Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty nhiệt điện Phả Lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 95 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống điện nói chung thì nhà máy điện là một phần tử đóng vai trò hết sức
quan trọng. Nó có nhiệm vụ biến đổi các dạng năng lƣợng sơ cấp thành năng lƣợng
điện để cung cấp cho các phụ tải. Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại nói riêng là một nhà
máy có công suất lớn so với các nhà máy nhiệt điện. Vì vậy cấu trúc của sơ đồ nối điện
chính, cũng nhƣ hệ thống điện tự dùng là tƣơng đối phong phú.
Là một giáo viên trẻ mới bƣớc vào nghề, việc đi thực tế để tìm hiểu thêm về các
vấn đề kĩ thuật của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là hết sức bổ ích, vì qua đó sẽ giúp cho
một giáo viên trẻ có thêm nhận thức về thực tế sản xuất. Qua đó việc giảng dạy sau
này sẽ có chất lƣợng hơn.
Qua đợt đi thực tế này, tuy thời gian chƣa nhiều nhƣng với sự định hƣớng của
thầy trƣởng khoa, cùng với sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ kĩ thuật, cán bộ vận hành
của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại và sự cố gắng của bản thân, đến nay bản thu hoạch về
đợt đi thực tế đã hoàn thành.
Nội dung thực tế gồm 5 phần chính:
Phần I: Đặc điểm chính của nhà máy nhiệt điện Phả Lại:
Phần II: Bảo vệ và điều khiển.
Phần III: Hệ thống điện một chiều của nhà máy.
Phần IV: Công tác quản lý vận hành.
Phần V: Tổng quan về công nghệ dây truyền II.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban đặc biệt là khoa
Xƣởng Thực Hành đã tạo điều kiện giúp chúng em hoàn thành đợt đi thực tế này.





Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -2- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................... 1


PHẦN I: ................................................................................................ 5
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI ...... 5
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
ĐIỆN QUỐC GIA, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY ...................................... 6
1: Đặc điểm chung ................................................................................................... 6
2: Vai trò và tầm quan trọng của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại đối với hệ thống
điện quốc gia. ........................................................................................................... 9
3: Cơ cấu tổ chức: ................................................................................................. 10
II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH: ................................................................................ 11
1: Các thiết bị chính trong sơ đồ nối điện chính: .................................................. 11
1.1: Máy phát điện: ................................................................................................ 11
1.2: Các máy biến áp tự ngẫu AT1 và AT2:.......................................................... 18
1.3: Các máy biến áp khối 3 và khối 4: ................................................................. 19
1.4: Các máy cắt điện: ........................................................................................... 19
1.5: Dao cách ly: .................................................................................................... 20
2: Các phƣơng thức vận hành: ............................................................................... 21
III. HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG : ......................................................................... 28
1: Phƣơng thức vận hành cấp điện áp 6(KV): ....................................................... 28
2. Phƣơng thức vận hành cấp điện áp 0,4(KV): .................................................... 30
3. Ƣu nhƣợc điểm của hệ thống điện tự dùng: ...................................................... 31
PHẦN II: ............................................................................................ 32
BẢO VỆ VÀ ĐO LƯỜNG .................................................................. 32
I: Bảo vệ đo lƣờng khối MFĐ - MBA. ...................................................................... 33
1: Bảo vệ đo lƣờng khối MFĐ - MBA khối 1 + 2 ................................................. 33
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -3- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
2: Bảo vệ đo lƣờng khối MFĐ - MBA khối 3 + 4 ................................................. 38
II: Bảo vệ máy biến áp tự dùng ................................................................................. 42
1. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho máy biến áp tự dùng làm việc từ TD91  TD94: 42
2. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho máy biến thế tự dùng dự phòng TD10: ............... 43

3. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho các máy biến áp tự dùng 6/0,4 (KV): .................. 44
PHẦN III: ........................................................................................... 46
HỆ THỐNG ĐIỆN MỘT CHIỀU TRONG NHÀ MÁY NHIỆT
ĐIỆN PHẢ LẠI .................................................................................. 46
I: Phƣơng thức vận hành hệ thống điện một chiều: ................................................... 48
II: Phƣơng pháp nạp – xả cho hệ thống acquy .......................................................... 49
1. Đặc điểm của ắc qui GTS-1000: ....................................................................... 49
2. Đặc tính kỹ thuật của ắc qui GTS-1000: ........................................................... 50
3. Chế độ làm việc phóng nạp. .............................................................................. 50
PHẦN IV: ........................................................................................... 55
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH ................................................ 55
I: Quy trình vận hành máy phát điện ......................................................................... 56
1. Các công tác chuẩn bị để khởi động máy phát .................................................. 56
2. Khởi động máy phát diện và hoà máy phát điện vào lƣới ................................. 60
3. Mang tải và giám sát sự làm việc của máy phát điện ........................................ 63
II. Quy trình vận hành máy biến áp: .......................................................................... 71
1. Các chế độ làm việc của máy biến áp: .............................................................. 71
2. Chuẩn bị máy biến thế trƣớc khi đóng mạch vào làm việc và đóng điện máy
biến thế .................................................................................................................. 73
PHẦN V: ............................................................................................. 76
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA DÂY
TRUYỀN II ......................................................................................... 76
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -4- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DÂY CHUYỀN 2 NHÀ MÁY ............................... 77
1: Mở đầu ............................................................................................................... 77
2: Chu trình chính của hơi và nƣớc ....................................................................... 78
II: TỔNG QUAN VỀ LÒ .......................................................................................... 80
1: LÒ HƠI .............................................................................................................. 80
2: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ............................................................................... 86

III: TỔNG QUAN VỀ TURBINE ............................................................................. 87
IV: MÁY PHÁT ĐIỆN ............................................................................................ 91
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc .......................................................................... 91
2. Bộ làm mát máy phát điện ................................................................................. 93
3. Hệ thống kích từ của máy phát điện .................................................................. 93
V: CÁC MÁY BIẾN ÁP T5 VÀ T6: ........................................................................ 94


PHẦN I:
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
PHẢ LẠI
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -6- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
ĐIỆN QUỐC GIA, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY
1: Đặc điểm chung
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại nằm trên địa phận Huyện - Chí Linh, tỉnh Hải
Dƣơng, cách Hà Nội gần 60 km về phía bắc nằm sát đƣờng 18 và tả ngạn sông Thái
Bình.
Nhà máy điện Phả Lại đƣợc xây dựng làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I: Đƣợc khởi công xây dựng vào thập kỷ 80. Do Liên Xô giúp ta xây
dựng, bao gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy 110 (MW). Đƣợc thiết kế với sơ đồ khối hai lò
một máy/một tuabin. Tổ máy số 1 đƣợc đƣa vào vận hành ngày 10/3/1983 và hoàn
thiện tổ máy số 4 vào năm 1986, với tổng công suất thiết kế là 440 (MW).
Giai đoạn II: đƣợc khởi công xây dựng vào tháng 6/1996 do công ty Mit Su của
Nhật Bản trúng thầu làm chủ đầu tƣ xây dựng gồm 2 tổ máy. Mỗi tổ máy 300 (MW)
với sơ đồ một lò một máy/một tuabin. Tổng công suất thiết kế của dây chuyền II là
600 (MW). Dây chuyền II đƣợc hoàn thành và phát điện vào tháng 3 năm 2003.
Để kịp hòa nhập với nền kinh tế thế giới và chủ trƣơng đổi mới của Đảng và nhà
nƣớc, tăng tính làm chủ của ngƣời lao động. Ngày 18 tháng 01 năm 2006 đƣợc sự chấp

thuận và ủng hộ của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại
đã chính thức đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại .
Nguồn nhiên liệu chính cấp cho Công ty là than từ mỏ than Mạo Khê, Vàng
Danh, Uông Bí …, đƣợc vận chuyển về Công ty bằng đƣờng sông và đƣờng sắt.
Sau khi đƣa tổ máy cuối cùng vào làm việc 14/03/2006 thì khả năng Công ty có
thể cung cấp cho lƣới điện quốc gia khoảng 7,2 tỷ kwh/năm.
Cùng với thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Nhiệt Điện Uông Bí và Nhiệt Điện Ninh
Bình, Công ty Nhiệt Điện Phả Lại cung cấp cho hệ thống điện Miền Bắc qua 6 đƣờng
dây 220 (kV) và 8 đƣờng dây 110 (kV), qua các trạm trung gian nhƣ Ba La, Phố Nối,
Tràng Bạch, Đồng Hoà, Đông Anh, Bắc Giang. Ngoài ra Phả Lại còn là một trạm phân
phối điện lớn trong việc nhận điện từ thuỷ điện Hoà Bình về cung cấp cho khu vực
đông bắc tổ quốc ( Quảng Ninh -Hải Phòng).
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -7- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Năm 1994 việc xây dựng đƣờng dây truyền tải điện 500 (kV) Bắc-Nam, Công ty
Nhiệt điện Phả Lại đóng vai trò quan trọng thứ hai cung cấp điện cho hệ thống sau
Thuỷ điện Hoà Bình. Công Ty Nhiệt điện Phả Lại đƣợc đặt đúng tầm của một Công ty
nhiệt điện lớn nhất Tổ Quốc.
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ phân phối tải, giữ ổn định sự làm việc cho hệ thống
điện thì Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đƣợc nối với hệ thống điện qua hai trạm ngoài
trời với các cấp điện áp là 220 (KV) và 110(KV).
Trạm 220 (kV) bao gồm các đƣờng dây sau:
 271 nối với trạm 220 (KV) Mai Động.
 272 nối với trạm 220 (KV) Ba La - Hà Đông.
 273 nối với trạm 220 (KV) Đồng Hoà - Hải Phòng.
 Trong thời gian tới dự kiến xây dựng đƣờng dây 274 đi Hải Phòng và đƣờng dây
275, 276 đi Quảng Ninh.
Trạm 220 (kV) có máy cắt điện liên lạc 212 và máy cắt vòng 200. Các thanh cái
C21 - 220 và C22 - 220 còn đƣợc nối với dây chuyển II qua hai máy cắt 224 và 215
(hai máy cắt này thuộc dây chuyển II)

Trạm 110 (KV) gồm có các đƣờng dây sau:
 171 cấp điện cho trạm 110/6 (KV) Phả Lại.
 172 cấp điện cho trạm 110 (KV) Bắc Giang.
 173 - 174 nối với trạm 110 (KV) của Nhà máy điện Uông Bí.
 175 và 176 cấp điện cho trạm 110 (KV) Đông Anh. Đồng thời cấp điện cho trạm
110 (KV) Bắc Ninh và Võ Cƣờng.
Thời gian tới xây dựng thêm đƣờng dây kép cấp điện cho trạm 110 (KV) Lai
Khê.
Trong trạm 110 (KV) có các máy cắt liên lạc 112 và máy cắt vòng 100. Máy cắt
130 cấp điện cho máy biến áp tự dùng dự phòng 110 (KV) (TD10).
Trạm 220 (KV) đƣợc liên hệ với trạm 110 (KV) qua hai máy biến áp tự ngẫu
AT1 và AT2 có công suất bằng nhau là 250 MVA. Sơ đồ đấu dây của các trạm đầu
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -8- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
cực nhà máy là sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thêm một thanh góp vòng C9. Đây là
sơ đồ nối điện tƣơng đối hoàn chỉnh và linh hoạt, là một trong những đặc điểm rất
quan trọng và mang nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốt trọng trách phân phối tải cho hệ thống điện thì còn cần
phải hoà các máy phát điện của nhà máy vào hệ thống và phải đảm bảo an toàn, có
hiệu quả trong quá trình hoà điện. Tại nhà máy, việc hoà các máy phát điện vào hệ
thống điện đƣợc thực hiện ở chế độ tự đồng bộ chính xác bằng tay. Việc hoà các máy
phát điện vào hệ thống điện ở nhà máy đƣợc thực hiện tại một số điểm hoà chính, phân
theo từng khối nhƣ sau:
 Tại khối 1: Điểm hoà tại máy cắt đầu cực máy phát điện M1 là 901, các máy cắt
131 phía 110 (KV) và máy cắt 231 phía 220(KV).
 Tại khối 2: Điểm hoà tại máy cắt đầu cực máy phát điện M2 là 902, tại máy cắt
132 phía 110 (KV) và máy cắt 232 phía 220(KV).
 Tại khối 3: Điểm hoà tại máy cắt đầu cực máy phát điện M3 là 903, tại máy cắt
233 phía 220(KV).
 Tại khối 4: Điểm hoà tại máy cắt đầu cực máy phát điện M4 là 904, tại máy cắt

234 phía 220(KV).
Vậy Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại một trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nƣớc nhà
máy đóng vai trò vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với hệ thống điện quốc gia.
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -9- Đơn vị: Đại Học Điện Lực

Hình 1: Toàn cảnh nhà máy
2: Vai trò và tầm quan trọng của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại đối với hệ
thống điện quốc gia.
Nhƣ chúng ta đã biết, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại nằm cạnh con sông Lục Đầu
Giang trên địa bàn thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng và là cửa ngõ của
tỉnh Quảng Ninh. Đây là công trình hợp tác hữu nghị Việt - Xô. Nhà máy Nhiệt điện
Phả Lại có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi về nguồn nƣớc và nguồn nhiên liệu, do đó
nơi đây có khả năng xây dựng một nguồn công suất lớn.
Mặt khác, vị trí của Phả Lại nằm gần các trung tâm văn hoá, kinh tế nhƣ: Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Bắc Giang và Hải Dƣơng... Đó là các
trung tâm phụ tải có nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn. Vì lý do đó, việc xây dựng một
điểm nút công suất tại Phả Lại là rất hiệu quả đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Từ những yêu cầu, thực tế trên trong việc phát triển và xây dựng đất
nƣớc, ta thấy rõ vị trí và vai trò của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại là vô cùng quan trọng
trong hệ thống điện, là một điểm nút quan trọng đảm đƣơng trọng trách cung cấp điện
cho các tỉnh thành phố phía Đông Bắc nƣớc ta nhƣ: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải
Dƣơng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Lạng Sơn và một phần của Thủ đô Hà Nội.
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -10- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Trong năm 2006, của thế kỷ XXI này, khi nền kinh tế đất nƣớc đang trong giai
đoạn phát triển mới và tiến trình phát triển mới của Điện lực Việt Nam thì Nhà máy
Nhiệt điện Phả Lại càng khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trong hệ
thống điện quốc gia, nó góp phần làm ổn định lƣới điện, phân bổ đều phụ tải trong hệ
thống. Hơn thế nữa nhà máy còn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nƣớc nói chung và các tỉnh miền Bắc nói
riêng đạt nhiều thành tựu để nhanh chóng tiến tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3: Cơ cấu tổ chức:

Công ty hiện có 12 đơn vị gồm các phòng kỹ thuật, nghiệp vụ và các phân
xƣởng, đƣợc chia làm 02 khối gồm khối các phòng kỹ thuật nghiệp vụ và khối vận
hành.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tại thời điểm hiện tại là 1.464 ngƣời, trong
đó:
a) Lãnh đạo Công ty: 04 ngƣời
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -11- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
b) Cán bộ đoàn thể: 04 ngƣời
c) Khối các phòng: 332 ngƣời
Gồm: - Lao động gián tiếp: 122 ngƣời
- Lao động phục vụ: 210 ngƣời
d) Khối các phân xƣởng: 1.124 ngƣời
Về trình độ:
a) Đại học và sau đại học :209 ngƣời, chiếm 14,27%
b) Cao đẳng và Trung cấp :370 ngƣời, chiếm 25,28%
c) Công nhân kỹ thuật :703 ngƣời, chiếm 48,02%
d) Lao động phổ thông :182 ngƣời, chiếm 12,43%
II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH:
1: Các thiết bị chính trong sơ đồ nối điện chính:
1.1: Máy phát điện:

Hình 2: Máy phát điện

Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại

SV: Nguyễn Hoài Sơn -12- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
1.1.1: Cấu tạo
Máy phát điện đồng bộ kiểu TB - 120 - 2T3, dùng để phát điện lâu dài trong
những chế độ làm việc bình thƣờng khi nối trực tiếp với tuabin và đƣợc đặt trong nhà
có mái che. Máy phát đã đƣợc nhiệt đới hoá (T) và làm việc theo các điều kiện sau
đây:
Lắp ở độ cao không lớn hơn 1000(m) so với mặt biển.
Nhiệt độ môi trƣòng trong giới hạn : +5
0
C  45
0
C
Trong khu vực không có chất gây nổ.
a: Stator:
Vỏ Stator: Đƣợc chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để stator
có thể không bị hỏng bởi biến dạng khi H
2
nổ, vỏ đƣợc đặt trực tiếp lên bệ máy bắt bu
lông.
Lõi thép Stator: Lõi đƣợc cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật có độ dày 0,5(mm). Trên
bề mặt các lá thép này đƣợc quét một lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh
thông gió. Lõi thép của stato đƣợc ép bằng các vòng ép bằng thép khong từ tính, vòng
răng của những lá thép ngoài đƣợc ép chặt bằng những tấm ép có từ tính đặt ở giữa lõi
thép và vòng ép.
Cuộn dây của stator kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây dùng cách
điện loại B sơ đồ đấu nối sao kép gồm 9 đầu ra.
b: Rotor:
Rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bền cơ học trong mọi
chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện loại B. Lõi đƣợc khoan
xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến các chổi than. Các vòng dây rotor

quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió.
c: Bộ chèn trục:
Để giữ Hiđrô không thoát ra ngoài theo dọc trục, có kết cấu đảm bảo nén chặt
bạc và babít vào gờ chặn của trục rôto nhờ áp lực dầu nén đã đƣợc điều chỉnh và đảm
bảo tự động dịch chuyển dọc theo trục khi có sự di trục. áp lực dầu chèn luôn lớn hơn
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -13- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
áp lực H
2
( từ 0.5 đến 0.7 kg/cm
2
) đƣợc đƣa vào hộp áp lực và từ đây qua các lỗ ở
vòng bạc sẽ đi qua các rãnh vào babít và tản ra 2 phía. ở những rãnh tròn này khi máy
quay sẽ quay theo và tạo ra một màn dày đặc ngăn chặn sự dò khí H
2
từ trong vỏ máy
phát điện ra ngoài. áp lực dầu chèn định mức là 2,5 kg/cm
2
.
d: Bộ làm mát:
Gồm 6 bộ làm mát khí H
2
bố trí bao bọc phần trên và dọc theo thân máy phát.
e: Thông gió:
Thông gió cho máy phát điện theo chu trình tuần hoàn kín kín cùng với việc làm
mát khí H
2
bằng các bộ làm mát đặt trong vỏ stator, căn cứ vào yêu cầu làm mát khối
khí H
2

nhà chế tạo đặt 2 quạt ở hai đầu trục của rotor máy phát điện. Khi máy phát
làm việc cấm không dùng không khí để làm mát.
- Các thông số kĩ thuật của máy phát điện:
- Công suất toàn phần : S = 141.200(KV)A
- Công suất tác dụng : P = 120.000KW
- Điện áp định mức : U = 10.500  525V
- Dòng điện stator : I
Stator
= 7760A
- Dòng điện rotor : I
Roto
= 1830A
- Tốc độ quay định mức : n = 3000v/p
- Hệ số công suất : cos = 0,85
- Hiệu suất : % = 98,4%
- Cƣờng độ quá tải tĩnh : a = 1,7
- Tốc độ quay tới hạn : n
th
= 1500v/p
- Mômen bánh đà : 13 T/m
2

- Mômen cực đại khi có ngắn mạch ở cuộn dây stator: 6 lần
- Môi chất làm mát máy phát: Khí Hyđrô
- Đầu nối pha cuộn dây Stator hình sao kép
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -14- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
- Số đầu cực ra của dây stator : 9
1.1.2: Hệ thống kích thích của máy phát điện
Hệ thống kích thích của tổ máy gồm một máy kích thích chính cung cấp dòng

kích thích cho máy phát và một máy kích thích phụ cung cấp dòng kích thích cho máy
kích thích chính. Máy kích thích chính và phụ nối đồng trục với Roto máy phát. Ngoài
ra Công ty còn có hệ thống kích thích dự phòng dùng chung cho cả bốn tổ máy.
1.1.3: Máy kích thích chính:
Kiểu Д- 490- 3000T3 là máy phát điện cảm ứng tần số cao, bên trong máy đặt
bộ chỉnh lƣu. Rôto máy kích thích đƣợc nối trên cùng một trục rôto máy phát điện,
máy kích thích có các gối đỡ trƣợt đƣợc bôi trơn cƣỡng bức từ hệ thống dầu chung.
Thông số kỹ thuật:
- Công suất hữu công lâu dài : P = 600kW
- Điện áp lâu dài : U = 310V
- Điện áp ngắn hạn : U = 560V
- Dòng điện cho phép lâu dài : I = 1930A
- Dòng điện ngắn mạch cho phép: I = 3500A
- Tốc độ quay : n = 3000v/p
- Tần số : f = 500 Hz.
- Làm mát bằng không khí theo chu trình kín.
- Bội số kích thích cƣờng hành theo điện áp và dòng điện ứng với các thông số
định mức kích thích của máy phát điện là 2.
- Thời gian cho phép máy kích thích và rotor máy phát điện có dòng điện tăng
gấp 2 lần dòng điện kích thích định mức là 20s.
- Tốc độ tăng điện áp kích thích trong chế độ cƣờng hành không nhỏ hơn 0,2s.
 Thông số cƣờng hành kích thích cho phép của kích thích chính.
Thời gian cho phép (s) Dòng điện (A) Điện áp (V)
20 3500 560
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -15- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
1.1.4: Máy kích thích phụ :
Kiểu M -30- 400 T3
P = 30KW
U = 400/230V

I = 54/93 A
n = 3000v/p
f = 400Hz
Rotor máy kích thích phụ làm bằng nam châm vĩnh cửu.
1.1.5: Máy kích kích thích dự phòng :
Máy kích thích dự phòng đƣợc dùng khi hệ thống kích chính bị hƣ hỏng hoặc đã
đƣợc vào sửa chữa, nó dự phòng cho cả 4 máy kích thích chính. Máy kích thích dự
phòng là máy phát điện một chiều kéo bằng động cơ không đồng bộ 3 pha
 Máy phát điện một chiều kiểu: C -900 - 1000T4 có thông số kỹ thuật:
P = 550 kW
U = 300 V
I = 1850 A
 Động cơ kiểu : A - 1612-6 T3 có thông số kỹ thuật:
P = 800 KW
U = 6 (KV)
I = 93 A
Khi chuyển sang kích thích dự phòng điện áp đƣợc điều chỉnh bằng tay. Tuy
nhiên ở chế độ này việc cƣờng hành kích thích vẫn đƣợc đảm bảo.
1.1.6: Điều chỉnh điện áp của máy phát điện:
Bộ tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện hoạt động theo nguyên lý sau:
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -16- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Tín hiệu đƣợc lấy từ TU và TI ở đầu cực máy phát đƣa vào bộ APB (bộ tự động
điều chỉnh kích từ). Tín hiệu sau khi sử lý đƣợc đƣa vào 2 cuộn dây OB1 và OB2
(cũng có thể điều chỉnh bằng tay).
Hai cuộn dây OB1 và OB2 tạo nên hiệu ứng corrector thuận và nghịch cho việc
điều chỉnh điện áp của máy phát. Ngoài ra có thêm cuộn thứ 3 (OB3) mắc nối tiếp với
mạch kích thích chính có nhiệm vụ tăng tốc cho những tín hiệu điều khiển (dòng kích
thích).
+ OB3 : Cuộn dây nối tiếp kích thích đƣợc đấu nối tiếp với cuộn dây roto máy

phát OB, do đó làm tăng độ nhạy của hệ thống kích thích khi phụ tải đột ngột thay đổi.
+ OB1 : Cuộn dây nối tiếp kích thích độc lập tạo nên xung lực, lực tác động
nhanh theo xung lực của cuộn dây OB3 và đảm bảo tăng điện áp của máy phát cao tần
và do đó tăng dòng điện kích thích máy phát
+ OB2 : Cuộn dây kích thích độc lập tạo nên xung lực ngƣợc với xung lực cuộn
dây OB3 và dùng để tăng quá trình giảm kích thích máy phát cao tầnkhi phụ tải máy
phát giảm đột ngột.
Dòng kích thích của máy phát kích thích chính (xoay chiều tần số cao) sẽ đƣợc
đƣa qua bộ chỉnh lƣu bởi các điot. Sau đó mạch đƣợc mắc nối tiếp với một bộ lọc
nhiễu gồm các tụ và điện trở (nhằm san bằng dòng điện) rồi đƣợc đƣa vào mạch kích
thích.
Trong mạch kích thích còn có aptomat dập từ. Khi máy phát bị cắt đột ngột,
aptomat dập từ sẽ đóng mạch kích thích vào một điện trở dập từ.
Mạch kích thích dự phòng khi cần thiết sẽ đƣợc đóng trực tiếp vào cuộn dây kích
thích mà không qua bộ APB. Do đó khi dùng kích thích dự phòng sẽ không tự động
điều chỉnh điện áp đƣợc.
1.1.7: Hệ thống làm mát của máy phát điện:
Máy phát điện có môi chất làm mát là khí H
2
. Cuộn dây Stator đƣợc làm mát
gián tiếp bằng H
2
. Cuộn dây Rotor, Rotor, lõi Stator đƣợc làm mát trực tiếp bằng H
2
.
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -17- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Nhiệt độ định mức của khí H
2
: t

0
= 35
0
C  37
0
C. Nhiệt độ cho phép nhỏ nhất của
H
2
ở đầu vào máy phát điện là 20
0
C. áp lực định mức của H
2
: 2,5 Kg/cm
2
, áp lực cho
phép lớn nhất là 3,7 Kg/cm
2

Khí H
2
đƣợc làm mát bằng nƣớc. Có 6 bộ làm mát khí H
2
đƣợc lắp dọc theo thân
máy. Khi cắt 1 bộ làm mát thì phụ tải của máy phát nhỏ hơn 80% phụ tải định mức.
- Nhiệt độ định mức của nƣớc làm mát: t
0
= 23
O
C
- Áp lực định mức của nƣớc làm mát: P = 3kg/cm

2

- Lƣu lƣợng nƣớc làm mát qua một bình: Q = 400m
3
/giờ
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại gồm 4 tổ máy phát với tổng công suất 4x110 (MW).
Các máy phát điện đều là máy phát điện đồng bộ. Trong hệ thống điện lực có rất nhiều
máy phát điện làm việc song song. Việc nối các máy phát điện làm việc chung trong
một hệ thống điện lực là cần thiết vì nó có ƣu điểm giảm bớt vốn đầu tƣ đặt máy phát
điện dự trữ đề phòng sửa chữa và sự cố để đảm bảo an toàn cung cấp điện, hoặc sử
dụng hợp lý các nguồn năng lƣợng nhƣ cho các nhà máy thuỷ điện làm việc với công
suất lớn vào mùa mƣa lũ để giảm bớt công suất của các nhà máy nhiệt điện, để nâng
cao đƣợc các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật khi thiết kế và vận hành.
 Các máy phát điện kiểu TB - 120 T3 dùng trong nhà máy có các thông số
kỹ thuật sau:
- Công suất toàn phần :S = 141.200(KV)A
- Công suất tác dụng : P = 120.000 KW.
- Điện áp định mức : U
dm
= 10.000 (KV).
- Điện áp điều chỉnh đƣợc định mức: U = 10.500  525V = U Stato.
- Dòng điện Stato : I
s
= 7760 (A)
- Dòng điện Rôto : I
r
= 1830 (A)
- Hệ số công suất : Cos= 0,85
- Điện kháng tƣơng đối : X"
d

= 0,913.
- Số cặp cực từ : n = 1
- Hiệu suất : % = 98,4%
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -18- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
- Cƣờng độ quá tải tĩnh : a = 1,7
- Tốc độ quay định mức : n = 3000 v/p
- Tốc độ quay giới hạn : n
th
= 1500 v/p
- Mô men bánh đà : 13 T/m
2
.
- Môi chất làm mát máy phát: Hiđrô (H2)
- Mô men cực đại : 6 lần
- Đầu nối pha cuộn dây Stato hình sao kép.
- Số đầu cực ra của dây Stato: 9 đầu
Máy phát điện đã đƣợc nhiệt đới hoá làm việc đƣợc theo các điều kiện sau:
- Lắp đặt ở độ cao không quá 1000 m so với mặt nƣớc biển.
- Nhiệt độ môi trƣờng trong giới hạn +5%  45
0
C
- Trong khu vực không có chất gây nổ.
1.2: Các máy biến áp tự ngẫu AT1 và AT2:
Hai máy biến áp tự ngẫu AT1 và AT2 khác với máy biến áp thông thƣờng ở chỗ
không những nó có liên hệ về từ mà còn có liên hệ về điện. Một mặt nó lấy điện từ các
tổ máy phát M1 và M2 để cung cấp điện cho hai trạm 220 (KV) và 110(KV). Mặt khác
AT2 và AT1 có liên hệ về điện nên nó liên lạc giữa hai trạm. khi một trong hai tổ máy
M1 hoặc M2 nghỉ làm việc thì các trạm vẫn đƣợc cung cấp điện bình thƣờng nhờ các
AT1 và AT2.

Hai máy biến áp tự ngẫu AT1 và AT2 kiểu AT ДШ TH-250000/220/110T1 có các
thông số kỹ thuật sau:
- Công suất định mức phía C-T = 250.000(KV)A
- Công suất định mức phía cuộn hạ : 125.000(KV)A
- Điện áp định mức C-T-H : 230/121/10,5(KV)
- Dòng điện định mức C-T-H : 628/1193/6870 A
- Điện áp ngắn mạch % : U
C-T
= 11%, U
C-H
= 32%, U
T-H
= 20%.
- Dòng điện không tải : I
o
= 0,5%
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -19- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
- Công suất không tải : P
o
= 145 KW
- Công suất ngắn mạch : P
N(C-T)
= 520KW.
- Tổ nối dây Y
o
= tự ngẫu/ - O - 11.
Điều chỉnh điện áp dƣới tải phía 110(KV) kiểu PПH có nấc  6 x 2%. Việc điều
chỉnh điện áp đƣợc thực hiện ở phía cuộn trung áp (CH) đã đƣợc nhiệt đới hoá.
Hệ thống làm mát bằng dầu tuần hoàn cƣỡng bức và có quạt gió thổi vào bề mặt của

các bộ phận làm mát.
1.3: Các máy biến áp khối 3 và khối 4:
Hai máy biến áp T3 và T4 là hai máy biến áp lực đƣợc lấy điện từ các máy phát
điện M3 và M/4 để cung cấp điện cho trạm 220(KV) ngoài trời. Hai máy biến áp này
là các máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây, có các thông số chính sau:
- Kiểu máy TДШ - 125.000/220-73T1.
- Công suất định mức : 125.000(KVA).
- Điện áp định mức : 242/10,5(KV).
- Dòng điện định mức : 299/687 A.
- Điện áp ngắn mạch % : U
N
= 11%.
- Dòng điện không tải : I
O
= 0,5%.
- Công suất ngắn mạch : P
N
= 390KW.
- Công suất không tải : P
o
= 135 KW.
- Tổ nối dây Y
O
/ - 11
- Điều chỉnh điện áp thƣờng kiểu ПБB  2 x 2,5%
1.4: Các máy cắt điện:
Ở hai trạm ngoài trời 220(KV) và 110(KV) của nhà máy đƣợc dùng máy cắt điện
chân không để thay cho toàn bộ máy cắt điện không khí đƣợc dùng trƣớc đây. Nó sẽ
tác động cắt ra khi gặp sự cố để đảm bảo an toàn cho thiết bị. Các máy cắt điện phải
có đầy đủ các yêu cầu cơ bản sau:

- Có đầy đủ khả năng cắt, thời gian cắt ngắn
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -20- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
- Khi đóng, cắt không đƣợc gây nổ, cháy
- Kích thƣớc và trọng lƣợng nhỏ, giá thành hạ
- Có thể đóng và cắt một số lần nhất định mới đƣợc đƣa ra sửa chữa.
1.5: Dao cách ly:
Dao cách ly có công dụng chủ yếu là tạo nên một khoảng hở trông thấy đƣợc
giữa bộ phận đã đƣợc cắt điện và bộ phận mang điện để đảm bảo an toàn hco ngƣời
sửa chữa thiết bị điện. Nhờ có dao cách ly mà khi sửa chữa một thiết bị điện này mà
không phải ngừng thiết bị bên cạnh. Dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên
chủ yếu để dùng đóng cắt khi không có dòng điện.
 Trạm 110(KV) dùng dao cách ly có các thông số sau:
Loại: PHД - 110/3200Y
1
.
- Điện áp định mức : 1J
đm
= 110(KV).
- Dòng điện định mức : I
đm
= 3200 A.
- Dòng điện ổn định động : I
Iđđ
= 128KA.
- Dòng điện nhiệt : I
nh
= 50KA.
- Bộ truyền động loại : PH - 220.
 Trạm điện 220(KV) dùng dao cách ly có các thông số sau:

Loại PЛHД3 - 1 - 220/1000.
- Điện áp định mức : U
đm
= 220(KV).
- Dòng điện định mức : I
đm
= 2000A.
- Dòng điện ổn định động : I
Iđđ
= 10KA
- Dòng điện nhiệt : I
nh
= 15KA.
- Bộ truyền động : PH - 220.
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -21- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
2: Các phƣơng thức vận hành:
2.1: Phân tích các điểm hòa lƣới:
Đối với bất kỳ nhà máy điện nào, việc hoà các máy phát điện vào làm việc trong
cùng một hệ thống điện là cần thiết vì nhƣ vậy sẽ giảm bớt vốn đầu tƣ đặt máy phát
điện dự trữ đề phòng sửa chữa và sự cố để đảm bảo an toàn cung cấp điện. Điều đó
cũng dẫn tới việc sử dụng hợp lý các nguồn năng lƣợng nhƣ cho các nhà máy thuỷ
điện làm việc với công suất lớn vào mùa mƣa lũ để giảm bớt công suất của các nhà
máy nhiệt điện, do đó tiết kiệm đƣợc lƣợng than trong thời gian đó. Tóm lại, nâng cao
đƣợc các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật khi thiết kế và vận hành.
Tuy nhiên, việc ghép các máy phát điện vào làm việc song song với hệ thống hay
với một máy phát điện khác cần phải đảm bảo an toàn và chính xác. Trong quá trình
thao tác tránh gây ra dòng điện xung và mô men điện từ có trị số lớn có thể gây ra sự
cố phá hỏng máy và các thiết bị khác, gây rối loạn trong hệ thống điện. Muốn vậy, cần
phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Điện áp của máy phát điện phải bằng điện áp lƣới.
- Tần số của máy phát điện phải bằng tần số của lƣới.
- Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lƣới.
- Véc tơ điện áp của máy phát điện và véc tơ điện áp của lƣới phải trùng nhau, có
nghĩa phải cùng góc lệch pha.
Tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, việc hoà các máy phát điện vào lƣới đƣợc thực
hiện ở chế độ tự đồng bộ chính xác bằng tay. Để kiểm tra các điều kiện ghép song
song máy phát điện vào lƣới, ở Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại dùng cột đồng bộ. Cột
đồng bộ gồm có ba dụng cụ: Một vôn mét có hai kim, một kim chỉ điện áp của lƣới,
một kim chỉ điện áp của máy phát điện ; một tần số kế có hai phiến rung để đo tần số
của lƣới của máy phát điện; một đồng bộ kế để chọn thời điểm hoà điện chính xác
nhất.
Tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, việc hoà các máy phát điện vào lƣới đƣợc thực
hiện ở một số điểm hoà chính ở từng khối nhƣ sau:
2.1.1 Tại khối một có ba điểm hoà chính:
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -22- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
- Điểm hoà tại máy cắt đầu cực máy phát điện M1 (901 vào lƣới có thể thực
hiện bằng máy cắt 901 hoặc bằng hai máy cắt 131 phía 110 (KV) và máy cắt 231 phía
220(KV).
- Khi hoà máy phát điện M1 vào lƣới bằng máy cắt 901, để đóng đƣợc máy cắt
901cần so sánh điện áp giữa máy phát M1 và lƣới nhờ hai máy biến điện áp TU1 - 1
và TU1 - 3.
- Khi hoà bằng hai máy cắt 131 và 231 thì để có đƣợc điện áp của máy phát điện
M1 bằng điện áp của lƣới ta phải dựa vào các máy biến điện áp là TU1 - 3 và TU - 110
- C1 và giữa TU1 - 3 với TU - 220 - C1.
2.1.2. Tại khối 2 của nhà máy có ba điểm hoà chính:
Việc hoà máy phát điện M2 vào lƣới có thể thực hiện bằng máy cắt 902 hoặc
bằng hai máy cắt 132 và 232.
Khi hoà máy phát điện M2 vào lƣới bằng máy cắt 902, để đóng đƣợc máy cắt

902 cần so sánh điện áp giữa máy phát điện M2 và lƣời nhờ hai máy biến điện áp là
TU2 - 1 và TU2 - 3.
Khi hoà bằng hai máy cắt 132 và 232 thì để có đƣợc điện áp của máy phát M2
bằng điện áp của lƣới ta phải dựa vào các máy biến điện áp là TU2 - 3 và TU - 110 -
C2 và giữa TU2 - 3 với TU - 220 - C2.
2.1.3 Tại khối 3 có hai điểm hoà chính:
Khi hoà máy phát điện M3 vào lƣới bằng máy cắt đầu cực 903, để có điện áp
giữa máy phát M3 và lƣới bằng nhau ta phải dựa vào các máy biến điện áp là TU3 - 1
và TU3 - 3.
Khi hoà bằng máy cắt 233 phía 220 (KV) thì phải dựa vào các máy biến điện áp
TU3 - 3 và TU - 220 - C1.
2.1.4 Tại khối 4 có hai điểm hoà chính:
Khi hoà máy phát điện M4 vào lƣới bằng máy cắt đầu cực 904, để có đƣợc điện
áp của máy phát M4 bằng điện áp của lƣới để đóng đƣợc máy cắt 904 ta phải dựa vào
các máy biến điện áp là TU4 - 1 và TU4 - 3.
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -23- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Khi hoà bằng các máy cắt 234 phía 220 (KV) thì phải dựa vào các máy biến điện
áp là TU4 - 3 và TU - 220 - C2.
Nhƣ đã đƣợc đề cập đến, để hoà máy phát điện vào lƣới, tại nhà máy có thể thực
hiện bằng máy cắt đầu cực máy phát hoặc tại các máy cắt phía 110 (KV) và phía
220(KV). Điều đó còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của các máy cắt và sự chỉ đạo
của Trung tâm điều độ quốc gia.
Khi thực hiện hoà máy phát điện vào lới bằng máy cắt đầu cực máy phát (giả sử
hoà máy phát điện M1 vào lƣới bằng máy cắt 901) ta thực hiện nhƣ sau:
- Lúc này, máy cắt 131 phía 110(KV) và máy cắt 231 phía 220 (KV) đã đƣợc
đóng xung trƣớc để cấp điện cho máy biến áp AT1 từ lƣới về. Bây giờ ta tiến hành hoà
máy phát điện M1 bằng máy cắt 901.
- Sau khi làm máy, chạy bơm làm mát Hiđrô và đốt lò xong, tiến hành đƣa hơi
vào tua bin để điều chỉnh tốc độ quay của rô to xấp xỉ tốc độ quay của từ trƣờng (n =

3000 v/p).
- Tiến hành đóng dao cách ly -3 (phía trên máy cắt 901) để chạy lò máy, kiểm tra
mạch kích thích tốt, cầu chì tốt, bơm làm mát chạy tốt, đã có nƣớc. Đóng kích thích
chính vào máy phát điện M1, điều chỉnh kích thích để tăng điện áp máy phát điện đến
trị số 10,5(KV).
- Đƣa khoá đồng bộ kế về vị trí thô để quan sát, và điều chỉnh tần số, điện áp của
máy phát và lƣới khi các thông số về tần số và điện áp giữa máy phát điện M1 và lƣới
xấp xỉ bằng nhau thì kim đồng bộ kế quay chậm lại. Khi kim đồng bộ kế chỉ vị trí hoà
(cách vạch thẳng đứng và hƣớng lên một góc khoẳng 15 độ) thì ta vặn khoá đóng máy
cắt 901, đƣa máy phát điện M1 vào làm việc song song với lƣới.
Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp việc hoà máy phát điện (giả sử máy phát
M1) vào lƣới bằng máy cắt 901 là không thể thực hiện đƣợc (chẳng hạn khi máy cắt bị
kẹt hay bộ phận dập hồ quang bị hỏng). Trong trƣờng hợp này, phòng trung tâm của
nhà máy phải xin lệnh từ trung tâm điều độ quốc gia cho phép hoà tại máy cắt 131
phía 110(KV) và máy cắt 231 phía 220(KV).
Khi trung tâm điều độ quốc gia cho phép thì ta tiến hành đóng DCL-3 và đóng
xung máy cắt đầu cực 901 trƣớc và tiến hành các bƣớc sau:
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -24- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
- Chạy bơm làm mát hiđrô, đốt lò đƣa hơi vào tua bin để điều chỉnh tốc độ quay
của rô to máy phát (n = 3000 v/p).
- Kiểm tra mạch kích thích tốt, bơm làm mát máy chạy tốt. Tiến hành đóng kích
thích chính vào máy phát điện M1 đến trị số 10,5(KV).
- Đƣa khoá đồng bộ kế về vị trí thô để quan sát và điều chỉnh tần số, điện áp của
máy phát điện và lƣới. Khi các điều kiện hoà thoả mãn, kim đồng bộ kế chỉ vị trí hoà
(cột đồng bộ kế của máy cắt 131 và 231 đặt ở phòng điều khiển trung tâm) thì ta vặn
khoá, đóng các máy cắt 131 và 231 hoà máy phát điện M1 vào lƣới.
- Khi thực hiện hòa các máy phát điện ở khối 2, 3 và khối 4vào lƣới đƣợc tiến
hành cùng với các bƣớc tƣơng tự , phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể, phù hợp với
từng điểm hoà. Nhà máy sử dụng nguyên lý tự đồng bộ chính xác bằng tay, mọi thao

tác hoà máy phát điện vào lƣới đều đƣợc thực hiện bằng tay. Để kiểm tra các điều kiện
ghép song song các máy phát điện vào lƣới, nhà máy có dùng cột đồng bộ.
2.2: Phƣơng thức vận hành:
2.2.1 Phương thức vận hành hệ thống thanh góp ở cấp điện áp 220(KV):
Nhƣ đã biết, trạm ngoài trời 220(KV) của nhà máy nhiệt điện Phả Lại đƣợc cung
cấp điện từ 4 máy phát điện qua 4 máy biến áp tăng áp. Từ trạm 220(KV) của nhà
máy, điện năng đƣợc truyền tải đến các nút phụ tải lớn bằng đƣờng dây 220(KV) nhƣ:
+ 271 nối với trạm 220(KV) Mai Động
+ 272 nối với trạm 220(KV) Bala Hà Đông
+ 273 nối với trạm 220(KV) Đồng Hoà - Hải Phòng
+ Trong thời gian tới, dự kiến xây dựng đƣờng dây 274 đi Hải PHòng và đƣờng
dây 275, 276 đi Quảng Ninh.
Chính vì vậy, để đảm bảo tính cung cấp điện liên tục và sự làm việc ổn định của
hệ thống, thì việc vận hành hệ thống thanh góp 220(KV) với phƣơng thức vận hành an
toàn và linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
 Đặc điểm của sơ đồ nối điện cấp 220(KV) :
Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty Nhiệt điện Phả lại
SV: Nguyễn Hoài Sơn -25- Đơn vị: Đại Học Điện Lực
Sơ đồ đấu dây của trạm 220(KV) là sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thêm thanh
góp vòng C9. Đây là sơ đồ tƣơng đối hoàn chỉnh và linh hoạt.
- Liên lạc giữa hai hệ thống thanh cái C1 và C2 qua một máy cắt liên lạc 212.
- Máy cắt vòng 200 có thể thay thế cho một máy cắt nào đó nối vào thanh góp
220(KV) khi nó bị sự cố hoặc đƣa ra sửa chữa (trừ máy cắt 212).
- Ở chế độ làm việc bình thƣờng thì hai thanh cái C1-220 và C2-220 làm việc
song song, tức là khi đó máy cắt 212 đóng và các dao cách ly (DCL)-1 và DCL-2 của
máy cắt 212 cũng đóng.
- Số lƣợng DCL trong sơ đồ tăng lên rất nhiều so với sơ đồ khác.
- Ở chế độ làm việc bình thƣờng, các máy cắt có số thứ tự lẻ nhƣ: 231; 233; 271;
273; 275 đƣợc nối với thanh cái C1-220, nghĩa là các DCL-1 của các máy cắt đó đều
đóng, còn lại các DCL-2 mở ra. Ngƣợc lại, các máy cắt có số thứ tự chẵn nhƣ: 232;

234; 272; 274; 276 đƣợc nối với thanh góp C2-220, nghĩa là các DCL-2 của các máy
cắt đó đều đóng còn các DCL-1 mở ra.
 Thao tác vận hành và sửa chữa:
Công tác vận hành phải đảm bảo giữ ổn định điện áp trên hệ thống thanh góp, giữ
vững sự đồng bộ về điện áp và tần số giữa hệ thống thanh góp 220(KV) với hệ thống
điện và trạm 110(KV), tức là đảm bảo sự làm việc liên tục của các phần tử. Đồng thời
trong vận hành phải đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành và thiết bị. Để đạt đƣợc
những yêu cầu trên thì khi sửa chữa cần thực hiện theo những quy trình đƣợc thể hiện
ở một số ví dụ sau.
Ví dụ 1: Tiến hành sửa chữa thanh góp
Giả sử cần phải đƣa thanh góp (TG) C1 ra sửa chữa do bị hƣ hỏng thì ta cần thao
tác theo các bƣớc sau:
- Đối với các máy cắt đang nối vào TGC1 ta tiến hành đóng các DCL-2 và máy
cắt DCL-1 của các máy cắt đó (vì đẳng thế). Lúc này thanh góp C2 đƣợc nối với tất cả
các máy cắt 220(KV).
- Tiến hành cắt máy liên lạc 212 và các DCL liên lạc nhƣ DCL-1 và DCL-2 ở hai
đầu máy cắt 212. Khi đó, TGC1 bị mất điện.

×