Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.82 KB, 3 trang )

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Tắm cho trẻ sơ sinh là một kỹ năng căn bản mà bất cứ người mẹ nào cũng phải trải
qua sau khi sinh em bé. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm một cách thuần
thục, đúng cách và không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho trẻ ngay từ lần đầu.
Tắm cho con là điều băn khoăn của không ít các ông bố bà mẹ, đặc biệt là những người
mới được làm bố, làm mẹ lần đầu. Dưới đây là một số thông tin hướng dẫn bạn tắm cho
trẻ sơ sinh đúng cách, hãy biến quãng thời gian ngắn này trở thành những phút giây đầy
hạnh phúc và những kỷ niệm khó quên bên con các bạn nhé.
1. Tư thế người tắm cho trẻ

Mẹ cần chú ý khi tắm cho bé
Khi tắm cho trẻ để tránh ngượng nghịu khiến gây ra một số tổn thương cho trẻ, mẹ nên
chọn cho mình một tư thế sao cho thoải mái nhất. Vì lúc này hệ thống xương của trẻ
chưa được cứng cáp, trẻ chưa thể ngồi vào chậu nước được nên tốt nhất bạn hãy ngồi trên
một chiếc ghế thấp một cách thoải mái. Bế trẻ trên cánh tay trái, đầu nằm gọn trong lòng
bàn tay và lưng nằm trên cánh tay trái. Mông trẻ đặt trên đùi trái của bạn. Chú ý bế trẻ
cẩn thận vì da của trẻ rất trơn dễ bị tuột khỏi tay bạn đó. Hãy cố gắng đừng làm đau trẻ
mẹ nhé.


2. Các bước cần thực hiện khi tắm cho trẻ
Bước 1: Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ như 2 thau nước ấm,
khăn mặt, bông mút, 2 chiếc khăn bông, dầu gội, sữa tắm, quần áo sạch… Lưu ý đặc biệt
cần thận trọng khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ, tránh bị lạnh quá hoặc nóng quá. Tốt nhất
nước tắm cho trẻ nên là nước đã đun sôi để nguội xuống 36 – 37 độ C. Ngoài ra mẹ nên
chọn loại dầu gội, sữa tắm có độ kiềm thấp, dành riêng cho trẻ nhé.
Bước 2: Rửa mặt cho trẻ. Ở bước này bạn sử dụng chiếc khăn mặt nhỏ thấm nước ấm,
vắt khô sau đó lau nhẹ nhàng phần mặt của trẻ sau đó tiếp tục nhẹ nhàng lau vùng tai,
vùng cổ cho trẻ. Đây cũng là bước đầu tiên giúp trẻ làm quen với việc tiếp xúc với nước
đấy mẹ ạ. Lúc này mẹ đừng quên dành cho trẻ ánh mắt trìu mến, những nụ cười thật ấm
áp để trấn an trẻ, giúp trẻ không cảm thấy bị sợ hãi nhé.


Bước 3: Gội đầu cho trẻ. Dùng khăn ướt xoa khắp đầu trẻ, tránh để nước chảy vào phía
trong tai bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt hai lỗ tai của
trẻ. Tay phải dội nước rồi dùng dầu gội đầu xoa lên đầu bé. Sau đó, gội sạch đầu bằng
nước ấm của chậu nước thứ nhất rồi lau khô tóc.
Bước 4: Tắm toàn thân cho trẻ. Trước khi bắt đầu bước này, bạn phải cởi hết quần áo
và tã lót cho trẻ, dùng miếng bông sạch đã nhúng nước và vắt hết nước nhẹ nhàng lau
phần chân của trẻ, sau đó lau lên các bộ phận phía trên. Các mẹ nên làm theo quy trình
này để trẻ làm quen dần với nước. Sau đó mẹ xoa sữa tắm lên khắp người trẻ.
Trường hợp rốn chưa rụng bạn không nên để nước thấm vào vì có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Hãy nhẹ nhàng vớt nước lên phần trên rốn như ngực, nách, tay, lưng. Sau đó quay đầu trẻ
vào phía nách của mình, đặt mông trẻ vào chậu nước. Lưu ý, mực nước trong chậu nên ở
5- 8 cm để không làm ướt rốn. Nhúng tay hoặc miếng bông lau sạch từng bộ phận trên cơ
thể trẻ đặc biệt là phần dưới rốn như bẹn, mông, bộ phận sinh dục, hậu môn và hai chân.
Sau đó dùng chậu nước thứ hai để rửa sạch lại. Chú ý nên lau từ trước ra sau để không
làm ướt rốn trẻ.
Trường hợp rốn đã rụng, chân rốn đã lành, bạn có thể xoa sữa tắm lên người trẻ rồi đặt trẻ
vào chậu nước. Sau đó nhẹ nhàng kỳ cọ, những phần còn lại rồi chuyển em bé sang chậu
nước sạch khác để rửa lại rồi lau khô toàn thân.
Lưu ý khi tắm cho trẻ, bạn nên cắt móng tay, tháo các đồ trang sức bằng kim loại để có
thể hạn chế tối đa việc làm tổn thương trẻ.


Bước 5: Lau khô người và cho trẻ vào khăn ấm. Sau khi tắm cho trẻ xong, bạn dùng
khăn bông to, lau khắp người trẻ cho khô chú ý lau khô các nếp gấp da. Trường hợp rốn
chưa rụng cần thay băng rốn cho trẻ. Lưu ý trước khi thay băng rốn, bạn cân phải khử
trùng tay với cồn 70 độ nhé.

Bôi phấn rôm để phòng hăm loét cho bé
Bạn cũng có thể bôi phấn rôm cho bé vào hậu môn, bẹn, quanh bộ phận sinh dục để giữ
cho da khô, đề phòng hăm loét. Sau đó mặc áo, quấn tã, lót và đi tất chân, bao tay cho bé,

đội mũ nếu trời lạnh…
Vậy là đã hoàn tất việc tắm cho trẻ. Lúc này mẹ đừng tiếc việc dành cho trẻ một nụ hôn
thật nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy sự ấm áp cũng như cảm thấy thoải mái mỗi khi tắm mẹ
nhé.
Theo nhatkybe.vn



×