Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 3 trang )

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 22
Tuần thứ 22 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé đã trở nên nhạy cảm hơn với
âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển
động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do
trữ nước.
1. Bé sẽ phát triển như thế nào

Nhờ các giác quan phát triển nên bé có thể cảm nhận âm thanh được rồi đấy
Thời điểm này trong quá trình phát triển của thai kỳ bạn nên bật nhạc lên và lắc lư theo
giai điệu. Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được
điệu nhảy của bạn. Bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một quả xoài.
Bạn có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi
của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm
hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như
tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối
khi chào đời.
2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao
Bạn có bị phù chân khi mang thai không? Mắt cá chân và bàn chân của bạn có thể bắt đầu
hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực.


Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện
tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.
Cơ thể bạn sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến bạn sẽ đi
tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, cố gắng nằm
nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc
đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Các mẹ bầu nên tập thể dục để tăng lưu thông máu
Bạn cũng nên ưu tiên thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục thường xuyên để tăng lưu
thông máu, đi những đôi giày rộng rãi thoải mái. Có thể bạn nghĩ rằng uống ít nước sẽ


giảm sưng, nhưng thực tế cần uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước
gây phù chân khi mang thai.
Bạn cũng cần lưu ý vì phù chân khi mang thai ở một mức nhất định là bình thường khi
mang thai, nhưng tình trạng sưng quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng
hơn đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng
hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, hãy đến gặp bác sĩ.
3. Nên làm trong tuần này
Viết thư cho bé. Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa bạn và bé trong những năm sau. Dành tâm
huyết và làm theo cảm hứng của bạn. Tham khảo một vài gợi ý để bạn có thể bắt đầu
những lá thư mong con chào đời nhé:




Thử miêu tả cảm xúc của bạn dành cho bé và hình dung của bạn về bé đang lớn trong
bụng mình.



Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.



Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.



Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với bạn và định nghĩa của bạn về một
người mẹ tốt.


Nếu viết lách không phải là sở trường, hãy thay bằng hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm
cho quá trình mang thai.



×