Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đọc thầm tham khảo cuối HKI lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.6 KB, 16 trang )

ÔN TẬP CUỐI HKI – LỚP 4
Đề 1:

Bồ Nông có hiếu
Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được, mà trời cứ hầm hập như nung.
Như thế này không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo bầy con thơ
dại, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết khi săn sóc mẹ. Bồ Nông con vâng
dạ, ghi lòng.
Từ buổi ấy, Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió hiu
hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn
đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết; sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác rong bèo. Bắt
được con mồi nào, Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Hun hút đâm sâu, mênh mông ruộng
vắng, chỉ nghe tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình, Bồ Nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một,
canh hai, vẫn chẳng xúc được tí gì. Đã định quay về nhưng cứ nghĩ đễn mẹ đang ốm đau, chú lại gắng
gượng mò thêm.
Theo Phong Thu
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Bác Bồ Nông hàng xóm dặn chú Bồ Nông điều:
A. Bác phải đuổi theo đàn con thơ dại
B. Cách chăm sóc mẹ ốm
C. Cách bay đuổi theo đàn trở về quê hương
2) Để chăm sóc mẹ, hàng ngày chú Bồ Nông đã:
A. Ra đồng xúc tép, xúc cá về nuôi mẹ
B. Lặn lội khắp đồng cạn, đồng sâu kiếm mồi nuôi mẹ
C. Dắt mẹ đi tránh nắng và một mình đi kiếm mồi nuôi mẹ
3) Khi bắt được mồi, chú Bồ Nông nhỏ đã:
A. Mừng rỡ và ăn ngay
B. Ngậm vào miệng để mang về cho mẹ
C. Ăn một phần và phần còn lại mang về cho mẹ
4) Điều khiến chú Bồ Nông vượt qua nỗi sợ hãi, mệt nhọc khi tìm mồi là:


A. Thương mẹ đang đau ốm
B. Lo mẹ và mình không đuổi kịp đàn
C. Lo mẹ không có cái ăn
5) Trong đoạn 2 của câu chuyện trên (buổi ấy…lặn lội) có những từ láy là:
A. Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu
B. Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu, lặn lội
C. Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu, đêm đêm, lặn lội
6) Dòng có tiếng “hiếu” có nghĩa là “biết ơn cha mẹ” là:
A. Thị hiếu, hiếu học, hiếu thắng
B. Hiếu phục, hiếu chủ, việc hiếu
C. Hiếu hianh, hiếu nghĩa, trung hiếu


7) Gạch dưới những tính từ có trong câu “Khi gió hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra
đồng xúc tép, xúc cá.”
8) Câu có hình ảnh so sánh là:
A. Bồ Nông mẹ chưa nhấc cánh lên được, mà trời cứ hầm hập như nung.
B. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết.
C. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.


Đề 2:

Lạc Đà và Chuột
Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thòng xuống đất
cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bèn chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà
và vênh váo nói:
- Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con lạc đà lớn!
Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống:
- Này Chuột Cống, anh qua sông trước đi!

Chuột Cống trả lời ra vẻ thản nhiên:
- Nhưng nước quá sâu.
Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống:
- Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối tôi thôi.
Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vừa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban
đầu:
- Nhưng mà tôi cao chưa quá cái móng chân của anh, nói gì là đầu gối. Hay là … hay là … xin anh
chở tôi qua sông nhé?
Lúc này, Lạc Đà cười to:
- Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!
Theo Truyện Ngụ ngôn thế giới
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Khi thấy Lạc Đà đi một mình, Chuột Cống đã:
A. Đuổi theo và cắn lấy sợi dây thừng trên cổ Lạc Đà
B. Cắn sợi dây thừng và huênh hoang mình đã dắt được Lạc Đà
C. Đuổi theo rồi chạy trước và huênh hoang là mình dắt được Lạc Đà
2) Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, Lạc Đà có cảm giác:
A. Tức giận, mắng Chuột Cống
B. Không nghe lời Chuột Cống nói
C. Coi như không có chuyện gì xảy ra
3) Lạc Đà cười to vì:
A. Chuột Cống không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở
B. Chuột Cống biết nói sự thật,không huênh hoang nữa
C. Sông cạn, nước sông chỉ đến đầu gối Lạc Đà
4) Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên ta:
A. Cần phải biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
B. Cần phải hiểu mình, hiểu người và tôn trọng người khác
C. Không được huênh hoang khoác lác, phải nói đúng sự thật
5) Từ in đậm trong câu “Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!” trả lời cho câu hỏi:
A. Khi nào?

B. Vì sao?
C. Bằng gì?
6) Trong hai câu đầu của câu chuyện, Chuột Cống và Lạc Đà được nhân hóa bằng cách:
A. Dùng từ chỉ hoạt động của người
B. Dùng từ để gọi người


C. Dùng từ chỉ bộ phận thân thể của người
7) Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Sáng hôm ấy, Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường.”
8) Dấu hai chấm trong câu chuyện có tác dụng:
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là phần trích dẫn
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật


Đề 3:

Chiếc diều sáo
Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vật, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất
làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng
nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vu nhất.
Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi.
Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà nhưng bà giãy nảy đẩy anh
ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre
và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lầnđến, rờ lên đầu,lên vai anh và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến

xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
- Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà
nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
Theo Thăng Sắc
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé:
A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
B. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi giỏi nhất làng
C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi rất giỏi
2) Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà đã:
A. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ; không nhận ra Chiến
B. Thương nhớ, khắc khoải chờ đợi chờ; bị lẫn, không nhận ra Chiến
C. Thương nhớ, trông mong tin tức; vui mừng khi thấy Chiến trở về
3) Anh Chiến sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng vì:
A. Bà đã đẩy anh ra
B. Thương bà già yếu, bị lẫn
C. Sau mười năm, anh mới gặp lại bà
4) Trí nhớ của bà phục hội và nhận ra Chiến là nhờ:
A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc sáo diều
B. Chiếc diều sáo ba mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội
C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ
5) Trong câu “Bà âu yếm hỏi” những tiếng chỉ có vần và thanh là;
A. Yếm
B. Bà, yếm
C. Âu, yếm
6) Gạch dưới những từ hoạt động chỉ trạng thái có trong câu “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy
bà, nước mắt ròng ròng.”



7) Gạch dưới vị ngữ trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.”
8) Hãy viết lại những từ láy có trong đoạn 1 của bài văn trên.
...........................................................................................................................................................................


Đề 4:

Trên cao, chim sẻ đã trông thấy
Trên những ngọn cau cao, những chú chim sẻ thi nhau cất tiếng hót của hội hè. Dàn đồng ca chim sẻ
khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm xôn xao vòm không gian trên trời cao. Chúng đang hát về cái gì?
Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó, cái mà tôi không thể cùng
trông thấy được.
Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc
mũ đỏ nhô dần lên, cuối cùng nó bay lên khỏi vòm cây. Đấy là vầng Mặt Trời. Vầng Mặt Trời giống một
chiếc mâm đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ
càng nhích dần lên.
Vầng Mặt Trời đã lên từ bao giờ? Chắc chắn là nó đã ngô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi
vòm cây cuối vườn nhà tôi. Và, hẳn là đàn chim sẻ từ trên những ngọn cau cao đã trông thấy Mặt Trời
mọc lên phía chân trời khi tôi còn đang ngủ. Trái tim trẻ thơ của tôi bỗng vang lên một bài ca không lời.
Bài ca của tôi hòa với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời. Về cái “mâm đồng
đỏ”.
Nguyễn Trọng Tạo
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Nguyên nhân việc chim sẻ “hát”râm ran trên cao là:
A. Hát chào mừng dịp hội hè
B. Thấy một cái gì đó rất đặc biệt
C. Thi chọn giọng hát hay để mừng ngày hội
2) Khi ngước nhìn về phía đông, cậu bé thấy:
A. Nửa vành mũ đỏ nhô lên sau vòm cây xanh thẳm
B. Chiếc mâm đồng đỏ rực tỏa sáng trên bầu trời buổi sớm mai

C. Vầng mặt trời đỏ rực nhô dần lên theo tiếng hót của đàn chim sẻ
3) Cậu bé đã lí giải việc chim sẻ hót râm ran khi cậu còn ngủ là:
A. Ở trên cao, đàn sẻ thẩy rõ vẻ đẹp huy hoàng của cảnh bình minh
B. Chim sẻ ở trên ngọn cau cao nên bị lóa mắt trước tia nắng bình minh
C. Chim sẻ hót gọi nhau để lập thành dàn đồng ca chào đón bình minh
4) Hòa với dàn đồng ca đàn chim sẻ chào đón bình minh, cậu bé đã có bài ca:
A. Không lời của trái tim trẻ thơ thiết tha yêu bầu trời
B. Về cái “mâm đồng đỏ” – vầng mặt trời lúc ban mai
C. Chào mừng ước mơ những ngày mới đẹp đẽ sáng tươi
5) Nhóm từ ngữ có nghĩa của tiếng “ca” giống nghĩa tiếng “ca” trong từ “đồng ca”:
A. Ca khúc, ca nhạc
B. Ca cầm, ca ba
C. Cái ca, băng ca
6) Gạch dưới hình ảnh nhân hóa có trong câu “Bài ca của tôi hòa với bài ca của những con chim sẻ
trên trời cao.”
7) Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Trên những ngọn cau cao, những chú chim sẻ thi nhau cất tiếng
hót của hội hè.”


8) Đoạn một của bài văn có mấy câu thuộc kiểu câu “Ai làm gì?”
A. Một câu
B. Hai câu
C. Ba câu


Đề 5:

Ra biển
Lần ra biển này, Việt không giỡn sóng, chỉ lang thang trên bãi cát. Nhưng mẹ vẫn nhắc hoài:
- Không ra xa, ngụp sâu nghe con!

Có xuống nước chút nào đâu, mẹ ơi. Trên bãi, cát này cũng có biết bao trò chơi lí thú rồi. Các chú cua
nhỏ xíu, chứ chẳng phải “dã tràng” trắng hồng tròn vo, mắt giương lên, nhanh dễ sợ. Việt hỏi:
- Tại sao cua phải vội vã chui tọt cuống cái lỗ nhỏ tẹo đó làm chi? Ở trên này chơi với Việt nha?
Cua xíu giơ càng chào Việt:
- Đâu có chơi! Bọn mình thổi cơm đó.
Và cua xíu khoe bọt cơm tràn từ miệng ra khóe mắt:
- Còn lỗ nhỏ tẹo ư? Hi…hi…Nhà bọn mình đó. Không nơi nào yên ổn bẳng ở nhà mình. Chớ đi
quá xa, e về nhà không kịp. Xin chào nha!
Thoáng chốc, Việt chẳng thấy Cua xíu nào ở gần. Chí có những chiếc vỏ ốc, vỏ hến trắng phau, tím
nhạt, phớt hồng, nâu non, hình như sóng biển vừa mang tới tặng Việt. Nước lùa chân Việt, mát rượi.
Nước giống nhau đến độ đở sóng nào ùa tới chân Việt cũng reo, cũng nhảy, mải mê đến nối cả nhà tắm
biển xong đến gần mà chẳng biết…
Thy Ngọc
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Ra biển lần này, Việt không chơi trò giỡn sóng vì:
A. Ngay trên bãi cát cũng có rất nhiều trò chơi lí thú
B. Việt thích ngắm những con dã tràng xe cát
C. Việt đi tìm những chú cua con
2) Trên bãi cát, Việt trò chuyện với:
A. Mẹ
B. Chị
C. Những chú cua con
3) Biển nhờ sóng tặng Việt:
A. Những chiếc vỏ ốc, vỏ hến đủ màu, làn nước mát rượi
B. Những chiếc vỏ ốc trắng phau, nâu non
C. Những chiếc vỏ ốc tím nhạt, phớt hồng
4) Cả nhà tắm biển xong đến gần mà Việt không hay biết vì:
A. Việt mải chơi với những chú cua con xinh xinh
B. Việc mải mê reo vui nhảy cùng những làn sóng mát rượi
C. Việt mải mê nhặt những chiếc vỏ ốc, vỏ hến nhiều màu

5) Điểm giống nhau của các tiếng “giỡn, giương, giơ, giống” là:
A. Có âm đầu là gi
B. Có âm đầu là g
C. Đều có thanh
6) Dòng gồm các từ ghép có nghĩa tổng hợp là:
A. Yên ổn, mải mê
B. Mát rượi, lí thú
C. Trắng hồng, tròn vo


7) Gạch dưới vị ngữ trong câu “Lần ra biển này, Việt không giỡn sóng, chỉ lang thang trên bãi cát.”
8) Câu có hình ảnh nhân hóa là:
A. Và Cua xíu khoe bọt cơm tràn từ miệng ra khóe mắt.
B. Tại sao cua phải vội vã chiu tọt xuống cái lỗ nhỏ tẹo đó làm chi?
C. Thoáng chốc, Việt chẳng thấy Cua xíu nào ở gần.


Đề 6:

Bài kiểm tra nhớ đời
Bài kiểm tra ấy không có câu nào quá khó. Duy chỉ có câu hỏi cuối cùng làm tôi sửng sốt: “Chị hãy
cho biết tên của bà lao công trong trường ta.” Trời ạ! Bà lao công thì có liên quan gì tới chuyện hộ sinh
kia chứ? Bà già lắm rồi, mặt nhăn nheo, dán khắc khổ, suốt ngày cắm cúi lau nhà… Tôi để trống câu trả
lời.
Hôm trả bài, giáo sư chậm rãi:
- Đa số các em đều làm bài được. Nhưng tôi lo với cái đà này khi tốt nghiệp, sẽ cho ra trường toàn
là … người máy. Đó sẽ là một thảm họa!
Chúng tôi nhao nhao, không hiểu thầy muốn nói gì.
- Nghề của các em là giúp đỡ phụ nữ trong những giờ phút đau đớn nhất nhưng cũng hạnh phúc
nhất. Nghề của các em cần những con người biết quan tâm giúp đỡ con người dù đó là phu nhân hay bà

quét rác. Một bà lão cần mẫn phục vụ các em năm này qua năm khác mà các em không thèm biết tên thì
đó là một điều đáng để các em phải suy nghĩ. Vì vậy, tôi cho rằng bài của cả lớp không đạt yêu cầu.
Sau dò hỏi, tôi biết được tên bà là Dorothy. Bà làm việc đã gần nửa thế kỉ. Hai con trai bà đã hi sinh,
bà có quyền nghỉ hưu nhưng vẫn xin ở lại trường làm việc không lương, để cống hiến cho xã hội.
Theo Thương Huyền
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Đề thi khiến chị sinh viên sửng sốt vì:
A. Có nhiều câu hỏi khó
B. Câu cuối bài rất khó
C. Có câu hỏi tên bà lao công
2) Vị giáo sư cho rằng bài của cả lớp không đạt yêu cầu vì:
A. Tất cả các sinh viên đều làm lạc đề
B. Không ai trả lời được câu hỏi cuối cùng
C. Các sinh viên không biết yêu thương con người
3) Vị giáo sư nói rằng ông sợ cho ra trường những người máy là dựa vào:
A. Các học trò của ông chỉ lo học và vui chơi
B. Các sinh viên chưa quan tâm tới những người nghèo khổ
C. Sinh viên không quan tâm tới bà lao công đã tận tụy phục vụ họ
4) Cuối cùng, chị sinh viên đã biết được về bà lao công là:
A. Tên bà, 2 con trai bà đã hi sinh, bà đã quá tuổi nghỉ hưu
B. Bà xin làm việc không lương để cống hiến
C. Cả A và B đều đúng
5) Dòng gồm các từ ghép có nghĩa phân loại là:
A. Kiểm tra, lao công, nhăn nheo
B. Quan tâm, phu nhân, cần mẫn
C. Giáo sư, thế kỉ, xã hội, hộ sinh
6) Gạch dưới những danh từ có trong câu “Nghề của các em là giúp đỡ phụ nữ trong những giờ phút
đau đớn nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất.”
7) Gạch dưới những động từ có trong câu “Nghề của các em cần những con người biết quan tâm
giúp đỡ con người dù đó là phu nhân hay bà quét rác.”



8) Dấu ngoặc kép trong đoạn 1 của câu chuyện có tác dụng:
A. Đánh dấu tên tác phẩm
B. Đánh dấu phần trích dẫn nguyên văn
C. Đánh dấu nhwgnx từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt


Đề 7:

Thanh kiếm và hoa hồng
Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo:
- Tôi khỏe hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn bạn yếu ớt và
mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi được với thiên tai, giặc giã.
Hoa hồng ngạc nhiên:
- Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không thể có được
hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?
- Bạn nhầm to. Bạn đẹo thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì. – Thanh kiếm lắc đầu, mỉa mai.
Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử.
Nhà thông thái ôn tồn giải thích:
- Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại kẻ thù và tránh
được các hiểm họa. Còn hoa hồng đam lại hương thơm, sự ngọt ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và
trái tim của họ…
Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện
và không bao giờ cãi nhau nữa.
Theo Truyện Cổ tích Ả Rập
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích vì:
A. Nó khỏe, chống được thiên tai, giặc giã; còn hoa hồng yếu ớt
B. Nó khỏe mạnh nên chống được thiên tai, giặc giã

C. Hoa hồng yếu ớt không thể có sức lực để chống lại giặc giã
2) Hoa hồng hiểu sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do:
A. Thanh kiếm là một kẻ thiển cận
B. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng
C. Thanh kiếm không thể hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng
3) Nhà thông thái đã giải thích cho thanh kiếm và hoa hồng điều:
A. Vẻ đẹp của hoa hồng và sự cần thiết của hoa hồng
B. Công dụng của thanh kiếm đối với cuộc sống con người
C. Vai trò của thanh kiếm và hoa hồng đối với cuộc sống con người
4) Hoa hồng và thanh kiếm thân thiện, không cãi nhau nữa vì:
A. Cả hai hiểu được vẻ đẹp và vai trò của mỗi người
B. Nhờ nhà thông thái đã thuyết phục được một cách rất tài tình
C. Thanh kiếm đã hiểu được vẻ đẹp và vai trò của hoa hồng
5) Trong câu đầu của câu chuyện, thanh kiếm và hoa hồng đã được nhân hóa bằng cách:
A. Dùng từ để gọi người
B. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của con người
C. Gọi vật ra để tâm tình trò chuyện
6) Dòng gồm các từ láy là:
A. Yếu ớt, lộng lẫy, mỉa mai, rối rít
B. Chống chọi, giặc giã, ôn tồn, ngọt ngào
C. Hiểm họa, lộng lẫy, ôn tồn, ngọt ngào


7) Nhóm từ có nghĩa của tiếng “thân” có nghĩa giống với tiếng “thân” trong từ “thân thiện”:
A. Thân thể, thân nhiệt, thân phận, tủi thân
B. Xả thân, tự thân, phân thân, thiết thân
C. Thân tình, thân thương, thân mật, thân cận
8) Gạch dưới những động từ có trong câu “Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ
ông phân xử.”



Đề 8:

Sự tích các loài hoa
Ngày xưa, cây cối đều chưa có hoa, Trời sai thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho mọi loài cây. Vẽ xong, thần
muốn tặng hương cho chúng nhưng không đủ hương cho tất cả, thần quyết định sẽ tặng cho những loài
hoa có tấm lòng thơm thảo.
Thần hỏi Hoa Hồng:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
- Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả.
Thần liền tặng Hoa Hồng hương thơm quý báu. Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, thần lại hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngườ sẽ làm gì?
Râm Bụt loe cái miệng trả lời:
- Tôi sẽ khiến ai cũng phải nể sợ mình.
Nghe vậy, thần buồn rầu bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa Ngọc Lan, thần lại hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
Ngọc Lan ngập ngừng thưa:
- Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích…Nhưng cháu không muốn nhận ạ.
Thần ngạc nhiên hỏi:
- Hoa nào cũng muốn được ban tặng. Còn ngươi sao lại từ chối?
- Vì cháu muốn thần ban cho Hoa Cỏ. Bạn ấy khổ lắm…
Nói đến đấy, Ngọc Lan òa khóc. Thấy thế, thần vô cùng cảm động. Thần bèn ban tặng Ngọc Lan
phần hương nhiều hơn các loài hoa khác.
Chính nhờ tấm lòng thơm thải, Ngọc Lan có hương thơm hơn mọi loài hoa.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Thân Sắc Đẹp quyết định chỉ ban tặng hương thơm cho loài hoa có tấm lòng thơm thảo nhất:
A. Chỉ có tấm lòng thơm thảo mới xứng đáng được tặng làn hương quý
B. Thần chỉ có nhiệm vụ vẽ hoa cho các loài cây
C. Lương hương thơm quý, ít, không đủ chia cho tất cả
2) Để biết Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo, thần Sắc Đẹp dựa vào:

A. Vẻ xinh đẹp rực rỡ của Hoa Hồng
B. Câu trả lời “sẽ nhờ chị Gió mang làn hương tặng cho tất cả”
C. Câu trả lời của Hoa Hồng “chia cho chị Gió một phần”
3) Hoa Râm Bụt có được thần ban tặng hương thơm không? Vì sao?
A. Không, vì làn hương quý giá đã hết
B. Có, vì hoa Râm Bụt có màu đỏ chói rất đẹp
C. Không, vì hoa Râm Bụt ích kỉ muốn giữ làn hương cho riêng mình
4) Hoa Ngọc Lan có làn hương hơn hẳn những loài hoa khác nhờ:
A. Hoa Ngọc Lan có tấm lòng thơm thảo nhất
B. Hoa Ngọc Lan nhỏ bé và rất dễ thương
C. Thần đã đến giờ phải về trời
5) Gạch dưới những tiếng chỉ có vần và thanh trong câu “Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích…Nhưng
cháu không muốn nhận ạ.”
6) Từ ghép có nghĩa tổng hợp là:
A. Tấm lòng


B. Thơm thảo
C. Hương thơm
7) Từ in đậm trong câu “Chính nhờ tấm lòng thơm thảo, Ngọc Lan có hương thơm hơn mọi loài hoa.”
trả lời cho câu hỏi:
A. Bằng gì?
B. Vì sao?
C. Như thế nào?
8) Gạch dưới vị ngữ trong câu “Hoa nào cũng muốn được ban tặng”



×