Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chuyên đề TỔNG QUAN TÌNH HÌNH sản XUẤT GIỐNG và NUÔI cá mú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.17 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
----------

BÀI BÁO CÁO KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ
NUÔI CÁ BIỂN
Chuyên đề: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
GIỐNG VÀ NUÔI CÁ MÚ

CBHD:
Lý Văn Khánh
Lê Quốc Việt

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thoa
Trần Ngọc Ẩn
Nguyễn Thị Hồng Mai
Giang Thị Ngọc Nên
Đặng Thị Thúy Hằng
Lê Văn Khang

Cần Thơ, 09/11/2015

B1308515
B1308549
B1308610
B1308614
B1308581
B1206661



MỤC LỤC
I.Mở đầu......................................................................................................................................3
II.Sản xuất giống cá mú..............................................................................................................3
1.Nguồn cá bố mẹ...................................................................................................................4
2.Vấn đề nuôi vỗ cá bố mẹ......................................................................................................4
Phương pháp chuyển đổi giới tính .........................................................................................5
Josefa và cộng sự (1993) đã tiêm 17 - MT với liều lượng 0 - 5 mg/kg khối lượng cơ thể, tần
suất 15 ngày/lần. Kết quả sau 6 lần tiêm cá mú E. suilus đã chuyển hoàn toàn thành cá đực6
3.Kích thích thành thục...........................................................................................................6
4.Theo dõi sự thành thục của cá..............................................................................................8
5.Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ..............................................................................................8
6.Kỹ thuật cho cá đẻ................................................................................................................8
7. Ương nuôi ấu trùng...........................................................................................................11
III. Một số mô hình nuôi cá mú................................................................................................14
2.Nuôi cá mú trong đăng.......................................................................................................17
3.Chu trình nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan........................................................................18
a.Sản xuất số lượng lớn trứng đã được thụ tinh:...............................................................18
b.Hiệu quả cao trong sản xuất thức ăn tươi sống..............................................................18
c.Sự độc lập và sáng kiến của của các chuyên gia nuôi cá mú.........................................19
4.Nuôi cá mú (Epinephelus coioides) trong ao và hạch toán kinh kế với việc sử dụng ba loại
thức ăn...................................................................................................................................19
5.Các bệnh thông thường trên cá mú....................................................................................20
i. Bệnh virus......................................................................................................................20
ii. Bệnh do vi khuẩn..........................................................................................................20
iii. Các bệnh do nấm.........................................................................................................22
iv.Bệnh do ký sinh trùng...................................................................................................22
v.Trùng lông tơ..................................................................................................................23
6.Tài liệu tham khảo..................................................................................................................24



I.

Mở đầu

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon,
chúng được nuôi phổ biến ở các nước: Nhật Bản, Malaysia, Singapore,
Philippines, Trung Quốc… Nghề nuôi cá mú ở Châu Á đã xuất hiện khá lâu,
nhưng nguồn giống hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống
nhân tạo cá mú đã bắt đầu ở Nhật Bản vào thập niên 60, các nước Đông Nam Á
vào cuối thập niên 70. Hiệu quả của loài cá này mang lại là khá rõ, hiện nay
ngoài việc nuôi cá trong lồng bè, nhiều người còn áp dụng nuôi trong ao đất.
Tuy vậy, phần lớn còn nhỏ lẻ do không chủ động được nguồn giống và chủ yếu
là khai thác trong tự nhiên.
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mú vẫn còn là nghề khá mới mẽ nhưng đang phát
triển nhanh. Nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 ở Nha Trang và sau
đó phát triển mạnh vào đầu năm 1990 với sự xuất hiện của thị trường cá mú
sống. Các đối tượng nuôi bao gồm cá Mú Chấm Đen Epinephelus malabaricus,
cá Mú Sông E. coioides, cá Mú Chấm Đỏ E. akaara, cá Mú Sỏi E. bleekeri, cá
Mú Sáu Vạch E. sexfasciatus, cá Mú Chấm Tổ Ong E. merra, cá Mú Mỡ E.
tauvina, ngoài ra còn có cá Mú Đỏ Cephalopholis miniata và cá Mú Chấm Xanh
Plectropomus leopardus thường được lưu tạm để xuất khẩu. Gần đây cá Mú
Hoa Nâu, còn gọi là cá Mú Cọp E. fuscoguttatus đã được nuôi tại các tỉnh phía
Nam. Cả nước có khoảng 6800 lồng bè nuôi cá bè, trong đó khoảng 80% là
những bè nuôi cá mú và khoảng 500 ha vùng ven bờ được sử dụng để nuôi cá
mú đìa. Các bè và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sản phẩm, có giá bán
tại trang trại khoảng trên 3000 tỷ đồng (2 triệu đô la Mỹ) trong năm 2003.
Nghề nuôi cá mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nước ta. Trong tương lai
khi Việt Nam chủ động trong việc cung cấp con giống cá mú nhân tạo thì nghề
nuôi cá mú càng có cơ hội để phát triển hơn nữa.
II.


Sản xuất giống cá mú.

Tuổi thành thục lần đầu của cá mú lúc 3 tuổi. Trọng lượng thành thục lần đầu
thay đổi tùy theo loài, nhỏ nhất là cá mú chuột (1kg), lớn nhất là cá mú nghệ
(50-60kg). Mùa vụ sinh sản thay đổi theo từng loài và vùng địa lý, ở Đài Loan
mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, ở
3


Philippine và các tỉnh Nam Bộ cá có thể đẻ quanh năm. Sức sinh sản của cá khá
cao, mỗi con cái có thể đẻ từ vài trăm ngàn đến vài triệu trứng.
Cá mú là loài cá tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái
khi lớn chuyển thành cá đực. Cá có kích cỡ dài 45-50cm trở lại thường là cá cái,
trong khi trên 74cm và nặng trên 11kg trở thành cá đực. Hiện tượng lưỡng tính
thường tìm thấy ở cá kích cỡ 66-72cm.
Tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các loài: tốc độ tăng trưởng của một vài
loài cá mú nuôi ở nước ta sau 1 năm: cá mú son (Cephalopholis miniata) là 0,30,4kg, cá mú đen chấm đen: 0,8kg, cá mú đen chấm nâu 0,8kg, cá mú ruồi: 11,2kg, cá mú nghệ: 3-4kg.
1. Nguồn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc thu gôm từ ao, lồng nuôi thịt.
Cá bố mẹ từ ao hay lồng nuôi dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Không sử
dụng cá đánh bắt bằng chất cyanide, nên dùng những cá bắt bằng bẫy tre để làm
cá bố mẹ.
2. Vấn đề nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu quan trọng, kỹ thuật nuôi hợp lý ảnh hưởng lớn
đến tỷ lệ thành thục, tỷ lệ chết, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, và tỷ lệ sống của cá con.
Sự thành thục có quan hệ chặc chẽ với chế độ dinh dưỡng không chỉ phụ thuộc
vào khối lượng thức ăn mà còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn.
Thức ăn nuôi vỗ là cá Nục, cá Bạc Má, cá Thu… khẩu phần 1-2% thể trọng
trên ngày. Thức ăn có hàm lượng protein trên 40%, lipid 6-10%, bổ sung

vitamin C, E và dầu cá việc bổ sung nguồn chất béo giàu axit béo không no
(HUFA) có ảnh hưởng đến sự thành thục của cá bố mẹ.
Theo Xuân Lân, 2010 Trong thời gian nuôi vỗ, nước biển có nhiệt độ thấp
19,5-22,4o C, độ mặn cao (32-33‰) nhưng do chế độ nuôi vỗ tốt và có các biện
pháp phòng bệnh nên cá bố mẹ cá Song Chuột đều tỷ lệ sống cao: cá đực 93,3%,
cá cái 90%. Tỷ lệ cá đực thành thục 91,8% ; cá cái 94,6%
Theo dõi các yếu tố môi trường nước
Hằng ngày kiểm tra độ mặn, pH, nhiệt độ … Các chỉ tiêu này nên được duy
trì ở độ mặn: 30–330/¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬00; pH = 7,5–8,5; nhiệt độ: 26,5-290C; NH3
= 0,1–0,4 mg/L; NO2: 0,01– 0,03 mg/L; DO = 4,0 – 5,0 mgO2/L (Toledo,
(1993) và Ruangpaint, (1993); tríchs bởi Nguyễn Tuần ctv.,2002). Nuôi khoảng
4-5 tháng thì cá thành thục.

4


Trước khi cá đẻ từ 1-2 tuần, tiến hành nhốt chung cá đực, cá cái vào bể đẻ.
Tỷ lệ đực cái là 2:1 hoặc 1:1 tỷ lệ thức ăn vẫn là 1-2% trọng lượng thân, nhưng
ngừng cho ăn hormone. Nhiệt độ nước duy trì từ 28-300C; đọ mặn 30-330/00,
hằng ngày thay 50-80% nước trong bể đẻ và sục khí liên tục.
Ruangpanit
(1993)

Hoàng Thế
Trần Thế Mưu
( 2014)

Tỉ lệ nuôi vỗ

1:1- 1:2


1:1- 1:2

MẬT ĐỘ

1kg cá/m3

1kg cá/m3

Sơn-

THỨC ĂN

cá mòi tươi, mực
các loại cá, mực
( 1-2%/kg khối lượng tươi+bổ sung Vitamin và
cá/ngày) + vitamin C, E khoáng chất.
định kỳ (1 tháng/lần)
Kết quả thành thục
Cá cái: 65,6%
Cá cái: 56%
Cá đực: 86,7%
Cá đực: 72,1%

Phương pháp chuyển đổi giới tính
Thông thường cá mú lúc còn nhỏ là cái, khi lớn chuyển thành đực. Trong thực tế
sản xuất thường rất khan hiếm cá đực, phương pháp tiêm hoặc cấy 17a
-Methyltestosterone được áp dụng để tăng số lượng cá đực.
 Hoàng Thế Sơn-Trần Thế Mưu ( 2014):
• Đối tượng: cá mú chấm đen ( cá song chanh)

• Vật liệu: hormone 17a - Methyl testosterone (17a - MT)
• Bố trí: 2 lô thí nghiệm
+ Lộ đối chứng (ký hiệu ĐCHM): Số lượng 33 cá thể cái, không sử dụng
hormone.
+ Lô thí nghiệm (ký hiệu HM): Số lượng 32 cá thể cái, sử dụng hormone
17a - Methyl testosterone (17a - MT), liều lượng theo bảng 1.

5


 TS. ê Văn Khôi (2013): sử dụng 17a -Methyl testosterone chuyển đổi
19 cá thể cá cái cá Mú nghệ, tỉ lệ đạt 75-100%.
 Shin-Lih Yeh và cộng sự (2003): sử dụng 17a -MT trộn vào thức ăn
với liều lượng cao (1.000µg; 10.000 µg; 20.000 µg/kg trọng lượng cơ
thể) kết quả sau 90 ngày 86 - 90% cá Mú chấm nâu (E. coioides) đã
hoàn toàn chuyển thành con đực.
Josefa và cộng sự (1993) đã tiêm 17 - MT với liều lượng 0 - 5 mg/kg
khối lượng cơ thể, tần suất 15 ngày/lần. Kết quả sau 6 lần tiêm cá mú
E. suilus đã chuyển hoàn toàn thành cá đực
Kết quả cho thấy chỉ có 5 cá thể (9,09%) tự chuyển giới tính thành cá đực
trong tổng số 55 con cá thí nghiệm. Trong khi đó, 55 con được bổ sung 17αMethyltestosterone (17α-MT) với liều lượng tiêm 0,5mg/kg cá (tiêm 3 lần, tiêm
2 lần/ tháng) kết hợp cho ăn 2mg/kg cá (cho ăn 6 lần/ngày) đã có 53 cá thể
chuyển thành cá đực (96,4%) . Kết quả này cho thấy sử dụng hormone 17α-MT
kết hợp với chế độ nuôi vỗ tích cực tốt có thể chủ động số lượng cá đực cho sinh
sản nhân tạo. Kết quả nghiên cứu chuyển đổi giới tính ở cá SC ở thí nghiệm này
(96,4%) cao hơn so với kết quả chuyển đổi giới tính cá Song Chấm Nâu (8090%) ( Lê Xân, 2005)
3. Kích thích thành thục
Kích thích sinh sản bằng điều khiển môi trường nước:
Việc thay đổi môi trường nước, tạo dòng chảy nhằm thay đổi nhiệt độ nước,
kích thích cá bắt cặp.

Vào thời điểm trước kỳ trăng non hay sau kỳ trăng muộn 5-7 ngày( các
ngày đầu hoặc giữa tháng âm lịch), tiến hành thay 50% nước trong bể đẻ vào
6


buổi sáng. Cho nước ra vô liên tục suốt ngày từ sáng sớm đến 17 giờ thì
ngừng ,sau đó tiến hành cho nước mới vào bể. Theo một số tác giả mức độ trao
đổi nước trong ngày từ 100-120%; và 80% nước.Nếu nuôi vỗ bằng lồng, khi cá
có dấu hiệu sắp đẻ( TSD chín muồi), thì chuyển cá vào bể đẻ. Bể cho cá đẻ phải
thiết kế tránh ánh sáng vì rong tự nhiên cá đẻ trong những hang hốc nguồn ánh
sang yếu. Cá thường đẻ vào ban đêm từ 21-24h và kéo dài vài ngày.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây (của Nguyễn Tuần và ctv., 2002) cho thấy
trước khi cá đẻ, cá ăn ít khoảng 1 tuần. Thời điểm đẻ trứng vào lúc 17-21h.Cá có
thể đẻ liên tục hoặc không liên tục.Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ 300000-800000
trứng.Tỷ lệ thụ tinh 50-84%, tỷ lệ nở 70-73%.Trứng nở sau 18-20h ở nhiệt độ
nước 26-290C.
Kích thích bằng kích dục tố:
Mục đích tiêm kích dục tố cho cá bố mẹ nhằm thúc đẩy sự chín và rụng
trứng ở cá cái, sinh ra tinh dịch nhiều hơn ở cá đực, khi đó cá sẽ đẻ đồng loạt và
ta có thể thu được 1 lượng cá bột lớn.
Có nhiều loại kích dục tố được dùng để tiêm cho cá: HCG (human
Chorionic Gonadotropin), Progesterone, não thùy cá( cá chép), LH-RHa
(Luteinizing Hormone-Rrleasing Hormone analogue),…nhưng hiện nay trong
sản xuất 1 giống loài cá thường dùng LH-RHa do hiệu quả cũng tương đương
các kích dục tố khác và rẻ tiền hơn. Sử dụng LH-Rha phải kế hợp với chất
kháng dopamine( dopamine antagonists) gọi tắt là DOM ( DOM là thành phần
có trong thuốc chống đau dạ dày Motilium).
Liều lượng sử dụng cho mỗi loại hormone như sau:
 HCG: 500-1000 IU/kg cá cái; 200 IU/kg cá đực( Đào Mạnh Sơn). Hoặc
kết hợp HCG và não thùy:250-1000IU HCG +2-3mg não thùy/kg cá cái.

 LH-RHa: 50-100µg/kg (10-40µg/kg nếu trùng với mùa sinh sản cá.
 DOM: 250mf/kg cá cái. Đối với cá đực liều lượng sử dụng thấp hơn chỉ
bằng 1/3-1/2 cá cái.
Sản xuất giống cá mú, ngoài các loại hormone trên có thể dùng hỗn hợp
sau:
 Puberogen(gồm 63% FSH (Follicle Stimulating Hormone) và 34% LHRHa), liều dùng 100µg/kg cá cái.Đối với cá đực liều lượng sử dụng thấp
hơn chỉ bằng 1/3-1/2 cá cái.
 Cholesterone, LH-RHa, 17-α Methyl Testosterone: cá mú có hiện tượng
chuyển đổi giới tính. Thông thường lúc còn nhỏ là cá cái, khi lớn chuyển
7


thành cá đực. Trong thực tế sản xuất thường rất ít cá đực vì ở tự nhiên cá
đực phân bố ở vùng nước sâu. Phương pháp tiêm hoặc cấy 17-α Methyl
Testosterone được áp dụng để rút ngắn thời gian chuyển hóa của buồng
tinh. Việc kết hợp Cholesterone theo Nguyễn Tuần và ctv., 2002 cho rằng
17-α Methyl Testosterone là 1 hormone sinh dục có bản chất steroid, mà
cholesterone lại là chất căn bản đầu tiên tạo ra hormone này. Việc kết hợp
cholesterone để tiêm cho cá nhằm tạo 1 chất đệm làm tăng hoạt tính của
Methyl Testosterone.
Tiến hành tiêm từ trước kỳ trăng non hay sau kỳ trăng muộn 1-4 ngày.
Tiêm vào gốc vây lưng hoặc gốc vây ngực. Tiêm lần 1 sau 24h nếu cá
chưa đẻ thì tiến hành tiêm lần 2. Sau khi tiêm xong thả cá vào bể đẻ. Thời
gian hiệu ứng của chất kích sản khoảng 36h ở 260C, tính từ lúc tiêm liều.
4. Theo dõi sự thành thục của cá
Định kỳ 15 ngày kiểm tra sự thành thục của tuyến sinh dục bằng que thăm
trứng (đường kính 0.8-1.2mm) đối với cá cái và vuốt tinh dịch đối với cá đực.
Khi cá đạt tiêu chuẩn về sự thành thục thì tiến hành kích thích sinh sản.
5. Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ
Khi chọn cá cho đẻ dựa trên các tiêu chí sau: cá khoẻ mạnh linh hoạt, đủ các

phần phụ, thân hình cân đối không bị dị tật, không bị xây xát thương tật. Khi cá
thành thục tốt, cá cái nhìn bên ngoài bụng to mềm, thành bụng của cá mỏng,
vùng chung quanh lỗ sinh dục có màu hồng tươi, cương phồng. Lấy ống thăm
trứng có đường kính 1.2mm dài khoảng 30cm, đưa sâu vào trong lỗ sinh dục
khoảng từ 5-7cm sau đó hút nhẹ và đưa ra quan sát.
Trứng của cá đã thành thục phải có những đặc điểm sau: trứng phải có đường
kính đều nhau, trứng rời, tròn đều và có màu vàng nhạt, đường kính trứng từ
0.4-0.5mm thì tiến hành cho tham ra sinh sản. Đối với cá đực vuốt nhẹ phần
bụng từ trên xuống thấy tinh có màu trắng sữa và hơi đặc chảy ra đó là cá thể
thành thục tốt có thể tham gia sinh sản.

6. Kỹ thuật cho cá đẻ
Khi cá thành thục, có thể cho cá sinh sản tự nhiên hay kích thích hormone.
Nhiều loài cá có thể cho đẻ tự nhiên bằng cách kích thích môi trường nước, đặc
biệt là thay đổi nước trước 5 ngày trước thời kỳ trăng non hoặc trăng tròn.
Khoảng 80% nước được thay từ sáng sớm và cấp chảy liên tục trong ngày đến
chiều tối thì ngừng. Sự thay đổi nước mới và nhiệt độ sẽ giúp cá đẻ trứng và
8


phóng tinh. Mùa vụ cá sinh sản tự nhiên thường từ tháng 5-8. Cá sinh sản tự
nhiên có tỷ lệ thụ tinh thường cao hơn so với sinh sản nhân tạo do trứng và tinh
đã được chín mùi.
Đối với sinh sản nhân tạo, có thể tiêm hormone 1-4 ngày trước thời kỳ trăng
tròn hay trăng non. Khi thăm trứng, trứng có kích cỡ 0.4mm thì sẵn sàng cho
sinh sản nhân tạo. Có thể tiêm cá bằng HCG kết hợp với não thùy, liều thứ nhất
là 500UI/kg cá cái, liều thứ 2 là 500UI HCG cùng 20mg não thùy ở thời điểm
54-60h sau liều 1. Sau 10-12h cá sẽ đẻ. Đối với cá đực chỉ tiêm 1 liều cùng thời
gian với liều tiêm thứ 2 ở cá cái. Sau khi tiêm hormone cho cá vào bể và kết hợp
kích thích dòng nước cho cá đẻ tự nhiên hoặc tiến hành vuốt trứng cá cái và mổ

lấy sẹ cá đực để thụ tinh nhân tạo.
Lê Hoàng Minh, Đặng Hoàng Trường, 2015: “vai trò của kháng sinh đến
hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp sau khi bảo quản trong tủ lạnh”
• Tinh dịch được pha loãng với chất bảo quản ASP( dịch tương nhân
tạo) ở tỉ lệ 1:3 trong các ống nhựa. Thí nghiệm bổ sung các loại kháng
sinh (Neomycin, Gentamycin, hoặc Penicillin kết hợp với
Streptomycin) ở các nồng độ khác nhau lần lượt là 200, 400, 600ppm.
Tất cả các ống nhựa Eppendorf chứa mẫu được bảo quản lạnh trong tủ
lạnh ở nhiệt độ 4o C.
• Kết quả thu được trong phạm vi nghiên cứu này là tinh trùng bảo quản
trong dịch tương nhân tạo với tỉ lệ pha loãng 1:3 có bổ sung Neomycin
ở liều lượng 200 ppm được bảo quản ở nhiệt độ 4oC có thể duy trì hoạt
lực tinh trùng và vận tốc tinh trùng tốt, đạt 4,00% và 56,00 µm/s ở
ngày thứ 36..

9


Lê Xân, 2010 . Kết quả sinh sản cá Song Chuột tại Cát Bà.
Tổng số Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Nhiệt Độ
Ngày đẻ
trứng
trứng
thụ
ấu trùng nở
độ
mặn
thu
thụ tinh tinh
(%)

nước (‰)
được
(%
(oC
Năm 8/5/2008 1619658 957552 59,12 605427 63,23 29,5 32
2008
Năm 6/5/2009 1591231 1409513 88,58 956916 67,89 27,5 31
31
2009 7/5/2009 317140 2812549 88,68 1596835 56,78 27
2
8/5/2009 326720 101945 31,20 85014
83,39 27
31
Năm 3/6/2010 406765 385562 94,79 20097
0,52 32
31
2010
2
1
11/6/2010 485136 4349283 89,65 384452 88,39 29
30
8
1
12/6/2010 893257 754355 84,45 402187 53,32 29
30
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá Song Chuột nuôi tại Cát bà
có thể tóm lược như sau:
Cá Song Chuột (Cromileptes altivelis Valencienes 1828) cũng có đặc điểm
biến tính như cá Song Chấm Nâu (E. coioides). Trong điều kiện nuôi nhốt,
tỷ lệ cá thành thục đạt 91,8% đối với cá đực và 94,6% đối với cá cái

cao hơn cá Song Chuột nuôi tại Indonexia (Suriawan và ctv, 2005).
Cá SC nuôi ở Cát Bà sinh sản vào đầu và giữa tuần trăng, mỗi đợt chúng
đẻ rải rác 3-5 ngày vào khoảng 19 giờ hàng ngày. Mỗi cá cái có lượng trứng
đẻ từ 165.000 -170.000 trứng; tỷ lệ thụ tinh >80%; tỷ lệ nở trung bình >70%
a. Thu trứng
Trứng có đường kính 0.8-0.95mm nổi lơ lửng gần mặt nước.Trứng có 1 giọt
dầu đường kính 0.22mm. Noãn hoàng dạng hạt nhỏ màu vàng nhạt, khe noãn
hẹp, màu trứng trong suốt và nhẵn bóng.
Cá Mú đẻ trứng vào ban đêm vào khoảng 21-24h và việc thu trứng thực hiện
vào sáng hôm sau. Trứng đã thụ tinh thì trương nước và nổi, đường kính 800900 µ m. Dùng lưới có mắc lưới 200-300 µ m để thu. Sau khi thu trứng, trứng
được chuyển vào bể ấp và cho trứng nở.
b. Ấp trứng
Bể ấp trứng có thể tích 5000 lít và lượng trứng ấp tối đa là 5000/bể. Nước
biển dùng để ấp trứng phải được sử lí bằng chlorine, độ muối từ 30-31ppt, nhiệt
độ 26-290C. Trứng nở trong vòng 15-25h. Bể cần sục khí vừa để nước trong bể
10


chuyển động. Sau khi trứng nở, ấu trùng nổi trên mặt nước. Trứng ung và vỏ sẽ
chìm bị siphon đáy đưa chúng ra ngoài, thu ấu trùng trên tầng mặt và chuyển
vào bể ương.
Trước khi ấp, phải vệ sinh dụng cụ và khử trùng nguồn nước bằng
Chlorine 30ppm, sau đó trung hòa Somdium thiosulfate.
Nước có nhiệt độ: 26- 290C; độ mặn: 30- 31ppm; DO>4mg/L
Ngày 11/7/2008, lần đầu tiên cá SV sinh sản tại Cát Bà, số lượng trứng ít:
946894 trứng, tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt 32,24%, tỷ lệ nở 35,21%. Nguyên nhân do cá
tham gia sinh sản lần đầu, cá thành thục chưa tốt. Năm 2009 cá SV thành thục
tốt hơn. Cá đẻ 4 đợt, kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 9, tổng lượng trứng thu
được là 42438832 trứng, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 12,54 – 81,32%, tỷ lệ nở từ 9,38 –
93,02% ( Lê Xân, 2010)

Ấp bằng bình Weis
Mật độ ấp; trên 1.000 trứng/L
Lưu tốc nước khoảng 108 lít/giây.
ấp khoảng 17-19 giờ thì trứng nở.
Ấp bằng lưới phiêu sinh vật
Mật độ: 200-300 trứng/L
Thời gian ấp: 27 giờ (ở 260C) hay ( ở 280C).
Ấp bằng bể
Trứng thu từ bề đẻ về thường có lẫn tảo và các chất bẩn. vì thế, trước khi đưa
vào ấp, trứng phải được lọc qua lưới có đường kính mắt lưới 1mm. mật độ trứng
ấp 4.000-5.000 trứng. Sục khí vừa đủ tạo sự tuần hoàn nước trong suốt thời gia
ấp.

7. Ương nuôi ấu trùng
Chuẩn bị để ương:
Cá bột có thể ương trong bể ximăng, bể composit, giai đặt trong bè hay ao
đất. Bể ương có dạng hình chữ nhật hoặc tròn, thể tích từ 4-10m 3, sâu 1-1,5m.
Nước biển dùng để ương cá bột cần phải lọc sạch, xử lý Chlorine 30ppm. Nước
biển có độ mặn 30-34‰ , nhiệt độ nước 28-30 oC.
11


Ương cá bột:
Có thể ấp trứng ngay trong bể ương hoặc ấp trứng trong bể khác sau khi nở
cá bột được chuyển vào bể ương. Mật độ cá bột ương tùy thuộc hệ thống từ 45con/L hoặc ở mật độ cao 20-30con/L. Sau khi nở 60 giở, cá bột bắt đầu ăn thức
ăn ngoài, thức ăn thích hợp là luân trùng - SS, mật độ 5-10 cá thể/ml. Tảo
Chlorella được đưa vào bể ương duy trì ở mật độ 3x105/ml để giữ chất lượng
nước tốt đồng thời cũng làm thức ăn cho luân trùng. Luân trùng trước khi cho cá
bột ăn cần phải được làm giàu acid béo không no (HUFA).
Từ ngày tuổi thứ 6, đưa luân trùng L vào bể ương thay thế cho luân trùng SS.

Từ ngày tuổi thứ 15-20, bổ sung ấu trùng Artemia 1-3 cá thể/ml và tang dần lên
7-10 cá thể/ml đến ngày tuổi 25-35. Từ ngày tuổi thứ 30-35, cá bột có thể ăn
được Artemia trưởng thành, Moina hoặc các động vật phù du lớn hơn, cho ăn 5
lần/ngày. Sau 45 ngày tuổi, cho ăn bằng thức ăn nhân tạo (từ 45% đạm trở lên)
và cá tạp bâm nhỏ.
Chế độ thay nước: Từ ngày đầu đến ngày tuổi thứ 10 chỉ bổ sung thêm nước
mới, không thay nước. Từ ngày tuổi thứ 10-20, thay nước 10-20% ngày và tăng
lên 30%. Từ ngày tuổi thứ 30-45, thay nước 40 %/ngày và tăng lên 50% cho đến
giai đoạn cá giống (4-5cm).
Cá Song Chuột Crommileptes altivelis, cá Song Vằn Epinephelus
fuscoguttatus, cá Song Da Báo Plectropomus leopadus đạt tỷ lệ sống từ cá bột
lên cá giống: Cá Song Chuột: >3%; cá Song Vằn:> 4%, cá Song Da Báo >1%
(Lê Xân, Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm
2011)
Nguyễn Đức Tuấn, Lê Xân, Nguyễn Hữu Tích, Hoàng Nhật Sơn ( 2014) :
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TƯƠI SỐNG
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ SONG CHUỘT
(Cromileptes altivelis Valencienes, 1828) GIAI ĐOẠN 0-40 NGÀY TUỔI

12


 ThS. Trần Thế Mưu, 2015: nghiên cứu sản xuất thành công giống cá song
da báo Plectropomus leopadus (Lacépede, 1802)

Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Song Chuột giai đoạn 55 - 90 ngày tuổi
khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau.
Trong thời gian 55 – 90 ngày tuổi nghiệm thức sử dụng thức ăn Otohimi cho
tốc độ tăng trưởng chiều dài là 116% và khối lượng 150%, trong khi đó sử dụng
thức ăn NRD cho kết quả cá tăng tương đối về chiều dài 98% và 125% về khối

lượng; nghiệm thức sử dụng thức ăn CP cho kết quả thấp nhất là 58% và 48%.
Thức ăn Otohimi được nhập khẩu từ Nhật Bản có chất lượng tốt được sử dụng
rất phổ biến trong ương nuôi cá biển ở nhiều nước. Qua thí nghiệm này có thể
thấy đây là loại thức ăn thích hợp cho sự sinh trưởng của cá SC giai đoạn 55gram ngày tuổi Otohimi NRD CP Otohimi NRD CP mm ngày tuổi 92 90 ngày
tuổi. Thức ăn NRD cho tốc độ sinh trưởng thấp hơn Otohimi. Thức ăn CP cho
tốc độ sinh trưởng chậm nhất (Lê Xân, 2010)
Ảnh hưởng của mật độ thức ăn và tần số cho ăn khi ương cá Song Da
Báo.
Sau 25 ngày ương, chiều dài toàn thân và tỷ lệ sống của cá giống có sự khác
nhau rõ rệt giữa các nghiệm thức. Ở nghiệm thức sử dụng kết hợp 2 loại thức ăn
Copepoda và Artemia cá có chiều dài thân và TLS đạt cao nhất (28,01 mm và
6,34%). Tiếp đến, nghiệm thức ương cá hoàn toàn bằng Copepoda đạt chiều dài
28,20 mm, TLS 5,54%; cá ăn hoàn toàn bằng Artemia chỉ đạt chiều dài thân
17,1 mm và TLS 2,24. Quan sát trong đường ruột của cá cũng thể hiện mức độ
ăn của cá: thức ăn có bổ sung Copepoda (329,45 ct/cá) cao hơn so với lô thí
nghiệm chỉ sử dụng đơn thuần Artemia (145,35 ct /cá)
Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá SC khi ương từ cá bột lên cá hương với
mật độ khác nhau.

13


Về sinh trưởng, những bể có mật độ ban đầu 10 con/L, cá sinh trưởng tốt đến
20-25 ngày tuổi, nhưng từ ngày thứ 30, cá nuôi ở mật độ 20con/l có tốc độ sinh
trưởng nhanh nhất
Ương cá hương lên cá giống cá Song Chuột.
Trong điều kiện bể ương có dung tích 10m3 , mật độ ương 200 - 300 con/m3
sử dụng thức ăn Otohimi của Nhật Bản sản xuất loại C2, ngày cho ăn 4 lần vào
6h, 10h, 14h, 17h; kết hợp hàng ngày thay khoảng 300% nước bằng cho nước
chảy liên tục, Xi phông đáy bể 2lần/ngày vào 10h sáng và 16h chiều. Kết quả

ương cá hương lên cá giống cá SC đạt tỷ lệ sống cao > 90%. Trong quá trình
ương, cá liên tục tăng trưởng về chiều dài và khối lượng
Ương cá hương lên cá giống cá Song Chuột trong hệ lọc sinh học.
Trong quá trình ương cá hương lên cá giống, điều kiện môi trường nhìn
chung thuận lợi cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. Cá Song Chuột 45 ngày
tuổi, thời gian ương trong hệ thống tuần hoàn khép kín từ 35 – 40 ngày. Tỷ lệ
sống của cá đạt 95,5%, cao hơn tỷ lệ sống của cá Song Chuột ương theo phương
pháp thay nước truyền thống.
Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá SV giai
đoạn cá hương lên cá giống.
Do cá Song Vằn thích ăn mồi sống, thức ăn giai đoạn cá hương – cá giống
phổ biến là cá tươi băm nhỏ. Tuy nhiên, để phát triển nuôi cá biển nói chung và
cá SV nói riêng thì cần phải tìm ra được những loại thức ăn thích hợp thay thế
cho việc sử dụng cá tươi cho ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá
SV ương bằng thức ăn Otohime C2 cao hơn những bể cho cá ăn cá tươi băm nhỏ
và Artemia trưởng thành. Tỷ lệ sống trung bình khi cho cá ăn thức ăn Otohime
C2 là 86,33 ± 0,58% sau khi nuôi 30 ngày (Bảng 3.49). Tuy nhiên, kích thước cá
SV khi cho ăn thức ăn Otohime C2 (76,20 ± 3,19mm) nhỏ hơn so với cá cho ăn
cá tươi (85,39 ± 7,25mm) và Artemia trưởng thành (79,46 ± 9,21mm) (Bảng
3.50). Hiện tượng ăn thịt đồng loại nhiều nhất và sự chênh lệch kích cỡ lớn nhất
ở lô thí nghiệm cho ăn Artemia trưởng thành dẫn đến tình trạng tỷ lệ sống thấp.
( Lê Xân, 2010, Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ
thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao)

III.

Một số mô hình nuôi cá mú
1. Nuôi cá mú trong lồng
Chọn vị trí đặt lồng nuôi: Chọn các vùng eo, vịnh, đầm, phá, ít gió bão, sóng


êm nhẹ. Nhiệt độ nước từ 20 oC trở lên, độ mặn bảo đảm dao động từ 10-33% o (phần
14


ngàn). Nguồn nước trong sạch, tránh vùng bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, nhiễm
dầu... Mực nước duy trì tối thiểu phải đạt từ 1-2m (khi triều xuống thấp). Ngoài ra, còn
phải chú ý chọn điểm nuôi dễ quan sát, theo dõi, bảo vệ và thuận tiện cho quá trình
chăm sóc, Vùng nuôi nên gần cơ sở hậu cần trên đất liền. Có hai loại lồng nuôi:
- Lồng nuôi cố định trên khung cố định trên nền đáy: Lồng có thể có lớp lưới
đáy lơ lửng. Dùng chì neo các góc khung lưới. Kích thước lồng 3x3x2m hoặc 5x5x2m.
- Lồng bè nổi: Khung lồng bè làm bằng những vật liệu chịu được độ mặn cao,
chống hàu đục phá như tre, gỗ, xi măng, ống nhựa PVC. Phao nổi được gắn chặt vào
khung lồng để giữ cho lồng nổi. Thùng phuy nhựa, thùng xốp, can nhựa thường được
làm phao lồng. Dùng dây neo giữ lồng ở một vị trí nhất định. Lưới có mắt lưới tùy
thuộc vào kích cỡ cá. Nên sử dụng loại lưới Polyethylen có ưu điểm bền chắc, đàn hồi
và chống được các loài sinh vật bám lưới. Lưới không có gút và trơn để không làm cá
bị thương do thường xuyên phải cọ sát lồng. Lồng có 4 - 8 ngăn.
Chọn cá giống nuôi thịt: Chọn cá nuôi có kích cỡ từ 8-12cm, lanh lẹ, khỏe
mạnh, không bị sây sát, dị tật, màu sắc đặc trưng của giống cá muốn nuôi.
Mật độ nuôi: Thường từng địa phương nuôi có điều kiện nguồn nước, nhiệt độ
khác nhau, ngoài ra, có nơi nuôi cá mú ghép với một số loại cá khác thì mật độ cũng
khác. Ở vùng nước tốt, đủ thức ăn, nguồn nước có nhiệt độ thấp, mật độ thả dày hơn từ
40-50 con/m3, còn thường các nơi nuôi, trung bình mật độ thả từ 15-35 con/m3. Có
thể thả nuôi thêm các loại cá khác chung lồng như cá dìa, cá hồng... Cần chú ý là thả
giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trước khi thả cá giống vào lồng cần kiểm tra lại tình hình sức khỏe của cá, tắm
lại cá trong nuớc có pha kháng sinh từ 10 - 15 phút. Mật độ thả bình quân 25
con/m3 nước. Có thể tùy theo kích cỡ cá mà điều chỉnh mật độ thả cho phù hợp.
Không nên thả cá ở mật độ cao vì sẽ dễ phát sinh dịch bệnh. Lượng chất thải nhiều sẽ
làm giảm lượng Oxy và làm cá bị sốc.

Thức ăn chủ yếu cho cá mú là cá tươi tạp (tôm, cá, cua, ghẹ nhỏ…). Khẩu phần
cho ăn hằng ngày bằng 3 - 10% trọng lượng cá. Cho cá ăn ngày 2 lần, vào lúc sáng
sớm và chiều tối. Cho cá ăn nguyên con hay băm nhỏ còn tùy thuộc vào cỡ mồi và cỡ
cá nuôi. Nên cho thức ăn từ từ vào trong lồng để cho cá lao lên đớp mồi. Cho thức ăn
15


vào cho đến khi cá thôi lao lên thì dừng lại. Trước khi cho cá ăn cần bổ sung thêm
0,5% vitamin và khoáng premix vào cá mồi. Tuyệt đối không được dùng cá hư thối
hoặc cá muối mặn.
Thường xuyên lặn kiểm tra lưới. Dùng bàn chải có cán dài chà rửa và vêï sinh
lồng. Có thể thả 15 - 30 con cá dìa để cá ăn các loài rong tảo bám vào lưới. Định kỳ
nên thay lưới lồng mới để diệt tảo, sò, hàu, rong… bám vào. Thường xuyên kiểm tra
sức khỏe của cá, kiểm tra mức độ tiêu thụ thức ăn. Hàng tháng dùng vợt mềm phân
kích cỡ cá nhằm cho cá lớn đều, tránh được tình trạng chúng ăn thịt lẫn nhau. Thời
gian nuôi cá từ 4 - 7 tháng, tùy theo nhu cầu của thị trường. Thông thường, cá đạt kích
cỡ 0,4kg/con trở lên thì có thể thu hoạch. Lồng nuôi cá cần chuyển sang địa điểm mới
sau 2 - 3 năm nuôi, để môi trường nuôi có điều kiện phục hồi.
(Trung Hùng, Báo Khánh Hoà, 29/8/2003 - Theo Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa)
Bước đầu triển khai mô hình, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư đã ra đảo triển khai
công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ xây dựng mô hình và bà con nuôi trên biển. Qua
lớp tập huấn người nuôi đã nắm được kỹ thuật, một số kinh nghiệm nuôi cá mú bằng
lồng bè, phương pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi…. Cũng qua đó các chủ xây dựng
mô hình nắm bắt và quyết tâm thực hiện theo kỹ thuật và kinh nghiệm mà cán bộ
khuyến ngư truyền đạt.
Mô hình nuôi cá mú cọp lồng bè (Tam Thanh và Long Hải,Khánh Hòa)

Mô hình được hỗ trợ giống, thức ăn và thuốc phòng trị bệnh; được xây dựng
với quy mô 2250 con cá mú giống cỡ 10 – 12 cm, thả nuôi trong 90 m3 nước/ 5
điểm. Thời gian nuôi 9 tháng, tỷ lệ sống 60%. Hệ số thức ăn 2.0; năng suất cá

thương phẩm đạt 15 kg/m3.
Ngày 27/7/2009, dưới sự giám sát của Lãnh đạo Trung tâm khuyến nông khuyến
ngư, phòng kinh tế huyện và địa phương 2 xã Tam Thanh và Long Hải, các hộ
triển khai mô hình tiến hành thả giống nuôi. Cỡ giống đựơc thả nuôi có chiều
dài 10 – 12 cm, có chất lượng tốt, đều cỡ. Trước khi thả giống nuôi các cơ sở
đều vệ sinh tẩy rửa lồng lưới cho sạch sẽ. Con giống trước khi thả vào lồng nuôi
đựơc ngâm tắm trong nước lạnh có pha thuốc sát trùng để tiêu diệt 1 số mầm
bệnh.
16


Tháng đầu thả nuôi, thức ăn cho cá bằng cá tạp có pha thêm 1 số vitamin và
khoáng chất. Ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn chiếm 12 - 15 % trọng lượng
thân cá nuôi. Thức ăn sau khi cắt nhỏ cho vừa miệng cá được rửa sạch qua nước
lạnh để tiêu diệt mầm bệnh trong cá mồi. Do cá mú ăn mồi sống nên khi cho cá
ăn phải cho ăn từ từ để cá kịp bắt mồi tránh lãng phí. Trong quá trình nuôi, theo
định kỳ các chủ mô hình đều tắm cá bằng nước ngọt có pha thuốc sát trùng và vệ
sinh lồng thay lưới mới. Trong quá trình triển khai, có nhật ký mô hình để theo
dõi các điều kiện tự nhiên như: pH, độ mặn, dòng chảy, chất lượng nước…;
lượng thức ăn tiêu tốn hàng ngày, sự phát triển của cá nuôi…. Cán bộ kỹ thuật
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát mô hình để hướng dẫn kỹ thuật nuôi
và tư vấn kịp thời cách phòng trị 1 số bệnh cho cá nuôi.
Qua theo dõi kiểm tra cho thấy, tháng đầu trọng lượng thân tăng bình quân:
100gr/con, chiều dài thân tăng 10cm; tháng thứ 2 tăng 95gr/con: tháng thứ 3 và
tháng thứ 4 tăng 90 gr/con; tháng thứ 5 tăng 80 gr/con. Kết quả nuôi cho thấy về
sau cá phát triển nhưng chậm hơn. Do được quản lý và chăm sóc chặt chẽ, cá
nuôi phát triển tốt, tại các điểm xây dựng mô hình cá có tỷ lệ sống trên 70%.
Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển: Đạt tỷ lệ sống
50%. Năng suất: cá Song Chuột >5kg/m3 .; Song Vằn > 10kg và Song Da Báo
>6kg/m3( Lê Xân, Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I

năm 2011)
2. Nuôi cá mú trong đăng
Cấu tạo của đăng: Trục đúc xi măng, kích cỡ 10 x 12 x650cm trụ đóng
xuống đáy cách 2,5m, các trụ được liên kết với nhau bằng thanh sắt. Dùng lưới
B40 bao lại với 2 lớp ở ngoài và một lớp lưới nhựa bên trong
Cách mặt nước 1m, người ta bao ở trên một lớp lưới để cá không thoát ra
ngoài cũng như ngăn cá tạp vào bên trong đăng
Vị trí đặt lồng: cách bờ 1km, độ sâu 5m, nền đáy có đá ngầm và san hô, ít song
gió, cách xa tàu bè, độ mặn ổn định
Mật độ nuôi: 2 – 3 con/m3
Về việc chăm sóc quản lý do cấu tạo của đăng về cơ bản cũng giống với lồng
nên việc chăm sóc quản lý cũng tương tự lồng.
17


Khó khăn: chi phí cao, mặt độ nuôi thấp, khó chủ động trước những thay đổi của
môi trường.
Thuận lợi: tỉ lệ sống cao, dễ vệ sinh
3. Chu trình nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan.
Khó khăn chính gặp phải trong việc phát triển nuôi cá mú là sản xuất giống
cá phù hợp. Việc nuôi ấu trùng cá mú thường không chắc chắn vì với số lượng
nuôi lớn nhưng tỷ lệ sống sót nhìn chung là thấp. Tuy nhiên, những người nông
dân nuôi cá mú Ðài Loan đã vượt qua vấn đề này. Những lý do thành công của
nền công nghiệp nuôi ấu trùng cá mú Ðài Loan bao gồm:
a. Sản xuất số lượng lớn trứng đã được thụ tinh:
Có ít nhất có 10 trại nuôi cá mú bố mẹ quy mô lớn ở miền Nam Ðài Loan.
Thông thường, họ để cho loài cá này sinh sản tự nhiên trong các ao. Vào mùa
sinh sản chính, mỗi ngày có tới 300 cá bố mẹ sản xuất trên 20kg trứng (30 triệu
trứng) trong một ao diện tích 0,2 ha. Mỗi năm các trại nuôi cá bố mẹ có thể sản
xuất ra 20 tỉ trứng cá mú đã được thụ tinh đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn 1000 trại

nuôi cá mú.
Tổ chức các trại giống kết hợp, người điều hành trại nuôi có kinh nghiệm và
có các hệ thống nhỏ chuyên môn hoá cao nằm trong một hệ thống nuôi cá mú
tiên tiến.
Hệ thống nuôi cá mú liên quan đến một loạt các trại nuôi chuyên nghiệp nằm
trong những khu vực sản xuất. Các trại sản xuất trứng thụ tinh, đàn cá bố mẹ
được giữ trong các ao ngoài trời và được kích thích để sinh sản nhân tạo hoặc
cho sinh sản tự nhiên. Trứng được thụ tinh sẽ được chuyển tới trại nuôi cá bột, ở
đó trứng được phát triển đến khi có đuôi dài 3cm. Người ta sử dụng cả hai
phương pháp nuôi ấu trùng là nuôi trong nhà và ngoài trời và sử dụng kỹ thuật
nước xanh hoặc nước sạch.
Sau đó, cá đươc đưa vào một trại nuôi cá giống và khi cá đạt chiều dài đuôi
là 7-9cm, chúng được chuyển đến nuôi trong các ao ngoài trời hoặc các lồng
lưới nổi. Cá được nuôi đến khi đạt cỡ thương phẩm là 600-700g.
b. Hiệu quả cao trong sản xuất thức ăn tươi sống.
Ở Ðài Loan, các chủ trại chuyên cung cấp nguồn thức ăn tươi sống đã phát
triển một hệ thống thâm canh sản xuất động vật phù du và bảo đảm nguồn thức
ăn tươi sống để nuôi các loài cá biển ở quy mô thương phẩm. Các trại cung cấp
thức ăn tươi sống đã đóng một vai trò to lớn trong sự thành công của nghề sản
xuất cá mú bột ở Ðài Loan.
18


Chính phủ đã hỗ trợ tài chính, các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Thuỷ
sản Ðài Loan và một số trường đại học tham gia tích cực vào việc phát triển kỹ
thuật nuôi cá mú. Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học và
sinh sản, các chuyên gia nuôi cá mú có thể nâng cao mức hoạt động và tăng
cường sự cạnh tranh của họ trong nền công nghiệp này. Cũng có một số chính
sách của chính phủ với mục đích sử dụng giống cá nuôi trong trại để tái tạo lại
nguồn lợi cá mú tự nhiên đã bị khai thác quá mức.

c. Sự độc lập và sáng kiến của của các chuyên gia nuôi cá mú.
Các chuyên gia nuôi cá mú có xu hướng chuyên môn hoá các bước khác
nhau trong quy trình nuôi cá mú khép kín. Một điều được nhận thấy rất rõ ở Ðài
Loan là các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản luôn cải tiến công nghệ và dẫn đầu
trong thương trường. Mặc dù có một số bí mật về kỹ thuật nuôi do môi trường
cạnh tranh cao, xong các chuyên gia đều tỏ ra có tính tổ chức cao và cạnh tranh
lành mạnh, họ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình.
4. Nuôi cá mú (Epinephelus coioides) trong ao và hạch toán
kinh kế với việc sử dụng ba loại thức ăn.
Sự tăng trưởng của cá mú giống (Epinephelus coioides) được so sánh khi cho
ăn với cá rô phi con tươi sống, cá tạp và thức ăn chế biến trong 5 tháng ở các ao
nuôi thịt. Để giảm tối thiểu hiện tượng ăn nhau, cá mú được phân cỡ thành các
nhóm có kích thước nhỏ (trọng lượng thân (BW) =24.9±7.3 g), trung bình
(45.8±5.7 g) và lớn (84.1±30.0 g).
Thí nghiệm được bố trí theo khối (nhóm kích cỡ) hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD) và được nuôi trong chín ao đất 350m 2. Để có cá rô phi con tươi sống
cung cấp cho thí nghiệm, cá rô phi bố mẹ được thả nuôi trong ao hai tháng trước
khi thả cá mú với tỉ lệ 15 cá rô phi/cá mú. Cá mú được cho ăn bằng cá tạp có
chiều dài và tổng sản lượng cuối cùng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.01) so
với các nghiệm thức còn lại. Chất lượng cá tạp được tính từ hệ số thức ăn (FCR)
là 1.0 (tính toán trên cơ sở thức ăn khô), cao hơn thức ăn chế biến (FCR=2.8) có
ý nghĩa thống kê (p<0.01). Khi sử dụng thức ăn cá tạp, 47% cá có trọng lượng
thu hoạch >400 g và chỉ có 14% cá có trọng lượng <200 g. Chi phí thức ăn của
cá mú giống chiếm 88-89% của tổng đầu tư cho tất cả nghiệm thức. Phân tích
yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế cho thấy sự kết hợp của các yếu tố như là
giá cá giống, thức ăn, năng suất, tỉ lệ sống và hệ số thức ăn sẽ mang lại thu nhập
trên vốn đầu tư (ROI) cao hơn. Khi xem xét chi chi phí và thu nhập, cho ăn cá
tạp có lợi hơn vì nó mang lại lãi ròng là Php 361,623 /hecta/năm (khoảng
111.864.400 triệu/ha/năm) với ROI là 155%, và thời gian hoàn vốn là 0.4 năm.
19



Kết quả chỉ rõ rằng những chỉ thị kinh tế này rất thuyết phục và hấp dẫn, vì thế
nuôi cá mú trong ao đất sử dụng cá tạp làm thức ăn có thể phát triển theo hướng
công nghiệp. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hướng đến việc
phát triển một loại thức ăn viên có giá thành rẻ phục vụ cho nuôi thịt cá mú.
Nguồn tin: I. Bombeo-Tuburan, E.B. Coniza, E.M. Rodriguez, R.F. Agbayani
(2001). Culture and Economics of wild grouper (Epinephelus coioides) using
three feed types in ponds. Aquaculture 2001, 229-240.
Người dịch: Ts. Nguyễn Văn Hòa (), Khoa Thuỷ Sản, Đại
học Cần Thơ.
5. Các bệnh thông thường trên cá mú.
i.

Bệnh virus.
Ở cá mú có 2 loại virus được báo cáo là virus gây hoại tử thần kinh (VNN)
và irido virus…
Có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách: Tiệt trùng các bể và phương tiện khác
trước khi sử dụng. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Cung cấp đầy
đủ thức ăn, chất dinh dưỡng cho cá.
ii.

Bệnh do vi khuẩn
Cá mú, đặc biệt là cá mú chấm nâu (Epinephelus coioides) là loài được nuôi
phổ biến ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng do
đặc điểm lớn nhanh, thịt thơm ngon và nguồn giống cung cấp cho người nuôi ổn
định. Mặc dù nghề nuôi cá mú đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi
cá biển nhưng rủi ro do dịch bệnh xảy ra cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến
nghề nuôi cá mú. Có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại cho nghề nuôi cá mú,
trong đó có nguyên nhân bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây chết cá nuôi.

Bệnh lở loét được ghi nhận đã xuất hiện và làm chết cá vào mùa hè năm
2008, 2009 ở một số cơ sở nuôi cá mú tại Sông Cầu, thuộc tỉnh Phú Yên và Cam
Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trong năm 2010 và đầu năm 2011, bệnh cũng xuất
hiện nhiều ở các vùng nuôi cá mú trong ao và trong lồng nổi trên biển thuộc các
tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Vũng Tàu. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa hè và
nhất là vào lúc giao mùa, gây tỉ lệ chết cao.

20


Cá mú bị bệnh lở loét (mẫu thu tại vùng nuôi cửa sông Tắc, Nha Trang)
Trong bài viết đăng trên trang web uv-vietnam.com.vn, TS Võ Văn Nhã
(Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho biết, cá mú bị bệnh do vi khuẩn
Vibrio sp. gây ra thường có các biểu hiện khác nhau như mắt lồi và mù mắt, hay
lở loét, xuất huyết cơ thể. Trong đó, hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là
chủ yếu với các biểu hiện da cá sẫm màu, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại
các đốm đỏ này bắt đầu lở loét dần dần và lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó
là sự xuất huyết miệng, vây, hậu môn và đuôi cá.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tìm thấy trên cá mú chấm nâu bệnh lở loét
tại vùng nuôi cửa sông Tắc, Nha Trang
TS Võ Văn Nhã khuyến cáo các biện pháp tổng hợp phòng bệnh do Vibrio
sp. gây ra ở cá mú là:
Thả cá mú với mật độ nuôi vừa phải.
 Không làm cá bị xây xát hay trầy xước trong quá trình nuôi.
 Hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp. Không cho cá ăn thức
ăn tươi sống bị ôi, thiu.

21



 Vào các tháng trước mùa xuất hiện bệnh vi khuẩn xảy ra (mùa hè và nhất
là vào lúc giao mùa), sử dụng vitamin tổng hợp và các khoáng chất nhằm
tăng cường sức kháng bệnh cho cá.
 Phòng trị các loại ký sinh trùng ngoại ký sinh nhằm hạn chế quá trình xâm
nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh Vibrio sp. khi cá bị xây xát do
những ký sinh trùng này gây nên.
 Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lồng/ao nuôi nhằm cải thiện và phát hiện
sớm cá bị bệnh trong lồng/ao nuôi để có thể định hướng điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện cá nhiễm vi khuẩn Vibrio sp. thì dùng những loại thuốc
kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm để điều trị. Việc chọn lựa
loại thuốc kháng sinh và liều sử dụng cần có sự tư vần của cán bộ kỹ thuật
hoặc các cán bộ thuộc các phòng thí nghiệm chuyên môn. Khi thấy có cá
chết cần lập tức vớt khỏi lồng/ao nuôi, xử lý cá chết bằng cách đem chôn
trong hố có rải vôi.
Các biện pháp trị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. ở cá mú:
Bước 1: Tắm cá mú bị bệnh bằng các loại hóa chất sát trùng như: Thuốc tím
(KMnO4) trong 30 phút, liều sử dụng 7-10g/m3 nước; Iốt (Iodine) trong 30 phút,
liều sử dụng 10-15 g/m3; cải thiện môi trường nước nuôi (nếu có thể được).
Bước 2:Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh
Sulfamethoxazole/ Trimethoprime với liều 50-70mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên
tục 5-7 ngày.
Bước 3:Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin tổng hợp, đặc
biệt là vitamin C với liều 50mg/kg cá/ngày và men tiêu hóa
(Lactobacillus sp., Bacillus subtilis) với liều 100-200mg/kg cá/ngày cho cá ăn
liên tục 7 ngày.
iii.

Các bệnh do nấm.
Nấm là vi sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo

năng lượng bằng cách tiêu thụ chất hữu cơ…
Phòng ngừa: Tránh làm cá bị thương, chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm
nấm khỏi hệ thống nuôi. Không cho cá thức ăn bẩn và hư. Bảo quản tốt thức ăn
nhân tạo.
iv.

Bệnh do ký sinh trùng.
Cơ quan bị ảnh hưởng: Mang và thân.
Dấu hiệu: Cá tập trung tại mặt nước hoặc gần nơi sục khí. Mang có màu lợt.
Màu sắc của thân đậm hơn, trên thân xuất hiện những đốm như nhung.
Hậu quả: Da và mang cá bị hoại tử. Cá chết nhiều nếu không được điều trị.
Điều trị: Tắm cho cá bằng Sulfat đồng, hàm lượng 0,5ppm trong 3–5 ngày,
sục khí mạnh. Thay nước và hóa chất hàng ngày hoặc tắm cho cá bằng
Formalin, hàm lượng 200ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh. Chuyển cá vào bể
nước sạch 2 lần trong 3 giờ xử lý cá.

22


v.

Trùng lông tơ
Chúng có hình quả lê, kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Ký sinh
trên da cá.
Cơ quan bị nhiễm: Bề mặt thân, mắt cá.
Các dấu hiệu của bệnh: Xuất hiện các chấm trắng trên da cá. Cá cọ mình vào
các vật cứng khi bơi. Trên thân cá xuất hiện nốt nhày.
Điều trị: Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 5–7 ngày, sục
khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Tắm cá bằng nước có
25ppm Formalin (25ml Formalin trong 1 tấn nước) 5–7 ngày, sục khí mạnh,

thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch
2 lần trong vòng 3 ngày.

23


6. Tài liệu tham khảo
1. Nuôi và quản lý sức khỏe cá mú. Bộ Thủy sản, 2002.
2. Ký sinh trùng cá mú và cá chẽm ở Việt Nam. Viện nghiên cứu và nuôi
trồng thủy sản III.
3. Nguyễn Nhật Thi, 1985. Cá biển Việt Nam. Viện khoa học Việt Nam.
4. Công nghệ sản xuất giống cá mú (Epinephelus coioides), Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
5. Đoàn Khắc Độ, 2003. Kỹ thuật nuôi cá mú. NXB Đà Nẳng.
6. Lê Anh Tuấn, 2004. Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam
hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật. Tạp chí Khoa học – Công nghệ
Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179.
7. Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú mè (Epinephelus malabaricus). Bộ
thủy sản, 2004.
8. Sổ tay kỹ thuật sản xuất giống cá mú chuột (cá mú lưng gù – Cromileptes
altivelis). Bộ thủy sản – 2004.
9. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển. Bộ thủy sản –
Trung tâm khuyến ngư quốc gia. NXB Nông Nghiệp.
10.Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, Nguyễn Kim Độ, 2004. Kỹ thuật nuôi ao
lồng biển tập I. NXB Nông Nghiệp.
11.Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, Nguyễn Kim Độ, 2004. Kỹ thuật nuôi ao
lồng biển tập I. NXB Nông Nghiệp
12. Lê Minh Hoàn , Đặng Hoàng Trường ,2015. Vai trò của kháng sinh đến
hoạt lực tinh trùng cá mú cọp(Epinephelus fuscoguttatus) sau khi bảo
quản trong tủ lạnh Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

13.Lê Xân, 2010, Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật
nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Viện nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản I
14.Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011)
15. />( 11/17/2015)
16. (11/17/2015)
17. />18. />
24



×