lọc giống lợn cũng như giống gia súc nói chung là chọn những
cái thể có những đặc điểm tính trạng tốt giữ lại để làm giống từ đó tạo ra
đời con tốt hơn. Trong trường hợp lai hoặc tạo giống mới thì người ta sử
dụng những cá thể đực và cái khác giống với những tính trạng tốt giống
nhau hoặc bổ sung cho nhau, cho giao phối với nhau để tại ra con lai tập
hợp được những đặc tính tốt của hai giống.
Có hai loại tính trạng chọn lọc đó là tính trạng số lượng ( còn gọi
là tính trạng định lương) và tính trạng chất lượng (còn gọi là tính trạng
định tính).
Tính trạng số lượng do nhiều gen tác động tạo thành và có thể cân,
đo, đong, đếm được một cách chính xác. Các chỉ tiêu thuộc về tính trạng số
lượng gồm có: Số con đẻ ra/lứa, số lợn con cai sữa, số con xuất chuồng; Tỷ
lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa, tỷ lệ thịt xẻ và

tỷ lệ thịt nạc.Tính trạng chất lượng do một vài cặp gen quy định và có thế
nhận thức đánh giá qua cảm giác mà không thể đo lường được một cách cụ
thể, chính xác ví dụ như màu lông, màu da, hình dạng cơ thể.
* Các phương pháp chọn lọc theo tính trạng
- Phương pháp chọn lọc theo một tính trạng là phương pháp đơn giản
và dễ thực hiện do chỉ cần chọn nhưng cá thể đạt được mục tiêu của một


4
tính trạng nào đó do nhà chọn giống đề ra. Ưu điểm của phướng pháp này
là do tiến bộ nhanh, nhất là đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao.
Tuy vậy trên thực tế ta thấy rằng khi chọn lọc một tính trạng có hệ số di
truyền cao thường có phản ứng ngược với một số tính trạng có hệ số di
truyền thấp, ví như độ dày mỡ lưng mà thấp thì ảnh hưởng đến khả năng
rụng trứng của lợn nái. Do đó phương pháp này chỉ tiến hành ở những đàn
nái đã có những đặc điểm tốt, chỉ còn một vài tính trạng cần cải tiến.
* Phương pháp chọn lọc nhiều tính trạng
- Chọn lọc lần lượt: Có thể chọn lọc một tính trạng nào đó trước, khi
tính trạng đó đạt yêu cầu theo mục tiêu đề ra thì chọn lọc tiếp tính trạng thứ
hai và đến tính trạng thứ 3... Những tính trạng chọn lọc này phải là các tính
trạng ít có liên quan đến nhau và cùng có yêu cầu cải tiến chất lượng.
- Chọn lọc đồng thời loại thải độc lập: Trong công tác chọn lọc khi
tính trạng này được nâng cao nhưng lại kéo theo một tính trạng có liên
quan khác hạ xuống (ví dụ như số con đẻ ra và khối lượng bình quân 1 con
khi sơ sinh, sản lượng sữa và tỷ lệ mỡ trong sữa...) Do đó ta cần khống chế
các mức độ chọn lọc bởi thông số dung hòa.
- Chọn lọc theo chỉ số: Chọn lọc theo chỉ số là phương pháp kết hợp
chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng trong cùng một thời điểm.
Những tính trạng có giá trị di truyền và giá trị kinh tế cao có liên
quan đến nhau được chọn lọc và tổng hợp vào một giá trị chung gọi là tổng

số điểm chọn lọc hoặc chỉ số chọn lọc.
Chọn lọc theo chỉ số khắc phục được những nhược điểm của phương
pháp chọn lọc lần lượt và chọn lọc loại thải độc lập.
Chỉ số chọn lọc của lợn nái sinh sản: thường tính toán dựa trên 4 tính
trạng chính:
+ Số lượng lợn con đẻ ra còn sống
+ Số lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi
+ Khối lượng toàn ổ lợn con lúc 2 ngày tuổi
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ hoặc tuổi đẻ lứa đầu tiên.


5
* Chọn lọc tổ tiên
- Phải căn cứ vào hệ phả trong phiếu lý lịch của lợn giống đó để xác
định quan hệ họ hàng thân thuộc giữa các con lợn, vẽ sơ đồ huyết thống để
có thể dễ dàng phát hiện mối quan hệ huyết thống giữa các con lợn với
nhau. Phương pháp chọn lọc tổ tiên là căn cứ vào lý lịch để đánh giá các
đời bố mẹ, ông bà, cụ kỵ, ...tốt hay xấu theo các tiêu chuẩn ngoại hình thể
chất, sinh trưởng phát dục, sức sản xuất để xem có tiếp tục chọn giữ cá thể
đó để làm giống hay không.
*Chọn lọc bản thân
- Căn cứ vào tiêu chuẩn giám định của một giống về ngoại hình thể
chất sinh trưởng phát dục và sức sản xuất để đánh giá lợn đực hay lợn cái
có đủ tiêu chuẩn làm giống hay không. Trong chọn lọc giống lợn việc đánh
giá chính xác bản thân con vật thông qua biểu hiện của kiểu hình và tính
năng sản xuất là khâu quan trọng nhất. Khi kiểm tra cá thể đối với lợn nái,
người ta thường kiểm tra và chọn lọc lợn nái giống trên các tiêu chí sau:
+ Khả năng sinh sản của lợn nái
+ Khả năng tiết sữa
- Căn cứ vào năng suất đời sau của mỗi lợn giống để đánh giá chính

xác hơn chất lượng con giống. Công tác giám định đời sau đối với lợn nái
cần căn cứ vào tuổi thành thục về tính của lợn cái hậu bị, khả năng sinh sản
của lợn nái, khả năng tiết sữa và số con nuôi sống đến khi cai sữa. Thông
qua một hai lứa đẻ chúng ta có thể có những đánh giá quyết định xem có
thể giữ lại những lợn nái đó để làm giống hay không.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
* Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục lợn cái
Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái bao gồm: Buồng trứng, ống
dẫn trứng, tử cung (cổ, thân và sừng tử cung), âm đạo và các cơ quan
bên ngoài.
- Buồng trứng: Khác với dịch hoàn, buồng trứng nằm trong xoang
bụng, phát triển thành một cặp. Buồng trứng lợn cái có dạng chùm nho,


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình học trong nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, Lý thuyết đi đôi với thực tiễn sản xuất. Giai
đoạn thực tập tốt nghiệp rất quan trọng đối với mỗi sinh viên để củng cố và
hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, rèn luyện tay nghề, đồng thời,
tạo cho mình sự tự lập, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn,
năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Nắm được
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, sáng tạo khi ra trường trở thành một
người cán bộ khoa học có chuyên môn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban
chủ nhiệm khoa chăn nuôi - thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
và của cô giáo hướng dẫn cũng như được sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “So sánh khả năng sinh sản của lợn nái móng cái

với lợn nái địa phương nuôi tại trạm nghiên cứu Đồn Đèn - Bắc Kạn”.
Trong thời gian thự tập tại trạm, được sự giúp đỡ tận tình của anh,
chị công nhân trong trại, thầy giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù cố gắng nhưng thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu
trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp lên khóa luận của em
không tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến quý báu của thầy cô và đồng nghiệp để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !!!


7
bình thường. Chu kì động dục của lợn nái được chia thành 4 giai đoạn
khác nhau:
- Giai đoạn trước động dục: Lúc này buồng trứng của lợn nái bắt đầu
có các noãn phát triển, đồng thời buồng trứng tăng cường tiết Oestrogen,
bầu vú cũng dần phát triển. Giai đoạn này kéo dài từ 2-3 ngày.
- Giai đoạn động dục: Buồng trứng có các noãn bao, bắt đầu chín và
chuẩn bị rụng. Đồng thời kèm theo các triệu chứng bên ngoài như lợn bắt
đầu kêu la, phá chuồng, bỏ ăn và đi tìm con đực. Âm hộ dần dần sưng lên
và xuất hiện màu cà chua chín và chuyển sang màu mận chín và lúc này
trứng chín rụng xuống loa kèn. Lợn ở vào trạng thái mê ì. Thời gian này
thường kéo dài từ 3-5 ngày.
- Giai đoạn sau động dục: Lợn bắt đầu trở lại bình thường, các triệu
chứng động dục giảm dần và hết động dục. Thời gian kéo dài từ 1-2 ngày.
- Giai đoạn yên tĩnh: Đây là giai đoạn lợn chuẩn bị cho một chu kì
tiếp theo. Thời gian khoảng từ 8 - 9 ngày.
* Đặc điểm chu kỳ động dục:
Lợn nái khi thành thục về tính, chúng có chu kỳ động dục và mỗi chu

kỳ trung bình là 21 ngày (biến động từ 18-25 ngày). Chu kỳ của lợn nái
phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau:
- Ảnh hưởng của giống: Giống khác nhau có chu kỳ động dục khác
nhau: Lợn Ỉ, từ 19 - 21 ngày, lợn Móng Cái từ 18 - 25 ngày.
- Ảnh hưởng của tuổi: Nái tơ thì có chu kỳ tính thường ngắn hơn lợn
nái trưởng thành, lợn nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính trung bình là
20,8 ngày, lứa 6 -7 là 21,5 ngày; lứa 8- 9 là 22,4 ngày. Khi theo dõi sinh
sản trên lợn Ỉ thấy ở lứa thứ nhất chu kỳ tính 19 ngày, lứa thứ 2 là 20 ngày
(Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996) [2]. Thời gian động dục lần đầu thường
ngắn hơn những lần sau, đồng thời thường không có trứng rụng hoặc trứng
rụng rất ít, kích thước tế bào trứng nhỏ hơn những lần sau. Theo Lubeski
thì đường kính của tế bào trứng lợn nái 6 tháng tuổi là 146 µm, 10 tháng
tuổi là 157 µm, 4 năm tuổi là 166 µm.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn
định và ngược lại.


8
- Trong thời gian động dục lợn nái có sự rụng trứng, từ đó liên quan
đến sự thụ thai, chửa và đẻ.
Thời gian của động dục được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi bắt đầu động dục đến lúc chịu đực (T1), đây là
giai đoạn các triệu chứng động dục bắt đầu xuất hiện, dưới tác động của
các hormone sinh dục cái tế bào trứng phát triển và chuẩn bị chín và rụng.
Lợn nái ở giai đoạn này thường hoạt động mạnh, tìm kiếm con đực, bỏ ăn
phá chuồng và kêu la. Giai đoạn này kéo dài từ 1 -2 ngày.
Giai đoạn 2: Từ khi chịu đực đến lúc hết chịu đực (T2)
Giai đoạn 3: Từ khi hết chịu đực đến khi hết biểu hiện động dục (T3).
Biểu hiện động dục của lợn nái:
Khi động dục lợn nái biểu hiện không yên tĩnh: kêu la, phá chuồng,

tìm đực, nhảy lên lưng con khác, âm hộ xung huyết đỏ tươi, thích gần con
đực. Nếu ta ấn tay lên lưng thì nó đứng yên, đuôi cong lên thích giao phối.
Nhưng cũng có lợn nái biểu hiện động dục không rõ nét. Đối với những
trường hợp này phải theo dõi để quyết định thời điểm phối thích hợp. Hoặc
dùng lợn đực thí tình hay sử dụng con đực để phát hiện thời điểm phối
thích hợp, tránh nhỡ thời điểm phối giống, để nâng cao khả năng sinh sản.
Trong thời kì động dục, hàm lượng hormone của lợn nái thay đổi,
oestrogen tăng mạnh từ ngày thứ 10 và cao nhất ở ngày 20 - 21 (29 30pg/ml trong huyết thanh), sau đó giảm dần xuống 7 - 8 ở ngày thứ 8 sau
động dục. Hàm lượng prostaglandin trong tĩnh mạch tử cung thay đổi và
đột nhiên tăng cao ở ngày 15 (6ng/ml), trong khi bình thường tỷ lệ này 0,30,5 ng/ml. Hormone progesterone tăng tiết từ ngày 1 đến ngày 13 (32
ng/ml) trong huyết thanh và giảm dần và xuống tỷ lệ thấp nhất ở ngày thứ
20, chỉ còn 0,8-1 mg/ml. Hàm lượng prolactin huyết thanh thay đổi liên tục
từ ngày 13 đến ngày thứ 5 sau chu kì động dục biến động lên đến 15 mg/ml
và sau 1 ngày xuống lại 1,5-1,8 ng/ml, cứ thay đổi lên xuống theo chu kì 2-


9
3 ngày nhưng ở ngày đầu chu kì từ 2-3 ngày có hàm lượng thấp 1,8ng/ml.
FSH và LH thay đổi và khi động dục tỷ lệ FSH/LH = 1/3. Sau khi phối tinh
được 15 phút, tinh trùng vận động đến tử cung lợn cái, sau 1 - 2 h tinh
trùng sẽ vận chuyển đến vị trí thụ tinh thích hợp (1/3 phía trên của ống dẫn
trứng). Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục của con cái
khoảng 12 - 20 giờ. Số tinh trùng cần cho lần phối tinh để có tỷ lệ thụ thai
cao là 3 tỷ. Tế bào trứng, sau khi xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên
khoảng 40 - 48 h thì tế bào trứng bắt đầu rụng (cuối giai đoạn T1, đầu T2)
lúc lợn cái biểu hiện "mê ì". Thời gian rụng trứng của lợn nái kéo dài 8 - 12
h. Sau khi trứng rụng xuống loa kèn, chúng theo ống dẫn trứng di chuyển
đến vị trí thụ tinh thích hợp mất khoảng 1 - 2 h tương ứng sau 24 - 36 h kể từ
lúc xuất hiện hiện tượng chịu đực. (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [11].
Số lượng tế bào trứng rụng trong 1 chu kỳ động dục phụ thuộc vào

giống, tuổi, và chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc. Qua một số nghiên cứu cho
biết, lợn nái Móng Cái có 15 - 30 tế bào. Số lượng tế bào trứng rụng phụ
thuộc vào chế độ nuôi dưỡng. Vì vậy, người ta thường tăng cường nuôi
dưỡng lợn nái trước khi phối giống để tăng số tế bào trứng rụng nhưng đến
lúc gần động dục cho giảm tiêu chuẩn ăn (Kiều Minh Lực và cs, 1976) [8].
Trong thực tế sản xuất để xác định thời điểm phối tinh thích hợp, thì khi
lợn nái động dục phải tăng cường theo dõi để biết giờ xuất hiện triệu chứng
động dục đầu tiên, vì vậy, cần theo dõi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều tối).
Thời gian kéo dài động dục của lợn là 3 - 5 ngày tùy theo giống, thời gian
phối thích hợp là cuối ngày thứ 2, đầu ngày thứ 3. Thời gian này lợn nái
biểu hiện động dục cao độ nhất: "mê ì", âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng (cà
chua chín), sang màu thâm tái (màu mận chín), lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ăn
hoàn toàn, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khum của lợn thì thấy lợn đứng
yên, cong đuôi và thích giao phối. Đây là thời điểm phối tinh thích hợp
nhất cho lợn nái.


10
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái
* Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
- Tuổi động dục lần đầu:
Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục
lần đầu khác nhau phụ thuộc vào giống lợn. Ví dụ : lợn nội có tuổi động
dục sớm hơn lợn ngoại.
- Tuổi phối giống lần đầu :
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối
giống cho lợn cái vì thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng
trứng rụng còn ít.
Người ta thường tiến hành phối giống cho lợn nái vào chu kỳ thứ 2
hoặc thứ 3.

Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần
đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời
điểm phối giống lần đầu
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Sauk khi thụ thai, lợn chửa trung bình 114 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu là
tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên.
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
về số lượng và chất lượng đàn con.
- Chỉ tiêu về số lượng
Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứa đẻ:
Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ
nhiều hay ít con của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra,
những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé),


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...............................................................24
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất .............................................38
Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục
của lợn nái Móng Cái ........................................................................39
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ ra........................40
Bảng 4.4: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (Kg) ...................................41
Bảng 4.5: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày) ......43
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%)...................44
Bảng 4.7: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa .....................46
Bảng 4.8: Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày ...................47



12
người ta tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 21 hoặc 28 ngày tuổi, còn trong
chăn nuôi đại trà thường tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 45, thậm chí 56
ngày tuổi. Nếu chúng ta tiến hành cai sữa sớm cho lợn con sẽ góp phần
tang số lứa đẻ trên năm của lợn nái và hạn chế một số bệnh hay lây từ mẹ
sang con.

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa(%) =

Số con còn sống đến cai sữa
Số con để nuôi

x 100

Trong một số trường hợp số lợn con sơ sinh nhiều nhưng người ta
chỉ dữ lại một số lợn con nhất định để nuôi nhằm mục đích đảm bảo cho sự
phát triển bình thường của lợn con. Thông thường tỷ lệ nuôi sống càng cao
càng tốt.
Số lợn con cai sữa/nái/năm:
Là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con và số lượng lợn con
cai sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu cái sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/nái/năm và
tăng số lượng lợn con cai sữa trong một lứa thì số lượng lợn con cai
sữa/nái/năm sẽ cao và ngược lại.

Số lợn con cai sữa/nái/năm =

Tổng số lợn con cai sữa
trong năm

Tổng số lợn nái sinh sản
trong năm

x 100

- Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con
Khối lượng sơ sinh:
Là khối lượng của lợn con được cân ngay sau khi đẻ ra, đã được cắt
rốn, lau khô, bấm số tai và trước khi cho bú lần đầu tiên.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của
lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn


13
nái chửa. Do đó thành tích này phụ thuộc cả vào phần của lợn nái và phần
nuôi dưỡng của con người.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống
và được phát dục hoàn toàn. Nếu những lợn con sinh ra khỏe mạnh bị lợn
mẹ đè chết là thuộc về trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi chứ không thuộc về
năng suất của lợn nái.
Khối lượng sơ sinh của các giống lợn khác nhau thì khác nhau. Khối
lượng sơ sinh lợn nội thường từ 0,4 – 0,6 kg/con, khối lượng sơ sinh lợn
ngoại trung bình 1,1 – 1,2 kg/con.
Nhìn chung, lợn con có khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng
sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ câ và khối lượng khi xuất
chuồng sẽ lớn. Cho lên khi lợn có chửa cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt
để đàn con có khối lượng sơ sinh cao.
Độ đồng đều: Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa
các cá thể trong đàn. Thông thường có hai phương pháp tính:
+ Lấy khối lượng sơ sinh của từng con so sánh với khối lượng sơ

sinh bình quân của toàn ổ. Sự chênh lệch đó càng nhỏ chứng tỏ đàn lợn đó
càng đồng đều.
+ Xác định tỷ lệ về đồng đều phát dục:

Độ đồng đều phát dục =

Khối lượng sơ sinh con
nhỏ nhất
x 100
Khối lượng sơ sinh con lớn
nhất

Độ đồng đều là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của
lợn nái về khả năng sinh sản. Bởi vì khi só sánh giữa hai đàn lợn con có thể
khối lượng sơ sinh giữa 2 đàn lợn con hơn kém nhau không nhiều, nhưng
độ đông đều của lợn con giữa các đàn có thể chênh lệch nhau lớn.


14
- Khối lượng cai sữa toàn ổ:
Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa
cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đầy đủ năng suất chăn nuôi lợn nái.
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi thường áp dụng các thời gian cai sữa
khác nhau tùy thuộc vào khả năng chế biến thức ăn và trình độ kyc thuật
nuôi dưỡng, cho nên để đánh giá thành tích của lợn nái chúng ta thường
xác định khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi, có như vậy chúng ta mới so
sánh và đánh giá thành tích của lợn nái với nhau được. Còn việc xác định
khối lượng của lợn con lúc cai sữa ở thời điểm sớn hơn chỉ nhằm mục đích
định mức dinh dưỡng cho lợn con một cách chính xác, đảm bảo cung cấp
đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con ở giai đoạn sau cai sữa.

Khối lượng lợn con cai sữa phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sơ sinh
và là cơ sơ cho việc nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này.
Khối lượng bình quân của lợn con khi cai sữa (kg): Khối lượng bình
quân của lợn con khi cai sữa được tính theo công thức sau:

KLBQ lợn con cai sữa =

Tổng số khối lượng lợn con
cai sữa (kg)
x 100
Tổng số lợn con cai sữa
( con)

* Chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái
- Khả năng tiết sữa:
Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản xuất
của lợn nái vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai
sữa của lợn con sau này. Do đó cần chú trọng những lợn nái có năng suất
sữa cao, và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng để
nâng cao khả năng tiết sữa của chúng.
Khi đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái, do đặc điểm cấu tạo giải
phẫu của bầu vú lợn mẹ không có bể sữa cho nên rất khó xác định chánh


15
xác lượng sữa sản xuất ra của lợn nái. Có thể áp dụng một số phương pháp
để đánh giá sản lượng sữa của lợn nái như căn cứ vào tình trạng sức khỏe
của lợn con, cân khối lượng lợn con trước và sau khi cho bú mẹ, hoặc cân
khối lượng lợn mẹ trước và sau khi cho bú…Tuy nhiên các phương pháp
này đều ít nhiều ảnh hưởng đến lợn con và lợn mẹ, không phù hợp với thực

tiễn sản xuất.
Quy luật tiết sữa của lợn mẹ có đặc điểm là năng suất sữa tăng dần từ lúc
mới đẻ và đạt sản lượng sữa cao nhất vào lúc 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần.
Căn cứ vào đặc điểm này, trong thực tiễn sản xuất người ta lấy khối lượng lợn
con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khă năng tiết sữa của lợn mẹ.
Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu giống, cá
thể, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng… Để nâng cao sản lượng sữa của lợn
mẹ chúng ta cần phải căn cứ vào ảnh hưởng của từng yếu tố để xác định
các biện pháp thích hợp.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tưởng, phát dục của lợn nái
* Các yếu tố bên trong
Theo Trần Văn Phùng và CS, (2004) [9] cho biết: Yếu tố di truyền là
một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo
các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau.
Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ
thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ
thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như:
giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất
của gia súc gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng
sữa, sinh sản… đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những
tính trạng ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ............... 44
Hình 4.2: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm ................ 45



17
chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và
ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều
chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
Cũng theo các tác giả nói trên thời gian mang thai ảnh hưởng của
nuôi dưỡng rất rõ. Nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ
giúp gia súc mẹ nhiều con và gia súc con khoẻ mạnh. Thành phần thức ăn
và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phẩm
chất thân thịt của vật nuôi.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh
hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển cơ thể. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi
trường xuống thấp (dưới 5,50C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2
cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,50C.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó
ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn
thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ
15 -180C , cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 -120C . Nhiệt độ chuồng nuôi
có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho
lợn ở vào khoảng 70%, (Trần Văn Phùng và CS, 2004) [9]
Tác giả Nguyễn Thiện và CS, (2005) [13] cho biết ở điều kiện nhiệt
độ và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá
trình hô hấp (vì lợn rất ít có tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt.
Ngoài ra khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng
ngày giảm. Do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn
kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát dục của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không

đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 1,5% so với lợn con


×