Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đặc điểm đất miền nhiệt đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 19 trang )

ĐẤT MIỀN NHIỆT ĐỚI
1. Khái niệm về đất
Thổ nhưỡng hay còn gọi là đất, là một thành phần của lớp vỏ địa lí, phân bố
ở bề mặt các lục địa. Đây là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua lại của tất cả
các thành phần tự nhiên.. Vì thế đất có thành phần vật chất cấu trúc phức tạp và
đa dạng nhất trong lớp vỏ địa lí.
Người đầu tiên đưa ra khái niệm về đất là nhà thổ nhưỡng học người nga
V.v.Đôcutsaep (1846 – 1903): “Đất là một vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là
sản phẩm của hoạt động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật tuổi và địa hình địa
phương”
Khái niệm của Đôcutsaep đã thể hiện rõ tính chất phát sinh của đất: Chúng
được hình thành từ các vô cơ và hữu có là thể biến động và có quá trình phát
triển.
Theo quan niệm này, tất cả các loại đất đều được tạo thành từ các sản phẩm
phong hóa của đá gốc, các sản phẩm này bị biến đổi dần cùng với thời gian về các
mặt lí hóa và sinh học dưới tác động của sinh học trong các điều kiện khác nhau
của khí hậu và địa hình cuối cùng trở thành đất.
Một khía cạnh khác mà khái niệm trên đề cập tới là tác động tổng hợp của
các nhân tố hình thành đất. Trong quá trình hình thành đất, mỗi nhân tố có vai trò
riêng song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, có thể hỗ trợ hoặc hạn chế lẫn
nhau không nhân tố nào tác động đơn độc. Mặc dù khái niệm của Đôcutsaep chưa
nêu được đặc trưng cơ bản của đất, nhưng khái niệm mang tính chất phát sinh này
là khái niệm đầu tiên xác định một cách khoa học về đất.
- Sau này nhiều nhà thổ nhưỡng học đã nêu ra các định nghĩa khác nhưng
định nghĩa của V.R.Viliam (1863 – 1903) cho ta nhận thức đầy đủ hơn về đất:
“Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cho thu hoạch thực vật. Độ phì là
một tính chất hết sức quan trọng của đất, là đặc trưng cơ bản của đất.
Với định nghĩa này V.R.Viliam đã cho thấy cơ sở để phân biệt đất với đá
chính là độ phì nhiêu. Đá không có độ phì nhiêu, mặc dù một số tính chất của đá
vụn như chế độ nước tính thấm khí độ chua…có thể cũng gần tương tự như đất.
“Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp cho thực vật nước, các




chất dinh dưỡng và các yếu tốt khác như nhiệt, khí…để chúng sinh trưởng và phát
triển”.
2. Khái niệm về lớp vỏ thổ nhưỡng
Lớp võ thổ nhưỡng (còn được gọi là thổ nhưỡng quyển) là lớp vỏ chứa vật
chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh
quyển.
Trong lớp vỏ thổ nhưỡng có nhiều quá trình phức tạp diễn ra: Sự hấp thụ và
trao đổi Ion, sự phân hủy và biến đổi vật chất hữu cơ trong đất…
Lớp vỏ thổ nhưỡng không hoàn toàn đồng nhất mà gồm nhiều tầng có
nguồn gốc phát sinh khác nhau và liên quan chặt chẽ với nhau. Trong mỗi tầng
phát sinh những quá trình và hiện tượng nêu trên diễn ra ở các mức độ khác nhau
đã tạo ra những đặc trưng hình thái riêng của mỗi tầng.
3. Các nhân tố hình thành đất
Bao gồm:
+ Đá mẹ
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Sinh vật
+ Thời gian
+ Con người
3.1. Đá mẹ
Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của
đá gốc. Những sản phẩm phong hóa đó được gọi là đá mẹ.
Đá mẹ có tầm quan trọng lớn lao trong việc thành tạo đất. Đá mẹ tạo nên
bộ khung của đất thông qua việc cung cấp các khoáng vật cho đất. Đá mẹ có tác
dụng cho phối các tính chất lí hóa của đất.
Đất hình thành từ những sản phẩm phong hóa của các loại đá chua như
Granit, riôlit, thạch anh…thì đất sẽ chua. Đất phát triển trên các sản phẩm phong

hóa của các loại đá kiềm như bazan, gabrô…đất mang tính kiềm, vùng ven biển
có nhiều Natri nên đất mặn.
Tùy vào các sản phẩm phong hóa của các loại đá mà đất có tỉ lệ cát, sét
khác nhau.


Màu sắc của đất cũng được quy định bởi đá mẹ, đất phát triển trên đá phiến
sét có màu nâu tím, đất phát triển trên đá cát kết có màu vàng nhạt, đất phát triển
trên đá vôi có màu đỏ vàng…
3.2. Địa hình
Trong quá trình hình thành đất nhân tốt địa hình có tác dụng chủ yếu tới sự
phân phối lại lượng nhiệt và độ ẩm không khí. Nhiệt độ và độ ẩm không khí thay
đổi theo độ cao địa hình: Ở núi cao khí hậu lạnh quá trình phong hóa đá yếu, võ
phong hóa mỏng quá trình hình thành đất diễn ra chậm.
Khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình dẫn đến thực vật cũng thay đổi theo
độ cao làm cho đất có những đặc điểm khác nhau khi địa hình thay đổi.
Hiện tượng sói mòn cũng làm cho quá trình hình thành đất bị thay đổi và
cường độ về chiều hướng.
Lượng bức xạ mặt trời do các hướng của sườn nhận được khác nhau làm
cho nhiệt độ cũng thay đổi khác nhau. Sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm do địa
hình tạo nên đã ảnh hưởng rõ rệt cả về mặt trực tiếp và gián tiếp tới quá trình hình
thành đất.
3.3. Khí hậu
Khí hậu giữ vai trò tiên phong trong quá trình tạo đất. Nhiệt độ, lượng mưa
và các khí ooxxi, nitơ, các bon…đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong
hóa tạo ra các vật liệu cơ bản từ đó đất được hình thành. Như vậy khí hậu đã ảnh
hưởng trực tiếp tới sự thành tạo đất ngay từ lúc phát sinh.
Trong quá trình phát triển của đất các yếu tố nước, nhiệt, khí đã ảnh hưởng
tới cường độ và chiều hướng phát triển của quá trình hình thành đất trong các khu
vực nhiệt đới ẩm ví dụ ở xích đạo có nhiệt độ, độ ẩm cao nên quá trình hình thành

đất diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp vỏ thổ nhưỡng dày, còn
ở xa mạc và đài nguyên lớp đất mỏng, khô vì yếu tố nhiệt độ, độ ẩm không thuận
lợi nên quá trình hình thành đất yếu…
Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất thông qua sinh vật.
Trong các đới khí hậu khác nhau trên trái đất sự sinh trưởng và phát triển của sinh
vật không đồng đều nên số lượng và chất lượng các tàn tích hữu cơ sẽ khác nhau
điều đó ảnh hưởng tới việc trao đổi năng lượng và vật chất trong tiểu tuần hoàn
sinh vật.


3.4. Sinh vật
Nhân tố sinh vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành đất bởi
vì trong tiểu tuần hoàn sinh vật chính sinh vật đã thực hiện sự trao đổi năng lượng
và vật chất. Thực vật cung cấp đại bộ phận vật chất hữu cơ cho đất nhờ khả năng
đồng hóa các bon của thực vật xanh, hàng năm chúng ta có thể tạo ra một khối
lượng khổng lồ vật chất hữu cơ.
Cùng với khí hậu lớp phủ thực vật có vai trò quyết định đến chiều hướng
của quá trình hình thành đất. Trong quá trình sống mỗi loài thực vật có khả năng
lựa chọn thức ăn cấn thiết cho hoạt động sống của nó và khi chết đi xác của chúng
có tỉ lệ và thành phần khác nhau về chất hữu cơ. Chính tác động khác nhau của
thực vật cùng với môi trường đã có vai trò quyết định đến chiều hướng của quán
trình hình thành đất nên đất sẽ có những đặc điểm riêng biệt của nó.
Ví dụ: Đất đỏ vàng hình thành dưới rừng nhiệt đới ẩm và xích đạo là do
quá trình Feralit tạo nên đất tích lũy được nhiếu sắt và nhôm, còn đất Secnôdiom
hình thành dưới thực vật thảo nguyên lại do quá trình hình thành mùn tạo nên, đất
giàu chất dinh dưỡng…
Thực vật hạn chế sự sói mòn của nước, đồng thời điều hòa nhiệt độ của lớp
không khí sát mặt đất, điều hòa lượng nước thấm vào đất dẫn đến ảnh hưởng tới
sự thành tạo của đất.
Vai trò của vi sinh vật trong sự hình thành đất được thể hiện ở sự phân hủy

và tổng hợp chất hữu cơ tạo nên chất mùn là đặc điểm quan trọng của đất.
Động vật cũng có vai trò quan trọng tròn quá trình hình thành và phát triển
của đất. Đất là môi trường sống của nhiều loại côn trùng và nhiều loại động vật
sống trong đất như chuột, dúi, giun..nhờ hoạt động đào bới mà đất được xáo trộn
và do có những hang hốc động vật trong đất mà đất trở nên dễ thấm nước và khí
hơn nên tốc độ hình thành kết cấu đất. Động vật còn góp phần phân hủy các tàn
tích hữu cơ thông qua việc sử dụng các tàn tích này làm nguồn dinh dưỡng.
3.5. Thời gian
Thời gian hình thành đất còn được hiểu là tuổi của khu vực mà đất được
hình thành (tuổi đất)
Tuổi của đất được tính từ khi một loại đất được hình thành cho tới ngày
nay. Đây là tuổi tuyết đối của đất.


Toàn bộ các quá trình và hiện tượng xảy ra trong đất đều cần đến thời gian.
Ngay cả ảnh hưởng của ngoại cảnh cũng cần có thời gian để biểu lộ tác động của
chúng tới sự hình thành đất.
3.6. Nhân tố con người.
Sự phát sinh và phát triển của đất diễn ra từ rất lâu trước khi con người xuất
hiện trên trái đất vì thế không thể cho rằng con người là nhân tố hình thành tất cả
các loại đất nói chung.
Tác động của xã hội loài người thông qua hoạt động kinh tế, xã hội tới đất
ngày càng mạng mẽ và rộng khắp. Tuy nhiên chỉ có một số ít loại đất mà nhân tố
con người có vai trò quan trọng trong sự hình thành của chúng.
Ví dụ: Đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất sói mòn…đối với những loại
đất này tác động của con người đã làm thay đổi quá trình hình thành đất, biến đổi
từ loại đất này sang loại đất khác. Với tác động như thế con người mới được coi là
nhân tố hình thành đất
Tuy nhiên con người cũng có những tác động làm hạn chế hoặc tăng cường
các quá trình, các hiện tượng xảy ra trong đất. trong những trường hợp như thế

con người không thể được coi là nhân tố hình thành đất.
4. Đặc điểm đất nhiệt đới
4.1. Đất đỏ vàng rừng nhiệt đới ẩm

Đất Feralit


Đất mùn núi cao
Đất có màu đỏ vàng là đặc điểm rõ nét nhất của cảnh quan rừng nhiệt đới
ẩm. Loại đất này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Đất latêrit, latêritic,
latôsol, feralitic, alit, crômôsơn…Hiện nay các nhà thổ nhưỡng học gọi nó là đất
Feralit (căn cứ vào quá trình quan trọng nhất trong khi hình thành đất).
Những điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu rừng nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho
các quá trình lí hóa và sinh học xảy ra trong thổ nhưỡng. Nhiệt độ trung bình năm
ít khi dưới 200C, lượng mưa trung bình năm 1800 – 2000mm, phân phối đều đặn
trong năm, chế độ mưa đó dễ gây ra quá trình rửa trôi trong đất, độ ẩm không khí
cao.
Rừng nhiệt đới ẩm có khối lượng sinh vật rất phong phú trung bình trên
5000 tạ/ha, có khi tới 17000 tạ/ha (rừng Brazin). Lớp phủ thực vật ngoài các loại
lá cây rộng thường xanh phân ra nhiều tầng lớp theo độ cao của tán cây còn có
nhiều loại thực vật phụ sinh.
Lượng xác thực vật rơi rụng hành năm trên mặt đất trung bình đạt 250
tạ/ha. Mặc dầu lượng vật chất rơi rụng khá lớn nhưng chúng bị phaanhuyr liên tục


suốt năm do hoạt động tích cực của các vi sinh vật và động vật sống trong đất nên
lượng mùn không cao, trong tro thực vật những nguyên tố có lượng chứa nhiều
hơn cả là silic, sắt, nhom, can xi và kali.
Đá mẹ tạo thành đất nhiệt đới nói chung rất đa dạng chủ yếu là các dạng vỏ
phong hóa khác. Lớp vỏ phong hóa rất dày do điều kiện nhiệt ẩm thuận lợi cho

quá trình phong hóa hóa học và sinh học có nơi dày hàng chục mét, có khi hàng
trăm mét.
Các đá và khoáng nhất là khoáng vật nhóm siliccat bị phong hóa mạnh mẽ
tạo thành các khoáng thứ sinh (sét), một phần sét tiếp tục bị phá hủy tạo nên các
ooxxit sắt, nhôm, silic đơn giản. Cùng với sự phá hủy đó các chất bazơ và một
phần SiO2 cũng bị rửa trôi làm cho tỉ lệ phần trăm của Fe(OH)3 và Al(OH)3 tăng
lên. Quá trình tích lũy tương đối Fe, Al được gọi là quá trình Feralit, quá trình này
tạo nên các loại đất đỏ vàng miền nhiệt đới ẩm do hàm lượng sắt cao, phần lớn
dưới dạng Ôxit khác.
Đất đỏ vàng rừng nhiệt đới ẩm sự phân tán giữa các tầng phát sinh thường
không rõ rệt. Tuy nhiên có thể nhận biết các tầng chủ yếu sau:
- Tầng thảm mục (A0): Cành khô, lá rụng
- Tầng mùn (A1): Axít mùn được hình thành và tích lũy có màu xám đến
xám thẩm.
- Tầng tích tụ (B): Các vật chất bị rửa trôi, sét, mun, màu sắc không đồng
nhất nhưng màu đỏ vẫn là chủ đạo.
- Tầng mẫu chất (C): Đá mẹ bị phong hóa
Giai đoạn đầu của quá trình hình thành sự rửa trôi chưa mạnh, đất ít chua,
giàu dinh dưỡng, giai đoạn cuối thì ngược lại đất trở nên xấu, có sự hình thành kết
vón và đá ong.
Đất đỏ vàng của rừng nhiệt đới ẩm có những đặc điểm chính như sau:
- Có lượng khoáng nguyên sinh thấp (trừ thạch anh)
- Giàu Hiđrôxit sắt, nhôm, mangan; tỉ lệ SiO2/R2O3<2.
- Có lượng khoáng sét Kaolinit lớn, Axit Fanvonic chiếm ưu thế trong các
axit mùn nên đất có màu nhạt, phản ứng chua.
Trên đất rừng nhiệt đới ẩm thực vật xanh tốt quanh năm, trong rừng có
nhiều loại gỗ quý và lâm sản khác có giá trị kinh tế cao.


Đất Feralit thích hợp với việc tròng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như

cao su, cà phê, chè, hồ tiêu.. và nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như nhãn, vải,
xoài…
Do diện tích của đất xám Feralit rất lớn, để thấy rõ sự biến động tính chất
của đất, phần này mô tả một số đơn vị phụ của đất trên đá mẹ khác nhau:
a. Ðất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét (Xfs):
Diện tích: 6.876.430 ha
Phân bố: Việt Bắc, Tây Bắc, Trường
Sơn, Tây Nguyên...
Ðá mẹ: đá sét, đá phiến biến chất,
gnai, phiến mica...
Ðây là đơn vị phụ có diện tích lớn
nhất trong đất xám Feralit.
a.1. Cấu tạo phẫu diện:
Phẫu diện có đủ 3 tầng A, B, C; tầng
B tích sét và có đặc tính của B.Argic
khá điển hình.
Phẫu diện TQ9 đào tại xã Yên
Nguyên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang, đá mẹ phiến sét, độ dốc
chung 20-250, đất trồng chè, thoát
nước tốt.
0-25 cm: màu đỏ vàng (5 YR 54/2M), thịt pha sét; ẩm, không
chặt, cục bé, xốp, nhiều rễ cây;
Hình 17.2. Hình thái đất xám
Ferralit trên đá phiến sét
chuyển lớp rõ về độ chặt.
25-65 cm: màu đỏ vàng (2,5 YR
5/6M), thịt nặng; ẩm; hơi chặt; còn nhiều rễ cây; cục lớn; chuyển lớp không
rõ.
65-125 cm: màu đỏ (2,5 YR 5/8M); thịt nặng pha sét; ẩm; rắn chắc; cấu trúc tảng

lớn; còn ít rễ cây.
a.2. Tính chất đất:


Ðất này có thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục,
lớp đất mặt khá tơi xốp. Ðộ dốc thay đổi từ 15-30o, tầng dầy xung quanh 1m.
Hàm lượng mùn khá, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng
số và dễ tiêu ở mức nghèo, riêng đất trên phiến thạch mica có hàm lượng kali tổng
số và dễ tiêu ở mức khá. Phản ứng của đất chua và rất chua, độ no bazơ < 50 %.
Bảng 17.4: Số liệu phân tích lý, hoá học phẫu diện TQ9
Ðộ sâu
tầng đất
(cm)

pH(KCl)

Chất tổng số (%)
OC

N

CEC
(lđl/100g
đất)

P2O5 K2O Ðất

Sét

Cation trao đổi

(lđl/100g đất)

BS Thành phần cơ giới
(%)
(%)

Ca2+ Mg2+ Al3+

Cát Limon

Sét

0-25

4,45

2,80 0,27 0,09 0,38 11,2 21,3

1,8

0,2

9,00 19,5 38,88 28,60 32,52

25-65

4,48

0,99 0,13 0,05 0,50


7,9

15,1

1,4

0,1 10,98 20,4 28,84 25,94 45,22

65-125

4,72

0,56 0,09 0,05 0,62

5,3

9,0

1,6

0,3

6,48 39,3 37,62 9,78 52,60

Ðơn vị đất này có diện tích khá lớn hiện đang được sử dụng rất có hiệu quả
trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các
cây công nghiệp có chè, trẩu, sở, sơn;
các cây ăn quả có dứa, cam, quýt...
đều phát triển tốt. Cần thực hiện tốt
các biện pháp chống xói mòn, các mô

hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự
thoái hoá đất.

Hình 17.3. Hình thái đất xám Feralit trên đá granit

b. Ðất xám Feralit phát triển trên đá
macma axit (Xfa)-Ferralic Acrisols:
Diện tích: 4.464.747 ha
Phân bố: gặp ở nhiều tỉnh như: Lào
Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Nghệ An,
Quảng Trị, Quảng Nam, Tây
Nguyên...
Ðá mẹ: chủ yếu là granit, riolit,
phoocphia thạch anh.
b.1. Cấu tạo phẫu diện:
Phẫu diện điển hình có đủ 3 tầng A,
B, C.


Phẫu diện QT14 đào gần cầu Dakrong, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Ðộ cao nơi đào phẫu diện 400 m, sườn dốc 25 o. Thảm thực vật gồm cỏ tranh, sim
mua, lau lách. Ðá mẹ granit.
0-20 cm: màu nâu vàng (10 YR 4/6M); cát pha; hơi chặt; nhiều rễ cỏ tranh; rời
rạc; chuyển lớp rõ về màu sắc.
20-50 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 5/4M); cát pha; ẩm; chặt; hạt thạch anh nhỏ
(khoảng 20 %); còn ít rễ cây; chuyển lớp từ từ về màu sắc..
50-110 cm: màu nâu vàng tươi (7,5 YR 5/6M); cát pha limon; ẩm; chặt; hạt thạch
anh nhỏ 30-50 %; cấu trúc rời rạc; còn ít rễ cây.
b.2. Tính chất đất:
Ðất này có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém hoặc không có

kết cấu, tầng đất mỏng do dễ bị rửa trôi.
Hàm lượng mùn thấp, P2O5 tổng số và dễ tiêu thấp, K2O tổng số và trao đổi
thấp, đất có phản ứng chua và rất chua, đơn vị đất này kém hẳn đơn vị Xfs.
Bảng 17.5. Số liệu phân tích lý, hoá học phẫu diện QT14
Ðộ sâu
tầng đất
(cm)

pH(KCl)

Chất tổng số (%)
OM

N

CEC
(lđl/100g
đất)

P2O5 K2O Ðất

Cation trao đổi
(lđl/100g đất)

BS
(%)

Sét Ca2+ Mg2+ Al3+

Thành phần cơ

giới (%)
Cát Limon Sét

0-20

3,5

0,98 0,07 0,08 0,48

6

19

3,04 1,12 0,44

50

82,9

14,0

3,2

20-50

4,4

0,89 0,05 0,09 0,37

8


20

2,40 1,64 0,52

45

85,4

12,2

2,4

50-115

4,4

0,41 0,05 0,08 0,30

6

19

2,32 1,84 0,60

40

80,6

17,4


2,0

Ðơn vị đất này đã được sử dụng trồng nhiều loại cây như chè, sở, hồi, quế,
ngô, khoai, sắn, lúa nương... và trồng rừng. Ðặc biệt cần thực hiện tốt các biện
pháp chống xói mòn và các mô hình nông lâm kết hợp.


c. Ðất xám Feralit phát triển
trên đá cát (Xfq) - Ferralic Acrisols
(ACf)
Diện tích: 2.651.337 ha
Phân bố: Bắc Giang, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng
Bình, các tỉnh Tây Nguyên...
Ðá mẹ: cát kết các loại,
quăczit, phiến silic
Ðơn vị đất này có một số tính
chất chung như sau: thành phần cơ
giới nhẹ, tỷ lệ cát trong đất cao, đất
không có kết cấu hoặc kết cấu rất
kém. Tầng đất mỏng, độ dày thường
<1 m.
Phẫu diện đất điển hình cũng
có đủ 3 tầng A, B, C; trong tầng B và
tầng C chứa nhiều tinh thể thạch anh
còn sắc cạnh.
Hàm lượng mùn thấp, xấp xỉ 1
% ở lớp đất mặt, P2O5 tổng số và dễ
tiêu rất thấp (0,02 -0,06% và 0,5-8,4

Hình 17.4. Hình thái đất xám Feralit phát triển
trên đá cát (Nguồn: Các loại đất chính Việt
mg/100g đất), K2O tổng số và trao
Nam- Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá)
đổi thấp và trung bình. Ðất có phản
ứng rất chua, pHKCl từ 3,8 - 4,3. Tóm lại đất xám Feralit phát triển trên đá cát có
nhiều tính chất khá giống đất xám Feralit phát triển trên đá macma axit.
Những nơi có độ dốc nhỏ có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp, còn lại
nên trồng rừng. Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ và chống thoái hoá đất như
chống xói mòn đất, bòn đủ phân và giữ ẩm cho đất.
d. Ðất xám Feralit phát triển trên phù sa cổ (Xfp) - Ferralic Acrisols (ACf)
Diện tích: 455.402 ha


Phân bố: Nơi tiếp giáp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Phía Bắc
gặp ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây... Phía Nam gặp ở Ðông Nam Bộ như tỉnh
Ðồng Nai, Tây Nguyên gặp ở Ðắc Lắc.
d.1. Cấu tạo phẫu diện:
Ðại diện cho đơn vị đất là phẫu diện D.54 đào tại xã Tân Tiến, huyện
Krông Pắc, tỉnh Ðắc Lắc. Ðất trồng lạc, ngô, điều. Ðịa hình lượn sóng, thoát nước
tốt, độ dốc 8o.
0-30 cm: màu nâu xám (7,5 YR 3/2M); ẩm; thịt pha cát; khá xốp; bở tơi, hạt rời;
ranh giới tầng đất rõ ràng. Chuyển lớp rõ về màu sắc, từ từ về độ chặt và
độ xốp.
30-50 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 5/4M); ẩm; chặt; thịt pha limon; xốp; rất bở; kết
cấu hạt nhỏ.
50-80 cm: Màu nâu vàng (7,5 YRR 5/4M); thịt pha limon; ẩm; xốp; bở; kết cấu
hạt tời; chuyển lớp từ từ.
80 - 120 cm: màu nâu vàng (7,5 YR
6/6M); thịt pha limon; ẩm; xốp;

bở; kết cấu hạt rời.
Ở những vùng khác nhau cấu tạo nên
phẫu diện có những nét khác nhau khá
rõ. Ví dụ: ở phía bắc, trong tầng B
thường có kết von sắt, thậm chí gặp đá
ong, điều này chứng tỏ trong đất đã
diễn ra cả quá trình tích luỹ tuyệt đối
Fe. Những bằng chứng về nguồn gốc
phù sa cổ, lũ tích cổ còn để lại trong
đất thường là tầng cuội sỏi tròn nhẵn
có kích thước khác nhau và có thành
phần không giống đá gốc.
d.2. Tính chất đất:
Ðất có thành phần cơ giới nhẹ, kết
Hình 17.5. Hình thái đất xám Feralit trên phù sa cổ (Nguồn:
Các loại đất chính Việt Nam- Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá)
cấu kém hoặc không có kết cấu, tầng
đất mặt dễ bị rửa trôi hay xói mòn nên
hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng đất mặt.


Ðất có phản ứng chua, độ no bazơ thường <50 %.
Hàm lượng mùn thấp xấp xỉ 1%, P2O5 tổng số và dễ tiêu rất thấp, K2O tổng
số và trao đổi cũng rất thấp.
Bảng 17.6. Số liệu phân tích lý, hoá học phẫu diện D.54
Ðộ sâu
tầng đất
(cm)

pH(KCl)


Chất tổng số (%)
C

N

CEC
(lđl/100g
đất)

Cation trao
đổi (lđl/100g
đất)

P2O5 K2O Ðất

Sét

Ca2+

Mg2+

BS
(%)

Thành phần cơ giới
(%)
Cát

Limon


Sét
9,22

0-30

4,16

0,64 0,08 0,02 0,15 6,18

17

1,6

0,2

33,1 73,64

17,14

30-50

4,12

0,47 0,08 0,02 0,19 3,21

17

1,8


0,2

35,4 70,36

15,00 14,64

50-80

4,08

0,19 0,06 0,02 0,23 6,17

16

1,8

0,2

35,8 68,40

15,24 16,36

80-125

4,08

0,12 0,06 0,02 0,20 6,60

17


2,0

0,8

45,5 66,96

13,48 19,56

Trên đất này hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp với hàng
loạt các loại cây trồng khác nhau như chè, ngô, khoai, lúa nương, cà phê... và
trồng rừng. Chú ý chống xói mòn và bón bổ sung các loại phân bón cho cây trồng
nông nghiệp.
e. Ðất xám mùn trên núi (Xh) - Humic Acrisols (ACu)
Diện tích: 3.139.285 ha
Phân bố: Gặp ở độ cao >700-2000 m
Ðá mẹ chủ yếu là macma axit, đá phiến các loại và cát kết....
e.1. Hình thành và phân loại
Ở độ cao >700 m, cường độ của quá trình Feralit giảm dần theo độ cao, tuy
nhiên ở tầng B vẫn diễn ra quá trình tích luỹ sẽt khá điển hình dể tạo nên tầng
B.Argic. Mặt khác, khi độ cao tăng thì nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tích luỹ mùn. Kết quả của những quá trình trên hình thành đất
xám mùn trên núi. Ðơn vị chất này ứng với nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao
trong bảng phân loại đất theo phát sinh của Việt Nam.
Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 đơn vị đất này được chia thành:
- Ðất xám mùn trên núi phát triển trên đá phiến sét (Xhs)-Humic Acrisols
(ACu)
- Ðất xám mùn trên núi phát triển trên đá philit (Xhp)-Humic Acrisols
(ACu)



- Ðất xám mùn trên núi phát triển trên đá macma axit (Xha)-Humic
Acrisols (ACu)
e.2. Tính chất đất
Lấy đơn vị đất xám mùn trên núi phát triển trên macma axit đại diện cho
đất xám mùn trên núi.
e.3. Cấu tạo phẫu diện đất:
Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện LC25 đào tại đỉnh đèo Fanxipan,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, rừng tự nhiên, độ dốc 20o.
0-25 cm: màu xám đỏ thẫm (7,5 YR 4/1M); thịt pha limon; kết cấu hạt có đường
kính 1-2mm, khá xốp; chuyển lớp từ từ.
25-42 cm: màu xám đỏ thẫm; thịt pha limon; kết cấu viên đường kính 1-2mm;
không chặt; khá xốp (15-40 %); chuyển lớp từ từ theo màu sắc.
42-60 cm: màu đỏ xám; thịt pha limon; kết cấu hạt đường kính 1-2mm; bở; khá
xốp.
>60 cm: gặp đá gốc tươi.
e.3. Tính chất đất:
Thay đổi thuỳ thuộc vào đá gốc và vị trí khác nhau. Nếu đá mẹ là phiến sét
thì đất có thành phần cơ giới nặng, nếu là đá macma axit đất có thành phần cơ
giới trung bình và nhẹ.
Hàm lượng mùn trong đất cao, lân tổng số cao, lân dễ tiêu giàu, kali tổng số
và trao đổi thay đổi tuỳ thuộc vào đá mẹ. Ðất phát triển trên đá phiến philit có
hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu rất cao.
Phản ứng chua và chua ít.
Bảng 17.7. Số liệu phân tích lý, hoá học phẫu diện LC25
Ðộ sâu
tầng đất pH(KCl)
(cm)

Chất tổng số (%)
OM


N

Dễ tiêu
(mg/100g
đất)

CEC
(lđl/100
g đất)

Cation
trao đổi BS Thành phần cơ giới
(lđl/100g (%)
(%)
đất)

P2O5 K2O P2O5 K2O Ðất Sét Ca2+ Mg2+

Cát Limon Sét

0-25

5,02

8,73

0,4
0,24 0,09 17,0 5,5
0


12

23

3,7

1,8

50 58,36 19,26 22,38

25-42

4,45

7,76

0,4
0,25 0,08 16,0 4,2
3

10

20

2,8

1,1

44


57,8
4

18,62 23,54

42-60

4,82

6,96 0,32 0,27 0,07 12,6 3,0

8

15

1,6

1,6

35

64,0
8

14,48

21,4
4



Ðất xám mùn trên núi hiện được sử dụng trồng rừng là chủ yếu, ngoài ra
có thể trồng một số cây trồng nông nghiệp như lúa nương, ngô, các loại cây ăn
quả hoặc trồng cỏ để chăn nuôi. Chú ý chống xói mòn, bảo vệ đất.
4.2. Đất đỏ đới xavan nhiệt đới

Khí hậu nhiệt đới xavan có sự thay đổi theo mùa về mùa hạ có gió mùa
xích đạo thống trị nhiệt độ cao, mưa nhiều biên độ nhiệt giữa ngày và đem nhỏ.
Về mùa đông các khối khí nhiệt đới khô nóng tràn tới, biên độ nhiệt ngày và đem
tăng, lượng mưa ít, thời tiết khô càng xa xích đạo thời kì khô hanh càng kéo dài
thường từ 4 – 6 tháng có nới từ 9 – 10 tháng.
Lượng mưa trung bình năm đới xavan cỏ cao khoảng 1000 -1500mm, còn
đới xa van khô từ 500 – 600mm.
Vào thời kỳ mưa lớp phủ cỏ phát triển rất mạnh sinh khối tổng cộng
khoảng 600 – 700 tạ/ha (gấp 2 – 3 lần so với thảo nguyên ôn đới), lượng vật chất
rơi rụng khoảng 100 tạ/ha lại ít hơn một chút so với thảo nguyên ôn đới vì quá
trình phân giải xác hữu cơ diễn ra mạnh.
Trong phẫu diện đất đỏ đới xavan nhiệt đới người ta chia ra:


- Tầng mùi: Có màu xám, nâu , dày 20 – 30cm
- Tầng chuyển tiếp có màu đỏ vàng
Trong đất đỏ xavan quá trình Feralit hóa đã làm cho đất giàu các hyđrôxit
sắt và nhôm.
Thành phần xét chủ yếu là kaolimit và haloudit. Lượng axit phunvonic cao
hơn lượng axit humic nên đất có phản ứng chua.
Ở một số nơi trong đất đỏ xavan xuất hiện tầng đá ong gần mặt đất (tầng
laterit, tầng đá ong) ở đây có sự vận chuyển các mạch nước ngầm chứa nhiều oxit
sắt, nhôm từ cao xuống thấp sau đó quá trình bốc hơi nước và oxi hóa hợp chất sắt
tích tụ dần hình thành tầng đá ong

Danh từ latêrit có tiếng gốc từ tiếng “Laser” là viên gạch bởi vì đá ong có
màu sắc và độ cứng như gạch. Đất đỏ xavan tuy nghèo vật chất hữu cơ và các
chất kiềm nhưng rất thích hợp với việc trồng các loại cây chịu hạn như bông,
gai…
4.3. Phân bố đất nhiệt đới
4.3.1. Đất đỏ vàng đới rừng nhiệt đới ẩm
- Đất đỏ vàng đới rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 1/3 diện tích các lục địa
- Phân bố: Phân bố trên những vùng rộng lớn của Nam Mĩ, Trung Phi, Nam Á,
Đông Nam Á, một dải đất hẹp dọc theo duyên hải và sườn núi phía đông dãy
Đồng Úc thuộc Ôxtrâylia
4.3.2. Đất xa van nhiệt đới
- Phân bố trong vùng gió mùa cận xích đạo của hai bán cầu Bắc và Nam. Nó phát
triển dưới thảm thực vật cỏ cao xen cây gỗ rụng lá theo mùa đó là vùng rộng lớn
hai bên xích đạo tới vĩ độ 17 – 180 Bắc và Nam của Châu Phi miền cao nguyên
Brazin, Bắc Ôxtrâylia và phần lớn sơn nguyên Đê - Can (Ấn Độ).
(Ảnh bản đồ đất trên thế giới)
5. Tác động và ảnh hưởng của đất nhiệt đới đối với sinh vật
5.1. Vai trò của tài nguyên đất
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh
thái và an ninh lương thực;
- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;
- Nơi cư trú của động vật đất;


- Lọc và cung cấp nước,...
- Địa bàn cho các công trình xây dựng
- Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái
trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại.
- Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc

vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình
độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế.
5.2. Tác động tích cực
Đảm bảo cho sự phát triển mạng mẽ của thảm thực vật rừng
Rừng mọc rất rậm có nhiều loài với nhiều tầng tán khác nhau
Sinh khối thực vật trung bình đạt trên 5000 tạ/ha vật chất hữu cơ khô
Trị số bình quân của thảm mục dưới rừng gấp khoảng 5 lần so với rừng lá
kim, nhưng phần lớn bị phân hủy ngay trong năm đầu khi chúng rơi xuống đất bởi
sự hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật và động vật.
Trên đất nhiệt đới ẩm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm số loài cây rất
phong phú trong rừng có nhiều loài gỗ quý và lâm sản khác có giá trị
Đây là loại đất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới
như cao su, cà phê, chè…
5.3. Tác động tiêu cực: Do được hình thành trong điều kiện nhiệt đới nên quá
trình phong hóa vật lí và hóa học diễn ra mạnh mẽ đồng thời lượng mưa lớn làm
cho quá trình rửa trôi diễn ra manh mẽ nên đất dễ bị bạc màu.
5.4. Suy giảm tài nguyên đất
- Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của tòan thế
giới khỏang 13 tỉ ha
- Mật độ dân số 43 người/km2
- Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người)
- Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha đứng thứ 55 trên 200 nước, diện tích
bình quân đầu người khỏang 0,4ha
Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích
đất trên đầu ngừơi ngày càng giảm
- Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người
5.5. Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới



Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô
nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã
bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi
và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất
100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm
giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai
thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%,
canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai
trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở
Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương
và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ
chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái
hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất
dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8
- 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái
đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và
hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do
những hoạt động của con người.
5.6. Đất ở việt nam
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên
thế giới.
Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc
>25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là
đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu
ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 250 gần 12,4
triệu ha.

Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng
năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử


dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp
hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người.
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian,
năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát
triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở
tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất
cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới.
Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự
nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm
trọng ở Việt Nam là:
- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý,
chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ
Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm;
- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân
bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là
100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. Việt
Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3
triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt
18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phòng hộ, 3 triệu ha
rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông,
suối, núi đá,...) còn 1,7 triệu ha.




×