Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề KTHK1 Vật lý 6 910

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.1 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn: VẬT LÝ - Lớp 6
Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
_________

I. Trắc nghiệm. (5,0 điểm).
Câu 1. (4,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng nhất trong bốn phương án A, B, C, hoặc D sau mỗi
câu hỏi.
1. Sách giáo khoa vật lý 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn:
A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm
D. Thước có GHĐ 1cm và ĐCNN 1mm
2. Khi đọc số chỉ thể tích chất lỏng trong bình chia độ, cần phải đặt mắt như thế nào?
A. Ở phía trên mực chất lỏng trong bình
B. Ở phía dưới mực chất lỏng trong bình
C. Ở ngang mực chất lỏng trong bình
D. Ở ngang đáy bình
3. Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo thể tích chất lỏng:
A. Bơm tiêm
B. Các loại bình chứa (hộp, thùng, …)
C. Các loại ca đong (nửa lít, một lít, …)
D. Bình chia độ
4. Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào bình chia độ có GHĐ:
300cm3 và ĐCNN: 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam
bằng bao nhiêu?
A. 215cm3
B. 085cm3
C. 300cm3
D. Cả ba phương án trên đều sai
5. Một chiếc tàu thuỷ nổi được trên mặt nước được là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?


A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống
B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên
C. Nhờ lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau
D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt (cánh quạt) phía sau tàu
6. Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản:
A. Cái búa nhổ đinh
B. Cái bấm móng tay
C. Cái thước dây
D. Cái kìm
7. Thế nào là vật có tính đàn hồi?
A. Vật bị biến dạng khi có lực tác dụng
B. Vật không thể trở lại hình dạng khi lực ngừng tác dụng lên vật
C. Vật không bị biến dạng khi có lực tác dụng
D. Vật trở lại hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác dụng lên vật
1


8. Cầu thang xoắn là ví dụ về:
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Đòn bẩy
C. Ròng rọc
D. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc
Câu 2. (1,0 điểm). Hãy nối một ô ở cột A với một ô ở cột B sao cho có nội dung đúng với kiến
thức đã học. (ví dụ: 1 + …)
Cột A
1. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật kia
2. Nếu một vật chịu tác dụng của hai lực mà vật
2. vẫn đứng yên
3. Mỗi lực đều có
4. Lực mà mặt trống tác dụng vào dùi trống làm

4. dùi trống nảy lên

Cột B
a. Là lực đẩy
b. Phương và chiều xác định
c. Gọi là lực
d. Thì hai lực đó là hai lực cân bằng

II. Tự luận. (5,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm). Người ta dùng cân Rôbecvan để đo khối lượng của một chất lỏng.
- Đầu tiên, đặt cốc không (không đựng gì) lên đĩa A. Bên đĩa B phải đặt vào các quả cân: 50g,
20g, 5g thì cân thăng bằng.
- Sau đó đổ chất lỏng vào trong cốc. Để cân thăng bằng trở lại, ở đĩa B người ta thay quả cân
50g bằng một quả cân 100g, đồng thời thêm vào một quả cân 10g.
Hãy tính khối lượng của chất lỏng.
Câu 2. (2,0 điểm). Phòng học của em có chiều rộng 6m, chiều dài 8m, chiều cao 4m. Không khí có
khối lượng riêng là 1,2kg/m3.
a. Hãy tính thể tích của phòng học.
b. Tính khối lượng không khí có ở trong phòng.
c. Tính trọng lượng riêng của không khí.
Câu 3. (1,0 điểm). Một hòn sỏi được ném bay lên cao rồi lại rơi xuống theo một đường cong. Hiện
tượng nào chứng tỏ rằng khi hòn sỏi đang bay lên cao và rơi xuống luôn có một lực tác dụng lên hòn
sỏi? Lực đó là lực gì?
___________________________________

2




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×