Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phát hiện và xử lý kịp thời bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 3 trang )

Phát hiện và xử lý kịp thời bệnh nhồi máu cơ tim cấp
Những năm gần đây, bệnh nhồi máu tim cấp có xu hướng gia tăng với tỉ lệ tử vong
khá cao. Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của
thiếu máu cục bộ cơ tim. Vì vậy chúng ta phải sớm phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.
Mời các bạn tham khảo bài viết sau các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp để phòng
ngừa và điều trị bệnh.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là
một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm luôn đe dọa tính
mạng người bệnh..

Trong bệnh này, cái khó nhất là có đến hơn 50% bệnh nhân không hề có các triệu chứng
báo trước nên việc phòng ngừa cũng rất khó thực hiện. Một số bệnh nhân nếu hỏi bệnh kỹ
có thể tìm thấy một số yếu tố mang tính chất thúc đẩy bệnh bọc phát như: những gắng sức
về thể lực, các chấn thương về tình cảm, các bệnh nội ngoại khoa khác mà bệnh nhân
đang bị…Thời điểm xảy ra bệnh cũng rất đa dạng, cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra
bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nhưng theo kinh ngiệm và các tài liệu trong Y văn, thì
thời gian hay bị nhất là vào buổi sáng, vài giờ sau khi thức giấc.
Các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp
Triệu chứng đầu tiên làm bệnh nhân rất khó chịu và phải nhập bệnh viện ngay là đau
ngực. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân thấy đau ngực dữ dội làm bệnh nhân rất
khó chịu, nhiều người mô tả rằng chưa bao giờ đau nhiều đến như vậy. Cảm giác đau sâu
trong nội tạng, người bệnh thường dùng từ đè nặng, xoáy và ép để mô tả cơn đau. Cơn
đau thường kéo dài hơn so với cơn đau thắt ngực không ổn định mà một số bệnh nhân đã
bị trước đó. Trong các trường hợp điển hình, đau ở phần giữa ngực có kết hợp với đau
vùng thượng vị, có những trường hợp chỉ có đau vùng thượng vị đơn thuần và nhiều
người tưởng bị đau dạ dày. Thậm chí có bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị thủng ổ loét dạ
dày - tá tràng. Có khoảng 30% các trường hợp đau lan ra cánh tay bên trái, những trường
hợp hiếm hơn, bệnh nhân có thể bị đau lan tới bụng, ra sau lưng, hàm dưới và cổ, rất dễ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



lầm với các bệnh khác.
Trong khi đau ngực như vậy, bệnh nhân thường kèm theo các dấu hiệu đáng lo ngại khác
như: mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, nằm không yên, đổ nhiều mồ hôi, chhóng mặt, nôn
mửa… Có khoảng 25 - 20% số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp lại hoàn toàn không
đau ngực một chút nào cả. Tỉ lệ nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau ngực cao hơn
ở phụ nữ và ở những bệnh nhân bị đái tháo đường và tỉ lệ này cũng tăng lên cùng với tuổi
tác. Có nghĩa là ở những bệnh nhân trẻ tuổi, các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp càng
rõ ràng và nặng nề hơn những người lớn tuổi.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh có thể khởi đầu không phải bằng triệu chứng đau ngực
mà bằng triệu chứng khó thở, mất ý thức đột ngột, lú lẫn, cảm giác mệt mỏi rã rời, rối
loạn nhịp tim, đôi khi chỉ biểu hiện bằng một tình trạng choáng đột ngột mà không giải
thích được nguyên do.

Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim đều được đặt trong tình trạng cấp cứu, do vậy, sự
lựa chọn phương pháp điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nên được quyết định bởi
các bác sĩ ở khoa cấp cứu cùng phối hợp với các bác sĩ tim mạch dựa theo phác đồ của
bệnh viện.
Nếu ở các bệnh viện không có khả năng can thiệp tim mạch, cần chuyển bệnh nhân đến
bệnh viện có khả năng tái tưới máu cơ học cấp cứu gần nhất. Trong quá trình vận chuyển
bệnh nhân cần có nhân viên y tế được đào tạo về cấp cứu tim mạch đi cùng với các
phương tiện cấp cứu cơ bản, bằng các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp khi tình
trạng bệnh nhân tương đối ổn định.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tái tưới máu ngay cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian đến viện, tình trạng bệnh nhân, điều kiện trang
thiết bị và trình độ của cơ sở y tế.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



Có 3 biện pháp điều trị tái tưới máu:
- Điều trị tái tưới máu động mạch vành bằng thuốc tiêu sợi huyết: Nếu không có chống
chỉ định, nên sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân có biểu hiện đau thắt
ngực trong vòng 12 giờ kể từ lúc khởi phát có kèm theo biểu hiện đoạn ST chênh lên
và/hoặc biểu hiện blốc nhánh trái mới trên điện tim đồ. Muốn đạt hiệu quả tối ưu, phải
dùng thuốc tiêu sợi huyết càng sớm càng tốt dựa trên những tiêu chuẩn về điện tim mà
không cần đợi các kết quả về men tim;
- Can thiệp động mạch vành thì đầu cho các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST
chênh lên hoặc blốc nhánh trái mới trên điện tim, khi có thể tiến hành can thiệp động
mạch vành trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực, nếu có thể nên thực hiện
nhanh chóng (trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện);
- Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành cấp cứu: nên được tiến hành trong các tình huống
như:
+ Can thiệp động mạch vành qua da thất bại hoặc huyết động không ổn định ở các bệnh
nhân có giải phẫu động mạch vành phù hợp bắc cầu nối.
+ Tại thời điểm phẫu thuật sửa chữa xuất hiện các biến chứng cơ học như thủng vách liên
thất hay hở hai lá nhiều.
+ Có rối loạn nhịp thất trầm trọng đe dọa tính mạng người bệnh với tổn thương ≥50%
thân chung động mạch vành trái hay tổn thương cả 3 thân động mạch vành.
Phương pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp

Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hay tim
mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, ăn thức ăn có ít cholesterol, hạn
chế mỡ, muối... điều trị một số bệnh có liên quan như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu... và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc đặc hiệu là hết sức cần thiết để điều
trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.
Theo MinMin.VnDoc

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×