Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

14 câu hỏi ôn tập môn dân số và PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.82 KB, 16 trang )

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
Câu 1. Thế nào là mức sinh? Mức sinh thay thế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng
đến mức sinh? Lấy một ví dụ cụ thể để phân tích xu hướng biến động của
mức sinh.


Mức sinh là biểu hiện thực tế khả năng sinh đẻ của người phụ nữ.

Mức sinh thay thế là mức sinh mà phụ nữ trong cùng một đoàn hệ có vừa đủ số con
gái (tính trung bình) để thay thế mình trong dân số “Mức sinh thay thế đạt được khi
TFR nằm trong khoảng từ 2,1 đến 2,2 con”


Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh

Yếu tố tự nhiên sinh hoc, khả năng sinh đẻ của con người chỉ trong 1 độ tuổi
nhất định, trong độ tuổi sinh đẻ ở các nhóm tuổi cũng khác nhau
-

Tình trạng hôn nhân: độ tuổi kết hôn, ly hôn, góa

Phong tục tập quán và tâm lý xã hội:kết hôn sớm, muốn nhiều con có nếp có
tẻ, quan niệm về sinh đẻ, quan niệm về phá thai.
-

Các yếu tố kỹ thuật

Chính sách dân số và các chính sách có liên quan nó là công cụ để điều tiết
sự phát triển dân số mức sinh, mức tử, di dân
Gợi ý lấy ví dụ:
-



Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh nói trên

-

Chú ý xu hướng biến động: có nghĩa là mức sinh tăng giảm thế nào.

Những năm bùng nổ dân số thì mức sinh chắc chắn tăng nên tìm hiểu về
những năm đấy
Những năm mức sinh giảm có thể là do chính sách dân số của năm đó có gì
đặc biệt. như chính sách sinh từ 1-2 con.

Câu 2: phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi
trường? Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam hiện nay.


Trả lời:







-

Khái niệm
- Môi trường: gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống
sx, tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Tài nguyên: gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có
trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan, mà con người có thể
sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.
Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dân số tăng > Nhu Cầu > Khai thác + sử dựng > Kiệt quệ
ảnh hưởng của dân số đến môi trường
- Dân số tăng > Sử dụng nhu cầu > Chất thải > Ô Nhiễm
Liên hệ Việt Nam
Tài nguyên rừng ở nước ta ngày 1 giảm.

tài nguyên nước thì đang bị ô nhiễm và nhiễm mặn nhiễm chua phèn ở vùng
cửa sông.
Môi trường không khí ngày 1 bị ô nhiễm nặng nề hơn do hoạt động công
nghiệp phát thải.
Đa dạng sinh học đang ngày 1 giảm sút do khai thác quá mức, du canh, xâm
lấn đất canh tác nông nghiệp, ô nhiễm nước và xuống cấp ở vùng bờ biển…
Trong chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010, đảng và nhà nước đã khẳng định:
Các yếu tố dân số phải được lồng ghép một cách đầy đủ vào qui hoạch phát triển,
tạo sự phân bố dân cư một cách hợp lý, vừa khai thác được tiềm năng lao động,
vừa bảo đảm gìn giữ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và coi đây là một
trong 4 định hướng lớn mang tính quốc gia và lâu dài.

Câu 3: Thế nào là mức chết? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết? Lấy một ví
dụ cụ thể để phân tích xu hướng biến động của mức chết.


-

Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của 1 sự sống ở 1 thời
điểm nào đó sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra.

Sự kiện chết chỉ xảy ra sau khi có sự kiện sinh ra, sống được


Khoảng thời gian từ khi sinh ra đến khi chết được gọi là độ dài cuộc sống
(đời người)
-

Mức chết: đề cập đến những trường hợp chết xảy ra trong 1 dân số

-

Có nhiều loại mức chết khác nhau: chết bào thai, chết trong tuổi,...



Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết

Mức sống dân cư ( Liên hiệp quốc sử dụng12 nhu cầu cơ bản để đánh giá
mức sống dân cư)
-

Trình độ phát triển của y học và các dịch vụ y tế

-

Môi trường sống

-

Yếu tố hôn nhân và gia đình


-

Tình trạng dinh dưỡng

-

Mức sinh: chăm sóc SK của phụ nữ và TE

-

Tai nạn, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh



Gợi ý lấy ví dụ:

- Chết đói năm 1945
- Sau 1975 kết thúc chiến tranh , dân số phát triển mạnh, chết giảm
-

Chú ý đến năm chiến tranh ở vn. Nạn đói 1945.

-

Xu hướng mức chết giảm chú ý đến sau 1975

Câu 4: phân tích mối quan hệ giữa dân số với giáo dục? Liên hệ với thực tiễn
của Việt Nam hiện nay
Trả lời:

Khái niệm:
Dân số: là những tập hợp người sống trên lãnh thổ được đặc trưng bởi quy mô, kết
cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế - xã hội bởi tính chất của việc
phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ.


Giáo dục: giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống, có mục đích
đến sự hình thành và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội. Giáo dục được hiểu là tất
cả các dạng học tập của con người.
Mối quan hệ giữa Dân số và Giáo dục:
• Tác động của dân số đối với giáo dục:
- Sự gia tăng số dân trong độ tuổi đi học – kết quả của sự gia tăng dân số.
Tỷ lệ gia tăng dân số cao làm cho việc tăng nhanh số dân trong độ tuổi đi học, điều
đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyển sinh của những năm tiếp theo
- Ảnh hưởng của cơ cấu và phân bố dân số tới cơ cấu & phân bố số dân giữa các
vùng trong độ tuổi đi học.
Cơ cấu dân cư theo độ tuổi tác động mạnh mẽ dến cơ cấu của hệ thống giáo dục
trong việc liên quan đến số lượng học sinh ở các cấp học.Sự phân bố DS có ảnh
hưởng nhất định đến sự khác biệt về quy mô giáo dục ở khu vực nông thôn và
thành thị.
- Nhu cầu mở rộng hệ thống trường lớp và tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên
dưới áp lực của sự gia tăng dân số trong độ tuổi đi học.
- Ngân sách Nhà nước chi cho GD, chi phí của hộ gia đình trước sự gia tăng DS
trong độ tuổi đi học.
Số lượng học sinh tăng nhanh, xã hội và gia đinh gặp nhiều khó khăn trong việc
đầu tư cho giáo dục và đào tạo. chi tiêu giáo dục là phần được ưu tiên trong chi tiêu
ngán sách nhà nước.
- Chất lượng GD dưới áp lực của gia tăng DS trong độ tuổi đi học.
- sự bất công bằng trong giáo dục dưới áp lực dân số trong độ tuổi đi học
Sự tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ là một mục tiêu đặc

biệt trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bởi vì, kết quả thực hiện mục
tiêu này liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện tất cả các mục tiêu khác, cũng như
đối với quá trình phát triển chung của đất nước. Sự chênh lệch giới tính trong tuyển
sinh tất nhiên không phải là do vấn đề tiếp cận. Ngoài việc thiếu trường học cho
các trẻ em gái, ở nhiều nước, việc cha mẹ không yêu cầu con gái phải học nhiều là
biểu hiện của cả lề thói lẫn việc trẻ em gái phải làm việc trong gia đình.Cha mẹ có
học thường muốn cho con cái đi học nhiều hơn là cha mẹ mù chữ bà khu vực có tỷ


lệ mù chữ cao nhất là khu vực có sự chênh lệch giới tính trong tuyển sinh phổ
thông lớn nhất.
• Ảnh hường của giáo dục đến qúa trình dân số.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh.
+ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến tuổi kết hôn.Kết hôn sớm thường sinh đẻ
sớm hơn và có độ dài thời gian có nguy cơ mang thai nhiều hơn.
Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc chấp nhận quy mô gia đình nhỏ.
Trình độ học vấn cao của dân cư là một trong những yếu tố tác động đến mức sinh,
là cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lý trong quá trình phát triển. Mức
sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư mà trước hết là trình độ học vấn
của phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết.
Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ tử vong của trẻ em.
Những trẻ em do những bà mẹ chưa bao giờ đến trường sinh ra có nguy cơ chết
cao hơn so với con cái của những người mẹ đã có một trình độ học vấn nhất định
nào đó.
- Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới khả năng chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trình độ học vấn ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc thai sản làm hạ thấp tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến di dân.
Những người có trình độ học vấn ở nông thôn thường có xu hướng di cư ra thành

thị làm ăn sinh sống. điều này là nguyên nhân cơ bản của căn bệnh “chảy máu chất
xám” ở các nước nghèo hiện nay.


Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam hiện nay

Câu 5: Tại sao Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải truyền thông
giáo dục về dân số - sức khỏe – môi trường cho thanh niên? Đoàn thanh niên
đã tổ chức các hoạt động giáo dục về dân số- sức khỏe – môi trường nào cho
thanh thiếu niên.
- Công tác tuyên truyền giáo dục dân số-sức khỏe-môi trường có ý nghĩa chiến
lược và tầm ảnh hưởng quan trọng đến thanh niên bởi


+ Chất lượng dân số phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sức khỏe sinh sản
+ Thanh niên ở độ tuổi sinh sản ( tái sản xuất ra con người)
+ Thanh niên là lực lượng tiếp sức (là lực lượng kế tục cách mạng)
+ Thanh niên là người làm ra của cải vật chất cho Xã hội
+ Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước
+ Thanh niên là lực lượng xung phong xung kích đi đầu trong các hoạt động sản
xuất,hoạt động kinh tế-văn hóa của đất nhước
- Đoàn thanh niên đã tổ chức các hoạt động giáo dục về dân số - sức khỏe – môi
trường cho thanh niên.
+Hội thảo khoa học
+Biên soạn tài liệu chuyên đề
+Đào tạo bồi dưỡng cho đoàn thanh niên các cấp, tuyên truyền về dân số-sức khỏemôi trường
+ Tổ chức các hội thi, truyền thông, hội trại, hội diễn
+ Đa dạng hóa, Xã hội hóa các hoạt động dân số-sức khỏe-môi trường
+Xây dựng và phát triển các mô hình các mô hình can thiệp


-> Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải truyền thông giáo dục về dân số sức khỏe – môi trường cho thanh niên
-hoạt động giáo dục về dân số- sức khỏe – môi trường nào cho thanh thiếu
niên.
+Tuyên truyền giáo dục
+Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về dân số-sức khỏe-môi trường

Câu 6: phân tích một vấn đề về mối quan hệ giữa dân số với phát triển cụ thể?
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.


Mối quan hệ giữa dân số và y tế:
Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục:
Mối quan hệ giữa dân số và kinh tế:
Mối quan hệ giữa dân số và chính trị:
Câu 7: Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì? Trong các vấn đề sức khỏe sinh
sản của vị thành niên/ thanh niên Đoàn Thanh niên cần quan tâm truyền
thông giáo dục những vấn đế nào nhất? Vì sao ? Lấy ví dụ?


Khái niệm.

Sức khoẻ sinh sản vị thành niên : là những nội dung về sức khoẻ sinh sản
tương ứng với lứa tuổi VTN
SKSS là trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía
cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản
Vị thành niên là một nhóm xã hội đặc biệt có tuổi đời từ 10 đến dưới 19 tuổi. Đây
là nhóm người đang trưởng thành về sinh học lẫn xã hội

SKSS vị thành niên là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển lành mạnh của
bản thân mỗi vị thành niên về thể chất, tinh thần và xã hội

Các vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Dậy thì
Tình bạn và tình yêu
Quan hệ tình dục sớm
Phòng tránh phá thai và hậu quả
Phòng trách các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Trách xâm phạm tình dục
Bình đẳng giới.

-

Vấn đề chọn ( tự chọn )
Chứng minh tự giải thích.
Giải thích:
-

Các vấn đề nêu trên đều là các thông tin cần thiết mà Đoàn Thanh niên cần
cung cấp cho vị thành niên bơi nó là kỹ năng sống, bản năng sinh tồn sinh học


-

-

-

mà mỗi cá nhân nói riêng hay cả một xã hội cần biết để tồn tại và bảo vệ chính
bản thân mình
Đặc biệt hơn trong xã hội ngày nay vị thành niên có xu hướng dậy thì sớm
nhưng lại thiếu kỹ năng, hiểu biết về giới tính, tình dục và SKSS để đối phó với

những cảm xúc giới tính và thách thức của cuộc sống.
Xã hội gia đình và nhà trường trách giáo dục giới tính và SKSS cho vị thành
niên do ảnh hưởng của lối sống phương Đông luôn thầm kín và tế nhị trước các
vấn đề nhạy cảm đó. Đồng thời các dịch vụ tư vấn, chăm sóc SKSS vị thành
niên chưa đáp ứng được yêu cầu và điều kiện chăm sóc cho vj thành niên.
Tâm lý mới dậy thì của vị thành niên ngại chia sẽ tìm hiểu thông tin về SKSS
và giáo dục giới tính để bảo vệ chính bản thân mình.

Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra cần có một tổ chức để truyên truyền và giáo
dục cho vị thành niên được biệt đó chính là Đoàn Thanh niên nhằm hạn chế tối
thiểu các tệ nạn và những hậu quả do thiếu hiểu biết kiến thức và kỹ năng bảo vệ
SKSS vị thành niên gây ra.

Câu 8: Tránh thai là gì? Để phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi vị thành
niên/thanh niên cần phải sử dụng các hình thức nào? Đoàn thanh niên cần
phải làm gì để giúp vị thành niên/ thanh niên phòng tránh có thai và phá thai.
Trả lời:
Tránh thai là quá trình ức chế sự rụng trứng .hoặc ngăn trứng gặp tinh trùng để thụ
tinh , hoặc ngăn cản không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung để
phát triển thành thai nhi.

Tránh thai là bất cứ hành động nào cản trở sự kết hợp của trứng và tinh
trùng trước, trong và sau giao hợp.
Để phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên/thanh niên cần
phải sử dụng hình thức :
Để phòng tránh có thai và phá thai biện pháp chủ yếu là do ý thức của mỗi người
và đặc biêt là không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân . Nếu bạn đã đủ tuổi,
quyết định và sẵn sàng để quan hệ tình dục ở lứa tuổi này bạn cần phải nắm rõ kiến
thức về sức khỏe sinh sản ,những biện pháp phòng tránh thai và hậu quả của nó để
tránh mang thai ngoài ý muốn.Có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, nhưng



cách hiệu quả và an toàn nhất vẫn là dùng bao cao su, thuốc tránh thai và miếng
dán tránh thai,….
Nếu có lỡ quan hệ tình dục trước hôn nhân và có biểu hiện của việc mang
thai thì nên kiểm tra bằng que thử thai tại nhà hoặc thử máu tại bệnh viện. Khi có
kết quả bạn mang thai ngoài ý muốn thì không nên giấu diếm mà phải báo cho gia
đình và người lớn để tìm cách giải quyết hợp lí nhất ko nên tự ý quyết định tránh
các hâu quả đáng tiếc về sau.


Đoàn thanh niên cần phải làm gì để giúp vị thành niên/ thanh niên
phòng tránh có thai và phá thai.

Tổ chức các buổi tuyên truyền và vận động về sức khỏe giới tính cách
phòng, tránh và hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn cho vị thành
niên/thanh niên.
Lập và tham gia các nhóm thanh niên chuyên giúp đỡ, giải đáp, lắng nghe tâm
sự của các bạn vị thành niên/ thanh niên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh
sản, giới tính
Tổ chức các buổi tuyên truyền và vận động về sức khỏe giới tính cách phòng, tránh
và hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn cho vị thành niên/thanh niên.
Lập và tham gia các nhóm thanh niên chuyên giúp đỡ, giải đáp, lắng nghe
tâm sự của các bạn vị thành niên/ thanh niên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe
sinh sản, giới tính
Liên hệ bản thân
Câu 9:
Khái niệm:
Cơ cấu dân số: cơ cấu dân số là tổng số dân được phân chia theo một hay nhiều
đặc trưng, có thể phân chia cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình

độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
Cơ cấu dân số vàng: là thời kì mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi
lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác là tổng
tỷ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50.
• Để tận cụng lợi thế của cơ cấu dân số vàng, Việt Nam cần phải làm gì:
Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”
 Cơ hội:
Cơ cấu dân số vàng tạo cơ hội thích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã
hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai

-

-

-


-

-

-

-

Lực lượng lao động trẻ dồi dào và tiếp tục tăng là nguồn lực quan trọng phát
triển kinh tế, cải thiện năng suất lao động.
Cơ hội để chuyển dịch lao động thông qua di cư, góp phần xóa đói giảm nghèo
nhanh và bền vững
Dân số dưới 15 tuổi giảm => nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm

tỷ số giữa học sinh và giáo viên, nâng cao chất lượng y tế cho trẻ, cái thiện chất
lượng sức khỏe dân số trong tương lai
 Khó khăn, thách thức
Chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường lao động
Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng
hẹp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp
Chính sách lao động, việc làm, dịch vụ xã hội còn nhiều bất cập
Chất lượng lao động chưa cao (13,4%) dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo
chuyên môn thấp, thiếu lao động có tay nghề, kỹ năng.
Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động là nguồn nhân lực quan
trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu quốc gia đó có tỷ
lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
o Giải pháp
Duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm
chậm quá trình già hóa dân số
Sử dụng tối đa nguồn nhân lực: thể hiện bằng năng suất lao động và của cải xã
hội do nguồn nhân lực trong thời kỳ này tạo ra: như phát triển KH-CN, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện nặng suất lao động...
Tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao dựa
trên sức lao động
Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo
nghề
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, xuất khẩu lao động.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ
,thương mai, công nghiệp...
Đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
Các chính sách......

Câu 10: Các quan điểm, chủ trương của Đoàn thanh niên trong công tác dân

số, sức khoẻ và môi trường. tại sao Đoàn thanh niên phải tham gia xây dựng
chính sách dân số, môi trường. Liên hệ với thực tiễn?


Những quan điểm của Đoàn về giáo dục DS-SK-MT


Công tác giáo dục DS- SK – MT cho thanh niên có ý nghĩa chiến lược và có
tầm quan trọng đặc biệt
Giáo dục DS- SK- MT cho thanh niên là góp phần bồi dưỡng và phát huy
thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Công tác giáo dục DS- SK- MT cho thanh niên phải huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn xã hội
Công tác giáo dục DS- SK- MT cho thanh niên là một bộ phận quan trọng
trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DSSK-MT
Thứ nhất: hoạt động DS-SK-MT phải được tổ chức thông qua các phong
trào hành động cách mạng của tuổi trẻ (phong trào 3 mục tiêu DS- SK- MT)
Thứ hai: đảm bảo sự thống nhất về mặt tổ chức của Đoàn, sự lãnh đạo của
Đảng, và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể khác nhằm đảm bảo thực
hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục DS-SK-MT của Đảng
Thứ ba: phong trào phải đảm bảo tính tự nguyện, chủ động, sáng tạo, xung
kích của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên.
-

Thứ tư: phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.

-


Thứ năm: tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn.



Đoàn thanh niên cần tham gia xây dựng cính sách dân số môi trường vì

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội, là thành viên trong hệ thống
chính trị đất nước. Do đó, Đoàn có tiếng nói trong việc tham gia xây dựng chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật và những chủ trương, chính sách cụ thể
của nhà nước về kinh tế - xã hội, đặc biệt chính sách pháp luật liên quan đến thanh
niên.
-Khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên là cánh tay nối dài của Đảng
- Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác dân số
- Củng cố và xây dựng tổ chức
- Nâng cao chất lượng sống (giáo dục, y tế, nhà ở, kinh tế,..)


Liên hệ :


Câu 11. Thế nào là bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS để
phòng trách các bệnh lây truền qua đường tình dục và HIV/AIDS cho vị
thành niên, thanh niên Đoàn thanh niên cần phải làm gì?


Khái niệm:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh lây truyền từ người này sang người
khác chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ an toàn
Để phòng trách các bệnh lây truền qua đường tình dục và HIV/AIDS

cho vị thành niên, thanh niên Đoàn thanh niên cần:
Mở các lớp tập huấn về kĩ năng tuyên truyền về SKSS đặt biệt là về các bệnh
lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Mở lớp học tiền hôn nhân cho đoàn viên thanh niên
Tổ chức tuyên truyền cung cấp cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức về
vấn đề sức khỏe, các bệnh lây truyền qua đường tình dục để từ đó đưa ra các
giải pháp ngăn ngừa.
Thành lập các đội thanh niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích, Chủ động
tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe
sinnh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tăng cường giáo dục SKSS giúp cho thanh niên, đoàn viên tự bảo vệ mình để
phong tránh bị xâm hại tình dục và tự biết điều chỉnh hành vi thái độ đuungs
đắn trong tình bạn, tình yêu, tình dục, phòng tránh các bệnh LTQĐTD và
HIV/AIDS
Xây dựng nội dung giáo dục tuyên truyền về SKSS thông qua các hình thức hội
thảo khoa học, biên soạn tài liệu chuyên đề…
Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ đoàn các cấp và tuyên truyền viên trẻ về lĩnh vực
SKSS tuổi vị thành niên.
Tổ chức các hội thi về SKSS

-

-

-

-

Câu 12: Anh, chị hãy phân tích mối quan hệ giữa dân số với phát triển. Liên
hệ với tình hình thực tiễn của việt nam?

Trả lời:


Khái niệm:


Dân số: là tập hợp người được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, phân bố, chất
lượng và sự biến động dân cư, những đặc trưng kinh tế-văn hóa và tính chất phân
công lao động xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Phát triển: thường được hiểu theo hai nghĩa: về nghĩa rộng, phát triển được
nhìn nhận ở cấp độ vĩ mô,đó là quá trình biến đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế-xã hội và cấu trúc xã hội theo hướng tích cực và tiến bộ. Về nghĩa
hẹp, phát triển được đặt trong sự chuyển biến tích cực ở từng lĩnh vực cụ thể như
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và tư tưởng…


Môi quan hệ giữa dân số với phát triển:
* Tác động của phát triển đến quá trình dân số:

- Tác động đến quá trình sinh sản:
+ Khi trình độ phát triển kinh tế-xã hội còn ở mức thấp ( trình độ lao động chủ yếu
là thủ công,năng suất thấp), tăng lao động được coi là nhân tố tăng th nhập, tất yếu
dẫn đến tăng mức sinh.
+ Khi trình độ phát triển kinh tế-xã hội ở mức cao hơn, nhu cầu sinh nhiều con để
tăng thu nhập và nuôi dưỡng cha mẹ lúc tuổi già giảm, dẫn đến chất lượng con cái,
chất lượng cuộc sống được đề cao chứ không phải là số lượng, từ đây ưu thế ít con
sẽ thể hiện rõ.
Kinh tế phát triển khiến cho thu nhập tăng ,tỉ suất chết giảm, đẻ ít con, mức sinh
giảm,học vấn tăng, người phụ nữ có khả năng làm chủ hành vi sinh đẻ của mình,
khoảng cách giữa các lần sinh cũng xa hơn, kết thúc sinh cũng thay đổi.

-

Tác động đến quá trình tử vong:

+ Khi trình độ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn sẽ làm
giảm mức chết và nâng cao tuổi thọ trung bình và ngược lại.
+ Trình độ học vấn và mức sống cao cho phép người dân có kiến thức và điều
kiện để chăm sóc sức khỏe, cải thiện phương tiện vệ sinh,trang trải chi phí
khám,chữa bệnh, góp phần loại trừ bệnh tật, do vậy mức chết giảm và ngược lại.
+ Thu nhập càng cao thì tuổi thọ được nâng lên , học vấn cao lên thì phụ nữ
cũng biết cách sống khỏe mạnh và chăm sóc gia đình con cái tốt hơn,giá cả hàng
hóa ổn định và hợp lý làm cho khẩu phần dinh dưỡng, mức chết cũng thay đổi, có
lợi cho các nhân và cộng đồng.


Quá trình di dân: di dân từ nơi có mật độ cao đến nơi có mật độ thấp, từ nơi
khan hiếm việc đến nơi sẵn việc, từ chỗ điều kiện học cho con kém đến chỗ có điều
kiện học cho con tốt, từ chỗ có y tế kém đến nơi có điều kiện y tế tốt hơn.
*Tác động của dân số đến quá trình phát triển:
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: dân số đông gây tác động và sức ép lên nền kinh
tế và tàn phá tài nguyên rừng, nước…
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư: Dân số tăng gây áp lực cho nguồn vốn đầu tư…
- Sử dụng nguồn lực con người: Nguồn lao động hàng năm tăng cao gây áp lực cho
nền kinh tế dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
-Sử dụng nguồn lực khoa học-công nghệ, vốn đầu tư: Quy mô dân số lớn mà khoa
học công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đó, công nghệ lạc hậu
,nhu cầu dùng công nghệ tiên tiến của thế giới chưa được đáp ứng, trang thiết bị
hiện đại ít,sức cạnh tranh kém.



Liên hệ thực tiễn Việt Nam:

Câu 13: Thế nào là có thai? có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên để lại hậu
quả và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào cho vị thành niên? Đoàn thanh
niên cần phải làm gì để giúp vị thành niên/ thanh niên phòng tránh có thai và
phá thai.



Khái niệm
Có thai là sự kết hợp giữa tinh trung và trứng để tạo thành hợp tử và phát triển
thành thai nhi trong tử cung của người phụ nữ.

Có thai là hiện tượng sinh lý bình thường, cơ thể người phụ nữ có những biến đổi
và có sự phát triển của phôi thai, mang trong mình những biểu hiện khác thường
như tâm sinh lý biến đổi, rối loạn nội tiết, mệt mỏi.


-

Có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên nếu mang thai sẽ dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính mình và đứa trẻ. Nếu nạo phá
thai sẽ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con gây vô sinh sau này.
Trong khi đó nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh em bé thì bản thân các em gái sẽ
mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm, thiếu kiến thức chăm con.
Bên cạnh đó, em bé được sinh ra từ những bà mẹ này có sức khỏe yếu ớt, còi
cọc, chậm phát triển. Đó còn là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong
cho mẹ, cho các em gái từ 15-19 tuổi.



-

-


-

-

-

Mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là 1 vấn đề sức khỏe. Nó có
nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bạo lực, tảo hôn, nó cũng thể hiện công tác
bảo vệ quyền cho trẻ em vị thành niên chưa được tốt.
Phá thai ở tuổi vị thành niên nếu không an toàn còn dẫn đến các tai biến như:
chảy máu, thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm khuẩn, viêm nhiễm. Bên
cạnh đó nhiều em còn gánh chịu những hậu quả về tinh thần sau khi nạo phá
thai, việc phải làm mẹ và nuôi con sớm khi chưa có kinh nghiệm, chưa đủ điều
kiện kinh tế, chưa sống tự lập còn làm mất đi cơ hội học hành và tương lai của
các em sau này.
Đoàn thanh niên cần làm gì để giúp thanh niên phòng tránh có thai và phá
thai
Cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai, dịch vụ tư
vấn, nhân rộng mô hình thí điểm chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục cho
thành niên, thanh niên trong cả trong và ngoài trường học
Tổ chức cụ thể hóa các chương trình giảng dạy về giới tính, sức khỏe phù hợp
theo các cấp học, tran bị đầy đủ trong từng giai đoạn phá triển của các em để
các em có đầy đủ kiến thức về vấn đề này
Đoàn thanh niên cần cùng với hội phụ nữ, ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ hơn
nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục lối sống, quan niệm và cách ứng xử

trong hôn nhân, tình bạn, tình yêu cho thanh thiếu niên nhằm giúp các em nhận
thức đầy đủ về giới tính để tự bảo vệ mình.

Câu 14: Để công tác giáo dục dân số - sức khỏe - môi trường đạt hiểu quả thì
Đoàn thanh niên CSHCM cần phải làm gì? Lấy một ví dụ cụ thể.
Trả lời:


Vị trí của Đoàn thanh niên trong công tác dân số:

Là người chủ tương lai của nước nhà, lực lượng tiếp sức và kế tục sự nghiệp cách
mạng. Là lực lượng chính trong quân đội, trong xã hội; là lực lượng chính trong
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong thời chiến và thời bình.
- Là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, thức tỉnh
thanh niên đi trước thức tỉnh dân tộc.
- Đảng và nhân dân luôn đặt niềm tin ở Thanh niên.
- Các hình thức tổ chức của Đoàn luôn gần gũi dễ hiểu và thu hút tập hợp được
đông đảo thanh thiếu niên tham gia và đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản …..phân tích ví dụ ra




Quan điểm, chủ trương của Đoàn thanh niên về dân số, sức khỏe, môi
trường:

- Có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt.
- Là góp phần phát triển, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
- Vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.

- Phải huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân.
- Là bộ phận quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.


Mục đích và nhiệm vụ của Đoàn thanh niên:

Nâng cao kỹ năng sống, thay đổi nhận thức, giải quyết những vấn đề bức xúc, ảnh
hưởng tới thanh niên hiện nay.
Mở lớp học tiền hôn nhân cho thanh niên, tuyên truyền, vận động kiến thức cho
thanh niên về dân số và sức khỏe sinh sản.


Đoàn thanh niên CSHCM cần:

- Tham gia xây dựng chính sách, phản biện xã hội vì lợi ích của thanh niên trong
cộng đồng.
- Xung kích đi đầu trong tuyên truyền, truyền thông, giáo dục về dân số.
- Giới thiệu một số phong trào, mô hình truyền thông giáo dục có hiệu quả của
Đoàn thanh niên về dân số, môi trường (3 mục tiêu dân số - sức khỏe - môi trường,
phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp)



×