Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.26 KB, 3 trang )

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 28
Cơ thể bé ở tuần thứ 28 đang tiếp tục hoàn thiện và cần bổ sung rất nhiều dinh
dưỡng, đặc biệt là canxi để phát triển bộ xương. Một số triệu chứng như ợ nóng và
táo bón có thể quay lại làm phiền bạn ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai.
1. Bé phát triển như thế nào
Ở tuần thai thứ 28, bé đã đạt trọng lượng 1,1kg và dài hơn 38cm. Đôi mắt của bé đang
tiếp tục hoàn thiện. Các cơ bắp vững chãi hơn. Phổi cũng đã có thể hít thở được không
khí. Đặc biệt, bộ não bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, bạn sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và
sắt.
Thời điểm này xương của bé đang hấp thụ rất nhiều canxi, hãy nhớ uống sữa hoặc bổ
sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua…. Ở giai đoạn cuối của
quá trình phát triển thai kỳ, mỗi ngày bé cần khoảng 250mg canxi để hỗ trợ bộ xương
phát triển cứng cáp!

Hình ảnh thai 28 tuần
2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao


Thai 28 tuần rất hiếu động. Vì vậy, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách theo dõi cử động
đạp của bé trong những khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Nên cho bác sĩ biết ngay
nếu bạn nhận thấy con ít hoạt động hơn. Bạn có thể cần một thử nghiệm Non- Stress
(NST) – thử nghiệm theo dõi tình trạng thai suy trong tử cung, hoặc hồ sơ sinh lý để kiểm
tra tình trạng của bé.
Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón có thể quay lại làm phiền bạn. Tình trạng giãn
cơ ở đường tiêu hóa do hormone thai kỳ đặc biệt khi bạn ăn nhiều sẽ làm chậm quá trình
tiêu hóa, gây ra đầy hơi và ợ nóng, dễ dẫn tới táo bón. Để ngăn ngừa táo bón, hãy ăn
nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên là một cách ngăn ngừa táo bón ở tuần thai thứ 28 này
Mặt khác, khi tử cung to ra cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ. Những mạch máu sưng


lên ở vùng hậu môn là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. May mắn thay, hiện
tượng này thường mất đi vài tuần sau khi sinh.
Nếu bị ngứa hoặc đau hậu môn, thử ngâm mình trong bồn tắm hoặc chườm lạnh kết hợp
thoa thuốc chống sưng ở vùng đau ngứa. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Đừng quên hỏi ý kiến
bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, và cần cho bác sĩ
biết nếu bị chảy máu.
Trong thời kỳ mang thai, một số mẹ cũng có thể bị “hội chứng hạ huyết áp khi nằm
ngửa”- hiện tượng thay đổi nhịp tim và huyết áp khi nằm ngửa, khiến bạn cảm thấy chóng


mặt cho đến khi thay đổi tư thế. Bạn cũng có thể thấy chóng mặt nếu đứng lên quá nhanh.
Để tránh chóng mặt, hãy nằm nghiêng và từ từ thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang ngồi
rồi đứng.
3. Nên làm trong tuần này

Mua sắm vài thứ cần thiết. Hãy lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước cho một vài
tuần đầu tiên sau sinh khi bạn không thể ra ngoài mua sắm được:


Tã bỉm sơ sinh và khăn em bé.



Đồ dùng cho trẻ sơ sinh như bấm móng tay, nhiệt kế, hút mũi cao su và vú giả.



Bột giặt an toàn cho trẻ sơ sinh.




Băng vệ sinh cho bạn (vì bạn sẽ ra máu trong vài tuần sau sinh).



Khăn giấy và chén đĩa giấy để tiện dọn dẹp sau bữa ăn.

Tận hưởng sự tự do: Hãy tận hưởng những tuần cuối trước khi sinh để làm những việc
bạn yêu thích như xem phim, chăm sóc da, hoặc một bữa tối lãng mạn với chồng chẳng
hạn.



×