Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học đặc điểm SINH TRƯỞNG và KHẢ NĂNG CHO THỊT của vịt LAI 4 DÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.86 KB, 8 trang )

LÊ SỸ CƯƠNG – Đặc điển sinh trưởng và khả năng cho thit ...

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA VỊT LAI 4 DÒNG
Lê Sỹ Cương1, Hoàng Văn Tiệu2, Nguyễn Đức Trọng3 * , Nguyễn Văn Duy3 , Hoàng Thị Lan4,
Nguyễn Thị Thuý Nghĩa3 và Đặng Thị Vui3
1
3

Trung tâm khuyến nông Hải Dương; 2Viện Chăn nuôi
Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên; 4Cục Chăn nuôi

*Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Trọng - Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Phú Xuyên - Hà Nội
Tel: (04) 33.854.391 / 0913.288.746; E-mail:

ABSTRACT
Performance and carcass characteristic of four line crosbred SM dukcs
An study with the aim of investigatting the possible effects of different formulars of 4 way crossing on
performance and carcass characteristic of four line crosbred SM dukcs was conducted. Data from 120 ducks for
each crossing formular were collected and analysed.
It was revealed that the survive rate at 8th week of age of four line crosbred SM dukcs in all four formulars was
relatively high (96.67-100.0%). Their body weight at 7 th and 8th weeks of age were 2963.8-3014.9g and 3124.63221.7g, respectively. Among four formular tested, the body weight at 7 th and 8th weeks of age of T5164
crossbred was the highest. It was also revealed that the dressing percentage of four line crosbred SM dukcs in all
four formulars was 70.9-72% and 72.88-74.18% at 7 th and 8th weeks of age, respectively. The feed conversion
ratio (FCR) was 2.39-2.44 kg and 2.79-2.83kg feed/kg gain at 7 th and 8th weeks of age, respectively. Among four
formular tested, FCR of T5164 was lowest. The heterosis of body weight and FCR at 7 th and 8 th week of age of
T5164 were 2.92%, 4.9% and -0.41% -0.55%, respectively. Four line crosbred SM dukcs was economically
slaughtered at 7 th weeks of age.
Key words: Economical crossbred, body weight,,T5164, heterosis

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịt chuyên thịt CV Super M được nhập về Việt Nam từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX và được


nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Sau thời gian nghiên cứu xuất phát từ các
dòng vịt T1 và T4 đã chọn tạo ra được 2 dòng vịt T5 và T6 có năng suất và chất lượng cao
hơn 2 dòng vịt cũ. Trên cơ sở 4 dòng vịt tạo ra tổ hợp lai vịt thương phẩm 4 máu phù hợp với
điều kiện Việt Nam và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nên tiến hành đề tài:
“Đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của vịt lai 4 dòng” nhằm xác định khả năng sinh
trưởng và cho thịt của vịt lai thương phẩm 4 dòng.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Xuất phát từ 4 dòng vịt: 2 dòng trống T1 và T5 và 2 dòng mái T4 và T6 lai với nhau cho ra vịt
bố mẹ và từ các cặp bố mẹ tạo ra vịt thương phẩm 4 máu T1546, T1564, T5146, T5164.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh gồm 2 lô dòng trống và 2 lô dòng
mái. Ở 1 ngày tuổi mỗi lô gồm 80 con (65 mái + 5 đực) giai đoạn sinh sản mỗi lô gồm 60 con
(50 mái + 10 đực), đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của 2 dòng trống và 2 dòng mái.
Các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể qua các giai đoạn, tốc độ sinh trưởng, tuổi đẻ, tỷ lệ đẻ,

1


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009

năng suất trứng, chất lượng trứng, các chỉ tiêu ấp nở, khả năng cho thịt, tiêu tốn thức ăn/đơn
vị sản phẩm.
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu được qua phân tích phương sai bằng phần mềm Minitab13.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai 4 dòng vịt T1546, T1564, T5146, T5164 trình bày Bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM

Tuần tuổi

1 ngày tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8
TB 0 - 4 TT
TB 5 - 8 TT
TB 0 - 8 TT

T1546
n
TLNS
(con)
(%)
120
119
99,19
118
99,16
118
100
118
100
118

100
118
100
118
100
106
100
98,33
100
98,33

Tổ hợp lai
T1564
T5146
n.
TLNS
N
TLNS
(con)
(%)
(con)
(%)
120
120
118
98,33
120
100
118
100

120
100
117
99,15
120
100
117
100
120
100
116
99,15
120
100
116
100
120
100
116
100
119
99,17
104
188
107
100
97,5
100
100
99,17

96,67
99,17

T5164
n
TLNS
(con)
(%)
120
120
100
120
100
120
100
120
100
120
100
120
100
120
100
108
100
100
100
100

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tổ hợp lai 4 dòng SM có tỷ lệ nuôi sống cao ở các giai đoạn

tuổi. Vịt T1546 có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 98,33%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi
đạt 100%, chung cả giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi đạt 98,33%; vịt T1564 có tỷ lệ nuôi sống các giai
đoạn tuổi đạt tương ứng là: 97,50%, 100%, 96,67%; vịt T5146 có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 4 tuần tuổi là 100%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi đạt 99,17%, tính chung từ 0 - 8 tuần tuổi đạt
99,17%; riêng vịt lai T5164 đạt tỷ lệ nuôi sống rất cao là 100% ở các giai đoạn tuổi của cả ba
đợt thí nghiệm.
Tỷ lệ nuôi sống của vịt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố giống là quan trọng, thì
các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống của vịt. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy vịt lai 4 dòng SM có tỷ lệ nuôi sống cao, các tổ hợp lai có sức sống tốt, sức
đề kháng tốt và khả năng thích nghi cao, trong đó tổ hợp T5164 có sức sống tốt hơn cả. Kết
quả này tương đương với NC của một số tác giả: Nguyễn Ngọc Dụng và cs, (2008) trên vịt
SM tại trại Cẩm Bình. Nguyễn Đức Trọng và cs (2005) trên vịt SM2 và SM3.
Đặc điểm sinh trưởng của vịt
Khối lượng cơ thể vịt qua các tuần tuổi
Khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM trình bày tại Bảng 2 và Đồ thị 2.

2


LÊ SỸ CƯƠNG – Đặc điển sinh trưởng và khả năng cho thit ...

Kết quả ở Bảng 2 cho biết, khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai bốn dòng vịt như sau: Khối
lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi của vịt lai T1546 đạt 3.124,60 gram/con; T1564 đạt 3142,60
gram/con; T5146 đạt 3169,60 gram/con; vịt T5164 đạt 3221,70 gram/con. Tổ hợp laiT5164 có
khối lượng cơ thể cao hơn các tổ hợp lai khác ở cả 3 đợt thí nghiệm. Tổ hợp lai T1546 có khối
lượng cơ thể thấp nhất trong 4 tổ hợp lai 4 dòng vịt SM.
Bảng 2. Khối lượng cơ thể của vịt lai 4 dòng CV- Super M qua các tuần tuổi
Tuần
tuổi
1 ngày
tuổi

1
2
3
4
5
6
7
8

n

Khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM (gram/con)
T1546
T1564
T5146
T5164
Mean SD
n
Mean
SD
n
Mean SD
n
Mean

SD

120

55,117 4,239 120


54,817 4,025 120 54,667 4,436 120

56,258

4,361

119
119
118
118
118
118
118
106

208,09 18,11
463,08 52,04
865,94 79,30
1450,30 107,00
2045,10 151,20
2676,90 178,00
2989,80 194,50
3124,60 224,90

213,47
472,90
856,92
1419,40
2046,30

2644,40
2963,80
3142,60

221,39
496,63
919,00
1493,60
2122,10
2701,80
3014,90
3221,70

29,54
49,42
86,84
102,00
136,20
150,60
170,40
200,30

119
118
117
115
115
115
115
103


20,68
53,58
85,76
106,50
153,20
160,10
165,30
184,70

120
120
120
120
120
120
118
106

220,06 32,14
481,51 44,69
937,26 88,03
1478,40 94,70
2100,20 129,00
2685,10 149,00
2988,70 173,20
3169,60 192,20

120
120

120
120
120
120
120
108

Có sự chênh lệch về khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi của 4 nhóm vịt (P< 0,05); riêng kết thúc
7 tuần tuổi thì khối lượng cơ thể của cả 4 nhóm vịt không có sự sai khác (P>0,05). Như vậy,
khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp
với đặc điểm của giống, phù hợp với tiêu chuẩn về khối lượng của vịt SM do Hãng Cherry
Valley đưa ra là (3000 - 3200 gram/con).
Khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi của tổ hợp lai T5164 là tương đương với NC của Dương Xuân
Tuyển và cs, (2006) trên con lai chéo 4 dòng vịt SM. So với các giống vịt khác, các tổ hợp lai
4 dòng vịt SM trong thí nghiệm này có khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi cao hơn (vịt SM3 có
khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi, trống (2937 gram, mái 2731gram; vịt M14 có khối lượng cơ
thể ở 8 tuần tuổi đạt 3144,63 gram/con (Nguyễn Đức Trọng, 2007, 2008)
Sinh trưởng tuyệt đối
Tăng khối lượng tuyệt đối của các tổ hợp lai 4 dòng vịt CV-Super M tại Bảng 3 và Đồ thị 3.
Bảng 3. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt lai 4 dòng SM (gram/con/ngày)
Tuần tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8
TB (1 - 8 tuần

tuổi)

T1546
21,85
36,43
57,55
83,48
84,97
90,26
44,70
19,26

T1564
22,66
37,06
54,86
80,35
89,56
85,44
45,63
25,54

T5146
23,63
37,35
65,11
77,31
88,83
83,56
43,37

25,84

T5164
23,59
39,32
60,34
82,09
89,79
82,81
44,73
29,54

54,81

55,14

55,63

56,53

3


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009

Kết quả trên cho thấy, vịt lai 4 dòng SM có tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối cao, vịt T1546
đạt cao nhất, 90,26 gram/con/ngày ở tuần tuổi thứ 6; ở tuần tuổi thứ 5, vịt T1564 đạt cao nhất
là 89,56 gram/con/ngày, vịt T5146 đạt cao nhất là 88,83 gram/con/ngày, vịt T5164 đạt cao
nhất là 89,79 gram/con/ngày.
T1546

T1564
T5146
T5164

Sinh tr­ëng tuyÖt ®èi (gr/con/ngµy)

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10

1

2

3

4

5

6

7


8

TuÇn tuæi

Đồ thị 3. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt lai 4 dòng SM

Đồ thị tăng khối lượng tuyệt đối của cả bốn tổ hợp lai 4 dòng vịt đều tuân theo quy luật sinh
trưởng của vịt và phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm.
Tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối của 4 tổ lợp lai đều tăng dần từ tuần tuổi đầu tiên, tăng
nhanh ở tuần tuổi thứ 2 và 3, tốc độ tăng khối lượng tuyệt đôi cao nhất kéo dài trong 3 tuần
(từ 4 - 6 tuần), tuần tuổi thứ 7 tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần.
Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của vịt T5146 và T5164 phân bố đều hơn vịt T1546 và T1564. So
sánh với đồ thị sinh trưởng tích lũy (Đồ thị 2) cho thấy, vịt T5164 có khả năng sinh trưởng tốt
hơn các tổ hợp lai khác. Kết quả trên còn cho thấy, các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM cũng phù hợp
với đặc điểm của giống vịt chuyên thịt và tương đương với kết quả về sinh trưởng tuyệt đối
của các tác giả NC trước đây, trên vịt SM của (Dương Xuân Tuyển và cs, 1993) cho biết, tăng
trọng tuyệt đối của vịt SM từ 4 - 6 tuần tuổi là 69,99 - 72,82 gr/con/ngày
Sinh trưởng tương đối
Kết quả tăng trọng tương đối khối lượng cơ thể vịt lai 4 dòng trình bày tại Bảng 4 và Đồ thị 4.
Bảng 4. Sinh trưởng tương đối của vịt lai 4 dòng SM (%)
Tuần tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8


T1546
116,24
75,98
60,63
50,46
34,03
26,76
11,04
4,41

T1564
118,28
75,59
57,76
49,42
36,18
25,50
11,39
5,86

T5146
120,41
74,53
64,25
44,80
34,75
24,45
10,70
5,87


T5164
118,95
76,67
59,67
47,63
34,77
24,03
10,95
6,63

Kết quả Bảng 4 cho thấy, khả năng sinh trưởng tương đối (%) của các tổ hợp lai 4 dòng vịt
SM đều cao nhất ở tuần đầu. Vịt T1546 có mức tăng là 116,24%, vịt T1564 là 118,27%, vịt
T5146 là 120,41% và vịt T5164 là 118,95%. Các tuần tuổi tiếp theo, tốc độ tăng khối lượng
tương đối sẽ giảm dần, từ tuần tuổi thứ 4, tốc độ tăng khối lượng tương đối giảm mạnh ở cả 4
4


LÊ SỸ CƯƠNG – Đặc điển sinh trưởng và khả năng cho thit ...

tổ hợp lai. Tuần tuổi thứ 8, tốc độ tăng khối lượng tương đối của vịt T1546 là 4,41%, vịt
T1564 là 5,86%, vịt T5146 là 5,87% và vịt T5164 là 6,63%.
Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng khối lượng tương đối của các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM cho thấy,
đồ thị của vịt T5164 ổn định hơn các tổ hợp lai khác.
T1546

120

T1564
T5146


Sinh tr­ëng t­¬ng ®èi (%)

105

T5164

90
75
60
45
30
15
0
1

2

3

4

5

6

7

8


TuÇn tuæi

Hình 4. Sinh trưởng tương đối của vịt lai 4 dòng SM

Kết quả nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của giống và quy luật sinh trưởng
của gia cầm nói chung, của vịt nói riêng và cũng phù hợp với kết quả của các tác giả khi
nghiên cứu về khả năng tăng khối lượng tương đối của vịt thương phẩm CV-Super M. Lương
Tất Nhợ, (1994), tốc độ tăng khối lượng tương đối của vịt ở tuần tuổi đầu là 102,96%, tuần
tuổi thứ 8 là 14,34%.
Như vậy, trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống vịt cao sản, thì ngoài yếu tố giống
tốt, dinh dưỡng hợp lý cũng nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng sinh học về khả năng
tăng khối lượng cơ thể. Tốc độ tăng khối lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho
phép nhà chăn nuôi xác định thời điểm giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông đến 7 và 8 tuần tuổi của vịt lai 4 dòng SM được trình bày tại Bảng 5.
Bảng 5. Tốc độ mọc lông của vịt lai 4 dòng SM
Tuần tuổi
7

8

Tham số thống kê
n.
Mean (cm)
SD
n.
Mean (cm)
SD

T1546

118
13,03
2,01
106
16,63
0,73

T1564
115
13,49
0,80
103
16,44
0,54

T5146
118
13,22
0,91
106
16,53
0,72

T5164
120
13,77
0,81
108
16,71
0,55


Tốc độ mọc lông có liên quan mật thiết đến tốc độ sinh trưởng của vịt. ở vịt, độ dài lông cánh
(độ dài lông cánh thứ 4 hàng thứ nhất) được dùng làm một trong những căn cứ để xác định
tuổi giết thịt thích hợp của vịt. Giai đoạn 7 tuần tuổi, dài lông cánh của vịt T1546 đạt 13,03
cm, vịt T1564 đạt 13,49 cm, vịt T5146 đạt 13,22 cm và vịt T5164 đạt 13,77 cm (P<0,001).
Giai đoạn 8 tuần tuổi độ dài lông cánh của 4 tổ hợp lai đạt lần lượt là 16,63 cm, 16,44 cm,
16,53 cm và 16,71 cm (P<0,01). Kết quả khảo sát này phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của
5


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009

giống và tương đương với kết quả của một số tác giả trước đây đã nghiên cứu trên Vịt SM3 ở
7 tuần tuổi có độ dài lông cánh từ 12,24 -12,29 cm, 8 tuần tuổi từ 12,56 - 12,88 cm. Vịt M14
độ dài lông cánh ở 7 tuần tuổi đạt 17,17 cm và ở 8 tuần tuổi đạt 17,49 cm, khi khối lượng cơ
thể đạt 3144,63 gram (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007).
Khả năng cho thịt
Kết quả mổ khảo sát thành phần thân thịt của vịt lai 4 dòng SM được trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6. Khả năng cho thịt của vịt lai 4 dòng vịt SM ở 7 và 8 tuần tuổi
Chỉ
T1546
T1564
T5146
T5164
Tiêu
n. Mean SD n Mean SD n Mean SD n Mean SD
7 tuần tuổi
KL sống (gr)
12 2989,9 62,0 12 2962,80 120,3 12 2988,7 198,8 12 3013,2 82,4
Tỷ lệ thịt xẻ (%)

70,90
72,00
71,33
71,52
Tỷ lệ thịt lườn(%)
15,13
14,05
13,97
13,80
Tỷ lệ thịt đùi (%)
13,05
12,14
12,75
12,64
8 tuần tuổi
KL sống (gr)
12 3123,5 43,4 12 3141,90 121,9 12 3168,5 90,4 12 3220,8 82,5
Tỷ lệ thịt xẻ (%)
72,88
73,13
73,60
74,18
Tỷ lệ thịt lườn %)
16,65
16,75
16,42
16,79
Tỷ lệ thịt đùi (%)
11,22
10,65

11,17
11,03
Khả năng cho thịt của các tổ hợp lai 4 dòng vịt SM khá cao. Khảo sát ở 7 tuần tuổi, tỷ lệ thịt
xẻ của 4 nhóm vịt đạt từ 70,9 - 72,0%. Tỷ lệ thịt lườn đạt 13,8 - 15,13%, cao nhất là vịt T1536
(15,13%). Tỷ lệ thịt đùi từ 12,14 - 13,05%.
Giai đoạn 8 tuần tuổi tỷ lệ thịt xẻ, thành phần thân thịt đều tăng. Vịt T1546 có tỷ lệ thịt xẻ là
72,88%, thịt lườn 16,65% và thịt đùi 11,22%. Các chỉ tiêu tương ứng của vịt T1564 là
73,13%, 16,75% và 10,65%,; Của vịt T5146 là 73,60%, 16,42% và 11,17% và của vịt T5164
là 74,18%, 16,79% và 11,03%. Tỷ lệ thịt đùi của cả 4 tổ hợp lai đều giảm từ tuần tuổi thứ 7
đến tuần thứ 8, tỷ lệ thịt lườn ổn định.
Kết quả khảo sát trên cũng giống với các kết quả của một số tác giả đã nghiên cứu trước đây
về khả năng cho thịt của vịt SM và một số giống vịt khác: Nguyễn Đức Trọng và cs, (2008)
vịt SM dòng T5 ở 8 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ là 71,03%, thịt lườn 16,69% và thịt đùi 12,08%;
Dòng vịt T6 có kết quả tương ứng là: 69,14%, 15,48% và 12,28%; Con lai T56 có tỷ lệ thịt xẻ
71,57%, tỷ lệ thịt lườn 16,88%, tỷ lệ thịt đùi 11,91%; Vịt SM2 có khối lượng thịt xẻ ở 7 tuần
tuổi chỉ bằng 67,21%, đến 8 tuần tuổi tăng lên đến 73,58%; tỷ lệ thịt đùi ở 7 tuần tuổi đạt
7,02%, đến 8 tuần tuổi giảm còn 5,68%. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt lườn lại tăng theo tuần tuổi, tỷ lệ
thịt lườn ở 7 tuần tuổi là 6,65%, tăng lên 7,88% ở 8 tuần tuổi (Lê Sỹ Cương, 2001). Khảo sát
trên vịt M14 thế hệ 1, nuôi thương phẩm ở 8 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ đạt 73,05%, thịt đùi
11,23%, thịt ức 15,72% (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007).
Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất thịt của vịt lai 4 dòng SM được trình bày tại Bảng 7
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng cơ thể tăng theo tuần tuổi.
Ở 7 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn của vịt T5164 thấp nhất (2,39 kg thức ăn/kg khối lượng tăng),

6


LÊ SỸ CƯƠNG – Đặc điển sinh trưởng và khả năng cho thit ...


tiêu tốn cao nhất là vịt T1564. Ở 8 tuần tuổi, chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn của vịt T1546 cao nhất
(2,83 kg), vịt T5164 tiêu tốn thức ăn thấp hơn cả (2,79 kg).
Bảng 7. Tiêu tốn thức ăn của vịt lai 4 dòng SM
Chỉ tiêu
Tuần
Dòng
P

T1546
2,43

Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg khối lượng tăng)
7 tuần tuổi
8 tuần tuổi
T1564
T5146
T5164
T1546
T1564
T5146
2,44
2,42
2,39
2,83
2,82
2,81

T5164
2,79


Kết quả Bảng 7 cho thấy, tiêu tốn thức ăn tăng theo thời gian nuôi, tuổi vịt càng cao thì mức
tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể càng lớn. Kết quả này thấp hơn và tương đương
với kết quả của các giả đã nghiên cứu trước đây (Dương Xuân Tuyển và cs, 2006), tiêu tốn
thức ăn của vịt thương phẩm lai 4 dòng SM nuôi tại Trại vịt giống VIGOVA là 2,58 kg thức
ăn/kg khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi. Nguyễn Đức Trọng và cs, 2008) ở 7 tuần tuổi, tiêu tốn
thức ăn của vịt T5, T6, T56 là 2,42 kg thức ăn/kg tăng trọng. Đến 8 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn
tăng lên, ở vịt T5 là 2,79 kg, vịt T6 là 2,80 kg, vịt lai T56 là 2,78 kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt
SM3 đến 7 tuần tuổi là 2,53 kg, đến 8 tuần tuổi là 2,76 kg thức ăn/kg tăng trọng.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp vịt lai 4 dòng (ở cả 4 công thức) đến 8 tuần tuổi đạt rất cao
(96,67 - 100%)
Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi BQ là 2964 - 3015 gram/con, 8 tuần tuổi đạt BQ 2124 - 3222
gam/con. Trong đó, cặp lai T5264 có khối lượng cao nhất (ở cả 7 và 8 tuần tuổi). Khả năng
tăng trọng tuyệt đối (gr) đạt cao nhất ở 4 đến 6 tuần tuổi và giảm dần từ tuần thứ 7 trở đi.
Khả năng tăng trọng tương đối (%) giảm dần theo tuần tuổi và giảm mạnh từ tuần tuồi 4 đến 8
còn 4,41 - 4,63%.
Tốc độ mọc lông của các tổ hợp vịt lai 4 dòng đều tốt, lông cánh thứ 4 hàng thứ nhất ở 7 tuần
tuổi trên 13 cm ở cả 4 công thức, trên 16 cm ở tuần tuổi thứ 8.
Tỷ lệ thịt xẻ là 70,9 - 72% (ở 7 tuần tuổi ) và 72,88 - 74,18% (ở 8 tuần tuổi)
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 2,39 - 2,44 kg (ở 7 tuần tuổi) và 2,79 - 2,83 kg (ở 8 tuần
tuổi).
Công thức lai T5164 có mức chi phí thức ăn thấp nhất (2,39 - 2,79 kg) ở cả 7 và 8 tuần tuổi.
Đề nghị
Vịt thương phẩm lai 4 dòng nên kết thúc (giết thịt) ở 7 tuần tuổi có hiệu quả kinh tế nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Xuân Tuyển, (1993). Khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt thương phẩm CV-Super M nuôi tại Trại
vịt giống VIGOVA thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt
(1988 - 1992). NXB.NN, Hà Nội, 1993.
Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến và Hoàng Văn Tiệu, (2006). Nghiên cứu chọn lọc tạo

dòng trống và dòng mái vịt cao sản hướng thịt tại Trại vịt giống VIGOVA. Tạp chí khoa học công nghệ
chăn nuôi - VCN số 2-2006, NXB.NN, 2006.

7


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009

Lương Tất Nhợ, (1994). Đặc điểm sinh trưởng, cho thịt và cho lông của vịt CV-Super M nuôi tại miền bắc Việt
Nam. Luận án PTS. Viên khoa học KTNN Việt Nam, Hà Nội, 1994.
Lê Sỹ Cương, (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng SX của giống vịt SM2 ông, bà nuôi tại Trung
tâm NC vịt Đại Xuyên. Luận văn ThS KHNN. Trường ĐHNN I Hà Nội, 2001.
Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan và Lê Sỹ Cương, (2005). Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về khả năng
sản xuất của giống vịt SM2 nuôi tại TTNC vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và
Chuyển giao TBKT chăn nuôi vịt - ngan (1980 - 2005). NXB.NN, Hà Nội, 2005.
Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột và Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, (2008). Kết quả nghiên cứu về khả năng sản
xuất của vịt SM3 nuôi tại TTNC vịt Đại Xuyên. BCKH năm VCN - 2008
Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Ngô Văn Vĩnh và Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, (2007). Nghiên cứu khả năng
SX của vịt M14 nuôi tại TTNC vịt Đại Xuyên.Tạp chí KHKT chăn nuôi - HCN số 8- 2007.
Nguyễn Ngọc Dụng, Phùng Đức Tiến và Nguyễn Thị Lành, (2008). Chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt
SM ông, bà nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Tạp chí KHCN chăn nuôi – VCN số14,
NXB.Nông nghiệp- tháng 10-2008.
Phạm Văn Trượng, (1995). Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa vịt SM và vịt Anh Đào Hung, Anh
Đào Tiệp. Luận án PTS. Viện KHNN Việt Nam, Hà Nội, 1995.
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức; TS. Trịnh Xuân Cư

8




×