Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở 4 vùng sinh thái phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.03 KB, 8 trang )

ĐINH XUÂN TÙNG – Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt...

Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở 4 vùng sinh thái phía bắc Việt Nam
Đinh Xuân Tùng*, Nguyễn Đăng Thanh, Đỗ Văn Đức,
Nguyễn Vương Quốc, Mạc Thị Qúy, Trần Phùng Thanh Thủy và Nguyễn Thị Loan
Bộ môn kinh tế và hệ thống chăn nuôi
*Tác giả liên hệ : Đinh Xuân Tùng
Tel : 04 8.387.237/0912.145.703 ; Fax: 04 8.389.775; Email :

ABSTRACT
Economic and technical efficiency in rural cattle production systems in the Northern
agro-ecological regions of Vietnam
Economic analysis methods and stochastic frontier production models based on information obtained from a total
of 783 representative rural cattle farms from 28 communes, in 14 districts of 7 provinces of the northern agroecological regions of Vietnam were applied to examine the economic and technical efficiency of ruralcattle
production systems and identify factors affecting the efficiency levels. The analysis of the cattle farm data
permitted the following conclusions: There are big differences in the economic efficiency among the studied
regions, production scale and production systems as well. Cattle gross margin per farms per year was found to be
the highest in Northwest cattle farms, followed by their counterparts resided in Northeast, Red River delta and
North Costal region. Forage plantation adoption has a significant impact on the economic efficiency. Group of
farms who adopted forage plantation had higher economic efficiency than that of farms without forage
plantation. Gross margin per farms and profit per farms of a group of forage adopted farms were 51% and 141%
higher than a group of non-adopted forage farms respectively. Medium and large-sized cattle production farms
had higher efficiency than that of small-scale farms. On average, gross margin of large-sized cattle farms was 8
times higher than that of small-sized cattle farms and 5 times than medium-sized farms. Finding derived from the
stochastic frontier production models indicated that, the technical efficiency in rural cattle production systems in
the four studied regions was still low. The highest technical efficiency was found in the Northeast region (0.67)
and the lowest level of technical efficiency in the Northern Costal region (0.54). These results reveal that
potentials for increased technical efficiency in these regions are substantial. Based on the findings of this study,
some recommended policy options are described in this report. In the case of Vietnam, significant gains could be
achieved through policy focusing more on production scale and production practices.
Key words: rural cattle systems, economic and technical efficiency.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò thịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt cho người tiêu
dùng, một phần sức kéo trong nông nghiệp, cũng như thu nhập cho người chăn nuôi. Chăn
nuôi bò thịt đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông
thôn. Bò chủ yếu được chăn nuôi trong nông hộ kết hợp với trồng lúa và các cây trồng khác
(Tuyên, 2004).
Do thu nhập ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh, nhu cầu về các sản phẩm
chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp như thịt bò ngày càng có nhu cầu lớn. Phát triển
chăn nuôi bò lấy thịt trong các vùng nông thôn có thể là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, nước
ta đang thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT)
của khu vực mậu dịch tự do (AFTA) thuộc khối ASIAN, đặc biệt hiện nay Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, vấn đề hiệu quả và lợi thế so sánh đang là một
1


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 11-Tháng 4-2008

vấn đề thời sự của tất cả các ngành kinh tế, trong đó có chăn nuôi.
Trong môi trường tự do hoá thương mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt ra là, liệu
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng sẽ có khả năng cạnh tranh với thị trường thế
giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hoá nguồn thu nhập trong nông
nghiệp hay không? Liệu chăn nuôi quy mô hộ gia đình có khả năng cạnh tranh với các loại
hình chăn nuôi khác? Giải pháp chính sách cụ thể nào cần phải ban hành nhằm tạo điều kiện
cho quá trình đa dạng hoá nguồn thu nhập thông qua chăn nuôi bò. Bài viết này góp phần
trả lời đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo các quy mô và vùng
sinh thái.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về hiệu quả kinh tế-kỹ thuật trong các cơ sở chăn

nuôi bò thịt ở 4 vùng sinh thái phía Bắc của nước ta.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Trong năm 2006, đề tài nghiên cứu tại 28 xã thuộc 14 huyện của 7 tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thái Bình đại diện cho 4 vùng sinh thái phía Bắc,
tại 783 cơ sở chăn nuôi bò.
Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất – kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi bò thịt trong giai
đoạn 2005-2006.
Phạm vi về nội dung
Xác định hiệu quả kinh tế -kỹ thuật trong các cơ sở chăn nuôi bò thịt theo vùng sinh thái, quy
mô chăn nuôi và hệ thông chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu
Các cơ sở chăn nuôi bò thịt được chọn theo phương pháp phân tầng - hệ thống-ngẫu nhiên. Các
cơ sở chăn nuôi này sẽ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn
nuôi bò thịt trong xã lựa chọn. Các bước chọn tỉnh, huyện và xã đều dựa trên các số liệu thống
kê để tính toán mật độ bò/ha và mật độ bò/hộ gia đình, kết hợp với tư vấn của các chuyên gia để
chọn cho điểm nghiên cứu đại diện.
Cách chọn điểm nghiên cứu được trình bày qua sơ đồ 1:

2


ĐINH XUÂN TÙNG – Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt...

Vùng (4)

Tỉnh (7) mỗi tỉnh (vùng Tây Bắc chọn 1 tỉnh)
chọn 2 huyện

Huyện 1

Xã 1

Huyện 2

Xã 2

Xã 3

Xã 4

Sơ đồ 1: Các bước chọn mẫu
Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
Số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được lấy từ cuộc
điều tra 783 cơ sở chăn nuôi bò đại diện cho 4 vùng sinh thái phía bắc. Các cơ sở này được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách các cơ sở chăn nuôi bò ở các vùng đại diện.
Các cơ sở này được điều tra phỏng vấn dựa trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng
cho từng hộ, nội dung của các biểu mẫu phù hợp với mục tiêu cần đạt được. Số liệu thứ cấp
được tập hợp từ các số liệu thống kê, các báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học, và một số tư
liệu về chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của các tỉnh.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích kinh tế
và phương pháp mô hình hàm cực biên ngẫu nhiên đã được áp dụng trong nghiên cứu này.
Hiệu quả kinh tế được tính toán theo phương pháp truyền thống, với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Giá trị sản xuất (GO), chi phí khả biến (VC), Thu nhập hỗn hợp (GM), lợi nhuận, GO/VC,
GM/VC, GO/LĐ, và GM/LĐ.
Hiệu quả kỹ thuật được tính toán dựa trên mô hình cực biên ngẫu nhiên có dạng sau:
Yi = f(Xi; ) exp (Vi-Ui)
Trong đó: i là số lượng quan sát; Vi là sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng không và

phương sai không đổi. Yi chính là mức sản xuất thực tế của cơ sở chăn nuôi thứ i và Xi là các
yếu tố đầu vào của cơ sở chăn nuôi thứ i. Hiệu quả kỹ thuật của cơ sở thứ i được xác định
bằng tỷ số giữa giá trị quan sát và giá trị ước lượng trên đường cực biên: Kalirajan (1991);
Ray (1988); Battese vµ Coelli, (1995) và Sharma (1999).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Quy mô và cơ cấu đàn ở các vùng nghiên cứu

3


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 11-Tháng 4-2008

Nhìn chung, quy mô đàn bò các vùng sinh thái phía bắc còn nhỏ, quy mô đàn trung bình là 2,7

Bảng 1: Quy mô đàn bò ở các vùng sinh thái
Các chi tiêu
Quy mô đàn TB
Trong đó: 1 con
2 con
3-5 con
6-10 con
11-20 con
21-30 con
>31 con

ĐVT
Con/hộ
%
%
%

%
%
%
%

Đông Bắc
3,04
9,5
47,3
35,8
5,8
1,2
0,4

Tây bắc
3,41
27,1
22,0
40,7
8,5
1,7

ĐBSH
1,96
38,2
41,0
19,3
1,4
-


BTB
2,78
26,5
35,6
30,7
5,7
0,8
0,8
-

Chung 4 vùng
2,69
24,4
39,7
29,9
4,8
0,6
0,3
0,26

con/cơ sở chăn nuôi, thấp nhất là ở vùng đồng bằng Sông Hồng (1,96 con) và cao nhất vùng
Tây Bắc (3,41 con). Vùng Tây Bắc, hộ chăn nuôi có quy mô đàn từ 3-5 con chiếm tỷ lệ cao
nhất (40,7%), trong khi đó ở các vùng còn lại, tỷ lệ hộ gia đình nuôi 2 con bò chiếm tỷ lệ cao
nhất, đối với vùng Đông bắc, tỷ lệ này là 47%, ở vùng ĐBSH là 41% và vùng Bắc Trung bộ
là 31%.
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt theo quy mô đàn ở các vùng sinh thái
Bảng 2: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt theo vùng và quy mô
Chỉ tiêu
Tây Bắc

TN hỗn hợp (GM)
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC
GO/công LĐ
GM/công LĐ
Đông Bắc
TN hỗn hợp (GM)
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC
GO/công LĐ
GM/công LĐ
ĐBSH
TN hỗn hợp (GM)

4

ĐVT

Nhỏ*

Vừa*

Lớn*

Chung

1000 đ
1000 đ

Lần
Lần
1000 đ
1000 đ

5.622
0
3,2
2,2
34
22

9.895
3.821
3,6
2,6
52
38

55.800
46.050
5,5
4,5
80
65

8.574
2.663
3,6
2,6

43
31

nghìn
nghìn
Lần
Lần
nghìn
nghìn

5.255
(103)
2,8
1,6
38
25

8.606
1.994
2,6
1,1
53
33

42.271
30.981
5,4
0,6
255
206


7.257
1.281
2,8
1,3
48
31

nghìn

4.203

7.397

4.866


ĐINH XUÂN TÙNG – Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt...

Chỉ tiêu
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC
GO/công LĐ
GM/công LĐ
Bắc Trung bộ
TN hỗn hợp (GM)
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC

GO/công LĐ
GM/công LĐ

ĐVT
nghìn
Lần
Lần
nghìn
nghìn

Nhỏ*
-727
2,8
1,8
32
20

Vừa*
1.558
2,6
1,7
47
30

Lớn*

Chung
(253)
2,7
1,7

35
22

nghìn
nghìn
lần
lần
nghìn
nghìn

3.110
-1.430
2,2
1,2
39
19

5.896
231
3,2
2,2
38
27

15.710
6.538
1,7
0,7
58
23


4.314
-706
2,5
1,5
39
22

* quy mô nhỏ: 3 con/hộ; ** quy mô vừa (4-10 con/hộ) *** quy mô lớn >10 con/hộ
Mức thu nhập hỗn hợp/hộ/năm, cao nhất là vùng Tây Bắc, tiếp theo là vùng Đông bắc, vùng
ĐBSH và vùng Bắc trung bộ. Chỉ có 2 vùng Tây bắc và Đông bắc chăn nuôi bò là có lãi (chi
phí lao động được tính vào chi phí). Tuy nhiên, thu nhập/ngày công lao động trong chăn nuôi
bò ở cả 4 vùng sinh thái đều có mức cao hơn giá trị ngày công lao động trung bình ở địa
phương, và chỉ tiêu này có giá trị lớn hơn khi chăn nuôi ở quy mô lớn hơn.
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt theo hệ thống chăn nuôi ở các vùng sinh thái
So sánh giữa hệ thống chăn nuôi khép kín (bò sinh sản-bê-bò thịt) và hệ thống mở (bê-bò
thịt), kết quả ở bảng 3 cho thấy ở vùng Tây Bắc, hệ thống chăn nuôi khép kín có hiệu quả cao
hơn hệ thống chăn nuôi mở ở tất cả các chỉ tiêu. Ngược lại ở 3 vùng sinh thái còn lại là vùng
Đông Bắc, ĐBSH và Bắc Trung Bộ, hệ thống chăn nuôi khép kín đều có hiệu quả thấp hơn
chăn nuôi mở. Một trong những nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa vùng Tây bắc và các
vùng còn lại là, các hộ chỉ nuôi bò thịt ở vùng Tây Bắc là những hộ nghèo, ít vốn, chăn nuôi
dựa chủ yếu vào chăn thả, tăng trọng thấp.
Bảng 3: So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt giữa các hệ thống chăn nuôi
Chỉ tiêu

Tây Bắc
TN hỗn hợp (GM)
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC

GO/công LĐ
GM/công LĐ
Vùng Đông Bắc
TN hỗn hợp (GM)

ĐVT


sinh Chỉ nuôi bò Nuôi
bò- Nuôi
sản-bò thịt
thịt
trồng cỏ
bò không
trồng cỏ

Nghìn
Nghìn
Lần
Lần
Nghìn
Nghìn

9.285
3.152
3,8
2,8
44
31


6.931
1.524
3,0
2,0
42
29

14.652
8.059
3,8
2,8
66
48

5.447
(116)
3,3
2,3
32
21

Nghìn

6.961

8.462

7.704

6.671

5


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 11-Tháng 4-2008

Chỉ tiêu

ĐVT

Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC
GO/công LĐ
GM/công LĐ
ĐBSH
TN hỗn hợp (GM)
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC
GO/công LĐ
GM/công LĐ
Bắc Trung bộ
TN hỗn hợp (GM)
Lãi (PR)
GO/VC
GM/VC
GO/công LĐ
GM/công LĐ

Nghìn

Lần
Lần
Nghìn
Nghìn


sinh Chỉ nuôi bò Nuôi
bò- Nuôi
sản-bò thịt
thịt
trồng cỏ
bò không
trồng cỏ
719
2.887
1.189
1.093
3,2
2,1
2,9
2,6
2,2
1,1
1,9
1,6
44
66
50
46
30

35
34
28

Nghìn
Nghìn
Lần
Lần
Nghìn
Nghìn

4.819
(323)
2,8
1,8
34
21

5.587
663
2,1
1,1
48
27

5.914
796
3,0
2,0
38

25

4.745
(385)
2,7
1,7
35
22

Nghìn
Nghìn
Lần
Lần
Nghìn
Nghìn

4.526
(1.119)
2,7
1,7
31
20

3.799
(261)
2,1
1,1
59
27


4.867
(186)
2,0
1,0
62
30

4.065
(1.177)
3,0
2,0
29
18

So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 nhóm hộ, nhóm có trồng cỏ và nhóm không trồng cỏ, kết quả
cho thấy, ở tất cả 4 vùng nghiên cứu, các hộ nuôi bò có trồng cỏ có hiệu quả hơn các hộ nuôi
bò không trồng cỏ ở tất cả các chỉ tiêu.
Hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt
Như đã trình bày ở trên, hiệu quả kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả kinh tế, nó phản ảnh
khả năng của cơ sở sản xuất tối đa hoá sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ
nhất định, Farrell (1957); Ellis (1993), Battese and Coelli (1996); Coelli (1995); Battese
(1992) and Bravo-Ureta and Pinhero (1993). Trong nghiên cứu này chúng tôi tính toán một số
chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật theo các chỉ tiêu sau đây:
Bảng 4: Một số chỉ tiêu trong chăn nuôi bò thịt
Các chi tiêu
Tuổi nuôI thịt
Khối lượng bắt đầu
nuôi
Thời gian nuôi
Khối lượng lúc bán

Tăng khối lượng bình
quân
6

ĐVT
Tháng
Kg/con

Tây Bắc
9,1a

Đông Bắc
6,1 b

ĐBSH
13,0a

BTB
7,8 b

Chung
9,2

88,8

67,0

120,0

73,4


90,8

4,8
111,3 a

4,0
160,0 a

6,1
141,6 a

7,9
162,9

9,2 a

10,0b

11,1b

9,1

Tháng
9,2
Kg/con
155,9a
Kg/tháng
7,3a



ĐINH XUÂN TÙNG – Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt...

Các số cùng hàng trong bảng có ký hiệu khác nhau là có sự khác nhau đáng về mặt thống kê
của các chỉ tiêu tuổi bắt đầu nuôi thịt, khối lượng lúc bán và tăng khối lượng bình quân.
Có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kỹ thuật, trong nghiên cứu này, như đã nói ở trên,
chúng tôi áp dụng mô hình cực biên ngẫu nhiên xác định hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi bò
thịt, kết quả được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 5: Mức độ đạt hiệu quả kỹ thuật (HQKT) của các cơ sở chăn nuôi bò thịt
ở 4 vùng sinh thái phía Bắc
HQKT (%)
0-20
21-40
41-60
61-80
81-100
TB

Vùng Tây Bắc
Số hộ
%
3
5,0
9
15,0
18
20,0
17
28,3

13
21,7
60.4%

Vùng Đông Bắc
Số hộ
%
3
1,2
24
9,9
47
19,4
98
40,5
70
28,9
67,0%

Vùng ĐBSH
Số hộ
%
11
5,2
13
6,1
43
20,2
69
32,5

76
35,8
62,5%

Bắc Trung Bộ
Số hộ
%
35
13,3
87
33,3
50
19,0
55
20,9
35
13,3
54,5%

Mức hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở vùng tây Bắc đạt mức 60,4%. điều này có
nghĩa là, lượng sản phẩm đầu ra trung bình có thể tăng lên 39,6% với mức xử dụng các đầu
vào không đổi nếu tất cả các hộ đều đạt hiệu quả kỹ thuật.
Mức hiệu quả kỹ thuật trong các hộ chăn nuôi bò ở vùng Đông bắc, ĐBSH, và BTB đạt mức
trung bình tương ứng là 67%, 62,5 và 54,5%. Mức phân bổ hiệu quả kỹ thuật trong các hộ
chăn nuôi được thể hiện ở bảng 5.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi bò ở các vùng sinh thái phía bắc đều mang lại thu
nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Có sự khác nhau về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật giữa các
vùng, giữa các quy mô sản xuất, và giữa các hệ thống chăn nuôi khác nhau.

Có sự biến động khá lớn cả về hiệu quả kinh tế giữa các cơ sở chăn nuôi bò ở các vùng miền
và quy mô chăn nuôi. Mức thu nhập hỗn hợp/hộ/năm, cao nhất là vùng Tây Bắc, tiếp theo là
vùng Đông bắc, vùng ĐBSH và vùng Bắc trung bộ. Các hộ có quy mô chăn nuôi vừa và lớn
đều có hiệu quả chăn nuôi cao hơn ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Trồng cỏ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt. Ở tất cả các vùng
nghiên cứu, nhóm hộ có hiệu quả chăn nuôi cao là hộ đang áp dụng hệ thống chăn nuôi bòtrồng cỏ.
Chăn nuôi bò đã giải quyết một phần không nhỏ lao động thiếu việc làm ở các vùng nông
thôn. Gía trị thu nhập một ngày công lao đông ở tất cả các vùng đều cao hơn giá trị ngày công
trung bình ở địa phương.
7


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 11-Tháng 4-2008

Hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi ở các vùng sinh thái nhìn chung còn thấp. Điều này
cho thấy, tiềm năng tăng lượng sản phẩm đầu ra còn rất lớn trong điều kiện các mức vật tư
đầu vào hiện tại.
Đề nghị
Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, cần chuyển giao mô hình tổng hợp các giải pháp kinh
tế kỹ thuật đồng bộ để tăng hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt. Nhà nước phải
có chiến lược khuyến nông dài hạn trong việc thúc đẩy chăn nuôi bò thịt.
Cụ thể là:
Áp dụng mô hình trồng cỏ với nuôi bò đã và đang tỏ ra là một mô hình chăn nuôi kết hợp với
trồng trọt có hiệu quả. Do vậy, cần xây dựng và đánh giá các mô hình chăn nuôi bò kết hợp
trồng cỏ nhằm khuyến cáo các hộ nông dân áp dụng mô hình này. Nhà nước cần có chính sách
tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển các loại giống cỏ phù hợp với các vùng đất khác
nhau, đặc biệt cần có các giống cỏ chịu được hạn và vùng hạn chế ánh sáng mặt trời trong các
vườn đồi của các hộ nông dân.
Quy mô đàn bò có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh tế-kỹ thuật ở 3 trong 4 vùng nghiên
cứu đó là vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc trung bộ. Vùng ĐBSH không nên có chính sách

khuyến khích tăng quy mô đàn bò, yếu tố quy mô đàn không có tác động đáng kể đến HQKT
trong chăn nuôi bò ở vùng này.
Quy mô chăn nuôi vừa và lớn đã chứng tỏ là mô hình chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ ở 3 trong số 4 vùng nghiên cứu vì nó làm tăng năng suất lao
động. Ngoài chính sách tín dụng, nhà nước cần hộ trợ tổ chức các lớp tấp huấn cho người
chăn nuôi về việc tính toán đầu tư, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và năng suất lao động trong chăn nuôi bò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Battese G.E. and Coelli, T.J. (1995). A model for technical inefficiency effects in a stochastic frontier production
function for panel data. Empirical Econ. 20, pp. 325 - 332
Kalirajan K. (1991). The importance of efficient use in the adoption of technology: a micro panel data analysis.
J. Prod. Anal. 2, pp. 113 -126
Ray S. (1988). Data envelopment analysis, nondiscretionary inputs and efficiency: an alternative interpretation.
Socio-Econom. Plann. Sci. 22, pp. 167 - 176
Sharma K.R; Leung P. And Zaleski H. M.(1999) Technical, allocative and economic efficiencies in swine
production in Hawaii: a comparison of parametric and nonparametric approaches. Agricultural
Economics, Vol.20, Iss.1 pp 23-35
Tuyen D.K. (2004). Animal Production in Vietnam and Potential for Development of Organic Farming. Ministry
of Agriculture and Rural Development, Hanoi-Vietnam. www.vcn.vnn.vn

8



×