Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích tác phẩm SANG THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.99 KB, 6 trang )

SANG THU
____Hữu Thỉnh____
Phân tích bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh
Mùa thu là một thi đề muôn thuở, xuyên suốt nền văn học nhân Việt Nam. Nếu
Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu: “Thu vịnh “, “ Thu điếu “, “Thu ẩm”
thì Lưu Trọng Lư có “ Tiếng thu”,…nhưng để chọn ra một tác phẩm với những vần
thơ mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời đang chuyển biến nhẹ
nhàng của thời khắc giao mùa thì thi phẩm "Sang thu" được nhà thơ Hữu Thĩnh
sáng tác cuối năm 1977 là một minh chứng tiêu biểu.
Khổ đầu: Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa của một vùng quê nhỏ.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Không khí của tiết trời mùa thu không được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh
đặc trưng mang tính ước lệ như lá vàng rơi xào xạc trong gió hay cảm nhận sắc thu
qua những đóa hoa cúc vàng:
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”
--- Lưu Trọng Lư, Tiếng thu--“Thu sang, rồi lại thu sang,
Cúc bao lần nở, lá vàng bao rơi?”
---GiòngDư Lệ, Nguyễn Bính---


mà Hữu Thỉnh đã cảm nhận theo một cách rất riêng nhưng cũng rất tinh tế đó là
cảm nhận qua “hương ổi”- một hình ảnh rất gần gũi trong cuộc sống của những
làng quê ở nông thôn Việt Nam bởi lẽ tác giả gắn bó rất thân thiết với đề tài: những
con người và cuộc sống ở nông thôn. Tuy hình ảnh rất mộc mạc nhưng đó là cả
một sự cảm nhận tinh tế , tại sao lại như vậy? Hương ổi chín là một mùi hương


không dễ để ta nhận ra vì mùi rất nhẹ nhàng, đưa hương thoảng qua trong gió chứ
không phải hương thơm ngào ngạt, nồng nàn. Bên cạnh đó hương ổi lại “phả” vào
trong “gió se”- những cơn gió nhẹ đầu thu mang theo chút se lạnh, “phả” là một
động từ mang ý tác động, được dùng như để khẳng định sự xuất hiện của hơi thu
trong không gian mà chỉ có những tâm hồn nhạy cảm và tinh tế mới cảm nhận
được điều này. Mặc dù vậy tác giả vẫn bị giật mình khi chợt nhận ra đất trời đang
chuyển mình sang thu, cụm từ “bỗng nhận ra” cho ta thấy trạng thái ngạc nhiên,
sửng sốt như thể mình vô tình bắt gặp được những thanh sắc của mùa thu mà
không hề biết trước. Nếu hai câu đầu ông cảm nhận thu đến qua khứu giác, xúc
giác thì sang hai câu thơ sau ông lại chuyển đổi thành thị giác:
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Ở hai câu thơ đầu những dấu hiệu của mùa thu còn rất mờ nhạt thì sang hai câu thơ
này đã được tác giả cảm nhận rõ ràng hơn bằng hình ảnh “sương chùng chình”.
Mỗi mùa đều mang trong mình những nét đặc trưng ví như mùa xuân trăm hoa
khoe sắc thì mùa thu đi liền với màn sương thu trong phút giao mùa-một dấu hiệu
của mùa thu. Mà sương lại “chùng chình trước ngõ” , hai chữ “chùng chình” nói
lên ngay cả sương cũng trôi đi rất chậm, như thể cùng hòa mình vào đấu trời lúc
chớm sang thu, chậm đến nỗi khiến những ai vô tình cũng phải để ý tới. Chính nhờ
những dấu hiệu này mà tác giả đã thốt lên: “Hình như thu đã về”, tại sao lại nói
“hình như” mà không khẳng định là thu thật sự thu đã về, ở đây hai chữ “hình
như” gợi lên ý chưa chắc chắn, vẫn còn mơ hồ có phải là thu về hay chưa. Đó là
một chút ngỡ ngàng cũng là một chút buâng khuâng của tác giả khi cảm nhận cảm
nhận những thanh sắc đầu tiên của mùa thu vào thời điểm giao mùa.
Qua khổ thơ trên ta dần cảm nhận được không khí của mùa thu bởi nhưng hình ảnh
rất than thuộc trong đời sống ở các vùng nông thôn Viêt Nam đó chình là “hương
ổi” trong “gió se”, hay là hình anh những màn sương “ chùng chình qua trước


ngõ” nhưng đây cũng chính là cái đặc săc trong sang tạo của nhà thơ bởi ông đã

đưa vào trong thi ca nhưng hình ảnh hết sức mộc mạc, giản dị, đời thường thay vì
những hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng từ hàng trăm năm nay.
Khổ 2: Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm
nhận bằng nhiều giác quan.
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa
thu mới chớm . Đọc đoạn thơ ta cảm nhận được không gian mùa thu đã được tác
giả mở rộng rất nhiều: từ dòng sông cho đến bầu trời rồi là những đám mây, điều
này cho thấy mùa thu thực sự đến và ngập tràn khắp đất trời, hiện hữu trong đời
sống ngày càng đậm nết hơn. Mở đầu khổ thơ là hình ảnh:
“Sông được lúc dềnh dàng”
Dòng nước sông cuồn cuộn, dữ dội của mùa hè với những cơn mưa nặng hạt nay
lại thay thế bằng trạng thái “dềnh dàng”, dòng nước lúc này thong thả,chầm chậm,
êm ả trôi. Từ “được” khiến ta cảm nhận rằng dòng sông như cố tình chảy chậm lại,
dịu êm lại như thể chính con sông cũng đang hòa tan, đắm chìm mình trong khí
trời mùa thu. Không phải mùa thu đến thì mọi sự vật trong đất trời đều trôi chảy
chậm rãi, dịu êm. Bên cạnh con sông êm đềm khua nước thì lúc này những đàn
chim đã bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét. Đến đây ta hoàn toàn
khẳng định tác giả có một tâm hồn vô cùng tinh tế bởi bây giờ chỉ mới là đầu thu,
ta chỉ mới cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời mà ông đã nhìn ra được sự
“vội vã” trên nhưng cánh chim. Và một lần nữa nhà thơ mở rộng không gian nghệ
thuật qua hai câu thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"


Hai câu thơ mang đậm chất gợi hình, nó gợi ra những đám mây mỏng , trắng xóa

nhẹ nhàng lưới qua trên nền trời thu khiến tác giả liên tưởng đến hình dáng của
người thiếu nữ đang nằm thảnh thơi vắt nửa mình sang thu. Mặc dù ở đây nhà thơ
mở rộng về không gian nhưng lại hàm ý chỉ sự thay đổi của thời gian: khi thu sang
mà hạ chưa hết. Mùa thu rất đỗi nhẹ êm, thanh bình như đang khoác lên cho đất
trời một màu áo mới sau cái nắng chói chang cũng như những cơn mưa mùa hạ.
Khổ 3: Diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư
của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời.
" Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Tiết thu đã lấn dần mùa hạ: Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột
ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ: “vẫn còn, đã vơi,
cũng bớt”.Đúng vậy, dù đã là mùa thu nhưng trời vẫn rất nhiều nắng dù không còn
gay gáy, oi ả như những ngày hè. Cùng với đó là những cơn mưa mùa hạ cũng bắt
đầu vơi dần. Vẫn còn đó là nắng là mưa nhưng mức độ đã giảm dần và chuyển đoi
sang thu. Nhà thơ đã rất khéo léo khi miêu tả sự chuyển mình của hai mùa một
cách chậm rãi và tinh tế không còn quá bất ngờ và đột ngộ như ở khổ thơ đầu nữa.
Và rồi:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Hai câu thơ cuối rất hay vì nó vừa miêu tả được những hiện tượng diễn ra trong
mùa thu như sấm chớp đã vơi dần theo những cơn mưa mùa hạ, còn những hàng
cây trông thật sơ xác, già cỗi vì gần như những tán lá xanh ngắt của mùa hạ giờ chỉ
còn lác đác lại vài chiếc trên những ngọn cây. Nhưng nếu để ý ta sẽ cảm được
giọng thơ của hai câu này trầm xuống như một nốt lặng của một bản nhạc và đó
cũng chính là tâm trạng của tác giả suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm”, nếu xem đó là
ngoại cảnh thì “hàng cây đứng tuổi” như những con người đã trải qua những sóng
gió của cuộc đời. Nếu ta xem hàng cây là con người thì cái đứng tuổi của cây cũng



chính là cái đứng tuổi của con người chúng ta. Đúng như vậy khi con người ta trải
qua những giông tố của cuộc đời thì mình sẽ “bớt bất ngờ” trước những tác động
từ ngoại cảnh; lúc này ta đã trở nên chín chắn hơn chứ không còn bồng bột như lúc
tuổi trẻ . Đó là không phải là triết lí mà đó là những suy ngẫm , chiêm nghiệm về
cuộc đời của nhà thơ.
Tổng kết:
Nội dung: Bài thơ được tác giả viết theo trình tự thời gian hợp logic: từ lúc mới
vừa cảm nhận được cái không khí chuyển giao mùa cho đến khi mùa hạ dần tắt
nhường lại hoan toàn khí trời cho mùa thu gợi lên một bức tranh thiên nhiên tươi
đẹp vào thu của những vùng quê Bắc Bộ. Mùa thu của tác giả rất độc đáo vì trong
mỗi dòng thơ là một sự phát hiện về nhũng thanh sắc của mùa thu Qua đó cho
thấy tác giả là một người rất yêu quê hương, đất nước vì chỉ khi đó mới có thể cảm
nhận mọi sự việc rất đỗi đời thường một cách tinh tế như vậy.
Nghệ thuât:- Sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi lên được bức tranh
thu- là một thành công lớn của nhà thơ trong tác phẩm này.
-Cách sử dụng từ ngữ rất khéo léo miêu tả thành công sự chuyển giao giữa mùa
hạ sang thu.
----------HẾT----------

Người viết: Nguyễn Văn Sĩ
Sinh viên:Ngôn ngữ Anh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2015




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×