Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.18 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.....................................................7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp...................................................7
1.1.1.Tên, địa chỉ doanh nghiệp..........................................................................................7
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. .8
1.1.3. Qui mô hiện tại của công ty....................................................................................10
1.1.3.1 . Tình hình hoạt động:.........................................................................................10
1.2.Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp......................................................................13
1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh................................................................................................13
1.2.2. Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty.....................................................13
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.....................................................13
1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty.....................................................................................13
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.............................................18
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...........22
2.1. Phân tích tình hình lao động, tiền lương....................................................................23
2.1.1 Cơ cấu lao động của Công ty...................................................................................23
2.1.2 Xây dựng mức thời gian lao động...........................................................................23
2.1.3 Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động....................................................24
2.1.4. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động................................................................28
2.1.5 Cách xây dựng thang bảng lương.............................................................................30
2.1.6 Các hình thức trả lương của Cơng ty........................................................................30
2.2 Phân tích các hoạt động Marketing của cơng ty..........................................................41
2.2.1 Các nhóm sản phẩm của Cơng ty.............................................................................41
2.2.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm.......................................................................45
2.2.3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa...................................................................................47
2.2.4 Hoạt động Marketing...............................................................................................49
2.2.5 Giá cả và phương pháp định giá của Công ty.........................................................51
2.2.6 Hệ thống phân phối sản phẩm của Cơng ty.............................................................51


2.2.7 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Cơng ty.........................................................52
2.2.8 Đối thủ cạnh tranh..................................................................................................52
2.2.9 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và cơng tác marketing của cơng ty.......53
2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định......................................................57
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động SXKD..............................................57
1


2.3.2 Phương pháp quản lý dự trữ tại Công ty.................................................................58
2.3.3 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu..........................................................58
2.3.4 Tình hình sử dụng ngun vật liệu tại Cơng ty.......................................................58
2.3.5 Tình hình tài sản cố định.........................................................................................60
2.3.6 Cơng tác đảm báo chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp.....................................65
2.4. Phân tích tình hình sản xuất.......................................................................................66
2.4.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất..................................................................................66
2.4.2. Nội dung các bước cơng việc..................................................................................67
2.4.3. Hình thức tổ chức sản xuất.....................................................................................68
2.4.4. Kết cấu sản xuất......................................................................................................68
2.5 Phân tích chi phí và giá thành....................................................................................69
2.5.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp.........................................................................69
2.5.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành....................................................71
2.5.3.Phương pháp tập hợp chi phí...................................................................................73
2.5.4 Báo cáo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh của Cơng ty.................................74
2.5.5.Bảng cân đối kế tốn................................................................................................74
2.2.6. Phân tích kết quả kinh doanh............................................................................79
2.5.7 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản..............................................................................80
2.5.8. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của cơng ty..............................................84
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.............................................................85
3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp...............................................85

3.1.1. Đánh giá và nhận xét...............................................................................................85
3.1.2. Nguyên nhân thành cơng và hạn chế cịn tồn tại của doanh nghiệp........................89
3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp............89
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................93

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
2


Trang
Hình 1.1. Mơ hình tổ chức quản lý hiện tại của cơng ty……………………………………..15
Bảng 2.1 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2008………………………
24
Bảng 2.3 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2009………………………
25
Bảng 2.2 Phân tích tình hình lao động năm 2008 với năm
2009……………………...25
Bảng 2.4 So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2008…………….…..26
Bảng 2.5: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và năm 2009………….…….27
Bảng 2.6: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2009………………..27
Bảng 2.7 : Tiền lương theo điểm hay của khối nghiệp vụ………………………….…..38
Bảng 2.8: Mức giá các sản phẩm…………………………………………………….…44
Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu năm 2007, 2008 và 2009……………………………..….45
Hình 1: Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm………….…46
Hình 2: Thị trường tiêu thụ hàng hố năm 2007 ,2008 và 2009……………………....47
Hình 3: Thị trường xuất khẩu hàng hoá năm 2007 ,2008 và 2009…………………....48
Bảng 2.10:Tên khách hàng chính của Cơng
ty................................................................50
Bảng 2.11: So sánh một số chỉ tiêu trung bình của ngành dệt may Việt Nam năm 2009…..…53

Bảng 2.12: Kế hoạch SXKD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG………….…56
Bảng 2.13: Một số hợp đồng mua nguyên, phụ liệu đã được ký kết........................................59
Bảng 2.14. Các loại tài sản cố định năm 2007,2008 và
2009...........................................61
Bảng 2.15: Tăng giảm tài sản cố định năm 2007............................................................62
Bảng 2.16. Tăng giảm tài sản cố định năm
2008.............................................................62
Bảng 2.17: Tăng giảm tài sản cố định năm 2009……………………………………....63
Bảng 2.19: Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2007 và
2008…………………....64
Bảng 2.20. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2008 và 2009................................64
Bảng 2.21. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2007 và 2009................................65
Sơ đồ 2.1: Các cơng đoạn kiểm tra trong q trình sản xuất.............................................66
Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm………………………………….……....67

đồ
2.3:

hình
tổ
chức
sản
xuất…………………………………………………………....68
3


Bảng 2.22: Tổng hợp giá thành các khách hàng chính năm 2008………………………….72
Bảng 2.23: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009…….
….74
Bảng 2.24a: Bảng cân đối kế toán…………………………………………………………….….76

Bảng 2.24b: Bảng cân đối kế tốn (tiếp)…………………………………………………….…..78
Bảng 2.25: Phân tích kết quả kinh doanh………………………………………………….…..79
Bảng 2.26.a: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2007 và 2008………………….…80
Bảng 2.26.b: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2008 và 2009………………….…81
Bảng 2.26.c: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2007 và 2009………………….…81
Bảng 2.27: Phân tích khả năng hoạt động…………………………………………..
….82
Bảng 2.28: Phân tích khả năng quản lý vốn vay…………………………………….…82
Bảng 2.29 a : Khả năng sinh lời năm 2007 so với năm 2008.........................................83
Bảng 2.29 b : Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2008.........................................83
Bảng 2.29c : Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2007..........................................84

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua ngành may mặc ở Việt Nam đã có những bước phát
triển vượt bậc và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ
cho ngân sách quốc gia. Khơng chỉ có vậy mà ngành may mặc cịn là ngành đi đầu trong
q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển lớn mạnh của các doanh
nghiệp may thơng qua việc nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và
hướng mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài đã minh chứng điều đó.
Cơng ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo.
Công ty được thành lập ngày 22/11/1979 là doanh nghiệp quốc doanh. Đến
ngày 01/01/2003 được chuyển đổi sang hình thức cơng ty cổ phần với 100% vốn của các
cổ đông với tên Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên đến ngày 05/09/2007 công
ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Sau 30 năm xây dựng và
trưởng thành, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, công ty đã

liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, cơng nghệ; đa dạng hóa các
mặt hàng; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Mục tiêu chiến lược của công ty là phát triển theo hướng đa ngành, ngành hàng sản
xuất kinh doanh cốt lõi là hàng may mặc.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện trên 6,000 người được đào tạo
cơ bản, làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Cùng với cơ sở vật chất
khang trang được xây dựng trên diện tích mặt bằng là 130.000m 2, máy móc thiết bị và
cơng nghệ hiện đại. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.
Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Nhật
Bản, Mỹ, EU... với giá cả cạnh tranh, phương thức dịch vụ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của
khách hàng trong và ngồi nước.Triết lý kinh doanh của cơng ty là: “Khách hàng là
người trả lương cho chúng ta”
Trong thời gian thực tập, khảo sát và nghiên cứu tại công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG, được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của thạc sỹ Phạm Thị Mai Yến –
khoa Quản lý công nghiệp và Môi trường – trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái
Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị phòng ban nghiệp vụ của công ty cổ phần
đầu tư và thương mại TNG, đã giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này.
5


Báo cáo của em gồm có 3 phần như sau:
- Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
- Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

6


Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1.Tên, địa chỉ doanh nghiệp
a) Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp
kinh doanh đa ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào
tạo. Có thể khái qt một số thơng tin chung về công ty như sau:
- Tên tiếng Anh: TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : TNG
b) Địa chỉ trụ sở : 160 Minh Cầu – Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại : 0280 854 462
Fax : 0280 852 060
Website
: www.tng.vn
Email :
Mã số thuế : 4600305723
Tài khoản giao dịch số :
 3901.000000.3923 (VND) tại NHĐT & PTVN chi nhánh Thái Nguyên.
 3901.037000.4036 (USD) tại NHĐT & PTVN chi nhánh Thái Nguyên
 10201.00004.39204 (VND) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên
 10202.00000.47206 (USD) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên
c) Giấy chứng nhận ĐKKD số 1703000036 (đăng ký thay đổi lần thứ 06) do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 08 tháng 10 năm 2007.
d) Logo biểu tượng của công ty:

Ý nghĩa logo TNG : TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch
của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây. Trong chiến lược phát triển
thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group hay TN Group. Còn
biểu tượng chữ TNG mầu đỏ, nằm trong quả cầu mầu xanh, ý muốn nói đến thương hiệu
TNG lớn mạnh mang tầm quốc tế.
e) Slogan - triết lý kinh doanh của công ty:

“ KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI TRẢ LƯƠNG CHO CHÚNG TA ”
7


1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong q trình phát triển của
cơng ty
a) Thời điểm thành lập
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc
Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh
Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi
vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần
áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh. Từ ngày 01/01/2003
cơng ty được cổ phần hóa có vốn điều lệ 100% là của các cổ đông. Đến ngày 22/11/2007,
cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, với số lượng
là 5,430 triệu cổ phiếu.
b) Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty
Kể từ ngày được thành lập cho đến nay, công ty cổ phần đầu tư và thương mại
TNG đã trải qua 30 năm hình thành và phát triển. Giai đoạn hình thành và phát triển đó
của cơng ty được chia thành năm giai đoạn:
a) Giai đoạn thứ nhất ( 1979 – 1983)
- Ngày 22/11/1979: Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyết định số
488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí
nghiệp đi vào hoạt động ngày 02 tháng 1 năm 1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm
của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.
- Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp
nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của
Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền.
Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đơi năm 1980. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp
ở giai đoạn này là sản xuất áo bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao. Đây là
giai đoạn đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển công ty. Hoạt động sản xuất kinh

doanh giai đoạn này theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản xuất theo
đơn đặt hàng của nhà nước.
b) Giai đoạn thứ hai ( 1984 – 1986 )
Đây là giai đoạn ổn định sản xuất để tạo đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh
doanh của giai đoan này vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản
xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước.
c) Giai đoạn thứ ba ( 1986 – 1993)
Đây là giai đoạn khởi đầu chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang
cơ chế thị trường. Doanh nghiệp phải tự hạch toán đầy đủ chi phí và tìm kiếm thị trường
8


tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp chuyển đổi cơ chế nên hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vơ cùng khó khăn, cán bộ cơng nhân viên chưa chuyển đổi
được nhận thức , tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng vơ cùng khó khăn, lạm phát
tăng cao. Chính vì vậy mà doanh nghiệp khơng tránh khỏi vịng xốy của suy thối kinh
tế. Có những năm doanh nghiệp gần như phải đóng cửa vì khơng tìm được thị trường tiêu
thụ sản phẩm, người lao động bị mất việc làm.
- Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về
thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số
708/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Theo đó số vốn hoạt
động của Công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng.
- Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở
rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu
đồng, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.
d) Giai đoạn thứ tư ( 1993 – 2002 )
Đây là giai đoạn chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo. Hoạt động sản xuất kinh
doanh theo cơ chế thị trường. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều khởi
sắc, đã có sự liên doanh liên kết với các đơn vị trong va ngoài nước để đầu tư đổi mới
thiết bị công nghệ và quy mô sản xuất, thu hút và giải quyết thêm được việc làm cho

người lao động.
- Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Cơng ty may Thái nguyên với tổng số
vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của
UBND tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty May Đức
Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt
Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may.
- Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).
e) Giai đoạn thứ năm ( từ 2003 đến nay )
Công ty chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với 100% vốn của
các cổ đông. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh trong nước
và quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt. Việc duy trì được thị phần tiêu thụ sản phẩm phải
dựa trên thương hiệu.
- Ngày 02/01/2003 Cơng ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu
Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày
16/12/2002.

9


- Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội
Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông Công
với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
- Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị quyết
Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty đến năm
2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo
- Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khốn
Nhà nước
- Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đơng bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn
bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Có
thể nói TNG đang lớn mạnh và vững bước phát triển cùng với ngành dệt may Việt Nam.

1.1.3. Qui mô hiện tại của công ty
1.1.3.1. Tình hình hoạt động:
* Các nhóm sản phẩm của Công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu
sau:
- Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bơng, hàng
jile, áo chồng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục;
- Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần
trượt tuyết, Váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành may hiện nay, phần lớn sản phẩm
của Công ty được xuất khẩu theo các đơn hàng đặt trước. Sản phẩm của Công ty được sản
xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm
ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy định
liên quan khác.
1.1.3.4. Cơ cấu tổ chức
a. Xí nghiệp may Việt Đức
Địa chỉ
: 160 Đường Minh Cầu, TP. Thái Nguyên, Tỉnh
Thái Nguyên
Điện thoại
: 0280.3854.461
Năng lực:
- Số dây chuyền sản xuất: 20
- Số lao động:
1200 người.
b. Xí nghiệp may Việt Thái:
10


Địa chỉ

: 221, Đường Thống Nhất, TP. Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại
: 0280.3858.545

Số dây chuyền sản xuất
: 16

Sản phẩm chính
: Áo Jacket, Quần Âu.

Số lao động
: 1.000 người.
c.
Xí nghiệp TNG Sông Công 1,2
Địa chỉ
: Khu Công Nghiệp B, Thị Xã Sông Công, Tỉnh
Thái Nguyên
Điện thoại : 0280.3662.020
Năng lực:

Số dây chuyền sản xuất
: 72

Sản phẩm chính
: Áo Jacket, Quần Bị, Quần Âu

Số lao động
: 4700 người.
d.

Xí nghiệp may TNG Phú Bình 1,2
Địa chỉ
: Khu Cơng Nghiệp Kha Sơn, Huyện Phú Bình,
Tỉnh Thái Nguyên
Năng lực

Số dây chuyền sản xuất
: 64

Số lao động
: 4000 người.
e.
Phân xưởng thêu.
Địa chỉ
: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, Tỉnh
Thái Nguyên
Năng lực:

Số máy thêu 18 đầu 9 kim: 15 chiếc.

Số lao động
: 70 người
f. Phân xưởng giặt:
Địa chỉ
: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, Tỉnh
Thái Nguyên
Năng lực:

Máy giặt: 12 chiếc


Máy sấy: 21 chiếc

Máy vắt khơ: 4 chiếc

Số lao động
: 40 người
g.
Phân xưởng bao bì:
11


Địa chỉ
Thái Nguyên.

: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Cơng, Tỉnh

Năng lực:
- Sản xuất bao bì carton 1,5 triệu m2/ năm.
- Sản xuất túi PE 120 tấn/ năm
- Số lao động
: 60 người
1.1.3.5. Những thành tích đạt được
Trải qua một q trình phấn đấu kiên trì, Cơng ty đã tự khẳng định, đứng vững
và phát triển. Ý chí quyết tâm cao của toàn thể Cán bộ CNV và Ban lãnh đạo Công ty đã
được đáp lại bằng những thành quả sau:
Năm 1998
- Bằng khen của Thủ trướng Chính phủ về “Đã có nhiều thành tích trong cơng
tác sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo
vệ Tổ quốc”.
Năm 2000

- Chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
- Huân chương Lao động hạng ba số 75 KT/CT của Chủ tịch nước trao tặng
Năm 2001
- Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO – 9001
Năm 2004
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thương mại tại Quyết định số 1229/2004/QĐ –
BTM về “Đạt thành tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2003”
Năm 2005
- Bằng khen số 0360/PTM – TĐKT của Chủ tịch phịng Thương mại và cơng
nghiệp Việt Nam về “Những thành tích trong sản xuất kinh doanh và đóng góp tích
cực vào sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004”
- Bằng khen số 324/QĐ – VP của Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp về “Thành tích
trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh năm 2004”
- Giải “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm” do Công ty The Childrens Place Hoa
Kỳ trao tặng tại Thượng Hải, Trung Quốc
- Giải “Doanh nghiệp uy tín – Chất lượng 2005” do tịa soạn Thơng tin Quảng
cáo ảnh Thương mại – Bộ Thương Mại trao tặng
Năm 2007
- Giải “Cúp vàng Văn hóa doanh nhân Việt Nam 2007”
12


- Giải “Danh hiệu nhà quản lý giỏi lần 2 – 2007”
- Giải “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam – 2007/ Doanh nghiệp
có hiệu quả SXKD tốt ”
- Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt nam “trao tặng giải danh hiệu doanh
nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007”
1.2.Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất và mua bán hàng may mặc

- Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu
hàng may mặc.
- Đào tạo nghề may cơng nghiệp
- Mua bán máy móc thiết bị cơng nghiệp, thiết bị phịng cháy chữa cháy.
- Xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp
- Vận tải hàng hố đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi
- Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh
- Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đơ thị và khu dân cư.
1.2.2. Các loại hàng hố, dịch vụ chủ yếu của Công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau:
- Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo chồng dài, Jacket có bơng,
hàng Jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục.
- Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần
trượt tuyết, váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may hiện nay, phần lớn sản
phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn hàng đặt trước.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của
nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất
lượng sản phẩm cũng như các quy định liên quan khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là: Quản
lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.
Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan
quyền lực cao nhất của Công ty, các quyết định được thông qua bằng cách biểu quyết của
13


tất cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty
có quyền nhân danh Cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi

của Cơng ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc
Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công
ty.
Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty, hình
thành và cụ thể hố các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể. Cụ thể ở
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì nhà quản lý cấp trung gian là: Giám đốc
các chi nhánh và bộ phận giúp việc cho họ.
Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân
viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của
cấp trên giao cho. Cụ thể đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì cấp
quản trị cơ sở được thể hiện ở các tổ trưởng các tổ sản xuất, quản lý kho, …

14


TỔNG GIÁM ĐỐC

XÍ NGHIỆP MAY
SƠNG CƠNG 1, 2 VÀ PHÚ BÌNH 1,
2

XÍ NGHIỆP MAY
VIỆT ĐỨC VÀ VIỆT THÁI

Phịng Tổ chức – Kế tốn

Phó Giám đốc
chuẩn bị sản xuất

CÁC PHÂN

XƯỞNG
ĐỘC LẬP

Phịng Tổ chức – Kế
tốn

Phó Giám đốc
kỹ thuật

Phịng
quản lý thiết bị

Phó Giám đốc
kỹ thuật

Phịng kỹ thuật
Phó Giám đốc
chất lượng

Phịng KCS1,2

Phó Giám đốc
chất lượng

Phó quản
đốc
chất lượng
Điều độ
Các tổ:
tổ may;

tổ cắt;
tổ là;
tổ hồn thiện

Phịng
TCCB-HCQT

Phân xưởng
giặt

Phịng
thiết kế mẫu

Phịng
thiết
bị

Phân xưởng
bao bì

Phịng
KDXK 1,2
Phịng
KDND 1,2

Phịng
kỹ
thuật

Phân xưởng

may:
+ Việt Đức 3PX
+ Việt Thái 2PX

Phịng CNTT

PHĨ TGĐ
Nguyễn Huy
Hồng
Trung tâm
đào tạo

Phịng
QLLĐ-TL-BH

PHĨ TGĐ
Lý Thị Liên
Phịng XNK

KẾ TỐN
TRƯỞNG
Phịng kế tốn

Phịng XDCB
Phịng
bảo vệ

Phịng
TB & BHLĐ


Giải thích một số từ viết tắt:
- PX: Phân xưởng
- TGĐ: Tổng giám đốc
- TCCB-HCQT: Tổ chức cán bộ - hành chính
quản trị
- KDXK: Kinh doanh xuất khẩu
- KDNĐ: Kinh doanh nội địa
- CNTT: Công nghệ thông tin
- KSNB: kiểm soát nội bộ
- QLLĐ-TL-BH: Quản lý lao động – tiền
lương – bảo hiểm
- TB & BHLĐ: Thiết bị và bảo hiểm lao
động
- XNK: Xuất nhập khẩu
- XDCB: Xây dựng cơ bản

Phòng KCS
Quản đốc

Quản đốc

Phân xưởng
+ Phân xưởng may: 06 PX
+ Phân xưởng cắt: 01 PX
+ Phân xưởng hoàn thiện: 01
PX

Phân xưởng
thêu


PHĨ TGĐ
Lã Anh Thắng

Phịng KSNB

Phịng kế hoạch vật tư

Phịng kế hoạch
vật tư 1,2

TGD

Phó quản
đốc chất
lượng
Điều độ
Các tổ:
tổ may;
tổ cắt;
tổ là;
tổ hồn thiện

Hình 1.1. Mơ hình tổ chức quản lý hiện tại của công ty

15


Mơ hình tổ chức của Cơng ty hoạt động theo kiểu trực tuyến chức năng, hệ thống
này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức
các bộ phận chức năng. Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia

ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị
ở mức độ nhất định.
* Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Cơng ty, tồn quyền quyết
định mọi hoạt động của Cơng ty và có nhiệm vụ:
- Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ trương chính sách
dài hạn trong việc phát triển của Công ty;
- Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt đông của Công ty;
- Bầu, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát;
- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.
* Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Cơng ty, có tồn quyền nhân danh Cơng ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc Đại hội đồng cổ đơng quyết định.
Hội đồng Quản trị có nhiệm vụ:
- Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi
nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết tốn năm tài chính, phương hướng phát triển và kế
hoạch hoạt động sản xuất của Công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty;
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc;
- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty;

16


- Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông;
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG hiện có 5 thành
viên, gồm:
1. Ơng Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hội đồng quản trị

2. Ông Lã Anh Thắng – Uỷ viên
3. Ông Nguyễn Việt Thắng – Uỷ viên
4. Bà Lý Thị Liên – Uỷ viên
5. Bà Đoàn Thị Thu – Uỷ viên
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đơng kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh,
quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đơng bầu
Ban kiểm sốt gồm 03 thành viên:
1.
Ơng Nguyễn Huy Hồng – Trưởng ban
2.
Bà Nguyễn Thị Minh Thọ – Tiến sỹ kinh tế, chủ nhiệm khoa kế toán trường
đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên – Ủy viên
3.
Bà Cao Thị Tuyết – Uỷ viên
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, do Hội đồng Quản
trị Công ty bổ nhiệm. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng cổ đơng về các quyết định của
mình. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh;
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng
Điều lệ Công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị;
- Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty;
- Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu
trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị;
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Cơng
ty.
Phó Tổng Giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong hoạt động điều hành
Công ty trong mảng công việc được giao.

Ban Giám đốc Cơng ty gồm 03 thành viên:
1. Ơng Nguyễn Văn Thời – Tổng Giám đốc
2. Ơng Lãnh Anh Thắng – Phó tổng giám đốc
17


3. Bà Lý Thị Liên – Kế toán trưởng (từ tháng 3-2008 giữ chức Phó tổng giám đốc)
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
* Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị
Chức năng:
- Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và cơng tác quản
trị hành chính của công ty.
Nhiệm vụ:
- Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của cơng
ty.
- Xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thu hút nhân tài vào làm
việc tại công ty.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương.
- Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
- Quản lý quĩ tiền mặt của cơng ty.
- Kiểm tra, kiểm sốt cơng tác quản lý lao động, tiền lương của tồn cơng ty.
- Thực hiện công tác bảo vệ tài sản của CBCNV và của tồn cơng ty.
- Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao
động tồn cơng ty.
- Thực hiện cơng tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân qn tự vệ của cơng ty.
* Phịng thiết kế mẫu:
Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật và công nghệ.
Nhiệm vụ:

- Thiết kế, nhập mẫu sản phẩm để chào hàng cho các khách hàng;
- Kiểm tra sản phẩm được khách hàng duyệt trước khi vào sản xuất;
- Kiểm tra mẫu trước khi trình duyệt sản xuất;
- Lập hồ sơ hàng cho các chi nhánh;
- Kiểm tra về mặt kỹ thuật trước khi đưa sản phẩm vào sản xuất tại các chi nhánh
Cơng ty.
* Phịng kinh doanh, xuất khẩu 1,2.
Chức năng:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác hoạch định các phương án sản xuất kinh
doanh của tồn Cơng ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể.
18


Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các
phương án kinh doanh và tài chính.
- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để
xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làm hàng xuất khẩu.
- Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước ban hành
để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức
thanh tốn. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo dõi tình
hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng
- Xác định mặt hàng sản xuất, tỷ lệ mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng đơn hàng cho
phù hợp với cơ cấu thiết bị và khả năng đầu tư của Công ty;
- Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch SXKD và giao kế hoạch SXKD cho
các đơn vị.
- Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản
lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Cơng ty.

* Phịng kinh doanh nội địa 1,2.
Chức năng:
- Tìm kiếm nguồn hàng dệt, may thêu cho công ty.
- Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược của công ty.
- Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm dệt, nhuộm, may, thêu của công ty từ các
đơn hàng nhận được.
- Tham mưu, đề xuất cho ban TGĐ, hỗ trợ các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị,
thị trường, lập kế hoạch. Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và mơi trường.
Nhiệm vụ:
- Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho cơng
ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty. Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối
mẫu chào hàng.
- Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thành
sản phẩm giá bán (FOB, CM) …trình Tổng Giám đốc duyệt.
- Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội trình Tổng Giám đốc ký.
- Cân đối nguyên phụ liệu, lập kế hoạch sản xuất từng đơn hàng, cấp phát nguyên phụ
liệu cho đơn vị sản xuất.
- Làm packing list, lịch xuất hàng, chuyển giao cho đơn vị sản xuất, bộ phận liên
19


quan thực hiện.
- Thanh lý nguyên phụ liệu với Phân xưởng sản xuất, đơn vị gia cơng ngồi, khách
hàng, theo dõi, đốc thúc việc thu hồi công nợ đối với khách hàng.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Tổng Giám đốc
Cơng ty.
* Phịng Công nghệ thông tin.
Chức năng:
- Quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý thiết bị văn phòng và quản lý Website của
công ty.

Nhiệm vụ:
- Thiết kế, đổi mới giao diện Website và quản trị Website của công ty.
- Quản lý hòm thư điện tử.
- Tổng hợp kế hoạch đầu tư thiết bị văn phịng của cơng ty.
- Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý của công ty.
- Quản lý trang thiết bị văn phịng của tồn cơng ty.
- Tiếp nhận thơng tin để cập nhật lên Website của công ty.
- Quản trị hệ thống mạng nội bộ trong tồn cơng ty.
* Phịng Kiểm soát nội bộ.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của
người hành nghề chứng khoán.
- Kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính.
- Nội dung khác theo nhiệm vụ Tổng Giám đốc Cơng ty giao
* Phịng quản lý lao động - Tiền lương - Bảo hộ.
Chức năng:
- Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và cơng tác quản trị
hành chính của công ty.
Nhiệm vụ:
- Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty;
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
Công ty;
- Xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương;
- Xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thu hút nhân tài vào làm
việc tại Công ty;
20




×